Nhìn qua về lịch sử nghiên cứu thi pháp Truyện Kiều

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm Truyện Kiều dưới cái nhìn của một người Pháp qua bài viết Truyện Kiều và xã hội Á Đông của René Crayssac (Trang 65)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2. Nhìn qua về lịch sử nghiên cứu thi pháp Truyện Kiều

Theo Arixtot thì thi pháp là lý luận văn học. Thi pháp là hệ thống các phương thức, phương tiện tạo thành hình thức nghệ thuật của các nhà văn. Phương thức, phương tiện gồm ngôn ngữ, hình thức thể loại, những hình thức miêu tả thế giới và con người.

Theo Averrinxôp - một nhà văn Nga: “Thi pháp của văn học giống như ngữ pháp ngôn ngữ. Từ khi có sáng tác văn học thì đã có sáng tác bên trong rồi nhưng sau này người ta mới nghiên cứu thi pháp. Thi pháp chìm sâu trong

62

sáng tác nghệ thuật. Để hiểu văn học sâu sắc, người ta mới khám phá thi pháp”.

Thi pháp có ý nghĩa vì các ngành nghệ thuật đều có thi pháp chèo, hội họa, kiến trúc. Theo nghĩa cổ xưa thì “thi” có nghĩa là “nghệ thuật” và thi pháp có nghĩa là các nguyên tắc nghệ thuật. Đến thời muộn hơn “thi” được hiểu là “thơ”, thi pháp là nghệ thuật thơ ca, thơ ca là nghệ thuật tiêu biểu cho văn học. Đặc điểm của văn học là cá biệt, không lặp lại. Các nét riêng của các nhà văn làm thành thi pháp.

Sự thống nhất nét chung và nét riêng về thi pháp tạo nên giá trị văn học. Thi pháp thể hiện bản chất sáng tạo của nghệ thuật vì nó là sản phẩm sáng tạo của nhà văn, thể hiện sức cảm thụ, tưởng tượng, phát hiện, khám phá đời sống của nhà văn. Nói đến thi pháp là nói đến phương diện nghệ thuật, hình thức của văn học. Thi pháp học đòi hỏi chúng ta phải phát hiện ra sự sáng tạo của nhà văn, sự tưởng tượng của nhà văn nhưng vẫn hướng đến cuộc sống. Thi pháp học ngày nay được hiểu theo quan điểm các nhà học giả Nga như M. Bakhtin, Đ.X. Likhachôp: “Thi pháp học là khoa học nghiên cứu hình thức nghệ thuật”.

Tiếp cận tác phẩm văn học theo hướng thi pháp không phải là cái gì xa lạ đối với người Việt Nam. Bởi vì nghiên cứu thi pháp chẳng qua là nghiên cứu các bình diện hình thức nghệ thuật của sáng tạo ngôn từ. Khi phân tích tác phẩm văn chương, liệu có nhà nghiên cứu, phê bình nào dám bỏ qua các bình diện hình thức và nội dung? Dĩ nhiên không phải bất kì sự nghiên cứu nào về hình thức nghệ thuật đều có thể gọi là nghiên cứu thi pháp. Truyện Kiều của

Nguyễn Du là kiệt tác vô song được sáng tạo trên cơ sở cốt truyện và nhân vật của Thanh Tâm tài nhân. Nghiên cứu một đối tượng như thế, nhà nghiên cứu không thể thiếu một nhãn quan văn học so sánh. Trước đây, các nhà nghiên cứu thường giới hạn việc so sánh ở những yếu tố riêng lẻ. Phạm vi so sánh

63

của nhiều công trình chủ yếu là so sánh tay đôi giữa Truyện Kiều và Kim Vân

Kiều truyện. Khi so sánh tay đôi như thế, cốt truyện bao giờ cũng là yếu tố

được ưu tiên hàng đầu. Nhiều nhà nghiên cứu soi ngắm rất kĩ lưỡng để chỉ ra, trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã thêm bớt những gì so với cốt truyện của Thanh Tâm tài nhân. Tuy nhiên, Truyện Kiều là sản phẩm của sự sáng tạo trong bối cảnh văn hoá rộng lớn. Sự vay mượn và sáng tạo của Nguyễn Du nằm trong quỹ đạo của các kiểu sáng tác văn học và các nền văn hoá bao bọc xung quanh. Vì thế, nghiên cứu so sánh Truyện Kiều cần được mở rộng hơn.

