Trong đó tác giả nhấn mạnh đếntàm quan trọng và sự hiện diện của công việc văn phòng ở khắp mọi nơi trongcác cơ quan, tổ chức, xí nghiệp.Cuốn Giáo trình “ Quản trị Văn phòng”, NXB Đại họ
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ LAN
VĂN PHÒNG ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI NGUYÊN TRONG KHÁNG CHIẾN
CHỐNG MĨ CỨU NƯỚC (1954-1975)
LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN
Thái Nguyên, năm 2014
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ LAN
VĂN PHÒNG ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI NGUYÊN TRONG KHÁNG CHIẾN
CHỐNG MĨ CỨU NƯỚC (1954-1975)
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã ngành: 60220313
LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Ngọc Cơ
Thái Nguyên, năm 2014
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu trong luận văn là trung thực, chưa từng được công bố ở bất cứ công trình khoa học nào.
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2014
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Lan
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu i ht t p : / / www lr c - tnu.edu. v n/
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình và
sự đóng góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể, đã tạo điều kiện để tôi hoànthành luận văn
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Nguyễn Ngọc Cơ, người thầy
đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoànthành luận văn này
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo khoa Lịch sử, khoa Sau đạihọc - trường Đại học sư phạm Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trongquá trình học tập và hoàn thành luận văn
Xin gửi lời cảm ơn đến Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Nguyên, Trung tâmlưu trữ Sở Nội vụ tỉnh Thái Nguyên, Ban Chỉ huy Quân sự Tỉnh Thái Nguyên
đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập tài liệu để hoànthành luận văn
Cuối cùng xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, động viện,khuyến khích tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2014
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Lan
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu ii ht t p : / / www lr c - tnu.edu. v n/
Trang 5Số hóa bởi Trung tâm Học liệu ht t p : / / www lr c - tnu.edu v n/
Trang phụ bìa MỤC LỤC Trang Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục .iii
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài 4
4 Nguồn tư liệu, phương pháp nghiên cứu 5
5 Đóng góp của luận văn 5
6 Kết cấu luận văn: 5
Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ VĂN PHÒNG ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH 6
1.1 Mảnh đất và con người Thái Nguyên 6
1.2 Sự hình thành của Văn phòng UBND tỉnh Thái Nguyên
13 1.3 Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng UBND tỉnh 21
Chương 2 VĂN PHÒNG ỦY BAN HÀNH CHÍNH TỈNH THÁI NGUYÊN THỜI KỲ SAU NGÀY HÒA BÌNH LẬP LẠI ( 1954-1965) 27
2.1 Văn phòng Uỷ ban Hành chính tỉnh thời kỳ khôi phục, cải tạo xây dựng kinh tế, xã hội và chống địch cưỡng ép di cư (1954 – 1960) 27
2.2 Văn Phòng Ủy ban Hành chính tỉnh phục vụ nhiệm vụ chỉ đạo thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961- 1965) 38
Chương 3 VĂN PHÒNG ỦY BAN HÀNH CHÍNH TỈNH BẮC THÁI TRONG THỜI KỲ TRỰC TIẾP CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC (1965- 1975)
51
3.1 Văn phòng ủy ban Hành chính tỉnh phục vụ nhiệm vụ chỉ đạo vừa giữ
vững phát triển sản xuất, vừa trực tiếp phục vụ chiến đấu chống cuộc
Trang 6Số hóa bởi Trung tâm Học liệu ht t p : / / www lr c - tnu.edu v n/
chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ (1965-1968) 51
Trang 7Số hóa bởi Trung tâm Học liệu iv ht t p : / / www lr c - tnu.edu v n/
3.2 Văn phòng Uỷ ban Hành chính tỉnh phục vụ nhiệm vụ động viên tuyển quân chi viện chiến trường , tiếp tục khôi phục kinh tế xã hội (1968 – 1972)
62 3.3 Văn phòng Ủy ban hành chính tỉnh trực tiếp phục vụ chiến đấu chống cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ 2 của đế quốc Mỹ và đánh thắng hoàn toàn giặc Mỹ xâm lược (1972- 1975) 70
KẾT LUẬN 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
PHỤ LỤC 86
Trang 8Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà
ra đời đã khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn sau mười lăm năm ra đời củaĐảng Cộng Sản Việt Nam Cũng từ đó, chính quyền cách mạng đã đượcthành lập ở nhiều địa phương trong cả nước Cùng với bối cảnh chung củađất nước, chính quyền cách mạng tỉnh Thái Nguyên (Uỷ ban nhân dân Cáchmạng lâm thời tỉnh Thái Nguyên) cũng được ra đời ngày 28/8/1945 Kể từ
đó, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ Thái Nguyên, Uỷ ban Nhân dân tỉnh TháiNguyên đã trực tiếp chỉ đạo các ngành, các cấp trong tỉnh vượt qua muônvàn khó khăn thử thách để hoàn thành suất sắc mọi nhiệm vụ đươc giao, gópphần xứng đáng vào thắng lợi chung của tỉnh trong hai cuộc kháng chiếnchống thực dân Pháp ( 1945 – 1954) và đế quốc Mĩ (1954 – 1975) xâm lược.Trong thắng lợi chung đó có sự góp sức vô cùng quan trọng của bộ máy Vănphòng Uỷ ban Nhân dân tỉnh, đó là cơ quan tham mưu, tổng hợp giúp Uỷban Nhân dân thực hiện các hoạt động chung
Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ vĩ đại của dân tộc, V ăn phòng đãthể hiện rõ vai trò quan trọng của mình trong công tác phục vụ nhiệm vụkhôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, đặc biệt là nhiệm vụ trựctiếp chống đế quốc Mĩ mở rộng đánh phá Miền Bắc xã hội chủ nghĩa
Trải qua gần 70 năm hình thành và phát triển, Văn phòng Uỷ ban Nhândân tỉnh cũng đã diễn ra rất nhiều những biến đổi thăng trầm cùng lịch sử đất
Trang 9nước, đã góp sức mình vào công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển nước nhà,
đó là sự đóng góp vô cùng to lớn, có khi phải đổ cả máu để làm nên nhữngthắng lợi vẻ vang ngày hôm nay Việc nghiên cứu đề tài này còn nhằm làm rõhơn truyền thống lịch sử, văn hoá của Văn phòng Uỷ ban Nhân dân tỉnh, từ đócòn nhằm phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống, phát huy lòng
tự hào trong đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác văn phòng Một số nộidung của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy lịch
sử của nghành, địa phương
Xuất phát từ những lí do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài “ Văn phòng Uỷban Nhân dân tỉnh Thái Nguyên trong kháng chiến chống Mĩ ( 1954 – 1975)”làm đề tài luận văn thạc sĩ
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ngày 28/8/ 1945, Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộnghòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã tuyên cáo trước quốc dân đồngbào và toàn thế giới về việc thành lập Chính phủ nước Việt Nam mới Cũngtrong thời gian đó, một cơ quan đầu não giúp việc cho Chính phủ lâm thời vàChủ tịch Hồ Chí Minh đã được thành lập Do lúc bấy giờ, chính quyền ViệtNam Dân chủ Cộng hòa chưa ổn định, áp l ực về ngoại xâm rất lớn, nên tổchức cũng như nhân sự của cơ quan này được giữ bí mật Đến ngày 26/7/1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh mới ra Lệnh số 18 -LCT công bố Luật Tổchức Hội đồng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trong đó chínhthức thành lập Văn phòng Phủ Thủ tướng- cơ quan tham mưu giúp việc choChính phủ Kể từ khi ra đời, Văn phòng chính là cánh tay đắc lực giúp cholãnh đạo có thể chỉ đạo sâu sát mọi công việc trong cơ quan
Kể từ khi ra đời, với vai trò quan trọng, lĩnh vực Văn phòng cũng đã đượcnhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, đề cập đến trong các cuộc hội thảo, haytrong các bài viết, các tác phẩm của mình
Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Quản trị Văn phòng - Lí luận và thực tiễn”,nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005, PGS.TS Đào Xuân Chúc đã đề cập đến
Trang 10một số ván đề cơ bản của văn phòng như những quan niệm về văn phòng, cácchức năng, nhiệm vụ cơ bản của văn phòng Trong đó tác giả nhấn mạnh đếntàm quan trọng và sự hiện diện của công việc văn phòng ở khắp mọi nơi trongcác cơ quan, tổ chức, xí nghiệp.
Cuốn Giáo trình “ Quản trị Văn phòng”, NXB Đại học kinh tế Quảntrị, 2012 cũng đã đề cập đến các vấn đề chung của văn phòng và tổ chức vănphòng, các nhiệm vụ cơ bản của văn phòng như tổ chức công tác thông tin củavăn phòng, quản lí thời gian làm việc, tổ chức tiếp khách, hội họp, hội nghị…
