BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCHTRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH ---MAI THỊ BÍCH NGỌC NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH TẬP LUYỆN NGOẠI KHÓA MÔN KARATE-DO C
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH
-MAI THỊ BÍCH NGỌC
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH
TẬP LUYỆN NGOẠI KHÓA MÔN KARATE-DO
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
BẮC NINH – 2017
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH
-MAI THỊ BÍCH NGỌC
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH
TẬP LUYỆN NGOẠI KHÓA MÔN KARATE-DO
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các
số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào.
Tác giả luận án
Mai Thị Bích Ngọc
Trang 4DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BGD-ĐT : Bộ Giáo dục & Đào tạo
BMI : Chỉ số khối cơ thể
Trang 5DANH MỤC CÁC ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG
Trang 6MỤC LỤC
Lời cam đoan
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh
mục các đơn vị đo lường
Mục lục
Danh mục bảng, sơ đồ, biểu đồ
1.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục thể chất và thể 7
1.3 Một số vấn đề cơ bản về xây dựng chương trình môn học ngoại 20
khóa môn Karate-do cho học sinh trung học cơ sở Thành phố Hà Nội
1.3.2 Một số quan điểm mới về xây dựng và đổi mới chương 22trình, sách giáo khoa phổ thông
1.3.3.Các nguyên tắc khi thiết kế, xây dựng chương trình môn học 221.3.4.Những vấn đề cơ bản về xây dựng chương trình ngoại khóa 25môn Karate-do cho học sinh THCS Tp Hà Nội
Trang 71.4.2.Đặc điểm chiến thuật môn Karate-do 30
1.5 Đặc điểm tâm, sinh lý và giải phẫu của học sinh trung học cơ sở 35
1.5.2.Đặc điểm sinh lý, giải phẫu của học sinh trung học cơ sở 38
3.1 Đánh giá thực trạng hoạt động ngoại khóa môn Karate-do của 61
học sinh trung học cơ sở Thành phố Hà Nội
3.1.1 Thực trạng hoạt động Thể dục thể thao ngoại khóa của học 61sinh Trung học cơ sở Thành phố Hà Nội
Trang 83.1.2 Thực trạng hoạt động ngoại khóa môn võ Karate-do tại các 74trường trung học cơ sở Thành phố Hà Nội
3.1.3 Thực trạng mức độ phát triển thể chất của học sinh trung 89học cơ sở Thành phố Hà Nội
3.2 Xây dựng chương trình tập luyện ngoại khóa môn Karate-do
cho học sinh trung học cơ sở Thành phố Hà Nội theo hướng đáp
ứng mục tiêu TDTT trường học và nhu cầu xã hội
103
3.2.2 Xây dựng chương trình tập luyện ngoại khóa môn
Karate-do cho học sinh trung học cơ sở Thành phố Hà Nội theo hướng đáp
ứng mục tiêu TDTT trường học và nhu cầu xã hội
108
3.3 Ứng dụng và đánh giá hiệu quả chương trình tập luyện ngoại
khóa môn Karate-do đã xây dựng cho học sinh trung học cơ sở
Thành phố Hà Nội
118
3.3.2 Đánh giá hiệu quả chương trình tập luyện ngoại khóa
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CỐNG BỐ CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
143
Trang 9DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
luyện TDTT ngoại khóa của học sinh THCS Thành phố HàNội (n=3645)
Sau Tr.66
3.6 Thực trạng CSVC phục vụ tập luyện TDTT NK của học
sinh các trường THCS Tp Hà Nội (n=44)
68
3.7 Thực trạng đội ngũ GV, hướng dẫn viên hướng dẫn tập
luyện TDTT NK tại các trường THCS trên địa bàn Tp HàNội (n=44 trường)
70
3.8 Thực trạng chương trình tập luyện TDTT NK tại các
trường THCS trên địa bàn Tp Hà Nội (n=44)
71
3.9 Thực trạng khó khăn khi tham gia tập luyện TDTT NK của
học sinh các trường THCS tại Hà Nội (n=3645)
72
3.10 Phân phối chương trình tập luyện ngoại khóa môn
Karate-do của HS THCS Tp Hà Nội
Sau Tr.743.11 Thực trạng CSVC phục vụ tập luyện ngoại khóa môn
Karate-do tại các trường THCS Tp Hà Nội (n=30)
77
3.12 Thực trạng đội ngũ HLV, hướng dẫn tập luyện ngoại khóa
môn Karate-do tại các trường THCS Tp Hà Nội (n=30CLB)
79
3.13 Thực trạng và nhu cầu tập luyện ngoại khóa môn Karate-do
của học sinh THCS Tp Hà Nội (n=839)
80
3.14 Kết quả phỏng vấn lựa chọn tiêu chí đánh giá mức độ đáp Sau
Trang 10ng ứng nhu cầu xã hội của chương trình tập luyện ngoại khóa
môn Karate-do cho học sinh THCS Tp Hà Nội (n=30)
Tr.83
3.15 Kết quả kiểm định mức độ tin cậy của các tiêu chí đánh giá
mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội của chương trình tập
luyện ngoại khóa môn Karate-do cho học sinh THCS Tp Hà
Nội (n=30)
Sau Tr.84
3.16 Kết quả kiểm định mức độ tin cậy của các tiêu chí đánh giá
mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội của chương trình tập
luyện ngoại khóa môn Karate-do cho học sinh THCS Tp Hà
Nội (sau khi loại 4 tiêu chí)
Sau Tr.84
3.17 Kết quả phân tích nhân tố khám phá (KMO and Bartlett's
Test) của các nhóm yếu tố đánh giá mức độ đáp ứng
nhu cầu xã hội của chương trình ngoại khóa môn
Karate-do cho học sinh THCS Tp Hà Nội
85
3.18 Kết quả phân tích nhân tố tiêu chí đánh giá mức độ đáp
ứng nhu cầu xã hội của chương trình Karate-do ngoại khóa
cho học sinh THCS thành phố Hà Nội
86
3.19 Thực trạng mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội của
chương trình tập luyện Karate-do ngoại khóa cho HS
THCS Tp Hà Nội
Sau Tr.87
3.20 Kết quả phỏng vấn lựa chọn tiêu chí đánh giá mức độ
phát triển thể chất cho học sinh THCS Tp Hà Nội (n=38)
90
3.21 Thực trạng phát triển thể chất của học sinh THCS Thành
phố Hà Nội (n=2400)
Sau Tr.913.22 Kết quả phân loại trình độ thể lực của học sinh theo
quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (n=2400)
93
3.23 So sánh thể chất của học sinh lớp 6 (11 tuổi) Tp Hà Nội
theo từng nhóm đối tượng tập luyện TDTT ngoại khóa
(n=600)
Sau Tr.95
3.24 So sánh thể chất của học sinh lớp 7 (12 tuổi) Thành phố Hà
Nội theo từng nhóm đối tượng tập luyện TDTT ngoại khóa
(n=600)
Sau Tr.95
3.25 So sánh thể chất của học sinh lớp 8 (13 tuổi) Thành phố Hà
Nội theo từng nhóm đối tượng tập luyện TDTT ngoại khóa
(n=600)
Sau Tr.95
Trang 11ng3.26 So sánh thể chất của học sinh lớp 9 (14 tuổi) Tp Hà Nội
theo từng nhóm đối tượng tập luyện TDTT ngoại khóa
(n=600)
