1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

CĐ 1 góc tạo bởi HAI ĐƯỜNG THẲNG cắt NHAU

12 171 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 1,75 MB

Nội dung

CHỦ ĐỀ 1: GÓC TẠO BỞI HAI ĐƯỜNG THẲNG CẮT NHAU 4 tiết Hoạt động hình thành kiến thức 2.1.Hoạt động 1: Hai góc đối đỉnh vuông góc.. Kiến thức: - HS hiểu thế nào là hai góc đối đỉnh, hai

Trang 1

Ngày soạn: 28/08/2018

Ngày dạy: 05-14/09/2018

TIẾT 1-2-3-4

CHỦ ĐỀ 1: GÓC TẠO BỞI HAI ĐƯỜNG THẲNG CẮT NHAU

( 4 tiết )

Hoạt động hình thành kiến thức

2.1.Hoạt động 1: Hai góc đối đỉnh

vuông góc

Tiết 3

Hoạt động luyện tập

3.1.Hai góc đối đỉnh

Hoạt động vận dụng và tìm tòi mở rộng

I Mục tiêu:

1 Kiến thức: - HS hiểu thế nào là hai góc đối đỉnh, hai đường thẳng vuông góc,

đường trung trực của đoạn thẳng, tính chất của hai góc đối đỉnh, hai đường thẳng vuông góc

- HS biết cách vẽ hai góc đối đỉnh, vẽ góc đối đỉnh với góc cho trước, vẽ 2 đường thẳng vuông góc, vẽ đường trung trực của đoạn thẳng cho trước

2 Kĩ năng: Vẽ được hình minh họa cho định nghĩa; tập suy luận

3 Thái độ: Thái độ học tập hứng thú, nghiêm túc; Bước đầu có ý thức liên hệ

những điều đã học với thực tiễn Học sinh phải có tính cẩn thận, chính xác khi

vẽ hình

4 Năng lực cần hướng tới: : NL tính toán, NL tự học, NL sử dụng công cụ tính

toán, đo đạc, NL sử dụng ngôn ngữ toán học, NL hợp tác, NL giao tiếp

II.Chuẩn bị:

1.GV: Thước kẻ, eke, đo độ, bảng phụ, bút dạ, phấn màu.

2.HS: Thước kẻ, eke, đo độ, bút dạ.

III Mô tả các mức độ:

Nội

dung

Nhận

biết

1 Hai

góc đối

đỉnh

Chỉ ra

được hai

góc đối

đỉnh

- Giải thích được vì sao hai góc đối đỉnh

- Vẽ hai góc đối đỉnh, góc đối đỉnh với góc cho trước

- Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau

- Tính số đo góc

- Chỉ ra các cặp góc bằng nhau

- Tập suy luận hai tia phân giác của hai góc đối đỉnh là hai tia đối nhau

- Cách tạo

ra hai góc bằng nhau

Trang 2

2 Hai

đường

thẳng

vuông

góc

- Chỉ ra

được hai

đường

thẳng

vuông

góc

- Cách kí

hiệu hai

đường

thẳng

vuông

góc

- Giải thích được vì sao hai đường thẳng vuông góc

- Vẽ được hai đường thẳng vuông góc

- Vẽ được đường thẳng vuông góc với đường thẳng đã cho

- Chỉ có 1 đường thẳng đi qua

1 điểm và vuông góc với đường thẳng đã cho -Hai đường thẳng vuông góc tạo ra 4 góc vuông

- Đường trung trực của đoạn thẳng

- Kiểm tra hai đường thẳng vuông góc

- Vẽ hình theo yêu cầu

- Vẽ đường trung trực của đoạn thẳng

- Tập suy luận hai đường thẳng vuông góc

- Tạo ra các góc vuông

IV Tiến trình dạy học:

HĐ 1: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

* Mục tiêu : Tạo hứng thú để HS

dựa trên kiến thức đã học ở các lớp

dưới về hai đường thẳng cắt nhau và

góc để gợi mở ra kiến thức mới về

hai góc đối đỉnh và hai đường thẳng

vuông góc

* Nội dung : Dùng các thanh gỗ và

ốc vít để tạo ra các góc

* Phương thức tổ chức :

