1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG, TỔ CHỨC, BỘ MÁY, CÔNG TÁC CÁN BỘ CỦA ĐẢNG. VẬN DỤNG VÀO VIỆC XÂY DỰNG CHÍNH PHỦ LIÊM CHÍNH, KIẾN TẠO HIỆN NAY

25 366 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 170,1 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HỒ CHÍ MINH KHOA LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ  Đề tài 7: QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG, TỔ CHỨC, BỘ MÁY, CÔNG TÁC CÁN BỘ CỦA ĐẢNG. VẬN DỤNG VÀO VIỆC XÂY DỰNG CHÍNH PHỦ LIÊM CHÍNH, KIẾN TẠO HIỆN NAY Tiểu luận cuối kì ( Môn học: Tư tưởng Hồ Chí Minh ) Buổi: SÁNG THỨ 4 Tiết: 45 Nhóm thực hiện: NHÓM K.O HỌC KÌ II Năm học: 2017 GVHD: TH.S NGUYỄN THỊ PHƯỢNG TP Hồ Chí Minh Tháng 5 năm 2017 Họ tên sinh viên thực hiện đề tài 1. Nguyễn Thanh Phong (NT) 16119036 Tỷ lệ hoàn thành nhiệm vụ 100% SĐT: 2. Nguyễn Hoài Phong 16142178 Tỷ lệ hoàn thành nhiệm vụ 100% 3. Trương Đào Khương Duy 16119007 Tỷ lệ hoàn thành nhiệm vụ 100% 4. Trần Hùng Anh Duy 16119006 Tỷ lệ hoàn thành nhiệm vụ 100% 5. Giảng viên hướng dẫn: TH.S NGUYỄN THỊ PHƯỢNG ĐIỂM: NHẬN XÉT CỦA GV: Giáo viên kí tên PHỤ LỤC A. MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 1 3. Mục đích và nhiệm vụ của tiểu luận 1 3.1. Mục đích 1 3.2. Nhiệm vụ 1 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 1 B. NỘI DUNG 2 Chương 1: QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG, TỔ CHỨC, BỘ MÁY, CÔNG TÁC CÁN BỘ CỦA ĐẢNG 2 1. Một số vấn đề chung về tư tưởng Hồ Chí Minh 2 2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tổ chức, bộ máy, công tác cán bộ 4 2.1. Hệ thống tổ chức của Đảng 4 2.2. Các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt đảng 4 2.3. Cán bộ và công tác cán bộ 7 Chương 2: NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ VÀ CÔNG TÁC CÁN BỘ TRONG THỜI KỲ MỚI GÓP PHẦN XÂY DỰNG CHÍNH PHỦ LIÊM CHÍNH, KIẾN TẠO HIỆN NAY 10 1. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện cán bộ. 10 2. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các quy chế, quy trình công tác cán bộ, thực hiện tiêu chuẩn hoá cán bộ. 14 3. Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát, quản lý và bảo vệ cán bộ. 14 4. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách cán bộ. 15 5. Kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan tham mưu về công tác cán bộ. 17 C. KẾT LUẬN 19 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................21 A. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, thế giới đã xảy ra biết bao nhiêu những biến động to lớn trên rất nhiều phương diện, nhưng công cuộc đổi mới ở Việt Nam vẫn giành được những thành tựu quan trọng, được bạn bè thế giới khâm phục. Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, sự nghiệp đổi mới của nước ta đang đứng trước những thời cơ và thách thức mới, đòi hỏi chúng ta phải tỉnh táo, phán đoán xử lý kịp thời mới giữ vững ổn định chính trị và tiếp tục phát triển kinh tế. Để đáp ứng và giải quyết được những yêu cầu, nhiệm vụ đó, điều đầu tiên và cấp thiết nhất đối với Đảng ta là phải có được một đội ngũ cán bộ vừa “hồng” vừa “chuyên” từ trung ương đến cơ sở. Bởi vì như Lênin người thầy của giai cấp vô sản đã từng nói: “Trong lịch sử chưa có giai cấp nào giành được quyền thống trị, mà không có đào tạo được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiên phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào”. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã khẳng định: Cán bộ là gốc của mọi công việc, công việc thành công hay thất bại cũng do đội ngũ cán bộ tốt hay kém, có cán bộ tốt việc gì cũng xong. Vì thế hơn lúc nào hết, chúng ta phải trở lại nghiên cứu một cách thấu đáo Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bô để vận dụng sáng tạo vào thực tiễn cách mạng hiện nay. Đó cũng là quan điểm chỉ đạo của Đảng ta trong giai đoạn cách mạng mới thời kỳ “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Cán bộ là khâu quyết định sự thành bại của cách mạng gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã dầy công đào tạo, huấn luyện, xây dựng được đội ngũ cán bộ tận tụy, kiên cường, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ qua các giai đoạn cách mạng. Để lãnh đạo thực hiện thắng lợi công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí minh về cán bộ và công tác cán bộ, nâng cao năng lực lãnh đạo là vấn đề mang tính cấp bách, có ý nghĩa rất căn bản và lâu dài. Với lý do đó, nhóm chọn đề tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ, những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ mới góp phần xây dựng chính phủ liêm chính, kiến tạo hiện nay” làm đề tài tiểu luận cuối khóa. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ là một vấn đề lớn và rất quan trọng trong công tác xây dựng Đảng. 3. Mục đích và nhiệm vụ của tiểu luận 3.1. Mục đích Trên cơ sở làm rõ một số nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ mới, góp phần xây dựng chính phủ liêm chính, kiến tạo hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ + Làm rõ quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ. + Làm rõ những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ mới, góp phần xây dựng chính phủ liêm chính, kiến tạo hiện nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Tiểu luận nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác Lenin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chủ yếu dùng phương pháp logic và lịch sử. Bài tiểu luận của nhóm còn nhiều thiếu sót, Mong cô và các bạn thông cảm và góp ý để nhóm sửa chữa. Cảm ơn cô và các bạn đã đọc bài tiểu luận của nhóm. B. NỘI DUNG Chương 1: QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG, TỔ CHỨC, BỘ MÁY, CÔNG TÁC CÁN BỘ CỦA ĐẢNG 1. Một số vấn đề chung về tư tưởng Hồ Chí Minh Xã hội Việt Nam thế kỷ XIX đến khi thực dân Pháp xâm lược là xã hội phong kiến với nền kinh tế nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu với chính sách đối nội đối ngoại bảo thủ, trì trệ. Do đó, chế độ phong kiến Việt Nam không tạo dựng được tiềm lực vật chất và tinh thần để bảo vệ Tổ Quốc, khi thực dân Pháp xâm lược, triều đình nhà Nguyễn đã cam chịu đầu hàng để giữ lấy ngai vàng và lợi ích của hoàng tộc. Từ khi thực dân Pháp xâm lược (1985) đến cuối thế kỷ XIX, phong trào đấu tranh vũ trang chống thực dân Pháp nổ ra ở nhiều nơi và lan rộng trong cả nước. Các cuộc nổi dậy đó đã được thúc đẩy bởi tinh thần yêu nước nhiệt thành và lòng căm thù giặc sâu sắc, nhưng cuối cùng đều bị thất bại vì chưa có một đường lối kháng chiến đúng đắn. Bước sang thế kỷ XX, sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam có sự chuyển biến và phân hoá giai cấp, hình thành giai cấp công nhân, tầng lớp tư sản và xuất hiện các phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục, Duy Tân… nhưng các phòng trào này cũng chỉ kéo dài được một thời gian ngắn rồi lần lượt bị dập tắt. Khi Nguyễn Tất Thành đã trưởng thành, phong trào cứu nước đang ở trong thời kỳ khó khăn nhất, đen tối không có đường ra. Người thanh niên yêu nước suy nghĩ, phong trào cứu nước của nhân dân muốn thắng lợi, phải tìm một con đường mới. Với truyền thống rất quý báu của quê hương, gia đình và dân tộc, với tinh hoa tư tưởng văn hoá và một tình thần yêu nước, thương dân vô bờ bến, Nguyễn Tất Thành, sau lấy tên là Nguyễn Ái Quốc, đã ra đi tìm đường cứu nước và đến với chủ nghĩa Mác – Lê Nin. Trong tác phẩm “Đường Cách Mệnh” (năm 1927) Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Để lãnh đạo cách mạng, Đảng phải mạnh, Đảng có vững cách mạng mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy, Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam”. Theo Hồ Chí Minh, lý luận tiên phong của Đảng chính là chủ nghĩa Mác – Lê Nin. Người tổng kết: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Mác – Lê Nin”. Trải qua quá trình bôn ba, hoạt động cách mạng, tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành và phát triển, đã trở thành cơ sở lý luận và thực tiễn của đường lối cách mạng đúng đắn, ngọn cờ bách chiến bách thắng của cách mạng Việt Nam. Nghị quyết 09 của Bộ Chính trị khoá XIII viết: “Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nắm bắt sâu sắc bản chất cách mạng và khoa học, tinh thần biện chứng và nhân đạo của học thuyết Mác Lê Nin, vận dụng một cách sáng tạo học thuyết ấy phù hợp với hoàn cảnh thực tế ở nước ta; đồng thời, Người đã kế thừa, phát huy chủ nghĩa yêu nước, truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa của nhân loại. Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành từ những nguồn gốc đó”. Thực tiễn thắng lợi của cách mạng Việt Nam từ đầu những năm 40 của thế kỷ XX cho đến nay là những minh chứng hùng hồn về tầm vóc vĩ đại của tư tưởng Hồ Chí Minh; đó là thắng lợi của cách mạng Tháng 8 1945, lập nên nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đầu tiên ở Châu Á, cuộc kháng chiến đánh đuổi thực dân Pháp, Đế quốc Mỹ và những thắng lợi trong công cuộc đổi mới đều được bắt nguồn từ tư tưởng Hồ Chí Minh, đó là tư tưởng về độc lập tự chủ, tự lực tự cường; về đại đoàn kết dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc; về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; về Đảng cộng sản Việt Nam, về nhà nước của dân do dân vì dân; về đại đoàn kết, về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, về chiến tranh nhân dân và quốc phòng toàn dân, về đạo đức, tư tưởng nhân văn, tư tưởng về văn hoá, về phương pháp cách mạng…v.v. Để thực hiện được các nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh, đưa cách mạng thành công thì vai trò của cán bộ và công tác cán bộ có tính quyết định. Vì vậy, với Hồ Chí Minh, cán bộ và công tác cán bộ luôn luôn giữ vị trí hàng đầu và được Người thể hiện rất rõ dàng, sâu sắc. 2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tổ chức, bộ máy, công tác cán bộ 2.1. Hệ thống tổ chức của Đảng Hồ Chí Minh khẳng định sức mạnh của Đảng bắt nguồn từ tổ chức, một tiên phong chiến đấu của giai cấp công nhân. Hệ thống tổ chức của Đảng từ Trung ương đến cơ sở phải thật chặt chẽ, có tính kỉ luật cao. Sức mạnh các tổ chức liên quan chặt chẽ với nhau; mỗi cấp độ tổ chức có khả năng, nhiệm vụ riêng. Trong hệ thống tổ chức của đảng, Hồ Chí Minh rất coi trọng vai trò của chi bộ. Bởi lẽ, đối với bản thân Đảng, chi bộ là tổ chức hạt nhân, quyết định chất lượng lãnh đạo của Đảng; là môi trường tu dưỡng, rèn luyện và cũng là nơi giám sát đảng viên; chi bộ có vai trò quan trọng trong việc gắn kết giữa Đảng với quần chúng nhân dân. 2.2. Các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt đảng 2.2.1. Tập trung dân chủ Đây là nguyên tắc cơ bản trong xây dựng Đảng. Giữa “tập trung” và “dân chủ” có mối quan hệ khăng khít với nhau, đó là hai vế của một nguyên tắc. Hồ Chí Minh viết về mối quan hệ đó như sau: “Tập trung trên nền tảng dân chủ; dân chủ dưới sự chỉ đạo tập trung”. Hoặc Người viết: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do. Tự do là thế nào? Đối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý. Đó là một quyền lợi mà cũng là một nghĩa vụ của mọi người. Khi mọi người đã phát biểu ý kiến, đã tìm thấy chân lý, lúc đó quyền tự do tư tưởng hóa ra quyền tự do phục tùng chân lý”. 2.2.2. Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách Hồ Chí Minh giải thích về tập thể lãnh đạo như sau: “Vì sao cần phải có tập thể lãnh đạo? Vì một người dù khôn ngoan tài giỏi mấy, dù nhiều kinh nghiệm đến đâu, cũng chỉ trông thấy, chỉ xem xét được một hoặc nhiều mặt của một vấn đề, không thể trông thấy và xem xét tất cả mọi mặt của một vấn đề. Vì vậy, cần phải có nhiều người. Nhiều người thì nhiều kinh nghiệm. Người thì thấy rõ mặt này, người thì trông thấy rõ mặt khác của vấn đề đó. Góp kinh nghiệm và sự xem xét của nhiều người, thì vấn đề đó được thấy rõ khắp mọi mặt. Mà có thấy rõ khắp mọi mặt, thì vấn đề ấy mới được giải quyết chu đáo, khỏi sai lầm”. Về cá nhân phụ trách, Hồ Chí Minh cho rằng: “Việc gì đã được đông người bàn bạc kỹ lưỡng rồi, kế hoạch định rõ ràng rồi, thì cần phải giao cho một người hoặc một nhóm ít người phụ trách theo kế hoạch đó mà thi hành. Như thế mới có chuyên trách, công việc mới chạy. Nếu không có cá nhân phụ trách thì sẽ sinh cái tệ người này ủy cho ngươi kia, người kia ủy cho người nọ, kết quả là không ai thi hành. Như thế thì việc gì cũng không xong”. Đối với việc thực hiện nguyên tắc này trong công tác xây dựng Đảng, phải chú ý khắc phục tệ độc đoán chuyên quyền, đồng thời phải chống lại cả tình trạng dựa dẫm tập thể, không dám quyết đoán, không dám chịu trách nhiệm. 2.2.3. Tự phê bình và phê bình Mục đích của tự phê bình và phê bình là để làm cho phần tốt trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân, làm cho mỗi tổ chức tốt lên, phần xấu bị mất dần đi, tức là nói đến sự vươn tới chân, thiện, mỹ. Mục đích này được quy định bởi tính tất yếu trong quá trình hoạt động của Đảng ta. Bởi vì, Đảng là một thực thể của xã hội, Đảng bao gồm các tầng lớp xã hội, đội ngũ của Đảng bao gồm những người ưu tú, nhưng trong Đảng cũng không tránh khỏi những khuyết điểm, không phải mọi người đều tốt, mọi việc đều hay, mỗi con người đều có cái thiện và cái ác ở trong lòng. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh cho rằng, thang thuốc tốt nhất là tự phê bình và phê bình. Thái độ, phương pháp tự phê bình và phê bình được Hồ Chí Minh nêu rõ ở những điểm như: phải tiến hành thường xuyên như người ta rửa mặt hằng ngày; phải thẳng thắn, chân thành, trung thực, không nể nang, không giấu giếm và cũng không thêm bớt khuyết điểm; “phải có tình thương yêu lẫn nhau”. 2.2.4. Kỷ luật nghiêm minh, tự giác Sức mạnh của một tổ chức cộng sản và của mỗi đảng viên bắt nguồn từ ý thức tổ chức kỷ luật nghiêm minh, tự giác. Tính nghiêm minh của kỷ luật Đảng đòi hỏi tất cả mọi tổ chức đảng, tất cả mọi đảng viên đều phải bình đẳng trước Điều lệ Đảng, trước pháp luật của Nhà nước, trước mọi quyết định của Đảng. Đồng thời, Đảng ta là một tỏ chức gồm những người tự nguyện phấn đấu cho lý tưởng cộng sản chủ nghĩa cho nên tự giác là một yêu cầu bắt buộc đối với mọi tổ chức đảng và đảng viên. Tính nghiêm minh, tự giác đòi hỏi ở đảng viên phải gương mẫu trong cuộc sống, công tác. Uy tín của đảng bắt nguồn từ sự gương mẫu của mỗi đảng viên trong việc tự giác tuân thủ kỹ luật của Đảng, của Nhà nước, của đoàn thể nhân dân. 2.2.5. Đoàn kết thống nhất trong Đảng Sự đoàn kết thống nhất của Đảng phải dựa trên cơ sở lý luận của Đảng là chủ nghĩa Mác Lenin; cương lĩnh, điều lệ Đảng; đường lối, quan điểm của Đảng; nghị quyết của tổ chức đảng các cấp. Đồng thời, muốn đoàn kết thống nhất trong Đảng phải thực hành dân chủ rộng rãi ở trong Đảng, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình, thường xuyên tu dưỡng đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân và các biểu hiện tiêu cực khác, phải “sống với nhau có tình, có nghĩa”, Có đoàn kết tốt thì mới tạo ra cơ sở vững chắc để thống nhất ý chí và hành động, làm cho “Đảng ta tuy đông nhưng khi tiến đánh chỉ như là một người”. 