Sau Tr.953.27 Tổng hợp các test đánh giá thể chất qua tham khảo tài liệu 1023.28 Kết quả phỏng vấn lựa chọn tiêu chuẩn và tiêu chí xây
dựng chương trình ngoại khóa môn Karate-do cho học sinh
THCS Thành phố Hà Nội (n=30)
Sau Tr.105
3.29 Phân phối chương trình tập luyện ngoại khóa môn
Karate-do cho học sinh THCS thành phố Hà Nội
Sau Tr.1093.30 Kết quả xin ý kiến chuyên gia đánh giá về chương trình tập
luyện ngoại khóa môn Karate-do được xây dựng cho học
sinh THCS Tp Hà Nội (n=6)
110
3.31 So sánh chương trình tập luyện ngoại khóa môn Karate-do
luận án đã xây dựng cho học sinh THCS Tp Hà Nội và
chương trình cũ thường được sử dụng tại các CLB
3.34 Kết quả phỏng vấn lựa chọn tiêu chuẩn đánh giá hiệu
quả chương trình tập luyện ngoại khóa môn Karate-do cho
học sinh THCS Tp Hà Nội (n=30)
122
3.35 Kết quả kiểm tra mức độ phát triển thể chất của học
sinh khối 6 các nhóm đối chứng và thực nghiệm thời điểm
trước thực nghiệm (n= 172)
Sau Tr.123
3.36 Kết quả kiểm tra mức độ phát triển thể chất của học
sinh khối 7 các nhóm đối chứng và thực nghiệm thời điểm
trước thực nghiệm (n= 171)
Sau Tr.123
3.37 Kết quả kiểm tra mức độ phát triển thể chất của học
sinh khối 8 các nhóm đối chứng và thực nghiệm thời điểm
trước thực nghiệm (n= 157)
Sau Tr.123
3.38 Kết quả kiểm tra mức độ phát triển thể chất của học
sinh khối 9 các nhóm đối chứng và thực nghiệm thời điểm
trước thực nghiệm (n= 137)
Sau Tr.1233.39 Kết quả phân loại trình độ thể lực của học sinh các nhóm 123
Trang 12ng đối chứng và thực nghiệm theo quy định của Bộ Giáo dục
và Đào tạo thời điểm trước thực nghiệm (n=637)
3.40 So sánh hạnh kiểm năm học 2014-2015 của học sinh các
nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm (thời điểm
trước thực nghiệm) (n=637)
125
3.41 Tỷ lệ học sinh năng khiếu được phát hiện, bồi dưỡng và đạt
thành tích thể thao của học sinh nhóm đối chứng 2 năm
học 2014-2015 (n=318)
126
3.42 Kết quả kiểm tra mức độ phát triển thể chất của học
sinh khối 6 các nhóm đối chứng và thực nghiệm thời
điểm sau thực nghiệm (n= 172)
Sau Tr.127
3.43 Kết quả kiểm tra mức độ phát triển thể chất của học
sinh khối 7 các nhóm đối chứng và thực nghiệm thời
điểm sau thực nghiệm (n=171)
Sau Tr.127
3.44 Kết quả kiểm tra mức độ phát triển thể chất của học
sinh khối 8 các nhóm đối chứng và thực nghiệm thời
điểm sau thực nghiệm (n= 157)
Sau Tr.127
3.45 Kết quả kiểm tra mức độ phát triển thể chất của học
sinh khối 9 các nhóm đối chứng và thực nghiệm thời
điểm sau thực nghiệm (n= 137)
Sau Tr.127
3.36 Nhịp tăng trưởng thể chất của học sinh THCS Thành phố
Hà Nội sau 1 năm học thực nghiệm (n=637)
Sau Tr.1283.47 Kết quả phân loại trình độ thể lực của học sinh các nhóm
đối chứng và thực nghiệm theo quy định của Bộ Giáo dục
và Đào tạo thời điểm sau 1 năm thực nghiệm (n= 637)
Sau Tr.130
3.48 So sánh hạnh kiểm năm học 2015-2016 của học sinh các
nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm sau 1 năm học
thực nghiệm (n=637)
132
3.49 Tỷ lệ học sinh năng khiếu được phát hiện, bồi dưỡng và đạt
thành tích thể thao của học sinh các nhóm đối chứng và
thực nghiệm năm học 2015-2016 (n=637)
Sau Tr.132
3.50 Số lượng học sinh tham gia tập luyện thường xuyên tại các
nhóm đối chứng và thực nghiệm sau 1 năm thực nghiệm
134
3.51 Khảo sát mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội của chương
trình tập luyện ngoại khóa môn Karate-do cho HS THCS Tp
Hà
Sau Tr.135
Trang 13ồ 3.1 Tỷ lệ học sinh tham gia tập luyện ngoại khóa các môn thể
thao (theo giới tính) tại các trường THCS trên địa bàn Tp
Hà Nội
62
3.2 Tỷ lệ học sinh tham gia tập luyện ngoại khóa các môn thể
thao (theo môn thể thao) tại các trường THCS trên địa
năm thực nghiệm
Sau Tr.1293.8 Nhịp tăng trưởng thể chất của nam học sinh lớp 8 sau
1 năm thực nghiệm
Sau Tr.1293.9 Nhịp tăng trưởng thể chất của nữ học sinh lớp 8 sau 1
năm thực nghiệm
Sau Tr.1293.10 Nhịp tăng trưởng thể chất của nam học sinh lớp 9 sau
1 năm thực nghiệm
Sau Tr.1293.11 Nhịp tăng trưởng thể chất của nữ học sinh lớp 9 sau 1
năm thực nghiệm
Sau Tr.129
Trang 14PHẦN MỞ ĐẦU
TDTT trường học bao gồm hoạt động GDTC bắt buộc và hoạt độngTDTT tự nguyện của HS, SV trong trường học các cấp thuộc hệ thống giáo dụcquốc dân, là bộ phận cơ bản và quan trọng của nền TDTT nước ta Phát triểnTDTT trường học có ý nghĩa chiến lược to lớn, một mặt nhằm nâng cao sứckhoẻ, thể lực, bồi dưỡng các phẩm chất đạo đức, nhân cách và lối sống tíchcực, lành mạnh cho HS, SV, góp phần tích cực chuẩn bị nguồn nhân lực chấtlượng cao, mặt khác nhằm góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu, pháttriển tài năng thể thao cho đất nước
Tính tới hết năm 2015, nước ta có trên 23 triệu HS, SV (chiếm hơn mộtphần tư dân số), đây là nguồn nhân lực quan trọng trong tương lai sẽ thamgia vào quá trình phát triển đất nước, do vậy làm tốt công tác TDTT trườnghọc sẽ góp phần tích cực chuẩn bị thế hệ trẻ về sức khoẻ, thể lực và các phẩmchất đạo đức, tâm lí đáp ứng các yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc trongthời kỳ mới Chính vì vậy, phát triển thể chất cho HS trong trường học các cấp
là vấn đề cần thiết và cấp thiết
Trong những năm gần đây, công tác TDTT trường học đã có tiến bộ đáng
kể Theo thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tính đến năm 2014, cảnước có trên 90% số trường học thực hiện tốt chương trình GDTC chính khoátheo quy định; Trên 60% số trường học có hoạt động TDTT ngoại khoá; Hìnhthức tổ chức và nội dung tập luyện TDTT của HS, SV ngày càng đa dạng và dần
đi vào nền nếp; Các hoạt động thi đấu thể thao từ trung ương đến cơ sởngày càng phát triển đa dạng; Đội ngũ GV, giảng viên TDTT ở các trường họcđược đào tạo nâng cao kiến thức, từng bước đáp ứng được yêu cầu vềchuyên môn, nghiệp vụ; CSVC, sân chơi, bãi tập, công trình thể thao, dụng cụtập luyện thi đấu thể thao ở trường học các cấp đã bước đầu được quyhoạch và dần đầu tư xây dựng Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạtđược, ở một số cơ sở, công tác GDTC trong trường học chưa được quan tâmđúng mức, thậm chí có lúc còn bị coi nhẹ, thiếu bình đẳng so với các môn họckhác Hệ thống các cơ sở, sân bãi phục vụ GDTC và TDTT trường học còntrong tình trạng thiếu thốn, lạc hậu, không chỉ trong các trường phổ thông