+ GV chuyển giao nhiệm vụ:: Dùng

các thanh gỗ và ốc vít để tạo ra

1 Hai góc có chung đỉnh và bằng

nhau

2 Hai góc bằng nhau nhưng không

chung đỉnh

3 Hai góc chung đỉnh nhưng không

bằng nhau

4 Hai góc có chung đỉnh và mỗi

cạnh góc này là tia đối chứa mỗi cạnh

góc kia

+ HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm:

HS nhận đồ dùng , phân công nhiệm

vụ và thực hiện theo các yêu cầu

( trong thời gian 15 phút)

+ HS báo cáo : Các nhóm báo cáo

theo từng nội dung trên, các nhóm

còn lại nhận xét , nêu câu hỏi, phản

biện

Dự đoán các kết quả của HS :

Trang 3

+ Đánh giá, nhận xét :

+ Sản phẩm : Hai góc được tạo ra

theo yêu cầu số 4 được gọi là hai góc

đối đỉnh

GV điều chỉnh số đo góc của 1 trong

các góc ở trên thành 900 => ta có 2

đường thẳng vuông góc

2 HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 2.1 Hoạt động 1 : Hai góc đối đỉnh.

2.1.1 : Định nghĩa

* Mục tiêu : HS biết thế nào là hai

góc đối đỉnh, cáh vẽ hai góc đối đỉnh,

vẽ góc đói đỉnh với góc cho trước

? Các em đã làm như thế nào để tạo

ra hai góc đối đỉnh ? Hãy vẽ hai góc

đối đỉnh

HS : Cho hai đường thẳng cắt nhau

* Nội dung, phương thức hoạt

động :

+Chuyển giao NV1 : Hãy quan sát

hình ảnh và nhận xét về đỉnh, vị trí

các tia chứa cạnh của hai góc

+ HS thực hiện NV1 theo cặp đôi

+ HS báo cáo, nhận xét, thảo luận :

Hai góc có chung đỉnh, tia chứa cạnh

góc này là tia đối của tia chứa cạnh

góc kia

+ Đánh giá, nhận xét , chốt kiến

thức :

Hai góc có hai đặc điểm như các em

đã chỉ ra thì sẽ là hai góc đối đỉnh

? Thế nào là hai góc đối đỉnh ?

Chỉ ra các cặp góc đối đỉnh trên hình

vẽ

*) + Chuyển giao NV2 : Hãy vẽ góc

đối đỉnh với góc xAy cho trước và

1 Hai góc đối đỉnh.

a Định nghĩa : ( sgk 81)

Góc O1 đối đỉnh với góc O2

Góc O3 đối đỉnh với góc O4

Trang 4

nêu rõ cách vẽ.

+ HS thực hiện NV 2 theo nhóm

+ HS báo cáo, nhận xét, thảo luận :

Vẽ tia Ax’ là tia đối của tia Ax

Vẽ tia Ay’ là tia đối của tia Ay

 đối đỉnh với

+ Đánh giá nhận xét, chôt kiến thức :

Cách vẽ góc đối đỉnh với góc cho

trước

+ Chuyển giao NV3 :

Làm bài tập 1, 2, 3 / sgk 82

+ HS thực hiện NV 3: HĐ cặp đôi

bài tập 1, 2 / sgk 82

HĐ cá nhân vào vở bài tập 3 / sgk

82, 1 HS lên bảng

+ HS báo cáo, nhận xét, thảo luận :

+ Đánh giá, nhận xét :

2.1.2 : Tính chất :

* Mục tiêu : HS biết và khẳng định

được hai góc đối đỉnh thì bằng nhau

* Nội dung, phương thức hoạt

động :

+ Chuyển giao NV4 : Dùng HV1

trong vở hãy đo và so sánh góc O1

với góc O3, góc O2 với góc O4 Nêu

nhận xét về số đo hai góc đối đỉnh

+ Đánh giá, nhận xét, chốt kiến thức :

Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau

=> tính chất của hai góc đối đỉnh

? Nếu không dùng đo độ để đo số đo

của hai cặp góc trên thì ta có khẳng

định được kết luận trên không ?

+ Chuyển giao NV 5 : Đọc và trao

đổi với bạn cách suy luận hai góc đối

đỉnh thì bằng nhau trong sgk trang

82 Hãy hỏi bạn mình xem đã dùng

b Tính chất :

+ HS thực hiện NV4 theo cặp đôi

+ HS báo cáo, nhận xét, thảo luận : = ; =

Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau

+ HS thực hiện NV5 theo cặp đôi

+ HS báo cáo,thảo luận :

Vì và kề bù => + = 180 0

và kề bù => + = 1800

 + = +

 =

 Tính chất ( sgk/ 82)

và đối đỉnh => =

và đối đỉnh => = + HS thực hiện NV6 theo cá nhân

+ HS báo cáo, nhận xét :

Ta có đối đỉnh với

Trang 5

kiến thức nào đã biết để tập suy luận.

+ Nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức :

? Khi góc O1 và góc O3 đối đỉnh thì ta

có kết luận gì về số đo hai góc ?

*) + Chuyển giao NV6 : làm bài tập

4/ sgk 82 vào vở, 1 em lên bảng

+ Đánh giá, chốt kiến thức : Khi có

hai đường thẳng cắt nhau mà biết số

đo 1 góc thì ta sẽ tính được các góc

còn lại

2.2 Hai đường thẳng vuông góc.

2.2.1 Định nghĩa.

a) HĐ khới động :

* Mục tiêu : HS nhớ lại hình chữ

nhật đã học ở tiểu học và cách dùng

eke để kểm tra một góc có là góc

vuông hay không

* Nội dung, phương thức hoạt

động :

+ Chuyển giao NV1 Quan sát các

hình vẽ ở H1 Dùng eke kiểm tra xem

các góc đỉnh C có phải là góc vuông

không ?

+ Đánh giá, nhận xét

b) HĐ hình thành kiến thức :

* Mục tiêu : HS biết được thế nào là

hai đường thẳng vuông góc, cách kí

hiệu hai đường thẳng vuông góc

GV yêu cầu HS dùng eke kiểm tra

xem 2 thanh gỗ cắt nhau có tạo thành

1 góc 900 không ?

Sau đó GV vẽ hình lên bảng, yêu cầu

HS vẽ vào vở

* Nội dung, phương thức hoạt

động :

+ Chuyển giao NV2 :

2 Hai đường thẳng vuông góc

+ HS thực hiện NV1 theo nhóm

+ HS báo cáo, nhận xét, thảo luận : Các góc đỉnh C đều vuông

+ HS thực hiện NV2 theo cặp đôi

+ HS báo cáo, nhận xét, thảo luận :

đối đỉnh với

Trang 6

Hãy đọc tên các cặp góc đối đỉnh, các

cặp góc kề bù trên hình vừa vẽ và hãy

chỉ ra số đo các góc còn lại trên hình

vừa vẽ

+ Đánh giá, nhận xét , chốt kiến

thức :

?Em có nhận xét gì về các góc còn lại

khi hai đường thẳng cắt nhau và

trong các góc tạo thành có một góc

vuông?

Đường thẳng xx’ và yy’ ở hình vẽ

trên vuông góc với nhau tại điểm O

? Thế nào là hai đường thẳng vuông

góc ?

GV nêu cách đọc và cách kí hiệu

c) HĐ luyện tập :

*Mục tiêu : Giúp HS củng cố kiến

thức, tự luyện, rèn kĩ năng hai đường

thẳng vuông góc

* Nội dung, phương thức hoạt

động :

+ Chuyển giao NV3 :

- Quan sát hình chữ nhật ABCD (ở

hình vẽ trên) hãy chỉ ra các cặp

đường thẳng vuông góc ?

- Nêu cách kiểm tra 2 đường thẳng

cho trước có vuông góc với nhau

không ?

- Nêu 1 ví dụ thực tế về hai đường

thẳng vuông góc

- Trong hai câu sau câu nào đúng,

câu nào sai, dùng hình vẽ để giải

thích câu sai :

Câu 1 : Hai đường thẳng vuông góc

với nhau thì chúng cắt nhau

Câu 2 : Hai đường cắt nhau thì chúng

vuông góc với nhau

+ Đánh giá, nhận xét

đối đỉnh với

kề bù với

 + = 1800

mà = 900 => = 900

kề bù với

kề bù với

kề bù với

 + = 1800

mà = 900 => = 900

* Nếu hai đường thẳng cắt nhau và trong các góc tạo thành có một góc vuông thì các góc còn lại cũng là góc vuông

a Định nghĩa ( sgk84)

Hai đường thẳng xx’ và yy’ vuông góc với nhau tại điểm O

Kí hiệu : xx’ ┴ yy’tại O + HS thực hiện NV3theo cặp đôi

+ HS báo cáo, nhận xét, thảo luận :

- Hình chữ nhật ABCD có :

