Đây là vấn đềquan trọng đối với những nhà hoạch định chính sách: những yếu tố nào tác động trựctiếp đến thị trường và nó tác động như thế nào để có thể đưa ra các chính sách phù hợpphát
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM KHOA KẾ TOÁN
– TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHỈ SỐ GIÁ
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM KHOA KẾ TOÁN
– TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHỈ SỐ GIÁ
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi Những kết quả và các số liệu trongbáo cáo thực tập tốt nghiệp được thực hiện tại Công Ty Cổ Phần Chứng Khoán FPT(FPTS), không sao chép bất kỳ nguồn nào khác Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trướcnhà trường về sự cam đoan này
TP Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 20…
Ký tên
Nguyễn Lê Thành Đạt
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài nghiên cứu này, tôi xin chân thành cảm ơn thầy Lê Đức Thắng
đã tận tình hướng dẫn để tôi hoàn thành bài nghiên cứu cũng như quý thầy cô và nhàtrường đã truyền thu kiến thức cho tôi
Tôi cũng xin cảm ơn các anh chị tại Công Ty Cổ Phần Chứng Khoán FPT (FPTS)
đã tạo mọi cơ hội và điều kiện tốt nhất cũng như cung cấp số liệu cần thiết cho tôi hoànthành tốt bài nghiên cứu này
Tuy đã rất cố gắng, nhưng do kiến thức còn hạn hẹp nên có thể nghiên cứu của tôicòn nhiều thiếu sót Rất mong nhận được sự góp ý của qúy thầy cô
Tôi xin chân thành cảm ơn
TP Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 20…
Ký tên
Nguyễn Lê Thành Đạt
Trang 5MỤC LỤC
Chương 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 Lý do chọn đề tài 1
1.2 Mục đính nghiên cứu 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 2
1.4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 3
1.5 Phương pháp nghiên cứu 3
1.6 Bố cục đề tài 4
Chương 2: Cơ sở lý luận và các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số giá chứng khoán 5
2.1 Thị trường chứng khoán: 5
2.1.1 Khái niệm 5
2.1.2 Đặc điểm chủ yếu của thị trường chứng khoán: 5
2.1.3 Phân loại thị trường chứng khoán 6
2.1.4 Chức năng và vai trò của thị trường chứng khoán 8
2.1.5 Các chủ thể tham gia trên thị trường chứng khoán 10
2.2 Chỉ số giá chứng khoán 13
2.2.1 Khái nhiệm 13
2.2.2 Phương pháp tính 14
2.3 Sơ lược về thị trường chứng khoán Việt Nam và chỉ số VN-INDEX 15
2.3.1 Thị trường chứng khoán Việt Nam 15
2.3.2 Chỉ số VN-INDEX 17
2.4 Cơ sở lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số giá chứng khoán 17
2.4.1 Ảnh hưởng của lạm phát đến chỉ số giá chứng khoán 18
2.4.2 Mức cung tiền M2 ảnh hưởng thế nào tới thị trường chứng khoán 19
2.4.3 Lãi suất cơ bản ảnh hưởng như thế nào tới thị trường chứng khoán 21
2.4.4 Ảnh hưởng của tỷ giá đô đến chỉ số giá chứng khoán 22
2.4.5 Ảnh hưởng của giá dầu tới thị trường chứng khoán 23
2.4 Một số nghiên cứu trước đây 24
Chương 3: Mô hình nghiên cứu 26
3.1 Phương pháp nghiên cứu 26
3.2 Dữ liệu nghiên cứu và mô tả 27
Chương 4: Kết quả nghiên cứu 32
4.1 Thực hiện mô hình hồi quy 32
4.1.1 Kiểm định tính dừng 32
4.1.2 Kiểm định đa cộng tuyến 33
4.1.3 Kiểm định tự tương quan 35
4.1.4 Kết quả mô hình 36
4.2 Phân tích kết quả hồi quy 39
Chương 5 Kết luận và giải pháp 45
5.1 Kết luận về các nhân tố ảnh hưởng tới chỏ số giá chứng khoán VN-INDEX 45
5.2 Một só gốp ý và để xuất về các chính sách nhằm giúp thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển bền vững và ổn định 45
5.3 Giới hạn của nghiên cứu 49
Trang 6Bảng 4.3: Kết quả VIF sau khi loại bỏ biến M2
Bảng 4.4: Công thức kiểm định tự tương quan
Bảng 4.5: Kết quả chạy mô hình hồi quy
Bảng 4.6: Tóm mức ý nghĩa của mô hình
Bảng 4.7: Tốc độ tăng trưởng CPI giai đoạn 2010-2015
Trang 7Vậy chỉ số giá chứng khoán thay đổi như thế nào? Nhân tố nào là nhân tố quantrọng ảnh hưởng đến chỉ số giá chứng khoán tại thị trường Việt Nam? Đây là vấn đềquan trọng đối với những nhà hoạch định chính sách: những yếu tố nào tác động trựctiếp đến thị trường và nó tác động như thế nào để có thể đưa ra các chính sách phù hợpphát triển bền vững thị trường chứng khoán làm đòn bẩy để phát triển nền kinh tế Cácnhà đầu tư chứng khoán tại Việt Nam hiện nay đa phần là đầu tư dựa vào tin đồn, theođội lái, các tin ngắn hạn mà không có một cơ sở chắc chắn nào để dự đoán thị trường Đây là cách đầu tư không hiệu quả rất dễ dẫn đến thị trường như những năm 2007-
2008 lên xuống không theo một quy luật nào Thực tế, đây là đề tài đã được nghiên cứukhông chỉ một mà là rất nhiều lần trên thế giới
Tuy nhiên tại những thị trường khác nhau lại đưa ra những kết quả khác nhau vìmỗi quốc gia với đặc điểm kinh tế khác nhau sẽ bị tác động bởi các yếu tố khác nhau
và mức tác động của các nhân tố đến thị trường cũng khác nhau Như những quốc giaxuất khẩu dầu và nhập khẩu dầu chịu ảnh hưởng khác nhau bởi giá dầu Không nhữngthế trong cùng một thị trường tại những thời điểm khác nhau lại cho ra những kết quảkhác nhau Việc sử dụng những mô hình trước đây để phân tích thị trường chứngkhoán Việt Nam trong thời điểm hiện tại sẽ cho ra những kết quả không thật sự chínhxác
Do đó cần phải cấp thiết sử dụng những số liệu mới để đánh giá, nghiên cứu lại cácnhân tố ảnh hưởng đến chỉ số giá chứng khoán tại Việt Nam trong thời điểm hiện tại
Trang 8trường Chính vì thế tôi quyết định nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số giá
chứng khoán Việt Nam”
1.2 Mục đính nghiên cứu
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số giá chứng khoán tại Việt Nam Trongngắn hạn chỉ số chịu ảnh hưởng bởi các thông tư, thông tin ban ra Các yếu tố vĩ môảnh hưởng lên thị trường về trung và dài hạn
Mục đích của đề tài là:
-Hệ thống lại lý thuyết và phân tích xem yếu tố nào thật sự tác động trực tiếp lên chỉ
số giá chứng khoán tại Việt Nam
-Thực nghiệm thống kê, phân tích các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến chỉ số giá chứngkhoán tại Việt Nam
-Đo lường và đánh giá được sự tác động của các yếu tố vĩ mô đến chỉ số giá chứngkhoán tại Việt Nam
-Đưa ra một số khuyến nghị nhằm giúp xây dựng TTCK Việt Nam thành kênh huyđộng vốn hiệu quả và phản ánh đúng giá trị thật của các công ty cũng như sức khỏe của
cả nền kinh tế