mà cả trong khối các trường đại học, cao đẳng; Hệ thống tổ chức quản lý nhànước về GDTC và thể thao trường học luôn bị thay đổi, phân tán dẫn tới hiệu
Trang 15quả hoạt động hạn chế; Nội dung hoạt động thể
Trang 16thao ngoại khoá trong nhà trường còn nghèo nàn, chưa thực sự tạo được sựhứng thú cho HS, SV GV thể dục còn thiếu về số lượng, hạn chế về chấtlượng chuyên môn; Chế độ, chính sách đối với đội ngũ GV thể chất cònnhiều bất cập Có nhiều nguyên nhân dẫn tới thực trạng trên như: Nhậnthức của cán bộ GV và sinh viên về GDTC chưa thực sự đúng đắn; Chất lượnggiờ học GDTC nội khóa còn chưa cao; CSVC còn nghèo nàn, lạc hậu; Việc tổ chứcTDTT ngoại khóa cho HS đạt hiệu quả thấp, không tạo được hứng thú cho họcsinh tham gia tập luyện
Hiện nay, GDTC cho học sinh THCS được áp dụng theo phân phốichương trình chuẩn của BGD-ĐT áp dụng từ năm học 2009-2010 với tổng số 70tiết/ năm, tương đường 02 tiết/tuần (mỗi tiết học 45 phút) Để đảm bảokhối lượng kiến thức quy định và hoàn thành được mục tiêu của GDTC lànâng cao sức khoẻ, thể lực; bồi dưỡng các phẩm chất đạo đức nhân cách vàlối sống tích cực, lành mạnh cho HS, SV, góp phần tích cực chuẩn bị nguồnnhân lực có chất lượng cao; góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu, pháttriển tài năng thể thao cho đất nước, việc tiến hành các hoạt động TDTT ngoạikhóa là cần thiết
Như đã biết, mục đích của tập luyện TDTT ngoại khoá là tổ chức các hoạtđộng TDTT vào những thời gian nhàn rỗi của học sinh 1 cách lành mạnh và cónội dung; Giáo dục những hiểu biết và những kiến thức sử dụng một cách tựgiác các phương tiện giáo dục TDTT khác nhau trong đời sống và hoạt độnghàng ngày Những buổi tập ngoại khoá có nội dung khác nhau sẽ giúp chohọc sinh nắm được nội dung trong chương trình học tập về TDTT, cũng nhưđáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn rèn luyện thân thể ngoài ra còn giúp cho việchoàn thiện các môn thể thao tự chọn Tổ chức TDTT ngoại khoá sẽ giúp cho các
em hình thành được những phẩm chất đạo đức tốt, những phẩm chất về ý chí
có tác dụng giúp cho việc phát triển những kỹ năng sống cơ bản và giáo dụctinh thần trách nhiệm đối với việc học tập và các hoạt động tập thể ở nhàtrường Có nhiều môn thể thao được lựa chọn cho hoạt động ngoại khóa tạicác trường THCS trên cả nước, trong đó không thể không kể tới môn võKarate-do, 1 trong 19 môn thể thao được tổ chức trong các giải thi đấu hàngnăm cho học sinh trong trường học các cấp
Theo kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả trong và ngoại nước, đưa
võ thuật vào giảng dạy ngoại khóa trong trường học các cấp là một hình thức
Trang 17rèn luyện thể chất cho học sinh hiệu quả, bên cạnh đó còn rèn luyện cho họcsinh ý
Trang 18chí vượt khó, khổ luyện, ý thức và đặc biệt là kỷ luật và sự “tôn sư trong đạo”.Đây cũng là vấn đề mà trong giáo dục nói chung và trong từng nhà trường nóiriêng rất muốn rèn luyện cho học sinh của mình Tại Việt Nam, Đảng và Nhànước cũng như các cấp bộ, ngành đã nhận thấy tính hiệu quả của việc đưa
võ thuật giảng dạy trong nhà trường Cụ thể, tại “Quyết định số72/2008/QĐ- BGDĐT ngày 23/12/2008 của Bộ trưởng BGD-ĐT về việc quy định
tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa cho HS, SV” [14] và ý kiến chỉ đạo của PhóThủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trong Hội nghị triển khai công tác ngành Vănhóa, Thể thao và Du lịch ngày 17/2/2009, tại Hà Nội đã chỉ rõ: “…Vận độngngười dân tập thể dục thường xuyên, đưa võ cổ truyền vào nhà trường, phátđộng những cuộc thi võ cổ truyền trên cả nước…”
Xuất xứ từ đảo Okinawa, một thuộc địa của Nhật trước đây, Karate-dođược phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới với nguyên tắc tập đơn giản, dễtập gồm 3 nội dung chủ yếu là: Kihon (kỹ thuật căn bản), Kata (quyền) vàKumite (thi đấu đối kháng) Và Nhật Bản là quốc gia đầu tiên đưa môn võ nàyvào giảng dạy trong các trường Đại học từ thế kỷ XVIII Kết quả, cả một thế
hệ mới của người dân Nhật Bản đã có nền tảng thể lực vững vàng và ý chívươn nên trong mọi lĩnh vực
Karate-do hiện đại được phát triển gồm rất nhiều hệ phái nhưng có thể
kể tới 4 hệ phái chính sau: Shotokan ; Goju-ryu, Wado-ryu và Shito-Ryu, trong
đó hệ phái phát triển mạnh nhất tại miền Bắc Việt Nam nói chung và khu vực
Hà Nội nói riêng là Shotokan-Ryu Karate-do rất thích hợp trong tổ chức tậpluyện TDTT ngoại khóa cho học sinh trong trường học các cấp nói chung và họcsinh THCS nói riêng do yêu cầu đơn giản về CSVC, đảm bảo tốt các yêu cầu vềgiáo dục, giáo dưỡng thể chất cũng như được đông đảo học sinh yêu thích tậpluyện
Thành phố Hà Nội với đặc thù là Trung tâm hành chính, chính trị, kinh tếcủa cả nước, dân cư tập trung đông đảo, cơ sở hạ tầng dành cho tập luyện TDTT,nhu cầu tập luyện TDTT của người dân trên địa bàn tuy có tăng trong thời giangần đây nhưng nhìn chung, tỷ lệ chưa cao Học sinh trong Tp Hà Nội, ngoài cáchoạt động học tập, thời gian dành cho hoạt động vui chơi, giải trí nhiều hơn
so với các bạn bè ở khu vực nông thôn, các loại hình giải trí cũng đa dạng vàphong phú hơn Tuy nhiên, do áp lực học tập và những loại hình giải trí khác đãdẫn tới sự thiếu vận động trong một bộ phận không nhỏ HS, SV dẫn tới các
Trang 19bệnh “thời đại” không ngừng phát triển như: cận thị, béo phì, cong vẹo cộtsống, thể chất
Trang 20Xuất phát từ ý nghĩa và tầm quan trọng của GDTC đối với học sinh; Thựctrạng những hạn chế về mặt thể chất của học sinh trường THCS trên địa bàn Tp.
Hà Nội cũng như định hướng của Đảng và Nhà nước về việc nâng cao thể chất
và tầm vóc người Việt Nam và việc đưa võ thuật vào giảng dạy trong nhà trường
các cấp, chúng tôi mạnh dạn tiến hành: “Nghiên cứu xây dựng chương trình tập luyện ngoại khóa môn Karate-do cho học sinh Trung học cơ sở Tp Hà Nội”.
