1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp may điện bàn.doc

50 418 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 559,5 KB

Nội dung

Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp may điện bàn

Trang 1

ĐẶC ĐIỂM CHUNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA XÍ NGHIỆP MAY ĐIỆN BÀN

I QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÍ NGHIỆP MAY ĐIỆN BÀN:

Xí nghiệp May Điện Bàn là trụ sở đóng tại xã Điện Thắng - Huyện Điện Bàn - Tỉnh Quảng Nam Xí nghiệp May Điện Bàn là đơn vị sản xuất công nghiệp trực thuộc Sở Công nghiệp tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng (cũ) nay là tỉnh QuảngNam

Qua ký kiến của tỉnh Quảng Nam và Bộ Công nghiệp nhẹ, Xí nghiệp May Điện Bàn được thành lập số 2696/QĐUB ngày 15/10/1987 của UBND tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ) Ban đầu chỉ có Ban Giám đốc, xí nghiệp đã tiến hành đầu tư và xây dựng cơ sở: nhà xưởng, mua sắm thiết bị, đồng thời nghiên cứu thị trường công nghiệp, cho đến 1989 xí nghiệp bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất

Đến năm 1992 thực hiện Nghị quyết 388/CP của Chính phủ Xí nghiệp được thành lập lại doanh nghiệp Nhà nước theo Quyết định số 3499/QĐUB ngày 25/12/1992 của UBND tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ) với ngành kinh tế chính là hàng may mặc

Xí nghiệp May được đầu tư xây dựng cơ bản từ tháng 11/1987 nhập thiết bị với 4 dây chuyền công nghệ may Xí nghiệp được xây dựng trên khu đất rộng 12.000m2 tại thôn Viêm Tây - xã Điện Thắng - Huyện Điện Bàn - Tỉnh Quảng Nam Nằm trên trục đường Quốc lộ 1A Từ năm 1987 - 1989 Xí nghiệp May Điện Bàn đi vào sản xuất kinh doanh

Tháng 4/1988 xí nghiệp sản xuất các sản phẩm như hàng nội địa, đến tháng 01/1989 xí nghiệp mới bắt đầu sản xuất các sản phẩm xuất khẩu như áo y tế, áo sơ mi cho Liên Xô, CHDC Đức theo chương trình nghị định thứ 19/5 giữa Nhà nước Việt Nam với Xô Viết.

Bước sang năm 1990 xí nghiệp may vẫn tiếp tục sản xuất kinh doanh, sản xuất các sản phẩm cho các nước khu vực I mà trực tiếp là thực hiện hợp đồng với Liên Hiệp sản xuất nhập khẩu hàng dệt (Textime) hàng may (Confextimex) và Nhà máy Dệt Nam Định, sản lượng đạt từ 300.000 sản phẩm đến 350.000 sản phẩm

Cuối tháng 10/1990 chương trình thực hiện theo Nghị định 19/5 kết thúc các Xí nghiệp may trong nước nói chung và Xí nghiệp May Điện Bàn nói riêng đã gặp nhiều khó khăn, không có thị trường tiêu thụ, khách hàng chưa có nên xí nghiệp đã hoạt động 1 cách khó khăn trong năm th áng đầu tiên của năm 1991.

Trang 2

Trước những biến động về tình hình thế giới, thực tế khó khăn trong nước đã ảnh hưởng trực tiếp đến ngành may mặc Xí nghiệp May Điện Bàn đã tìm ra biện pháp mới là thay đổi mẫu mã hàng phù hợp với thị trường trong và ngoài nước Trong những năm qua xí nghiệp đã tổ chức sản xuất kinh doanh giải quyết việc làm cho 250 lao động, đảm bảo cuộc sống góp phần đóng góp nghĩa vụ ngân sách Nhà nước và tích luỹ xí nghiệp Đến tháng 10 năm 1999 xí nghiệp được sáp nhập vào Tổng Công ty Dệt may Quảng Nam theo quyết định số 54/1999/QĐ-BCN ngày 20/8/1999 của Bộ Công nghiệp thuộc chi nhánh Tổng Công ty Dệt May Việt Nam tại Đà Nẵng

Đến tháng 8/2001 xí nghiệp được bàn giao về Công ty Dệt May Hoà Thọ thuộc Tổng Công ty Dệt May Việt Nam mọi phương thức hoạt động kinh doanh độc lập và có con dấu riêng tại quyết định số 554/QĐ-TCHC ngày 24/8/2001 của Tổng công ty Dệt may Việt Nam.

Trong những năm gần đây hoạt động trong cơ chế thị trường xí nghiệp đã gặp nhiều khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua, song do sự tác động mạnh mẽ của cơ chế thị trường Vì sự cố gắng nổ lực của cán bộ công nhân viên xí nghiệp may đã tự cứu được mình và từng bước sản xuất kinh doanh có hiệu quả Sản phẩm hàng may mặc của Xí nghiệp May Điện Bàn đã có uy tín trên thị trường thế giới, với đà phát triển này xí nghiệp đã khẳng định mình trong cơ chế mới Hiện nay, đồng thời xí nghiệp không ngừng bố trí, sắp xếp đội ngũ lao động trong từng khâu cho công nhân đi vào đào tạo nâng cao tay nghề và trình độ kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai

Xí nghiệp được đầu tư xây dựng từ tháng 11/1989 với tổng số vốn ban đầu do ngân sách Nhà nước cấp bao gồm:

Vốn cố định : 397.962.837 đồng.

Vốn lưu động : 8.205.306 đồng Năng lực sản xuất : gồm 4 dây chuyền sản xuất.Nhà xưởng:

- Phân xưởng chiếm : 1.584m2.- Văn phòng làm việc : 417m2.

