+---cảm hứng về thân phận con người , khát vọng về vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ : Vợ chồng A Phủ, Vợ nhặt,Chiếc thuyền ngoài xa… +---cảm hứng về Tây Bắc : Tiếng hát con tàu , Tây Tiến ,
Trang 1CHƯƠNG TRÌNH ÔN THI ĐẠI HỌC
A.Giới thiệu chương trình , nội dung , cấu trúc đề thi
I.Phạm vi kiến thức cần ôn tập ( ôn luyện kiến thức theo cấu trúc đề thi môn Ngữ văn)
1.PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5 điểm )
Câu I (2 điểm ) : Tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học , tác giả , tác phẩm văn học Việt Nam
-Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX Cách mạng tháng 8 năm 1945
-Hai đứa trẻ -Thạch Lam
-Chữ người tử tù –Nguyễn Tuân
-Hạnh phúc của một tang gia (trích) –Vũ Trọng Phụng
-Chí Phèo –Nam Cao
-Nam Cao
-Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (trích) –Nguyễn Huy Tưởng
-Vội vàng –Xuân Diệu
-Một thời đại trong thi ca (trích) –Hoài Chân , Hoài Thanh
-Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng 8 năm 1945 thế kỉ XX
-Tuyên ngôn độc lập –Hồ Chí Minh
-Nguyễn ÁI Quốc –Hồ Chí Minh
-Nguyễn Đình Chiểu , ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc –Phạm Văn Đồng
-Việt Bắc –Tố Hữu
-Tố Hữu
-Đất nước –Nguyễn Khoa Điềm
-Sóng –Xuân Quỳnh
-Đàn ghi ta của Lor-ca –Thanh Thảo
-Người lái đò sông Đà –Nguyễn Tuân
-Những đứa con trong gia đình –Nguyễn Thi
-Chiếc thuyền ngoài xa –Nguyễn Minh Châu
-Hồn Trương Ba , Da hàng thịt –Lưu Quang Vũ
Câu II (3 điểm ) : Vận dụng kiến thức xã hội để viết bài nghị luận xã hội ngắn
-Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
-Nghị luận về một hiện tượng đời sống
-Nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học
2.PHẦN RIÊNG (5 điểm) : vận dụng khả năng đọc –hiểu và kiến thức văn học để viết bài nghị luận văn học
CÂU III a (theo chương trình chuẩn)
Ngoài nội dung , kiến thức có liên quan đến tác giả , tác phẩm như yêu cầu đối với phần câu 1(đãnêu ở trên ) , bổ sung thêm các tác phẩm sau :
-Đời thừa –Nam Cao
-Tương tư –Nguyễn Bính
-Nhật kí trong tù –Hố Chí Minh
-Lai Tân –Hồ Chí Minh
-Tây Tiến –Quang Dũng
Trang 2CÂU III.b (theo chương trình nâng cao)
Bổ sung thêm các tác phẩm :
-Tiếng hát con tàu –Chế Lan Viên
-Một người Hà Nội –Nguyễn Khải
B.Một số kinh nghiệm khi học bài và làm bài thi
-Cần tham khảo đề thi , đáp án , biểu điểm của những năm trước để có định hướng rõ ràng hơn
trong lúc ôn tập và làm bài.
-Học tập cách mở bài, kết bài , triển khai ý , chuyển ý trong các bài văn đạt điểm cao để không
mất thời gian quá nhiều cho các phần này
-Học theo ý , kết hợp tư duy và tái hiện
+Cần nhớ số lượng ý lớn , ý nhỏ trong từng bài, từng đề rồi mới nhớ nội dung từng ý
+Người xưa nói : ý là “bột” , bài văn là “hồ”, còn quá trình diễn đạt ý thành bài là “gột” Có bột
mới gột nên hồ
-Không nên bỏ qua chi tiết quan trọng nhưng cũng không nên quá sa đà vào phân tích chi tiết -Khi làm bài chú ý liên hệ , đối chiếu với các tác phẩm khác, khía cạnh của tác phẩm này với tác phẩm kia để có điểm cao ( Sông Đà –Sông Hương , Tây Bắc trong Tiếng hát con tàu và Tây Tiến, người lính Tây Tiến –Đồng chí , chủ nghĩa nhân đạo trong Chí Phèo –Hai đứa trẻ …)
-Ôn tập theo vấn đề và nhóm tác phẩm
• Mỗi tác phẩm trong nhóm thường có chung một hoặc một số điểm tương đồng : đề tài, thể
loại, quan điểm sáng tác… Ôn tập như thế cùng lúc sẽ giải quyết được cả 2 dạng đề : đề đơn (đề cập chỉ 1 tác phẩm) , đề tổng hợp (nhiều tác phẩm) Có nhiều nhóm tác phẩm :
+Nhóm tác phẩm về đề tài cảm hứng yêu nước : Tuyên ngôn độc lập , Đất nước , Việt Bắc
+ -cảm hứng về nhân dân :Tuyên ngôn độc lập , Tiếng hát con tàu , Đất nước + -cảm hứng nhân đạo : Hai đứa trẻ, Chí Phèo , Vợ chồng A Phủ, Vợ nhặt…
+ -cảm hứng nhân văn : Chữ người tử tù, Người lái đò sông Đà
+ -cảm hứng về người lính : Tây Tiến , Rừng xà nu , Những d9u71ca con trong gia
đình chủ nghĩa anh hùng cách mạng
+ -cảm hứng về thân phận con người , khát vọng về vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ :
Vợ chồng A Phủ, Vợ nhặt,Chiếc thuyền ngoài xa…
+ -cảm hứng về Tây Bắc : Tiếng hát con tàu , Tây Tiến , Người lái đò sông Đà
+ -châm biếm trào phúng : Vi hành, Hạnh phúc một tang gia
+Tuyên ngôn về nghệ thuật : Chiếc thuyền ngoài xa, Vĩnh biệt Cửu trùng đài
+Thể hiện tâm trạng , khát vọng của cái Tôi của Thơ mới : Đât thôn Vĩ Dạ , Đây mùa thu tới ,
Tràng Giang …
• Sau khi tập hợp các tác phẩm thành từng nhóm , cần phát hiện được :
+Những nét chung của tác phẩm trong nhóm
+Những nét độc đáo của tác phẩm này với tác phẩm khác
-Rèn luyện kĩ năng viết nhanh để giải đề trong thời gian nhất định
-Tuyệt đối không viết tắt, thiếu nét, thiếu dấu, viết hoa tự do và không viết hoa danh từ riêng
(bài có 5 lỗi chính tả khác nhau hoặc 1 lỗi lặp lại 5 lần bị – 0,5 điểm)
-Phân bố thời gian làm bài hợp lí cho từng câu (luyện tập mở bài , kết bài để không mất thời gian ) -Khi làm bài cần trình bày làm sao cho nổi bật được những ý chính (luận điểm ) sao cho người
chấm đọc vào có thể nắm bắt ngay ý của mình Đầu đoạn phải viết hoa , thụt vào một khoảng đúngqui định
-Cuối cùng nên dành vài phút cuối đọc lại bài để sửa chữa các lỗi chính tả , từ, ngữ pháp…
Các em học sinh thân mến !
Trang 3Để ôn tập đạt kết quả trong kì thi cao đẳng , đại học, các em cần ôn kĩ kiến thức lớp 12 (theo đề cương ôn tập lớp
12 ) và các kiến thức trong cuốn đề cương này Ngoài ra , các em nên đọc lại các tác phẩm trong chương trình ôn tập , nắm kĩ các chi tiết trong tác phẩm
Các em cần tham khảo kĩ đề và đáp án của các kì thi tuyển sinh cao đẳng , đại học ( ở phần sau) để nắm được cách ra đề , cách làm bài và có định hướng trả lời cho các câu chưa có trong đề cương
Chúc các em ôn tập đạt kết quả cao
PHẦN BỔ SUNG KIẾN THỨC LỚP 12
Câu 1 : Phân tích vẻ đẹp của người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
I.Mở bài
-Giới thiệu Quang Dũng : là nhà thơ đa tài , từng là người lính
-Hình ảnh người lính thời kháng chiến chống Pháp là một trong những tượng đài đẹp nhất , đáng tựhào nhất của thơ ca kháng chiến chống Pháp Hình ảnh tiêu biểu đó được được Quang Dũng thể hiệnđộc đáo trong bài thơ Tây Tiến Đó là những con người sống có lí tưởng , khí phách nhưng cũng rấthào hoa lãng mạn
II.Thân bài
a.Thời điểm ra đời của bài thơ
Bài thơ ra đời vào năm 1948 , sau khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ nên cái hào khí của cảmột dân tộc vừa giành được độc lập đã phải vùng lên dùng gươm , dùng súng để bảo vệ nền độc lập
tự do còn non trẻ đã truyền vào người lính , làm cho họ có một vẻ đẹp lãng mạn hào hùng của thời
đại “ra đi không hẹn ngày trở lại”, “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”
b.Hình ảnh tập thể người lính Tây Tiến được xây dựng bằng bút pháp lãng mạn: Quang Dũng
sử dụng rộng rãi thủ pháp đối lập và có khuynh hướng tô đậm những cái khác thường , phi thường đểtác động mạnh vào cảm xúc , kích thích trí tưởng tượng của người đọc
c.Hình ảnh người lính
Trang 4c.1 Vẻ đẹp hào hoa , thanh lịch , mơ mộng , lãng mạn
-Họ yêu quí và dễ xúc động trước tất cả những gì đẹp đẽ, nên thơ của thiên nhiên và con người.
Dù phải hành quân vất vả nhưng trong sương mờ, đêm tối họ vẫn cảm nhận được những bản làngquen thuộc mà họ đang đi qua chủ yếu bằng hương thơm của các loài hoa :
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi
-Và chỉ cần một chút kỉ niệm cũng làm cho họ khó quên :
Nhớ ơi Tây Tiến cơm lên khói Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
-Gian khổ, thiếu thốn không làm cho họ nản chí, tâm hồn không chai sạn mà vẫn phơi phới lạc quan yêu đời :
+Nhìn cái độ cao đáng sợ của những con đường đồi dốc họ đã ví von một cách đáng yêu
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
“Súng ngửi trời” là một thi ảnh đẹp , táo bạo, vừa hóm hỉnh , tinh nghịch mang đậm chất lính ,
khiến người lính trước thiên nhiên không bị chìm đi mà nổi lên đầy thách thức , gợi nhớ hình ảnh rấtđẹp của người vệ quốc quân trong thơ Tố Hữu :
Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo Núi không đè nổi vai vươn tới
Lá nguỵ trang reo với gió đèo
+Đêm liên hoan văn nghệ của người lính Tây Tiến có đồng bào địa phương đến góp vui thật tưng
bừng , nhộn nhịp Cả doanh trại “bừng lên” Đó là cái bừng sáng của ánh lửa bập bùng mà cũng là
cái bừng sáng của của tâm trí , hoài niệm khi nghĩ về một kỉ niệm đã qua Trong ánh sáng lung linhcủa lửa đuốc, trong âm thanh réo rắt của tiếng khèn , cả cảnh vật , cả con người đều như ngả nghiêng
, bốc men say, ngất ngây rạo rực Hình ảnh “Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ” là hình ảnh đẹp , thơ
mộng , diễn tả tâm hồn phong phú của người lính Tây Tiến
-Đoàn quân Tây Tiến gồm hầu hết là những chàng trai Hà Thành tài hoa, trong đó Quang Dũng
là một trong những con người tài hoa nhất Chính vì vậy, một chút vẻ đẹp hoang sơ mà thơ mộng , tình tứ của núi rừng cũng cuốn hút tâm hồn họ :
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
………
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
Trong dòng hoài niệm , hiện lên không gian dòng sông trong một buổi chiều sương lặng lờ, hoangdại , đậm màu sắc huyền thoại , cổ tích Trên dòng sông ấy nổi bật lên hình ảnh của những con người, có thể là bóng dáng mềm mại , uyển chuyển của những cô gái Tây Bắc trên chiếc thuyền độc mộcđang xuôi về Châu Mộc mà cũng có thể là bóng dáng của một chàng trai đang lao đi vun vút trênsông nước Hoà hợp với con người, những bông hoa rừng như đang đong đưa , làm duyên làm dángbên dòng nước lũ một cách tình tứ Những ngọn lau phất phơ trước gió như có linh hồn Nét bút tàihoa của Quang Dũng đã vẽ được cái mộng mơ của cảnh vật, cái hư ảo của hoài niệm, cái tinh tế củatình cảm
-Và dù có phải sống gian khổ ở núi rừng , bị cái chết đe doạ thường xuyên nhưng đêm đêm khi canh giữ mảnh đất biên giới của Tổ quốc họ vẫn thả hồn về đất Hà Thành , mơ về những cô gái
những “dáng kiều thơm” Những giấc mơ ấy không làm cho họ nản chí mà ngược lại là nguồn động
viên , cổ vũ đối với các chiến sĩ Những kỉ niệm êm đềm ấy sẽ tiếp sức cho họ , là động lực tinh thầngiúp người lính vượt qua những tháng năm gian khổ của đoàn quân Vì vậy , nó không phải là cái
“mộng rớt” như có thời người ta đã gọi Nguyễn Đình Thi trong bài thơ Đất nước cũng đã viết :
Những đêm dài hành quân nung nấu Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu
Trang 5c.2 Người lính Tây Tiến với vẻ đẹp hào hùng
-Qua cảm hứng lãng mạn của Quang Dũng , người lính xuất hiện trên bối cảnh thiên nhiên hoang sơ, dữ dội , hiểm trở nhưng cũng rất kì vĩ với đủ núi cao, vực thẳm ,dốc đứng, thác gầm :
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
………
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Những chi tiết , hình ảnh thơ đầy ấn tượng Sương dày như lấp cả đoàn quân , mưa nhiều đến nỗi
làm cho những ngôi nhà như trôi bồng bềnh giữa biển khơi Nhiều câu thơ sử dụng thanh trắc : dốc,
khúc khuỷu , thăm thẳm … làm hiện lên cái gập ghềnh , khúc khuỷu , cheo leo của con đường hành
quân mà người chiến sĩ phải trải qua Tiếp đó là câu thơ mà dòng thơ như bẻ đôi đã dựng lên hình
ảnh hai sườn núi vút lên rồi đổ xuống gần như thẳng đứng “Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống” Cách dùng từ ngữ rất bạo , nhất là chữ “súng ngửi trời” càng gợi lên cái độ cao đến chóng mặt Nhưng tiếp theo là câu “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” thì lại toàn là thanh bằng Ta hình dung
người lính khi leo lên những cồn mây , một lúc nào đó phóng tầm mắt nhìn ngang ra xa , thấy nhà ai
đó thấp thoáng ẩn hiện qua một không gian mịt mùng sương rừng , mưa núi Những địa danh SàiKhao, Mường Lát , Pha Luông … lại rất xa lạ càng làm tăng thêm cái ấn tượng về sự hoang sơ , kì vĩ
của rừng thiêng mà khi “Vừa mới đọc lên thôi cũng đã thấy mòn chân mỏi gối” (Trần Lê Văn)
-Trên cái nền của thiên nhiên hiểm trở, hoang vu , hùng vĩ đó người lính Tây Tiến cũng thật oai phong lẫm liệt , dữ dội , phi thường:
+Quang Dũng không né tránh cái bi Nhà thơ cũng nói đến cái chết , một cái chết thật bình thường
vì những gian khổ , khó nhọc trên đường hành quân Nhưng trong cái chết ấy vẫn thể hiện được một
thái độ ngang tàng , , một tư thế chủ động , xem cái chết thật nhẹ nhàng như “bỏ quên đời”
Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời
+Sự gian khổ cùng cực : thiếu thốn , bệnh tật làm cho họ da xanh tái, đầu “không mọc tóc” Điều
ấy làm cho ngoại hình người lính có vẻ kì lạ Tuy nhiên , họ vẫn giữ được cái vẻ hào hùng :
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Với bút pháp lãng mạn , Quang Dũng đã làm nổi bật lên sự tương phản giữa hình thức có phần
xanh xao tiều tuỵ với sức mạnh tinh thần mãnh liệt bên trong “dữ oai hùm” Những người lính họ ốm
mà không yếu
+ Người lính Tây Tiến cũng là những con người phi thường , có thái độ, tư thế, khí phách hiên
ngang trước cái chết :
Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Khí phách của người lính Tây Tiến mang dáng dấp của những người anh hùng kiểu Kinh Kha sangTần, của những chinh phu tráng sĩ cưỡi ngựa vung gươm , áo bào đỏ thắm xông pha chiến trận với
một ý chí , quyết tâm của một thời “ra đi không hẹn ngày trở về” và “xem cái chết nhẹ tựa lông
hồng” Chính vì vậy , cái chết được tác giả bao bọc trong không khí hoành tráng :
Ao bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành
Những từ Hán Việt được sử dụng liên tiếp đã tạo nên âm hưởng bi hùng Câu thơ “Sông Mã gầm
lên khúc độc hành” giống như khúc nhạc “Chiêu hồn tử sĩ” thật dữ dội giữa thiên nhiên bát ngát
-Bài thơ khép lại bằng bốn câu thơ vừa thâu tóm tinh thần chung của toàn bài, vừa tạo ra những rung cảm mạnh mẽ trong lòng người đọc trước bức tượng đài bất tử của người lính Tây Tiến Những chàng trai đất Hà Thành ra đi đã xác định “không hẹn ước” ngày trở về,dẫu có phải hi
sinh , linh hồn cũng không rời bước khỏi đồng đội (trích dẫn 4 câu thơ)
Trang 6khổ, lạc quan yêu đời … nên tuy có vẻ đẹp lãng mạn và hào tráng , họ vẫn có nét gần gũi với nhữngbài thơ viết về người chiến sĩ thời kì kháng chiến chống Pháp
-Cảm hứng lãng mạn và sắc thái bi tráng đã tạo nên tính sử thi đặc biệt của bài thơ
III.Kết luận
-Bài thơ là tượng đài người lính Tây Tiến bằng thơ như nhà thơ Giang Nam đã viết :
Tây Tiến biên cương mờ khói lửa Quân đi lớp lớp động cay rừng
Và con người ấy, bài thơ ấy Vẫn sống muôn đời cùng núi sông
Câu 2 : Phân tích cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng trong bài thơ
Tây Tiến của Quang Dũng
I.Mở bài
-Giới thiệu tác giả , hoàn cảnh sáng tác
-Cảm hứng chủ đạo của bài thơ : cảm hứng lãng mạn và bi tráng
II.Thân bài
1.Giải thích
a) Cảm hứng lãng mạn là niềm lạc quan yêu đời, đạp bằng tất cả những gian khổ , hi sinh mất mát,
hướng về tương lai hi vọng , trông chờ
-Cảm hứng lãng mạn là cảm hứng chủ đạo của Quang Dũng trong bài thơ Tây Tiến Chính nguồn
cảm hứng lãng mạn đã làm cho cảm xúc của Quang Dũng tuôn trào Do đó, dù viết về Tây Bắc vànhững người lính Tây Tiến nhưng bài thơ lại là một tác phẩm trữ tình , một cái tôi cá nhân tràn đầycảm xúc với một nỗi nhớ khi đong đầy ,tràn ngập khi bâng khuâng , lưu luyến
b) Cảm hứng bi tráng (bi hùng) : “bi” là đau thương, “tráng” là hào hùng.Hai yếu tố “bi” và
“tráng”, đau thương và cao cả luôn bao hàm nhau Hai yếu tố này gắn bó với nhau, cái bi làm nền ,
tôn vinh sự hùng tráng , cao cả
2.Biểu hiện cụ thể của cảm hứng lãng mạn trong bài thơ
a) Trước hết là ở cái nhìn đối với thiên nhiên Tây Bắc
-Thiên nhiên Tây Bắc hiểm trở , dữ dội nhưng cũng thật hùng vĩ :
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
………
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
(xem phân tích trong đề cương ôn tập môn Ngữ văn lớp 12)
- Vẻ đẹp cũng thật nên thơ, hấp dẫn :
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
………
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
(xem phân tích trong đề cương ôn tập môn Ngữ văn lớp 12)
b) Trong khó khăn gian khổ vẫn có những tình cảm , kỉ niệm khó quên : đó là tiếng gọi thiết tha
về vùng đất đã gắn bó với đoàn quân , về đoàn quân Tây Tiến ”Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!” và một nỗi nhớ mênh mông “ nhớ chơi vơi” cũng như những hình ảnh , kỉ niệm khó quên “cơm lên khói” ,
“thơm nếp xôi”
c) Cảm hứng lãng mạn còn thể hiện ở vẻ đẹp tinh thần của người chiến sĩ Tây Tiến : họ không
chỉ là những con người oai hùng trong chiến đấu mà còn là những con người độc đáo, hào hoa lãngmạn :
-Đó là những con người có ngoại hình kì lạ , độc đáo :
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dũ oai hùm
(xem phân tích trong đề cương ôn tập môn Ngữ văn lớp 12)
-Và một tâm hồn trẻ trung , hào hoa , lãng mạn :
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
(xem phân tích trong đề cương ôn tập môn Ngữ văn lớp 12)
Trang 7d) Cảm hứng lãng mạn còn được Quang Dũng thể hiện ở tinh thần , thái độ , khí phách của người lính trước cái chết :
-Đó là tinh thần tự nguyện dấn thân
Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh -Cái chết của người lính mang đầy màu sắc bi hùng
Ao bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
(xem phân tích ở đề cương ôn tập môn Ngữ văn lớp 12)
đ)Thể hiện ở nghệ thuật : giọng điệu của bài thơ khi mềm mại , thiết tha , lúc hùng tráng , khoẻ
khoắn Ngoài ra , tác giả còn sử dụng thủ pháp tương phản (giữa ngoại hình và nội tâm ) và cách dùng những từ ngữ ước lệ (kiều thơm , áo bào…) Đây là những hình thức rất đặc thù của thơ ca lãng
mạn nói chung
3.cảm hứng bi tráng thể hiện trong bài thơ
a) Tác giả không hề né tránh những sự khắc nghiệt , nguy hiểm luôn rình rập người lính trên bước đường hành quân :
-Con đường hành quân thật gian nan , vất vả , nguy hiểm với dốc cao, vực thẳm :
+Trên đỉnh Sài Khao , sương dày đến độ che lấp cả đoàn quân Đoàn quân hành quân trongsương lạnh giữa núi rừng trùng điệp mệt mỏi rã rời Tuy vậy họ vẫn thấy con đường hành quân thật
đẹp và thơ mộng “hoa về trong đêm hơi”
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
+Thiên nhiên núi đèo xuất hiện như thử thách lòng người: “Ngàn thước … thước xuống” Hết lên
lại xuống, xuống thấp lại lên cao, đèo nối đèo, dốc tiếp dốc, không dứt Câu thơ được tạo thành hai
vế tiểu đối : “Ngàn thước lên cao/ ngàn thước xuống” , làm cho câu thơ như bẻ đôi, diễn tả con dốc
với chiều cao , chiều sâu rợn ngợp : nhìn lên cao chót vót, nhìn xuống sâu thăm thẳm.Cảnh tượng núirừng hùng vĩ được đặc tả, thể hiện một ngòi bút đầy chất hào khí của nhà thơ-chiến sĩ
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
-Lại còn rừng thiêng nước độc, thú dữ rình rập :
Chiều chiều oai linh thác gầm thét.