Ngoài những vấn đề cơ bản của Văn phòng được đề cập ở trên, thì Vănphòng của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có vị trí, vai trò đặcbiệt quan trọng trong bộ máy của Bộ Tác phẩm “ Tổ chức và Hoạt động củaVăn phòng Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ” của tác giả VănTất Thu, Nxb Chính trị Quốc gia- Sự thật, Hà Nội 2011, tác giả đã đi sâu phântích các cơ sở lí luận, kinh nghiệm thực tiễn và thực trạng về vị trí, vai trò, chứcnăng, nhiệm vụ của Văn phòng Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chínhphủ Trong tác phẩm này, tác giả cũng phân tích cơ sở khoa học tổ chức bộmáy, nguồn nhân lực của những cơ quan này, đồng thời đề xuất một số giảipháp để đổi mới, hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy, tuyển dụng, bố trí, sửdụng nguồn nhân lực của những cơ quan này Nhìn chung thì đây được coi làcuốn sách chuyên khảo được tác giả biên soạn trên cơ sở các kết quả nghiêncứu khoa học và kinh nghiệm thực tiễn qua nhiều năm làm công tác văn phòngnên mang tính rất thực tế
Tác giả Nguyễn Hữu Tri cũng có nhiều công trình nghiên cứu tronglĩnh vực Văn phòng và Quản trị Văn phòng, đặc biệt trong cuốn sách “ Quản trịVăn phòng”, Nxb Khoa học và Kĩ thuật, Hà Nội, 2005, tác giả đề cập đến cáckhái luận về Văn phòng và Quản trị Văn phòng, cơ cấu tổ chức của Văn phòng,đồng thời phân tích, đánh giá về các hoạt động của công tác Văn phòng
Trang 11Hầu hết các công trình đều chủ yếu tìm hiểu về lĩnh vực Văn phòng mộtcách chung nhất, cho đến nay, vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu về Vănphòng trong hoạt động kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược Cho nên, việc
đi sâu tìm hiểu về những công việc mà Văn phòng Ủy ban nhân dân đã làmtrong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954- 1975) ở Thái Nguyên là hếtsức mới mẻ và cần thiết
Mặc dù vậy, các công trình nghiên cứu trong lĩnh vực Văn phòng của cáctác giả trên là những nguồn tài liệu tham khảo quan trọng và quý giá để nghiêncứu thêm, giúp tôi hoàn thành luận văn này
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Luận văn tập trung nghiên cứu về hoạt động của văn phòng Uỷ banNhân dân tỉnh Thái Nguyên
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Luận văn nghiên cứu từ năm 1954, khi miền Bắc hoàn
toàn giải phóng, đi lên Chủ nghĩa xã hội đến năm 1975, khi đất nước ta đã đánhbại được đế quốc Mĩ xâm lược, thống nhất nước nhà về một mối
- Về không gian: Nghiên cứu những hoạt động của Văn phòng Uỷ banNhân dân tỉnh Thái Nguyên
3.3 Nhiệm vụ của đề tài
- Nghiên cứu, tìm hiểu về tổ chức hoạt động, chức năng, nhiệm vụ củacủa Văn phòng Uỷ ban Nhân dân tỉnh
- Đi sâu tìm hiểu, phân tích, đánh giá về những công việc mà Văn phòng
Uỷ ban Nhân dân tỉnh đã làm dưới sự chỉ đạo của Hội đồng Nhân dân, Uỷ banNhân dân tỉnh
- Rút ra được những bài học kinh nghiệm để vận dụng, làm tốt công tácVăn phòng Uỷ ban Nhân dân tỉnh trong thời kì thực hiện đường lối đổi mới củaĐảng về Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước
Trang 124 Nguồn tư liệu, phương pháp nghiên cứu
4.1 Nguồn tư liệu
- Luận văn sử dụng các nguồn tư liệu liên quan đến đề tài bao gồm: cácVăn kiện của Đảng, các chỉ thị, nghị quyết, Báo cáo của Uỷ ban hành chínhtỉnh Thái Nguyên, ngoài ra luận văn cũng kế thừa các nguồn tư liệu, các bàiviết liên quan đến đề tài của Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng và Bộ chỉ huy quân
sự tỉnh Thái Nguyên
4.2 Phương pháp nghiên cứu
- Ở từng chương của đề tài, tôi sử dụng việc kết hợp chặt chẽ nhiềuphương pháp nghiên cứu, trong đó tập trung chủ yếu vào các phương pháp như:phương pháp điều tra, phân tích, chứng minh Phương pháp lịch sử kết hợp vớiphương pháp logic
5 Đóng góp của luận văn
- Trên cơ sở hệ thống hoá các nguồn tài liệu, luận văn là công trình đầutiên trình bày một cách có hệ thống về công tác Văn phòng Uỷ ban nhân dântỉnh Thái Nguyên
- Luận văn góp phần nâng cao nhận thức của các cấp uỷ Đảng, chínhquyền, đoàn thể, cán bộ và nhân dân trong tỉnh về mục tiêu, nhiệm vụ, tầmquan trọng của công tác văn phòng Uỷ ban nhân dân
- Luận văn cũng cung cấp thêm nguồn tư liệu để phuc vụ quá trình thamkhảo của những cán bộ làm công tác văn phòng
6 Kết cấu luận văn:
Ngoài phần mở đầu, Kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn có 3 chương:
Chương 1: Khái quát về tỉnh Thái Nguyên và Văn phòng Uỷ ban Nhân
dân tỉnh