AB ┴ BC ; BC ┴ CD ;

CD ┴ DA ; DA ┴ AB

- Dùng eke để kểm tra 2 đường thẳng vuông góc với nhau

- Câu1 đúng, câu 2 sai

Trang 7

2.2.2 Vẽ hai đường thẳng vuông

góc

*Mục tiêu : HS biết cách vẽ hai

đường thẳng vuông góc, chỉ có một

đường thẳng đi qua 1 điểm cho trước

và vuông góc với đường thẳng đã

cho

* Nội dung, phương thức hoạt

động :

+ Chuyển giao NV4 : Hãy đọc và làm

theo nội dung ?4 / sgk trang 84

- Xem hình 5 , 6 và làm theo

- Nói với bạn cách vẽ đường thẳng a’

- Dự đoán xem vẽ được mấy đường

thẳng như đường thẳng a’

+ Đánh giá, nhận xét, chốt kiến thức :

Cách vẽ hai đường thẳng vuông góc

=>Tính chất

2.2.3 Đường trung trực của một

đoạn thẳng

*Mục tiêu : HS biết định nghĩa và

cách vẽ đường trung trực của đoạn

thẳng

* Nội dung, phương thức hoạt

động :

+ Chuyển giao NV5 :

Đọc và làm theo :

- Vẽ đoạn thẳng AB, vẽ trung điểm I

của đoạn thẳng AB

- Vẽ đường thẳn d đi qua I và vuông

góc với AB

+ Đánh giá, nhận xét, chốt kiến thức :

? Đường thẳng d có vị trí như thế nào

với đoạn thẳng AB ?

=> Định nghĩa đường trung trực của

một đoạn thẳng ?

b Vẽ hai đường thẳng vuông góc

+ HS thực hiện NV4 theo cặp đôi + HS báo cáo, nhận xét, thảo luận :

- Có một và chỉ một đường thẳng a’ đi qua điểm O và vuông góc với đường thẳng a cho trước

* Tính chất : (sgk trang 85)

c Đường trung trực của một đoạn thẳng

+ HS thực hiện NV5 theo cá nhân

1HS lên bảng vẽ

+ HS nhận xét, thảo luận :

Trang 8

Khi đó hai điểm A và B đối xứng

nhau qua đường thẳng d

+ Chuyển giao NV6 : Vẽ đường

trung trực

Của đoạn thẳng CD = 4cm Nêu rõ

từng bước vẽ

+ Đánh giá nhận xét, chốt kiến thức :

Cách vẽ đường trung trực của một

đoạn thẳng cho trước

Hai điểm C và D đối xứng nhau qua

đường thẳng d

Đường thẳng d vuông góc với đoạn thẳng AB tại trung điểm I của AB

=>Đường thẳng d là đường trung trực của đoạn thẳng AB

+ HS thực hiện NV6 theo cặp đôi

+ HS báo cáo, nhận xét, thảo luận : -Vẽ đoạn thẳng CD = 4cm

-Vẽ trung điểm M của CD

- Vẽ đường thẳng d đi qua M và vuông góc CD

=>đường thẳng d là trung trực của đoạn thẳng CD

3 HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 3.1 Hai góc đối đỉnh:

* Mục tiêu: GiúpHS củng cố, khắc

sâu kiến thức, kĩ năng về hai góc đối

đỉnh

* Nội dung, phương thức hoạt

động :

a) Khởi động

+Chuyển giao NV1

Bài 1/ sbt trang 99

+ Đánh giá nhận xét, chốt kiến thức

b) Luyện tập

+ Chuyển giao NV 2

Bài 2, bài 3, bài 6 / sbt trang 99, 100

+ Đánh giá nhận xét, chốt kiến thức

+HS thực hiện NV1 theo nhóm

+ HS báo cáo kết quả và thảo luận

Bài 1 / sbt trang 99

- Hình 1b, 1d là cặp góc đối đỉnh

- Hình 1a, 1c, 1e : không là cặp góc đối đỉnh

+HS thực hiện NV2 theo cá nhân

+ HS báo cáo kết quả( HSlên bảng) và thảo luận

Bài 2 / sbt trang 99

b) đối đỉnh với

Trang 9

3.2 Hai đường thẳng vuông góc:

* Mục tiêu: GiúpHS củng cố, khắc

sâu kiến thức, kĩ năng về hai đường

thẳng vuông góc

* Nội dung, phương thức hoạt

động :

a) Khởi động

đối đỉnh với c) = ( hai góc đối đỉnh)