-Cung cấp cho nhà đầu tư một công cụ tham khảo để dự toán tình hình thị trườngtrong trung và dài hạn
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Để nghiên cứu thành công các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số giá chứng khoán tạiViệt Nam cần làm rõ các vấn đề sau:
Vấn đề 1: Yếu tố nào ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số giá chứng khoán tại Việt Namtrong thời điểm hiện tại
Vấn đề 2: Yếu tố tác động theo chiều hướng nào và mức độ tác động như thế nàolên chỉ số giá chứng khoán Việt Nam
Trang 9Vấn đề 3: Nên dùng những chính sách nào để ổn định TTCK Việt Nam, phát triển bền vững
1.4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu : Chỉ số giá chứng khoán tại Việt Nam VN-INDEX vàcác yếu tố vĩ mô ảnh hưởng: CPI, lãi suất cơ bản, mức cung tiền M2, giá dầuthế giới và tỷ giá hối đoái
Phạm vi nghiên cứu: Do giai đoạn 2000-2008 là giai đoạn sơ khai của chứngkhoán Việt Nam, thị trường nhỏ, bong bóng nên sẽ nghiên cứu thị trườngtrong giai đoạn 2009-2015 Các số liệu được thu thập từ các nguốn: Quỹ tiền
tệ quốc tế (IMF), tổng cục thống kê (GSO), Ngân hàng nhà nước, Ủy banchứng khoán nhà nước,
Nghiên cứu sử dụng giá cổ phiếu phổ thông niêm yết trên sàn giao dịchchứng khoán TP.HCM (HOSE)
Lạm phát được đo bằng chỉ số giá tiêu dùng CPI của tháng này so với thángliền kề trước đó
Tỷ giá USD/VND được niêm yết bởi Ngân hàng nhà nước Việt Nam hằngtháng
Giá dầu từ thị trường dầu thô thế giới
Lãi suất cơ bản là lãi suất được Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố hằngtháng
Các nhân tố khác như tâm lý nhà đầu tư, tỷ lệ chi trả cổ tức, chỉ số giá chứngkhoán nơi khác, quy mô thị trường,… Không thuộc phạm vi nghiên cứu của
đề tài
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu, thực hiện đề tài tôi sử dụng cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng
Phương pháp định tính: tổng hợp các nghiên cứu cũ lọc ra những yếu tố cókhả năng, tổng hợp thu thập các số liệu thông tin liên quan để quan sát sựbiến động của chỉ số giá chứng khoán thông qua tác động của các nhân tố đó
Trang 101.6 Bố cục đề tài
Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận và các nhân tố ảnh hưởng đến giá chỉ số giá chứng khoánChương 3: Mô hình nghiên cứu
Chương4: Kiểm định và đánh giá kết quả
Chương5: Kết luận và khuyến nghị
Tóm tắt chương 1
Xác định đề tài nghiên cứu về mối quan hệ giữa các biến vĩ mô đến giá cổ phiếu là rấtquan trọng và được nhiều công trình trên thế giới thực hiện Ở Việt Nam tuy có nhiềucông trình nghiên cứu về vấn đề này được thực hiện nhưng đa số là các giai đoan 2000-
2009 Ở chương một đã nêu ra được tính cấp thiết của vấn đề cần được nghiên cứu lạinhằm cho ra được kết quả chính xác hơn với mỗi thời kỳ Ở chương một đã nêu lênnhững vấn đề, câu hỏi cần được giải quyết và tóm tắt, gói gọn phạm vi nghiên cứu của
đề tài tránh nghiên cứu lang mang sai mục đích Từ đó làm tiền đề và định hướngtrong việc xây dựng mô hình nghiên cứu
Trang 11Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán cácloại chứng khoán Việc mua bán được tiến hành ở hai thị trường sơ cấp và thứ cấp Dovậy thị trường chứng khoán là nơi chứng khoán được phát hành và trao đổi.
Thị trường sơ cấp: người mua mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát
Trang 12là:
Vị trí của Thị trường chứng khoán Trong thị trường Tài chính có hai thị trường lớn
Thị trường tài chính ngắn hạn (Thị trường tiền tệ): Thị trường tiền tệ là thị trường
phát hành và mua bán lại các công cụ tài chính ngắn hạn, thông thường dưới 1 năm nhưtín phiếu kho bạc, khoản vay ngắn hạn giữa các ngân hàng, thoả thuận mua lại, chứngchỉ tiền gửi, thương phiếu,
Thị trường tài chính dài hạn (Thị trường vốn): bao gồm thị trường tín dụng dài hạn
(gồm thị trường cho vay thế chấp và thị trường cho thuê tài chính) và thị trường
chứng khoán.
2.1.2 Đặc điểm chủ yếu của thị trường chứng khoán:
-Là hình thức tài chính trực tiếp, người cần vốn và người cung cấp vốn đều trực tiếptham gia thị trường, giữa họ không có trung gian tài chính
Trang 13-Là thị trường gần với thị trường cạnh tranh hoàn hảo Mọi người đều tự do thamgia vào thị trường Không có sự áp đặt giá cả trên thị trường chứng khoán, mà giá cả ởđây được hình thành dựa trên quan hệ cung – cầu
-Về cơ bản là một thị trường liên tục, sau khi các chứng khoán được phát hành trên thịtrường sơ cấp, nó có thể được mua đi bán lại nhiều lần trên thị trường thứ cấp Thị trườngchứng khoán đảm bảo cho các nhà đầu tư có thể chuyển chứng khoán của họ thành tiềnmặt bất cứ lúc nào họ muốn
-Đặc điểm giao dịch công khai giúp cho TTCK duy trì tính minh bạch trong cácgiao dịch tài chính Vì tính minh bạch nên tất cả những người tham gia đều nắm đượcthông tin về giá cả của các cổ phiếu đang được giao dịch trên thị trường và nhữngngười tham gia còn có thể truy cập vào những thông tin tương tự giúp cho họ có thểgiao dịch tự do và hiệu quả
-TTCK cung cấp cho các nhà đầu tư một mức độ an toàn thông qua sự giám sát củacác tổ chức chuyên nghiệp giúp tạo một nền tảng giao dịch an toàn
-TTCK được coi là kim chỉ nam của nền kinh tế và là một công cụ quan trọng giúp chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô
-Là thị trường cực kỳ nhạy cảm với thông tin Bất kỳ thông tin nào đưa ra đều rácđộng tới thị trường Thị trường không chỉ thay đổi theo tháng, ngày mà là từng giây.Chính vì thế các nhà đầu tư sẽ phải chấp nhận đầu tư một cách rủi ro vào TTCK nếu họmuốn có được một lợi nhuận lớn
-Vì tính rủi ro cũng như ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế nên thị trường chứng khoántại Việt Nam chịu sự quản lý từ nhà nước thông qua Ủy Ban Chứng khoán với nhiệm
vụ giám sát, thanh tra Vì thị trường chứng khoán Việt Nam còn nhỏ nên chưa có đầy
đủ các sản phẩm phái sinh như bán khống, quyền chọn mua, quyền chọn bán, cũngnhư chưa được cấp phép hoạt động
2.1.3 Phân loại thị trường chứng khoán
a.Xét về phương diện pháp lý: thị trường chứng khoán được chia thành thị trường tập trung và thị trường phi tập trung.
Trang 14- Thị trường chứng khoán tập trung: là thị trường hoạt động theo đúng các quy địnhcủa pháp luật, là nơi mua bán các loại chứng khoán đã được đăng biểu hay đặc biệtđược biệt lệ.