2.3. Cán bộ và công tác cán bộ 2.3.1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ Hồ Chí minh đề ra một hệ thống các quan điểm về cán bộ và công tác cán bộ. Người nhận thức rất rõ vị trí, vai trò của cán bộ trong sự nghiệp cách mạng. Cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy, là mắt khâu trung gian nối liền giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Muôn việc thành công hay thất bại là do cán bộ tốt hay kém. Người cán bộ phải có đủ đức và tài, phẩm chất và năng lực, trong đó đức, phẩm chất là gốc Hồ Chí Minh cho rằng, công tác cán bộ là công tác gốc của Đảng. Nội dung của nó bao các mắt khâu liên hoàn, có quan hệ chặt chẽ với nhau: tuyển chọn cán bộ; đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng cán bộ; đánh giá đúng cán bộ; tuyển dụng, sắp xếp, bố trí cán bộ; thực hiện các chính sách đối với cán bộ. 2.3.2. Công tác kiểm tra, quản lý và chính sách đối với cán bộ Trong thực tiễn công tác cán bộ, tất yếu phải coi trọng công tác kiểm tra và quản lý cán bộ. Kiểm tra là để phát huy ưu điểm, ngăn ngừa khuyết điểm và ngăn chặn kẻ xấu vào bộ máy. Đó chính là công việc của người phụ trách và cơ quan làm công tác cán bộ, Hồ Chí Minh nói: “Phải thường xuyên kiểm tra để giúp họ rút kinh nghiệm, sửa chữa khuyết điểm, phát huy ưu điểm. Giao công việc mà không kiểm tra, đến lúc thất bại mới chú ý đến. Thế là không biết yêu dấu cán bộ”. Trong quản lý cán bộ phải thực hiện tốt: chế độ tự phê bình và phê bình; chế độ khen thưởng và kỷ luật. Trong bài “Tự phê bình” đăng báo Nhân dân ngày 20 tháng 5 năm 1951, mở đầu bài báo, Người viết: “Dao có mài, mới sắc Vàng có thui, mới trong Nước có lọc, mới sạch Người có tự phê bình, mới tiến bộ. Đảng cũng thế”. Hồ Chí Minh đã đề cao nguyên tắc tự phê bình, phê bình, khuyến khích cấp dưới phê bình cấp trên, cấp trên phê bình, nhận xét phải công bằng, yêu thương cán bộ, không thành kiến, trù dập, thưởng phạt phải công minh. Trong thực tế, Người chú ý khen thưởng nhiều mà cũng xử nghiêm những ai có tội lỗi. Tuy nhiên, Người cũng nhắc nhở đừng lạm dụng thưởng, phạt, bởi vì thưởng, phạt tràn lan, không đúng lúc, đúng chỗ, thiếu chính xác, thiếu công bằng thì cũng không có tác dụng tích cực. Việc kiểm tra, quản lý cán bộ còn có nhiệm vụ ngăn ngừa, chống lại những tệ nạn tham nhũng, quan liêu rất dễ xảy ra trong cán bộ khi có chức, có quyền. Hồ Chí Minh quan niệm kiểm tra, phê bình cán bộ với mục đích là để họ không kiêu căng, làm cho họ thêm hăng hái, thêm gắng sức: “Phải vun đắp chí khí của họ để đi đến chỗ “bại không nản, thắng không kiêu”. Phải xuất phát từ tình thương yêu để phê bình và phê bình để mong cho đồng chí mình tiến bộ”. “Mục đích phê bình cốt để giúp nhau sửa chữa, giúp nhau tiến bộ. Cốt để sửa đổi cách làm việc cho tốt hơn, đúng hơn. Cốt đoàn kết và thống nhất nội bộ”. Vì vậy mà phương pháp phê bình, tinh thần, thái độ phê bình “phải ráo riết, triệt để, thật thà, không nể nang, không thêm bớt. Phải vạch rõ cả ưu điểm, khuyết điểm; Đồng thời, không dùng lời lẽ mỉa mai, chua cay đâm chọc. Phê bình việc làm chứ không phải phê bình người”. Còn đối với “những người bị phê bình thì phải vui lòng nhận xét để sửa đổi. Không nên vì bị phê bình mà nản chí hoặc oán ghét”. Theo Bác Hồ, trong thực tế tự phê bình và phê bình còn khó khăn bởi nhiều lẽ, mà trước hết do “cách lãnh đạo của ta không được dân chủ, cách công tác của ta không được tích cực”. Họ không dám phê bình không phải vì họ không có ý kiến, mà vì họ nghĩ: “nói ra cấp trên cũng không nghe, không xét, có khi lại bị “trù”, để lòng sinh ra uất ức, chán nản…sinh ra thói không nói trước mặt, chỉ nói sau lưng”. Hồ Chí Minh căn dặn: “điều quan trọng đối với nhận thức và hành động của mọi người là: không sợ có sai lầm và khuyết điểm, chỉ sợ không chịu cố gắng sửa chữa sai lầm và khuyết điểm…, càng sợ những người lãnh đạo không biết tìm cách để giúp cho cán bộ sửa chữa sai lầm và khuyết điểm”. Đối với việc “phạt”, Bác Hồ cho rằng: “không phải tuyệt nhiên không dùng phạt. Lỗi lầm có việc to, việc nhỏ. Nếu luật không xử phạt thì sẽ mất cả kỷ luật…hoàn toàn không dùng xử phạt là không đúng, mà chút gì cũng dùng đến xử phạt cũng không đúng”. Về công tác kiểm tra, quản lý và chính sách đối với cán bộ, Hồ Chí Minh không chỉ nêu những nguyên tắc, quan điểm, tư tưởng chung mà Người còn rất chú ý đến phương pháp, cách thức, biện pháp một cách cặn kẽ, cụ thể: a) Chỉ đạo: thả cho họ làm, thả cho họ phụ trách, dù sai lầm chút ít cũng không sợ. b) Nâng cao: luôn tìm cách cho họ học tập thêm lý luận và cách làm việc, làm cho tư tưởng, năng lực của họ ngày càng tiến bộ. c) Kiểm tra: thường xuyên kiểm tra để giúp họ rút kinh nghiệm, sửa chữa khuyết điểm, phát huy ưu điểm, giao công việc mà không kiểm tra, đến khi thất bại mới chú ý đến. Thế là không biết yêu dấu cán bộ. d) Cải tạo: khi họ sai lầm thì dùng cách thuyết phục giúp cho họ sửa chữa. e) Giúp đỡ: phải cho họ điều kiện sinh sống đầy đủ mà làm việc. Khi họ đau ốm phải có thuốc thang. Tuỳ theo hoàn cảnh mà giúp họ giải quyết vấn đề gia đình. Những điều đó rất quan hệ với tinh thần của cán bộ và sự thân ái đoàn kết trong Đảng”. Ngoài ra Hồ Chí Minh còn yêu cầu người cán bộ phải thường xuyên cái tiến phương pháp công tác và lối làm việc để nâng cao hiệu quả công tác. Điều này được thể hiện rõ ràng trong cuốn “Sửa đổi đường lối làm việc” của Hồ Chí Minh ra đời cách đây đã hơn nửa thế kỷ, nhưng qua thực tiễn của cách mạng Việt Nam với hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cũng như qua công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã khẳng định những đóng góp to lớn về mặt tư tưởng của cuốn sách này. Đặc biệt trong giai đoạn đổi mới của đất nước hiện nay cũng như trước yêu cầu hội nhập quốc tế, tư tưởng Hồ Chí Minh trong tác phẩm “Sửa đổi đường lối làm việc” càng có ý nghĩa to lớn và quan trọng không chỉ đối với cán bộ, Đảng viên mà còn có tác dụng đối với toàn xã hội. Chương 2: NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ VÀ CÔNG TÁC CÁN BỘ TRONG THỜI KỲ MỚI GÓP PHẦN XÂY DỰNG CHÍNH PHỦ LIÊM CHÍNH, KIẾN TẠO HIỆN NAY 1. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện cán bộ. Phải quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ để xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, trước hết, phải được bắt đầu từ việc chăm lo đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục và rèn luyện cán bộ. Đó là chìa khoá của việc nâng cao chất lượng cán bộ trong thời kỳ mới, công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện cán bộ cần tập trung vào một số vấn đề sau đây: Thứ nhất, đổi mới cách thức, quy trình thực hiện quy hoạch cán bộ. Về mặt nhận thức, cần khẳng định phải có quy hoạch cán bộ, đưa công tác quy hoạch cán bộ trở thành nhiệm vụ thường xuyên của cấp uỷ Đảng. Các cấp uỷ Đảng, thủ trưởng và cơ quan tổ chức cán bộ cần tổng kết đánh giá kết quả, tìm nguyên nhân, và khắc phục kịp thời những khiếm khuyết trong việc thực hiện quy hoạch cán bộ của cấp mình. Có sự phối hợp đồng bộ giữa cấp trên và cấp dưới, giữa cấp uỷ Đảng với cơ quan tổ chức cán bộ và các tổ chức đoàn thể nhân dân. Có kết luận cụ thể về mức độ phấn đấu, trưởng thành của cán bộ trong diện quy hoạch, khi họ đang có xu hướng phát triển đi lên. Việc lựa chọn cán bộ đưa vào diện quy hoạch là khâu rất quan trọng, trong quy hoạch cán bộ. Muốn lựa chọn đúng cán bộ đưa vào diện quy hoạch, cần rà soát, đánh giá toàn bộ đội ngũ cán bộ, phát hiện điểm mạnh, điểm yếu của từng cán bộ trong phạm vi cấp mình. Căn cứ vào yêu cầu, trách nhiệm của từng vị trí, chức danh mà lựa chọn cho phù hợp, đủ tiêu chuẩn. Việc lựa chọn cán bộ đưa vào diện quy hoạch phải được tiến hành kỹ lưỡng, dân chủ trong nội bộ cấp uỷ, thường vụ. Ở những mức độ và phạm vi nhất định, có thể dựa vào sự giới thiệu của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Công tác quy hoạch cần thực hiện theo nguyên tắc động và mở để có thể lựa chọn, bổ sung được những cán bộ tốt mới phát hiện. Thứ hai, đổi mới chương trình, nội dung đào tạo. Đây là vấn đề cốt lõi của công tác đào tạo, bồi dưỡng, là nhân tố quyết định chất lượng cán bộ. Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ cần gắn lý luận với thực tiễn, học đi đôi với hành, đảm bảo hiệu quả và thiết thực. Trong bối cảnh nước ta hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng, đổi mới chương trình nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cần quán triệt phương châm “Việt Nam, cơ bản và hiện đại”. Chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng phải kết hợp trang bị kiến thức nghiệp vụ với việc nâng cao tố chất chính trị, đạo đức, kiến thức pháp luật và kỹ năng thực hành cho cán bộ... Trang bị kiến thức vừa rộng, vừa sâu, kết hợp kiến thức cơ bản và kiến thức chuyên ngành, bổ sung cập nhật những tri thức mới của thế giới... Tóm lại là phải đào tạo toàn diện. Theo phân loại cán bộ trong Nghị quyết Trung ương 3 (Khoá VIII) thì nên phân thành bốn chuyên ngành: + Chuyên ngành công tác đảng, công tác chính trị, nhằm đào tạo, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ cho các cán bộ làm công tác đảng. + Chuyên ngành công tác quần chúng nhằm đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ các đoàn thể nhân dân. + Chuyên ngành quản lý kinh tế cho các cán bộ thuộc lĩnh vực kinh tế, kinh doanh. + Chuyên ngành quản lý nhà nước cho cán bộ chính quyền. Có như vậy, chúng ta mới giải quyết được mối quan hệ giữa độ sâu và bề rộng của kiến thức, mới có điều kiện trang bị kiến thức nghiệp vụ thiết thực cho người học. Mặt khác phải triển khai ngay chương trình và nội dung bồi dưỡng cán bộ theo chức danh (vị trí công tác) để tăng cường kỹ năng làm việc cho đội ngũ cán bộ theo tinh thần Nghị Quyết 52 của Bộ Chính trị khóa X. Thứ ba, tổ chức lại hệ thống đào tạo. Phương hướng tổ chức lại hệ thống đào tạo là phải xây dựng các cơ sở đào tạo thành những trung tâm khoa học lớn, có trang bị hiện đại, có trình độ chuyên môn cao, là nơi đào tạo và cung cấp đủ nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Hệ thống các cơ sở đào tạo cần được tổ chức theo hướng gọn, nhẹ, tập trung được sự chỉ đạo, quản lý chặt chẽ. Riêng đối với hệ thống các trường đào tạo cán bộ của Đảng, cần tập trung mở rộng và nâng cấp trường chính trị tỉnh, thành phố, trong đó nội dung chương trình, đối tượng đào tạo được phân ra làm hai cấp học (sơ cấp và trung cấp), hai giai đoạn đào tạo và bốn chuyên ngành. Cùng với chức năng đào tạo, các trường chính trị tỉnh, thành còn có chức năng bồi dưỡng nghiệp vụ cho các loại cán bộ, công chức. Thu gọn được đầu mối hệ thống đào tạo sẽ giảm biên chế trong bộ máy tổ chức, đội ngũ giảng viên cũng như việc điều hành, kiểm tra giám sát của cấp uỷ Đảng, chính quyền trong đào tào cán bộ, tập trung được kinh phí, cơ sở vật chất và có điều kiện đầu tư nâng cấp, hiện đại hoá công tác đào tạo. Thứ tư, đổi mới công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Công tác quản lý đào tạo quyết định đến chất lượng đào tạo, và do đó quyết định đến chất lượng cán bộ. Cần tập trung vào khâu chỉ đạo, quản lý nội dung, chương trình đào tạo đối với các học viện, các trường đại học, các trường chính trị tỉnh, các Học viện trực thuộc Học Viện Chính trị Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh và các trung tâm khác. Rà soát lại hệ thống quy chế, quy định theo chuẩn quốc gia. Hệ thống này phải có hiệu lực và được thi hành thống nhất trong toàn bộ các cơ sở, tư vấn đề chiêu sinh, thi cử, đến cấp phát văn bằng, chứng chỉ…Tránh tình trạng mỗi cơ sở đào tạo có một quy chế riêng. Chấn chỉnh lại các quy chế thi, kiểm tra theo hướng chặt chẽ cả “đầu vào” và “đầu ra”. Khắc phục tình trạng người học quan niệm đã đi học là chắc chắn tốt nghiệp, đã qua đầu vào thì chắc chắn sẽ tốt nghiệp ra trường. Thứ năm, chăm lo xây dựng đội ngũ giáo viên, tăng cường cơ sở vật chất cho các cơ sở đào tạo theo hướng hiện đại hoá. Cần tăng cường đủ số lượng giáo viên để đảm nhiệm công tác giảng dạy. xây dựng đội ngũ chuyên gia giỏi đầu ngành của các môn học, phát triển các khoa học chuyên sâu đạt trình độ tiên tiến, hiện đại. Có chính sách thu hút số sinh viên giỏi ở các trường đại học, các cán bộ đang công tác thực tiễn vào làm giảng dạy ở hệ thống đào tạo cán bộ. Chú trọng nâng cao chất lượng toàn diện, trước hết là chất lượng chính trị (trình độ, bản lĩnh, lập trường chính trị), của đội ngũ giáo viên ở các học viện, các trường đại học, các trường chính trị tỉnh, thành, các trung tâm đào tạo, bồi dưỡng của các bộ, ngành. Thứ sáu, đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo quốc dân. Hệ thống giáo dục, đào tạo quốc dân là nơi cung cấp những kiến thức cơ sở và cơ bản, tạo ra sự phát triển toàn diện trong nhân cách mỗi người. Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo quốc dân là điều kiện cơ bản để nâng cao trình độ dân trí, là cơ sở để nâng cao trình độ cán bộ. Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng cán bộ, phải đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo quốc dân. Phương hướng đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo quốc dân cần theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 2 (Khoá VIII): chú ý kết hợp diện rộng với đào tạo chuyên sâu, gắn đào tạo với thực tiễn đất nước, nâng cao kỹ năng thực hành, phát triển hài hoà nhân cách con người mới Việt Nam, coi trọng cả đức và tài. Nội dung giáo dục, đào tạo phải cập nhật trình độ tiên tiến trên thế giới. Đồng thời, phải phát huy trí tuệ, tinh hoa của dân tộc, của cha ông. Giáo dục và đào tạo quốc dân phải góp phần quan trọng trong việc đào tạo nhân tài, đào tạo chuyên gia giỏi cho đất nước, là nơi cung cấp những cán bộ có chất lượng cao. 2. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các quy chế, quy trình công tác cán bộ, thực hiện tiêu chuẩn hoá cán bộ. Xây dựng và hoàn thiện quy chế, quy trình công tác cán bộ nhằm làm cho công tác cán bộ đi vào nề nếp, thực sự có tính khoa học, bảo đảm cho công tác cán bộ hoạt động thống nhất theo nguyên tắc, chuẩn mực chung. Tránh được tình trạng tuỳ tiện, áp đặt chủ quan trong công tác cán bộ. Hệ thống quy trình, quy chế trong công tác cán bộ còn là cơ sở và căn cứ để mỗi cấp uỷ, cơ quan tổ chức cán bộ quản lý, kiểm tra, đánh giá hoạt động của mình theo quy định chung. Thứ nhất, tập trung xây dựng, hoàn chỉnh quy trình, quy chế đánh giá cán bộ. Thứ hai, xây dựng quy chế tuyển chọn cán bộ mới. Thứ ba, thực hiện nghiêm túc quy trình, quy chế bầu cử, bổ nhiệm và sử dụng cán bộ. Thứ tư, thực hiện nghiêm túc việc điều động và luân chuyển cán bộ. 3. Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát, quản lý và bảo vệ cán bộ. Kiểm tra, giám sát và quản lý cán bộ là hoạt động nhằm nắm chắc thông tin, diễn biến về tư tưởng, hoạt động của cán bộ, giúp cho cấp uỷ và thủ trưởng phát hiện vấn đề nảy sinh, kịp thời điều chỉnh và tác động, làm cho đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ luôn luôn hoạt động đúng hướng, đúng nguyên tắc, quy định. Thực tế cho thấy, một số cán bộ khi mới được đề bạt, bổ nhiệm, mới được bầu cử đều là những người tốt, có đạo đức, trung thành, tận tuỵ, liêm khiết, có uy tín. Song, trong quá trình hoạt động, một phần do thiếu tu dưỡng, rèn luyện, một phần do thiếu sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ, không được quản lý tốt đã dần dần thoái hoá biến chất, sa ngã. Trong điều kiện giao lưu, mở cửa, hội nhập quốc tế trong cơ chế thị trường, nhiều cán bộ nhiệt tình, năng động nhưng do không có một “hành lang”, một “dây cương” cần thiết nên đã trượt qua giới hạn cho phép. Điều đó, có phần thiết sót của công tác kiểm tra, giám sát và quản lý cán bộ. Để giữ gìn, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, cần phải làm tốt công tác quản lý, kiểm tra, giám sát cán bộ theo phương châm: + Phải tăng cường hơn nữa quản lý, kiểm tra và giám sát mọi hoạt động của cán bộ để có thể hỗ trợ giúp đỡ hoặc uốn nắn phát hiện sớm những hành vi sai trái để sửa chữa. + Cấp uỷ, người thủ trưởng và tổ chức Đảng phải trực tiếp tiến hành quản lý, kiểm tra, giám sát cán bộ thuộc quyền quản lý của mình. + Tăng cường việc kiểm tra, giám sát của quần chúng đối với cán bộ, của cán bộ cấp dưới đối với cán bộ cấp trên và ngược lại. + Kiểm tra phải có kết luận cụ thể, rõ ràng, đảm bảo đúng nguyên tắc tập trung, dân chủ, phải đạt được mục đích là nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ. Việc quản lý, kiểm tra, giám sát cán bộ phải chú trọng tính toàn diện, tính kip thời cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức và về kết quả hoạt động chuyên môn, về sinh hoạt và tư tưởng; quản lý và kiểm tra chế độ tự học tập, rèn luyện của cán bộ... Kết hợp chế độ kiểm tra thường xuyên, đều đặn theo định kỳ với việc kiểm tra đột xuất. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát và quản lý cán bộ của các tổ chức Đảng, chi bộ, đội ngũ đảng viên. Đặc biệt là xây dựng quy chế bắt buộc mọi cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt, cán bộ cấp cao phải chịu sự kiểm tra, giám sát của quần chúng. Thực tế trong những năm qua, quần chúng có vai trò rất lớn trong việc quản lý, kiểm tra, giám sát cán bộ. Nhiều vụ việc tiêu cực, tham nhũng của cán bộ đều do quần chúng hoặc các cơ quan thông tin đại chúng phát hiện tố giác và đấu tranh. Cần có quy chế cụ thể để quần chúng tham gia vào hoạt động này. V.I. Lê Nin đã từng nói: chỉ khi nào quần chúng thực sự tham gia vào kiểm tra, kiểm soát và thực sự kiểm tra và kiểm soát được hoạt động của bộ máy nhà nước thì lúc đó sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội mới có thể coi là chắc chắn được. 4. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách cán bộ. Hệ thống chính sách là công cụ điều tiết cực kỳ quan trọng trong lãnh đạo, quản lý xã hội. hệ thống chính sách có thể thúc đẩy, tạo động lực cho sự phát triển cũng có thể kìm hãm, triệt tiêu các động lực, cản trở sự phát triển của một hoạt động nào đó. Trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, hệ thống chính sách đúng, hợp lý sẽ khuyến khích được tính tích cực, sự hăng hái, cố gắng, yên tâm với công việc, nâng cao tính trách nhiệm của cán bộ, phát huy đựoc sự sáng tạo, thu hút được nhân tài, làm cho nội bộ đoàn kết nhất trí, mọi người đồng tâm hiệp lực,.… Ngược lại, chính sách cán bộ sai, bất hợp lý sẽ tạo ra tâm trạng chán nản, kìm hãm sự sáng tạo, triệt tiêu tính tích cực, nội bộ mất đoàn kết, nảy sinh nhiều tiêu cực, có thể đẩy hàng loạt cán bộ đến chỗ sai lầm, làm cho hao phí tài năng của đất nước,.. Do đó, để nâng cao chất lượng cán bộ phải đồng thời xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách cán bộ. Việc đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính sách cán bộ trong thời kỳ mới phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau đây: + Phải quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ và những quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, để từng bước xây dựng được đội ngũ cán bộ đáp ứng được yêu cầu phát triển trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. + Đảm bảo quyền lợi gắn liền với trách nhiệm, quyền lợi càng lớn, trách nhiệm càng nặng nề. + Hệ thống chính sách phải đảm bảo công bằng. Mọi hoạt động trong xã hội cũng như người cán bộ phải đảm bảo nguyên tắc cơ bản, có làm, có hưởng, làm nhiều, cống hiến nhiều, mang lại lợi ích nhiều cho tập thể, cho nhân dân, cho đất nước thì được hưởng nhiều, hưởng tương xứng; không làm thì không hưởng. Nói cách khác, chính sách phải đảm bảo trả công giá trị sức lao động thực tế một cách thoả đáng. Đó là nguyên tắc phân phối của Chủ nghĩa Xã hội. + Hệ thống chính sách cán bộ phải đảm bảo tính kích thích, khuyến kích tài năng sáng tạo, có sự lôi cuốn, hấp dẫn mọi người phấn đấu vươn lên. Đồng thời phải có tác dụng ngăn chặn, răn đe các hành vi, hoạt động sai trái, tiêu cực của đội ngũ cán bộ. Thông qua hệ thống chính sách cán bộ mà điều tiết, luân chuyển cán bộ, làm cho số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ cân đối, đồng đều hơn. + Hệ thống chính sách cán bộ phải đảm bảo ý nghĩa nhiều mặt cả về vật chất, tinh thần, chính trị, xã hội và nhân văn, không thiên lệch, phiến diện nhằm tạo ra sự hài hoà, cân đối trong hoạt động, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội cũng như sự phát triển toàn diện nhân cách của người cán bộ. + Hệ thống chính sách cán bộ phải phù hợp với hoàn cảnh đất nước, không thoát ly, xa rời điều kiện kinh tế xã hội trong từng giai đoạn phát triển của đất nước. 5. Kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan tham mưu về công tác cán bộ. Nhân tố quyết định trực tiếp đến chất lượng cán bộ chính là công tác cán bộ, mà chất lượng công tác cán bộ lại được quyết định bởi bộ máy và con người làm công tác cán bộ. Vì vậy, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy làm công tác tổ chức cán bộ là một đòi hỏi cấp thiết, khách quan trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ. Công tác cán bộ chịu sự quy định của đường lối, là một công việc khó khăn, phức tạp, lâu dài, đụng chạm tới đời sống tình cảm và định hướng hoạt động của cả một đời người. Đó là khâu then chốt của một vấn đề then chốt. Do vậy, bộ máy làm công tác cán bộ phải thật sự có chất lượng, có trình độ tổ chức khoa học, chuyên sâu về việc sử dụng con người. Nội dung kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy làm công tác tổ chức cán bộ, nên tập trung vào các vấn đề cơ bản là: + Xây dựng và ban hành hệ thống các văn bản pháp quy về tiêu chuẩn cán bộ và công tác cán bộ để thực hiện thống nhất và nghiêm túc. + Hoàn thiện bộ máy làm công tác cán bộ theo hướng đáp ứng được yêu cầu của công tác cán bộ ngày càng cao hơn, phải phù hợp với điều kiện của từng ngành, từng địa phương và từng cơ sở. + Lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng người làm công tác tổ chức cán bộ. Bác Hồ đã nói, người làm công tác cán bộ phải là người hiểu cán bộ, khéo dùng cán bộ, cất nhắc cán bộ, thương yêu cán bộ, phê bình cán bộ. Đội ngũ cán bộ làm công tác cán bộ phải là những người không chỉ có năng lực mà phải có phẩm chất, đạo đức tốt, họ chính là tấm gương của đội ngủ cán bộ nói chung. + Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với bộ máy làm công tác cán bộ. Đảng định ra đường lối, chính sách cán bộ và quyết định bố trí cán bộ, quản lý đội ngũ cán bộ của cả hệ thống chính trị. Đây là vấn đề có tính nguyên tắc. Đảng lãnh đạo công tác cán bộ, chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ thông qua đường lối, chủ trương chính sách, thông qua đội ngũ đảng viên và các tổ chức Đảng. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quyết định, chủ trương, chính sách của Đảng về công tác cán bộ, đảm bảo cho công tác cán bộ được thực hiện nghiêm minh, đúng hướng. Còn các công tác cụ thể như thực hiện chế độ chính sách cán bộ, tổ chức thi tuyển cán bộ, công chức.., thì do thủ trưởng và các cơ quan chức năng của nhà nước thực hiện. Tóm lại, quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng trong xây dựng đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ là nhiệm vụ hết sức quan trọng góp phần đảm bảo thành công của sự nghiệp cách mạng nước ta trong thời kỳ mới. Đồng thời với việc xây dựng đội ngũ cán bộ, các cấp, các ngành cần đẩy mạnh cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ngày càng sâu rộng chắc chắn sẽ tạo ra một động lực mới sẽ thúc đẩy toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta tiến lên giành những thắng lợi mới to lớn hơn nữa. C. KẾT LUẬN Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ để xây dựng được đội ngũ cán bộ có chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để giúp đỡ. Đội ngũ cán bộ có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đồng thời cũng có điều kiện phát hiện sớm những sai phạm, khuyết điểm của cán bộ để uốn nắn, sử lý kịp thời. Công tác quan tâm đến cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số. Không phân biệt giữa cán bộ là Đảng viên và cán bộ chưa phải là Đảng viên, khi Cách Mạng tháng Tám thành công năm 1945, Bác Hồ đã thể hiện rất rõ tư tưởng của Người về vấn đề này như: bác sỹ Trần Duy Hưng, bà Thục Viên, ông Vũ Đình Hòe, ông Phan Kế Toại, ông Phạm Khắc Hòe,… không phải là Đảng viên đều được trọng dụng. Tư tưởng Hồ Chí Minh là di sản tinh thần vô giá của Đảng, của dân tộc ta trong đó tư tưởng về cán bộ và công tác cán bộ có giá trị vô cùng to lớn trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chúng ta cần nắm chắc tư tưởng của Người về cán bộ và công tác cán bộ để thực sự là ánh sáng soi đường, là đích cần vươn tới và là cẩm nang của những người làm công tác cán bộ. Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh phải đi đôi với đẩy mạnh cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Nói phải đi đôi với làm thì mới sớm có được đội ngũ cán bộ chất lượng cao và công tác cán bộ tốt, đúng với mong đợi của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Góp phần xây dựng chính phủ liêm chính, kiến tạo hiện nay. Xây dựng một đất nước Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội 2010 2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011),Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia. 3. Hồ Chí Minh (2009), Toàn tập, Tập 2,4,5. NXB Chính trị quốc gia. 4. Trang google.com.vn,....