Chương 2: Văn phòng Uỷ ban Hành chính tỉnh Thái Nguyên sau ngày
hoà bình lập lại (1954 – 1965)
Chương 3: Văn phòng Uỷ ban Hành chính tỉnh Bắc Thái thời kì trực
tiếp chống Mĩ cứu nước ( 1965 – 1975)
Trang 13Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ VĂN PHÒNG ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH 1.1 Mảnh đất và con người Thái Nguyên
Thái Nguyên là tỉnh miền núi và trung du, nằm ở vùng tiếp giáp giữađồng bằng châu thổ sông Hồng và vùng rừng núi thượng du Bắc Kì
Về vị trí đại lý, tỉnh Thái Nguyên nằm ở vị trí trung tâm của vùng chiếnlược phía bắc Sông Hồng trong toạ độ 21, 22 đến 22, 03 độ Vĩ Bắc, từ 105,28đến 106,16 độ kinh Đông; phía bắc giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía nam giáp vớithành phố Hà Nội, phía tây giáp tỉnh Tuyên Quang, phía tây Nam giáp tỉnhVĩnh Phúc, phía đông giáp tỉnh Lạng Sơn và phía đông nam giáp tỉnh BắcGiang Tính đến năm 2006, Tỉnh Thái Nguyên có diện tích tự nhiên là3541,5km vuông, được chia thành 9 đơn vị đơn vị hành chính gồm thành phốThái Nguyên, thị xã Sông Công và các huyện Phú Bình, Phổ yên, Đại Từ, Đồng
Hỷ, Định Hoá, Phú Lương, Võ Nhai, với 180 xã, phường, thị trấn (trong đó có
122 xã, thị trấn thuộc khu vực miền núi, vùng cao) [29]
Về địa hình, tỉnh Thái Nguyên hình thành 3 vùng Vùng núi phía tây vàtây bắc tỉnh gồm các huyện Đại Từ, Định Hoá và các xã phía tây Phú Lương làvùng núi rừng bao la, trập trùng, ngóc ngách, vừa hiểm trở, vừa tạo thành cáckhu ruộng nhỏ phì nhiêu nằm sâu kín và rải rác khắp vùng Vùng núi phía đôngtỉnh gồm hai huyện Đồng Hỷ và Võ Nhai, độ cao trung bình từ 500m đến600m, địa hình phức tạp, hiểm trở với những khối núi đá vôi to lớn ở Thần Sa,Thượng Nung, Nghinh Tường Trong lòng núi đá vôi ở các huyện Võ Nhai vàĐịnh Hoá có nhiều hang, hầm rộng, trong chiến tranh có thể làm kho chứa hànghoá, vũ khí, hoặc làm nơi trú quân
Vùng trung du gồm các xã nam huyện Phú Lương, tây huyện Đồng Hỷ,thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và các huyện Phú Bình, Phổ Yên
Trang 14Vùng này đồi núi thấp xen với đồng bằng sông Cầu, sông Công Về quân sự,đặc điểm địa hình đó trong chiến tranh cho phép ta phát huy thế mạnh bavùng để hỗ trợ lẫn nhau, kết hợp tiến công và phòng ngự; trong thời bìnhphát huy thế mạnh kinh tế 3 vùng để xây dựng tiềm lực kinh tế, quốc phòngđịa phương vững mạnh.
Khí hậu ở Thái Nguyên hình thành 3 vùng rõ rệt, vùng phía tây nóng vàmưa nhiều, vùng phía đông lạnh và ít mưa , vùng phía Nam có tính chất trunggian chuyển tiếp giữa phía đông và phía tây Khí hậu Thái Nguyên không khắcnghiệt, sự phân hoá theo độ cao không lớn, mọi địa bàn trong tỉnh đều có hệsinh thái bảo đảm cho con người sinh sống và sản xuất
Mạng lưới sông suối ở Thái Nguyên khá dày đặc và phân bố tương đối đều,trong đó có hai con sông lớn là sông Cầu và sông Công Sông Cầu bắt nguồn từchợ Đồn (Bắc Kạn), chảy theo hướng bắc đông nam qua các huyện Phú Lương,Đồng Hỷ, Phú Bình, gặp với sông Công tại Phổ Yên Hàng năm cung cấp nướctưới cho hơn 24000 ha lúa hai vụ cho nhân dân huyện Phú Bình (Thái Nguyên)
và Hiệp Hòa, Tân Yên (Bắc Giang) với lượng nước bình quân là 2,28 tỉ m3nước/ năm Sông Công bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá huyện Định Hóa, chạy dọcchân núi Tam Đảo, nằm trong vùng có lượng mưa lớn nhất trong tỉnh, có khảnăng tưới tiêu cho khoảng 12.000 ha lúa hai vụ, màu, cây công nghiệp cho các
xã phía Đông Nam huyện Đại Từ, thị xã Sông Công, huyện Phổ Yên, và cungcáp nước sinh hoạt cho thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công
Với hệ thống sông ngòi khá nhiều tạo cho tỉnh Thái Nguyên có nguồn tàinguyên nước dồi dào, rất thuận lợi cho việc canh tác trên các cánh đồng ruộngphân tán và bảo đảm cho đời sồng sinh hoạt để xây dựng các khu căn cứ địa antoàn, bí mật trong chiến tranh
Về giao thông, Thái Nguyên có các tuyến đường bộ, đường sắt, đườngsông khá hoàn chỉnh Về hệ thống đường bộ, Thái Nguyên có 3 tuyến quốc
Trang 15lộ: Quốc lộ 3 chạy suốt theo chiều dài tỉnh Thái Nguyên từ Hà Nội qua ĐaPhúc (Phổ Yên) lên Thái Nguyên đi Bắc Kạn, Cao Bằng Tuyến quốc lộ 1Bbắt đầu từ thành phố Thái Nguyên qua hai huyện Đồng Hỷ, Võ Nhai lênLạng Sơn rồi ra biên giới Việt – Trung Quốc lộ 37 chạy từ Hiệp Hòa (BắcGiang) sang Thái Nguyên.