Chứng khoán đăng biểu là chứng khoán đã được cơ quan có thẩm quyền cho phépbảo đảm, phân phối và mua bán qua trung gian các kinh kỷ và công ty kinh kỷ, tức là
đã hội đủ các tiêu chuẩn quy định
Chứng khoán biệt lệ là chứng khoán do chính phủ hoặc các cơ quan công quyềnphát hành và bảo đảm Loại chứng khoán này được miễn giấy phép của cơ quan cóthẩm quyền
- Thị trường chứng khoán phi tập trung (OTC): Là thị trường mua bán chứng khoán
nằm ngoài sở giao dịch, không có địa điểm tập trung những nhà môi giới, những ngườikinh doanh chứng khoán như tại sở giao dịch Các giao dịch ở đây chủ yếu là dựa vào
sự thỏa thuận giữa người mua và người bán, không có sự kiểm soát từ Hội đồng Chứngkhoán
Các loại chứng khoán mua bán ở đây thường là những chứng khoán không đượcđăng biểu, ít người biết đến hoặc ít được mua bán
b.Xét về quá trình luân chuyển chứng khoán: thì thị trường chứng khoán được chia làm thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.
-Thị trường sơ cấp: Còn gọi là thị trường cấp một hay thị trường phát hành, hàm ý
chỉ nơi diễn ra các hoạt động mua bán chứng khoán mới phát hành lần đầu Thị trường
sơ cấp là thị trường tạo vốn cho đơn vị phát hành
-Thị trường thứ cấp: còn gọi là thị trường cấp hai hay thị trường lưu thông, là nói
đến nơi diễn ra các giao dịch mua bán chứng khoán sau khi đã phát hành lần đầu Nóicách khác, thị trường thứ cấp là thị trường mua đi bán lại các loại chứng khoán đã pháthành qua thị trường sơ cấp
c.Xét về loại hàng hóa: thì thị trường chứng khoán được chia thành thị trường chứng khoán vốn và thị trường chứng khoán nợ
-Thị trường chứng khoán vốn: là thị trường giao dịch mua bán các loại cổ phiếu,
bao gồm cổ phiếu thường và các loại cổ phiếu ưu đãi
Trang 15-Thị trường chứng khoán nợ: là thị trường giao dịch mua bán các loại trái phiếu bao
gồm trái phiếu công ty, trái phiếu chính phủ, trái phiếu địa phương,
-Ngoài ra còn có các công cụ chứng khoán phái sinh: như quyền mua cổ phiếu,
chứng quyền, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai
d.Xét về hình thức giao dịch: thì thị trường chứng khoán được chia làm thị trường giao ngay và thị trường giao sau.
-Thị trường giao ngay: là thị trường mua bán chứng khoán theo giá tại thời điểm
giao dịch nhưng việc thực hiện thanh toán và giao hàng có thể diễn ra sau dó một vàingày theo thỏa thuận
-Thị trường giao sau: Là thị trường mua bán chứng khoán theo một loại hợp đồng
định sẵn, giá cả được thỏa thuận trong ngày giao dịch, nhưng việc thanh toán và giaohàng xảy ra trong một thời hạn ở tương lai
Trong bài nghiên c ứ u t a tập trung vào thị tr ư ờ ng ch ứ ng khoán tập tr u ng vì đ â y là t h ị tr
ư ờng có tính chất đ ạ i chúng dễ t iếp c ậ n là th ứ c đo của nền k i nh tế C hỉ số ch ứ ng khoánthuộc về thi tr ư ờng thứ cấp(tại thị tr ư ờng sơ cấp lúc m ới p hát hành chỉ số là
100) C hỉ s ố ch ứ ng k h oán ở đ â y là c hỉ s ố ch ứ ng kho á n của thị tr ư ờ n g ch ứ ng khoán vốn (thị
tr ư ờng ch ứ ng kh o án vốn có tính đại ch ú ng hơn thị tr ư ờng ch ứ ng khoán nợ và nó định giá trị của c ác c ô ng t y ) H iện n a y thị t r ư ờng chú n g kho á n Việt N a m là t hị tr ư ờng chứ ng khoán g iao nga y với hình thứ c giao dịc h là T+2
2.1.4 Chức năng và vai trò của thị trường chứng khoán
a.Chức năng:
Chức năng thu hút vốn nhàn rỗi vào đầu tư phát triển: muốn mở rộng đầu tư
phát triển nhanh thì cần phải huy động vốn Vốn huy động chủ yếu qua kênhtín dụng của các tổ chức và việc phát hành chứng khoán Chứng khoán cóđặc điểm là có tính đại chúng, người dân dễ tiếp cận hơn và ít bị áp lực lãisuất hơn Do đặc điểm chu kỳ kinh doanh của một số ngành nên đôi khi vốntạm thời nhàn rỗi trong các DN là rất lớn, bên cạnh, còn có một lượng vốnlớn nằm rải rác trong dân chưa được huy động Tất cả những tiềm năng này
sẽ được phát huy hiệu quả nếu có thị trường chứng khoán Vì thị trườngchứng khoán với cơ sở pháp lý hoàn chỉnh và bộ máy quản lý hữu hiệu, với
Trang 16sự phổ biến và hướng dẫn rộng rãi, người dân sẽ dễ dàng sử dụng nguồn tiếtkiệm của họ hơn Đây là tác nhân kích thích ý thức tiết kiệm và tạo thói quenđầu tư trong công chúng Ngoài ra, trong xã hội còn có các khoản tiền tạmthời nhàn rỗi như: quỹ bảo hiểm, quỹ phúc lợi tập thể…một phần vốn củaquỹ này được gửi vào ngân hàng để thực hiện vệc thanh toán, phần còn lại,những người quản lý quỹ luôn tự hỏi làm thế nào cho vốn của họ có khảnăng sinh lãi nhiều nhất và vừa an toàn vừa có tính tạm thời…và thị trườngchứng khoán có khả năng đáp ứng yêu cầu này.
Tóm lại, thị trường chứng khoán có chức năng thu hút mọi nguồn vốn nhànrỗi trong xã hội để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, mở rộng quy môdoanh nghiệp góp phần giải quyết việc làm, giảm thất nghiệp
Chức năng điều tiết các nguồn vốn: luôn có những nơi thừa vốn và những
nơi thiếu vốn và thị trường chứng khoán là nơi điều tiết chuyển nguồn vốnnhàn rỗi vào thị trường để phát triển thúc đẩy nền kinh tế
Chức năng hòa nhập với kinh tế thế giới: một doanh nghiệp có thể thu hút
vốn bất cứ nơi nào và bằng bất cứ con đường nào mà họ có thể thu hút mộtcách dễ dàng thông qua thị trường chứng khoán Nhờ vào hệ thống máy tính
mà thị trường chứng khoán cho phép bất cứ ai, ở nơi nào trên thế giới muamột loại cổ phiếu của bất kỳ một công ty nào mà họ thích Từ đó hình thànhmối liên hệ tiền tệ quốc tế, đẩy nhanh tốc độ chu chuyển nguồn vốn giữa cácnước, thực hiện quan hệ vay mượn lâu dài trên thế giới tạo điều kiện choviệc hoà nhập nền kinh tế thế giới
Chức năng điều tiết vĩ mô: thị trường chứng khoán là công cụ của nhà nước
thông qua Uỷ ban chứng khoán nhà nước, và Ngân hàng trung ương Nghiệp
vụ chủ yếu là thắt chặt hay nới lỏng sự đầu tư trên thị trường Khi sản xuất sasút, thiếu vốn, Nhà nước tung tiền ra mở rộng cho vay để khuyến khích sảnxuất thông qua việc mua vào những lô chứng khoán có giá trị lớn Khi hiệntượng đầu tư quá mức, đầu cơ thịnh hành, thì bán chứng khoán nhằm thắtchặt tín dụng giảm bớt đầu tư kinh tế.Vậy thị trường chứng khoán là công cụhữu hiệu để nhà nước kịp thời điều tiết nguồn vốn trên thị trường