Trang 3

Xí nghiệp May Xuất khẩu Điện Bàn là doanh nghiệp Nhà nước của UBND Tỉnh Quảng Nam Đóng trên địa bàn huyện Điện Bàn, đặc dưới sự quản lý của Sở Công nghiệp Quảng Nam Xí nghiệp hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế độc lập có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại Ngân hàng Điện Bàn với chức năng chính

Tổ chức sản xuất kinh doanh hàng may mặc xuất khẩu và tiêu thụ nội địa

Tổ chức liên doanh liên tiếp gia công các hàng may mặc (theo hợp đồng) các mặt hàng như: quần Jean, áo sơ mi, áo Jacket, áo quần lính

2 Nhiệm cụ của Xí nghiệp May Điện Bàn:

Xí nghiệp May Điện Bàn luôn có nhiệm vụ và định hướng cho việc phát triển lâu dài một cách vững chắc, đáp ứng ngày càng cao về hàng xuất khẩu, đồng thời qua đó thực hiện các phương án tiến bộ khoa học kỹ thuật, hợp ,lý hoá sản xuất và quy trình công nghệ tiên tiến

+ Tổ chức xây dựng kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng cường công tác nghiên cứu thị trường tiêu thụ, mở rộng thị trường trong và ngoài nước, tìm kiếm khách hàng phát triển dịch vụ gia công xuất khẩu.

+ Kiểm tra quản lý chặt chẽ nguồn nhân lực trong xí nghiệp, vật tư tài sản, nguồn vốn, giảm chi phí kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm, bảo tồn và phát triển nguồn vốn kinh doanh.

+ Thực hiện công tác đào tạo nâng cao trình độ kỹ thuật cho đội ngũ cán bộ công nhân viên, cải thiện đời sống vật chất cho người lao động.

+ Tuyệt đối tuân theo các chính sách pháp luật của nhà nước.

3 Quyền hạn của xí nghiệp:

Được quyền giao dịch, đàm phán, ký kết các hợp đồng kinh tế, ngoại thương, nghiên cứu khoa học kỹ thuật, các hợp đồng liên doanh, liên kết, hợp tác, đầu tư thuộc quyền hạn kinh doanh, đã được quy định đối với các tổ chức, cá nhân, theo chính sách pháp luật của Nhà nước và quy định của xí nghiệp.

Được quyền sử dụng các nguồn lao động, vật tư tài sản tiền vốn theo chế độ hiện hành và phân cấp của công ty được vay vốn kể cả ngoại tệ Được mua ngoại tệ tại ngân hàng

Được tham gia các hội chợ hay triển lãm, tham gia hội nghị quản lý, quảngcáo hàng hóa, hội thảo chuyên đề có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp Vì vậy xí nghiệp mới có thể tiến ra xa hơn trong tương lai

III TỔ CHỨC SẢN XUẤT Ở XÍ NGHIỆP MAY ĐIỆN BÀN1 Công đoạn sản xuất:

Trang 4

Theo quy cách mẫu mã phòng kế hoạch đến phòng kỹ thuật căn cứ vào đó mà tiến hành chỉ đạo cho công nhân may và hoàn thành sản phẩm đúng thời hạn.

2 Quy trình sản xuất:

Do quy trình sản xuất đặc điểm của ngành may mặc là loại hình sản xuất hàng loạt theo quy trình công nghệ khép kín từ khâu đầu đưa vào cho đến giai đoạn cuối đóng gói nhập kho thành phẩm

Tổ chức sản xuất xí nghiệp may gồm các bộ phận:Hai phân xưởng:

+ Phân xưởng cắt:- Bộ phận trải vải

- Bộ phận cắt phá, cắt vòng.+ Phân xưởng may:

- Bộ phận bẻ lộn, gọt bán thành phẩm, làm dấu.- Bộ phận nhặt chỉ

- Bộ phận thu hoá

- Bộ phận KCS theo chuyển kiểm tra chất lượng sản phẩm chung - Bộ phận kỹ thuật theo chuyên môn hướng dẫn nhân công và đúng kỹ thuật

- Phòng kỹ thuật: ra mẫu, giác mẫu, thiết kế chuyển định mức vật liệu, thiết kế mẫu mới

- Tổ điện: kiểm tra điện, sửa chữa máy móc bảo quản máy.

- Tổ là, đóng gói: có nhiệm vụ là xếp hàng theo đúng mẫu quy định, đóng bao bì, đây là khâu đóng gói

SƠ ĐỒ QUY TRÌNH SẢN XUẤT Ở PHÂN XƯỞNG CẮT MAY

Trải

Đóng g i ó

Hoàn thành

Kho thành phẩm

Đóng g i ó

Là KCSThu ho á

May Trải vải

Cắt pháCắt v ng ò

KCSĐóng

g ióKho b n á

Phân xưởng may Phân xưởng cắt

Trang 5

IV ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ, BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HÌNH THỨC KẾ TOÁN ÁP DỤNG TẠI XÍ NGHIỆP MAY ĐIỆN BÀN:

1 Đặc điểm và tình hình:

Xí nghiệp May Điện Bàn không ngừng sản xuất ra các mặt hàng tiêu thụ trong nước mà còn thực hiện các hợp đồng kinh tế là may gia công cho nước ngoài Bằng các nguyên liệu và nguồn lao động đã may ra các loại hàng xuất khẩu mà chủ yếu là áo sơ mi, quần thể thao, áo lính, quần lính hay áo Jacket cao cấp Các mặt hàng này xuất hiện trên thị trường Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canađa, với các nước Cộng hoà Châu Âu Với cá tính đặc thù của sản phẩm may mặc nên xí nghiệp sản xuất theo dây chuyền khép kín tương đối hoàn hảo từ khâu đầu đến khâu cuối

2 Bộ máy quản lý:

Xí nghiệp tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình tập trung và cũng là một đơn vị hạch toán độc lập, chịu sự quản lý trực tiếp của cơ Sở Công nghiệp Quảng Nam

Bộ máy quản lý của xí nghiệp được thể hiện qua sơ đồ sau:

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TẠI XÍ NGHIỆP MAY ĐIỆN BÀN

Gi m á đốc

Ph ng òtổ chức

Ph ng òkế hoạch

Ph ng òkỹ thuật

Ph ng òtài vụ

Trang 6

Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận:

* Giám đốc: Là người đứng đầu xí nghiệp được UBND tỉnh Quảng

Nam ra quyết định bổ nhiệm và giao quyền để quản lý thực hiện phương án kinh tế xã hội của xí nghiệp, trên cơ sở thực hiện quyền làm chủ tập thể của người lao động theo các điều lệ của xí nghiệp Giám đốc chịu trách nhiệm quản lý về mọi mặt cũng như trước pháp luật, cơ quan cấp trên tập thể cán bộ công nhân viên trong toàn xí nghiệp và điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp.