Lý luận văn học ngày nay cho biết, yếu tố hình thức nào của tác phẩm văn học cũng đều mang tính nội dung. Yếu tố hình thức càng ở cấp thấp như vần, thanh điệu…thì yếu tố nội dung càng mờ nhạt, khó xác định. Hình thức càng ở bậc cao thì tính nội dung càng rõ rệt. Chính vì vậy việc nghiên cứu tính sáng tạo của Truyện Kiều phải bắt đầu từ những hình thức mang tính chỉnh thế ở bậc cao.

Nghiên cứu thi pháp Truyện Kiều thực chất là nghiên cứu văn học so sánh, thiếu nhãn quan so sánh thì không thể tiếp cận cái mới của Nguyễn Du. Ở đây không chỉ so sánh Truyện Kiều với Kim Vân Kiều Truyện của Thanh

Tâm Tài Nhân mà còn so sánh nó với nhiều hiện tượng văn học, văn hóa khác trong và ngoài nước. Mặt khác Truyện Kiều là sản phẩm của văn hóa, văn học Việt Nam, nên việc so sánh lịch sử trong nội bộ văn học dân tộc Việt Nam cũng rất cần thiết.

Truyện Kiều từ khi ra đời đến nay, đã trở thành một phần không thể tách

rời của đời sống tâm hồn dân tộc Việt Nam nói chung và đời sống văn học nói riêng. Cùng với sự đi lên của ý thức tư tưởng và ý thức xã hội, việc nghiên cứu Truyện Kiều càng được chú trọng và quan tâm. Chỉ riêng lĩnh vực nghiên cứu, tìm hiểu thi pháp tức nghệ thuật của Nguyễn Du trong tác phẩm này cũng đã trải qua nhiều chặng đường tương ứng với từng bước phát triển của ý

64

thức nghiên cứu và ý thức nghệ thuật. Mọi công trình nghiên cứu đầy đủ về quá trình ấy phải dựa trên cơ sở sưu tầm phân tích toàn bộ các công trình và bài viết trong nước, ngoài nước trên các báo lớn nhỏ trong gần 200 năm qua. Không nhằm nghiên cứu toàn bộ lịch sử tiếp cận Truyện Kiều, luận văn chỉ

xin trích dẫn một vài nhận xét về những đường nét lớn trên phương diện thi pháp.

Trên phương diện tiếp cận thi pháp học cổ điển: thi pháp học cổ điển xem tác phẩm là sự biểu hiện của tấm lòng, là một tổng thế do các yếu tố riêng biệt hợp lại. Đánh giá tác phẩm là đánh giá từng yếu tố riêng biệt đó. Đối với tác phẩm tự sự, các yếu tố đó thường là tả người, tả cảnh, tả tình, dùng điển tích, dùng chữ…Cái tác giả bình luận Truyện Kiều xưa nay không

nằm ngoài những thông lệ đó. Điển hình như: Phong Tuyết- chủ nhân Thập Thanh Thị (trong bài viết vào tháng 2- 1828) có nói: “Không biết Thúy Kiều có phải là người thực hay không nhưng biết rằng khi gặp thời biến, bước vào cảnh ngổn ngang những biến cố trước mắt, chồng chất những hối lỗi ở trong lòng thì người ta thường phải mượn đến bút mực để chép ra. Như những truyện anh hùng, truyện phong tình, truyện thần tiên, truyện liệt nữ, truyện đạo sĩ, truyện ni cô…chẳng qua là mượn ngòi bút, tờ giấy để chép những cảnh ngộ lịch duyệt của bản thân. Truyện Thúy Kiều có lẽ cũng là một loại sách như thế cả. Đem bút mực tả lên tờ giấy những câu vừa lâm ly vừa ủy mỵ vừa đốm tỏa vừa giải thư vẻ hệt ra người tài mệnh trong mười mấy năm trời cũng vì cái lịch duyệt của người ấy có lâm ly ủy mị đốm tỏa giải thư thì mới có cái văn tả hệt ra như vậy [12].