Trang 17b Vai trò c ủa thị t rườ n g chứng kho án
Tạo vốn cho nền kinh tế: do có thị trường chứng khoán nên việc đầu tư các
nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi dễ dàng hơn Từ việc nguồn vốn bị ứ đọng từnhiều nơi, không có khả năng sinh lời, cho đến khi có thị trường chứngkhoán việc đầu tư, tích luỹ vốn sôi động và dồi dào hẳn lên Thông qua đónền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ, công ăn việc làm được giải quyết, thấtnghiệp giảm Bên cạnh, thị trường chứng khoán như một trung tâm thu gommọi nguồn vốn từ dân chúng, như một nam châm cực mạnh hút các nguồnvốn từ nước ngoài Ngoài ra còn giúp Nhà nước giải quyết vấn đề thiếu hụtngân sách, có thêm vốn xây dựng hạ tầng cơ sở
Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sử dụng vốn linh hoạt hiệu quả hơn: khi
doanh nghiệp cần vốn để mở rộng qui mô sản xuất họ có thể phát hànhchứng khoán vào thị trường để huy động vốn Đây là phương thức tài trợ vốnqua phát hành và lúc đó nguồn vốn của doanh nghiệp tăng lên Lúc này rủi
ro đối với doanh nghiệp là rất nhỏ vì những cổ đông của họ đã gánh đỡ thay.Một điều thuận lợi nữa, khi doanh nghiệp chưa có cơ hội sản xuất kinhdoanh, các doanh nghiệp có thể dự trữ chứng khoán như là một tài sản kinhdoanh và các chứng khoán đó sẽ được chuyển nhượng thành tiền khi cầnthiết thông qua thị trường chứng khoán Ngoài ra, khi doanh nghiệp niêm yếttrên thị trường chứng khoán, có nghĩa là đã có chữ tín đối với công chúngđầu tư Như vậy các công ty chứng khoán sẽ là tác nhân kích thích giúpdoanh nghiệp tạo vốn nhanh chóng hơn
Là thước đo, đánh giá doanh nghiệp và dự đoán xu hướng trong tương lai:
thị trường công bằng, mức giá cổ phiếu phản ánh sức khỏe của công ty vànhững gì công ty đã làm được Không những thế ta có thể quan sát đượcdòng vốn dịch chuyển về đâu thể hiện sự quan tâm của nhà đầu tư và xuhướng phát triển của nền kinh tế
2.1.5 Các chủ thể tham gia trên thị trường chứng khoán
Bất kỳ thị trường nào cũng thế đều phải có người mua và người bán Người bán
là nhà phát hành chủ yếu nhằm mục đích huy động vốn Còn người mua bao gồm nhà
Trang 18đầu tư và các công ty tài chính đầu tư với nhiều mục đích khác nhau như: kiếm lời,thâu tóm đối thủ, tăng giá trị chuỗi công ty, Ngoài ra đây là một thị trường đặc thùnên còn có thêm có cơ quan trung gian và cơ quan quản lý như trung tâm môi giớichứng khoán, Ủy ban chứng khoán nhà nước, Sở giao dịch chứng khóa,…
a.Nhà Phát Hành
Nhà phát hành là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua thị trườngchứng khoán Nhà phát hành có thể là Chính phủ, chính quyền địa phương,Công ty
Chính phủ phát hành các loại trái phiếu chính phủ nhằm huy động tiền bùđắp thâm hụt ngân sách hoặc thực hiện nhưng công trình quốc gia lớn
Chính quyền địa phương phát hành trái phiếu địa phương để huy động tiềnđầu tư cho các công trình hay chương trình kinh tế, xã hội của địa phương
Các công ty muốn huy động vốn đầu tư phát triển sản xuất thường phát hànhtrái phiếu công ty hoặc cổ phiếu
b.Nhà đầu tư
Nhà đầu tư cá nhân: nhà đầu tư cá nhân là những người tham gia mua bántrên thị trường chứng khoán với mục đích tìm kiếm lợi nhuận Tuy nhiên, lợinhuận luôn gắn liền với rủi ro Rủi ro càng cao thì lợi nhuận càng lớn Dovậy, các nhà đầu tư phải lựa chọn các hình thức đầu tư phù hợp với mình
Nhà đầu tư có tổ chức: các tổ chức này thường xuyên mua bán chứng khoánvới số lượng lớn và có các bộ phận chức năng bao gồm nhiều chuyên gia cókinh nghiệm để nghiên cứu thị trường và đưa ra các quyết định đầu tư Đầu
tư thông qua các tổ chức này có ưu điểm là đa dạng hoá danh mục đầu tư vàcác quyết định đầu tư được thực hiện bởi các chuyên gia có kinh nghiệm.Một bộ phận quan trọng của các tổ chức đầu tư là các công ty tài chính Bêncạnh đó, các công ty chứng khoán, các ngân hàng thương mại cũng có thể trởthành những nhà đầu tư chuyên nghiệp khi họ mua chứng khoán cho mình
c.Các tổ chức kinh doanh chứng khoán
Trang 19 Các công ty chứng khoán: Các công ty này hoạt động với nghiệp vụ chính làbảo lãnh phát hành, tự doanh, môi giới, quản lý danh mục đầu tư và tư vấnđầu tư chứng khoán.
Các ngân hàng : Các ngân hàng thương mại có thể sử dụng vốn để đầu tưchứng khoán nhưng chỉ được trong giới hạn rất định để bảo vệ ngân hàngtrước những biến động của giá chứng khoán
d.Các cơ qua tổ chức liên quan tới chứng khoán
Cơ quan quản lý nhà nước: Cơ quan này được thành lập để thực hiện chứcnăng quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán cơ quan này cónhững tên gọi khác nhau tuỳ từng nước Tại Anh có Uỷ ban đầu tư chứngkhoán (SIB- Securities Investment Board), tại Mỹ có Uỷ ban chứng khoán vàGiao dịch chứng khoán (SEC - Securities And Exchange Comission) hay ởNhật Bản có Uỷ ban giám sát chứng khoán và Giao dịch chứng khoán (ESC
- Exchange Surveillance Comission) được thành lập vào năm 1992 và đếnnăm 1998 đổi tên thành FSA - Financial Supervision Agency Và ở ViệtNam có Uỷ ban chứng khoán nhà nước được thành lập theo Nghị định số75/CP ngày 28/11/1996
Sở giao dịch chứng khoán: tại Việt Nam có 2 sở giao dịch chứng khoán lớn
là sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM (HOSE) và sở giao dịch chứng khoán
Hà Nội (HNX) Hiện tại đang có dự án gộp 2 sở giao dịch chứng khoán lạithành sở giao dịch chứng khoán Việt Nam Tuy các sở giao dịch chứngkhoán trên thế giới đa số dưới hình thức công ty cổ phần nhưng ở Việt Nam
sở giao dịch chứng khoán hoạt động dưới dạng hình thức công ty tráchnhiệm hữu hạn một thành viên Nhà Nước
Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán: Hiệp hội các nhà kinh doanhchứng khoán hoạt động với mục đích bảo vệ lợi ích cho các công ty thànhviên nói riêng và cho toàn ngành chứng khoán nói chung Hiệp hội này cómột số các chức năng chính sau: Khuyến khích hoạt động đầu tư và kinhdoanh chứng khoán Ban hành và thực hiện các quy tắc tự điều hành trên cơ
sở các quy định pháp luật về chứng khoán Điều tra và giải quyết tranh chấp
Trang 20giữa các thành viên Tiêu chuẩn hoá các nguyên tắc và thông lệ trong ngành chứng khoán.