Ngoài ra Thái Nguyên còn có hệ thống đường sắt đi các tỉnh khá thuậnlợi Tuyến Hà Nội – Quan Triều chạy qua tỉnh nối Thái Nguyên với Hà Nội,tuyến đường sắt Quan Triều - Núi Hồng rất thuận tiện cho việc vận chuyểnkhoáng sản (chủ yếu là than), tuyến Lưu Xá (Thái Nguyên) - Kép (Bắc Giang) -Uông Bí (Quảng Ninh) nối liền ba tỉnh với nhau tạo ra mối quan hệ thôngthương rất thuận tiện
Về hệ thống đường thủy có hai tuyến chính là tuyến Đa Phúc - Hải Phòng(dài 161 km), tuyến Đa Phúc - Hòn Gai (dài 211 km) Tất cả các hệ thốnggiao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy ngày càng được hoàn thiện vàphát triển đưa Thái Nguyên trở thành một tỉnh có vị trí hết sức quan trọng ởvùng rừng núi phía Bắc
Về tài nguyên thiên nhiên, từ xa xưa tỉnh Thái Nguyên đã nổi tiếng là cónhiều tài nguyên, khoáng sản quí “vàng ở huyện Võ Nhai có mỏ Kim Hỉ, mỏThuần Mang, mỏ Bảo Nang Sắt có ở các huyện Phổ Yên, Đồng Hỷ, PhúLương Than đá có sẵn ở huyện Phú Lương Than gỗ có sẵn ở huyện Đồng Hỷ.Chè nam có sẵn ở các huyện Phú Lương, Đồng Hỷ, Đại Từ, Phổ Yên, vị ngonhơn chè ở các nơi khác Nhựa thông, nhựa trám có sẵn ở huyện Tư Nông (nay
là huyện Phú Bình) Nhung hưu, mật gấu, sáp ong … các huyện đều có”
“Huyện Định Hoá có bạc, đồng, chì, vàng Huyện Đại Từ có trăn Huyện PhổYên có vượn trắng” [7]
Là tỉnh nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam, thuộc vành đaisinh khoáng Thái Bình Dương, Thái Nguyên có nhiều nguồn khoáng sản phong
Trang 16phú về chủng loại và trữ lượng, trong đó có nhiều loại có ý nghĩa đối với cảnước như mỏ sắt, mỏ than hiện nay có khoảng 34 loại hình khoáng sản phân
bố tập trung ở các vùng lớn như Đại Từ, thành phố Thái Nguyên, Trại Cau(Đồng Hỷ), Thần Sa (Võ Nhai) tỉnh Thái Nguyên có trữ lượng than lớn thứhai trong cả nước, than mỡ trữ lượng trên 15 triệu tấn, than đá trữ lượng khoảngtrên 90 triệu tấn, kim loại màu có thiếc, chì, kẽm vonfram, vàng, đồng,niken khoáng sản vật liệu xây dựng (như đá xây dựng, đất sét, đá sỏi ) vớitrữ lượng lớn khoảng 84,6 triệu tấn cũng là tiềm năng nguyên liệu rất lớn đểsản xuất xi măng, sản xuất đá ốp lát các loại, và sản xuất vật liệu xây dựng
Cũng do nguồn khoáng sản phong phú như vậy đã hình thành nên các nhàmáy, xí nghiệp, hầm mỏ để khai thác nguồn nguyên nhiên liệu đó, như các mỏkhai thác than ở Khánh Hòa, Núi Hồng, Cao Ngạn, Quan Triều đặc biệt làkhu công nghiệp Gang thép Thái Nguyên - nơi sản sinh ra những mẻ gang thépđầu tiên, là đứa con đầu lòng của nền công nghiệp Việt Nam Sự phong phú vềtài nguyên khoáng sản đã tạo cho Thái Nguyên một lợi thế so sánh lớn trongviệc phát triển các nghành công nghiệp luyện kim, khai khoáng Đây cũngchính là thế mạnh đưa Thái Nguyên trở thành trung tâm công nghiệp luyện kimlớn trong cả nước
Với vị trí trung tâm vùng Việt Bắc, Thái Nguyên còn là nơi hội tụ văn hoácủa các dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc, đầu mối hoạt động văn hoá, giáodục của cả vùng miền núi phía Bắc rộng lớn Có rất nhiều những sự kiện lớn
đã được tổ chức ở Thái Nguyên trên nhiều lĩnh vực Thái Ngu yên được cảnước biết đến là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực đứng thứ ba (sau HàNội và thành phố Hồ Chí Minh) trong cả nước Cả tỉnh có tất cả 8 trường Đạihọc và trên 20 trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp được xây dựng trênđịa bàn tỉnh với quy mô ngày càng lớn và chất lượng ngày càng được nângcao Hàng năm các trường Đại học và Cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp ở
Trang 17Thái Nguyên đã đào tạo và cung cấp cho xã hội nguồn lao động dồi dào(khoảng gần 200.000 lao động) Đó là những tiền đề, những tiềm năng quantrọng đưa Thái Nguyên trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá của vùng Việt Bắcnói chung, Đông Bắc nói riêng trong hiện tại và tương lai.