* Phòng tổ chức: Thực hiện việc xây dựng mô hình tổ chức, phân bổ

công việc phù hợp với trình độ và năng lực của từng người, giải thích cán bộ lao động áp dụng một cách hợp lý về mặt hành chính của xí nghiệp Tổ chức lưu trữ các công văn, văn bản chính sách về chế độ của người lao động Hồ sơ cán bộ công nhân viên của xí nghiệp.

* Phòng kế toán: Tổ chức việc hạch toán sự vận động tài sản đảm bảo

cho quá trình kinh doanh của xí nghiệp được tiến hành một cách bình thường, kiểm tra giám sát chặt chẽ các mặt thu chi tài chính, đảm bảo việc ghi chép, giám sát bằng công cụ kế toán tài sản, tiền vốn của xí nghiệp Kiểm tra chặt chẽ từng hoạt động của các bộ phận Có nhiệm vụ lập kế hoạch tài chính theo định kỳ và dài hạn, chuẩn bị vốn đầy đủ, kịp thời cho sản phẩm.

* Phòng kỹ thuật: Tiến hành nghiên cứu các số đồ mẫu mã định mức,

kỹ thuật các mã hàng nhập từ khách hàng theo các hợp đồng đã ký kết ra mẫu, lập sơ đồ cho phân xưởng cắt tiến hành cắt bán thành phẩm các bộ hàng và hướng dẫn kỹ thuật với khách hàng khi cần thiết Định mức lao động cho từng tiểu tác của sản phẩm, dự kiến ra năng suất lao động cho từng công đoạn.

* Phòng KCS: Là những người chịu trách nhiệm trước xí nghiệp về

việc kiểm tra chất lượng nguyên liệu nhập bán thành phẩm và các loại sản phẩm do xí nghiệp sản xuất Ngoài ra còn tham mưu cho phòng kỹ thuật thiết kế mẫu mã.

* Phòng cơ điện: Có nhiệm vụ cung cấp đầy đủ nguồn điện thường

xuyên trong toàn xí nghiệp và các kỹ thuật như máy móc, trang thiết bị, chịu trách nhiệm bố trí máy móc thiết bị trong dây chuyền sản xuất và sửa chữa điều chỉnh kịp thời và khắc phục các sự cố xảy ra trong quá trình sản xuất

Nói tóm lại, tuy mỗi bộ phận có chức năng riêng biệt trong cơ cấu tổ chức nhưng chúng có mối quan hệ chặt chẽ Giám đốc điều hành chung dưới sự giúp đỡ của các phòng ban Các phòng ban hoạt động độc lập nhưng lại gắn bó khá chặt chẽ Nhìn chung ta thấy bộ máy xí nghiệp khá đơn giản, nhưng lại chặt chẽ và linh hoạt thống nhất mối liên hệ chỉ huy trực tiếp nên mọi hoạt động của xí nghiệp hoạt động trôi chảy, đạt kết quả cao

3 Bộ máy kế toán:

Trang 7

Để thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo xủa xí nghiệp giao phó là phản ánh, ghi chép số liệu về việc sử dụng tài sản của đơn vị cũng như theo dõi báo cáo kịp thời tình hình tài chính của xí nghiệp.

Căn cứ vào đặc điểm kinh doanh và quản lý của xí nghiệp, địa bàn kinh doanh dịch vụ tập trung tại một điểm các nghiệp vụ kinh tế diễn ra hằng ngày vơ2í quy mô sản xuất nhỏ nên bộ máy kế toán của xí nghiệp rất gọn nhẹ và đơn giản, 1 nhân viên kế toán kiêm nhiều phần hành công việc của tất cả các khâu kế toán khác

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI XÍ NGHIỆP MAY ĐIỆN BÀN

Chú thích:

Quan hệ trực tuyến: là bộ máy kế toán của xí nghiệp được sự điều hành của kế toán trưởng các kế toán viên trong phòng chịu sự quản lý trực tiếp của kế toán trưởng.

Quan hệ tác nghiệp: là các kế toán viên có mối quan hệ công tác lưu chuyển chứng từ và công tác kiểm tra của kế toán Đảm bảo tính chính xác cuối kỳ hạch toán chi phí của kế toán các kế toán viên phải đối chiếu số liệu với nhau

Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận:

* Kế toán trưởng: đảm nhận chức năng một trưởng phòng tài vụ của

một xí nghiệp, giúp giám đốc tổ chức và chỉ đạo toàn bộ công tác hạch toán kế toán

Tổ chức công tác phân tích hoạt động kinh tế trong xí nghiệp nhằm đánh giá đúng đắn tình hình kết quả và hiệu quả kinh doanh của xí nghiệp, thu nhập lượng thông tin và phân tích thông tin có liên quan đến tài chính kế toán, phát hiện những lãng phí và thiệt hại xảy ra, đảm bảo kết quả hoạt động kinh doanh và lợi nhuận của doanh nghiệp ngày càng cao

Tổ chức kiểm tra, ghi chép, tính toán các khối kinh doanh giám sát các hoạt động của các dịch vụ trong xí nghiệp, chịu trách nhiệm về vốn của xí nghiệp để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh chịu trách nhiệm trước Nhà nước và giám đốc

Kế to n trá ưởng

Kế to n tá ổng hợp kiêm kế to n tiáền mặt,

kế to n công ánợ

Kế to n vá ật liệu kiêm

kế to n átiền lương

Kế to n tiêu áthụ kiêm kế to n phân áxưởng cắt

Thủ quỹ

Trang 8

* Kế toán tổng hợp: điều hành hoạt động của phòng kế toán khi kế toán

trưởng giao phó lập báo cáo quyết toán cuối mỗi quý, năm theo chế độ của Nhà nước, lập bảng cân đối kế toán tổng hợp chi phí để xác định kết quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp

* Kế toán nguyên vật liệu kiêm kế toán TSCĐ: có trách nhiệm theo dõi

nhập xuất nguyên vật liệu, công cụ lao động, TSCĐ phát sinh hằng ngày trong xí nghiệp, đồng thời thu nhập phân loại chứng từ phát sinh về vật liệu, công cụ, TSCĐ để làm căn cứ tổng hợp chi tiết Thanh tra kiểm kê định kỳ đúng chế độ quy định của Nhà nước thống kê sản phẩm của phân xưởng may để báo cáo tiến độ hằng ngày cho giám đốc, phản ánh tình hình tăng giảm của vật liệu, công cụ, tài sản và các mặt hàng nhận hợp đồng gia công trong kỳ có đúng tiến độ hay không để báo cáo kịp thời cho giám đốc có kế hoạch đôn đốc sản xuất

* Kế toán tiêu thụ kiêm kế toán phân xưởng cắt: Phân loại chứng từ,

hạch toán chi tiết và tổng hợp các nhiệm vụ bán hàng, lập tờ khai tính thuế, lập báo cáo lỗ lãi Ngoài ra còn theo dõi thống kê phân xưởng cắt nhằm bắm bắt được số liệu xuất ra theo đúng quy định và định mức tổng số với quy định, tiến hành theo quyết toán với mọi phân xưởng cắt và khách hàng Có nhiệm vụ tìm kiếm thị trường tạo đầu ra cho sản phẩm

* Thủ quỹ: Có nhiệm vụ theo dõi thu chi tiền mặt phát sinh hằng ngày

khi có phiếu thu, phiếu chi của kế toán hợp lệ và đầy đủ các chữ ký của lãnh đạo những người liên quan, khi rút tiền mặt ở ngân hàng và nhập quỹ phải lên báo cáo quỹ phát sinh hằng ngày, định kỳ đối chiếu với kế toán tiền mặt xuất nhập

Ngoài thủ quỹ còn có thủ kho: hàng hóa, nguyên liệu phát sinh hằng ngày, thủ kho có nhiệm vụ phát hioện về chất lượng và mẫu mã của hàng hóa mối khi xuất nhập Báo cáo xử lý hàng hư hỏng, cuối tháng kiểm kê báo cáo theo định kỳ

V HÌNH THỨC KẾ TOÁN ÁP DỤNG TẠI XÍ NGHIỆP MAY ĐIỆN BÀN:1 Hình thức tổ chức: Để phù hợp với hình thức tổ chức bộ máy quản

lý của xí nghiệp được tốt hơn cho nên xí nghiệp sử dụng hình thức kế toán “Chứng từ ghi sổ”.

2 Sơ đồ kế toán “Chứng từ ghi sổ”:

Chứng từ gốc

hợp chứng từ gốc (Bảng kê)Sổ ĐK CT

Sổ kế to n áchi tiết hoặc tờ kê chi tiết

Sổ c iá

B o c o ká á ế to náBảng cân đối

kế to n á

Bảng tổng hợp chi

tiết

Trang 9

Chú thích : Ghi hàng ngàyGhi hằng tháng Quan hệ đối chiếu

3 Trình tự ghi sổ:

Hàng ngày, nhân viên kế toán phụ cấp từng phần hành căn cứ vào chứng từ gốc để kiểm tra để lập các chứng từ ghi sổ Đối với những nghiệp vụ phát sinh nhiều và thường xuyên Chứng từ gốc sau khi đã kiểm tra được ghi vào bảng tổng hợp chứng từ gốc, cuối tháng (hoặc cuối kỳ) căn cứ vào bảng chứng từ gốc để lập các chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ sau khi lập xong chuyển đến kế toán trưởng ký duyệt, sau đó chuyển đến kế toán tổng hợp (có kèm theo chứng từ gốc) để ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và lên sổ cái

Cuối tháng khoá sổ tính ra tổng số tiền các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và tổng số phát sinh nợ, tổng số phát sinh có của từng tài khoản trên sổ cái làm căn cứ để lập bảng cân đối tài khoản Sau khi kế toán đối chiếu bảng cân đối số phát sinh và bảng tổng hợp chi tiết làm căn cứ được sử dụng để lập báo cáo tài chính

Trang 10

Diễn giảiSố tiềnSố hiệu TK

Tổng cộng

Chứng từ ghi sổ là loại chứng từ dùng tập hợp số hiệu chứng từ gốc theo từng loại sự việc và ghi rõ nội dung và sổ cho từng sự việc ấy (ghi nợp TK nào, đối ứng vào bên có của tài khoản ấy) chứng từ ghi sổ có thể lập cho từng chứng từ gốc hoặc có thể lập cho nhiều chứng từ gốc có nội dung kinh tế giống nhau và phát sinh thường cuyên trong tháng Trong trường hợp có nhiều chứng từ gốc có nội dung kinh tế giống nhau và phát sinh thường xuyên kế toán lập bảng tổng hợp chứng từ gốc (Bảng kê).

Cuối tháng hoặc định kỳ căn cứ vào bảng tổng hợp chứng từ gốc để lên chứng từ ghi sổ

VI MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI XÍ NGHIỆP MAY ĐIỆN BÀN:

Biểu 1: Hoạt động kinh doanh qua các năm tại XN May Điện Bàn

Mức (số tiền)%

1Doanh thu thuần 6.140.730.843 7.003.277.417862.546.574142Giá vốn hàng bán 5.002.710.516 5.357.413.148354.702.63273Chi phí bán hàng 45.349.30075.288.64029.739.340 6,534Chi phí QLDN1.008.563.610 1.344.038.039335.474.429 33,35Lợi nhuận KD83.907.417133.204.25749.296.840 58,8

Nhận xét và đánh giá: nhìn chung doanh thu của xí nghiệp May Điện

Bàn năm 2003 tăng hơn so với năm 2002 là 49.296.840 tương ứng với 58,8% có được kết quả như vật là do Xí nghiệp mở rộng mạng lưới Marketing tìm kiếm thị trường khách hàng nângcao chất lượng sản phẩm đầu tư vào công tác quản lý và đặc biệt xí nghiệp nhằm 2 mục tiêu quan trọng

- Khách hàng (thị trường tiêu thụ) - Giảm chi phí và hạ giá thành

+ Giá vốn hàng bán tăng 7% tương ứng với số tiền: 354.702.632 đồng.