Tổ chức ký gởi và thanh toán chứng khoán: Tổ chức ký gửi và thanh toánchứng khoán là các tổ chức nhận lưu giữ các chứng khoán và tiến hànhnghiệp vụ thanh toán bù trừ Ở Việt Nam là trung tâm lưu ký chứng khoán(VSD)
Các tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm: Các tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm
là các công ty chuyên đưa ra các đánh giá về tình hình và triển vọng của cáccông ty khác dưới dạng các hệ số tín nhiệm Các công ty này được xem nhưthước đo để tham khảo tình hình công ty Như các công ty: Moody’sInvestors Service, Fitch Group, Standard&Poor’’s
2.2 Chỉ số giá chứng khoán
2.2.1 Khái nhiệm
Chỉ số giá chứng khoán là chỉ số được dùng để phản ánh sự thay đổi của giá cổphiếu tại thời điểm hiện tại so với thời điểm lần đầu niêm yết Chỉ số giá chứng khoáncung cấp thông tin cho nhà đầu tư và các nhà hoạch định để đưa ra những quyết địnhchính xác Chỉ số giá chứng khoán là số tương đối biểu hiện (bằng điểm), bằng sự quan
hệ so sánh giữa giá cổ phiếu bình quân kỳ nghiên cứu (hiện tại) với giá bình quân kỳgốc đã chọn (thường coi là 100 hoặc 1000)
Chỉ số chứng khoán được cấu thành bởi 2 yếu tố là loại chứng khoán (trọng số) vàgiá của từng chứng khoán cấu thành Thí dụ, ở Việt Nam, trong giai đoạn đầu chỉ sốVN-INDEX là chỉ số duy nhất đại diện cho các cổ phiếu được niêm yết trên Thị trườnggiao dịch chứng khoán Chỉ số này được tính theo phương pháp trọng số giá thị trườngtrên cơ sở các cổ phiếu được giao dịch sau đó được mở rộng cho các trung tâm giaodịch chứng khoán Hà nội (HA STC)
Ý nghĩa và mục đích của chỉ số giá chứng khoán: Chỉ số giá chứng khoán cung
cấp thông tin cho các nhà đầu tư đánh giá và phân tích thị trường chứng khoán mộtcách tổng quát, chỉ số giá chứng khoán chỉ r tình hình biến động giá chứng khoán, là
cơ sở đánh giá tình hình hoạt động của thị trường chứng khoán Đây là thông tin rấtquan trọng đối với các công ty niêm yết, đối với nhà đầu tư và đánh giá thị trường, là
Trang 21phong vũ biểu của nền kinh tế Mục đích cơ bản của việc xây dựng chỉ số giá nóichung là xây dựng hệ thống chỉ tiêu phản ánh sự biến động của giá theo thời gian Chỉ
số giá cổ phiếu cũng vậy nó là chỉ tiêu phản ánh sự thay đổi của giá cổ phiếu theo thờigian
2.2.2 Phương pháp tính
Có ba công thức tính chỉ số giá chứng khoán thường được sử dụng là : phương phápPasscher, phương pháp Laspeyres, Phương pháp Fisher Hiện tại chỉ số giá chứngkhoán tại Việt Nam được tính theo phương pháp Passcher :
Chỉ số hiện tại = (Tổng giá trị thị trường của các cô phiếu niêm yết tại thời điểmhiện tại * 100) / ( Tổng gía trị thị trường của các cổ phiếu tại thời điểm niêm yết)
Hay VNIndex (điểm) = [(P1i * Q1i ) * 100]/[(P0i * Q1i )] Trong đó: P1i : Giá giao dịch của cổ phiếu i tại thời điểm báo cáo
P0i: Giá giao dịch của cổ phiếu i tại thời điểm gốc,
Q1i:Số lượng cổ phiếu i tại thời điểm báo cáo,
Q0i: Số lượng cổ phiếu i tại thời điểm gốc,
N :Số lượng cổ phiếu đưa vào tính chỉ số
Trong quá trình tính toán chỉ số, bên cạnh sự biến động về giá cổ phiếu làm thayđổi giá trị chỉ số, còn có một số nhân tố khác làm thay đổi như cơ cấu số cổ phiếu niêmyết như thêm, bớt, tách, gộp cổ phiếu Trong trường hợp này sẽ ảnh hưởng đến tínhkhông liên tục của chỉ số, nghĩa là chỉ số ngày báo cáo không đồng nhất với chỉ sốngày trước đó Do đó, cần phải thêm vào sự điều chỉnh này bằng hệ số chia của côngthức trên Trường hợp có các cổ phiếu mới đưa vào niêm yết, hay tổ chức niêm yết tiếnhành nâng vốn, hệ số chia mới được tính như sau:
Hệ số chia mới (d) = Hệ số chia cũ x Tổng giá trị thị trường các CP niêm yết cũ+ Giá trị thị trường của các CP niêm yết mới Tổng giá trị thị trường các CP niêm yết
cũ Trường hợp một số loại cổ phiếu niêm yết hay tổ chức niêm yết tiến hành giảm vốn,
hệ số chia mới như sau:
Hệ số chia mới (d) = Hệ số chia cũ x Tổng giá trị thị trường các CP niêm yết cũ
- Giá trị thị trường của các CP huỷ bỏ Tổng giá trị thị trường các CP niêm yết cũ
Trang 22VNIndex (điểm) = 100 x Tổng giá trị thị trường các CP sau khi thay đổi Hệ số chiamới.
2.3 Sơ lược về thị trường chứng khoán Việt Nam và chỉ số VN-INDEX
2.3.1 Thị trường chứng khoán Việt Nam
Sau nhiều năm chuẩn bị và chờ đợi ngày 11/07/1998 Chính phủ đã ký quyết định số48/CP ban hành về chứng khoán và thị trường chứng khoán Chính thức khai sinh thịtrường chứng khoán Việt Nam
Cùng ngày chính phủ cũng ký nghị định thành lập Trung Tâm giao dịch chứngkhoán đặt tại TP.HCM và Hà Nội Việc chuẩn bị cho thị trường chứng khoán ViệtNam ra đời đã cho Ủy ban chứng khoán Việt Nam ra đời bằng nghị định 75/CP ngày28/11/1996
Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM được thành lập theo quyết định số127/1998/QĐ-TTg ngày 117/07/1998 và chính thức đi vào hoạt động thực hiện phiêngiao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000 Khi mới đi vào hoạt động, tại Trung tâm giaodich chứng khoán TP.HCM chỉ có hai loại cổ phiếu là REE (Công ty cổ phần cơ điệnlạnh) và SAM (Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Sacom) với tổng số vốn là 270 tỷđồng cùng một số ít trái phiếu chính phủ khác được niêm yết giao dịch REE và SAMkhông chỉ là hai công ty trên sàn HOSE mà còn là hai công ty đầu tiên niêm yết và có ýnghĩa lịch sử với thị trường chứng khoán Việt Nam
Sau 5 năm thành lập thì trường chứnng khoán Việt Nam thu được kết quả rất khảquan
Trang 23Bảng 2.1 : Tóm tắt tăng trưởng của thi trường chứng khoán 2000-2005
ố 3 8 9 11 13 14
S
ô 29 87 13 15 2161 3131
Nguồn: (Ủy ban chứng khoán Việt Nam)
Tính đến hết năm 2005 tổng mức vốn hóa cổ phiếu đã đạt hơn 4500 tỷ đồng
Đến năm 2006 là giai đoạn bùng nổ với mức tăng trưởng trên 60% Đứng thứ 2 thếgiới chỉ sau Zimbabwe
01/01/2007 Luật chứng khoán có hiệu lực, góp phần giúp thị trường tăng trưởng vàhòa nhập với quốc tế Vốn ngoại đổ vào thị trường ào ạt và đạt đỉnh
