1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN hình thành nhân cách trẻ 34 tuổi

7 201 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 61,5 KB
File đính kèm skkn hinh thanh nhan cach tre.rar (16 KB)

Nội dung

SKKN hình thành nhân cách trẻ 34 tuổi Hầu hết, trẻ lớp tôi những ngày đầu tiên đi học còn hay khóc và cào nhéo cô khi cô đến gần vỗ về bé, các bé luôn sợ sệt và núp vào góc khi bạn rủ chơi. Phần lớn trẻ quen với nếp sống tự do ở gia đình nên sự hòa nhập của trẻ với nề nếp ở lớp còn gặp nhiều khó khăn. Mỗi gia đình chỉ có một hoặc hai con nên với tâm lý thương con, cưng con và sót con, phụ huynh điều chiều theo ý muốn của trẻ và làm thay trẻ nên trẻ còn thụ động, ỷ lại vào cha mẹ rất nhiều. Hình thành nhân cách cho trẻ là nhiệm vụ rất quan trọng trong các cơ sở giáo dục mầm non và các bậc cha mẹ trẻ. Khoa học tâm lý đã khẳng định rằng khi hết tuổi mầm non, ở đứa trẻ đặt xong nền móng đầu tiên của nhân cách, sự phát triển về mặt đạo đức cho trẻ sau này đều mang rõ dấu ấn của thời ấu thơ. Vì thế, từ lứa tuổi này chúng ta phải chăm lo phát triển toàn diện cho trẻ, trên cơ sở đó mà từng bước hình thành nhân cách cho trẻ theo phương hướng, yêu cầu mà xã hội mới đặt ra. Chính vì những lý do trên, tôi chọn “Một số biện pháp hình thành nhân cách cho trẻ 3 – 4 tuổi” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm.

Trang 1

I/ PHẦN MỞ ĐẦU

1/ Bối cảnh của đề tài/ giải pháp:

Đối với lứa tuổi 3 – 4 tuổi là lứa tuổi đang hình thành nhân cách, và đây là giai đoạn trẻ khủng hoảng tuổi lên ba, trẻ có biểu hiện mong muốn thể hiện tính độc lập của bản thân

Với cuộc sống ngày càng bận rộn, với những lo toan về cơm áo gạo tiền, phần lớn cha mẹ không có nhiều thời gian bên con cái Hầu hết thời gian trẻ ở bên cô và bạn bè, trẻ chơi và học hỏi ở cô, ở bạn những tính cách tốt, phẩm chất tốt Chính vì thế, môi trường giáo dục ở lớp học cũng góp phần không nhỏ đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ

2/ Lý do chọn đề tài:

Hầu hết, trẻ lớp tôi những ngày đầu tiên đi học còn hay khóc và cào nhéo cô khi cô đến gần vỗ về bé, các bé luôn sợ sệt và núp vào góc khi bạn

rủ chơi

Phần lớn trẻ quen với nếp sống tự do ở gia đình nên sự hòa nhập của trẻ với nề nếp ở lớp còn gặp nhiều khó khăn

Mỗi gia đình chỉ có một hoặc hai con nên với tâm lý thương con, cưng con và sót con, phụ huynh điều chiều theo ý muốn của trẻ và làm thay trẻ nên trẻ còn thụ động, ỷ lại vào cha mẹ rất nhiều

Hình thành nhân cách cho trẻ là nhiệm vụ rất quan trọng trong các cơ

sở giáo dục mầm non và các bậc cha mẹ trẻ Khoa học tâm lý đã khẳng định rằng khi hết tuổi mầm non, ở đứa trẻ đặt xong nền móng đầu tiên của nhân cách, sự phát triển về mặt đạo đức cho trẻ sau này đều mang rõ dấu ấn của thời ấu thơ Vì thế, từ lứa tuổi này chúng ta phải chăm lo phát triển toàn diện cho trẻ, trên cơ sở đó mà từng bước hình thành nhân cách cho trẻ theo phương hướng, yêu cầu mà xã hội mới đặt ra

Chính vì những lý do trên, tôi chọn “Một số biện pháp hình thành nhân cách cho trẻ 3 – 4 tuổi” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm

3/ Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:

Các cháu lớp mầm tôi đang phụ trách tại trường mầm non Phước Thạnh

4/ Mục đích nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu nhằm tìm ra một số biện pháp phù hợp nhất với môi trường giáo dục cũng như khả năng thực hiện trong giai đoạn đầu của tuổi mẫu giáo nhằm giúp trẻ phát triển nhân cách một cách toàn diện

5/ Điểm mới trong kết quả nghiên cứu:

Trang 2

Phụ huynh chú trọng nhận thức, kiến thức, kết quả trẻ đạt được mà không quan tâm đến sự giáo dục phẩm chất đạo đức và nhân cách cho trẻ

Trước đây phát triển nhân cách của trẻ chỉ tập trung trong giờ học, còn hiện tại ta có thể phát triển nhân cách của trẻ ở mọi lúc, mọi nơi

II/ PHẦN NỘI DUNG

1/ Cơ sở lý luận.

Nói đến sự hình thành nhân cách là nói đến sự hình thành các đặc điểm bên trong phân biệt con người như là một thành viên của xã hội và quy định hành vi của người đó Vấn đề trọng tâm trong việc làm phát triển nhân cách là hình thành hệ thống các động cơ Ở trẻ tuổi ấu nhi đã hình thành các tiền đề của sự phát triển nhân cách như phát triển khả năng tự điều khiển hành vi, hình thành khả năng tự ý thức và xuất hiện nguyện vọng được độc lập Ở tuổi mẫu giáo trẻ có thế giới bên trong tương đối ổn định, bởi vậy, lần đầu tiên có thể gọi trẻ là nhân cách tuy nhân cách đó vẫn chưa hoàn toàn định hình và vẫn tiếp tục được phát triển và hoàn thiên Điều kiện phát triển nhân cách của trẻ mẫu giáo khác một cách căn bản với các điều kiện của giai đoạn lứa tuổi trước đó Các yêu cầu của người lớn với trẻ tăng lên đáng kể, trong đó yêu cầu trung tâm là trẻ phải tuân thủ các qui tắc hành vi ứng xử, các chuẩn mực đạo đức được áp dụng chung trong xã hội Trên cơ sở sự phát triển nhận thức của trẻ, trẻ có thể sơ bộ lĩnh hội được những hình thức quan

hệ giữa mọi người trong các hoạt động nghiêm túc như học tập, lao động Hoạt động được phát triển có tác dụng làm phát triển nhận thức của trẻ và phát triển ở trẻ kỹ năng tổ chức hành vi của bản thân Khi được hoạt động chung với bạn, trẻ học phối hợp hành động với bạn, tính đến hứng thú và mong muốn của bạn ( Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non/ trang 226)

Trẻ mẫu giáo “ chơi mà học - học mà chơi” Trẻ em luôn tò mò ham muốn học hỏi, tìm hiểu thế giới xung quanh Trong khi chơi, trẻ thực sự học lĩnh hội các khái niệm ban đầu hoặc các tri thức, nhận thức Từ đó hình thành ở trẻ phẩm chất đạo đức, nhân cách tốt

2/ Thực trạng của vấn đề.

Có nhiều bé phải sống trong hoàn cảnh thiếu thốn tình thương, thiếu

sự quan tâm của cha mẹ, cha mẹ ly tán, làm ăn xa trẻ sống với ông bà nội ngoại Trẻ có tâm lý mặc cảm, buồn, tự ti và luôn khép kín với các bạn

Với gia đình là nền tảng là tế bào của xã hội, và trẻ em là người được học những bài học đầu tiên và thường xuyên về nhân cách trong gia đình Thế nhưng có nhiều phụ huynh cứ giao phế việc giáo dục con cho giáo viên, coi như đó là trách nhiệm mà giáo viên phải làm Thậm chí có nhiều phụ huynh đến lớp bán vốn bé ở nhà không ngoan, hay đánh bạn …mà quên đi

Trang 3

rằng những hành động và lời nói của trẻ chính là kết quả của sự bắt chước cùa người lớn mà bậc làm cha làm mẹ cần chú ý

Phụ huynh hay cưng chiều và tin con một cách thái hóa, chiều theo những đòi hỏi vô lý của con và vội tin những lời nói của trẻ mà không xác minh độ chính xác của nó

3/ Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề.