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
“Chiều chiều…” rồi “đêm đêm” với những âm thanh của “thác gầm thét” ,“cọp trêu người” tăng
thêm cái bí mật, cái uy lực khủng khiếp ngàn đời của chốn rừng thiêng
Quang Dũng đã lấy ngoại cảnh của núi rừng miền Tây dữ dội để tô đậm và khắc hoạ chí khí anhhùng của đoàn quân Tây Tiến Gian nan nguy hiểm nhưng đoàn quân vẫn tiến bước , vẫn băng lênphía trước , thể hiện một sự can trường tột bậc
b) Giữa nền thiên nhiên khắc nghiệt , hình ảnh người lính hiện lên thật kì dị :
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Bi thương thể hiện ở một ngoại hình ốm yếu , tiều tuỵ ( đầu trọc , da xanh tái như màu lá trôngthật kì dị ) nhưng cũng rất hào hùng Với thủ pháp đối lập giữa ngoại hình ốm yếu nhưng lại có sức
mạnh tiềm ẩn bên trong : xanh màu lá/dữ oai hùm Ba chữ “dữ oai hùm” gợi lên dáng vẻ oai phong lẫm liệt của chúa sơn lâm Hai tiếng “đoàn binh” cũng gợi lên sự mạnh mẽ của đoàn quân như
“Quân đi điệp điệp trùng trùng” của Tố Hữu hay cái thế “Tam quân tì hổ khí thôn ngưu” (sức mạnh
ba quân nuốt trôi trâu) của Phạm Ngũ Lão
c) Đặc biệt, QD không ngần ngại nói đến cái chết, điều mà văn học kháng chiến thường né tránh :
-Sự dữ dội của núi rừng đã vắt kiệt sức con người :
Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời
Trang 8Nhưng cái chết mang đậm chất bi hùng : chết trong tư thế đẹp, ôm chắc cây súng trong tay nhưsẵn sàng chiến đấu, không quên nhiệm vụ của người lính
-Và khi miêu tả những cảnh bi thương , kể cả cái chết , lời thơ của Quang Dũng không làm mềm
lòng người đọc :
rải rác biên cương mồ viễn xứ
………
Ao bào thay chiếu anh về đất
Tính chất hùng tráng đã bật lên từ cái bi, bởi cái chết đó là cái chết cao cả , mang dáng dấp củanhững chinh phu tráng sĩ cưỡi ngựa vung gươm , áo bào đỏ thắm xông pha chiến trận với một ý chí ,
quyết tâm của một thời “ra đi không hẹn ngày trở về” và “xem cái chết nhẹ tựa lông hồng” Cái chết của người chiến sĩ Tây Tiến đã hoá thành bất tử “Anh về đất” là về với non sông đất nước , về với
đất mẹ Am thanh gầm thét của sông Mã cũng đã góp phần thiêng liêng hoá cái chết của người lính,tạo thành sự tiễn đưa mang tính chất nghi lễ
d) Bài thơ kết thúc bằng bốn câu thơ như một lời nguyện ước :”Nhất khứ bất phục hoàn”-Một đi
không trở về
Tây Tiến người đi không hẹn ước
………
Hồn về Sầm nứa chẳng về xuôi
đ)Thể hiện qua các yếu tố nghệ thuật
-Cách dùng những từ Hán Việt như : biên cương , viễn xứ, chiến trường , áo bào… làm cho âm
hưởng bài thơ thêm trang trọng
-Khi nói đến cái chết , Quang Dũng không dùng động từ “chết” mà dùng cách nói giảm vì cái chết của người lính Tây Tiến là dâng hiến nên khi họ hi sinh là được trở về với non sông đất nước “anh về
đất”
4.Nhận xét
-Cảm hứng lãng mạn và cảm hứng bi tráng luôn hoà quyện trong bài thơ Tây Tiến Tính chất bitráng là sự thể hiện cao nhất của cảm hứng lãng mạn Chính cảm hứng bi tráng đã tạo nên tượng đàibất tử về người lính Tây Tiến
-Cảm hứng lãng mạn và bi tráng đã tạo nên vẻ đẹp riêng cho bài thơ Tây Tiến
III.Kết luận
-Cảm hứng lãng mạn và cảm hứng bi tráng đã tạo nên âm hưởng hào hùng cho bài thơ Tây Tiến,làm
thành một âm hưởng “không bao giờ quên “ của thơ ca kháng chiến
-Có lẽ vì thế bài thơ đã được trả lại vị trí xứng đáng trong thơ ca kháng chiến và thơ ca dân tộc
Câu 3 : Cảm nhận của anh / chị về sự hi sinh của những người chiến sĩ trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
• Gợi ý phân tích
1.Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng thể hiện sự hi sinh của người lính Tây Tiến bằng cảm hứng và bút pháp lãng mạn , giọng thơ bi tráng , giọng của những chàng trai hiểu và chấp nhận hi
sinh vì lí tưởng –một lí tưởng cao đẹp khiến sự hi sinh cũng nhuộm màu sử thi kì vĩ
2.Sự hi sinh đó thể hiện ở nhiều cung bậc khác nhau :
Trang 9a.Trước hết , đó là hình ảnh của một đoàn quân đã phải trải qua những chặng đường hành quân gian khổ :
Sài khao sương lấp đoàn quân mỏi
………
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
b.Chịu đựng thiếu thốn , bệnh tật
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm
c.Cuộc “vạn dặm trường chinh” không tránh khỏi những mất mát lớn lao Quang Dũng không
né tránh điều đó Chỉ có điều ông viết về cái đau thương mà lại tôn thêm vẻ yêng hùng :
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời
Hai câu thơ miêu tả trực tiếp cái chết mà nhẹ tựa lông hồng Trong giọng thơ có chất lãng tử của
kẻ chí dọc ngang trời đất , của “những chàng trai chưa trắng nợ anh hùng”.Nhà thơ không né tránh những đau thương (dãi dầu) nhưng tư thế của người lính khi đi váo cái chết làm cho bi thương trở thành không bi lụy Đó là một tư thế chủ động (không bước nữa , bỏ quên đời) Ba chữ “bỏ quên
đời” còn thể hiện thái độ ngạo nghễ , xem thường cái chết của người lính
d.Tiếp tục cảm hứng bi tráng là hình ảnh của những người lính tự nguyện dấn thân dù họ nhìn thấy nơi biên cương cảnh những nấm mồ của đồng đội nằm rải rác , lạnh lẽo , thê lương Bởi
người lính Tây Tiến có ý thức hi sinh vì lí tưởng cao đẹp , gợi nhớ đến hình ảnh những tráng sĩ xưa
xông pha ra chiến trường , “coi thái sơn nhẹ tựa hồng mao”
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Trang 10e Sự hi sinh của người lính không chỉ là sự ra đi của những cá nhân đơn lẻ, họ đã hòa mình vào đất trời , vào không gian oai hùng , trang nghiêm của núi rừng Tây Bắc :
Ao bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành -Câu thơ có nhiều cách hiểu Có người cho rằng người chiến sĩ Tây Tiến khi hi sinh chỉ có manhchiếu đơn sơ để khâm liệm được nhìn như những tấm áo bào Nhưng lại có ý kiến cho rằng, khi hisinh , người chiến sĩ cũng không có cả manh chiếu để bó thân mà chỉ được khâm liệm bằng những
bộ quần áo đơn sơ của họ và được ví như “áo bào” của chiến tướng xông trận ngày xưa Tuy nhiên,
dù hiểu theo cách nào thì hai chữ “áo bào” vẫn làm cho cái chết của người chiến sĩ Tây Tiến thêm
• -Sự hi sinh của người chiến sĩ thật bi tráng, cả thiên nhiên cũng phải ngợi ca Nghệ thuật nhân
hoá “ Sông Mã gầm lên khúc độc hành” góp phần làm cho cái chết của họ trở nên hào tráng Sông
Mã như tấu lên khúc nhạc trầm hùng tiễn đưa linh hồn người chiến sĩ về nơi an nghỉ cuối cùng.Tiếng gầm của sông Mã tạo nên một khúc nhạc dữ dội, oai hùng, làm cho cái chết của người chiến sĩTây Tiến trở thành bất tử
g.Tư thế , thái độ, quyết tâm của người chiến sĩ Tây Tiến như làm sống dậy một thời kì , một giai đoạn hào hùng của lịch sử dân tộc với khí thế “Nhất khứ bất phục hồi” (phân tích 4 câu cuối)
3.Nghệ thuật
-Nhà thơ đã khéo léo kết hợp hai phương thức biểu đạt : thô mộc , giản dị và trang trọng , thành
kính ( với những từ Hán Việt , với những hình ảnh được lí tưởng hóa : áo bào) , Quang Dũng vừa thể
hiện được khí phách ngang tàng vừa thể hiện được sự ra đi cao cả của họ
Trang 11-Giọng thơ chắc khỏe, bi mà không não, sầu mà không thảm khiến sự hi sinh của người lính càng
có ấn tượng sâu đậm
Câu 4 Phân tích hai đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng :
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Và :
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
I.Mở bài
-Giới thiệu tác giả Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến
-Giới thiệu hai đoạn thơ
II.Thân bài
1.Điểm chung của 2 đoạn thơ
-Cùng được trích trong bài thơ Tây Tiến của tác giả Quang Dũng , ra đời năm 1948 , trong thời kìđầu của cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ , hào hùng
-Cả hai đoạn thơ đều viết về thiên nhiên Tây Bắc , nơi đã gắn bó với đoàn quân Tây Tiến
2.Điểm khác nhau của mỗi đoạn thơ
a)Đoạn thơ :
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
……….
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
- Đây là bốn câu thơ được trích trong đoạn đầu bài thơ Tây Tiến Đoạn thơ là một minh chứng cho
ý kiến “thi trung hữu hoạ” Chưa ở đâu mà con người hoạ sĩ trong con người nhà thơ Quang Dũng
lại bộc lộ rõ như ở đoạn thơ này Chỉ có bốn câu thơ mà Quang Dũng đã dựng lên được một bứctranh thật hoành tráng vừa dữ dội , hoang sơ hiểm trở vừa hùng vĩ thơ mộng của núi rừng Tây Bắc -Hàng loạt từ có tính chất tạo hình và các điệp từ , điệp ngữ cùng với tiết tấu, nhịp điệu đặc sắc đãdiễn tả rất thành công sự dữ dội, hiểm trở , heo hút và độ cao ngất trời của đồi núi miền Tây Tổ quốc
-Nhiều câu thơ sử dụng thanh trắc : dốc, khúc khuỷu , thăm thẳm … làm hiện lên cái gập ghềnh,
khúc khuỷu , cheo leo của con đường hành quân mà người chiến sĩ phải trải qua
-QD đã khắc hoạ bức tượng đài sừng sững về người chiến sĩ đứng hiên ngang giữa bầu trời quê
hương Hình ảnh “súng ngửi trời” là một thi ảnh đẹp, táo bạo, hóm hỉnh, tinh nghịch mang đậm chất lính Nhưng “súng ngửi trời” càng gợi lên cái độ cao đến chóng mặt , khiến người lính trước thiên
nhiên khắc nghiệt không bị chìm đi mà nổi lên đầy thách thức:
Trời cao thì mặc trời cao
Ta lên đỉnh núi ta cao hơn đèo
Trang 12-Tiếp đó là câu thơ mà dòng thơ với một dấu phẩy ở giữa như bẻ đôi để vẽ lên hình ảnh hai sườn
núi vút lên rồi đổ xuống gần như thẳng đứng “Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống”.Thiên nhiên
núi đèo xuất hiện như thử thách lòng người , hết lên lại xuống, xuống thấp lại lên cao, đèo nối đèo,
dốc tiếp dốc, không dứt Câu thơ được tạo thành hai vế tiểu đối : “Ngàn thước lên cao/ ngàn thước
xuống” , diễn tả con dốc với chiều cao , chiều sâu rợn ngợp : nhìn lên cao chót vót, nhìn xuống sâu
thăm thẳm
- Nhưng tiếp theo là câu “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” thì lại toàn là thanh bằng Ta hình dung
người lính khi leo lên những cồn mây , một lúc nào đó phóng tầm mắt nhìn ngang ra xa , thấy nhà ai
đó thấp thoáng ẩn hiện qua một không gian mịt mùng sương rừng , mưa núi
-Những địa danh Sài Khao, Mường Lát , Pha Luông … lại rất xa lạ càng làm tăng thêm cái ấn tượng về sự hoang sơ , kì vĩ của rừng thiêng mà khi “Vừa mới đọc lên thôi cũng đã thấy mòn chân
mỏi gối” (Trần Lê Văn)
-Đọc đoạn thơ của Quang Dũng miêu tả sự hiểm trở của Tây Bắc làm ta nhớ đến mấy câu thơ trongChinh phụ ngâm :
Hình khe thế núi gần xa Đứt thôi lại nối , thấp đà lại cao
- Ngôn ngữ đoạn thơ góc cạnh , giàu yếu tố tạo hình
b) Đoạn thơ :
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
………
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
-Đây là bốn câu thơ trích ở đoạn thứ hai của bài thơ Tây Tiến Sau cảm hứng tràn đầy về cuộc hànhtrình đầy gian khổ , tự hào của các chiến sĩ Tây Tiến , bài thơ gợi lại những kỉ niệm sâu sắc, gắn bómột thời với đoàn quân Tây Tiến là những đêm liên hoan văn nghệ thấm đẫm tình người.Bên cạnh
hình ảnh chan hoà màu sắc , âm thanh và rất tình tứ của “hội đuốc hoa” là cảnh sông nước Tây Bắc
mênh mang, mờ ảo , tình tứ
-Trong dòng hoài niệm , hiện lên không gian dòng sông trong một buổi chiều sương lặng lờ, hoangdại , đậm màu sắc huyền thoại , cổ tích Trên dòng sông ấy nổi bật lên hình ảnh của những con người, có thể là bóng dáng mềm mại , uyển chuyển của những cô gái Tây Bắc trên chiếc thuyền độc mộcđang xuôi về Châu Mộc mà cũng có thể là bóng dáng của một chàng trai đang lao đi vun vút trênsông nước Hoà hợp với con người, những bông hoa rừng cũng như đong đưa , làm duyên làm dángbên dòng nước lũ một cách tình tứ
-Ngòi bút tài hoa của Quang Dũng không tả mà chỉ gợi Vậy mà thiên nhiên qua ngòi bút của ôngnhư có hồn phảng phất trong gió, trong cây :
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
-Một loạt câu hỏi dồn dập : “Có nhớ … “ , “Có thấy…” đã góp phần làm nổi bật lên tình cảm nhớ
thương da diết của tác giả
-Ngôn ngữ thơ mộc mạc, giản dị , mềm mại ; hồn thơ mang đậm chất lãng mạn , hào hoa
3.Đánh giá
-Nếu bốn câu thơ ở đoạn đầu Quang Dũng miêu tả với bút pháp lãng mạn , tô đậm hiện thực dữ dội, khốc liệt của Tây Bắc để tác động mạnh vào cảm quan người đọc thì đoạn thơ sau Quang Dũng lạithể hiện một ngòi bút tài hoa , tinh tế , một tâm hồn lãng mạn , hào hoa của nhà thơ –chiến sĩ
-Đoạn đầu ngôn ngữ giàu giá trị tạo hình , cách ngắt nhịp độc đáo , cách tiểu đối cùng với sự phốihợp các thanh trắc ở ba câu đầu đã làm cho hình ảnh thơ giàu chất hội hoạ , diễn tả thật đắc địa sựtrùng điệp , hiểm trở của Tây Bắc và những thử thách khắc nghiệt của người lính Ở đoạn thứ hai ,Quang Dũng lại dùng những tữ ngữ mềm mại với nét bút tài hoa vẽ lên được cái mộng mơ của cảnhvật, cái hư ảo của hoài niệm, cái tinh tế của tình cảm
Trang 13• -Giới thiệu tác giả Quang Dũng và hoàn cảnh ra đời của bài thơ Tây Tiến
• -Giới thiệu bút pháp chủ yếu của bài thơ là bút pháp lãng mạn
II.Thân bài
1.Giải thích thuật ngũ lãng mạn
• -Lãng mạn : là có tư tưởng lí tưởng hoá hiện thực và nuôi nhiều ước mơ về một tương lai xa xôi.