2008 cùng xu hướng với nền kinh tế thế giới do khủng hoảng tài chính toàn cầu.Điều này cho thấy nền kinh tế của Việt Nam đã là một phần của nền kinh tế thế giới
Có mối liên quan mật thiết
2009 đến nay: Cuối năm 2009 thị trường thoát khỏi tâm lý khủng hoảng và pháttriển bền vững cho tới nay Tuy có những lúc biên độ dao động cao nhưng không códấu hiệu của bong bóng và khủng hoản
Đến nay thị trường chứng khoán Việt nam đã đạt được những thành tựu đáng kể:
Quy mô đạt 54% GDP (1,121,000 tỷ đồng) trong đó vốn hóa cổ phiếu chiếm31% GDP
Trang 24
Gần 1.5 triệu tài khoản đầu tư
(Số liệu tham khảo từ Ủy ban chứng khoán đến cuối năm 2015)
2.3.2 Chỉ số VN-INDEX
Chỉ số VN-INDEX thể hiện biến động giá cổ phiếu được giao dịch tại Trung tâmgiao dịch chứng khoán TP.HCM Công thức tính chỉ số áp dụng với toàn bộ các cổphiếu được niên yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán nhằm thể hiện xu hướng giá
cổ phiếu hằng ngày
Chỉ số giá VN-INDEX so sánh giá thị trường hiện hành với giá thị trường cơ sở vàonăm gốc ngày 28/07/2000, khi thị trường chứng khoán chính thức đi vào hoạt động Giá trị thị trường cơ sở trong công thức tính chỉ số được điều chỉnh trong cáctrường hợp như niêm yết mới, hủy niêm yết và các trường hợp có thay đổi về vốn niêmyết như chia tách cổ phiếu, phát thưởng bằng cổ phiếu, trả cổ tức bằng cổ phiếu,chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu,…
Có thể xem chỉ só VN-INDEX có ba giai đoạn chính: trước 2006, 2006-2008, 2009đến nay
Trước 2006 : số lượng công ty niêm yết ít Đến cuối năm 2006 trên sàn đạt 32 công
ty niêm yết Thị trường cũng không có nhiều chuyển biến tích cực
2006-2008: Thị trường phát triển nhanh chóng tạo thành bong bóng khi Việt Namgia nhập WTO và đổ vỡ cùng với khủng hoảng tài chính toàn cầu Năm 2006 đạt mốc809.86 điểm Ngày 12/03/2007 đạt đỉnh 1170.6 điểm, cũng trong năm thị trường laodóc không phanh 2008 thị trường hồi phục trong ngắn hạn và tiếp tục đi xuống
2009 đến nay: Sau khi tạo đáy vào tháng 03/2009 thị trường bắt đầu phục hồi vàphát triển ổn định, phản ánh được nền kinh tế Việt Nam
2.4 Cơ sở lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số giá chứng khoán
Trong nền kinh tế toàn cầu hóa hiện nay với mức độ liên kết chặt chẽ và nhanhchóng Bất kỳ một thông tin, số liệu ở bất kỳ đâu đều có ảnh hưởng đến nền kinh tế dù
là ở đâu trên thế giới dù ít hay nhiều Tổng hợp lại những gì đã học và tìm hiểu thì cónhững nhân tố chính sau tác động nhiều nhất đến nền kinh tế qua đó được phản ánh
Trang 25thông qua chỉ số giá chứng khoán : lạm phát, lãi suất, tỷ lệ tăng trưởng cung tiền M2, tỷgiá đô, giá dầu.
2.4.1 Ảnh hưởng của lạm phát đến chỉ số giá chứng khoán
Về căn bản, TTCK sẽ hoạt động mạnh dưới hai điều kiện: tăng trưởng kinh tế cao
và lạm phát thấp Nhưng nếu nền kinh tế phát triển mà lạm phát tăng cao thì chưa chắc
đã là tốt Khi mối nguy lạm phát tăng cao, các nhà phân tích đầu tư sẽ nghi ngờ về sựthịnh vượng của nền kinh tế hay các báo cáo tăng trưởng việc làm Lý do là họ lo sợrằng dường như đang có một sự bùng nổ lạm phát, một sự phát triển giả tạo đã đượctạo nên bởi việc dễ dãi trong tín dụng của chính quyền, do chính phủ chấp nhận mộtmức thâm hụt ngân sách cao hơn và mở rộng cung tiền Mối quan hệ thực sự của lạmphát và giá cổ phiếu luôn là một câu hỏi thực nghiệm hóc búa và mối quan hệ này sẽthay đổi theo thời gian
Kinh nghiệm từ TTCK các nước phát triển cho thấy lạm phát và giá cổ phiếu cótương quan nghịch, bởi lẽ xu hướng của lạm phát xác định tính chất tăng trưởng Lạmphát tăng cao luôn là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang nóng, báo hiệu sự tăng trưởngkém bền vững, trong khi TTCK như chiếc nhiệt kế đo sức khỏe nền kinh tế Khi lạmphát tăng cao, tiền mất giá, người dân không muốn giữ tiền mặt hoặc gửi tiền trongngân hàng mà chuyển sang nắm giữ vàng, bất động sản, ngoại tệ mạnh khiếnmột lượng vốn nhàn rỗi đáng kể của xã hội nằm im dưới dạng tài sản chết Thiếuvốn đầu tư, không tích lũy để mở rộng sản xuất, sự tăng trưởng của doanh nghiệpnói riêng và cả nền kinh tế nói chung sẽ chậm lại Lạm phát tăng cao còn ảnhhưởng trực tiếp tới các doanh nghiệp: dù hoạt động kinh doanh vẫn có lãi, chia cổ tức
ở mức cao nhưng tỉ lệ cổ tức khó gọi là hấp dẫn khi lạm phát cao Điều này khiếnđầu tư chứng khoán không còn là kênh sinh lợi Các biến số kinh tế vĩ mô, trong đó cóbiến quan trọng là lạm phát đều tác động tới dòng tiền trong tương lai và lợi suất yêucầu vì thế sẽ ảnh hưởng tới giá cổ phiếu của thị trường chứng khoán Những thông tin
về lạm phát và một số nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán được rấtnhiều các đối tượng quan tâm và thực sự hữu ích cho những nhà hoạch định chínhsách, các nhà đầu tư, các công ty niêm yết, công ty chứng khoán
Chính vì lẽ đó đã có rất nhiều nhà nghiên cứu đã tham gia dự báo mối quan hệ giữalạm phát, các biến kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán bằng việc sử dụng những
Trang 26mô hình nghiên cứu khác nhau Có thể thấy lạm phát và thị trường chứng khoán có mốiliên hệ chặt chẽ nhau Về ngắn hạn sẽ đồng biến thị trường tăng kéo theo lạm phát, vềdài hạn lạm phát sẽ kéo thị trường đi xuống vì nhà đầu tư sẽ chuyển qua các tài sảnkhác an toàn hơn Tuy nhiên dù với bất cứ nghiên cứu nào đều cho kết quả lạm phát vàthị trường chứng khoán có mối liên quan mật thiết với nhau.
2.4.2 Mức cung tiền M2 ảnh hưởng thế nào tới thị trường chứng khoán
Một tài sản đầu tư tốt nhưng nếu không có dòng tiền chảy vào thì giá vẫn sẽ nằm imbất động Việc dòng tiền được bơm vào và rút ra khiến cho giá của tài sản đầu tư tănghoặc giảm tương ứng
Và một yếu tố quan trọng bậc nhất tác động tới dòng tiền chảy vào các loại tài sản
đầu tư đó chính là Mức cung tiền M2.