Thêm một quan điểm truyền thống, nghệ thuật Truyện Kiều là nghệ thuật biểu hiện, nghệ thuật ký thác tấm lòng, Trần Trọng Kim giải thích: “Tại làm sao trong tiểu thuyết Tàu thiếu gì truyện hay mà tiên sinh không dịch lại dịch bộ Thanh Tâm Tài Nhân? Là tại tiên sinh thấy cái cảnh ngộ của cô Kiều đối

65

với cảnh ngộ của tiên sinh, hình như là cùng một hội một thuyền đâu xa cho nên tiên sinh mới dụng tâm lấy truyện Thúy Kiều mà bầy ra cho hết mọi tình mọi ý của mình, than người bạc mệnh tức là than thân mình” [57]. Như vậy là do cảm thời thế mà sinh ra tình cảm.

Mộng Liên Đường chủ nhân trong bài viết năm 1820 đã khen Truyện Kiều: “Tố Như tử dụng tâm đã khổ, tự sự đã khéo, tả cảnh đã hệt, đàm tình đã

thiết, nếu không phải có con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời thì tài nào có cái bút lực ấy”. Đây là một lời bình còn được nhắc lại mãi mãi, nhấn mạnh giá trị nhân đạo, nhân văn của Truyện Kiều.

Cũng nằm trong mạch suy nghĩ này, tác giả Đào Nguyên Phổ đã có những nhận xét rất hay về Truyện Kiều: “Lời lẽ xinh xắn mà văn hoa, vần

điệu tròn trịa mà êm ái, tài liệu lựa rất rộng, sự tích kẻ rất thương, lượm lặt những diễm khúc tình từ ở đời trước lại góp đến cả phương ngôn ngạn ngữ của nước nhà, nồng nàn vụn vặt không xót quê mùa tao nhã đều thu. Nói tình thì vẽ rõ hình trạng hiệp ly cam khổ mà tình không rời cảnh, tả cảnh thì bầy hết thú vị tuyết nguyệt phong vân mà cảnh tự vướng tình, mực muốn múa mà bút muốn bay, chữ hay phô và câu hay nói, khiến người cười, khiến người khóc, khiến người vui, khiến người buồn, khiến người giở đi giở lại ngàn lần, càng đọc thuộc lại càng không biết chán. Thật là một khúc Nam âm tuyệt xướng…” [57, 17-18].

Xét về lịch sử nghiên cứu và phê bình Truyện Kiều, có lẽ ta phải kể tới Phạm Quỳnh. Ông là người đầu tiên dùng phép phê bình Tây học để nghiên cứu Truyện Kiều. Phạm Quỳnh đã đề cập đến cội rễ Truyện Kiều, lịch sử tác giả, văn chương Truyện Kiều, tâm lý cô Kiều nhưng còn rất sơ lược.

Đào Duy Anh trong sách Khảo luận về Truyện Thúy Kiều đã lần đầu tiên nghiên cứu Truyện Kiều theo hướng khá toàn diện. Ông nêu ra thêm nhiều

66

Vân Kiều truyện, sự tích lịch sử của Thúy Kiều…Nhưng khi bàn về nghệ

thuật thì chưa có nhiều điểm mới so với các nhà phê bình trước đó. Ông nhận định: “Nguyễn Du đã hoán cốt đoạt thai Kim Vân Kiều truyện mà tạo thành

một tác phẩm hoàn toàn mới. Nguyên văn thì tự sự rất tỉ mỉ mà khô khan, Nguyễn Du thì tự sự vắn tắt, gọn gàng vừa tự thuật vừa nghị luận khiến văn có hứng thú”. Những ý này đã gợi hướng mới cho nhiều người sau, nhưng khi nói tới giá trị văn chương thì ông vẫn đi theo mạch tả người, tả cảnh, tả tình, tự thuật, đối thoại, cách dùng lời dùng tiếng. Mặc dù đi theo hướng này, Đào Duy Anh đã có nhiều phát hiện giá trị.