• -Lãng mạn cách mạng : lí tưởng hoá hiện thực, hướng về một cuộc sống mới, một tương lai nhưng
trên cơ sở hiện thực
2.Bình luận
a) Cảm hứng lãng mạn của Quang Dũng trong bài thơ Tây Tiến trước hết là hướng tới vẻ đẹp kì
vĩ, hoành tráng cùa thiên nhiên
• -Thiên nhiên Tây Bắc hiểm trở, dữ dội nhưng cũng thật hùng vĩ :
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
……… Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Đây là bốn câu thơ tuyệt hay, có sức diễn tả mạnh mẽ Những từ ngữ, những hình ảnh táo bạo màchính xác gợi trí tưởng tượng cho người đọc về sự hiểm trở mà hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc:
• Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm : một câu thơ với nhiều thanh trắc , gợi lên cảm giác gân
guốc, góc cạnh Và với những từ láy thật gợi hình ( khúc khuỷu, thăm thẳm) đã gợi ra hình
ảnh con đường vừa đồi dốc quanh co đầy nguy hiểm vừa dài thăm thẳm
• Heo hút cồn mây súng ngửi trời :câu thơ không chỉ gợi lên cái vắng vẻ, vừa thật xa, thật
thăm thẳm mà còn gợi lên độ cao đáng sợ “ cồn mây súng ngửi trời” Những con đường núi
cao mây phủ, người lính phải vượt núi cao như leo lên những cồn mây, mũi súng chạm tới
đỉnh như” ngửi trời” Câu thơ vừa miêu tả được chiều cao của vách núi vừa nói được sự tinh
nghịch , lạc quan của người lính Tây Tiến
• Chưa hết, con đường còn như hai sườn dốc dựng đứng, vút lên và đổ xuống , câu thơ như gãylàm đôi bởi sự ngắt nhịp ở giữa câu thơ :
Ngàn thước lên cao , ngàn thước xuống
• -Rừng núi hiện ra với vẻ oai linh, ghê rợn :
Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người Một không gian ma thiêng nước độc, hoang dã của núi rừng với âm thanh gào thét của những thácnước, những tiếng gầm rú của thú dữ như đe dọa con người
b) Chất lãng mạn của bài thơ còn thể hiện ở vẻ đẹp của người chiến sĩ Tây Tiến , họ là những con người vừa oai hùng trong chiến đấu , vừa mộng mơ trong tâm hồn :
• -Đó là những con người có ngoại hình kì lạ, độc đáo :
Trang 14Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm
+Nhà thơ miêu tả chân thực ngoại hình người lính Tây Tiến : “ không mọc tóc” và “ xanh màu
lá” là do ăn uống kham khổ, cuộc sống thiếu thốn lại bị những cơn sốt rét rừng hoành hành dữ dội
nên tóc rụng hết , nước da xanh tái, trông họ thật dữ tợn
+Nhưng miêu tả như vậy Quang Dũng còn muốn thể hiện cái khí phách oai phong lẫm liệt, sức
mạnh phi thường của người lính Tây Tiến trong cái vẻ “ dữ oai hùm” của họ.Bởi vì hai câu thơ có âm hưởng mạnh mẽ nhờ sử dụng những từ ngữ mạnh bạo và độc đáo Chữ “đoàn binh” có âm vang và mạnh hơn chữ “đoàn quân” Ba chữ “không mọc tóc” gợi ra nét ngang tàng, độc đáo,“Quân xanh
màu lá”là nước da xanh xao do sốt rét , thiếu thốn, gian khổ nhưng qua cảm hứng lãng mạn của
Quang Dũng thì màu xanh ấy lại mang vẻ dữ dội của núi rừng chứ không gợi lên vẻ tiều tụy, ốmyếu
• -Bên trong cái ngoại hình dữ tợn ấy là một tâm hồn trẻ trung , hào hoa , lãng mạn :
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà nội dáng kiều thơm Hai câu thơ thể hiện một cách chân thực tâm lý của những người lính trẻ, bởi họ phần đông lànhững chàng trai đất Kinh kì vừa mới rời ghế nhà trường góc phố đi chiến đấu, nên giữa lúc làmnhiệm vụ chiến đấu họ vẫn dành những giây phút để nhớ về quê hương, nhớ về những bóng hồng
thướt tha Ba chữ “ dáng kiều thơm” tuy có phần sáo mòn nhưng nó phù hợp với người anh hùng “
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới”
c)Vẻ đẹp lãng mạn còn thể hiện ở sự hi sinh bi tráng của người chiến sĩ Tây Tiến :
• -Vẻ đẹp của khí phách , tinh thần tự nguyện dấn thân :
Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Trang 15Hình ảnh những nấm mồ của đồng đội nằm rải rác dọc biên giới Việt –Lào, không một nénhương , không một vòng hoa để tưởng niệm, lạnh lẽo và thê lương dễ gợi lên cảm giác bi thương.Nhưng câu thơ tiếp theo đã khẳng định mạnh mẽ khí phách của tuổi trẻ một thời tự nguyện dấn thân
với tất cả nỗi đam mê, với ý thức của người công dân sẵn sàng dâng hiến cả “đời xanh” cho dân
tộc , đúng với hai chữ Tây Tiến Đây cũng là chí khí chung một thời của thế hệ trẻ Việt Nam thờichống Pháp :
Đoàn vệ quốc quân một lần ra đi Nào có xá chi đâu ngày trở về
• -Cảm hứng lãng mạn đã đẩy hình ảnh cái chết của người lính Tây Tiến lên đầy màu sắc bi hùng
Ao bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành +Câu thơ có nhiều cách hiểu Có người cho rằng người chiến sĩ Tây Tiến khi hi sinh chỉ có manhchiếu đơn sơ để khâm liệm được nhìn như những tấm áo bào Nhưng lại có ý kiến cho rằng, khi hisinh , người chiến sĩ cũng không có cả manh chiếu để bó thân mà chỉ được khâm liệm bằng những
bộ quần áo đơn sơ của họ và được ví như “áo bào” của chiến tướng xông trận ngày xưa Tuy nhiên,
dù hiểu theo cách nào thì hai chữ “áo bào” vẫn làm cho cái chết của người chiến sĩ Tây Tiến thêm
• -Sự hi sinh của người chiến sĩ thật bi tráng, cả thiên nhiên cũng phải ngợi ca Nghệ thuật nhân
hoá “ Sông Mã gầm lên khúc độc hành” góp phần làm cho cái chết của họ trở nên hào tráng Sông
Mã như tấu lên khúc nhạc trầm hùng tiễn đưa linh hồn người chiến sĩ về nơi an nghỉ cuối cùng
Trang 16.Tiếng gầm của sông Mã tạo nên một khúc nhạc dữ dội, oai hùng, làm cho cái chết của người chiến sĩTây Tiến trở thành bất tử.
III.Kết bài
• Bao trùm bài thơ Tây Tiến là cảm hứng lãng mạn cách mạng Với cảm hứng ấy, Quang Dũng đãhướng tới một thiên nhiên Tây Bắc vừa kì vĩ vừa thơ mộng và hình ảnh những người chiến sĩ TâyTiến lãng mạn, hào hoa mà vô cùng oai phong , lẫm liệt Chính cảm hứng lãng mạn của bài thơ đã
gây được ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người đọc Cho nên, bài thơ là một bài ca “không bao giờ
quên” của thơ ca kháng chiến
Câu 6 : Phân tích hình ảnh thiên nhiên Việt Bắc trong bài thơ Việt Bắc của
Tố Hữu
I.Mở bài
-Giới thiệu về Tố Hữu và bài thơ Việt Bắc
-Giới thiệu đề bài
II.Thân bài
1.Hình ảnh thiên nhiên được tái hiện qua không gian và thời gian cụ thể :
-Không gian : chiến khu Việt Bắc , căn cứ địa của cách mạng và kháng chiến
-Thời gian mười lăm năm với các chặng đường lịch sử quan trọng : Kháng Nhật (1940), thành lập
Mặt trận Việt Minh (1941), và kết thúc kháng chiến chống Pháp (1954)
Mười lăm ấy thiết tha mặn nồng
2.Thiên nhiên gắn với một thời kháng chiến gian khổ nhưng đằm thắm tình người :
Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù
Nhưng :
Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu
3.Thiên nhiên thơ mộng , mang đậm màu sắc dân tộc :
-Thiên nhiên hư ảo , gợi nhớ gợi thương :
Nhớ gì như nhớ người yêu
………
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về
Nhớ cảnh núi rừng đang chìm trong bóng tối bỗng dưng trăng hiện lên đột ngột toả ánh sáng trongngần , cảnh vật trở nên lung linh huyền ảo và những bản làng mờ trong sương sớm , những bếp lửanhà sàn rực hồng trong đêm lạnh để đón đợi người thương đi về thật ấm cúng
-Đó là thiên nhiên bốn mùa thật hữu tình , gắn bó , hoà hợp với con người : những con người cần cùtrong lao động ; thuỷ chung ,tình nghĩa trong cuộc sống :
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
………
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung
4.Thiên nhiên anh hùng , cùng con người đánh giặc và lập được nhiều chiến công :
Nhớ khi giặc đến giặc lùng
………
Đất trời ta cả chiến khu một lòng
Trang 17Việt Bắc là sự hoà quyện , gắn bó giữa thiên nhiên và con người- tất cả tạo thành hình ảnh “ đất
nước đứng lên” Không chỉ con người mà cả rừng núi cũng chung sức đánh Tây Thiên nhiên , núi
rừng Việt Bắc cũng trở thành những người đồng đội , những chiến sĩ anh hùng của quân dân ta Những dãy núi trùng điệp dàn trải như thành luỹ kiên cố Bên cạnh núi lại có những cánh rừng vừabao vây quân thù , vừa che chở cho bộ đội Núi rừng vốn là những vật vô tri nhưng bây giờ cũng trở
thành có ý chí, có tình người : “che” cho bộ đội nhưng lại bao“vây” kẻ thù.
III.Kết luận
-Bài thơ Việt Bắc làm hiện lên bức tranh thiên nhiên có những nét tiêu biểu cho thiên nhiên vùngcao vừa mang những nét đặc trưng riêng của Việt Bắc Trong nỗi nhớ của người ra đi , nỗi nhớ vềthiên nhiên Việt Bắc là một trong những nỗi nhớ da diết , sâu đậm
-Tố Hữu đã chọn lựa được những chi tiết tiêu biểu, tạo nên bức tranh thiên nhiên Việt Bắc vừa trữtình , gợi cảm vừa gắn bó với cuộc sống kháng chiến
Câu 7 : “Bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu là khúc tình ca và cũng là khúc hùng ca về
cuộc kháng chiến và con người kháng chiến”
(Tình cảm quê hương đất nước thể hiện trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu)
I.Mở bài
-Giới thiệu tác giả Tố Hữu , hoàn cảnh sáng tác của bài thơ
-Giới thiệu đề bài
II.Thân bài
1.Việt Bắc là khúc tình ca về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến
a)Bài thơ Việt Bắc thể hiện tình yêu đối với thiên nhiên đất nước
-Thiên nhiên Việt Bắc hiện lên với những vẻ đẹp vừa hiện thực vừa thi vị, gợi rõ nét độc đáo củaViệt Bắc so với những miền quê khác của đất nước Đó là hình ảnh :
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi , nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương Sớm khuya bếp lửa người thương đi về
Nhớ từng rừng nứa bờ tre Ngòi Thia , sông Đáy suối Lê vơi đầy
-Nhưng nổi bật nhất trong nỗi nhớ về thiên nhiên Việt Bắc là sự hoà quyện giữa cảnh và người:
Ta về, mình lại nhớ ta
………
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung
Thiên nhiên Việt Bắc hiện ra với những vẻ đẹp phong phú, đa dạng , thay đổi theo mùa.Gắn vớitừng cảnh tượng ấy là hình ảnh những con người giản dị : người đi làm nương rẫy, người đan nón,người hái măng … bằng những việc làm nhỏ bé của mình , họ đã tạo nên sức mạnh vĩ đại của cuộckháng chiến
b)Việt Bắc là ấn tượng không thể phai mờ về những người dân Việt Bắc cần cù trong lao động , nhân hậu , thuỷ chung trong tình nghĩa :
-Đó là hình ảnh của những con người cần cù , chịu thương chịu khó “ đan nón chuốt từng sợi
giang” , của “cô em gái hái măng một mình” , là hình ảnh cảm động của người mẹ “nắng cháy lưng”
vẫn “Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô”
-Những con người sống trong gian khổ , thiếu thốn vẫn cưu mang , đùm bọc , đồng cam cộng khổvới kháng chiến :
Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa , chăn sui đắp cùng
-Và khẳng định một lòng chung thuỷ sắt son :
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son
2.Bài thơ Việt Bắc là khúc hùng ca về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến
a)Thiên nhiên và con người cùng một ý chí đánh giặc
Nhớ khi giặc đến giặc lùng ………
Trang 18Đất trời ta cả chiến khu một lòng
(xem phân tích ở câu 6 )
b)Theo dòng hồi tưởng , Tố Hữu còn dẫn ta vào khung cảnh chiến đấu hào hùng với những hoạt động sôi nổi , những âm thanh náo nức, phấn chấn Bài thơ tràn đầy âm hưởng anh hùng ca ,
mang dáng vẻ của một sử thi hiện đại bởi chỉ cần miêu tả khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc , TốHữu đã nêu bật khí thế chiến đấu vô cùng mạnh mẽ của cả một dân tộc :
Những đường Việt Bắc của ta
……….
Bước chân nát đá , muôn tàn lửa bay
c) Sức mạnh của khối đoàn kết dân tộc cùng ý chí anh hùng của nhân dân đã tạo nên những chiến công lẫy lừng, dội vang khắp mọi miền , trở thành niềm tự hào lớn lao của dân tộc :
Tin vui chiến thắng trăm miền
……….
Vui lên Việt Bắc , đèo De , núi Hồng
d)Đặc biệt bằng những lời thơ trang trọng mà thiết tha Tố Hữu đã nhấn mạnh , khẳng định vai trò của Việt Bắc là quê hương cách mạng , khu căn cứ địa vững chắc của cuộc kháng chiến , là niềm
tin của cả dân tộc :
Ở đâu u ám quân thù ……….