M2 gia tăng thể hiện sự mở rộng về chính sách tiền tệ nên nguồn cung tiền trên thịtrường cũng gia tăng Cả doanh nghiệp và nhà đầu tư có nhiều cơ hội tiếp cận nguồnvốn Doanh nghiệp dễ dàng vay vốn để mở rộng kinh doanh nên khả năng tăng thunhập cũng tăng lên Nhà đầu tư có thêm nguồn vốn để kinh doanh đầu tư nên cầu vềchứng khoán sẽ tăng Mặt khác khi M2 tăng hàm ý lãi suất trên thị trường tiền tệ sẽgiảm và theo nguyên tắc bình thông nhau giữa thị trường tiền tệ và thị trường vốnlượng tiền nhàn rỗi sẽ dịch chuyển từ thị trường tiền tệ sang thị trường chứng khoán đểhưởng mức sinh lời cao hơn
Ta có thể hình dung r hơn qua bản sau
Trang 27Đồ thị 2.1: Tương quan giữa tốc độ cung tiền M2 và VN-INDEX
Nguồn: (trang web vietstock)
Từ đồ thị này ta có thể thấy được sự tương quan r nét giữa cung tiền M2 và chỉ sốgiá chứng khoán VN-INDEX như sau:
Trong giai đoạn 2002-2007, cung tiền tăng liên tục với tốc độ ngày một nhanh hơn,tại cực điểm trong năm 2007 cung tiền M2 đã đạt mức tăng trưởng tới 47%/năm Tăngtrưởng cung tiền M2 đã khiến một lượng lớn tiền được đổ vào thị trường cổ phiếu vàtạo nên bong bóng trên thị trường này Khi đó VN-Index đã tăng hơn 5 lần từ khoảng
200 điểm tới hơn 1,000 điểm, tương ứng với thời điểm tăng trưởng cung tiền M2 đạt cực đại
Trang 28Và ngay sau đó, trong giai đoạn 2008, khi tốc độ tăng trưởng cung tiền giảm mạnh
đã kích hoạt một cuộc tháo chạy khỏi thị trường cổ phiếu khiến cho điểm số của INDEX bốc hơi nhanh chóng
VN-Năm 2009 và năm 2011 lại là hai năm cung tiền tăng mạnh Tuy nhiên, trong hainăm này đối tượng chính yếu mà dòng tiền được đổ vào là thị trường bất động sản vàmột lần nữa tạo nên bong bóng trên thị trường này
Tuy nhiên tỉ lệ dữ trự bắt buộc thường ít thay đổi nên việc thay đổi của M2 chủ yếu
là do thị trường tín dụng Ta cần nghiên cứu xem do thị trường tác động đến M2 hay doM2 tác động đến thị trường
2.4.3 Lãi suất cơ bản ảnh hưởng như thế nào tới thị trường chứng khoán
Bất kỳ mặt nào trong nền kinh tế đều chịu ảnh hưởng của lãi suất Lãi suất khôngchỉ là dich vụ của ngân hàng và các tổ chức tín dụng mà nó còn là một công cụ điều tiếtnền kinh tế của chính phủ Nó có thể đẩy mạnh hay bóp hẹp dòng tiền cũng như điềukhiển hướng đi của nền kinh tế Có rất nhiều loại lãi suất và tác động của từng loại lãisuất lên thị trường là khác nhau: lãi suất cho vay, lãi suất huy động, lãi suất tái cấp vốn,lãi suất cơ bản
Trong bài nghiên cứu ta sẽ sử dụng lãi suất tái cơ bản Vì lãi suất cơ bản là công cụđiều tiết của nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp đến lãi suất huy động và lãi suất cho vay.Ngân hàng nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ thông qua lãi suất cơ bản Trongtrường hợp muốn kích thích tăng trưởng, đẩy mạnh đầu tư thì sẽ hạ lãi suất cơ bản.Trong trường hợp muốn kiềm chế lạm phát và hạn chế dòng tiền sẽ tăng lãi suất cơbản Lãi suất này được ấn định bởi Ngân hàng nhà nước
Khi ngân hàng nhà nước tăng lãi suất thì điều này không tác động ngay lập tức vàothị trường chứng khoán mà chủ yếu là tác động lên tâm lý nhà đầu tư làm thị trường cổphiếu biến động trong ngắn hạn Tác động trực tiếp từ việc nâng lãi suất cơ bản là cácngân hàng sẽ phải nâng lãi suất huy động vốn cũng như lãi suất cho vay theo Sau đócác cá nhân trong nền kinh tế với các khoản vay sẽ bị tác động kế tiếp, đặc biệt vớinhững cá nhân vay với lãi suất thả nổi Điều này có thể khiển mọi người hạn chế chitiêu vì chi phí cao hơn, và các doanh nghiệp bị ảnh hưởng khi doanh thu thấp đi Do đócác công ty, doanh nghiệp bị tác động gián tiếp bởi việc tăng lãi suất như là kết quả của
Trang 29hành vi tiêu dùng của các cá nhân trong nền kinh tế Nhưng không chỉ có vậy, cácdoanh nghiệp cũng đi vay tiền từ ngân hàng để phục vụ cho hoạt động kinh doanh, khicác khoản này trở nên đắt đỏ hơn nó tác động trực tiếp đến dòng tiền của doanh nghiệpảnh hưởng và cuối cùng thì doanh thu bị giảm sút.
Không chỉ ảnh hưởng đến doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến các nhà đầu tư làmchi phí vây vốn đầu tư cao hơn tuy nhiên hiện nay Việt Nam đã cấm ngân hàng cho vay
để đầu tư chứng khoán Tuy lợi tuất kỳ vọng của mỗi nhà đầu tư là khác nhau nhưngkhi lãi suất thị trường bị đẩy lên thì lợi tuất kỳ vọng sẽ tăng lên để bù đắp chi phí rủi ro
mà thị trường mang lại dẫn đến giá mua kỳ vọng sẽ đi xuống điều này ảnh hưởngnghịch biến đối với chỉ số giá chứng khoán Gởi tiết kiệm cũng là một kênh đầu tư nếulãi suất tăng sẽ cạnh tranh và làm các kênh đầu tư khác kém háp dẫn hơn Tóm lại lãisuất và chỉ số giá chứng khoán chắc chắn có mối liên quan mật thiết với nhau Đa sốcác nghiên cứu đều chỉ ra mối quan hệ đó là mối quan hệ nghịch biến Tuy nhiên,chúng ta lưu ý rằng tất cả những nhân tố tác động và kết quả trên là có tương quan vớinhau trên diện rộng, và có thể xảy ra nhiều diễn biến khác nhau Lãi suất không phải lànhân tố duy nhất quyết định giá cổ phiếu mà còn nhiều yếu tố khác cùng với xu thếchung của thị trường, lãi suất chỉ là một trong những yếu tố tác động Do đó sẽ khôngthể nói chắc chắn rằng ngân hàng nhà nước tăng lãi suất cơ bản sẽ mang tới một tácđộng tiêu cực cho giá cổ phiếu
2.4.4 Ảnh hưởng của tỷ giá đô đến chỉ số giá chứng khoán
Tuy tỷ giá được điều hành bởi nhà nước nhưng nó luôn là vấn đề nóng bỏng và cóảnh hưởng lớn trong vốn tài chính và đầu tư Tỷ giá ảnh hưởng trực tiếp đến ba mặtsau: dòng vốn, doanh thu và chi phí của doanh nghiệp
Sau khi hòa nhập với nền kinh tế thế giới thì dòng vốn đổ về thị trường chứngkhoán Việt Nam là khá lớn Hiện nay dòng vốn của nhà đầu tư nước ngoài chiếm tỷtrọng khá cao, nhiều công ty đã đủ room Dòng vốn ngoại được xem là dòng vốn thôngminh dẫn đầu thị trường vì thế có tác động rất lớn đến xu hướng nhà đầu tư trong nước.Mục đích đầu tư là kiếm lời vì thế nếu tỷ giá tăng sẽ làm khoản lợi nhuận chuyển từ giáVND sang USD giảm, mất sức hấp dẫn Vì thế dòng vốn sẽ rời thị trường kéo theo đó
là tâm lý nhà đầu tư trong nước chạy theo làm giá chứng khoán lao dốc
Trang 30Về doanh thu, việc tăng tỷ giá hối đoái có lợi với các công ty xuất khẩu Doanh thubằng USD trong khi chi phí tính theo VND sẽ giúp có thêm một phần lợi nhuận chênhlệch giá và làm cho giá bán cạnh tranh hơn do chi phí bằng VND đổi qua USD sẽ rẻhơn Và ở chiều ngược lại các công ty nhập khẩu sẽ phải gánh chi phí cao hơn màdoanh thu không đổi.
