TRẮC NGHIỆM4,0 điểm Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái ở đầu câu đúng nhất vào giấy làm bài: “Ông Hai vẫn trằn trọc không sao ngủ được.. Đoạn trích tr
Trang 1Ngữ Văn
PHẦN I TRẮC NGHIỆM(4,0 điểm)
Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái ở đầu câu đúng nhất vào giấy làm bài:
“Ông Hai vẫn trằn trọc không sao ngủ được Ông hết trở mình bên này lại trở mình bên kia, thở dài Chợt ông lão lặng hẳn đi, chân tay nhủn ra, tưởng chừng như không cất lên được…
Có tiếng nói léo xéo ở gian trên Tiếng mụ chủ…Mụ nói cái gì vậy? Mụ nói cái gì mà lào xào thế? Trống ngực ông lão đập thình thịch Ông lão nín thở, lắng tai nghe ra bên ngoài…
Bà Hai bỗng lại cất tiếng:
- Thầy nó ngủ rồi ư? Dậy tôi bảo cái này đã.
Ông Hai bật ngóc đầu dậy, giơ tay trỏ lên nhà trên, ông sít hai hàm răng lại mà nghiến:
- Im! Khổ lắm! Nó mà nghe thấy lại không ra cái gì bây giờ.
Ông lão lại ngả mình nằm xuống, không nhúc nhích.”
(Ngữ văn 9, tập 1)
1 Đoạn trích trên được trích từ tác phẩm nào?
A Lặng lẽ Sa Pa B Làng C Chiếc lược ngà D Những ngôi sao xa xôi
2 Tác giả của tác phẩm có đoạn trích trên là nhà văn nào?
A Kim Lân B Nguyễn Quang Sáng C Nguyễn Thành Long D Lê Minh Khuê
3 Đoạn trích trên được kể ở ngôi thứ mấy?
A Ngôi thứ nhất số ít B Ngôi thứ nhất số nhiều C Ngôi thứ hai D Ngôi thứ ba
4 Đoạn trích trên miêu tả tâm trạng của nhân vật ông Hai ở thời điểm nào?
A Khi mới đi tản cư B Trước khi nghe tin làng mình theo giặc
C Sau khi nghe tin làng mình theo giặc D Khi được tin làng mình không theo giặc
5 Các lời thoại trong đoạn trích được diễn ra dưới hình thức nào?
A Đối thoại B Độc thoại C Độc thoại nội tâm D Độc thoại nội tâm và đối thoại
6 Câu thứ 6 và 7 của đoạn trích kết nối với nhau bằng phép liên kết gì?
A Phép nối B Phép thế C Phép lặp từ ngữ D Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng
7 Trong các từ sau, từ nào là từ tượng hình?
A Nhúc nhích B Lào xào C Thình thịch D Léo xéo
8 Từ “Nó” trong câu “Nó mà nghe thấy lại không ra cái gì bây giờ.” chỉ đối tượng nào?
A Bọn Việt gian B Bọn Tây C Mụ chủ nhà D Không chỉ một đối tượng nào cụ thể
PHẦN II TỰ LUẬN (6,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Tóm tắt truyện “Những ngôi sao xa xôi” của nhà văn Lê Minh Khuê Câu 2 (4,0 điểm): Em hãy cảm nhận vẻ đẹp bài thơ “Ánh trăng” của nhà thơ Nguyễn Duy HƯỚNG DẪN CHẤM
PHẦN I TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm, gồm 8 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm)
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Phương án B A D C D C A C
PHẦN II TỰ LUẬN (6,0 điểm)
1.Câu 1 (2,0 điểm):
Truyện kể về chuyện ba nữ thanh niên xung phong làm thành một tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn là chị Thao, Định và Nho Nhân vật chính của truyện là Phương Định - một cô gái giàu cảm xúc, hay mơ mộng, hồn nhiên và luôn nhớ
về những kỉ niệm của tuổi thiếu nữ, về gia đình và thành phố thân yêu của mình Nhiệm vụ chủ yếu của ba cô gái là san lấp hố bom và phá bom chưa nổ Công việc của họ hết sức nguy hiểm Cuộc sống của ba cô gái tuy khắc nghiệt và nguy hiểm nhưng họ vẫn giữ được niềm vui hồn nhiên và sự mơ mộng của tuổi trẻ Họ rất gắn bó và yêu thương nhau trong tình đồng đội, dù mỗi người một cá tính Ở phần cuối, truyện tập trung miêu tả hành động
và tâm trạng của các nhân vật mà chủ yếu là của Phương Định trong một lần phá bom Trong lần ấy, Nho bị thương và nhận được sự lo lắng, săn sóc của hai người đồng đội
Trang 2Lưu ý: Đây là một truyện ngắn có mạch truyện phát triển theo dòng ý nghĩ và tâm trạng của nhân vật Truyện lại có sự đan xen giữa thời gian hiện tại và quá khứ Vì vậy, khó thể tóm tắt theo kiểu bình thường là tuân theo diễn biến trước sau của truyện Học sinh có thể tóm tắt theo nhiều cách khác nhau Điều cần thiết là nêu được các ý sau: tên của các nhân vật (0,5 đ), nhiệm vụ công việc (0,5 đ), cuộc sống gian khổ nhưng tràn đầy tinh thần lạc quan (0,5 đ), tình đồng đội thắm thiết (0,5 đ)
2.Câu 2 (4,0 điểm):
a/ Yêu cầu về hình thức và kĩ năng:
- Bài làm phải được tổ chức thành một bài làm văn hoàn chỉnh.