Quê hương Cách mạng dựng nên Cộng hoà
Câu 8 : Chất ca dao và những sáng tạo trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
-Lối thơ lục bát và kết cấu đối thoại “mình” , “ta” theo kiểu đối đáp trong ca dao :
Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Nhưng ở đây hai từ “mình” , “ta” được Tố Hữu sử dụng rất sáng tạo : nếu trong ca dao hai từ
“mình”, “ta” chỉ để diễn tả tình cảm lứa đôi thì ở bài thơ này Tố Hữu lại dùng để diễn tả tình cảm quân dân , tình cảm kháng chiến giữa người cách mạng và chiến khu Việt Bắc Hai từ “mình”, “ta”
lại được sử dụng một cách linh hoạt :
Ta với mình , mình với ta Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh Mình đi mình lại nhớ mình Nguồn bao nhiêu nước , nghĩa tình bấy nhiêu
Tử “mình” có khi chỉ người ra đi , “ta” chỉ người ở lại nhưng có lúc ngược lại Có khi nó là sự
phân thân tự vấn của người ra đi để đáp lại nghĩa tình sâu nặng của kẻ ở
-Kết cấu đối thoại một mặt giúp nhà thơ bộc lộ tình cảm , tâm trạng mặt khác nó tạo ra nhiềugiọng điệu , khiến tác phẩm không hề nhàm chán mặc dù nó rất dài (150 câu)
-Màu sắc ca dao còn được thể hiện ở sự bày tỏ trực tiếp tình cảm , không hề cường điệu hoặc che
giấu bớt Tình cảm ở cung bậc nào thì được diễn tả ở ngay cung bậc đó :khi thì nhớ lại ( Nhớ sao
ngày tháng cơ quan …) , khi thì ghi nhớ ( Ta đi ta nhớ những ngày), lúc lại bày tỏ trực tiếp :
Nhớ gì như nhớ người yêu Trăng lên đầu núi , nắng chiều lưng nương
-Tác giả còn mượn ngay chính hình ảnh và lối so sánh của ca dao để xây dựng hình tượng thơ củariêng mình :
Mình đi mình lại nhớ mình Nguồn bao nhiêu nước , nghĩa tình bấy nhiêu
Trang 19-Phảng phất trong Việt Bắc là những bài ca dao ca ngợi vẻ đẹp đất nước , rất nhiều địa danh đượcnhắc đến với bao chiến công và kỉ niệm đẹp :
Ai về ai có nhớ không ?
Ta về ta nhớ Phủ Thông , đèo Giàng Nhớ sông Lô , nhớ phố Ràng Nhớ từ Cao-Lạng , nhớ sang Nhị Hà
Trên nền ngữ điệu của ca dao cổ , Tố Hữu đã giải phóng hình tượng mang lại sức khái quát cao ,thấm đẫm nghĩa tình Chất ca dao được vận dụng sáng tạo đã mang lại chất men say ngọt ngào chotác phẩm Đây chính là nền tảng quan trọng cho sự thành công của bài thơ Việt Bắc
Câu 9 : Có ý kiến cho rằng : Bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu đậm đà phong vị dân gian.
Anh / chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua việc phân tích đoạn trích bài thơ trong
sách Ngữ văn 12, Nâng cao , tập một.
(Tham khảo dàn bài tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc ở trang 15-Đề cương ôn tập
môn Ngữ Văn 12 )
Câu 10 : Anh (chị) hãy trình bày những cảm nhận về Đất Nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm trong đoạn trích Đất Nước ( trích trường ca Mặt đường khát vọng)
I.Mở bài
• -Giới thiệu đôi nét về tác giả.
• -Giới thiệu vị trí đoạn trích : Đoạn trích “Đất nước “ là phần đầu của của chương V trong trường
ca “ Mặt đường khát vọng” được Nguyễn Khoa Điềm, hoàn thành ở chiến khu Trị Thiên 1971
• -Đoạn trích Đất Nước có thể được coi là chương hay nhất trình bày sự cảm nhận và lí giải của tácgiả về đất nước , cũng đồng thời thể hiện sâu sắc tư tưởng cốt lõi của bản trường ca , đó là tư tưởng
“Đất Nước của Nhân Dân”
II.Thân bài
1.Đất nước, trước hết được cảm nhận từ những gì gần gũi nhất, thân thiết nhất và cũng bình dị nhất trong đời sống vật chất và đời sống tinh thần của con người (9 câu đầu)
• a.Đất nước đã có từ lâu đời Đất nước có từ trước khi ta ra đời :
“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi”
• b.Đất nước được cảm nhận gắn liền với một nền văn hóa lâu đời của dân tộc :
• +Từ trong những câu chuyện cổ tích mẹ thường hay kể và bắt đầu với một cái thời gian không thể
xác định “ ngày xửa ngày xưa”
• +Gắn với truyền thống văn hoá, phong tục của người Việt :
• Đó là thói quen ăn trầu của bà : “Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn” Miếng
trầu đã đi vào đời sống văn hóa của dân tộc ta, trở thành một tập tục đẹp , nó không thể
thiếu trong những ngày giỗ tết, hiếu hỷ và trong giao tiếp hàng ngày “Miếng trầu là đầu
câu chuyện”
• Hoặc là tập quán lâu đời của người phụ nữ Việt Nam : “Tóc mẹ thì bới sau đầu”
+Đất nước gắn với lối sống đầy tình nghĩa thủy chung của dân tộc : ”cha mẹ thương nhau bằng
gừng cay muối mặn”
• c.Đất nước lớn lên bằng sự nghiệp chiến đấu hi sinh bảo vệ bờ cõi, những cuộc trường chinh
không nghỉ của dân tộc:
“Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”
“ Cây tre” là biểu tượng cho sức sống bất diệt , tinh thần kiên cường bất khuất của dân tộc ta
• d.Đất nước lớn lên trong quá trình lao động cần cù , lam lũ của ông bà, cha mẹ:
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay giã giần sàng •
Trang 202.Đất nước được cảm nhận là sự thống nhất của nhiều phương diện : không gian- thời gian, lịch
sử- địa lý, quá khứ- hiện tại- tương lai, cá nhân –cộng đồng (20 câu tiếp)
• a.Đó là là không gian gần gũi , gắn bó với mỗi con người trong cuộc sống hàng ngày, trong tình
yêu đôi lứa :
Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất nước là nơi ta hò hẹn
Nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm
b.Và cũng là “không gian mênh mông” về địa lí : núi , sông , rừng , biển
Đất là nơi con chim phượng hòang bay về hòn núi bạc
Nước là nơi con cá ngư ông móng nước biển khơi
• c “Thời gian đằng đẵng” vì được đo bằng chiều dài của văn hoá , lịch sử gắn với huyền thoại
Lạc Long Quân và Âu Cơ :
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
Cũng như truyền thuyết về ngày giỗ Tổ Hùng Vương :
Hàng năm ăn đâu làm đâu Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ
• d.Đất nước cũng chính là nơi tồn tại của cộng đồng dân tộc Việt Nam qua nhiều thế hệ :
Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ
• e.Là mối liên hệ giữa quá khứ, hiện tại, tương lai:
Những ai đã khuất
Những ai bây giờ
Yêu nhau và sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người đi trước dể lại
Dặn dò con cháu chuyện mai sau
3.Cảm nhận về trách nhiệm của mỗi người đối với đất nước (13 câu cuối phần 1)
• a.Vì sao phải có trách nhiệm đối với đất nước ?
-Đất nước hàm chứa mỗi cá nhân nên trong mỗi cá nhân đều có một phần đất nước Khi ta sinh ra
đã được thừa hưởng những di sản tinh thần , vật chất mà cha ông để lại Đây là ý tưởng mới mẻ trongcách cảm nhận đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần của đất nước
• -Đất nước là sự gắn bó giữa cá nhân với cộng đồng , giữa tình yêu đôi lứa với tình yêu chung :
Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng ta hài hoà nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất Nước vẹn tròn to lớn
-Đất nước không chỉ của ngày hôm qua và hôm nay , đất nước còn là của ngày mai , của thế hệ
tiếp nối phải làm cho đất nước tươi đẹp :
Mai này con ta lớn lên Con sẽ mang Đất Nước đi xa Đến những tháng ngày mơ mộng
• -“Đất nước là máu xương”tức là ví như sự sống , là sinh mệnh của mỗi người nên nó rất thiêng
liêng Cho nên , để bảo vệ sự sống thì phải hi sinh
• b Vì vậy mỗi người phải có trách nhiệm với đất nước của mình :
Phải biết gắn bó và san sẻ Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở:
“Gắn bó” là gắn kết , là yêu thương , quan hệ mật thiết với nhau Từ gắn bó mới có thể “san sẻ” San sẻ trách nhiệm, san sẻ niềm vui, niềm hạnh phúc cho nhau ”hóa thân” là dâng hiến, hòa nhập
Thời chiến, người ta có thể dâng hiến cả máu xương của mình ; thời bình , dâng hiến trí tuệ Nhàthơ Chế Lan Viên đã nói :
Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt
Trang 21Như mẹ cha ta , như vợ như chồng
Ôi Tổ quốc nếu cần ta chết Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi con sông
• Có như vậy mới : “ Làm nên Đất Nước muôn đời…”
Trách nhiệm cụ thể của mỗi người là làm cho đất nước được tồn tại mãi mãi Đây là biểu hiệncao nhất về lòng yêu nước của mỗi người
4.Tư tưởng cơ bản của đoạn trích là tư tưởng : “ Đất Nước là của Nhân Dân”
• a.Đây là đỉnh cao cảm xúc trữ tình, cũng là điểm hội tụ tư tưởng cốt lõi của đoạn trích , ấy là tư
tưởng : “Đất Nước này là Đất Nước Nhân Dân” Nhà thơ đã khẳng định :
Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân Dân
Đất Nước của Nhân Dân , Đất Nước của ca dao thần thoại
• b.Vì sao ?
-Mỗi một địa danh trên đất nước đều gắn với một tâm hồn, một số phận Chính nhân dân làm nêntên núi, tên làng, tên xã,tên sông, tên đường phố :
Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
………
…
Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc , Ông Trang , Bà Đen , Bà Điểm
Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Từ đó đã chốt vào một câu đầy trí tuệ :
Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm ta đi đâu cũng thấy Những cuộc đời đã hoá núi sông ta
• -Nhân dân là những người làm nên truyền thống của Đất nước :
+Truyền thống yêu nước , truyền thống lịch sử của Đất Nước : không phải được tạo dựng từ cáctriều đại , các chiến công hiển hách mà đó chính là toàn dân đông đảo , là sự hoá thân của bao nhiêuanh hùng vô danh đã bền bỉ đấu tranh, bền bỉ gây dựng đất nước với bề dày bốn nghìn năm lịch sử
Họ chính là những “người con trai, con gái” , những người ‘đã sống và chết”, “giản dị và bình
tâm”… mà không thể nhớ hết :
Không ai nhớ mặt đặt tên Nhưng họ đã làm ra Đất Nước
+Truyền thống lao động sản xuất , truyền thống văn hóa : chính nhân dân làm nên mọi giá trị tinhthần và vật chất cho đất nước Họ làm nên giá trị văn hoá , làm ra những hạt lúa, ngọn lửa, giọngnói… để truyền lại cho thế hệ sau :
Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi
Họ truyền giọng điệu cho con mình tập nói
+Và chính nhân dân cũng là người gìn giữ, bảo vệ đất nước :
• Khi có kẻ thù thì họ chiến đấu :
Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại
Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân
• Khi hoà bình nhân dân lại là những người lao động xây dựng đất nước :
Năm tháng nào cũng người người lớp lớp Con gái con trai bằng tuổi chúng ta Cần cù làm lụng
5 Nghệ thuật
• -Bài thơ vận dụng nhiều chất liệu của văn học dân gian : ca dao , tục ngữ, thành ngữ, cổ tích…
Nhà thơ đã tạo được một giọng điệu riêng , không khí riêng , không gian nghệ thuật riêng đầy màu
Trang 22sắc sử thi , đưa người đọc vào thế giới của truyền thuyết nhưng lại mới mẻ và hiện đạitrong hìnhthức thơ tự do , nhạc điệu linh hoạt
• -Hai từ Đất Nước được viết hoa thể hiện sự trang trọng , thành kính và lặp lại nhiều lần gây ấn
tượng sâu đậm
• -Kết hợp giọng chính luận với giọng trữ tình nên giàu sức thuyết phục
III.Kết bài
Cảm nhận về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm trong đoạn trích Đất Nước là sự phát hiện mới mẻ,
góp phần làm sâu sắc thêm những ý niệm về đất nước của thơ ca thời chống Mĩ
Câu 11 : Phân tích chương “Đất nước” trong trường ca “Mặt đường khát
vọng” của Nguyễn Khoa Điềm để làm nổi bật tư tưởng độc đáo của tác giả là
“Đất Nước này là Đất Nước của Nhân dân Đất nước của ca dao thần thoại”
Lời khẳng định của Nguyễn Khoa Điềm chia thành hai ý : “Đất Nước này là Đất Nước của Nhân
dân” và “ Đất nước của ca dao thần thoại”nhưng thực chất chúng thống nhất với nhau trong một tư
tưởng bao trùm : Đất Nước của Nhân dân Bởi vì ca dao thần thoại cũng chính là những giá trị vănhóa tinh thần do nhân dân sáng tạo nên
từ miếng trầu bà ăn đến búi tóc của mẹ, từ cây tre đến cái kèo , cái cột , hạt gạo , tình cảm sâu nặngcủa cha mẹ… đều như ẩn chứa hình ảnh đất nước trong đó
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
………
Làm nên Đất Nước muôn đời
b.Vậy “Đất nước” là gì mà lại có chiều sâu lịch sử đến thế?
-Đất nước chính là không gian sinh tồn , gần gũi với đời sống sinh hoạt và đời sống tinh thần của con người.Đất nước cũng chính là địa điểm không gian và thời gian làm cho tình yêu đôi lứa
nảy nở NKĐ đã có lối chiết tự độc đáo để giải thích :
Đất là nơi anh đến trường
………
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm
-Đất nước là sự thống nhất của những phương diện địa lí và lịch sử
+ Đó chính là một đất nước với “không gian mênh mông” rừng vàng biển bạc :
Đất là nơi con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc Nước là nơi con cá ngư ông móng nước biển khơi
+Đất nước là cội nguồn dân tộc , là thời kì đầu dựng nước với truyền thuyết Lạc Long Quân và
Au cơ và ngày “giỗ Tổ”:
Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ
Trang 23Hai từ “gánh vác” cho thấy trách nhiệm rất cao cả của thế hệ con cháu trong công cuộc dựng
nước , giữ nước Bên cạnh đó cũng không quên bổn phận làm con cháu , biết ơn những người đã khai
sinh ra đất nước Hai tiếng “cúi đầu” rất thiêng liêng, biểu hiện sự thành kính hướng tâm linh về nơi
đầu nguồn , cội rễ dòng giống dân tộc
-Sử dụng những chất liệu văn hóa dân gian , Nguyễn Khoa Điềm đã tạo cho gương mặt đất nước
mình thấm đẫm màu sắc ca dao thần thoại (dẫn chứng ) Nhờ đó , gương mặt đất nước hiện lên gầngụi hơn và mang chiều sâu văn hóa hơn
c.Ai đã làm nên Đất nước ?Nhà thơ đã khẳng định “Đất Nước này là Đất Nước của Nhân dân -Tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” thể hiện qua cách nhà thơ giải thích :những địa danh cụ thể, những danh lam thắng cảnh cho đến những ao đầm , dòng sông đều gắn với những cuộc đời , những số phận của nhân dân :
Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước Nhưng núi Vọng Phu
………
Những cuộc đời đã hoá núi sông ta
-Tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” thể hiện qua việc Nguyễn Khoa Điềm giải thích về những truyền thống làm nên Đất Nước :
+Truyền thống yêu nước , truyền thống lịch sử của Đất Nước : không phải được tạo dựng từ các
triều đại , các chiến công hiển hách mà đó chính là toàn dân đông đảo , là sự hoá thân của bao nhiêuanh hùng vô danh đã bền bỉ đấu tranh, bền bỉ gây dựng đất nước với bề dày bốn nghìn năm lịch sử
Họ chính là những “người con trai, con gái” , những người ‘đã sống và chết”, “giản dị và bình
tâm”… mà không thể nhớ hết :
Không ai nhớ mặt đặt tên Nhưng họ đã làm ra Đất Nước
+Truyền thống lao động sản xuất , truyền thống văn hóa : chính nhân dân làm nên mọi giá trị tinh
thần và vật chất cho đất nước Họ làm nên giá trị văn hoá , làm ra những hạt lúa, ngọn lửa, giọngnói… để truyền lại cho thế hệ sau :
Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi
Họ truyền giọng điệu cho con mình tập nói
• Và chính nhân dân cũng là người gìn giữ, bảo vệ đất nước Khi đất nước có chiến tranhthì :
Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại
Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân
• Khi hoà bình nhân dân lại là những người lao động xây dựng đất nước :
Năm tháng nào cũng người người lớp lớp Con gái con trai bằng tuổi chúng ta Cần cù làm lụng
Chính vì vậy, đỉnh cao cảm xúc trữ tình của NKĐ là nhà thơ đã khẳng định :
Để Đất Nước này là Đất Nước của Nhân dân
Đất Nước của Nhân dân , Đất Nước của ca dao thần thoại
d.Chính vì nhân dân làm nên đất nước nên NKĐ cũng đã nêu lên trách nhiệm của mỗi người, nhất là tầng lớp thanh niên trí thức :
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
………
Làm nên Đất nước muôn đời
e.Bài thơ kết thúc bằng tiếng hát văng vẳng của những dòng sông hay đó chính là tiếng hát
trong lòng mỗi người dân đất Việt tự hào về đất nước có truyền thống văn hoá lịch sử từ thời vua
Hùng dựng nước và qua bốn ngàn năm giữ nước cho đến nay vẫn rạng ngời , lung linh huyền ảotrong mỗi chúng ta :
Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu
Trang 24Mà khi về Đất Nước mình thì bắt lên câu hát Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi
III.Kết luận
Tư tưởng “Đất nước là của nhân dân” là một tư tưởng lớn Thực ra , từ xa xưa những nhà tư tưởng
lớn của dân tộc như Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu , Phan Bội Châu… cũng đã từng phát biểu vềvai trò của nhân dân Tuy nhiên , đến NKĐ , bằng tiếng nói nghệ thuật mới mẻ của mình đã làm
phong phú thêm những nhận thức “Đất Nước là của Nhân dân”
Câu 12 : Anh/chị hiểu gì về thân thế , sự nghiệp của Lor-ca để từ đó hiểu sâu
sắc hơn về bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” –Thanh Thảo ?