= ( hai góc đối đỉnh) Bài 3/ sbt trang 100

d) Vì tia At là tia phân giác của

=>

Vì tia At’ là tia đối của tia At

=> ( hai góc đối đỉnh)

( hai góc đối đỉnh)

=> mà tia At’ năm giữa hai tia Ax và Ay nên tia At’ là tia phân giác của

e) 5 cặp góc đối đỉnh :

Bài 6 / sbt trang 100

a)Ta có

= ( hai góc đối đỉnh)

Mà = 330 => = 330 b)Ta có + = 1800 ( hai góc đối đỉnh)

=> + 330 = 1800

=> = 1470 c) Các cặp góc đối đỉnh :

và ; và d)Các cặp góc bù nhau :

Trang 10

+Chuyển giao NV3

Bài 9/ sbt trang 102

+ Đánh giá nhận xét, chốt kiến thức

b) Luyện tập

+ Chuyển giao NV 4

Bài 18, bài 19, bài 20 / sgk trang 87

+ Đánh giá nhận xét, chốt kiến thức

Bài 18/sgk trang 87

-Vẽ = 450, vẽ A nằm trong góc

xOy

- Qua A vẽ d ┴ Ox tại B

- Qua A vẽ d’ ┴ Oy tại C

Bài 19 / sgk trang 87

+HS thực hiện NV3 theo nhóm

+ HS báo cáo kết quả và thảo luận Bài 9/ sbt trang 102

Cả 3 câu đều đúng

+HS thực hiện NV4 theo cá nhân + HS báo cáo kết quả( HSlên bảng) và thảo luận

Bài 18/sgk trang 87

Bài 19/ sgk trang 87

HS nêu các cách khác nhau

Bài 20 /sgk trang 87

Giáo Án Hình học 7

Trang 11

4 HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ TÌM TÒI MỞ RỘNG

*Mục tiêu: Giúp HS ứng dụng kiến

thức đã học vào thực tiễn gần gũi

xung quanh qua đó cũng góp phần

luyện tập, củng cố, khắc sâu kiến

thức Và từ đó HS cũng bước đầu biết

kiến thức học được có ý nghĩa gì, nhờ

đó mà hình thành tình yêu với toán

học

*Nội dung, phương thức hoạt

động:

Hoạt động 1 Hai góc đối đỉnh:

+ GV chuyển giao NV1:Vẽ trên trang

giấy hai đường thẳng cắt nhau,tạo ra

các góc đối đỉnh Đố bạn tìm được

cách gấp trang giấy đó để chứng tỏ “

hai góc đối đỉnh thì bằng nhau”

+ Đánh giá, chốt kiến thức kĩ năng

+ GV chuyển giao NV2: Quan sát

xung quanh em và chỉ ra các hình

ảnh, mô hình liên quan đến các góc

đối đỉnh, hai đường thẳng vuông góc

+ HS thực hiện NV2 theo cá nhân

( về nhà)

Hoạt động 2 Hai đường thẳng

vuông góc:

+ GV chuyển giao NV1: - Lấy một tờ

giấy rồi gấp theo chỉ dẫn ở hình 3 /

sgk trang 84, sau đó trải phẳng tờ

giấy đó ra, quan sát các nếp gấp có

được Nếp gấp đó giúp em liên tưởng

đến kiến thức gì vừa học? Dùng eke

để kiểm chứng

- Vẽ một đoạn thẳng MN Gấp giấy

để có nếp gấp là đường trung trực của

đoạn thẳng MN

+ Đánh giá, chốt kiến thức kĩ năng

+ GV chuyển giao NV2: Nêu hướng

làm bài 2.1 / sbt trang 103

GV cho HS về nhà làm

+ HS thực hiện NV1 theo cặp đôi + HS báo cáo, thảo luận:

+ HS thực hiện NV1 theo cặp đôi + HS báo cáo, thảo luận:

+ HS thực hiện NV2 theo cá nhân: Tính số đo góc yOt

BTVN: Bài 5,6,9 / sgk trang 82,83

Bài 14,15,2.2 / sbt trang 102,103

Giáo Án Hình học 7

Trang 12

* Rút kinh

nghiệm:

Giáo Án Hình học 7

Ngày đăng: 18/02/2019, 15:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w