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

TP HỒ CHÍ MINH KHOA LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ

Trang 2

Họ tên sinh viên thực hiện đề tài

1 Nguyễn Thanh Phong (NT) - 16119036 - Tỷ lệ hoàn thành nhiệm vụ 100% - SĐT:

2 Nguyễn Hoài Phong - 16142178 - Tỷ lệ hoàn thành nhiệm

Trang 3

PHỤ LỤC

A MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu đề tài 1

3 Mục đích và nhiệm vụ của tiểu luận 1

3.1 Mục đích 1

3.2 Nhiệm vụ 1

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 1

B NỘI DUNG 2

Chương 1: QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG, TỔ CHỨC, BỘ MÁY, CÔNG TÁC CÁN BỘ CỦA ĐẢNG 2

1 Một số vấn đề chung về tư tưởng Hồ Chí Minh 2

2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về tổ chức, bộ máy, công tác cán bộ 4

2.1 Hệ thống tổ chức của Đảng 4

2.2 Các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt đảng 4

2.3 Cán bộ và công tác cán bộ 7

Chương 2: NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ VÀ CÔNG TÁC CÁN BỘ TRONG THỜI KỲ MỚI GÓP PHẦN XÂY DỰNG CHÍNH PHỦ LIÊM CHÍNH, KIẾN TẠO HIỆN NAY 10

1 Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện cán bộ 10

2 Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các quy chế, quy trình công tác cán bộ, thực hiện tiêu chuẩn hoá cán bộ 14

Trang 4

3 Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát, quản lý và bảo vệ cán bộ 14

4 Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách cán bộ 15

5 Kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan tham mưu về công tác cán bộ 17

C KẾT LUẬN 19

D TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

Trang 5

A MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm qua, thế giới đã xảy ra biết bao nhiêu những biến động to lớn trênrất nhiều phương diện, nhưng công cuộc đổi mới ở Việt Nam vẫn giành được nhữngthành tựu quan trọng, được bạn bè thế giới khâm phục Trong xu thế toàn cầu hóa hiệnnay, sự nghiệp đổi mới của nước ta đang đứng trước những thời cơ và thách thức mới, đòihỏi chúng ta phải tỉnh táo, phán đoán xử lý kịp thời mới giữ vững ổn định chính trị và tiếptục phát triển kinh tế

Để đáp ứng và giải quyết được những yêu cầu, nhiệm vụ đó, điều đầu tiên và cấpthiết nhất đối với Đảng ta là phải có được một đội ngũ cán bộ vừa “hồng” vừa “chuyên”

từ trung ương đến cơ sở Bởi vì như Lênin - người thầy của giai cấp vô sản đã từng nói:

“Trong lịch sử chưa có giai cấp nào giành được quyền thống trị, mà không có đào tạođược trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiên phong có đủkhả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào” Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã khẳng định:

Cán bộ là gốc của mọi công việc, công việc thành công hay thất bại cũng do độingũ cán bộ tốt hay kém, có cán bộ tốt việc gì cũng xong Vì thế hơn lúc nào hết, chúng taphải trở lại nghiên cứu một cách thấu đáo Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bô để vận dụngsáng tạo vào thực tiễn cách mạng hiện nay

Đó cũng là quan điểm chỉ đạo của Đảng ta trong giai đoạn cách mạng mới thời kỳ

“Công nghiệp hóa, hiện đại hóa” Cán bộ là khâu quyết định sự thành bại của cách mạnggắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tácxây dựng Đảng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã dầy công đào tạo, huấn luyện, xâydựng được đội ngũ cán bộ tận tụy, kiên cường, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ qua các giaiđoạn cách mạng

Để lãnh đạo thực hiện thắng lợi công nghiệp hóa, hiện đại hóa Vận dụng tư tưởng

Hồ Chí minh về cán bộ và công tác cán bộ, nâng cao năng lực lãnh đạo là vấn đề mang

Trang 6

tính cấp bách, có ý nghĩa rất căn bản và lâu dài Với lý do đó, nhóm chọn đề tài “Tư

tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ, những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ mới góp phần xây dựng chính phủ liêm chính, kiến tạo hiện nay” làm đề tài tiểu luận cuối khóa.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ là một vấn đề lớn và rất quan trọng trong công tác xây dựng Đảng

3 Mục đích và nhiệm vụ của tiểu luận

3.1 Mục đích

Trên cơ sở làm rõ một số nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và côngtác cán bộ nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ mới, góp phần xây dựngchính phủ liêm chính, kiến tạo hiện nay

3.2 Nhiệm vụ

+ Làm rõ quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ

+ Làm rõ những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳmới, góp phần xây dựng chính phủ liêm chính, kiến tạo hiện nay

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Tiểu luận nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lenin, Tư tưởng HồChí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam Chủ yếu dùng phương pháp logic vàlịch sử

Bài tiểu luận của nhóm còn nhiều thiếu sót, Mong cô và các bạn thông cảm và góp ý

để nhóm sửa chữa Cảm ơn cô và các bạn đã đọc bài tiểu luận của nhóm

Trang 7

B NỘI DUNG

Chương 1: QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG, TỔ CHỨC,

BỘ MÁY, CÔNG TÁC CÁN BỘ CỦA ĐẢNG

1 Một số vấn đề chung về tư tưởng Hồ Chí Minh

Xã hội Việt Nam thế kỷ XIX đến khi thực dân Pháp xâm lược là xã hội phong kiếnvới nền kinh tế nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu với chính sách đối nội đối ngoại bảo thủ,trì trệ Do đó, chế độ phong kiến Việt Nam không tạo dựng được tiềm lực vật chất và tinhthần để bảo vệ Tổ Quốc, khi thực dân Pháp xâm lược, triều đình nhà Nguyễn đã cam chịuđầu hàng để giữ lấy ngai vàng và lợi ích của hoàng tộc

Từ khi thực dân Pháp xâm lược (1985) đến cuối thế kỷ XIX, phong trào đấu tranh

vũ trang chống thực dân Pháp nổ ra ở nhiều nơi và lan rộng trong cả nước Các cuộc nổidậy đó đã được thúc đẩy bởi tinh thần yêu nước nhiệt thành và lòng căm thù giặc sâu sắc,nhưng cuối cùng đều bị thất bại vì chưa có một đường lối kháng chiến đúng đắn

Bước sang thế kỷ XX, sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp,

xã hội Việt Nam có sự chuyển biến và phân hoá giai cấp, hình thành giai cấp công nhân,tầng lớp tư sản và xuất hiện các phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục, Duy Tân…nhưng các phòng trào này cũng chỉ kéo dài được một thời gian ngắn rồi lần lượt bị dậptắt

Khi Nguyễn Tất Thành đã trưởng thành, phong trào cứu nước đang ở trong thời kỳkhó khăn nhất, đen tối không có đường ra Người thanh niên yêu nước suy nghĩ, phongtrào cứu nước của nhân dân muốn thắng lợi, phải tìm một con đường mới

Với truyền thống rất quý báu của quê hương, gia đình và dân tộc, với tinh hoa tưtưởng văn hoá và một tình thần yêu nước, thương dân vô bờ bến, Nguyễn Tất Thành, saulấy tên là Nguyễn Ái Quốc, đã ra đi tìm đường cứu nước và đến với chủ nghĩa Mác – LêNin Trong tác phẩm “Đường Cách Mệnh” (năm 1927) Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh

đã nhấn mạnh: “Để lãnh đạo cách mạng, Đảng phải mạnh, Đảng có vững cách mạng mới

Trang 8

thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy, Đảng muốn vững thì phải

có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy Đảng

mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam”.Theo Hồ Chí Minh, lý luận tiên phong của Đảng chính là chủ nghĩa Mác – Lê Nin Ngườitổng kết: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất,chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Mác – Lê Nin”

Trải qua quá trình bôn ba, hoạt động cách mạng, tư tưởng Hồ Chí Minh được hìnhthành và phát triển, đã trở thành cơ sở lý luận và thực tiễn của đường lối cách mạng đúngđắn, ngọn cờ bách chiến bách thắng của cách mạng Việt Nam Nghị quyết 09 của BộChính trị khoá XIII viết: “Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nắm bắt sâu sắc bản chất cáchmạng và khoa học, tinh thần biện chứng và nhân đạo của học thuyết Mác - Lê Nin, vậndụng một cách sáng tạo học thuyết ấy phù hợp với hoàn cảnh thực tế ở nước ta; đồng thời,Người đã kế thừa, phát huy chủ nghĩa yêu nước, truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinhhoa của nhân loại Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành từ những nguồn gốc đó”.Thực tiễn thắng lợi của cách mạng Việt Nam từ đầu những năm 40 của thế kỷ XX chođến nay là những minh chứng hùng hồn về tầm vóc vĩ đại của tư tưởng Hồ Chí Minh; đó

là thắng lợi của cách mạng Tháng 8 1945, lập nên nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoàđầu tiên ở Châu Á, cuộc kháng chiến đánh đuổi thực dân Pháp, Đế quốc Mỹ và nhữngthắng lợi trong công cuộc đổi mới đều được bắt nguồn từ tư tưởng Hồ Chí Minh, đó là tưtưởng về độc lập tự chủ, tự lực tự cường; về đại đoàn kết dân tộc và cách mạng giải phóngdân tộc; về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; về Đảngcộng sản Việt Nam, về nhà nước của dân do dân vì dân; về đại đoàn kết, về kết hợp sứcmạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, về chiến tranh nhân dân và quốc phòng toàn dân, vềđạo đức, tư tưởng nhân văn, tư tưởng về văn hoá, về phương pháp cách mạng…v.v

Để thực hiện được các nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh, đưa cách mạng thành côngthì vai trò của cán bộ và công tác cán bộ có tính quyết định Vì vậy, với Hồ Chí Minh, cán

bộ và công tác cán bộ luôn luôn giữ vị trí hàng đầu và được Người thể hiện rất rõ dàng,sâu sắc

Trang 9

2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về tổ chức, bộ máy, công tác cán bộ

2.1 Hệ thống tổ chức của Đảng

Hồ Chí Minh khẳng định sức mạnh của Đảng bắt nguồn từ tổ chức, một tiên phongchiến đấu của giai cấp công nhân Hệ thống tổ chức của Đảng từ Trung ương đến cơ sởphải thật chặt chẽ, có tính kỉ luật cao Sức mạnh các tổ chức liên quan chặt chẽ với nhau;mỗi cấp độ tổ chức có khả năng, nhiệm vụ riêng

Trong hệ thống tổ chức của đảng, Hồ Chí Minh rất coi trọng vai trò của chi bộ Bởi

lẽ, đối với bản thân Đảng, chi bộ là tổ chức hạt nhân, quyết định chất lượng lãnh đạo củaĐảng; là môi trường tu dưỡng, rèn luyện và cũng là nơi giám sát đảng viên; chi bộ có vaitrò quan trọng trong việc gắn kết giữa Đảng với quần chúng nhân dân

2.2 Các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt đảng

2.2.1 Tập trung dân chủ

Đây là nguyên tắc cơ bản trong xây dựng Đảng Giữa “tập trung” và “dân chủ” cómối quan hệ khăng khít với nhau, đó là hai vế của một nguyên tắc Hồ Chí Minh viết vềmối quan hệ đó như sau: “Tập trung trên nền tảng dân chủ; dân chủ dưới sự chỉ đạo tậptrung” Hoặc Người viết:

“Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do Tự do là thế nào? Đối vớimọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý Đó là mộtquyền lợi mà cũng là một nghĩa vụ của mọi người

Khi mọi người đã phát biểu ý kiến, đã tìm thấy chân lý, lúc đó quyền tự do tư tưởng

hóa ra quyền tự do phục tùng chân lý”.