Trang 11

+ Chi phí bán hàng tăng 6,53% tương ứng với số tiền: 29.739.340 đồng

+ Chi phí QLDN tăng 33,3% tương ứng với số tiền: 335.474.429 đồng + Doanh thu thuần tăng 14% tương ứng với số tiền là: 862.546.574 đồng

Điều này chứng tỏ 2 năm qua xí nghiệp đã tăng, sản lượng sản phẩm hoàn thành của năm 2003 tăng hơn so với năm 2002 với một đội ngũ cán bộ công nhân viên đông đủ đã dẫn tới chi phí tăng, song lợi nhuận cũng tăng bù đắp vào khoản chi phí và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp

Trang 12

Phần II:

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

TẠI XÍ NGHIỆP MAY ĐIỆN BÀN

I TỔNG QUÁT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM:

1 Một số khái niệm về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:

* Khái niệm về chi phí sản xuất: Là toàn bộ hao phí về lao động sống

và lao động vật hoá mà doanh nghiệp phải chi ra để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kỳ nhất định biểu hiện dưới hình thức tiền tệ

Sau quá trình sản xuất sản xuất bỏ ra chi phí, kết quả sản xuất thu được sản phẩm công việc, lao vụ hoàn thành đáp ứng với nhu cầu tiêu thụ của xã hội gọi là thành phẩm cần phải tính giá thành tức là chi phí bỏ ra sản xuất chúng

* Khái niệm về giá thành sản phẩm: Là những biểu hiện bằng tiền về

lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến một khối lượng sản phẩm công việc.

Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất, kết quả sản xuất các loại sản phẩm vật tư, lao động tiền vốn trong quá trình sản xuất cũng như các giải pháp kinh tế - kỹ thuật nhằm sản xuất khối lượng sản phẩm nhiều nhất với chi phí sản xuất tiết kiệm vào giá thành sản phẩm

2 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:

Về bản chất: chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đều biểu hiện bằng tiền của những hao phí mf xí nghiệp bỏ ra trong hoạt động sản xuất chi phí sản xuất có trước và giá thành sản phẩm có sau.

Về giá trị: chi phí sản xuất có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá thành sản phẩm:

+ Nếu chi phí sản xuất = giá thành sản phẩm khi không có sản phẩm dở dang đầu kỳ và dở dang cuối kỳ, nghĩa là 100% sản phẩm hoàn thành

+ Nếu chi phí sản xuất lớn hơn giá thành sản phẩm khi sản phẩm dở dang đầu kỳ nhỏ hơn sản phẩm dở dang cuối kỳ.

+ Nếu chi phí sản xuất nhỏ hơn giá thành sản phẩm khi sản phẩm dở dang đầu kỳ lớn hơn sản phẩm dở dang cuối kỳ

Để minh hoạ thêm bảng chất về giá trị về mối quan hệ giữa chi phí sản xuất giá thành sản phẩm được thể hiện qua sơ đồ sau:

Trang 13

Qua đó ta thấy được một sự khác nhau giữa chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phụ thuộc vào sản phẩm dở dang mà sản phẩm dở dang phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của xí nghiệp

3 Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:

Trong công tác quản lý xí nghiệp, chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý kinh tế tài chính trong doanh nghiệp Việc hạ giá thành sản phẩm có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng tích luỹ, tăng thu nhập cho CNV tạo nguồn tích luỹ cho Nhà nước

Để phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đòi hỏi phải tăng cường tổ chức công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, đáp ứng đầy đủ trung thực kịp thời yêu cầu cho công tác quản lý, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Căn cứ vào đặc điểm tính chất quy trình công nghệ đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm sản phẩm của xí nghiệp để xác định đúng đắn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành sản phẩm có cơ sở đó tổ chức việc ghi chép ban đầu và nắm vững các phương pháp tính giá thành

- Tính toán ghi chép phản ánh kịp thời đầy đủ các chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm đồng thời kiểm tra tính thực hiện các định mức tiêu hao lao động, vật tư, các dự toán chi phí phục vụ và quản lý sản xuất nhằm thúc đẩy sự kiện, tiết kiệm hợp lý nguyên vật liệu, máy móc thiết bị lao động trong sản xuất cũng như trong quản lý Vạch ra mức độ và nguyên nhân của những lãng phí và thiệt hại ở những khâu sản xuất

- Tổ chức kiểm kê xác định sản phẩm dở dang và tính toán chính xác và kịp thời về giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm, công việc lao vụ và dịch vụ do xí nghiệp sản xuất ra Xác định kết quả hạch toán kinh tế nội bộ của các phân xưởng bộ phận sản xuất trong xí nghiệp

- Lập báo cáo kế toán về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đúng chế độ quy định

II HẠCH TOÁN CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP TẠI XÍ NGHIỆP MAY ĐIỆN BÀN:

NVL, CCDC

phẩm dở dang Hàng

Một kỳ kinh doanh nhất định

Trang 14

1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của xí nghiệp là toàn bộ chi phí nguyên liệu, vật liệu dùng để sản xuất áo sơ mi như: vải, nút, chỉ, kôn và được theo dõi chung cho đối tượng hạch toán chi phí

Để tiện việc theo dõi chi phí NVL trực tiếp kế toán sử dụng chứng từ đó là “Phiếu xuất kho”.

Công cụ: phiếu xuất kho áp dụng trong trường hợp xuất NVL để phục vụ trực tiếp cho việc sản xuất sản phẩm

Để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng tài khoản:

TK 621: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp TK 152 - C: nguyên vật liệu chính

TK 152 - P: nguyên vật liệu phụ.