Theo thống kê năm 2009, dân số Thái Nguyên có 1.127.430 người, vì làmột tỉnh thuộc trung du và miền núi nên ở Thái Nguyên có nhiều thành phầndân tộc anh em cùng sinh sống,cộng cư trên địa bàn tỉnh như Kinh, Tày, Nùng,Dao, sán Dìu Mặc dù mỗi thành phần dân tộc ở Thái Nguyên mang những đặcđiểm riêng về tiếng nói, trình độ sản xuất, bản sắc văn hóa, song tất cả đều cónhững nét tương đồng, hòa nhập trong một cộng đồng và chung sống trên mộtlãnh thổ
Thái Nguyên không chỉ đẹp về vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn đẹp bởi nétđẹp trong truyền thống của nhân dân các dân tộc trong tỉnh Trong quá trìnhdựng nước và giữ nước, đã có rất nhiều sự kiện lịch sử và những anh hùng dântộc từng ghi dấu ấn trên mảnh đất này [3]
Với vai trò là trung tâm của vùng chiến lược phía bắc sông Hồng, nêntrong suốt chiều dài của lịch sử dân tộc, cùng với hoàn cảnh chung của đấtnước, Thái Nguyên luôn phải đối mặt với nhiều kẻ thù xâm lược Cũng ngay từthời xa xưa, cha ông ta đã coi Thái Nguyên là phên giậu che chắn ở phía bắcsông Hồng, là điểm xuất phát triển khai lực lượng chống lại giặc ngoại xâm nơimiền biên ải Vì vậy mà tinh thần chiến đấu kiên cường bất khuất, cùng vớilòng yêu nước, yêu quê hương nồng nàn, sâu sắc đã được tôi luyện, hun đúctrong mỗi con người trên mảnh đất Thái Nguyên
Biết bao chiến công hiển hách, bao người con của Thái Nguyên anh hùng
đã được lịch sử ghi tên trên mảnh đất núi rừng này Dương Tự Minh - một thủlĩnh dưới thời nhà Lý, người cai quản vùng đất rộng lớn gồm Cao Bằng, BắcKạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Phú Thọ ông là người con ưu tú của đất TháiNguyên, một trong những tấm gương tiêu biểu cho tinh thần tận trung báo
Trang 18quốc, làm việc nghĩa chống gian tà Cuộc đời và sự nghiệp của Dương Tự Minh
là biểu tượng, tượng trưng cho tinh thần đoàn kết, gắn bó giữa các dân tộctrong buổi đầu xây dựng quốc gia phong kiến Đại Việt
Với cương vị là thủ lĩnh phủ Phú Lương, ông đã cai quản, xây dựng vùngđất này phồn thịnh qua rất nhiều năm, ông giúp vua Lý lánh đạo cuộc khángchiến đập tan quân Tống xâm lược, bảo vệ bờ cõi nước nhà Với những côngtrạng của mình, ông được vua Lý hai lần gả công chúa cho, và được phong làmPhò mã lang Dương Tự Minh được sắc phong là thượng đẳng thần và đượcnhân dân lập đền thờ cúng ở núi Đuổm (thuộc xã Động Đạt, huyện Phú Lươngngày nay) để đời đời tưởng nhớ công ơn [3]
Lưu Nhân Chú - một tướng lĩnh tài ba dưới triều Lê sơ - một người concủa quê hương Đại Từ Ông là người có công rất lớn trong cuộc khởi nghĩaLam Sơn chống lại giặc Minh thế kỉ XV dưới triều vua Lê, Lưu Nhân Chú giữchức phó chỉ huy vệ kệ binh trong đội quan thiết đột [4], các trận chiến ông chỉhuy đều giành thắng lợi xuất sắc
Thủ đô gió ngàn không chỉ sinh ra những người con ưu tú cho dân tộc,
mà còn là nơi ghi đậm những chiến công hiển hách Một cuộc khởi nghĩa cótiếng vang lớn trong lịch sử dân tộc thế kỉ XX không thể không nhắc tớicuộc khởi nghĩa của binh lính Thái Nguyên (1917) chống lại quân Pháp.Tên tuổi gắn liền với cuộc khởi nghĩa này là hai vị anh hùng Lương NgọcQuyến và Đội Cấn
Tuy cuộc khởi nghĩa không giành được thắng lợi đến cuối cùng, song
đó là cuộc khởi nghĩa lớn nhất nổ ra ở Việt Nam trong thời kì đại chiến thếgiới lần thứ nhất, làm rung động chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương vàlàm chấn động dư luận ở nước Pháp và trên thế giới Nó có ý nghĩa vô cùng tolớn, cổ vũ nhân dân các dân tộc trong tỉnh Thái Nguyên tiếp tục vững bướctrên con đường đấu tranh chống ách cai trị của chủ nghĩa thực dân, là một
Trang 19minh chứng nữa của lòng yêu nước, truyền thống cách mạng trên quê hươngThái Nguyên Nhân dân Thái Nguyên đã góp phần viết lên một trang sử vàngoanh liệt chống giặc ngaọi xâm anh hùng, bất khuất của dân tộc Việt Nam.Trong thời kì diễn ra cuộc vận động cách mạng Tháng Tám (1939 - 1945)Thái Nguyên tự hào là một trong hai trung tâm căn cứ địa cách mạng của vùngnúi rừng Việt Bắc (căn cứ địa Bắc Sơn - Võ Nhai), tự hào là nơi có lực lượng vũtrang tập trung đầu tiên của Đảng ta, nơi thành lập đội cứu quốc quân II( 15/9/1941) tại Võ Nhai, nơi hợp nhất đội Việt Nam tuyên truyền giải phóngquân và Cứu quốc quân thành Việt Nam giải phóng quân ( 15/5/1945) tại ĐịnhHóa.