1.Những hiểu biết về Lor-ca:
-Lor-ca (1898-1936) , một trong những tài năng sáng chói của văn học hiện đại Tây Ban Nha Từnhỏ , Lor-ca đã được coi là thần đồng với năng khiếu thiên bẩm trên nhiều lĩnh vực nghệ thuật : thơ
ca , hội họa , âm nhạc , sân khấu …Lor-ca tốt nghiệp đại học Luật nhưng ông lại tham gia vào đờisống nghệ thuật Ông vừa nồng nhiệt cỗ vũ nhân dân đấu tranh với mọi thế lực áp chế đòi quyềnsống chính đáng cho con người , vừa khởi xướng và thúc đẩy mạnh mẽ những cách tân trong lĩnhvực nghệ thuật Lor-ca là một nghệ sĩ hát lên bằng thơ khát vọng tự do mãnh liệt của dân tộc mình ,
cho nên ông được người dân Tây Ban Nha gọi là “Con chim họa mi Tây Ban Nha”
-Sự xuất hiện của Lor-ca cùng nhiều tài năng khác lúc bấy giờ đã khiến cho đời sống tinh thần củangười dân Tây Ban Nha và cả một vùng rộng lớn khu vực Tây Au trở nên sôi động Hoảng sợ trướcảnh hưởng xã hội to lớn ấy , năm 1936 chế độ phản động Tây Ban Nha thân phát xít đã bắt giam vàgiết hại Lor-ca Cái chết của Lor-ca đã dấy lên làn sóng phẫn nộ hết sức mạnh mẽ trên thế giới Têntuổi của ông đã trở thành biểu tượng , ngọn cờ tập hợp các nhà văn hóa Tây Ban Nha và thế giớichiến đấu chống lại chủ nghĩa phát xít , bảo vệ văn hóa dân tộc và văn minh nhân loại
2.Bài thơ “ Đàn ghi ta của Lor-ca ”
-Nhà thơ Thanh Thảo rất tri âm , đồng điệu , ngưỡng mộ tài năng của nhà cách tân nghệ thuật TâyBan Nha giàu nhiệt huyết nên đã tái hiện lại vẻ đẹp bi tráng của Lor-ca khi ra pháp trường, tâm hồn
và tài năng của Lor-ca
+Qua những nét vẽ mang dấu ấn của thơ siêu thực : “tiếng đàn bọt nước” , “áo choàng đỏ gắt”,
“vầng trăng chếch choáng” , “yên ngựa mỏi mòn”….Thanh Thảo đã làm hiện lên hình ảnh Lor-ca
thật mạnh mẽ nhưng cũng lẻ loi trên con đường đấu tranh cho tự do và cách tân nghệ thuật
+ Bằng hệ thống vừa mang nghĩa thực vừa mang nghĩa ẩn dụ , tượng trưng tác giả đã tái hiện cáichết bi thảm , dữ dội của Lor-ca Nhưng bất chấp tất cả , tiếng đàn Lor-ca vẫn sống Trong tiếng đàn
ấy , nỗi đau và tình yêu , cái chết và sự bất tử hòa quyện vào nhau
+Chế độ độc tài giết chết Lor-ca nhưng không thể tiêu diệt được tâm hồn và những sáng tạo nghệthuật của Lor-ca Lor-ca vẫn bất tử trong chính cuộc giã từ này
-Dòng cảm xúc xót xa , tiếc nuối về một nhà thơ thiên tài được chảy trôi theo những suy tư đa chiều, vừa sâu sắc vừa mãnh liệt của một hồn thơ cùng nét độc đáo trong phong cách biểu hiện đã gây dấu
ấn sâu sắc trong lòng người đọc
Câu 13 : Bình luận về sức thuyết phục của bản Tuyên ngôn Độc lập
I.Mở bài
-Giới thiệu ngắn gọn hoàn cảnh ra đời của bản Tuyên ngôn Độc lập
-Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện chính trị có giá trị lịch sử to lớn , đồng thời là một áng văn
chính luận mẫu mực Chính vì vậy, Tuyên ngôn Độc lập có sức thuyết phục người đọc mạnh mẽ bởi
lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, luận cứ đúng đắn …
II.Thân bài
1.Sức thuyết phục từ việc xác định đối tượng của bản Tuyên ngôn Độc lập :
Viết Tuyên ngôn Độc lập là để tuyên bố trước quốc dân đồng bào về nền độc lập tự do của dân
tộc Nhưng ở đây Hồ Chí Minh không chỉ hướng về đồng bào mình mà còn hướng về nhân dân thế
giới , về phe Đồng minh và cả kẻ thù của dân tộc là thực dân Pháp Điều đó cho thấy sự sáng suốt
Trang 25của Hồ Chí Minh Người đã nhận định, đánh giá tình hình một cách đúng đắn :kẻ thù vẫn chưa thể
nào từ bỏ âm mưu xâm chiếm nước ta , chúng vẫn núp dưới danh nghĩa Đồng minh vào giải giáp vũkhí quân đội Nhật Lúc ấy,Tưởng Giới Thạch từ phía Bắc, quân Anh từ phía Nam, thực dân Pháp
theo chân Đồng minh bằng luận điệu xảo trá : Đông Dương là đất “bảo hộ” của người Pháp bị Nhật chiếm , nay Nhật đã đầu hàng , vậy Đông Dương phải thuộc quyền của người Pháp Như vậy , việc
hướng tới các đối tượng trên , bản Tuyên ngôn không chỉ tuyên bố quyền được hưởng độc lập tự do của dân tộc mà còn ngăn chặn âm mưu tái chiếm nước ta của bọn chúng
2.Ý nghĩa việc trích dẫn hai bản Tuyên ngôn nổi tiếng của Pháp và Mĩ
-Việc trích dẫn hai bản Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ (1776) và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân
quyền của Pháp (1791) đã nêu cao tư tưởng nhân đạo, văn minh nhân loại ,tạo nên căn cứ pháp lí vững chắc cho bản Tuyên ngôn Độc lập của dân tộc ta Bởi vì, hai bản Tuyên ngôn của Mĩ và Pháp
là những bản Tuyên ngôn tiến bộ được cả thế giới thừa nhận
-Việc trích dẫn bản Tuyên ngôn của Mĩ là để tranh thủ sự ủng hộ của Mĩ và phe Đồng minh Người trích dẫn bản Tuyên ngôn của Pháp là để dùng “gậy ông đập lưng ông”, buộc tội Pháp đã lợi
dụng lá cờ tự do , bình đẳng , bác ái đến cướp nước ta, làm trái với tinh thần tiến bộ của chính bảnTuyên ngôn của họ
-Việc trích dẫn hai bản Tuyên ngôn của Mĩ và Pháp còn thể hiện niềm tự hào dân tộc: đặt cuộc
Cách mạng tháng Tám của ta ngang hàng và có phần hơn hai cuộc Cách mạng của Mĩ và Pháp
-Đóng góp lớn lao của Hồ Chí Minh là từ quyền con người trong bản Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ , Người đã “suy rộng ra “ quyền của các dân tộc : “ Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình
đẳng , dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”
3.Những dẫn chứng Hồ Chí Minh đưa ra để vạch trần tội ác của Pháp đối với nhân dân ta và sự phản bội Đồng minh của chúng rất sinh động , cụ thể , toàn diện …có sức mạnh tố cáo to lớn.
-Để bác bỏ luận điệu của Pháp khi sang cướp nước ta là để “bảo hộ” , “khai hoá” Hồ Chí Minh đã đưa ra những dẫn chứng thật cụ thể về nhiều mặt Về chính trị : chúng tuyệt đối không cho dân ta
một chút tự do , dân chủ nào, chúng thi hành luật pháp dã man, lập ra nhà tù nhiều hơn trường học ,
thực hiện chính sách ngu dân ; về kinh tế , chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy , chúng đặt ra hàng
trăm thứ thuế vô lí, chúng kìm hãm các nhà tư sản dân tộc , bóc lột công nhân vô cùng tàn nhẫn.Đỉnh cao tội ác của chúng là đã bán nước ta hai lần cho Nhật
-Pháp nhân danh Đồng minh thì trong bản Tuyên ngôn , Hồ Chí Minh đã chỉ rõ sự chống lại Đồng
minh của chúng : đầu hàng Nhật, từ chối liên kết với Việt Minh chống Nhật Không những thế , Pháp
còn khủng bố Việt Minh trong khi Việt Minh đang lãnh đạo nhân dân chống Nhật
4.Những lí lẽ Người đưa ra để bác bỏ âm mưu quay trở lại xâm lược Việt Nam của thực dân Phápthật sắc bén
-Pháp tuyên bố Việt Nam là thuộc địa của Pháp nên Pháp có quyền trở lại Việt Nam , thì Người chỉ
rõ : Đông Dương không còn là thuộc địa của Pháp, nhân dân ta đã giành chính quyền từ tay Nhật chứ
không phải từ tay Pháp “Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật , chứ
không phải thuộc địa của Pháp nữa […] Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp” Không có lí lẽ nào thuyết phục hơn lí lẽ của sự thật Bởi vậy, Người đã
luôn láy đi láy lại hai chữ “sự thật”
-Hồ Chí Minh cũng nhắc nhiều đến “quyền” tự do và độc lập của dân tộc : “ quyết không thể không
công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam”, “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập” …
để khẳng định quyền của dân tộc Việt Nam
5.Nghệ thuật viết văn chính luận với hệ thống lập luận chặt chẽ, dẫn chứng xác đáng , lí lẽ sắc bén của Hồ Chí Minh
-Mở đầu trích dẫn hai bản Tuyên ngôn của Mĩ và Pháp đã tạo cơ sở chắc chắn về pháp lí và chínhnghĩa cho bản Tuyên ngôn của dân tộc ta
-Các luận điểm , luận cứ thống nhất, chặt chẽ , đi từ khái quát đến cụ thể , ý trước làm nền tảng đểkhẳng định, phát triển ý sau , ý sau bổ sung, minh chứng cho ý trước
-Ngôn ngữ giản dị nhưng chính xác , có hình ảnh , giàu sức gợi cảm ( chúng tắm các cuộc khởi
nghĩa của ta trong những bể máu, chúng bóc lột dân ta đến xương tủy…nước ta xơ xác, tiêu điều )
Trang 26-Văn phong hùng hồn , đanh thép, giàu tính chiến đấu bởi những câu văn có quan hệ móc xích “
Thế là chẳng những chúng không “bảo hộ” được ta , trái lại, trong năm năm, chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật” , hay những câu văn kết cấu theo kiểu trùng điệp :
“Sự thật là… nước ta đã…chứ không phải…”
“Sự thật là… dân ta đã… chứ không phải…”
III.Kết bài
-Tuyên ngôn Độc lập đúng là một văn kiện lịch sử vô giá , một áng văn chính luận mẫu mực , đầy
sức thuyết phục
-Tuyên ngôn Độc lập xứng đáng được coi là áng “thiên cổ hùng văn” của dân tộc ta
Câu 14 : “Vợ nhặt” là câu chuyện buồn về số phận con người trong nạn đói
năm1945 nhưng đằng sau những đau thương là tấm lòng nhân hậu , trái tim tin yêu và sự trân trọng khát vọng của con người của Kim Lân Hãy làm sáng tỏ nhận định trên
I.Mở bài
-Giới thiệu tác giả Kim Lân
-Giới thiệu , dẫn dắt vào đề bài
-Trích dẫn đề
II.Thân bài
1 “Vợ nhặt” là câu chuyện buồn về số phận con người trong nạn đói năm 1945
a.Qua tác phẩm , Kim Lâm đã khái quát được bức tranh xã hội Việt Nam thời kì đen tối trước cách mạng Bao trùm là không khí tang tóc , u ám , thiên nhiên , cảnh vật thê lương ảm đạm , bóng
người đói và những bóng ma lồng vào nhau dật giữa không gian (dẫn chứng không khí xóm ngụ cư
khi nạn đói tràn về)
b.Trên cái nền không gian tăm tối đó , nhà văn đặc biệt chú ý đến ba con người , ba số phận buồn :
-Tràng : Người đàn ông ngụ cư , nghèo nàn , làm nghề kéo xe thuê , cuộc sống mòn mỏi trong
tăm tối cho đến một ngày một sự kiện bất ngờ xảy ra trong đời Tràng : anh ta lấy được vợ nhờ bốnbát bánh đúc và mấy câu đùa tầm phào Câu chuyện trọng đại của một đời người vừa hài hước vừađẫm nước mắt : hạnh phúc của một con người chỉ như một chuyện đùa , một sự may rủi ngẫu nhiên(dẫn chứng-phân tích)
-Bà cụ Tứ : một người mẹ nghèo , chồng chết sớm , con gái lấy chồng xa , bà cụ dồn hết tình
thương cho con trai nhưng không thể lo được hạnh phúc cho con , phải ngậm ngùi chứng kiến cảnh
con lấy vợ trong một tình huống trớ trêu : “Người ta dựng vợ gả chồng cho con … Còn mình
thì”…”Người ta có gặp bước khó khăn … mới có vợ được”
-Người vợ nhặt : chị làcon số không tròn trĩnh (dẫn chứng) Cái đói hủy hoại hình hài , làm tha
hóa nhân cách(dẫn chứng : sự thay đổi nhanh chóng của chị , gợi ý để được ăn) Cái đói khiến giá trị
con người trở nên rẻ rúng : người ta có thể trở thành vợ chỉ sau mấy câu đùa và bốn bát bánh đúc …
2 Nhưng đằng sau những đau thương là tấm lòng nhân hậu , trái tim tin yêu và sự trân trọng khát vọng của con người của Kim Lân
-Phản ánh hiện thực khốn cùng của những người lao động , điều Kim Lân muốn hướng đến không
phải là để nhấn mạnh “cái chết” mà là để khẳng định “sự sống”của họ , khẳng định trong hoàn cảnh
cơ cực , con người vẫn vươn lên để sống và khao khát hạnh phúc Kim Lân viết “Vợ nhặt”không chỉ
bằng con mắt hiện thực sắc lạnh mà bằng một trái tim chan chứa yêu thương và trân trọng conngười Nhờ đó , nhà văn đã phát hiện ra phía sau những số phận buồn bã là vẻ đẹp tâm hồn ,
+Tràng : (phân tích tấm lòng nhân hậu , tốt bụng , những diễn biến tâm lí của Tràng để thấy được
niềm khao khát hạnh phúc , khao khát vươn lên của Tràng Những thay đổi trong suy nghĩ, tâm
trạng nhân vật là minh chứng cho một tâm hồn khao khát sống , có ý thức trân trọng cuộc sống )
+Vợ Tràng : mặc dù rơi vào hoàn cảnh khốn cùng vẫn được Kim Lân dành cho những trang văn
chan chứa yêu thương , cảm thông trân trọng
• Hành động theo không về làm vợ Tràng nếu trong mắt một nhà văn lạnh lùng , lí trí có thểchỉ là một chi tiết hài hước minh chứng cho cái đói làm cho con người đánh mất ý thức về giá
Trang 27trị Bằng cái nhìn cảm thông , thấu hiểu , nhân hậu , Kim Lân đã chỉ ra động lực đáng trân
trọng của hành động liều lĩnh này chỉ để cố gắng tìm sự sống , để qua cơn đói khát
• Cũng từ cái nhìn đầy cảm thông , nhà văn đã phát hiện ra những phẩm chất tốt đẹp ở nhân
vật người vợ để cho người đọc thấy : cái chao chát , chỏng lỏn , thô lỗ chỉ là do hoàn cảnh xô
đẩy , người vợ khi đã có một gia đình để yêu thương , khi có một tương lai để hi vọng đã trở
về với những phẩm chất tốt đẹp (dẫn chứng-phân tích).
+Bà cụ Tứ :
• Tình yêu thương , hết mình vì con : (dẫn chứng-phân tích qua những lo lắng cho hạnh phúc
của con , việc chấp nhận cái tổ ấm đáng thương của con , qua lời nói và hành động vun véncho hạnh phúc của hai con… )
• Tấm lòng bao dung của một người phụ nữ , một người mẹ (dẫn chứng –phân tích tình cảm,
thái độ của bà đối với người con dâu)
• Niềm tin tưởng vào tương lai tốt đẹp : thể hiện qua cuộc trò chuyện trong bữa cơm ngày đói
…
III.Kết bài
-“Vợ nhặt” của Kim Lân không chỉ là bức tranh hiện thực đầy xúc động về cuộc sống người nông
dân trước Cách mạng tháng Tám mà còn là một bài ca về tình người , về khát vọng vươn lên của họ
-Kim Lân viết tác phẩm “Vợ nhặt” bằng cả tấm lòng cảm thông , sự yêu thương , trân trọng vẻ
đẹp , khát vọng của người lao động Tác phẩm thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc ( có thể liên hệvới một số tác phẩm hiện thực phê phán của văn học trước CMT8,1945 để so sánh )
Câu 15 : Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm “Vợ nhặt” qua hình tượng ngưởi vợ nhặt
I.Mở bài
-Giới thiệu tác giả và tác phẩm
-Hình tượng người vợ nhặt là hình tượng kết tinh những trăn trở và cả tấm lòng của nhà văn vớicuộc sống
II.Thân bài
1.
Giá trị hiện thực
-Hình ảnh người vợ được xây dựng trên cái nền là không khí của những ngày đói với sự đe dọa
thường trực của cái chết (khung cảnh xóm ngụ cư ngày đói) Bản thân nhân vật cũng là một nhân
chứng tiêu biểu cho số phận bi thảm của con người trong nạn đói những năm 1945 : chị làcon sốkhông tròn trĩnh (dẫn chứng)
-Đây không phải là người vợ bình thường mà là người “vợ nhặt” Nhân vật được đặt vào một tình
huống trớ trêu : bị cái đói dồn đẩy đến đường cùng phải chấp nhận theo không một người đàn ôngmới chỉ gặp hai lần , lại xấu và nghèo , không có một chút hứa hẹn gì về tương lai Câu chuyệnthiêng liêng của một đời người (chuyện dựng vợ gả chồng) trở thành một câu chuyện hài hước , hàihước nhưng đẫm nước mắt
-Từ cuộc đời người vợ nhặt , Kim Lân đã vẽ lên một bức tranh chân thực , bi đát về số phận khốn cùng của người lao động trong nạn đói năm 1945 :
+Cái đói làm cho con người tàn tạ hình hài , không còn một chút sức sống ( dẫn chứng ngoại
hình người vợ nhặt)
+Cái đói làm cho con người bị hủy hoại cả nhân cách (trêu chọc , ăn nói chỏng lỏn , gợi ý đểđược ăn , cúi đầu ăn , liều lĩnh theo không một người không biết tên tuổi , nhà cửa …)
+Giá trị con người trở nên rẻ rúng tầm thường : một người vợ chỉ đáng giá bằng bốn bát bánh đúc
và câu nói nửa đùa nửa thật
+Đám cưới và đêm tân hôn là những sự kiện trọng đại của đời người nhưng với nhân vật người
vợ càng phơi bày tình cảnh bi đát hơn : đêm tân hôn diễn ra trong không khí vẩn mùi chết chóc ,trong tiếng hờ khóc thê lương ; bữa ăn đón cô dâu mới nghẹn đắng vị cháo cám
2 Giá trị nhân đạo
-Với tấm lòng nhân hậu và niềm tin ở con người , Kim Lân không chỉ dừng lại ở việc phản ánh số
phận bi thảm của con người trong nạn đói năm 1945 mà qua hình tượng người vợ nhặt , nhà văn
Trang 28đã chỉ ra ở ngay cả những thân phận bị dồn đuổi đến đường cùng , bị tha hóa , biến chất vẫn tồn tại những vẻ đẹp tâm hồn , vẫn có khả năng tìm đến với tương lai tốt đẹp
-Bản chất tốt đẹp của người lao động : thể hiện qua những cử chỉ rút rè , ngượng ngùng khi đi cùng
Tràng về xóm ngụ cư , qua những hành động e dè , nhút nhát khi nói chuyện với mẹ chồng … Nhữnghành động này vừa bộc lộ ý thức về thân phận của nhân vật vừa minh chứng cho tính cách một ngườilao động lương thiện vẫn chưa hoàn toàn mất trong nhân vật
-Thể hiện ở niềm khát khao sự sống , khát khao hạnh phúc : tinh thần chủ đạo của Kim Lân khi viết tác phẩm cũng như xây dựng hình ảnh người vợ nhặt là hướng đến chân lí : “Những người đói, họ
không nghĩ tới cái chết mà nghĩ tới sự sống”.