Trong tháng, xí nghiệp tiến hành xuất kho nguyên vật liệu dùng trực tiếp sản xuất sản phẩm theo đơn giá bình quân

Trang 15

Căn cứ vào các nội dung nghiệp vụ phát sinh trên kế toán tiến hành lập “Phiếu xuất kho” số 07 và số 08 (kèm phụ lục)

Đồng thời hạch toán như sau:

a Trị giá NVL chính: 4.000m x 17.500đ/m = 70.000.000 đồng Nợ TK 621 70.000.000

Có TK 152 (C) 70.000.000b Trị giá NVL phụ để sản xuất áo sơ mi

Nút: 200 lố x 3.500đ/lố = 700.000 đồng Kôn: 150m x 3.600đ/m = 540.000 đồng Chỉ: 100 cuộn x 6.000đ/cuộn = 600.000 đồng

Căn cứ vào “Bảng kê chứng từ ghi có TK 152” kế toán hạch toán như su:

Nợ TK 621 125690.000

Có TK 152 125.690.000 TK 152(C) 122.010.000 TK 152(P) 3.680.000

Trên cơ sở bảng kê ghi có TK 152 kế toán lên chứng từ ghi sổ số 01 (kèm phụ lục)

Trang 16

Cuối kỳ kế toán kết chuyển toàn bộ chi phí NVL trực tiếp vào TK 154 để tính giá thành sản phẩm:

Nhận xét: với cách ths chi phí NVL trực tiếp hiện nay ở xí nghiệp May Xuất khẩu Điện Bàn là rõ ràng, phù hợp, chính xác với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của xí nghiệp so với lý thuyết đã học và thực tế em thấy cũng tương tự nhau, không có gì khác hơn (về phương pháp hạch toán, tài khoản sử dụng và chứng từ sử dụng).

2 Chi phí nhân công trực tiếp:

Chi phí nhân công trực tiếp tại Xí nghiệp May Điện Bàn gồm tiền lương và các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ).

Để tiện theo dõi chi phí nhân công trực tiếp kế toán đã sử dụng chứng từ đó là “Phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành”.

a Công dụng: Phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành để theo dõi số lượng sản phẩm hoàn thành ở từng bộ phận làm căn cứ lập bảng phân bổ tiền lương

b Nội dung: Phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành áp dụng trong trường hợp khi các tổ ở các phân xưởng may hoàn thành xong số lượng sản phẩm được giao đã qua sự kiểm tra chất lượng của tổ KCS.

Để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản:TK 622: chi phí nhân công trực tiếp

TK 334: Phải trả công nhânviênTK 338: Phải trả , phải nộp khác Trong đó: TK 3382: KPCĐ

TK 3383: BHXH

Trang 17

TK 3384: BHYT

Cuối tháng 3 kế toán ở các phân xưởng giao bảng thống kê số lượng sản phẩm hoàn thành lên phòng kế toán tiền lương làm căn cứ lập bảng phân bổ tiền lương Các khoản trích theo lương như (BHXH, BHYT, KPCĐ).

Trong tháng 3/2004 xí nghiệp tính lương và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ cho công nhân sản xuất như:

- Kế toán căn cứ vào các nội dung sau để tính lương và hạch toán + Căn cứ vào phiếu xác nhận thành phẩm.

+ Căn cứ vào tỷ trọng tiền lương của từng bộ phận trong tổng tiền lương để phân bổ cho từng bộ phận

Trong bảng tính đơn giá tiền lương của xí nghiệp thì trong đó:* Công nhân trực tiếp sản xuất (622) 78%

- Công nhân may : 74%- Công nhân cắt : 4%* Công nhân QLPX (627) 12%

Trích bảo hiểm: Kế toán căn cứ vào chế độ quy định về việc trích BHXH, BHYT, KPCĐ là 25% trên tiền lương cơ bản và lương phải trả theo quy định của Nhà nước trong đó:

19%: tính vào chi phí sản xuất

6% tínhvào lương công nhân thực hiện

- Hằng tháng xí nghiệp tiến hành trích lập quỹ BHXH theo tỷ lệ 20% trên tổng số tiền lương thực tế phải trả cho CNV trong tháng, trong đó 5%trừ vào lương CN thực hiện; 15% tính vào chi phí sản xuất

- BHYT được tính theo tỷ lệ 3% tổng số tiền lương phải trả công nhân trong tháng

2%: tính vào chi phí sản xuất 1% trừ vào lương

Trang 18

- KPCĐ được tính 2% trên tổng số tiền lương phải trả CNV trong tháng và được tính hếtvào chi phí sản xuất kinh doanh riêng:

+ BHXH, BHYT được tuính theo lương cơ bản + KPCĐ: được tính theo tổng quỹ lương

Kế toán căn cứ vào tổng quỹ lương cơ bản của Nhà nước quy định và hệ số lương của từng người để xác định lương cơ bản cho cán bộ công nhân viên trong tháng 3/2004 như sau:

Dựa vào bảng đăng ký mua BHCH, BHYT của cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp Ta biết được hệ số lương của bộ phận xí nghiệp, trong đó:

- Bộ phận sản xuất : 189,81.- Bộ phận quản lý phân xưởng : 51,91.- Bộ phận quản lý xí nghiệp : 52,21.* Hạch toán nghiệp vụ cụ thể:

Trong tháng 3/2007 xí nghiệp có phiếu báo sản phẩm hoàn thành như sau:

“ Phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành” (Kèm phụ lục)Với tổng số lượng hoàn thành : 9.623 sản phẩm Đơn giá lương (=50% giá gia công) : 12.500đ/sản phẩm

120.287.500 x 12% = 14.434.500 đồng + Tiền lương nhân viên quản lý xí nghiệp 642:

120.287.500 x 10% = 12.028.750 đồng Tổng số tiền lương phải trả cho nhân viên là:

93.824.250 + 14.434.500 + 12.028.750 = 120.287.500 đồng * Dựa vào hệ số tính lương cơ bản như sau:

+ Bộ phận trực tiếp sản xuất: 189,81 x 290.000 = 55.044.900 đồng + Bộ phận quản lý phân xưởng: 51,91 x 290.000 = 15.053.900 đồng + Bộ phận quản lý xí nghiệp: 52,21 x 290.000 = 15.140.900 đồng

Trang 19

Tổng tiền lương chi cho các bộ phận:

Trang 20

* Bộ phận trực tiếp sản xuất:

BHXH: 55.044.900 x 15% = 8.256.735đ.BHYT: 55.044.900 x 2% = 1.100.898đ.KPCĐ: 93.824.250 x 2% = 1.576.485đ.