Khi Cách mạng Tháng Tám nổ ra trong cả nước, Thái Nguyên là một trongnhững tỉnh đầu tiên nổi dậy cướp chính quyền về tay nhân dân Ngày19/12/1946, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Thái Nguyên trở thành trungtâm căn cứ kháng chiến nổi tiếng của cả nước, là “ Thủ đô kháng chiến”, là nơitập trung các cơ quan đầu não chỉ huy kháng chiến của Đảng và thực sự trởthành biểu tượng kháng chiến của dân tộc, là chỗ dựa tinh thần cho quân dân cảnước kháng chiến Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã từng nói : “ từ núi rừng hiểmtrở của đất Thái Nguyên, mọi kế sách của cuộc kháng chiến trường kì gian khổ
đã được Bác Hồ và Trung ương Đảng vạch ra Tuy khó khăn gian khổ nhưng đãđược nhân dân ta vượt qua từ thắng lợi này đến thắng lợi khác” Căn cứ địa Việtbắc nói chung, trung tâm căn cứ địa Thái Nguyên nói riêng đã góp phần to lớnvào thắng lợi chung của cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, đánh bại thựcdân Pháp xâm lược
Phát huy vai trò là “ Thủ đô kháng chiến” trong suốt cuộc chiến tranh thầnthánh của dân tộc, khi đế quốc Mĩ mở rộng cuộc chiến tranh, nhân dân TháiNguyên lại tiếp tục vừa trực tiếp chống đế quốc Mĩ xâm lược, vừa là hậuphương vững chắc huy động sức người, sức của cho tiền tuyến đánh giặc Với
Trang 20tinh thần “ Tất cả vì miền Nam ruột thịt”, “Tất cả cho tiền tuyến”, nhân dântỉnh Thái Nguyên đã ra sức thi đua “Mỗi người làm việc bằng hai”, “ Quyết
Trang 21tâm đánh thắng giặc Mĩ xâm lược” Phụ nữ tham gia phong trào “ ba đảmđang”, thiếu niên, nhi đồng hưởng ứng phong trào “ thi đua làm nghìn việctốt” Hưởng ứng phong trào “ Ba sẵn sàng”, “ 5 xung phong”, gần 5 vạn con
em nhân dân các dân tộc trong tỉnh cùng cả nước ra trận, chiến đấu trên khắpcác chiến trường ba nước Đông Dương Gần một vạn người đã anh dũng hisinh cho độc lập dân tộc, tự do của Tổ quốc
Trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại tàn khốc bằng khôngquân của Mĩ, quân dân Thái Nguyên vừa sản xuất vừa chiến đấu, đã bắn rơi 61máy bay Mĩ các loại, trong đó có 2 máy bay ném bom chiến lược B52 Tự hàohơn nữa, quân và dân Thái Nguyên đã bắn rơi chiếc máy bay Mĩ thứ 1.000 trênbầu trời miền Bắc Cùng với nhân dân cả nước kiên cường đấu tranh chống đếquốc Mĩ và giành thắng lợi hoàn toàn
1.2 Sự hình thành của Văn phòng UBND tỉnh Thái Nguyên.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công đã đưa nước ta trở thànhmột nước độc lập, tự do Thắng lợi vĩ đại ấy là kết quả của cả một quá trình đấutranh đầy cam go, quyết liệt của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta Ngày28/8/1945, Bác Hồ kính yêu đã ra tuyên cáo cho đồng bào cả nước và trên thếgiới được biết, Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã đượcthành lập Đây là một sự kiện vô cùng quan trọng trong lịch sử hành chínhnước ta, đó là một chính quyền của dân, do dân và vì dân
Thái Nguyên cũng là địa phương giành được chính quyền rất sớm trongCách mạng tháng Tám Ngày 20/8/1945 quân và dân tỉnh Thái Nguyên đãgiành được chính quyền, Ủy ban khởi nghĩa tỉnh đã chính thức tuyên bố: Xóa
bỏ bộ máy chính quyền địch, thành lập UBND cách mạng lâm thời tỉnh TháiNguyên Đồng chí Lê Trung Đình được cử làm Chủ tịch
Ngày 23/12/1945, nhân dân Thái Nguyên nô nức, phấn khởi tiến hànhcuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khóa đầu
Trang 22tiên Thực hiện Sắc lệnh số 63 ngày 22/11/1945 của Chính phủ về tổ chức Hộiđồng Nhân dân và Uỷ ban Hành chính cấp xã, cách tổ chức Uỷ ban Hành chínhcấp huyện và cách tổ chức Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Hành chính cấp tỉnh,đầu năm 1946, Uỷ ban Nhân dân Cách mạng lâm thời tỉnh Thái Nguyên đượcđổi tên thành Uỷ ban Hành chính tỉnh Thái Nguyên.