+Hành động theo không Tràng là hành động hướng đến sự sống , trốn chạy cái đói, cái chết +Sự thay đổi của nhân vật từ khi trở thành vợ Tràng : thay cho hành động thô lỗ là cử chỉ e dè, ý
tứ ; thay cho cái tính chao chát , chỏng lỏn là những cử chỉ dịu dàng , đôn hậu ; thay cho quyết định
liều lĩnh theo không Tràng là thiện chí xây dựng gia đình ( quang cảnh nhà anh Tràng hoàn toàn đổi
khác ngày hôm sau)…Những thay đổi của nhân vật là biểu hiện của khát vọng hướng tới sự sống ,
hướng tới hạnh phúc gia đình
+Từ trong hiện thực tăm tối , nhân vật người vợ nhặt vẫn chứng tỏ cho người đọc thấy sức sống,
khả năng có thể thay đổi cuộc đời để có được một tương lai tốt đẹp hơn (qua câu chuyện kể về những
người đi phá kho thóc Nhật chia cho dân nghèo)
(Lưu ý : Có thể so sánh người vợ nhặt với Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo : Nam Cao đã rất nhân
đạo khi xây dựng Thị Nở một người xấu “ma chê quỉ hờn” vẫn biết yêu thương , vẫn có tình người
Nhưng người vợ nhặt của Kim Lân không chỉ có khát khao hạnh phúc mà còn biết vươn lên , hướngtới tương lai tươi sáng )
III.Kết bài
-Qua nhân vật người vợ nhặt , Kim Lân không những tái hiện sinh động số phận , khát vọng củamột cá nhân mà còn nói cả số phận , niềm khát khao hạnh phúc và sự vươn lên của những người laođộng ,thể hiện bản chất tốt đẹp của người lao động
-Xây dựng hình tượng người vợ nhặt , Kim Lân cho thấy ông là một nhà văn nhân đạo sâu sắc
Câu 16 : Số phận con người trong Vợ nhặt (Kim Lân) và Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)
I.Mở bài
-Giới thiệu hai tác phẩm Vợ nhặt và Vợ chồng A Phủ
-Giới thiệu vấn dề cần nghị luận : số phận người lao động trong hai tác phẩm
II.Thân bài
1.Điểm chung của hai tác phẩm
Cùng viết về số phận con người tuy họ có hoàn cảnh khác nhau, được miêu tả khác nhau nhưngnhìn chung đó là những thân phận đáng thương
2.Những đặc điểm riêng :
a.Vợ chồng A Phủ
Tô Hoài viết về số phận cực nhục , tăm tối của những người nông dân miền núi Tây Bắc dưới ách
áp bức , kìm kẹp của bọn thực dân , chúa đất và sự vùng lên tự giải phóng của họ
• Bị áp chế về mặt tinh thần (trình ma nhà A Sử ) nên chỉ còn sống như cái bóng vô hồn :
“lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa” , “chỉ đợi chết rũ xương” trong nhà thống lí Pa
Tra
+ A Phủ :
Trang 29• Chàng trai khoẻ mạnh “chạy nhanh hơn ngựa”, lao động giỏi, biết đục cày đục cuốc, con
gái trong làng nhiều người mê
• Bị tra tấn dã man, xử tội một cách bất công để biến thành nô lệ không công
• Bị trói đứng tàn nhẫn
-Mị và A Phủ đã vùng lên tự giải phóng cho mình
+Mị cắt nút dây mây cởi trói cho A Phủ và trốn thoát khỏi nhà Pá Tra họ đã dám chống lạicường quyền và thần quyền
+Đến Phiềng sa : có tình yêu và cuộc sống mới ,trở thành du kích
b.Vợ nhặt
Kim Lân viết về số phận bi đát , tình cảnh thê thảm của người nông dân nghèo trong nạn đóikhủng khiếp năm 1945 và khát khao tổ ấm gia đình , sự yêu thương đùm bọc lẫn nhau và hướng vềcuộc sống của những con người cùng cảnh ngộ
-Họ là nạn nhân của nạn đói khủng khiếp
+Những con người xóm ngụ cư bị nạn đói hoành hành “ xanh xám như những bóng ma”, phải
ăn cháo cám cầm hơi Nhưng có người cả cháo cám cũng không có mà ăn nên “ xác chết như ngả
rạ”
+Tràng và bà cụ Tứ cũng không tránh khỏi tình cảnh thê thảm của nạn đói đó
- Nhưng họ là những con người có phẩm chất đáng quí
+ Họ là những con người có tấm lòng nhân hậu ( anh Tràng, bà cụ Tứ)
+Có tình cảm thương yêu, gắn bó với gia đình , khao khát hạnh phúc ( anh Tràng khi nhìn thấy
đổi thay của nhà mình thấy gắn bó và có trách nhiệm với gia đình), bà cụ Tứ thương xót cho con trai
và con dâu, bảo ban hai con những lời đôn hậu chí tình “ bỏ lấy đôi gà mà nuôi, chẳng bao lâu sẽ có
ngay bầy gà cho mà xem”
+Vợ Tràng trở nên “ người đàn bà hiền hậu đúng mực” và đảm đang tháo vát: nhà cửa sân vườn
của nhà Tràng hôm sau đã được chị quét dọn sạch sẽ (dẫn chứng )
- Ở họ ngời lên khát vọng vươn lên thay đổi cuộc đời, số phận
Họ là những con người đang kề bên cái chết vẫn khao khát hạnh phúc gia đình, vẫn tin tưởng vàotương lai, vẫn hi vọng sự đổi đời :
+ Bà cụ Tứ tin vào triết lí dân gian “ Không ai giàu ba họ, khó ba đời”
+ Tràng nghe vợ kể chuyện những người nông dân nghèo cùng Việt Minh phá kho thóc Nhật đãtưởng tượng ra cảnh những người đói đi trên đê Sộp với là cờ đỏ bay phất phới
3.Đánh giá
-Cuộc đời của họ tuy có những nỗi bất hạnh nhưng không còn tối tăm, bế tắc như những nhânvật trong các tác phẩm văn học hiện thực phê phán 1930-1945 ( như chị Dậu, anh Pha, Chí Phèo, lãoHạc) bởi họ đã biết vươn lên, biết làm chủ cuộc đời mình và dám đấu tranh với hoàn cảnh để tự giảithoát cho chính mình
- Vẻ đẹp của người lao động trong văn học sau CMT8 là vẻ đẹp tinh thần đầy chất nhân văn
Đó là do cái nhìn mới mẻ của các nhà văn, thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc
III Kết luận :
- Hình ảnh nhân dân lao động được phản ánh trong các tác phẩm trên rất chân thực, cụ thể, sinhđộng Họ có cuộc đời, số phận đáng thương nhưng biết vượt lên trên hoàn cảnh để hướng tới tươnglai
- Thể hiện thái độ, tình cảm yêu thương, trân trọng người lao động của các nhà văn
Câu 17 : Phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) và Vợ nhặt (Kim Lân)
(Tham khảo dàn bài câu 16)
Trang 30Câu 18 : Sức sống mãnh liệt của thiên nhiên và con người trong Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành
I.Mở bài
-Giới thiệu tác giả , tác phẩm
-Dẫn dắt giới thiệu vấn đề của đề bài
II.Thân bài
1.Sức sống của thiên nhiên
NTT đã tập trung miêu tả cây xà nu trong mưa bom bão đạn của kẻ thù và sự vươn lên mạnh mẽcủa nó
a)Giới thiệu về cây xà nu
-Cây xà nu là cây thuộc họ thông , mọc nhiều ở Tây Nguyên , có sức sống dẻo dai , mạnh mẽ (tríchdẫn ý kiến của NTT)
b)Mở đầu tác phẩm là cảnh rừng xà nu bị tàn phá dữ dội bởi đạn đại bác của giặc
-Tác giả miêu tả cả một đoạn dài cảnh rừng xà nu bị giặc tàn phá : “Làng ở trong tầm đại bác của
giặc Chúng nó bắn , đã thành lệ , mỗi ngày hai lần, hoặc buổi sáng sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng và sẩm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn.Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình , đổ ào ào như một trận bão”Chúng muốn huỷ diệt cả thiên nhiên vô
tội (Liên hệ Cáo Bình Ngô của Nguyễn Trãi : giặc Minh đã “Tàn hại cả giống côn trùng , cây cỏ” )
c)Nhưng chúng không thể tiêu diệt nổi rừng xà nu , bởi :
-Cây xà nu là loại cây có sức chịu đựng ghê gớm : “Đạn đại bác không giết nổi chúng , những vết
thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng”
-Và sinh sôi nẩy nở rất khoẻ: “Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nẩy nở khoẻ như vậy.Cạnh một cây
xà nu mới ngã gục , đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời”
-Nó lại rất khao khát ánh sáng : “Cũng ít có loại cây ham ánh sáng đến thế Nó phóng lên rất nhanh
để tiếp lấy ánh sáng , thứ ánh sáng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng thẳng tắp, lóng lánh
vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra , thơm mỡ màng”
-Và “Cứ thế , hai ba năm nay, rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho dân làng”
d)Nghệ thuật
-Để khắc hoạ sức sống của cây xà nu , NTT đã tả thực và lặp đi lặp lại nhiều lần trong tác phẩm :
năm lần với “rừng xà nu” , bốn lần với “đồi xà nu”, gần mười lần với “cây xà nu”, “ngọn xà nu”,
“nhựa xà nu”, “khói xà nu”, “lửa xà nu”… và với số lượng hàng vạn cây với sức mạnh sinh tồn thật
hiếm thấy
-Đặc biệt , với cách kết cấu tác phẩm theo kiểu vòng tròn : mở dầu và kết thúc thiên truyện này cũng là hình ảnh rừng xà nu: “Đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối
tiếp đến chân trời” ,tác giả nhằm gây ấn tượng và nhấn mạnh vào hình tượng cây xà nu , một loại
cây tiêu biểu cho sức sống mạnh mẽ của thiên nhiên Tây Nguyên
2.Sức sống của con người Tây Nguyên trong RXN
a)Nhân dân làng Xô Man bị giặc sát hại , đàn áp dã man nhưng hết thế hệ nọ đến thế hệ kia vẫn tham gia công tác cách mạng :
-Ngày nào Mĩ-Diệm cũng đi lùng nhưng dân làng Xô Man vẫn tự hào : “ năm năm, chưa hề có
một cán bộ bị giặc bắt hay giết trong làng này”.Lúc đầu thanh niên đi nuôi và gác cho cán bộ Thằng
Mĩ-Diệm biết được , nó bắt thanh niên Nó treo cổ anh Xút lên cây vả đầu làng Giặc cấm thanhniên, thì ông gia, bà già đi thay Nó lại biết được Nó giết bà Nhan , chặt đầu cột tóc treo đầu súng.Sau cùng lại đến lũ trẻ thay ông già, bà già Trong đó hăng nhất là Tnú và Mai
-Anh Quyết hi sinh , Tnú và Mai đã thay anh Quyết lãnh đạo dân làng
b)Những con người bị định bắt , tra tấn dã man vẫn vượt qua không kêu rên , không khai báo
-Mai bị bắt, bị tra tấn dã man bằng cây sắt dài vẫn bảo vệ con , cắn răng chịu đựng không khai raTnú
-Tnú bị bắt , bị đánh vẫn không khai cộng sản ở đâu mà chỉ tay vào bụng nói “Cộng sản ở đay
này” ;bị đốt mười đầu ngón tay bằng nhựa xà nu , “mười đầu ngón tay đã thành mười ngọn đuốc” ,
Trang 31anh nghe như lửa cháy trong lồng ngực , cháy ở bụng… nhưng vẫn cắn răng chịu đựng Bởi vì Tnú
nhớ lời anh Quyết dặn “Người cộng sản không thèm kêu van…”
• Bàn tay của Tnú lúc lành lặn là bàn tay tình nghĩa , trung thực ; khi bị giặc đốt cháy mườiđầu ngón tay chứng tích đau thương , là bàn tay của người chiến sĩ gan góc dũng cảm, của ýchí chiến đấu và quyết tâm trả thù.Bàn tay đã chịu đựng mọi đau đớn , bàn tay đã làm bùnglên cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man Bàn tay đó vẫn cầm vũ khí đi tiêu diệt quân thù Bằngđôi bàn tay đầy hận thù ấy, Tnú đã giết chết tên chỉ huy đồn địch ngay trong hầm cố thủ của
nó, trong ánh đèn pin soi vào mặt nó để nó nhìn rõ bàn tay trừng phạt đang xiết vào cổ họngthằng Dục (đối với Tnú chúng nó đứa nào cũng là thằng Dục)
c)Nhân dân Xô Man khao khát tự do cũng như cây xà nu ham ánh sáng mặt trời nên đã đứng lên đồng khởi vì họ hiểu rõ chân lí “Chúng nó đã cầm súng , mình phải cầm giáo” Khí thế của đêm
đồng khởi thật hào hùng với tiếng thét “Giết” , “Chém! Chém hết!”, “Tiếng chân người đạp trên
sàn nhà ưng ào ào.Tiếng bọn lính kêu thất thanh” Và tiếng chiêng nổi lên , “suốt đêm nghe cả rừng
Xô Man ào ào rung động”
3.Nhận xét, đánh giá
-Nhà văn luôn đặt cây xà nu và con người trong sự soi chiếu lẫn nhau tạo nên một chất thơ hàohùng , tráng lệ Rừng xà nu và dân làng Xô Man là hai nhân vật tập thể sóng đôi, soi sáng và bổ sungcho nhau, tôn nổi nhau lên
III.Kết luận
-Cuộc kháng chiến chống Mĩ đã kết thúc Mấy chục năm qua dấu vết của bom đạn Mĩ –Diệm ởTây Nguyên cũng đã bị xoá nhoà nhưng tinh thần kiên cường , bất khuất của nhân dân Tây Nguyênthì vẫn còn mãi Chúng ta hãy sống thế nào để xứng đáng với một dân tộc anh hùng
Câu 19 : Dựa vào tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi và những tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu được tái hiện trong bài viết “Nguyễn Đình Chiểu , ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc” của Phạm văn Đồng , hãy
phát biểu những suy nghĩ của mình về phẩm chất của người nông dân Nam Bộ
I.Mở bài
-Giới thiệu chung về mảnh đất và con người Nam Bộ
-Nêu khái quát vẻ đẹp của con người Nam Bộ qua hai tác phẩn trên
II.Thân bài
1.Nét riêng của hai tác phẩm :
-“Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi là một tác phẩm thuộc thể loại truyện kí , trực
tiếp miêu tả hình ảnh người nông dân Nam Bộ qua nhân vật chú Năm , má Việt, chị Chiến và Việt
-“Nguyễn Đình Chiểu , ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc” của Phạm văn Đồng là một tác
phẩm nghị luận văn học không trực tiếp miêu tả hình tượng người nông dân Nam Bộ mà qua cuộcđời và thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu tác giả đã làm tái hiện hình ảnh người nông dânNam Bộ
2.Nét chung
Cả hai tác phẩm đều được viết trong thời kì chống Mĩ cứu nước và đều cho thấy những phẩm chấttốt đẹp của người nông dân Nam Bộ
3.Những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân Nam Bộ
-Yêu nước nồng nàn , căm thù giặc sâu sắc ( dẫn chứng –phân tích)
-Gan góc , dũng cảm( dẫn chứng –phân tích)
-Yêu tự do , có một niềm đam mê mãnh liệt với tự do , không cam tâm quì gối làm nô lệ , chọn
chết vinh còn hơn sống nhục ( dẫn chứng –phân tích)
-Tôn trọng đạo lí truyền thống của dân tộc và cha ông ( dẫn chứng –phân tích)
-Sống tự do , phóng khoáng , hồn nhiên , thích ca hát tập thể , gắn bó , chia sẻ , vui buồn với cộng
Trang 32Câu 20 : Trong suốt cuộc đời viết văn của mình , Nguyễn Minh Châu luôn trăn
trở để gắng đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người Điều đó được thể hiện như thế nào trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa
I.Mở bài
-Giới thiệu tác giả , tác phẩm
-Giới thiệu ý kiến đề bài
II.Thân bài
1.Giải thích ý kiến đề bài
Ý kiến của đề bài muốn khẳng định trong các sáng tác của mình , Nguyễn Minh Châu luôn cốgắng để phát hiện vẻ đẹp còn đang ẩn kín bên trong bề sâu tâm hồn của con người
2.Phân tích
a)Chiếc thuyền ngoài xa là một câu chuyện buồn về hiện thực cuộc sống xù xì thô nháp, con người phải đối diện với cái ác , cái xấu để sinh tồn Những nhân vật trong Chiếc thuyền ngoài xa là
hiện thân cho mảng đời tối tăm , cơ cực vẫn tồn tại trong cuộc sống quanh ta :
-Người đàn ông trong truyện là một kẻ độc dữ : đánh đập , hành hạ vợ dã man
-Người đàn bà trong câu chuyện là một người phụ nữ bất hạnh : ngoại hình xấu xí (mặt rỗ , thân
hình thô kệch …) , nghèo khổ, lam lũ ( dáng vẻ mệt mỏi , thân áo ướt sũng ), bị chồng hành hạ “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”
b)Nhưng dưới con mắt của nhà văn , cuộc sống vẫn ánh lên những niềm tin , niềm hi vọng về phẩm chất con người Điều này được Nguyễn Minh Châu thể hiện tập trung qua nhân vật người
đàn bà hàng chài Qua câu chuyện kể về cuộc đời đầy bí ẩn , éo le của chị , ta thấy nổi bật lên vẻ đẹptâm hồn đằng sau cái hình thức xấu xí , thô kệch của chị :
-Trước hết , chị là con người đầy lòng tự trọng (phân tích-dẫn chứng)
-Thấu hiểu lẽ đời , tấm lòng bao dung , vị tha, nhân hậu (phân tích-dẫn chứng)
-Biết chắt chiu hạnh phúc đời thường , tình mẫu tử thiêng liêng , luôn hướng về sự sống(phân
-Nguyễn Minh Châu đã đi tìm và phát hiện được những “viên ngọc ẩn sâu trong tâm hồn con
người” không phải chỉ có ở những nhân vật có vẻ đẹp lí tưởng như Nguyệt trong Mảnh trăng cuối rừng mà còn ở cả những con người lam lũ , nghèo khổ , xấu xí Đọc tác phẩm Chiếc thuyền ngoài
xa điều còn đọng lại lâu dài , sâu đậm trong lòng người đọc chính là tấm lòng bao dung , vị tha ,
nhân ái và đức hi sinh của người đàn bà hàng chài ấy
-Thấy được tấm lòng của nhà văn đối với cuộc đời , đối với cái đẹp
Câu 21 : Nguyễn Minh Châu từng nói : “Tôi không tưởng tượng nổi một nhà văn
mà lại không mang nặng trong lòng mình tình yêu thương cuộc sống và nhất là
yêu thương con người Tình yêu này của một người nghệ sĩ vừa là niềm hân hoan
say mê , vừa là nỗi đau đớn khắc khoải , một nỗi quan hoài thường trực về số
phận , hạnh phúc của những người xung quanh”.