Tổng số tiền phải trích:

8.256.735 + 1.100.898 + 1.876.485 = 11.234.118 đ (1)

* Bộ phận quản lý phân xưởng :

BHXH: 15.053.900 x 15% = 2.258.085đ.BHYT: 15.053.900 x 2% = 301.078đ KPCĐ: 14.434.500 x 2% = 288.690đ

Tổng số tiền phải trích:

2.258.085 + 301.078 + 288.690 = 2.847.853đ (2)

* Bộ phận quản lý xí nghiệp :

BHXH: 15.140.900 x 15% = 2.271.135đ.BHYT: 15.140.900 x 2% = 302.818đ KPCĐ: 12.028.750 x 2% = 204.575đ

Tổng số tiền phải trích:

2.271.135 + 302.818 + 240.575 = 2.814.528 đ (3)

Từ (1), (2) và (3) ta có tổng số tiền phải trích ở các bộ phận: 11.234.118 + 2.847.853 + 2.814.528 = 16.896.499đ

Căn cứ vào bảng kê ghi có TK 334 lương phải trả và phải trích BHXH, BHYT, KPCĐ tacó:

+ Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất:Nợ TK 622 93.824.250

TK 3383 8.256.735

Trang 21

3 Hạch toán chi phí sản xuất chung:

Chi phí sản xuất chung tại xí nghiệp là toàn bộ chi phí bỏ ra nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm gồm:

- Chi phí nhân viên : gồm tiền lương và các khoản trích theo lương.- Chi phí vật liệu : kéo, bàn là, thước đo

- Chi phí nguyên liệu: Dầu diezel, nhớt dầu

- Chi phí khấu hao TSCĐ: Chi phí khấu hao TSCĐ - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Tiền điện, điện thoại.- Chi phí bằng tiền khác.

Để theo dõi chi phí sản xuất chung kế toán đã sử dụng các chứng từ như: phiếu xuất kho, phiếu chi, bảng tính trích lương và BHXH, BHYT, KPCĐ bản trích khấu hao TSCĐ

Trang 22

- Phiếu chi: dùng để theo dõi thời gian, lượng tiền mặt chi ra tại quỹ làm cơ sở để ghi vào sổ sách có liên quan

- Bảng trích khấu hao TSCĐ: dùng để phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ đang quá trình sản xuất kinh doanh

* Để theo dõi và phản ánh toàn bộ chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng TK:

TK 627 : Chi phí sản xuất chung và một số tài khoản có liên quan khác: - TK 009 : Nguồn vốn khấu hao cơ bản

- TK 152 : Nguyên liệu, vật liệu- TK 153 : Công cụ, dụng cụ - TK 111 : Tiền mặt

- TK 112 : Tiền gởi ngân hàng - TK 334 : Tiền lương phải trả CNV - TK 338 : Phải trả, phải nộp khác- TK 214 : Khấu hao TSCĐ.

* Hạch toán các nghiệp vụ cụ thể:

+ Trong tháng 6 có tình hình phát sinh như sau:

Ngày 9/3/2004 xuất VL để phục vụ sản xuất sản phẩm gồm: kim may DB#9TSSM: 100 cây, đơn giá 1.140 đồng; Kim may DB#11TSSM: 150 cây, đơn giá 2.000 đồng Kim vắt sổ DC#8: 80 cây, đơn giá 2.500 đồng; Kim đóng nút DP#H14 : 50 cây, đơn giá 4.000 đồng; Kim Uo113#11: 20 hộp, đơn giá 5.000đồng; Kim Uy 128#9: 30 cây, đơn giá 5.000 đồng; phấn cắt 100 hộp, đơn giá 2.000 đồng; bấm chỉ 43 cái, đơn giá 1.500 đồng

Phiếu xuất kho số 03.

Kế toán tiến hành tính toán - lập phiếu và hạch toán như sau:

Phiếu xuất kho số 3 (Kèm phụ lục)

Giá trị phụ liệu xuất dùng phục vụ cho sản xuất sản phẩm

Trang 23

+ Kim may Ub#9TSSM : 100 cây x 1.140đ = 114.000đ.+ Kim may DB#11TSSM : 150 cây x 2.000đ = 300.000đ.+ Kim vắt sổ DC#8 : 80 cây x 2.500đ = 200.000đ.+ Kim đóng nút DP#H14 : 50 cây x 4.000đ = 200.000đ.+ Kim may U113#11 : 20 hộp x 5.000đ = 100.000đ.+ Kim may Uy 128#9 : 30 cây x 5.000đ = 150.000đ.+ Phấn cắt : 100 hộp x 2.000đ = 200.000đ.+ Bút bi : 50 cây x 2.000 đ = 100.000đ.+ Kéo may : 10 cái x 20.000 đ = 200.000đ.+ Bấm chỉ : 43 cái x 15.000 đ = 64.500đ.

Cuối tháng 6 kế toán tập hợp tất cả các phiếu xuất kho phụ liệu dùng cho sản xuất sản phẩm với tổng số tiền: 3.212.500 đồng và phiếu xuất kho về CCDC là 442.000 đồng, kế toán tiến hành lập bảng kê

Bảng kê chứng từ ghi có TK 152 và Bảng kê chứng từ ghi có TK 153(Kèm phụ lục)

Căn cứ vào 2 bảng kê trên kế toán hạch toán như sau:

Trang 24

Tại xí nghiệp chi phí dịch vụ mua ngoài chủ yếu là trả tiền tiêu dùng cho sản xuất sản phẩm, các chi phí này thường trả bằng tiền gởi ngân hàng

Cuối tháng khi có giấy báo về các khoản tiền trên phải trả kế toán tiến hành lập phiếu chi trả qua ngân hàng và căn cứ vào chứng từ đó cuối tháng kế toán lập bảng kê khai có TK 112 (kèm phụ lục) với tổng số tiền 1.215.000 đồng

Căn cứ vào bảng kê có TK 112 kế toán hạch toán như sau: Nợ TK 627 1.215.000

Có TK 112 1.215.000

Đồng thời căn cứ vào bảng kê kế toán lên “Chứng từ ghi sổ số 06” (Kèm phụ lục)

* Hạch toán chi phí khác bằng tiền:

Tại xí nghiệp ngoài các khoản chi phí tiền mặt dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm còn có các khoản chi tiền mặt phục vụ cho sản xuất và quản lý Ngày 09/3/2004 xuất quỹ tiền mặt 80.500 đồng mua dây, bàn ủi, phích cắm điện cho phân xưởng phiếu chi số 08 kế toán tiến hành lập “Phiếu chi số 08” (Kèm phụ lục) đồng thời hạch toán như sau:

Đồng thời hạch toán như sau:Nợ TK 627 1.120.500

Có TK 111 1.120.500

Căn cứ vào bảng kê ghi có TK 111 kế toán lên “Chứng từ ghi sổ số 05” (Kèm phụ lục).