Trong Việt Nam văn học sử yếu, khi bàn tới văn chương Truyện Kiều,

nhà nghiên cứu Dương Quảng Hàm có nói: “Kết cấu đã có phương pháp, sắp đặt phân minh, các câu chuyện thường tình khéo léo. Tả cảnh theo lối phác họa mà cảnh nào cũng linh hoạt khiến cho người đọc cảm thấy cái thú vị của mỗi cảnh và cái tâm hồn của mỗi vai trong cảnh ấy. Tả người thì vai nào rõ ra tính cách của vai ấy, chỉ một vài nét mà như vẽ thành bức truyền thần của mỗi vai, khám phá được tâm lý của vai ấy, khiến cho nhiều vai như Sở Khanh, Tú Bà đã thành ra những nhân vật dùng làm mô dạng cho đời sống. Văn tả tình thì thật là thấm thía, thiết tha làm cho người đọc phải cảm động. Cách dùng điển đích đáng, tự nhiên khiến cho người học rộng thì thưởng thức được lối văn hàm súc mà người thường cũng hiểu được đại ý của câu văn”[8, 382].

Phạm Thế Ngũ trong Lịch sử văn học Việt Nam giản ước tân biên 1969

khẳng định: “Thành công lớn nhất của Nguyễn Du trong Truyện Kiều có lẽ là ở văn chương, nhưng ông không muốn nhắc lại những kỳ diệu của cây bút Nguyễn Du trong các phép chung về hành văn, tả cảnh, tả tình, đối thoại, thuật sự…mà các ông Trần Trọng Kim, Đào Duy Anh và các giáo sư giảng bài vẫn làm” [28, 377-378].

67

Như vậy, cho đến những năm 40 của thế kỷ XX, việc nghiên cứu thi pháp Truyện Kiều vẫn chưa có những đột phá mới, chưa đi xa hơn lối bình

nghệ thuật truyền thống.

Bước chuyển mình đáng chú ý trong việc tìm hiểu thi pháp Truyện Kiều

bắt đầu từ những nhà phê bình Hoài Thanh, Trương Tửu, Đào Duy Anh. Các nhà phê bình này đã chuyển từ cách phê bình trực giác sang phương pháp phân tích khoa học, với những thành quả đáng kể. Đào Duy Anh vận dụng phương pháp tiểu sử và so sánh, Hoài Thanh dùng phương pháp so sánh và quy nạp để khám phá chất lãng mạn trong hình tượng Từ Hải…Nhưng phương pháp khoa học cũng có trường hợp áp dụng suy diễn máy móc, áp đặt, chưa mang lại giá trị cao khi nghiên cứu nghệ thuật Truyện Kiều. Điển hình là Trương Tửu, Nguyễn Bách Khoa trong sách Nguyễn Du và Truyện Kiều, 1941, nghiên cứu Truyện Kiều từ quan điểm phân tâm học. Trong cuốn

sách này, ông xem Truyện Kiều như là sự phản chiếu một xã hội tụt hậu kém phát triển, và Thúy Kiều là một con bệnh u uất với đặc điểm là dâm đãng và hoảng hốt. Tổng kết lại nghiên cứu của mình, Nguyễn Bách Khoa viết: “Đó là một sinh hoạt cằn cỗi và sáo loãng, một tư tưởng nhát hèn và ủy mỵ, một tâm lý tùy thời và ích kỷ. Truyện Kiều là kết tinh của ba yếu tố suy đồi đó” [9, 243]. Có thể khẳng định, công trình của Nguyễn Bách Khoa không nêu được một chút giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều, ngoại trừ những đặc điểm gắn liền với bệnh lý. Nguyễn Bách Khoa đã bị chi phối hoàn toàn bởi phân tâm học và không tìm được con đường đến với nghệ thuật. Điều này đương thời đã bị Đinh Gia Trinh và Hoài Thanh phê bình nghiêm khắc.