- Bài làm cần vận dụng được kĩ năng nghị luận về một bài thơ.
- Có ý thức viết những câu văn có cảm xúc, có chất văn.
b/ Yêu cầu về nội dung:
Trên cơ sở những hiểu biết về bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy, học sinh phải biết chọn
ra những câu thơ, những hình ảnh thơ cần thiết để làm nổi lên được vẻ đẹp của bài thơ (vẻ đẹp nghệ thuật và vẻ đẹp nội dung) Học sinh có thể diễn đạt và sắp xếp ý theo các cách khác nhau Điều quan trọng là đáp ứng được yêu cầu của đề.
b.1/Vẻ đẹp nghệ thuật:
- Bài thơ có sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố tự sự và trữ tình: Bài thơ mang dáng dấp một câu chuyện nhỏ, được kể theo trình tự thời gian Dòng cảm nghĩ trữ tình của nhà thơ men theo dòng tự sự này mà bộc lộ.
- Bài thơ xây dựng được hình ảnh vầng trăng với nhiều tầng ý nghĩa phong phú: Gồm ý nghĩa thực (trăng trong tự nhiên) và ý nghĩa biểu tượng (trăng tượng trưng cho quá khứ nghĩa tình, cho vẻ đẹp bình dị vĩnh hằng của đời sống).
- Bài thơ có giọng điệu tâm tình tự nhiên
b.2/ Vẻ đẹp nội dung: Bài thơ hướng người đọc đến một đạo lí sống đẹp đẽ là đạo lí “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ Vẻ đẹp đạo lí đó bàng bạc trong suốt
cả bài thơ “Ánh trăng”:
- Sự gắn bó giữa người và trăng trong cả thời thơ ấu, rồi thời chiến tranh gian khổ Người với trăng đã thành tri kỉ nghĩa tình.
- Sự lãng quên vầng trăng xưa giữa cuộc sống hiện đại đầy ánh điện của thành phố
- Sự thổn thức thấy mình có lỗi của con người khi tình cờ gặp lại vầng trăng xưa giữa thành phố trong một đêm “đèn điện tắt”: Việc quên hay nhớ một vầng trăng không chỉ dừng lại ở việc quên hay nhớ một vẻ đẹp của thiên nhiên mà quan trọng hơn là quên hay nhớ một quá khứ gian lao nghĩa tình đẹp đẽ với những thử thách, với những hi sinh lớn lao của nhân dân
và đồng đội Dửng dưng với vầng trăng chính là quên đi quá khứ gian khổ mà hào hùng Một lần ngắm trăng chính là ngắm nhìn lại chính mình, chính tâm hồn mình để hướng đến
sự thức tỉnh và hướng thiện.
c.Cách cho điểm:
- Điểm 4: Bài làm đáp ứng các yêu cầu về hình thức, kĩ năng và nội dung Có cách hành văn trôi chảy Bố cục của bài mạch lạc Văn viết có cảm xúc Bài làm có thể còn mắc vài lỗi diễn đạt và chính tả.
- Điểm 2:
+ Bài có lưu ý đến các yêu cầu về hình thức, kĩ năng và nội dung nhưng chưa thể hiện rõ hoặc thể hiện chưa đầy đủ các yêu cầu đó Văn viết theo dõi được, có đoạn suôn Còn mắc vài lỗi diễn đạt và chính tả.
Hoặc:
+ Hiểu nhưng chỉ cảm nhận bài thơ một cách chung chung, chưa có ý thức nhấn mạnh đến
vẻ đẹp của bài thơ Văn viết theo dõi được, có đoạn suôn Còn mắc vài lỗi diễn đạt và chính tả.
- Điểm 1: Bài làm quá tản mạn, xa đề, tối nghĩa.
- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề hoặc chưa làm được gì.