2.2.2 Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách

Hồ Chí Minh giải thích về tập thể lãnh đạo như sau:

“Vì sao cần phải có tập thể lãnh đạo?

Trang 10

Vì một người dù khôn ngoan tài giỏi mấy, dù nhiều kinh nghiệm đến đâu, cũng chỉtrông thấy, chỉ xem xét được một hoặc nhiều mặt của một vấn đề, không thể trông thấy

và xem xét tất cả mọi mặt của một vấn đề

Vì vậy, cần phải có nhiều người Nhiều người thì nhiều kinh nghiệm Người thì thấy

rõ mặt này, người thì trông thấy rõ mặt khác của vấn đề đó

Góp kinh nghiệm và sự xem xét của nhiều người, thì vấn đề đó được thấy rõ khắpmọi mặt Mà có thấy rõ khắp mọi mặt, thì vấn đề ấy mới được giải quyết chu đáo, khỏi sailầm”

Về cá nhân phụ trách, Hồ Chí Minh cho rằng: “Việc gì đã được đông người bàn bạc

kỹ lưỡng rồi, kế hoạch định rõ ràng rồi, thì cần phải giao cho một người hoặc một nhóm ítngười phụ trách theo kế hoạch đó mà thi hành Như thế mới có chuyên trách, công việcmới chạy

Nếu không có cá nhân phụ trách thì sẽ sinh cái tệ người này ủy cho ngươi kia, ngườikia ủy cho người nọ, kết quả là không ai thi hành Như thế thì việc gì cũng không xong”.Đối với việc thực hiện nguyên tắc này trong công tác xây dựng Đảng, phải chú ýkhắc phục tệ độc đoán chuyên quyền, đồng thời phải chống lại cả tình trạng dựa dẫm tậpthể, không dám quyết đoán, không dám chịu trách nhiệm

2.2.3 Tự phê bình và phê bình

Mục đích của tự phê bình và phê bình là để làm cho phần tốt trong mỗi con ngườinảy nở như hoa mùa xuân, làm cho mỗi tổ chức tốt lên, phần xấu bị mất dần đi, tức là nóiđến sự vươn tới chân, thiện, mỹ Mục đích này được quy định bởi tính tất yếu trong quátrình hoạt động của Đảng ta Bởi vì, Đảng là một thực thể của xã hội, Đảng bao gồm cáctầng lớp xã hội, đội ngũ của Đảng bao gồm những người ưu tú, nhưng trong Đảng cũngkhông tránh khỏi những khuyết điểm, không phải mọi người đều tốt, mọi việc đều hay,mỗi con người đều có cái thiện và cái ác ở trong lòng Chính vì vậy, Hồ Chí Minh chorằng, thang thuốc tốt nhất là tự phê bình và phê bình

Trang 11

Thái độ, phương pháp tự phê bình và phê bình được Hồ Chí Minh nêu rõ ở những

điểm như: phải tiến hành thường xuyên như người ta rửa mặt hằng ngày; phải thẳng thắn,chân thành, trung thực, không nể nang, không giấu giếm và cũng không thêm bớt khuyếtđiểm; “phải có tình thương yêu lẫn nhau”

2.2.4 Kỷ luật nghiêm minh, tự giác

Sức mạnh của một tổ chức cộng sản và của mỗi đảng viên bắt nguồn từ ý thức tổchức kỷ luật nghiêm minh, tự giác Tính nghiêm minh của kỷ luật Đảng đòi hỏi tất cả mọi

tổ chức đảng, tất cả mọi đảng viên đều phải bình đẳng trước Điều lệ Đảng, trước pháp luậtcủa Nhà nước, trước mọi quyết định của Đảng Đồng thời, Đảng ta là một tỏ chức gồmnhững người tự nguyện phấn đấu cho lý tưởng cộng sản chủ nghĩa cho nên tự giác là mộtyêu cầu bắt buộc đối với mọi tổ chức đảng và đảng viên Tính nghiêm minh, tự giác đòihỏi ở đảng viên phải gương mẫu trong cuộc sống, công tác Uy tín của đảng bắt nguồn từ

sự gương mẫu của mỗi đảng viên trong việc tự giác tuân thủ kỹ luật của Đảng, của Nhànước, của đoàn thể nhân dân

2.2.5 Đoàn kết thống nhất trong Đảng

Sự đoàn kết thống nhất của Đảng phải dựa trên cơ sở lý luận của Đảng là chủ nghĩaMác - Lenin; cương lĩnh, điều lệ Đảng; đường lối, quan điểm của Đảng; nghị quyết của tổchức đảng các cấp Đồng thời, muốn đoàn kết thống nhất trong Đảng phải thực hành dânchủ rộng rãi ở trong Đảng, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình,thường xuyên tu dưỡng đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân và các biểu hiệntiêu cực khác, phải “sống với nhau có tình, có nghĩa”, Có đoàn kết tốt thì mới tạo ra cơ sởvững chắc để thống nhất ý chí và hành động, làm cho “Đảng ta tuy đông nhưng khi tiếnđánh chỉ như là một người”

2.3 Cán bộ và công tác cán bộ

2.3.1 Quan điểm của Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ

Trang 12

Hồ Chí minh đề ra một hệ thống các quan điểm về cán bộ và công tác cán bộ Ngườinhận thức rất rõ vị trí, vai trò của cán bộ trong sự nghiệp cách mạng Cán bộ là cái dâychuyền của bộ máy, là mắt khâu trung gian nối liền giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân.Muôn việc thành công hay thất bại là do cán bộ tốt hay kém Người cán bộ phải có đủ đức

và tài, phẩm chất và năng lực, trong đó đức, phẩm chất là gốc

Hồ Chí Minh cho rằng, công tác cán bộ là công tác gốc của Đảng Nội dung của nóbao các mắt khâu liên hoàn, có quan hệ chặt chẽ với nhau: tuyển chọn cán bộ; đào tạo,huấn luyện, bồi dưỡng cán bộ; đánh giá đúng cán bộ; tuyển dụng, sắp xếp, bố trí cán bộ;thực hiện các chính sách đối với cán bộ

2.3.2 Công tác kiểm tra, quản lý và chính sách đối với cán bộ

Trong thực tiễn công tác cán bộ, tất yếu phải coi trọng công tác kiểm tra vàquản lý cán bộ

Kiểm tra là để phát huy ưu điểm, ngăn ngừa khuyết điểm và ngăn chặn kẻ xấuvào bộ máy Đó chính là công việc của người phụ trách và cơ quan làm công tác cán

bộ, Hồ Chí Minh nói: “Phải thường xuyên kiểm tra để giúp họ rút kinh nghiệm, sửachữa khuyết điểm, phát huy ưu điểm Giao công việc mà không kiểm tra, đến lúc thấtbại mới chú ý đến Thế là không biết yêu dấu cán bộ”

Trong quản lý cán bộ phải thực hiện tốt: chế độ tự phê bình và phê bình; chế độkhen thưởng và kỷ luật Trong bài “Tự phê bình” đăng báo Nhân dân ngày 20 tháng 5năm 1951, mở đầu bài báo, Người viết:

“Dao có mài, mới sắcVàng có thui, mới trongNước có lọc, mới sạchNgười có tự phê bình, mới tiến bộ Đảng cũng thế”

Hồ Chí Minh đã đề cao nguyên tắc tự phê bình, phê bình, khuyến khích cấp dướiphê bình cấp trên, cấp trên phê bình, nhận xét phải công bằng, yêu thương cán bộ,không thành kiến, trù dập, thưởng phạt phải công minh Trong thực tế, Người chú ý

Ngày đăng: 12/02/2019, 20:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w