7. Cấu trúc của luận văn
2.2. kiến của René Crayssac về con người cá nhân qua bài viết
Bài viết của René Crayssac “Truyện Kiều và xã hội Á Đông” có lẽ là nhận xét đầu tiên (của một người nước ngoài) có phương pháp luận rất đáng chú ý. Phương pháp lập luận của Crayssac dựa trên quan sát, nghiên cứu xã hội học về gia đình Việt Nam, từ tổ chức gia đình mà mở rộng ra tổ chức xã hội, phương pháp này có kết hợp với nghiên cứu các học thuyết Nho- Phật- Đạo (nhất là đạo đức, lễ nghĩa Nho giáo) để đi đến nhận định về con người phi cá nhân, con người cộng đồng trong văn chương truyền thống.
Dưới cái nhìn từ nhiều chiều của các nhà phê bình Tây học, con người của văn học truyền thống Việt Nam là con người phi cá nhân, con người cộng đồng. Điều này cũng thống nhất với quan điểm của nhà nghiên cứu người Pháp René Crayssac phát biểu về Truyện Kiều trên Nam phong. Điều này hiện không còn là cái gì mới mẻ đối với giới nghiên cứu phê bình Việt Nam. Điều cần đi sâu là tìm hiểu phương pháp, cách thức lập luận của các nhà phê bình này cho luận điểm về con người cộng đồng đó.
Cần phải nói trước hết đến bài viết của René Crayssac “Truyện Kiều và
xã hội Á Đông”, một người nước ngoài đi đầu trong việc đọc kiệt tác này bằng phương pháp so sánh văn hóa học Đông- Tây. Chúng ta đều biết khi xâm lược Việt Nam, người Pháp đã chủ động nghiên cứu người Việt, mà một trong các nguồn tư liệu để nghiên cứu chính là các tác phẩm văn học, kể cả văn học dân gian lẫn văn học viết. Truyện dân gian Tấm Cám được người Pháp sưu tầm từ rất sớm, cuối thế kỷ XIX. Truyện Lục Vân Tiên và Truyện Kiều đều đã được người Pháp dịch sang tiếng Pháp cũng từ cuối thế kỷ XIX.
Những hiểu biết của người Pháp về con người Việt Nam qua văn học như vậy không thể xem thường.
43
Crayssac cho hay mục đích viết bài này trước hết nhằm giúp người Pháp đọc hiểu Truyện Kiều, một tác phẩm của một nền văn hóa khác lạ so với văn hóa Pháp. Và cách làm của ông là cung cấp cho họ những tri thức về văn hóa, xã hội của người Việt Nam trước khi đọc các tác phẩm văn học của người Việt: “Người Tây thật không có mấy người đủ hiểu biết cái cách tổ chức xã hội nước Tàu và nước Nam khiến cho khi đọc Truyện Kiều thấy có nhiều điều khác hẳn phong tục Âu Tây [...]. Nay muốn cho người Tây đọc bản dịch
Truyện Kiều, gặp những đoạn tả về phong tục riêng của Á Đông có thể hiểu
được, tưởng nên phác họa qua cái xã hội ấy ra đây, khái luận qua về cái tinh thần của các chế độ bản xứ, cũng không phải là vô ích vậy” [2]. Theo nhà nghiên cứu người Pháp này, để bàn về con người trong xã hội Á Đông, cần xét cái gốc dẫn đến lý tưởng về con người cộng đồng ở Á Đông, cái gốc đó là xã hội gia trưởng, “gốc xã hội nước Tàu và nước Nam là cái “gia trưởng chế độ” (état patriarcal)- khái niệm này về sau được nhiều người dịch là “chế độ phụ quyền”. Trong mô hình gia đình ấy, “địa vị người phụ huynh trong nhà vừa là ông giáo chủ, vừa là quan thẩm phán”. Là giáo chủ vì bậc phụ huynh độc quyền thờ cúng tổ tiên, là thẩm phán vì độc quyền thưởng phạt. Quan hệ cha con là then chốt của bộ máy xã hội phương Đông. Từ mô hình ứng xử gia đình có thể suy rộng ra mô hình toàn xã hội: “gia đình vẫn là bản vị của xã hội; nhưng nhiều nhà họp lại, lại thành một cái bản vị lớn hơn, tức là một làng, trong làng cái quan hệ người dân với người đàn anh cũng thế. Nhiều làng họp lại thành một khu hành chính, lại là một cái bản vị lớn hơn nữa, gọi là phủ, huyện hay tỉnh, cái quan hệ dân với quan cũng lại thế. Cao hơn nữa thời đến cái quan hệ bầy tôi với vua. Lại cao hơn nữa, đến tuyệt đỉnh, thời là cái quan hệ Thiên tử với Thượng đế. Vua là con Trời, nối Trời với Đất, tức là vòng dây cuối cùng, tức là đầu ngọn tháp vậy. Vua là thác sinh tự Trời, nên có quyền tuyệt đối. […] Chế độ gia trưởng là gốc trong gia đình, trong làng xóm,
44
cũng lại là gốc cả trong quốc gia nữa” [2]. Vua không chỉ là đấng trị vì mà còn là cha chung của thiên hạ. Người cha trong nhà và người cha của một nước tuy mức độ quyền uy khác nhau, song tính chất là tương đồng.