Hiện nay rất nhiều công ty vay vốn từ nước ngoài việc tăng tỉ giá sẽ làm công tychịu áp lực tài chính rất lớn từ nợ vay
Tóm lại, Thông thường, việc tăng tỷ giá sẽ khiến cho các doanh nghiệp gặp nhiềukhó khăn với các khoản nợ bằng USD, giá hàng nhập khẩu tăng, chỉ số CPI tăng, do đó
sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế Ngoài ra, việc tăng tỷ giá cũng khiến cho khốingoại tăng cường hoạt động bán ròng vì tỷ suất sinh lợi của họ sẽ “”tự nhiên" bị sụtgiảm
2.4.5 Ảnh hưởng của giá dầu tới thị trường chứng khoán
Giá dầu có ảnh hưởng khác nhau giữa hai khu vực là xuất khẩu dầu mỏ và nhậpkhẩu dầu mỏ Theo lý thuyết giá dầu tăng sẽ tăng doanh thu cho các công ty xuất khẩudầu mỏ và làm tình hình chứng khoán tại các nước xuất khẩu dầu đi lên Trong khi đócác nước công nghiệp nhập khẩu dầu lại bị tăng chi phí làm ảnh hưởng tới dòng tiền,kết quả hoạt động kinh doanh nên thị trường chứng khoán sẽ đi xuống Tuy nhiên hiệnnay tình hình chứng khoán toàn thế giới biến động phập phồng cùng chiều với gia dầuthế giới :
Giá dầu giảm thường báo hiệu nhu cầu đang suy yếu, qua đó báo trước vềmột cuộc suy thoái kinh tế
Nhiều công ty dầu mỏ vay vốn ngân hàng để mở rộng hoạt động kinh doanhsản xuất Việc nhiều công ty dầu phá sản sẽ dẫn đến nguy cơ kéo theo cácngân hàng sụp đổ như khủng hoảng nợ dưới chuẩn của Mỹ Tạo nên hoeẹuứng domino kinh tế trên phạm vi toàn cầu
Việc giá dầu giảm ảnh hưởng đến nhiều quốc gia trên thế giới dẫn đến cácquốc gia đó ít nhập khẩu làm các mặt hàng khác dư cung
Tình hình chính trị bất ổn do giá dầu giảm
Trang 31
Giá dầu giảm rất có thể Mỹ sẽ tăng lãi suất
Cần phải nghiên cứu xem giá dầu ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán Việt Nam nhưthế nào Ngành khai thác dầu cũng chiếm một tỷ trọng lớn trong thị trường chứngkhoán Việt Nam Việc lao dốc của 1 công ty đầu ngành Blue chip sẽ ảnh hưởng rất lớntới thị trường
2.4 Một số nghiên cứu trước đây
Christopher Gan, Minsoo Lee, Hua Hwa Au Yong, Jun Zhang đã kiểm định tácđộng của các biến như lạm phát (CPI), tỷ giá hối đoái (EX) lãi suất ngắn hạn (SR), lãisuất dài hạn (LR), tăng trưởng kinh tế (GDP), Cung tiền (M2) đến chỉ số giá chứngkhoán trên thị trường chứng khoán NewZealand (NZSE40) Kết quả cho thấy có mốiquan hệ giữa các biến kinh tế vĩ mô như lãi suất ngắn hạn, cung tiền và tăng trưởngkinh tế với chỉ số giá chứng khoán NZSE40 giai đoạn 1990-2003
Md Mohiuddin, Md Didarul Alam and Abdullah Ibneyy Shahid (2008) kiểm địnhmối quan hệ giữa các yếu tố vĩ mô là tỷ lệ lạm phát, tỷ giá, lãi suất, cung tiền và chỉ sốsản lượng công nghiệp với chỉ số giá chứng khoán Bangladesh Kết quả nghiên cứukhông tìm mấy mối tương quan nào giữa chỉ số giá chứng khoán Bangladesh với cácyếu tố vĩ mô trong mức ý nghĩa thống kê
Suliaman D Mohammad, Adnan Hussain, Adnan Ali (2009) nghiên cứu tác động cácyếu tố vĩ mô đến thị trường chứng khoán Karachi Trong nghiên cứu này tác giả sửdụng số liệu hằng quý để quan sát các yếu tố vĩ mô bao gồm tỷ giá hối đoái, dự trữngoại hối, chỉ số sản xuất công nghiệp, chỉ tiêu tổng tài sản cố định, cung tiền M2 vàchỉ số giá bán buôn tác động đến chỉ số giá chứng khoán Karachi (Karachi StockExchange-KSE) giai đoạn năm 1986-2007 Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ số sảnxuất công nghiệp, dự trữ ngoại hối, chỉ số giá bán buôn có tác động cùng chiều lên chỉ
số giá chứng khoán trong khi tỷ giá hối đoái, chỉ tiêu tổng tài sản cố định, lãi suất vàcung tiền M2 có tác động nghịch chiều Tất cả các hệ số tương quan đều có ý nghĩathống kê ngoại trừ biến chi tiêu tổng tài sản cố định
Chen, Roll và Ross với nghiên cứu nổi tiếng về mô hình đa nhân tố để đánh giá ảnhhưởng của các biến kinh tế vĩ mô lên thị trường Mỹ Các biến vĩ mô mà nghiên cứu đãxem xét bao gồm: chỉ số sản suất công nghiệp (Industrial Production), lạm phát
Trang 32(Inflation), phần bù rủi ro (Risk premia), cấu trúc kỳ hạn (the term structure), chỉ số thịtrường (Market Indices), mức chi tiêu thực tế (Consumption) và giá dầu(Oil prices) Kết quả cho thấy chỉ số sản suất công nghiệp và lạm phát tác động mạnh đến chỉ số giáchứng khoán.
Tóm tắt chương 2
Trong chương 2, tôi đã trình bày cơ sở lý luận về thị trường chứng khoán Việt Nam,chỉ số giá chứng khoán cũng như sự tương quan của các nhân tố vĩ mô đến thị trườngchứng khoán cũng như chỉ số VN-INDEX Đồng thời, tôi đã tổng hợp một số nghiêncứu thực nghiệm trước đây trên thế giới nhắm thấy được sự tác động và mức độ ảnhhưởng của các nhân tố vĩ mô là giống và khác nhau như thế nào với đặc điểm kinh tếmỗi quốc gia vào các thời kỳ kinh tế khác nhau
Dựa vào những kiến thức đã học và tìm hiểu được từ các nguồn khác nhau Thôngqua phương pháp định tính tôi đã đưa ra được cơ sở về 5 nhân tố quan trọng ảnh hưởngtrực tiếp tới chỉ số giá chứng khoán VN-INDEX đó là: lãi suất cơ bản (BR), tỷ giá hốiđoái (EX), tỷ lệ tăng trưởng cung tiền M2 (M2), giá dầu (OL), Chỉ số giá tiêu dùng(CPI)
Sau khi sử dụng phương pháp định tính để tìm ra được 5 yếu tố ảnh hưởng tới chỉ
số giá chứng khoán VN-INDEX, tôi tiếp tục sử dụng phương pháp định lượng Chạyhồi quy để ra phương trình thể hiện mức độ của các yếu tố lên chỉ số giá chứng khoánVN-INDEX cũng như kiểm định lại các lập luận định tính của mình Vì đây là chuỗithời gian không dừng, sau khi nghiên cứu các tài liệu trước đây tôi quyết định sử dụngphương pháp hồi quy theo mô hình VECM để tăng tính ổn định và chính xác cho môhình
Trong phần tiếp theo tôi sẽ từng bước thực hiện việc xây dựng mô hình VECM vàphân tích kết quả nhận được, đồng thời đưa ra một số kiến nghị về chính sách vĩ mônhằm phát triển bền vững cho thị trường chứng khoán Việt Nam