(Trích “Trang giấy trước đèn” )
Hãy làm sáng tỏ “mối quan hoài” ấy trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”
I.Mở bài
Trang 33-Giới thiệu tác giả Nguyễn Minh Châu
-Giới thiệu đặc điểm văn xuôi của Nguyễn Minh Châu : luôn thể hiện tình yêu tha thiết đối với conngười, sự trăn trở khôn nguôi về khổ đau , hạnh phúc và niềm khao khát kiếm tìm , phát hiện những
vẻ đẹp ẩn náu trong tâm hồn con người Cho nên , nhà văn từng phát biểu : “Tôi không tưởng tượng
nổi một nhà văn mà lại không mang nặng trong lòng mình…, hạnh phúc của những người xung quanh” Quan niệm này đã chi phối sáng tác Nguyễn Minh Châu sau thời kì đổi mới.
-“Chiếc thuyền ngoài xa” in trong tập “Bến quê”, tiêu biểu cho giai đoạn thứ hai của Nguyễn Minh
Châu Trong tác phẩm này , Nguyễn Minh Châu hướng đến khám phá con người trong cuộc sốngmưu sinh nhọc nhằn , vất vả , trong mối quan hệ nhân sinh đan cài , phức tạp , trong quá trình kiếmtìm hạnh phúc …
II.Thân bài
1.”Chiếc thuyền ngoài xa ” tái hiện lại câu chuyện của một gia đình người đàn bà hàng chài
nghèo khổ , lam lũ , bất hạnh từ một tình huống truyện độc đáo : qua những phát hiện của người
nghệ sĩ Phùng ở một vùng biển (tóm tắt 2 phát hiện của nghệ sĩ Phùng)
2.Qua phát hiện của Phùng , Nguyễn Minh Châu đã mang vào trang viết của mình nỗi day dứt cho số phận bé nhỏ của họ Họ đã phải sống nhẫn nại , chấp nhận biết bao khổ đau , bi kịch Gánh nặng áo cơm bủa vây , giam hãm khiến họ tha hóa :
-Người đàn ông từ một anh con trai “cục tính nhưng hiền lành lắm , không bao giờ đánh đập” vợ
trở thành một kẻ thô bạo, mất nhân tính , cứ mỗi lần bế tắc lại “dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào
lưng người đàn bà … vừa đánh vừa thở hồng hộc , hai hàm răng nghiến ken két”
-Người phụ nữ thì “cam chịu đầy nhẫn nhục , không hề kêu một tiếng , không chống trả , cũng
không tìm cách chạy trốn” trước những trận đòn của người chồng Khuôn mặt chị mệt mỏi , thái độ
buông xuôi , chấp nhận , không còn sức phản kháng , không còn cả ý thức về quyền sống , quyềnđược tôn trọng
-Thằng Phác-con chị , một cậu bé thông minh , nhanh nhẹn khi đối mặt với bi kịch gia đình cũng
trở nên dữ dằn , tàn nhẫn Vì bảo vệ mẹ , cậu đã đánh lại chính cha mình , trở thành kẻ thù của cha
3.Quan tâm đến số phận , hạnh phúc của con người , Nguyễn Minh Châu không chỉ băn khoăn đến
những góc khuất trong đời sống của họ mà còn nâng niu , trân trọng những điều tốt đẹp , khuất bêntrong hình hài xù xì , thô ráp , bên trong cuộc sống lam lũ , tăm tối đời thường mà nếu chỉ nhìn bằng
ánh mắt bàng quan chắc chắn không thể phát hiện ra Cho nên , tuy tác phẩm là một câu chuyện
buồn nhưng đằng sau ám ảnh về cuộc sống lầm lụi , bế tắc vẫn ánh lên những niềm tin , hi vọng vào phẩm chất con người Điều này thể hiện tập trung qua hình tượng người đàn bà hàng chài -Chị là một người có sức chịu đựng khiến mọi người phải ngỡ ngàng : Chánh án Đẩu không thể
hiểu nổi tại sao người đàn bà lại nhẫn nhục chịu đựng người chồng vũ phu “cứ ba ngày một trận nhẹ,
năm ngày một trận nặng” được như thế !Chị chấp nhận nó như cuộc sống người đi biển đánh cá phải
đương đầu với sóng to gió lớn vậy Với chị , muốn tồn tại là phải biết chấp nhận ,
-Thật ra chị là người sâu sắc , thấu hiểu lẽ đời : trong hoàn cảnh con đông , cuộc sống trên chiếc
thuyền đầy nhọc nhắn , bất trắc , người đàn bà ấy không còn cách chọn lựa nào khác hơn Bởi vì ,cho dù hắn vũ phu , nhưng hắn vẫn là chỗ dựa quan trọng cho những người đàn bà hàng chài như chị
Chị xót xa giải thích : “Các chú đâu có phải người làm ăn…chưa bao giờ các chú biết nỗi vất vả
của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông” Bây giờ thì Đẩu mới vẽ lẽ ra : cuộc đời
của chị không hề đơn giản , cách hành xử của chị dường như không thể nào khác hơn được Chịchấp nhận đau khổ , coi nỗi khổ là lẽ đương nhiên , Chị chấp nhận bị chồng đánh như người phụ nữkhác chấp nhận đàn ông uống rượu vậy
-Chị biết chắt chiu những giây phút hạnh phúc ít ỏi , giàu lòng vị tha , bao dung : chị chịu
những trận đòn dữ dội của chồng mà không một hành động phản kháng Sự cam chịu đầy nhẫn nhụccủa chị có thể khiến người đọc bất bình , bức bối vì cảm thấy chị đã đánh mất hết ý thức về giá trị ,
về quyền sống của mình Nhưng từ trong sâu thẳm tâm hồn của người phụ nữ ấy đã có sự thấu hiểu
bi kịch không lối thoát của chồng mình : chỉ vì cuộc sống trên thuyền chật chội , con đông mà trong
đó như có một phần lỗi của mình “giá tôi đẻ ít đi” Hơn nữa , chị cũng cảm nhận được có những lúc
vợ chồng con cái sống vui vẻ , hòa thuận với nhau dù rất ít ỏi Những trận đòn chỉ là biểu hiện cho sựbất lực , bế tắc của người chồng
Trang 34-Đó là tình mẫu tử thiêng liêng , là sự hi sinh đến tận cùng của người mẹ : Chị chấp nhận không
bỏ chồng vì “sống cho con chứ không phải sống cho mình” Niềm vui , niềm hạnh phúc của chị là nhìn thấy “đàn con được ăn no” Người đàn bà chấp nhận chồng đánh chỉ xin chồng đừng đánh
trước mặt con , khi chúng nó đã khôn lớn để không làm tổn thương con cái Những lúc chịu đựngtrận đòn tàn bạo của chồng , chị không hề khóc nhưng khi để con chứng kiến tình trang khốn khổ của
mình , chị đã khóc : “vừa đau đớn vừa xấu hổ nhục nhã” , ôm chầm lấy con “chắp tay vái lấy vái để
rồi lại ôm chầm lấy” “Những giọt nước mắt chứa đầy trong những nét rỗ chằng chịt” là biểu hiện tột
cùng nỗi đau của người mẹ đã không thể bảo vệ , không thể cho con mình một cuộc sống hạnh phúcnhư bao người khác
III.Kết bài
“Chiếc thuyền ngoài xa” là câu hỏi khắc khoải về hành trình tìm kiếm hạnh phúc của con người:
đâu là cuộc sống bình yên cho những người phụ nữ lao động nghèo , đâu là cuộc sống được yêuthương của những đứa trẻ ? Tác phẩm khép lại bằng cái kết bỏ ngỏ gợi lên bao trăn trở trong lòngngười đọc về số phận con người
-Tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” là những trang viết đầy xúc động , ấm áp yêu thương của
Nguyễn Minh Châu về cuộc sống con người – những con người bế tắc trong cuộc sống nghèo khổ ởlàng chài vùng ven biển cũng là cuộc sống quanh ta
Câu 22 : Nguyễn Minh Châu viết về nhân vật chánh án Đẩu trong truyện ngắn
Chiếc thuyền ngoài xa : “Một cái gì mới vừa vỡ ra trong đầu vị Bao Công của cái
phố huyện vùng biển , lúc này trông Đẩu rất nghiêm nghị và đầy suy nghĩ”.
Câu văn này gợi cho anh/chị những suy nghĩ gì về tình huống nhận thức
trong tác phẩm ?
I.Mở bài
-Giới thiệu tác giả , tác phẩm
-Giới thiệu ý đề bài
II.Thân bài
1.Giới thiệu sơ lược vị trí , sự xuất hiện của câu văn
2.Giới thiệu nội dung , ý nghĩa câu văn :
Câu văn trên thể hiện tâm trạng , suy nghĩ của Đẩu ( cũng có thể hiểu là suy nghĩ, tâm trạng củanhân vật nghệ sĩ Phùng) Sau khi đã chứng kiến cảnh bạo hành trong gia đình hàng chài và nghe câuchuyện của người đàn bà ở toà án huyện nhận thức mới đã xuất hiện trong tâm trí Đẩu đã tạo nên
dáng vẻ suy tư, trăn trở nên trông Đẩu rất “nghiêm nghị và đầy suy nghĩ”
3.Suy nghĩ về tình huống nhận thức trong tác phẩm
a.Nhận thức về nghệ thuật và cuộc sống của người nghệ sĩ Phùng :
-Cái đẹp của ngoại cảnh có khi che khuất cái xấu của đời sống (ban đầu Phùng ngây ngất trước
cái đẹp bề ngoài của hình ảnh con thuyền , về sau anh nhận ra vẻ đẹp ngoại cảnh đó đã che lấp cuộcsống nhức nhối bên trong con thuyền : nạn bạo hành trong gia đình , cuộc sống nghèo khổ )
-Cái xấu cũng có thể làm cái đẹp bị khuất lấp (tìm hiểu sâu gia đình hàng chài, Phùng lại thấy
cuộc sống nhức nhối ấy làm khuất lấp nhiều nét đẹp của không ít thành viên trong gia đình :
+Người đàn bà hàng chài : chị tuy nghèo khổ , nhẫn nhục nhưng không phải là người cam chịu
một cách vô lí, không nông nổi một cách ngờ nghệch mà là người sống kín đáo, sâu sắc, thấu hiếu lẽđời Tuy bề ngoài thô kệch nhưng chị có tâm hồn đẹp đẽ , giàu đức hi sinh và lòng vị tha
+Người chồng của chị : vốn là”một anh con trai cục tính nhưng hiền lành lắm”, “không bao giờ
đánh đập” vợ Chỉ vì “nghèo khổ, túng quẫn đi vì trốn lính” ; vì quá nhiều con mà anh ta trở thành
thô bạo ,“bất kể lúc nào thấy khổ quá “ là lôi vợ ra đánh
-Anh hiểu hơn về người bạn chiến đấu năm xưa- chánh án Đẩu-một người có lòng tốt , sẵn sàng
bảo vệ công lí nhưng kinh nghiệm sống chưa nhiều Lòng tốt và pháp luật là rất cần thiết nhưng phảiđược xem xét trong những hoàn cảnh cụ thể
-Anh cũng hiểu thêm về chính mình : sẵn sàng làm tất cả vì sự công bằng ( anh đánh nhau với
người chồng để bảo vệ chị ta ) nhưng lại đơn giản trong cách nhìn nhận , suy nghĩ về cuộc đời và con
người ,bị định kiến chi phối ( câu hỏi “Lão ta trước hồi bảy nhăm có đi lính ngụy không ?”)
Trang 35> Từ sự phức tạp ấy, Phùng nhận ra rằng cuộc đời luôn chứa đựng nhiều nghịch lí , ngang trái Cho nên , để hiểu được sự thật đời sống không thể nhìn đơn giản, người nghệ sĩ phải có cái nhìn đa chiều và sâu sắc hơn
b.Nhận thức về con người và xã hội của người cán bộ Đẩu :
-Đằng sau cái vô lí là cái có lí (việc người đàn bà bị hành hạ là vô lí, nhưng người đàn bà ấy không
muốn rời bỏ chồng lại có lí riêng “Các chú đâu phải là người làm ăn…cho nên các chú đâu có hiểu
được cái việc của các người làm ăn lam lũ , khó nhọc… bởi vì các chú không phải là người đàn bà , chưa bao giờ các chú biết thế nào là nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông” ) ; đằng sau cái tưởng chừng đơn giản lại chứa chất nhiều phức tạp ( ban đầu , Đẩu tưởng li
hôn là cách giải quyết dứt điểm được sự việc , về sau anh nhận ra quan hệ của họ có nhiều ràng buộc
phức tạp hơn nhiều : trên thuyền cần phải có đàn ông và vì chị còn phải sống vì con )
-Từ đó, Đẩu hiểu ra rằng muốn giải quyết những vấn đề của cuộc sống , không chỉ dựa vào thiệnchí , pháp luật hoặc lí thuyết sách vở mà phải thấu hiểu cuộc sống và phải có giải pháp thiết thực
c.Ý nghĩa tình huống truyện
-Tình huống truyện có ý nghĩa khám phá , phát hiện đời sống (mâu thuẫn giữa nghệ thuật giản đơn
và cuộc đời phức tạp, mâu thuẫn nằm ngay trong đời sống , thân phận và bản chất con
người …) và bộc lộ được cái nhìn nhân đạo của tác giả
-Nhờ tình huống truyện độc đáo , tác phẩm có sức hấp dẫn ( thể hiện ở kịch tính trong hành động ,diễn biễn mạch truyện gây sự bất ngờ , có chiều sâu tâm lí …)
4.Đánh giá
Có thể hiểu đây là kết quả của quá trình thay đổi nhận thức : từ lầm lẫn , ngộ nhận đến thấu hiểu ,cảm thông …Cả Phùng , Đẩu đã hiểu ra được nhiều điều : hiểu được cuộc sống từ cảnh ngộ đến tâm
tư của những người dân hàng chài , thông cảm với họ , trân trọng phẩm chất tốt đẹp của họ và hiểu
cả chính mình; hiểu được mối quan hệ phức tạp , đa chiều của đời sống …
III.Kết bài
Tình huống nhận thức trong truyện có một vai trò quan trọng trong việc thể hiện tư tưởng, chủ đề của tác phẩm Qua đó , nhà văn gửi gắm thông điệp : đừng nhìn cuộc sống,con người dễ dãi , một chiều; hãy dõi ánh nhìn trĩu nặng yêu thương về phía cuộc sống , con người để thấu hiểu , cảm thông , trân trọng …
Câu 24 : Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa , Nguyễn Minh Châu đã xây
dựng được tình huống truyện mang ý nghĩa khám phá , phát hiện về đời sống
Anh /chị hãy làm rõ điều đó
I.Mở bài
-Giới thiệu tác giả Nguyễn Minh Châu và tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa.