René Crayssac dẫn ý kiến của nhà nghiên cứu Pháp Silvestre nói về con người trong cộng đồng gia tộc Việt Nam: “Trong tôn giáo của người Việt Nam vừa có một cái trung tâm điểm, vừa có một cái dây liên lạc rất mạnh. Trung tâm điểm là chốn gia đình, dây liên lạc là lòng thờ kính gia đình, gia đình ví như một cái cây cổ thụ, rễ ăn sâu xuống dưới đất, trên thì cành lá hoa quả rườm rà. Gia đình đã có chốn có nơi, mồ mả tổ tiên ở quanh cả đấy, thành một cái khu vực thiêng liêng, thần thánh, bất khả xâm phạm vậy. Cây cổ thụ ấy chỉ có một cái thân làm trụ cột: là người cha trong nhà, người gia trưởng. Cả nhà sinh hoạt được là nhờ ở đó, cũng như cây sống là nhờ ở thân cây; có thân cây thì mới có cành lá, cành lá liên lạc mật thiết với thân cây, rời ra không sống được. Bởi thế nên bản vị trong xã hội không phải là cá nhân, chính là gia đình”. Từ quan sát so sánh gia đình Việt Nam với hình ảnh một cây cổ thụ có thân cây là người cha, người gia trưởng, Crayssac vận dụng để phân tích hành động nàng Kiều bán mình chuộc cha (Truyện Kiều). Ông viết: “Câu tỉ dụ gia đình như một cái cây cổ thụ, chính trong Truyện Kiều về đoạn nàng Kiều phân giải các lẽ cần phải bán mình để chuộc cha cũng có câu rằng: “Thà rằng liều một thân con/ Hoa dù rã cánh lá còn xanh cây”. Cành lá xanh tươi là con cái trong nhà, thân cây là người cha. Cây với cành, hoa với lá, hô hấp khí trời, thảnh thơi sáng sủa, ấy là người sống đó. Nhưng cây với cành lại phải như rễ mọc sâu xuống dưới đất, mới sống lâu, mới đứng vững được; rễ ấy tức là tổ tiên nằm dưới đất mà vẫn có liên lạc với người sống trên đời, người sống nhờ có đó mới sống được, mới sinh sôi nẩy nở ra được” [2]. Từ hình ảnh thân cây và cành lá trong Truyện Kiều, Crayssac khái quát chung về con người cộng đồng, con người phận vị, con người chức năng của xã hội
45
truyền thống: “Cái đặc tính của xã hội Á Đông là cá nhân bao giờ cũng tùy thuộc về chủng tộc. Lợi chung của đoàn thể bao giờ cũng trọng hơn lợi riêng của mỗi người. Vì cần phải giữ trật tự cho gia đình và cho quốc gia, cần phải giữ cho chủng tộc được nối dõi vô cùng và phát đạt mãi mãi, nên xã hội phải đặt ra kỷ luật riêng để hạn chế cái khuynh hướng vị kỷ của cá nhân”. Về phương diện kinh tế, Crayssac đã chú ý đến hiện tượng công điền, công thổ, việc nhà nước phong kiến kiểm soát ruộng đất, ngăn chặn tư hữu tài sản ruộng đất. Kiểm soát đất đai, giữ cho đất đai thuộc sở hữu của một ông vua như người chủ một gia đình lớn là thiên hạ thì tất nhiên không thể có con người cá nhân được. “Công điền thì không bao giờ cầm bán chuyển dịch, không bao giờ tiêu diệt thời hiệu, cứ lệ ba năm một lần phải chia đều cho dân đinh trong làng xã” [2]. Theo mô hình lý thuyết này, vua thể hiện ra là một người gia trưởng của cả xã hội, chăm lo cho tất thảy thần dân như người cha trong gia đình. Ông ta lo cho dân như người cha nhưng vì thế người dân không có quyền độc lập, tự quyết về sở hữu tư nhân. Khi không có sở hữu tư nhân về đất đai thì tất nhiên người dân làm sao có ý thức được về con người cá nhân. Vấn đề công điền công thổ trong lịch sử xã hội phong kiến mà các nhà nghiên cứu ngày nay chú ý đến như vậy đã được một học giả