Mục đích nghiên cứu
Tiến hành xây dựng chương trình tập luyện ngoại khóa môn Karate-dotheo hướng đáp ứng mục tiêu TDTT trường học và nhu cầu xã hội, bước đầu ứngdụng và đánh giá hiệu quả chương trình xây dựng Kết quả nghiên cứu của luận
án sẽ xây dựng được chương trình tập luyện ngoại khóa môn Karate-dothống nhất cho học sinh THCS Tp Hà Nội, góp phần nâng cao chất lượngGDTC ngoại khóa nói riêng và nâng cao hiệu quả công tác TDTT trường học nóichung cho học sinh THCS Tp Hà Nội
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, đề tài giải quyết các nhiệm
vụ nghiên cứu sau:
Nhiệm vụ 1 Đánh giá thực trạng hoạt động ngoại khóa môn Karate-do cho
học sinh THCS Tp Hà Nội
Trang 21Nhiệm vụ 2 Xây dựng chương trình tập luyện ngoại khóa môn Karate-do
cho học sinh THCS Tp Hà Nội theo hướng đáp ứng mục tiêu TDTT trường học
và nhu cầu xã hội
Nhiệm vụ 3 Ứng dụng và đánh giá hiệu quả chương trình tập luyện ngoại
khóa môn Karate-do đã xây dựng cho học sinh THCS Tp Hà Nội
Giả thuyết khoa học
Qua quan sát thực tiễn công tác TDTT ngoại khóa cho học sinh THCStrên địa bàn Tp Hà Nội cũng như phỏng vấn trực tiếp các GV thể dục cho thấy:Việc tổ chức TDTT NK chưa thực sự có hiệu quả do chưa lựa chọn được nhữngmôn thể thao hợp lý cũng như chưa xây dựng được nội dung và hình thức
tổ chức ngoại khóa các môn thể thao phù hợp với đối tượng học sinhTHCS Karate-do là môn võ thuật được yêu thích và được tổ chức tập luyệnngoại khóa dưới hình thức CLB ở rất nhiều trường THCS trên địa bàn Tp HàNội Tuy nhiên, chương trình tập luyện ngoại khóa môn Karate-do hiện tạichưa thực đáp ứng mục tiêu TDTT trường học và nhu cầu xã hội Nếu xâydựng được chương trình tập luyện ngoại khóa môn Karate-do phù hợp chohọc sinh THCS Tp Hà Nội theo hướng đáp ứng mục tiêu TDTT trường học vànhu cầu xã hội, số lượng học sinh tham gia tập luyện TDTT NK môn Karate-do
sẽ tăng cao, hiệu quả của tập luyện ngoại khóa môn Karate-do cũng đượcnâng cao, hiệu quả công tác GDTC sẽ vì thế mà tốt hơn, mức độ đáp ứng mụctiêu TDTT trường học cũng vì thế đạt cao hơn
Ý nghĩa khoa học của luận án
Hệ thống hóa, bổ sung và hoàn thiện các kiến thức lý luận về các vấn đềliên quan tới GDTC và hoạt động TDTT NK, các kiến thức chuyên môn về xâydựng chương trình tập luyện ngoại khóa nói chung và xây dựng chương trìnhtập luyện ngoại khóa môn Karate-do cho học sinh THCS Tp Hà Nội nói riêngtheo hướng đáp ứng mục tiêu của TDTT trường học và nhu cầu xã hội
Ý nghĩa thực tiễn của luận án
Luận án đánh giá được thực trạng hoạt động TDTT NK và hoạt độngngoại khóa môn Karate-do của học sinh THCS Tp Hà Nội; Lựa chọn được 18tiêu chí đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội của chương trình tậpluyện ngoại khóa môn Karate-do thuộc 5 tiêu chuẩn, trên cơ sở đó, đánh giáthực trạng chương trình tập luyện ngoại khóa môn Karate-do theo đai đẳng
Trang 22Từ kết quả phân tích cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc xây dựngchương trình tập luyện ngoại khóa môn Karate-do cho học sinh THCS Tp HàNội theo hướng đáp ứng mục tiêu TDTT trường học và nhu cầu xã hội, luận án
đã lựa chọn được 32 tiêu chí thuộc 7 tiêu chuẩn làm căn cứ xây dựngchương trình Trên cơ sở đó, tiến hành xây dựng chương trình tập luyện ngoạikhóa môn Karate-do cho học sinh THCS Tp Hà Nội trong 4 năm học gồm 10chương trình nhỏ, tương ứng 10 cấp đai (10 Kyu - từ đai trắng Kyu 10 tới đaiđen nhất đẳng)
Luận án đã tiến hành ứng dụng chương trình tập luyện ngoại khóamôn Karate-do đã xây dựng cho học sinh THCS Tp Hà Nội trong thực tiễn vàđánh giá hiệu quả trên các mặt: Mức độ đáp ứng mục tiêu TDTT trường học(gồm đánh giá mức độ phát triển thể chất, hiệu quả giáo dục đạo đức, mụctiêu phát hiện và bồi dưỡng tài năng thể thao và mục tiêu phát triển phong tràoTDTT NK) và đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội (gồm mức độ đáp ứngnhu cầu sinh lý căn bản; nhu cầu an toàn; nhu cầu được giao lưu tình cảm vàhoạt động tập thể; nhu cầu được quý trọng, kính mến và nhu cầu tự thể hiệnbản thân) Chương trình ứng dụng đã bước đầu cho hiệu quả nhất định
Trang 23CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục thể chất và thể dục thể thao trường học
TDTT trường học bao gồm hoạt động GDTC bắt buộc và hoạt độngTDTT tự nguyện của HS, SV trong trường học các cấp thuộc hệ thống giáo dụcquốc dân, là bộ phận cơ bản và quan trọng của nền TDTT nước ta Vấn đề này
đã được làm rõ trong các văn bản, chỉ thị của Đảng và Nhà nước về lĩnh vựcGDTC và TDTT trường học Cụ thể:
Hiến pháp Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 1992 tại Điều 41 đã quyđịnh: "Nhà nước và xã hội phát triển nền thể dục, thể thao dân tộc, khoa học
và nhân dân Nhà nước thống nhất quản lý sự nghiệp phát triển thể dục, thểthao; quy định chế độ GDTC bắt buộc trong trường học; khuyến khích và giúp
đỡ phát triển các hình thức tổ chức thể dục, thể thao tự nguyện của nhândân, tạo các điều kiện cần thiết để không ngừng mở rộng các hoạt động thểdục, thể thao quần chúng, chú trong hoạt động thể thao chuyên nghiệp, bồidưỡng các tài năng thể thao” [74]; Trong Hiến pháp Nước Cộng hòa XHCN ViệtNam sửa đổi năm 2013 tại Điều 37 đã quy định: "Thanh niên được Nhà nước,gia đình và xã hội tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trítuệ, bồi dưỡng đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân; đi đầutrong công cuộc lao động sáng tạo và bảo vệ Tổ quốc" [78]
Chỉ thị số 36/CT/TW ngày 24-03-1994 của Ban Bí thư Trung ương Đảng(khóa VII) đã giao trách nhiệm cho Bộ GD-ĐT và Tổng cục TDTT thườngxuyên phối hợp chỉ đạo tổng kết công tác GDTC, cải tiến chương trình giảngdạy, tiêu chuẩn rèn luyện thân thể, đào tạo GV TDTT cho trường học các cấp,tạo những điều kiện cần thiết về CSVC để thực hiện chế độ GDTC bắt buộc ở tất
cả các trường học, làm cho việc tập luyện TDTT trở thành nếp sống hàng ngàycủa hầu hết HS, SV, qua đó phát hiện và tuyển chọn được nhiều tài năng thểthao cho quốc gia [4]