Bước chuyển hướng tiếp theo rất đáng ghi nhận trong nghiên cứu Truyện

Kiều là nghiên cứu tác phẩm theo quan điểm xã hội học và theo tiêu chí chủ

nghĩa hiện thực diễn ra từ sau cách mạng tháng Tám 1945. Ở giai đoạn này, các nhà nghiên cứu đã có ý thức về việc xem xét tác phẩm trong quan hệ với

68

hiện thực đời sống xã hội. Hoài Thanh là người đầu tiên nêu vấn đề quyền sống của con người trong Truyện Kiều. Ông cũng nhận định: “Cái chính của nghệ thuật Nguyễn Du là đã nhào nặn lại, sáng tạo ra cả một thế giới có thật. Ông luôn nhấn mạnh và chứng minh cho tính chất có thật này”[53, 108].

Đặng Thai Mai vận dụng khái niệm hiện thực vào Truyện Kiều và viết:

“Ngòi bút tả thực của Nguyễn Du cũng hết sức trung thành khi tả những cảnh sống hàng ngày của các hạng người trong xã hội. Bức cảnh cô Kiều sống trong gia đình êm ấm ngày mới cập kê là hiện thực, bao nhiêu màn cảnh trong mấy lần gặp gỡ giữa Kim Trọng và Kiều vẫn là hiện thực. Hiện thực khi thi sĩ chép cảnh quan nha bắt bớ, tra tấn và vơ vét của nhà lương thiện. Hiện thực từ thế lời lẽ cử chỉ của Mã Giám Sinh, của mụ Tú Bà, và tất cả cuộc đời cô Kiều trong suốt mười lăm năm lưu lạc thanh lâu hai lượt thanh y hai lần, qua một thời gian làm lẽ của Thúc Sinh, làm vợ của Từ Hải vẫn là những cảnh hiện thực là vì Nguyễn Du khi tả người cũng như khi tả cảnh, khi tự sự cũng như khi phân tích tâm trạng vẫn luôn luôn chú ý đến một sự thực sâu sa chân thực ấy là sự thực của tâm cảnh” [21, 238].

Thời kỳ này cũng xuất hiện một khuynh hướng xã hội học dung tục lộ liễu, phân tích nhân vật theo thành phần giai cấp và quan hệ giai cấp. Trương Tửu và Nguyễn Bách Khoa có nhận định: “Truyện Kiều là một tri thức lịch sử chính xác về xã hội và con người Việt Nam cuối thế kỷ XIIX, đầu thế kỷ XIX”. Học giả Trần Đức Thảo cũng cho rằng: “Quan hệ nhân vật là phản ánh quan hệ giai cấp khách quan bên trong xã hội. Theo ông, Kiều là tầng lớp phong kiến, còn Kim Trọng là tầng lớp thống trị, Kiều yêu Kim chứng tỏ tiểu phong kiến có xu hướng vươn lên thành thống trị. Kiều lấy Thúc Sinh là muốn tìm lối thoát trong thành phần phú thương. Thúc lấy Hoạn chứng tỏ phú thương đã bị phong kiến hóa. Hồ dụ Kiều, Kiều liền ngã về đại phong kiến và

69

bị tầng lớp này lừa gạt”[40]. Với quan điểm xã hội học dung tục như vậy, vấn đề thi pháp không còn là vấn đề quan trọng nữa.

Tuy vậy, nhiều nhà phê bình đã tránh được hướng nghiên cứu thiên lệch như trên, họ đạt được thành công lớn trong việc nghiên cứu thi pháp Truyện

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm Truyện Kiều dưới cái nhìn của một người Pháp qua bài viết Truyện Kiều và xã hội Á Đông của René Crayssac (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)