Sau đây là một số biện pháp hình thành nhân cách cho trẻ: giáo viên giúp trẻ làm quen các mẫu hành vi đúng, thông qua các giờ học, giờ chơi, sinh hoạt ăn ngũ, và hoạt động giao tiếp với trẻ với phụ huynh

Để thực hiện những biện pháp trên tôi tiến hành qua các hình thức:

• Đón trẻ - trò chuyện với trẻ và phụ huynh: Con có cầm dép trên tay khi đến lớp không và nhờ phụ huynh phối hợp giúp trẻ hình thành thói quen tốt: “ Khi trẻ đến trường, phụ huynh và trẻ cầm dép trên tay khi

vô lớp, thói quen này cứ lặp đi lặp lại thường xuyên sẽ tạo nên phản xạ

có điều kiện, khi không cần ai nhắc nhở trẻ sẽ cũng tự làm Qua đó giúp trẻ nhận ra, các cô lao công rất vất vả để trường mình luôn sạch, mình phải góp phần bé nhỏ để cho trường mình thêm sạch đẹp” “ Khi đi cầu thang mình phải làm sao vậy con? Mình có chạy đùa giỡn khi lên xuống cầu thang không?”

“Sao bạn Thiên Thảo không thưa ba đi học ? Hôm nay, bạn Như Quỳnh mang giày rất đẹp, vậy giày/ dép của mình phải để đâu vậy con? Cặp/ ba

lô của mình thường để đâu vậy Thái Triệu? Sao con không tự cất cặp của mình mà nhờ mẹ nè? Lớp tôi có một trường hợp đặc biệt làm cho tôi luôn chú ý, bé Thanh Sang ngày nào khi ba/ mẹ đưa đến lớp, khi chào ba/ mẹ

bé điều phải hôn tạm biệt, nếu không bé sẽ khóc, bé thể hiện tình thương của mình bằng hành động tốt

Kết quả: Lúc đầu còn nhiều phụ huynh không hợp tác với giáo viên, nào

là để dép ngoài hành lang bị mất, nào là cầm dép trên tay thì sợ dơ, nào là giáo viên thật phiền phức Khi thấy chính con mình bắt mình làm theo, phụ huynh mới dần nhận thức một hành động rất nhỏ nhưng nó mang ý nghĩa thật lớn với trẻ, và hình thành ở trẻ và phụ huynh một thói quen tốt Sau một thời gian, trẻ lớp tôi bắt đầu ý thức được khi đi học phải thưa ba

mẹ, đến lớp thưa cô và tự cất đồ dùng của mình đúng nơi qui định

• Giờ học: thông qua tác phẩm văn học, hoạt động lao động tạo ra sản phẩm, khám phá môi trường xung quanh

VD:Truyện “ Nhổ củ cải”

Ngoài những câu hỏi để trẻ hiểu nội dung truyện, giáo viên nên đặt ra những câu hỏi tự rút ra bài học đạo đức cho mình “ Cây củ cải nhổ được là nhờ công của ai? Một mình ông lão có nhổ củ cải

Trang 4

được không…?” Như vậy cần có rất nhiều người, sự đoàn kết mới nhổ của cải lên được, còn các con, khi chơi với bạn các con có đoàn kết không, các con chơi như thế nào với bạn

Truyện “ Tích chu”

Các con có ông / bà không?

Các con thấy bạn Tích Chu trong truyện như thế nào?

Nếu con là bạn Tích Chu con phải làm gì?

Qua câu chuyên đó giáo viên giáo dục trẻ về tình cảm thương yêu

bà nói riêng và từ đó biết quý trọng sự ân cần chăm sóc của người lớn dành cho mình Qua đó khen ngợi những hành động của tích chu giúp bà trở thành người để cho trẻ nên học tập những gì tốt đẹp nhất thông qua câu chuyện tích chu

Truyện “ Kiến con đi ô tô”

Thông qua truyện giáo dục trẻ về những hành vi, cách ứng xử khi tham gia những phương tiện giao thông công cộng, biết nhường chỗ ngồi cho người già, nói chuyện nhỏ nhẹ khi trên xe…

VD:

Trong lớp học mỗi chủ đề tôi điều trang trí, và có góc dành riêng sản phẩm trẻ vẽ, dán trẻ sẽ biết nhận xét và đánh giá sản phẩm ấy như thế nào, khuyến khích trẻ nói lên suy nghĩ của mình, hướng dẫn trẻ thể hiện cái đẹp, yêu cái đẹp