Các Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, XI của Đảng đã xácđịnh những quan điểm cơ bản và chủ trương lớn trong công tác TDTT của thời
kỳ đổi mới Chăm sóc sức khỏe, tăng cường thể chất của nhân dân luôn đượccoi là một nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước ta Nhiệm vụ xâydựng và bảo vệ Tổ quốc đòi hỏi nhân dân ta phải có sức khỏe dồi dào, thể
Trang 24chất cường
Trang 25tráng, tinh thần phấn khởi Vận động TDTT là một biện pháp hiệu quả để tăngcường lực lượng sản xuất và lực lượng quốc phòng của nước nhà Đó chính lànhững quan điểm của Đảng ta về phát triển sự nghiệp TDTT ở Việt Nam [5],[6], [8]
Từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III, năm 1960 đến Đại hội Đảng toànquốc lần thứ XI, năm 2011, trong các văn kiện và nghi ̣ quyết Đại hội, Trungương đều nêu quan điểm chỉ đạo công tác TDTT trong cả nhiệm kỳ Đồng thờitrong một số nhiệm kỳ, Ban chấp hành Trung ương đảng đã ban hành chỉ thi, nghị ̣ quyết chuyên đề về công tác TDTT
Hoạt động TDTT lần đầu tiên được luật hóa thông qua là Pháp lệnh TDTTđược ban hành năm 2000 [75] Sau một thời gian dài chuẩn bị, năm 2006Luật TDTT được Quốc hội thông qua, ghi dấu ấn mới cho sự phát triển TDTTcủa nước nhà Luật TDTT đã dành riêng một mục gồm 6 điều để quy định vềcông tác GDTC và hoạt động thể thao trong nhà trường, đây là cơ sở pháp lý
để tăng cường trách nhiệm đối với công tác TDTT nói chung, công tác TDTTtrong trường học nói riêng [77]
Không chỉ lãnh đạo TDTT và GD&ĐT bằng đường lối, chính sách, màNhà nước còn đề ra những giải pháp chỉ đạo thực hiện hiệu quả Mộttrong những giải pháp là đẩy mạnh công tác xã hội hóa (XHH) GD và TDTT.Với quan điểm GD và TDTT là sự nghiệp của toàn dân, Chính phủ đã ban hànhNghị quyết số 05/NQ-CP về việc đẩy mạnh XHH các lĩnh vực GD và TDTT (2005)
về chính sách XHH đối với các hoạt động trong lĩnh vực GD, dạy nghề, vănhóa, thể thao nhằm huy động nguồn lực của toàn xã hội cho sự nghiệp GD vàTDTT Các văn bản này đã tạo cơ sở pháp lý để các ngành đẩy mạnh công tácXHH, làm cho mọi thành phần trong xã hội đổi mới quan điểm, nhận thức vàgiải pháp thực hiện XHH, tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia HĐ và đầu tưcác nguồn lực để phát triển công tác GDTC và phong trào thể thao cho mọingười, nâng cao thành tích thể thao đỉnh cao và hội nhập quốc tế [92]
Theo Luật Thể dục, Thể thao được ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2006của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Giáo dục thể chât vàthể thao trong nhà trường bao gồm 2 nội dung chính:
“GDTC là môn học chính khoá thuộc chương trình giáo dục nhằm cungcấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản cho người học thông qua các bài tập và
Trang 26Nghị định số 11/2015/NĐ-CP ngày 31/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ
“Quy định về GDTC và hoạt động thể thao trong nhà trường”: “GDTC trong nhàtrường là nội dung giáo dục, môn học bắt buộc, thuộc chương trình giáo dụccủa các cấp học và trình độ đào tạo, nhằm trang bị cho trẻ em, HS, SV các kiếnthức, kỹ năng vận động cơ bản, hình thành thói quen luyện tập thể dục, thểthao để nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, tầm vóc, góp phần thực hiệnmục tiêu giáo dục toàn diện” [96]
Chiến lược phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2020 đã dành riêng mộtphần quan trọng cho GDTC và hoạt động thể thao trường học Đề cập đếnnhững yếu kém, tồn tại của công tác GDTC, Chiến lược đã nêu: “Công tác GDTCtrong nhà trường và các hoạt động thể thao ngoại khóa của HS, SV chưađược coi trọng, chưa đáp ứng yêu cầu duy trì và nâng cao sức khỏe cho HS, làmột trong số các nguyên nhân khiến cho thể lực và tầm vóc người Việt Namthua kém rõ rệt so với một số nước trong khu vực… Chương trình chính khóacũng như nội dung hoạt động ngoại khóa còn nghèo nàn, chưa hợp lý, khônghấp dẫn HS tham gia các hoạt động thể thao ngoại khóa” [93, tr.5] Trong đó đãnêu ra các chỉ tiêu đến năm 2015 có 100% số trường phổ thông thực hiệnđầy đủ chương trình GDTC nội khóa, 45% số trường phổ thông có CLB TDTT, cóCSVC đủ phục vụ cho hoạt động TDTT, có đủ GV và hướng dẫn viên TDTT,thực hiện tốt hoạt động thể thao ngoại khóa, 75% số HS được đánh giá vàphân loại thể lực theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể [93]
Nhằm phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam để nâng cao chấtlượng nguồn nhân lực, phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH, Thủ tướng đã phê duyệt
Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2030; trong đó có chương trình phát triển thể lực, tầm vóc bằng giải pháp tăngcường GDTC Một trong những nội dung chủ yếu của chương trình này là:
2011-“Đảm bảo chất lượng dạy và học TD chính khóa, các hoạt động thể thao ngoại
Trang 27khóa cho HS, xây
Trang 28dựng chương trình GDTC hợp lý ” và “Tận dụng các công trình TDTT trên địa bàn để phục vụ cho hoạt động GDTC trong trường học” [94, tr.162]
Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 01 tháng 12 năm 2011
về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về TDTTđến năm 2020: “Mục tiêu của Nghị Quyết này là nhằm tiếp tục hoàn thiện
bộ máy tổ chức, đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thể dục,thể thao; tăng cường CSVC, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, công nghệ làmnền tảng phát triển mạnh mẽ và vững chắc sự nghiệp TDTT; đến năm2020”[7]; Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số08NQ/TW ngày 01/12/2011 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảngkhoá XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ vềthể dục, thể thao đến năm 2020 (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 16/NQ-
CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ) đã khẳng định: “Đổi mới chương trình vàphương pháp GDTC, gắn GDTC với giáo dục ý chí, đạo đức, giáo dục quốcphòng, giáo dục sức khỏe và kỹ năng sống của HS, SV Mở rộng và nâng caochất lượng hoạt động TDTT quần chúng: Nâng cao chất lượng phong trào
“Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, vận động và thuhút đông đảo nhân dân tham gia tập luyện thể dục, thể thao…; Các cấp uỷĐảng, chính quyền, mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cần quántriệt sâu sắc các quan điểm của Đảng về công tác thể dục, thể thao” [95]
Tóm lại, các văn bản, chỉ thị của Đảng và Nhà nước đã thể hiện tư tưởngnhất quán: Coi trọng và đề cao vai trò của TDTT trong xã hội, trong đó có TDTTtrong trường học các cấp; đồng thời, đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục vàđào tạo là một yêu cầu khách quan và cấp bách tại nước ta trong giai đoạnhiện nay GDTC là một môn học thuộc chương trình giáo dục quốc dân, là mộtmặt giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước nhằmđào tạo cho đất nước một thế hệ phát triển cao về trí tuệ, cường tránh về thểchất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức, đáp ứng yêu cầu củaquá trình CNH, HĐH đất nước Chính vì vậy, đổi mới công tác GDTC và TDTTtrong trường học các cấp cũng là vấn đề cấp thiết trong giai đoạn hiện nay
1.2 Một số vấn đề cơ bản về công tác thể dục thể thao ngoại khóa trong trường học các cấp
1.2.1 Khái quát về hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa trong trường học các cấp
Trang 29Hoạt động TDTT NK còn gọi là Thể dục ngoại khóa là hoạt động thể thaotrong nhà trường, là hoạt động tự nguyện của người học được tổ chứctheo phương thức ngoại khoá phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi, sứckhoẻ và điều kiện của cơ sở đào tạo nhằm tạo điều kiện cho người học thựchiện quyền vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu thể thao [77]
Cùng với giờ học GDTC nội khóa, TDTT NK có vai trò quan trọng trongviệc nâng cao sức khỏe, thể lực, giáo dục phẩm chất ý chí, nhân cách cho họcsinh, đồng thời là môi trường thuận lợi, đầy tiềm năng để phát hiện vàbồi dưỡng năng khiếu thể thao Trong thời kỳ khoa học, công nghệ pháttriển, TDTT NK còn có ý nghĩa tích cực về mặt cộng đồng, hướng thế hệ trẻvào các sinh hoạt thể thao lành mạnh, tránh xa tệ nạn xã hội
TDTT ngoại khóa là hoạt động TDTT tự nguyện là chính, diễn ra theohình thức tổ chức có người hướng dẫn hoặc tự tập, thường được tiến hànhngoài giờ học nội khóa, có nội dung phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi,điều kiện CSVC của cơ sở đào tạo và điều sức khỏe của học sinh [93]
Hoạt động TDTT NK có vị trí quan trọng trong giáo dục Các hoạt độngngoại khóa kết hợp cùng với các hoạt động dạy học cấu thành một cấu trúcgiáo dục trường học hoàn chỉnh, góp phần hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụgiáo dục TDTT NK cùng với GDTC nội khóa là một thể thống nhất của TDTTtrường học và song song tồn tại, hỗ trợ, bổ sung cho nhau không thể thiếu mặtnào [76]
Tổ chức TDTT NK cho học sinh THCS là việc làm thiết thực và được thểhiện với các mục đích như: Thỏa mãn nhu cầu vận động của học sinh THCS;Hình thành chế độ học tập - nghỉ ngơi hợp lý; Tạo môi trường vận động, vuichơi, giải trí lành mạnh, hướng học sinh vào các hoạt động tích cực, tránh xa các
tệ nạn xã hội… Trong suốt 4 năm học THCS, học sinh chỉ được có khoảng 2800giờ học Thể dục nội khóa (tương đương 2 tiết/ tuần và 35 tuần/ năm học),trong khi đó thời gian tập luyện TDTT NK nhiều gấp bội [103, tr.404] Vậnđộng là nhu cầu cơ bản nhất của học sinh trong trường học các cấp, trong đó
có học sinh THCS Tổ chức y tế thế giới cũng cảnh báo: “Giảm hoạt độngthể chất và chương trình GDTC trong trường học là một xu hướng đáng báođộng trên toàn thế giới” [124] Do đó, tổ chức thêm hoạt động TDTT NK đểthỏa mãn nhu cầu này là điều rất cần thiết Theo tác giả Theo A.D.Nôvicôp -L.P.Matvêep: Sự phát triển của khoa học kỹ thuật và lượng thông tin mới ngày
Trang 30càng nhiều làm cho lao động học tập của học sinh trong trường học các cấpngày càng trở nên nặng
Trang 31nhọc, căng thẳng TDTT là phương tiện để hợp lý để giảm tải áp lực học tập, tạochế độ hoạt động, nghỉ ngơi tích cực, giữ gìn và nâng cao năng lực hoạt độngtrong tất cả các thời kỳ học tập ở trường [65] Đồng thời, dễ dàng nhận thấy việctạo môi trường TDTT NK lành mạnh, hướng SV vào các hoạt động tích cực,tránh xa các tệ nạn xã hội là rất quan trọng và vô cùng cấp thiết [87], [109]
Về các nguyên tắc tổ chức hoạt động TDTT NK: Có nhiều tác giả đã đềcập tới nguyên tắc của hoạt động TDTT NK, có thể kể tới tác giả Trịnh TrungHiếu [48], tác giả V.P Philin [67], hay các công trình nghiên cứu của tác giảNguyễn Đức Thành [86], [87], Trần Kim Cương [25], Mai Thị Thu Hà [39]…nhưng nhìn chung, có thể thấy: Trong khâu tổ chức, hướng dẫn TDTT NK cầnnắm rõ đặc điểm phát triển tâm sinh lý đối tượng học sinh (lứa tuổi, giới tính,sức khỏe, nhu cầu, sở thích thể thao…) cũng như các điều kiện cần và đủ khác
để thực hiện công tác này Cần lưu ý một số nguyên tắc cơ bản sau: Phù hợp với
xu hướng phát triển chung và đạt hiệu quả thực tiễn; Đáp ứng nhu cầu, sởthích của đối tượng; Tự nguyện, tự giác; Có chương trình, kế hoạch cụ thể và
có thể lồng ghép khoa học giữa tập luyện và thi đấu phong trào và Xã hội hóacông tác TDTT NK, đảm bảo tính phổ thông đại chúng
Đặc điểm hoạt động TDTT NK trong các trường THCS có đầy đủ các đặcđiểm của hoạt động TDTT NK nói chung và được tiếp cận dưới nhiều góc độkhác nhau Tác giả Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn [103] cho rằng: Các buổi tậpTDTT ngoại khóa thường có cấu trúc đơn giản và nội dung hẹp hơn so với buổitập chính khóa, đồng thời, hình thức tập luyện này đòi hỏi ý thức kỷ luật, tinhthần độc lập và sáng tạo cao Nhiệm vụ cụ thể và nội dung buổi tập ngoại khóachủ yếu phụ thuộc vào sở thích và hứng thú cá nhân Tác giả Lê Văn Lẫm vàPhạm Xuân Thành [55] lại có quan điểm cho rằng: Khi tổ chức hoạt động TDTT