* Hạch toán khấu hao TSCĐ ở phân xưởng sản xuất:

Ở xí nghiệp hiện nay TSCĐ tham gia vào hoạt động sản xuất đến tháng 03/2004 tổng nguyên giá là 1.516.625.373 đồng Trong đó:

+ Nhà cửa vật liệu kiến trúc : 298.632.939đ.

+ Máy móc thiết bị dùng cho SX : 1.217.992.434đ Xí nghiệp tính khấu hao theo phương pháp trực tiếp ta có:

Trang 25

+ TSCĐ thuộc về nhà cửa kiến trúc : 20 năm + TSCĐ thuộc về máy móc thiết bị : 10 năm

Công thức xác định mức khấu hao trung bình hằng năm của TSCĐ:Mức khấu hao TB hằng năm của TSCĐ = Nguyên giá TSCĐThời gian sử dụngTrong đó Nguyên giá TSCĐ được xác định tuỳ theo từng trường hợp hình thành TSCĐ.

Căn cứ vào mức khấu hao trung bình năm của TSCĐ, kế toán tính khấu hao trung bình quý, trung bình tháng theo công thức sau:

Mức khấu hao TB quý của TSCĐ = Mức KHTB năm của TSCĐ

Mức KHTB tháng của TSCĐ = Nguyên giá của TSCĐThời gian sử dụng x 12 thangTheo công thức trên ta có:

+ Mức khấu hao trung bình năm của TSCĐ: Nhà cửa vật kiến trúc = 298.632.939

20 = 14.931.646 đồngMáy móc thiết bị cho sản xuất = 1.217.992.434

10 = 121.799.243 đồng+ Mức khấu hao trung bình quý I của TSCĐ năm 2004:

Nhà cửa vật kiến trúc = 14.931.646

12 x 3 = 3.732.911 đồngTrong đó:

Phân bổ cho bộ phân sản xuất : 3.359.620 đồng Phân bổ cho bộ phân quản lý : 373.291 đồng

Máy móc TB sản xuất= 121.799.243

12 x 3 = 30.449.810 đồngMức khấu hao TSCĐ trong tháng 3 của TSCĐ năm 2004:

Nhà cửa vật kiến trúc = 298.632.939

20 x 12 = 1.244.304 đồng Trong đó : Phân bổ cho bộ phận sản xuất: 1.119.874 đồng

Ngày đăng: 19/10/2012, 16:55

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

SƠ ĐỒ QUY TRÌNH SẢN XUẤT Ở PHÂN XƯỞNG CẮT MAY - Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp may điện bàn.doc
SƠ ĐỒ QUY TRÌNH SẢN XUẤT Ở PHÂN XƯỞNG CẮT MAY (Trang 4)
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TẠI XÍ NGHIỆP MAY ĐIỆN BÀN - Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp may điện bàn.doc
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TẠI XÍ NGHIỆP MAY ĐIỆN BÀN (Trang 5)
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI XÍ NGHIỆP  MAY ĐIỆN BÀN - Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp may điện bàn.doc
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI XÍ NGHIỆP MAY ĐIỆN BÀN (Trang 7)
1. Hình thức tổ chức: Để phù hợp với hình thức tổ chức bộ máy quản - Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp may điện bàn.doc
1. Hình thức tổ chức: Để phù hợp với hình thức tổ chức bộ máy quản (Trang 8)
BẢNG KÊ GHI NỢ TK Chứng từ - Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp may điện bàn.doc
h ứng từ (Trang 9)
Sơ đồ hạch toán - Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp may điện bàn.doc
Sơ đồ h ạch toán (Trang 16)
Sơ đồ hạch toán - Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp may điện bàn.doc
Sơ đồ h ạch toán (Trang 21)
Sơ đồ hạch toán - Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp may điện bàn.doc
Sơ đồ h ạch toán (Trang 26)
Sơ đồ hạch toán như sau - Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp may điện bàn.doc
Sơ đồ h ạch toán như sau (Trang 28)
Bảng kê chứng từ ghi có TK 152 Chứng từ - Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp may điện bàn.doc
Bảng k ê chứng từ ghi có TK 152 Chứng từ (Trang 31)
Bảng kê chứng từ ghi có TK 334 -Lương phải trả - Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp may điện bàn.doc
Bảng k ê chứng từ ghi có TK 334 -Lương phải trả (Trang 32)
Bảng trích BHXH, BHYT, KPCĐ T - Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp may điện bàn.doc
Bảng tr ích BHXH, BHYT, KPCĐ T (Trang 33)
Bảng kê chứng từ ghi có TK 152 Chứng từ - Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp may điện bàn.doc
Bảng k ê chứng từ ghi có TK 152 Chứng từ (Trang 34)
Bảng kê chứng từ ghi có TK 153 Chứng từ - Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp may điện bàn.doc
Bảng k ê chứng từ ghi có TK 153 Chứng từ (Trang 36)
Bảng kê chứng từ ghi có TK 111 Chứng từ - Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp may điện bàn.doc
Bảng k ê chứng từ ghi có TK 111 Chứng từ (Trang 37)
Bảng tính trích khấu hao Tháng 3/2004 - Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp may điện bàn.doc
Bảng t ính trích khấu hao Tháng 3/2004 (Trang 38)
Bảng tính trích khấu hao Quý I/2004 - Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp may điện bàn.doc
Bảng t ính trích khấu hao Quý I/2004 (Trang 38)
Bảng tổng hợp chi phí sản xuất tháng 3/2004 - Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp may điện bàn.doc
Bảng t ổng hợp chi phí sản xuất tháng 3/2004 (Trang 39)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w