Bài "Xé dán áo quần" cô cho các cháu xem những hình ảnh lũ lụt, những em bé thiếu áo mặt, những mảnh đời bất hạnh, để trẻ thấy được rằng mình còn hạnh phúc, mình còn có ba mẹ lo cho mình đầy đủ và biết trân trọng những gì mình đã có Trẻ biết giữ gìn quần áo sạch sẽ, không vấy bẩn

Trong những giờ học toán, khám phá môi trường xung quanh, những bài tập, trò chơi, luôn luôn đòi hỏi trẻ tính tò mò, ham hiểu biết, sự kiên nhẫn, phát huy sự cạnh tranh và có tinh thần cầu tiến

Kết quả: sau một thời gian, trẻ lớp tôi có sự tiến bộ rất nhiều so

với trước Trẻ tự tin trả lời câu hỏi thể hiện tình thương, đoàn kết, mạnh dạn chơi với bạn, và chơi với anh chị lớp bên cạnh

• Giờ chơi: Hoạt động góc và hoạt động ngoài trời

Trong góc chơi gia đình, bạn Lan Anh thích cái chén bạn Quỳnh đang cầm, bé giành cái chén từ tay bạn Quỳnh và cắn vào tay bạn Giáo viên biết rõ hành động của bé Lan Anh là không đúng, nhưng

cô phải tìm rõ lý do rồi mới phán xét, chứ đừng vội quy tội bé Giải

Trang 5

thích cho bé biết khi chơi với bạn phải nhường nhịn nhau, không được cắn bạn, và phải xin lỗi bạn

Tôi thấy bạn Quỳnh Hương đang ngồi trong một góc, không chơi với bạn mà bé đang khóc, tôi hỏi “ Sao Quỳnh Hương lại khóc vậy? Bé trả lời: bạn Diệp Trúc không cho con chơi chung với bạn?

À, để cô hỏi bạn xem nhé! Chơi một mình buồn lắm, cùng chơi mới vui”

Bạn Trọng Khang đang xây gì vậy con? Vậy khi xây mình để những khối gỗ như thế nào? Có làm ra tiếng động lớn không? À, mình phải làm nhẹ nhàng, không là hư đồ chơi, mình không có mà chơi nữa

Khi chơi xong mình phải làm gì vậy con? Mình phải dọn dẹp đồ chơi của mình, lần sao mình chơi nữa nhé

Trong trò chơi “ Chạy về đúng nhà” Cô quy ước bạn trai chạy về nhà số 1, bạn gái chạy về nhà số 2, trẻ phải tuân theo quy ước của

cô để thực hiện đúng Nếu bạn sống trong một tập thể hay cộng đồng, bạn muốn tồn tại thì bạn phải tuân thủ theo quy tắc chung Với trẻ cũng vậy, không phải bất cứ chuyện gì cũng đều làm theo ý mình mà ta phải vì lợi ích chung của tập thể

Thứ sáu hằng tuần, hoạt động ngoài trời của trẻ lớp tôi không chỉ

là những trò chơi, mà còn là giờ lao động của trẻ, trẻ nhặt rác,lá cây trong sân trường, nhổ cỏ, tưới nước cho vườn rau, vườn hoa Qua những hoạt động ấy, dần dần hình thành cho trẻ thói quen và ý thức bảo vệ môi trường, bỏ rác đúng nơi qui định

Kết quả: Hiện tại trẻ lớp tôi đã hình thành một số phẩm chất đạo

đức tốt, tuy nhiên cần rèn và tập luyện một cách thường xuyên thì mới duy trì được kết quả

• Giờ sinh hoạt vệ sinh, ăn ngũ:

Giờ ăn trưa, trước khi ăn các bé phải rửa tay Lớp tổ chức theo hình thức ăn cuốn chiếu, nên các bé ăn chậm sẽ ăn trước, và khi vào rửa tay phải xếp hàng và chờ đến lượt của mình Và sử dụng nước tiết kiệm “ vặn nước nhỏ khi rửa tay, rửa tay xong là nhớ khóa nước lại” Điều

đó chứng tỏa một hành động tuy nhỏ nhưng sẽ đánh giá nhân cách, phẩm chất đạo đức của bạn