Pháp nêu lên từ đầu thế kỷ. Song điểm đặc biệt của René Crayssac so với các học giả hiện nay là ông hướng sự chú ý vào quan hệ vua – thần dân, vào tình trạng không có con người cá nhân trong tình trạng sở hữu như vậy. Phương pháp lập luận này rất quan trọng: khi con người không sở hữu tư liệu sản xuất cho riêng mình, khi con người chỉ là tá điền làm thuê thì khó mà có ý thức về con người cá nhân được. Ông còn đi sâu phân tích các biểu hiện cụ thể của con người Việt Nam sống trong cộng đồng gia tộc phải hy sinh phần cá nhân của mình. Chẳng hạn, qua việc người Việt Nam thờ cúng tổ tiên cũng quan sát thấy mối quan hệ trong đó người sống bị người chết trói buộc. Chữ hiếu đưa đến phong tục thờ
46
cúng tổ tiên; chữ hiếu dẫn đến việc lập tự, đến việc sinh con trai để nối dõi tông đường; chữ hiếu dẫn người Việt Nam đến chỗ sợ không bao giờ dám thay đổi công việc của tổ tiên, sợ đổi mới. Thờ phụng tổ tiên chưa đủ, phải biết học tập tổ tiên, noi gương nối nghiệp tổ tiên. Thiết tưởng nhận xét trên đây phản ánh khá đúng văn hóa gia tộc của người Việt Nam mà các sách nghiên cứu văn hóa Việt Nam hiện nay cũng đều nói đến. Trong nền văn hóa gia tộc đó, mỗi thành viên chỉ là một bộ phận của cả cộng đồng chung, phải triệt tiêu cá nhân để phụng sự cộng đồng gia tộc.
Cùng với việc khảo tục thờ cúng tổ tiên, Crayssac nói đến cả phong tục thờ cúng bách thần và các quan niệm luân hồi, nghiệp báo, các phong tục hầu đồng cốt của người Việt. Ông cho là trong Truyện Kiều “có tham bác” cả ba
thứ đạo với các hình thức thờ cúng: “Những việc nghĩa vụ đối với nhà vua, đối với cha mẹ, đạo vợ chồng, lễ cưới xin, việc tang tế, việc thờ phụng tổ tiên,... là thuộc về Khổng giáo. Những đoạn về luân hồi, về nghiệp báo, về lề thói nhà chùa, là thuộc về Phật giáo. Còn những chuyện gọi hồn, chuyện vong hồn hiển hiện, chuyện Đạm Tiên ứng mộng cho Thúy Kiều, chuyện Thúc Sinh đi cầu phù thủy, đều thuộc Đạo giáo cả” [2]. Dụng ý của Crayssac ở đây nhắm đến ghi nhận: một khi con người chịu nhiều tầng đè nén của các loại uy quyền thần thánh thì bản ngã cá nhân khó mà khẳng định được.
Nhưng đó mới chỉ là xét từ góc độ phong tục tập quán truyền thống và phương diện tôn giáo. Xét từ góc độ ảnh hưởng của Khổng giáo - một học thuyết chính trị - đạo đức có nguồn gốc ngoại lai, kết quả cũng dẫn đến nhận định tương đồng. Khổng giáo quy định tam cương (quân- thần, phụ- tử, phu- phụ) theo đó, con người Việt Nam xưa theo thứ tự ưu tiên của tam cương này mà hành xử, không có chỗ cho con người cá nhân xen vào. Theo trật tự của tam cương, quan hệ quân- thần phải ưu tiên hơn quan hệ phụ- tử, quan hệ
47
phụ- tử phải được ưu tiên hơn quan hệ phu- phụ. Chẳng vì thế mà Thúy Kiều đã nguyện bán mình chuộc cha khi có gia biến:
“Đệ lời thệ hải minh sơn,
Làm con trước phải đền ơn sinh thành.”
Hay khi chán chường muốn quyên sinh nàng vẫn nghĩ cho cha mẹ:
“Nghĩ đi nghĩ lại một mình: Một mình thì chớ hai tình thì sao ?
Sau dầu sinh sự thế nào,
Truy nguyên chẳng kẻo lụy vào song thân.”
Ở xã hội thời đó, việc Thúy Kiều bán mình là một việc làm đương nhiên để thể hiện chữ Hiếu với cha mẹ:
“Tâm thành đã thấu đến trời Bán mình là Hiếu cứu người là nhân.”