NK cần lưu ý đến các mặt: Tính chất hoạt động mềm hóa giữa bắt buộc và tựnguyện; Nội dung phong phú, linh hoạt không bị hạn chế; Không gian địa điểmtiến hành rộng lớn (trong trường hoặc ngoài trường); Hình thức đa dạng cóthể tiến hành theo cá nhân, nhóm, khóa, trường; Thời gian hoạt động cóthể tiến hành bất kỳ lúc nào trong ngày tùy theo điều kiện thời gian của họcsinh… Như vậy, TDTT NK có nội dung phong phú, đa dạng, không bịkhống chế bởi chương trình giảng dạy quy định của Bộ GD&ĐT và phát huy tối
đa nhu cầu của các cá nhân; hình thức tập luyện đa dạng, có thể theo cánhân, nhóm, khóa, trường, CLB… có thể tập luyện bất kỳ thời điểm nào trong
Trang 32ngày tùy thuộc điều
Trang 33kiện thời gian của người tập, có thể tự tập luyện hoặc tập luyện dưới sự
hướng dẫn của GV, HLV, hướng dẫn viên…
Ngày 26 tháng 11 năm 2013, Bộ Văn hóa, Thê thao và Du lịch đã banthành thông tư số 09/2013/TT-BVHTTDL, ngày ngày 26 tháng 11 năm 2013quy định điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động Karate-
do, đây cũng là một trong những yếu tố giúp việc phát triển hoạt động TDTTngoại khóa môn võ Karate-do tại các CLB thể thao, trong đó có CLB Karate-do tạicác trường học các cấp đảm bảo tính chính thống cũng như đảm bảo các điềukiện hoạt động cần thiết [20]
1.2.2 Đánh giá chất lượng hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa trong trường học các cấp
1.2.2.1 Các quan niệm về đánh giá và đánh giá giáo dục
"Đánh giá" là một khái niệm cơ bản của khoa học sư phạm Có nhiều cáchđịnh nghĩa về "đánh giá", xin nêu một số định nghĩa sau:
Theo Từ điển Tiếng Việt thông dụng, “Đánh giá: 1 Định giá tiền Đánhgiá hàng hoá 2 Nhận xét, bình phẩm về giá trị.” [115, tr.357]
Theo Lê Thị Mỹ Hà "Đánh giá là một hoạt động của con người nhằmphán xét về một hay nhiều đặc điểm của sự vật, hiện tượng, con người màmình quan tâm, theo những quan niệm và chuẩn mực mà người đánh giátuân theo (cũng có thể nói đến sự đánh giá của một nhóm, một cộng đồng,thậm chí của toàn xã hội.)" [37]
Ngoài ra, để tránh nhầm lẫn, người ta còn phân biệt “đánh giá” với “đo”
và “nhận xét” Khái niệm đo bắt nguồn từ khoa học vật lý Theo đó, đo là sosánh đại lượng cần đo với một đại lượng được coi như đơn vị để đo Trong cáclĩnh vực khoa học xã hội, đo là khái niệm chung dùng để chỉ sự so sánh một sựvật hay hiện tượng với một thước đo chuẩn mực hay khả năng trình bày kếtquả về mặt định lượng [60, tr.14]
Như vậy, đánh giá là một thứ thông tin phản hồi Đánh giá là quá trình thuthập và xử lý thông tin để giúp quá trình lập kế hoạch hoặc ra quyết định củanhà quản lý
Từ những ý kiến nêu trên, có thể định nghĩa “đánh giá trong giáo dục” làquá trình thu thập và lý giải kịp thời, có hệ thống thông tin về hiện trạng, khảnăng hay nguyên nhân của chất lượng và hiệu quả giáo dục, căn cứ vào mục tiêu
Trang 34sở cho những quyết định về mục tiêu, chương trình, phương pháp dạy học,
về những hoạt động khác có liên quan của nhà trường và Ngành Giáo dục"; còn
"đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập và xử lý thông tin về trình độ,khả năng thực hiện mục tiêu học tập của học sinh, về tác động và nguyên nhâncủa tình hình đó nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của GV vànhà trường, cho bản thân học sinh để học tập ngày một tiến bộ hơn"
1.2.2.2 Mục đích và quy trình đánh giá
Đánh giá giáo dục có nhiều mục đích, với những đối tượng khác nhau: đốivới người học, đối với GV, đối với nhà trường và cơ sở đào tạo, đối với cơ quanquản lý nhà nước về giáo dục…
Đánh giá đối với người học: Nhằm tuyển chọn và phân loại trình độ (đánh
giá đầu vào); xác định kết quả tiếp thu, vận dụng kiến thức, kỹ năng và thái độcần có theo mục tiêu; thúc đẩy người học cố gắng khắc phục thiếu sót hoặcphát huy năng lực của mình; đánh giá sự phát triển nhân cách nói chung
Đánh giá đối với GV: nhằm tạo điều kiện cho người dạy nắm vững đặc
điểm và kết quả học tập, rèn luyện của người học; tạo cơ sở để điều chỉnhmục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp, kế hoạch đào tạo nhằm nângcao hơn nữa chất lượng và hiệu quả giáo dục
Đánh giá đối với nhà trường và cơ sở giáo dục: đánh giá việc thực hiện
nội dung chương trình, kế hoạch đào tạo của các bộ môn, GV căn cứ vào chứcnăng, nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường Đánh giá các điều kiện đảmbảo chất lượng của nhà trường Đánh giá việc thực hiện nội quy, quy chế,chế độ chính sách
Đánh giá đối với cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục: đánh giá về dư
luận xã hội, sự phản ánh của phụ huynh và học sinh về kết quả giáo dục nhằmgiúp cơ quan quản lý thấy được thực trạng, nhu cầu và định hướng sửa đổimục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp giáo dục và đào tạo Đánh giácông tác tổ chức, quản lý đào tạo
Trang 35Đánh giá là một quá trình khoa học diễn ra dưới nhiều hình thứcthường được nhắc đến như điều tra để nắm tình hình, phát vấn hay giải quyếtvấn đề… Mỗi hình thức trên có một quy trình bao gồm các nét, các bướcgiống nhau và khác nhau Tuỳ theo mục đích đánh giá để xây dựng quy trìnhđánh giá cụ thể Tuy nhiên, theo Hoàng Đức Nhuận và Lê Đức Phúc quy trìnhđánh giá chung có thể bao gồm các công đoạn trình tự như sau: Xác định mụcđích yêu cầu, nhiệm vụ; Xác định bản chất và cấu trúc của đối tượng hoặcmục tiêu đánh giá; Lựa chọn phương pháp, kỹ thuật tiến hành theo kế hoạch
và điều kiện; Phân tích định lượng và định tính; Nhận xét, kết luận theo nhiệm
vụ, mục đích [60, tr.27] Các vấn đề cần được lưu ý trong quy trình này là:
Trình bày vấn đề và mục đích đánh giá: Đánh giá cái gì? Đánh giá để làmgì? Kết quả đánh giá sẽ được sử dụng thế nào? Ai có khả năng sử dụng kết quảđánh giá?
