1. Trang chủ
  2. » Công Nghệ Thông Tin

Những "thói quen xấu" khi sử dụng máy vi tính

10 608 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 273,03 KB

Nội dung

Những "thói quen xấu" khi sử dụng máy vi tính (Phần I) Theo bạn, dân công nghệ sẽ có những thói hư, tật xấu phổ biến nào? Hãy bình tĩnh và kiên nhẫn đọc hết bài viết này, vì có thể bạn sẽ phát hiện ra khá nhiều thói quen xấu mà mình cũng mắc phải. 1. Lưu file mọi nơi, mọi lúc Có thể nói, đây là một trong những thói quen đặc trưng mà rất nhiều người có thể mắc phải. Vừa nhận được tấm ảnh bạn bè gửi? Tiện tay “save” ở desktop. Vừa download được một bản nhạc hoặc bộ phim hay? “Save” luôn ở desktop để mở cho tiện…

Những "thói quen xấu" khi sử dụng máy vi tính (Phần I) Theo bạn, dân công nghệ sẽ có những thói hư, tật xấu phổ biến nào? Hãy bình tĩnh và kiên nhẫn đọc hết bài viết này, có thể bạn sẽ phát hiện ra khá nhiều thói quen xấu mà mình cũng mắc phải. 1. Lưu file mọi nơi, mọi lúc Có thể nói, đây là một trong những thói quen đặc trưng mà rất nhiều người có thể mắc phải. Vừa nhận được tấm ảnh bạn bè gửi? Tiện tay “save” ở desktop. Vừa download được một bản nhạc hoặc bộ phim hay? “Save” luôn ở desktop để mở cho tiện… Sau hàng loạt thao tác như vậy, chắc chắn màn hình máy vi tính sẽ tràn ngập shortcut cũng như biểu tượng và tệp dữ liệu. Thậm chí, thói quen này còn tệ hơn ở một số người khi họ lưu file tại bất cứ mọi nơi mà không hề có sự ngăn nắp. Kết quả là đến lúc cần tìm lại, công sức bỏ ra còn nhiều hơn việc… tải file mới trên mạng. Lời khuyên: Hãy sắp xếp các file theo thư mục và ổ cứng một cách ngăn nắp để dễ tìm kiếm sau này. 2. “Không thèm” sử dụng các chương trình an ninh Trong khi hàng tỷ người trên thế giới đang phải lo lắng trước vấn nạn virus, spyware hoặc hacker thì một số người vẫn ung dung “sống chung với lũ”. Họ nghĩ rằng chiếc PC có thể sống khỏe mạnh mà không cần đến bất kỳ chương trình an ninh hoặc bảo mật. Họ hoàn toàn tự tin rằng những website mà mình hay ghé qua, hoặc những email được gửi đến đều đáng tin cậy. Thậm chí, nhiều nguời cho rằng virus chẳng có gì đáng sợ máy tính cá nhân của mình chẳng lưu trữ dữ liệu hoặc thông tin cá nhân quan trọng. Và rồi, chỉ cần một biện pháp đơn giản như cài lại hệ điều hành, mọi thứ sẽ trở lại như cũ. Vâng, “không thèm” sử dụng các phần mềm diệt virus hoặc spyware chính là thói quen không tốt đầu tiên của dân công nghệ. Lời khuyên: Hãy sử dụng các chương trình diệt virus để bảo vệ máy tính và dữ liệu của mình. 3. Không để ý đến việc sao lưu dữ liệu Trừ những người luôn luôn phải làm việc với dữ liệu hoặc sở hữu các thông tin quan trọng, còn lại, đa số người sử dụng máy tính cá nhân đều không lưu tâm đến việc sao lưu dữ liệu. Lý do? Hầu hết đều cho rằng khi để riêng dữ liệu sang một ổ ngoài ổ C, nếu có “vấn đề gì”, chỉ việc format và cái lại hệ điều hành trên ổ C là xong, các dữ liệu ở nơi khác vẫn an toàn. Tuy nhiên, có một điều ít ai lường trước được chính là ổ cứng có thể “chết” bất cừ lúc nào, đặc biệt nếu phải hoạt động liên tục hoặc không được sử dụng đúng cách. Lời khuyên: Hãy tập cách sao lưu dữ liệu của mình để đề phòng những bất trắc có thể xảy ra. Có thể sao lưu dữ liệu vào ổ cứng di động, USB hoặc các trang web cho phép tải dữ liệu trực tuyến. 4. Sử dụng Laptop trên giường Nhiều người thường có thói quen đặt laptop trên giường, kết nối wifi để có thể vừa ngả lưng và làm việc. Không thể phủ nhận mức độ thoải mái, thư giãn và tiện lợi của hành động này, tuy nhiên tác hại của nó cũng không hề nhỏ. Khi đặt laptop lên giường, đặc biệt là đệm hoặc ga làm bằng bông, sẽ bịt kín các khe tản nhiệt và cản trở quá trình lưu thông khí. Kết quả là hệ thống tản nhiệt của laptop hoạt động không hiệu quả và hậu quả xấu nhất là… laptop không thể khởi động do chảy một số bộ phận. Lời khuyên: Nên sử dụng đế tản nhiệt, hoặc một chiếc bàn nhỏ nhằm ngăn cách laptop khỏi lớp đệm bông hoặc ga trải giường nhằm tăng khả năng lưu thông khí. 5. Cài đặt quá nhiều chương trình và xóa không đúng cách Bạn bực mình và thắc mắc tại sao máy tính chạy càng ngày càng chậm mà quên mất rằng mình đã cài đặt 3 chương trình xem video, 4 phần mềm diệt virus và hàng loạt các thanh công cụ và tiện ích trong máy tính của mình. Hiển nhiên, việc chiếc máy tính thân yêu đột nhiên chạy chậm như rùa bò là hệ quả tất yếu của việc cài đặt phần mềm vô tội vạ. Không những vậy, mỗi khi xóa một chương trình nào đó, nhiều người còn… lười đến mức tìm đến thư mục và ấn nút xóa (Delete) một cách đơn giản. Tuy nhiên, bạn nên biết rằng, cách làm này sẽ dẫn đến việc bỏ sót một số phần chạy ẩn của chương trình trong máy tính, mà đặc biệt là các khóa trong Registry. Lời khuyên: Hãy sử dụng phần mềm để loại bỏ chương trình hoặc xóa đúng phương pháp bằng cách chạy file uninstall.exe trong thư mục cài đặt phần mềm hoặc tiện ích Remove programs được tích hợp sẵn trong Windows.

Ngày đăng: 20/08/2013, 14:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w