Crayssac giả định một tình huống nếu một người Tây phương, khi cha và vợ ngã xuống nước thì người đàn ông đó tất cứu vợ trước vì vợ là phụ nữ yếu đuối hơn, nhưng đối với người phương Đông đó là việc làm trái luân lý. Cũng vậy, nếu cùng lúc thầy học và vợ ngã xuống nước, người phương Đông sẽ cứu thầy học trước, trong khi đó người phương Tây sẽ cứu vợ trước. Cũng như vậy, nếu thầy học và cha ngã xuống nước thì theo trật tự của tam cương này, một người Á Đông phải cứu thầy trước. Ông Crayssac tỏ rõ là một chuyên gia nghiên cứu về văn hóa Việt Nam khi ông dẫn ra điều thứ bảy trong 47 điều giáo hóa triều Lê (bản Nôm) với câu Thờ thầy hơn nữa thờ nơi sinh thành
(thờ thầy học hơn thờ cha mẹ là đấng sinh thành). Trật tự nghĩa vụ của người phương Đông và phương Tây là khác nhau. Ông cho rằng ở phương Tây, trật tự luân thường là ngược lại với phương Đông: không còn là sư- đệ, phụ- tử, phu- phụ nữa mà là phu- phụ, phụ- tử, sư- đệ. Quan hệ hôn nhân của người Việt Nam cũng vì nghĩa gia tộc, cha mẹ xếp đặt chứ không theo tình yêu riêng
48
tư. “Ở đây con trai con gái lấy nhau không phải chỉ vì một lẽ ưa nhau mà lấy nhau đâu, nhưng lấy nhau cốt là để lập thành gia thất. Cái mục đích là để nối dõi tông đường; sự hôn thú chẳng qua là cái phương tiện để đạt tới cái mục đích đó mà thôi […]. Sự hôn thú đã coi là một cái chức vụ trong xã hội, chứ không phải để thỏa mãn tình dục riêng… Bởi thế nên con trai con gái thường do cha mẹ đính hôn cho từ thuở còn nhỏ, không cần phải hỏi ý hai bên thuận hay không thuận. Con phải vâng lời cha mẹ thì cưới xin hay gả bán chỗ nào cũng phải bằng lòng. Cũng vì lẽ đó nên cái thời kỳ hôn thú thường không phải tự con trai con gái định lấy, mà là do những duyên cớ cao xa hơn” [2].
Như lời Thúy Kiều trong truyện thì:
“Dù khi lá thắm chỉ hồng, Nên chăng thì cũng tại lòng mẹ cha.”
Vậy thì trong hôn nhân, quyền tự quyết của cá nhân cũng bị đạo hiếu thủ tiêu. Ngay như trong lễ cưới, nghi thức cũng có thể quan sát thấy ý nghĩa gia đình và ý nghĩa tôn giáo. Mục đích duy nhất của hôn nhân là sinh con cái để giữ việc tế tự tổ tiên, nên nếu không có con trai, người chồng có thể lấy vợ lẽ. Mà để tránh sự bất hòa trong gia đình thì tốt nhất là bắt người vợ cả đi hỏi vợ lẽ cho chồng! Sự tồn tại của chế độ đa thê không phải vì dâm bôn mà vì cần có con trai nối dõi tông đường. Người Á Đông trừng phạt rất nặng tội gian dâm vì họ sợ người đàn bà gian dâm đưa vào gia đình một đứa con không đúng dòng máu, nó sẽ tế tự người không phải tổ tiên của nó, tức là đánh lừa tổ tiên, làm hỗn loạn huyết thống… Vì thế, tội loạn luân không nặng bằng tội ngoại tình. Có thể nói rằng, bài viết của Crayssac đã trình bày và lý giải khá chi tiết về văn hóa Việt Nam, nhất là các biểu hiện liên quan đến con người và ứng xử văn hóa của nó trong các mối quan hệ gia đình và xã hội để cho thấy con người phi cá nhân. Gốc quan niệm văn hóa của những biểu hiện này là sự tổng hợp của cả văn hóa truyền thống bản địa và cả ảnh hưởng Nho giáo cũng
49
như các học thuyết tôn giáo, đạo đức khác. Những lý giải của ông có nhiều căn cứ khoa học đáng để giới nghiên cứu văn hóa và văn học Việt Nam hiện nay tiếp tục suy nghĩ.
Từ các quan sát và phân tích như vậy, ông khái quát: “Xã hội Á Đông là gốc ở chế độ gia trưởng, trên kia đã nói, nay nhắc lại cho thật rõ, chế độ này không những là khác mà lại trái hẳn các chế độ cá nhân ở các xã hội Âu Tây”