-Nêu yêu cầu của đề bài
II.Thân bài
1.Nêu tình huống truyện
2.Các nhân vật với tình huống :
- Tình huống truyện được tạo nên bởi nghịch cảnh giữa vẻ đẹp của chiếc thuyền ở ngoài xa với cái
sự thật gần là sự ngang trái trong gia đình hàng chài bởi gánh nặng mưu sinh đè trĩu trên vai cặp vợchồng Vì thế nên :
+Người chồng hiền lành trở thành kẻ vũ phu
+Người vợ vì thương con nên nhẫn nhục chịu đựng sự ngược đãi của chồng mà không biết mình
đã làm tổn thương đến tâm hồn đứa con
+Đứa con thương mẹ , bênh vực mẹ mà thành ra căm ghét cha mình
+Chánh án Đẩu tốt bụng nhưng lại đơn giản trong cách nghĩ Anh khuyên người đàn bà bỏ chồng
là xong , mà không biết chị cần một chỗ dựa để kiếm sống mà nuôi con
3.Sự nhận thức , khám phá, phát hiện về đời sống của hai nhân vật Phùng và Đẩu
Chính câu chuyện và những lí lẽ của người đàn bà ở tòa án huyện đã làm cho Đẩu và Phùng cónhững khám phá , phát hiện sâu sắc về đời sống và con người :
a.Nhận thức về nghệ thuật và cuộc sống của nghệ sĩ Phùng ( xem phần 3.a câu 23 )
b.Nhận thức về con người và xã hội của nhân vật Đẩu ( Xem phần 3.b câu 23 )
Trang 36III.Kết bài
-Nguyễn Minh Châu đã xây dựng được tình huống truyện đặc sắc Tình huống truyện có ý nghĩakhám phá , phát hiện đời sống và bộc lộ được cái nhìn nhân đạo của tác giả (mâu thuẫn giữa nghệthuật giản đơn và cuộc đời phức tạp, mâu thuẫn nằm ngay trong đời sống , thân phận và bản chất conngười …)
-Tình huống truyện này đã nhấn mạnh thêm mối quan hệ gắn bó giữa nghệ thuật và cuộc đời ,khẳng định cái nhìn đa diện , nhiều chiều về đời sống , gợi mở những vấn đề mới cho sáng tạo nghệthuật
Câu 25: Cảm nhận của anh /chị về những vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người vợ
nhặt (Vợ nhặt-Kim Lân ) và nhân vật người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền
ngoài xa-Nguyễn Minh Châu)
I.Mở bài
-Giới thiệu ngắn gọn về tác giả Kim Lân , tác phẩm Vợ nhặt , nhân vật người vợ nhặt
-Giới thiệu ngắn gọn về tác giả Nguyễn Minh Châu , tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa , nhân vậtngười đàn bà hàng chài
II.Thân bài
1.Về nhân vật người vợ nhặt
-Giới thiệu chung : tuy không được miêu tả thật nhiều nhưng người vợ nhặt vẫn là một trong ba
nhân vật quan trong của tác phẩm Nhân vật này được khắc họa sống động , theo lối đối lập giữa bềngoài và bên trong , ban đầu và về sau
-Một số vẻ đẹp khuất lấp tiêu biểu :
+Phía sau tình cảnh trôi dạt , vất vưởng , lại là một lòng ham sống mãnh liệt
+Phía sau vẻ nhếch nhác , dơ dáng , lại là một người biết điều , ý tứ
+Bên trong vẻ chao chát, chỏng lỏn , lại là một người phụ nữ "hiền hậu , đúng mực" , biết lo
toan
2.Về nhân vật người đàn bà hàng chài
-Giới thiệu chung : Chị là nhân vật chính , có vai trò quan trọng trong việc thể hiện tư tưởng của
tác phẩm Nhân vật này được khắc họa sắc nét , theo lối tương phản giữa bề ngoài và bên trong ,giữa thân phận và phẩm chất
-Một số vẻ đẹp khuất lấp tiêu biểu :
+Bên trong ngoại hình xấu xí , thô kệch là một tấm lòng nhân hậu , vị tha , độ lượng , giàu đức hisinh
+Phía sau vẻ cam chịu , nhẫn nhục vẫn là một người có khát vọng hạnh phúc , can đảm , cứngcỏi
+Phía sau vẻ quê mùa , thất học lại là một người phụ nữ thấu hiểu , sâu sắc lẽ đời
3.Kết luận : đánh giá về sự tương đồng và khác biệt trong vẻ đẹp khuất lấp của hai nhân vật
-Tương đồng : Cả hai nhân vật đều là những thân phận bé nhỏ , nạn nhân của hoàn cảnh Những
vẻ đẹp đáng trân trọng của họ đều bị đời sống cơ cực làm khuất lấp Cả hai đều được khắc họa bàngnhững chi tiết chân thực
-Khác biệt : Vẻ đẹp được thể hiện ở nhân vật người vợ nhặt chủ yếu là những phẩm chất của một
nàng dâu mới , hiện lên qua các chi tiết đầy dư vị hóm hỉnh , trong nạn đói thê thảm Vẻ đẹp đượckhắc sâu ở người đàn bà hàng chài là những phẩm chất của một người mẹ nặng gánh mưu sinh , hiệnlên qua các chi tiết đầy kịch tính , trong tình trạng bạo lực gia đình
(Theo đáp án đề thi tuyển sinh đại học khối C - năm 2009 của Bộ GD& ĐT)
Câu 26 : Anh/chị hãy phân tích những ràng buộc mang tính tương khắc giữa
thể xác và linh hồn trong nghịch cảnh : “Hồn Trương Ba , da hàng thịt” (trích
cảnh 7) của Lưu Quang Vũ Qua đó cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của những
Trang 37người lao động trong cuộc đấu tranh chống lại sự giả tạo và dung tục , bảo vệ
quyền được sống đích thực cùng khát vọng hoàn thiện nhân cách
(Xem chi tiết ở đề cương ôn tập Van 12 trang 113,114)
I.Mở bài
-Giới thiệu tác giả Lưu Quang Vũ
-Nêu xuất xứ đoạn trích : đây là cảnh VII và đoạn kết của vỡ kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt,Cảnh này diễn ra cuộc đối thoại của Hồn Trương Ba với Xác hàng thịt , người thân và Tiên Đế Thích
-Giới thiệu đề bài
II.Thân bài
1.Tóm tắt tình huống kịch
2.Những xung đột tương khắc của Hồn Trương Ba
a.Xung đột giữa Hồn Trương Ba với xác hàng thịt
- Tóm tắt diễn biến tâm trạng Hồn Trương Ba từ khi Tiên Đế Thích cho trú ngụ trong thân xác anh
hàng thịt dung tục, thô lỗ
-Diễn biến xung đột giữa Hồn Trương Ba và xác hàng thịt
-Ý nghĩa của màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba và xác hàng thịt
b Xung đột giữa Hồn Trương Ba với người thân :
-Nguyên nhân dẫn đến xung đột
-Diễn biến của màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba với người than
c Xung đột giữa Hồn Trương Ba và Tiên Đế Thích :
-Nguyên nhân dẫn đến xung đột
-Diễn biến cuộc đối thoại
-Ý nghĩa cuộc đối thoại
III.Kết bài
Qua đoạn trích Lưu Quang Vũ muốn gủi đến người đọc thông điệp : được sống làm người quí giáthật , nhưng được sống đúng là mình , sống trọn vẹn những giá trị mình vốn có và theo đuổi còn quígiá hơn Cuộc sống chỉ thật sự có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên với sự hài hoà giữa thểxác và tâm hồn Con người phải luôn biết đấu tranh với những nghịch cảnh , với chính bản thân ,chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quí
Câu 27 : Phân tích những nét đẹp trong suy nghĩ và ứng xử của nhân vật bà Hiền
trong truyện ngắn Một người Hà Nội của Nguyễn Khải (đoạn trích trong Ngữ văn
12 )
I.Mở bài
-Giới thiệu tác giả Nguyễn Khải và tác phẩm Một người Hà Nội
-Giới thiệu đề bài
II.Thân bài
1.Những nét đẹp trong suy nghĩ của bà Hiền
-Trong hôn nhân : không mơ mộng viễn vông (chọn ông giáo tiểu học hiền lành , chăm chỉ , đặttrách nhiệm làm vợ , làm mẹ lên trên hết)
-Trong công việc gia đình , nuôi dạy con cái cũng như trách nhiệm với cộng đồng , với đất nước ,cái chuẩn trong suy nghĩ của bà Hiền là lòng tự trọng (dạy con cái cách sống tự lập , không sống tùytiện buông tuồng mà sống có văn hóa theo cái chuẩn của người Hà nội ; đồng ý cho con đi chiến đấu
"vì không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn bè" ).
-Bà luôn tin vào vẻ đẹp trường tồn , bất diệt trong lối sống , cốt cách và bản sắc văn hóa Hà Nội :
"Mỗi thế hệ đều có thời vàng son của họ Hà Nội thì không thế Thời nào nó cũng đẹp, một vẻ đẹp
riêng của mỗi lứa tuổi"
Trang 382.Những nét đẹp trong ứng xử
-Bà Hiền ứng xử có bản lĩnh trước những thay đổi diễn ra trong xã hội , luôn luôn dám là mình,thẳng thắn , chân thành , đồng thời cũng khéo léo , thông minh (cách trả lời người cháu thẳng thắn) -Bà Hiền luôn giữ gìn những nét đặc trưng trong lối sống Hà Nội , biểu lộ phong thái lịch lãm ,sang trọng của người Hà thành ( cách trang trí phòng khách , những bữa ăn của gia đình bà đều toátlên vẻ cổ kính , quý phái và óc thẩm mĩ tinh tế của chủ nhân )
III Kết luận
-Nhân vật bà Hiền gợi lên những nét đẹp và chiều sâu văn hóa của người Hà Nội Nói như Nguyễn
Khải , bà Hiền là "một hạt bụi vàng" của đất kinh kì
-Nghệ thuật xây dựng nhân vật : nhân vật được trần thuật từ điểm nhìn của nhân vật "tôi" (người kểchuyện) và qua những tình huống gặp gỡ với những nhân vật khác , qua nhiều thời đoạn của đấtnước
Câu 28 : Nhận xét về nhân vật bà Hiền , nhân vật “tôi” trong Một người Hà Nội đã nói :
Bà “là người của hôm nay , Một Hà Nội của hôm nay , thuần túy Hà Nội , không pha
trộn” Phân tích vẻ đẹp người Hà Nội qua nhân vật bà Hiền
I.Mở bài
-Giớ thiệu tác giả và tác phẩm
-Giới thiệu đề bài
II.Thân bài
1.Vì sao nhân vật “tôi” lại nói như vậy ?
-Hà Nội không chỉ là tên một vùng đất mà là chốn kinh kì nơi hội tụ tinh hoa , đại diện cho sự thanhlịch , hào hoa của cả nước Vẻ đẹp của người Hà Nội chính là kết tinh vẻ đẹp văn hóa của người ViệtNam
-Nhận xét của nhân vật “tôi” chỉ ra 2 phương diện trong vẻ đẹp của nhân vật : vẻ đẹp của Hà Nội
thuần túy , vẻ đẹp của Hà Nội hôm nay Thực chất hai vẻ đẹp này không đối lập mà thống nhất vớinhau vì giữ được những bản sắc văn hóa Hà Nội , con người sẽ mãi mãi không bao giờ lạc hậu ,không xa lạ với những thay đổi của thời đại
-Bà Hiền tiêu biểu cho những nét đẹp văn hóa của người Hà Nội , một Hà Nội thuần túy , không phatạp
2 Phân tích vẻ đẹp của bà Hiền
a.Bà Hiền là người “ thuần túy Hà nội , không pha trộn ” :
-Thể hiện ở cách bà dạy dỗ con cái (dẫn chứng)
-Bà có lối sống tinh tế , thanh lịch , quý phái đầy chất Tràng An mà không biến động lịch sử nào có
thể làm thay đổi Nó toát lên từ cách bài trí , sắp xếp căn phòng khách mang đậm không khí Hà Nội
lịch lãm , sang trọng : “Nơi tiếp khách của cô sau tấm bình phong cao hơn đầu người bằng gỗ chạm
suốt mấy chục năm không hề thay đổi Một bộ xa lông gụ “cái khánh”, cái sập gụ chân quỳ […] một cái lư hương đời Hán, một cái liễn hấp sâm Giang Tây…”; đến thói quen tao nhã : tỉa thủy tiên
mỗi độ xuân về , thưởng thức vẻ đẹp trang trọng của nó
b.Bà Hiền còn “là người của hôm nay , Một Hà Nội của hôm nay”
-Cái hiện đại của bà Hiền không phải thể hiện ở sự gia nhập vào lối sống gấp gáp , ồn ào của người
đương thời mà ở cái nhìn sâu sắc để thấu hiểu qui luật phát triển của Hà Nội
-Bà là người trung thực , thức thời và thực tế (dẫn chứng –phân tích)
-Bà là người có bản lĩnh sống : tự tin , ý thức được quyền làm chủ gia đình của người phụ nữ và có
bản lĩnh (dẫn chứng –phân tích)
-Bà là người giàu lòng tự trọng , đầy ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng , dân tộc : để hai con
lần lượt đăng kí ra mặt trận mặt Nhân vật có những suy nghĩ sâu sắc về mối quan hệ , trách nhiệmcủa cá nhân với cộng đồng và đất nước Mặc dù bà hiểu rất rõ những mất mát mà chiến tranh có thểđem lại cho gia đình mình và hai con nhưng với ý thức trách nhiệm của một người công dân , bà đã
Trang 39không ngần ngại để hai con ra mặt trận Bà nói : “Tao đau đớn mà bằng lòng …cũng là biết tự
trọng”
-Mặc dù Hà Nội trải qua bao biến động của lịch sử nhưng bà vẫn tin vào những giá trị bền vững
của Hà Nội còn được lưu giữ (qua hình ảnh cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn bị đổ nhưng đã được hồi
I.ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN
1.Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hoá
a)Hiện đại hoá : là quá trình làm cho văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp của văn học trung đại
và đổi mới theo hình thức văn học phương Tay, có thể hội nhập với nền văn học hiện đại thế giới
b) Những nhân tố thúc đẩy VHVN từ đầu TK XX đến năm 1945 phát triển theo hướng hiện đại hoá:
-Chương trình khai thác thuộc địa của Thực dân Pháp đã làm cho cơ cấu về thành phần xã hội việtNam biến đổi sâu sắc
-Chữ quốc ngữ được phổ biến rộng rãi tạo điều kiện cho công chúng tiếp xúc sách báo và hoạtđộng kinh doanh văn hoá phát triển Viết văn cũng trở thành nghề kiếm sống
Trang 40c) Hiện đại hoá văn học bao gồm cả nội dung lẫn hình thức
-Về nội dung :
Đổi mới về ý thức hệ, về lí tưởng xã hội, về quan niệm đối với con người, về cách cảm, cách nghĩcủa nhà văn trước những vấn đề của cuộc sống , của nghệ thuật
-Về hình thức : thay đổi trên nhiều phương diện
+Chữ viết : trước là chữ Hán, chữ Nôm nay là chữ quốc ngữ
+Phong cách ngôn ngữ : gần với đời thường , có tính dân tộc (trước đây có tính qui phạm, ước lệ,hay sử dụng điển tích)
+ Thể loại : trước đây chỉ có văn vần và văn xuôi chữ Hán , nay có thêm văn xuôi tiếng Việt , cácthể loại thường có qui luật chặt chẽ , nay các thể loại mang tính tự do hơn
+ Sự phân chia thành nhiều khuynh hướng sáng tác
b) Quá trình hiện đại hoá gồm 3 giai đoạn :
-Giai đoạn thứ nhất (Đầu TK XX đến 1920)
+Chữ quốc ngữ được phổ biến rộng rãi , tác động khá quan trọng đến sự hình thành và pháttriển nền văn xuôi quốc ngữ
+Thành tựu chủ yếu là thơ văn của các chí sĩ cách mạng như Phan Bội Châu , Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng
+Tuy có đổi mới về nội dung tư tưởng nhưng thi pháp , ngôn ngữ… vẫn thuộc phạm trù vănhọc trung đại
-Giai đoạn thứ hai (Khoảng từ năm 1920 đến năm 1930)
+Quá trình hiện đại hóa đạt được một số thành tựu đáng kể Một số tác giả đã khẳng địnhđược tài năng và sức sáng tạo như :Hồ Biểu Chánh , Phạm Duy Tốn , Tản Đà v.v…
+Truyện kí của Nguyễn Ai Quốc viết bằng tiếng Pháp góp phần đáng kể vào quá trình hiện đạihóa của văn học trong nước như Vi hành , Pari…
+Tuy nhiên , yếu tố của văn học trung đại vẫn còn
-Giai đoạn thứ ba (Khoảng từ năm 1930 đến 1945)
+Có sự cách tân sâu sắc trên mọi thể loại , nhất là thơ ca đổi mới sâu sắc với phong trào “ thơ
Mới” tạo nên “một cuộc cách mạng trong thi ca” (Hoài Thanh)
+Có nhiều thể loại mới như phóng sự, bút kí , tùy bút , kịch nói , phê bình văn học… đã gópphần khẳng định sự đổi mới toàn diện của văn học
2.Văn học hình thành hai bộ phận và phân hoá thành nhiều xu hướng , vừa đấu tranh với nhau, vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển
a) Hoàn cảnh xã hội :
Phát triển trong hoàn cảnh một nước thuộc địa, chịu sự chi phối mạnh mẽ và sâu sắc của phongtrào đấu tranh giải phóng dân tộc nên văn học Việt Nam thời kì này đã hình thành hai bộ phận : văn
học công khai và không công khai
b) Bộ phận văn học công khai
-Phát triển hợp pháp, tồn tại trong vòng pháp luật của chính quyền thực dân phong kiến
-Đội ngũ nhà văn : phần lớn là những trí thức Tây học, thuộc tầng lớp tiểu tư sản.
-Chia thành hai xu hướng sáng tác :
+Xu hướng lãng mạn :là tiếng nói cá nhân tràn đầy cảm xúc , đồng thời phát huy trí tưởng
tượng để diễn tả những khát vọng ước mơ ( thơ Xuân Diệu , Huy Cận , Chế Lan Viên , Thế Lữ…)
+Xu hướng hiện thực phê phán :tập trung phơi bày thực trạng bất công thối nát của xã hội
đương thời, phản ánh tình trạng khốn khổ của nhân dân lao động, phản ánh mâu thuẫn, xung đột giai
cấp, thể hiện tinh thần nhân đạo (tác phẩm của Nam Cao , Ngô Tất Tố , Nguyễn Công Hoan)
-Tính chất : có tinh thần dân tộc lành mạnh , cầu tiến bộ, mặc dù không chống đối trực tiếp chế độ
thực dân
c) Bộ phận văn học không công khai
- Phát triển bất hợp pháp , bị đặt ra ngoài vòng pháp luật
-Đội ngũ nhà văn : là những chiến sĩ và quần chúng cách mạng
-Gồm có : Văn học cách mạng thường lưu hành bí mật trong tù và nửa hợp pháp (Văn thơ Đông
Kinh nghĩa thục và văn thơ cách mạng thời kì dân chủ 1936 -1939)