Trong giờ ăn: hình thành ở trẻ sự lịch sự văn hóa trong ăn uống, khi

ăn phải biết mời cô và bạn, không làm rơi vãi thức ăn, không nói chuyện khi ăn Trẻ có tính tự giác cao: trẻ tự xúc ăn, khi ăn xong biết dẹp chén/ ghế của mình, phân loại chén, muỗng

Trang 6

Trong giờ ngũ: Trẻ tự lấy gối của mình, nằm đúng vị trí của mình, khi ngũ không được nói chuyện, phải giữ êm lặng, hình thành thói quen chúc cô và các bạn ngũ ngon, và tự cất gối của mình đúng nơi qui định

Kết quả: Kỹ năng và nhận thức trẻ chưa cao nên lớp còn một số bạn

ăn còn chậm và chưa tự xúc ăn, trẻ ăn còn ngậm

• Trao đổi và phối hợp với phụ huynh:

Bạn Nhật Khang ăn còn chậm và chưa tự xúc ăn,nhờ ba/ mẹ ở nhà tập cho bé tự giác ăn, động viên và khen ngợi để trẻ cố gắn ăn không ngậm

“Bạn Minh Khang đang nói chuyện với bạn, cô nghe bạn Khang có dùng từ không hay “ Chữi thề” Ba/ mẹ ở nhà khi nghe những lời nói không hay thì nhắc nhở trẻ, chú ý đến ngôn ngữ, hành động của mình vì trẻ 3 tuổi rất tinh và khả năng bắt chước rất nhanh

Hôm nay, trong giờ học cô hỏi “ Các bạn có thương ba/ mẹ của mình

và con làm gì để thể hiện tình thương của mình với người thân Bạn Thiên Thảo nói: con không yêu bố đâu, cô hỏi tại sao: bé nói, bố cón cứ uống rượu hoài nên con không yêu, bố không chơi với con…

Kết quả: nhờ sự hỗ trợ của phụ huynh mà giờ đây trẻ lớp tôi đã cải thiện tốt một cách rõ rệt Hình thành ở trẻ một số thói quen, hành vi đạo đức đúng chuẩn mực

4/ Hiệu quả mang lại của sáng kiến:

Phụ huynh và giáo viên có sự liên kết chặt chẽ trong các giai đoạn “ Hình thành nhân cách cho trẻ”

Việc làm thường xuyên mà quan trọng nhất là giáo viên cùng đồng hành với trẻ mọi lúc mọi nơi Khi trẻ gặp khó khăn, có như thế trẻ mới tự khẳng định được hành vi của mình: “ đúng” hay “ Sai” và trẻ tự điều chỉnh

Các cháu ngoan hơn, nề nếp hơn và có những lời nói, hành động chuẩn mực hơn, biết thương yêu giúp đỡ bạn dù đó là chuyện đơn giản nhất

Lời khuyến khích động viên của cô mang lại cho trẻ sự phấn khởi trong mọi mặt khi trẻ có biểu hiện tiến bộ

5/ Khả năng thực hiên sáng kiến và triển khai:

Đề hình thành nhân cách cho trẻ không chỉ trẻ ở lứa tuổi mầm non mà còn có thể áp dụng dạy trẻ ở những bậc học tiếp theo

6/ Ý nghĩa của sáng kiến:

Tôi thực hiện sáng kiến này chỉ mong cháu lĩnh hội được những nhận thức vừa sức của trẻ để từ đó trẻ dần dần phát triển trên cơ sở đã có từ cái trẻ

đã được học ở gia đình, bạn, cô và xã hội

Trang 7

III/ PHẦN KẾT LUẬN

1/ Những bài học kinh nghiệm:

Tôi cần kết hợp giữa gia đình và nhà trường một cách xuyên suốt,

có sự hợp tác chặt chẽ thì trẻ sẽ phát triển toàn diện một cách tốt nhất

Cô là người mẹ thứ hai của trẻ : Trẻ biết cần gì, thích gì … ở mọi lúc mọi nơi

Không phân biệt đối xử với trẻ

2/ Những kiến nghị đề xuất:

Bổ sung sách truyện có tình giáo dục để thông qua đó trẻ hình thành nhân cách

Ngày đăng: 12/02/2019, 09:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w