Xác định đối tượng, phạm vi và lĩnh vực đánh giá: cần phải mô tả rõ đốitượng, phạm vi và lĩnh vực đánh giá để tránh nhầm lẫn, thu hẹp hoặc mởrộng việc đánh giá
Xác định các điều kiện đánh giá: Con người, phương tiện kỹ thuật, kinhphí, khung thời gian, không gian…
Xác định các loại hình và kỹ thuật đánh giá: Trong giáo dục và ở trườngphổ thông, có nhiều loại đánh giá Trong hoạt động dạy học và quản lý giáo dục,
sự phân loại diễn ra theo nhiều nhóm: theo các chiến lược và cấp độ (đánhgiá hiện trạng chất lượng vào thời điểm nào đó; đánh giá khả năng phát triểndưới tác động của các nhân tố sư phạm; đánh giá phát hiện nguyên nhân);đánh giá tổng kết; đánh giá theo chuẩn
Khai thác và xử lý thông tin: Việc khai thác diễn ra trên cơ sở những hiểubiết vốn có bằng những phương pháp, công cụ phù hợp với đối tượng vàtình huống cụ thể Khâu xử lý thông tin định tính hay định lượng vừa phụthuộc vào mục đích, chất lượng của các khâu trước đó, vừa phải căn cứ vàonhững quan niệm, nguyên tắc khoa học
1.2.2.3 Nguyên tắc đánh giá
Qua tham khảo kinh nghiệm trong và ngoài nước, Hoàng Đức Nhuận, LêĐức Phúc [60] đã nêu các nguyên tắc chung nhất về đánh giá như sau:
-Nguyên tắc tiếp cận hoạt động - nhân cách
-Nguyên tắc bảo đảm tính xã hội - lịch sử
Trang 36- Nguyên tắc bảo đảm mối quan hệ giữa đánh giá và phát triển, giữachẩn đoán và dự báo tình hình
-Nguyên tắc bảo đảm sự phù hợp với mục tiêu đào tạo
-Nguyên tắc bảo đảm sự phù hợp với đặc điểm tâm - sinh lý lứa tuổi
- Nguyên tắc bảo đảm tính khách quan, độ tin cậy và độ ứng nghiệm củaphương pháp đánh giá
-Nguyên tắc bảo đảm sự thống nhất giữa đánh giá và tự đánh giá
Các nguyên tắc nêu trên đều quan trọng, song sẽ giữ vị trí chủ yếu hoặcthứ yếu tuỳ thuộc mục đích, yêu cầu và nhiệm vụ đánh giá Khi đánh giá cầnđảm bảo những yêu cầu thật cụ thể, với những tiêu chí, chỉ số nhất định vềkiến thức, kỹ năng, thái độ, tránh chung chung như nắm được một số kiến thức
cơ bản hoặc làm được một cái gì đó
1.2.2.4 Cơ sở lý luận đề đánh giá chất lượng Giáo dục thể chất
Chất lượng giáo dục luôn là vấn đề được toàn xã hội quan tâm, bởi lẽ, đây
là sự phản ánh giá trị đích thực của một nền giáo dục và là cơ sở, tiền đề cho
sự phát triển của mỗi cá nhân và toàn xã hội Tuy nhiên, khái niệm “chất lượng”nói chung và “chất lượng giáo dục” nói riêng là những khái niệm cơ bản,nhưng rất đa chiều, đa nghĩa, rất khó định danh chính xác bởi nội dung của
nó rất rộng, được xem xét, tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau, đến nay cònchưa được hiểu một cách thống nhất Vì vậy, đã có rất nhiều tác giả đề xuất cáckhái niệm “chất lượng” khác nhau
Căn cứ vào mục đích, yêu cầu của chương trình GDTC theo quyết định203/QĐ- TDTT ngày 23/01/1989 của BGD-ĐT Những cơ sở lý luận đánh giáchất lượng giáo dục chung trong toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân, việcđánh giá chất lượng GDTC học sinh được tiến hành với các nội dung sau:
Kiến thức lý luận về GDTC được qui định theo chương trình
Kỹ năng thực hiện kỹ thuật các môn thể thao
Thực hiện các chỉ tiêu thể lực theo nội dung tiêu chuẩn rèn luyện thânthể theo năm học, trong đó nội dung thực hiện các chỉ tiêu thể lực theo tiêuchuẩn rèn luyện thân thể là một yêu cầu bắt buộc và rất quan trọng trong việcnâng cao thể lực và chất lượng GDTC trong các trường PTTH và THCS đượctiến hành theo quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ GĐ&ĐT [13]
a Đánh giá về lý thuyết (Kiến thức về giáo dục thể chất)
Trang 37Cũng theo hai tác giả trên thì kiến thức về GDTC giúp cho việc lựa chọn
và sử dụng các bài tập thể chất: ''Cùng một loại bài tập, có thể mang lại hiệuquả hoàn toàn khác nhau Căn cứ vào phương pháp sử dụng bài tập đó'' [65]
Trong nghiên cứu về khuynh hướng hiện đại của GDTC trong trường họccác cấp và cách tiếp cận, Phạm Ngọc Viễn, Lê Văn Xem đã đề cập tới các vấn đềtăng cường chất lượng giáo dục, văn hoá thể chất trong khâu dạy học vàhọc TDTT bằng các biện pháp:
Chú trọng về khâu giáo dục nhận thức, hiểu biết
Năng lực vận dụng vào thực tiễn hoạt động tự chăm lo sức khoẻ,rèn luyện thể chất hàng ngày [107]
Trên cơ sở những nhận định khoa học lý luận GDTC, chỉ rõ tầm quantrọng của việc giáo dục Các tác giả: Vũ Đức Thu, Lưu Quang Hiệp, NguyễnXuân Sinh, Trương Anh Tuấn đã đề cập một cách có hệ thống những tri thức cơbản dựa theo chương trình GDTC đã được cải tiến nhằm giúp cho GV và HS,
SV trong việc dạy học cũng như kiểm tra đánh giá chất lượng GDTC [90]
Trong đánh giá các kiến thức lý luận về GDTC cần quan tâm tới vấn đềgiáo dục đạo đức, ý chí, xây dựng hiểu biết cơ bản và động cơ bền vững về tậpluyện GDTC, trang bị các kiến thức về các kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bảncũng như các kiến thức về các môn thể thao trong chương trình môn học
b Đánh giá về các kỹ năng thực hành
Trong quá trình học tập môn học thể dục trong trường học các cấp nóichung và trong các trường THCS nói riêng, các kỹ năng vận động cũng như kỹxảo vận động được hình thành là kết quả của quá trình tiếp thu các động tác
Kỹ năng vận động thể hiện tiêu biểu bằng sự tiếp thu kỹ thuật động tác
ở mức cần phải tập trung chú ý cao vào các bộ phận tạo thành động tác và ởcác cách thức chưa ổn định khi giải quyết các nhiệm vụ vận động Trong giaiđoạn hình thành kỹ năng vận động, việc thực hiện kỹ thuật động tác còn gặp
Trang 38những
Trang 39Vì vậy, khả năng thực hành được hiểu là mức độ đánh giá nhất định (kỹnăng hoặc kỹ xảo vận động) việc thực hiện các động tác kỹ thuật Khả năng thựchành các kỹ thuật vận động phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Trình độ của ngườihọc, điều kiện học tập, trang thiết bị dụng cụ phục vụ học tập, mức độ thamgia tập luyện TDTT NK, cũng như nhận thức của người học trong việc chuyểnhoá các bài tập thể chất là phương tiện để rèn luyện, củng cố nâng cao sứckhoẻ, phát triển các tố chất thể lực phục vụ đắc lực cho việc hoàn thành tốtnhiệm vụ học tập và công tác sau này.
c Đánh giá về các chỉ tiêu thể lực
Đánh giá về các chỉ tiêu thể lực là một bộ phận quan trọng trong đánh giáchất lượng GDTC trong trường học các cấp và đã được quan tâm ở nhiều quốcgia
Ở Liên Xô (cũ) năm 1931 đã ban hành tiêu chuẩn tổ hợp các bài tập ''Sẵnsàng lao động và bảo vệ Tổ quốc'' Nội dung và các yêu cầu đã được điều chỉnh
và thay đổi, nó đã phản ánh sự thay đổi các điều kiện khách quan của cuộc sống,phản ánh tiến trình nhanh chóng hoàn thiện thể chất của các thế hệ công dân
và sự phát triển logic của hệ thống GDTC Xô Viết Các chỉ tiêu thể lực đượcxác định dựa trên các nguyên tắc và cơ sở khoa học GDTC và mức độ đánh giácho các thành viên trong xã hội thực hiện, các tiêu chuẩn này được xác địnhtheo lứa tuổi, năm học và giới tính Nội dung và yêu cầu tiêu chuẩn phụ thuộcvào hệ thống GDTC của mỗi quốc gia [23]
Trong tổ hợp: ''Sẵn sàng lao động và bảo vệ Tổ quốc'' đã thể hiện rõ cácnguyên tắc cơ bản của hệ thống GDTC Xô Viết như nguyên tắc liên hệ với thựctiễn lao động và quốc phòng, nguyên tắc phát triển cân đối toàn diện, nguyêntắc nâng cao sức khoẻ Các tiêu chuẩn trong tổ hợp đã là cơ sở cho mọi tiêuchuẩn thể hiện các chương trình GDTC ở Liên Xô (cũ) Trong tổ hợp ''Sẵn
Trang 40sàng lao