Theo Nghị định số 143, ngày 11/5/1946 của Bộ Nội vụ, Uỷ ban Hànhchính tỉnh Thái Nguyên có các phòng Công văn, Hành chính, Kế toán Thựchiện Sắc lệnh số 91/SL, ngày 1/10/1947, Uỷ ban Hành chính các cấp xã, huyện,tỉnh hợp nhất với Uỷ ban Kháng chiến các cấp xã, huyện, tỉnh thành Uỷ banKháng chiến kiêm Hành chính xã, huyện, tỉnh Đến đầu năm 1948, Uỷ banKháng chiến kiêm Hành chính tỉnh Thái Nguyên được thành lập (từ tháng4/1948 bỏ chữ kiêm theo Sắc lệnh số 149/SL, ngày 29/3/1948 của Chính phủ).Theo Báo cáo đệ nhị tam cá nguyệt năm 1948 (Báo cáo 3 tháng quý 2 năm1948) ngày 2/7/1948 của Uỷ ban Kháng chiến Hành chính tỉnh Thái Nguyên dođồng chí Đặng Đức Thái (Phó Chủ tịch Uỷ ban Kháng chiến Hành chính tỉnh)thay quyền Chủ tịch Uỷ ban Kháng chiến Hành chính tỉnh kí gửi Văn phòngChủ tịch Chính phủ, Bộ Tổng Chỉ huy Quân đội Quốc gia Việt Nam, Bộ Nội
vụ, Bộ Quốc phòng : “Ngày 25/6/1948, tại Trụ sở Uỷ ban Kháng chiến Hànhchính tỉnh Thái Nguyên, Uỷ ban Kháng chiến Hành chính tỉnh đã ấn định lại sựphân công trong Uỷ ban Kháng chiến Hành chính tỉnh về cách tổ chức Vănphòng Văn phòng Uỷ ban Kháng chiến Hành chính tỉnh có 4 phòng : 1 - Vănphòng 2- Phòng Dân sinh 3- Phòng Hành chính 4- Phòng Kế toán Uỷ banKháng chiến Hành chính tỉnh phân công đồng chí Lê Trung Đình (Chủ tịch Uỷban Kháng chiến Hành chính tỉnh), phụ trách Văn phòng; đồng chí Đặng ĐứcThái (Phó Chủ tịch Uỷ ban Kháng chiến Hành chính tỉnh) phụ trách và điềukhiển Phòng Dân sinh, Phòng Hành chính và Phòng Kế toán”
Trang 23Như vậy, theo Báo cáo trên thì Văn phòng Uỷ ban Kháng chiến Hànhchính tỉnh Thái Nguyên được thành lập ngày 25/6/1948, do đồng chí Lê TrungĐình (Chủ tịch Uỷ ban Kháng chiến Hành chính tỉnh) trực tiếp phụ trách.
Căn cứ vào các nghị định số 149- NV/5 ngày 14/4/1950 và số 158-NV/2ngày 17/4/1952 của Bộ Nội vụ, thực hiện Nghị quyết Hội nghị Uỷ ban Khángchiến Hành chính Liên khu Việt Bắc (họp cuối tháng 2/1951), ngày 20/3/1951,đồng chí Ngô Tuấn Tùng, Uỷ viên Uỷ ban Kháng chiến Hành chính tỉnh TháiNguyên kí ban hành Quyết nghị số 26 – QN/UB về tổ chức biên chế bộ máy vànhiệm vụ của Văn phòng Ủy ban Kháng chiến Hành chính tỉnh Trong đó cóquy định Văn phòng Ủy ban Kháng chiến Hành chính tỉnh có 6 phòng với cácnhiệm vụ cụ thể
Phòng 1 là phòng Văn thư phụ trách các công văn đi, đến, phụ trách việcthi đua, khen thưởng, tập trung các báo cáo, thống kê
Phòng 2 là phòng Kế toán, phụ trách về ngân sách, kế toán (kế toán tài liệu
và kế toán vật liệu) và thuế khóa
Phòng 3 là phòng xây dựng chính quyền Có nhiệm vụ quản trị Hội đồngnhân dân và Ủy ban kháng chiến hành chính cấp dưới, nghiên cứu các chủtrương, kế hoạch và kiện toàn bộ máy chính quyền Nghiên cứu kế hoạch vàhướng dẫn việc cải tiến lề lối làm việc của chính quyền các cấp
Phòng 4A (phòng Chính trị- Quân sự), có nhiệm vụ phụ trách về các mảngchính trị và quân sự, bảo đảm tự do cá nhân
Phòng 4B ( phòng Kinh tế- Tài chính), phụ trách về kinh tế, tài chính vàcải thiện dân sinh
Phòng 4C (phòng Văn hóa- Xã hội) phụ trách về văn hóa, xã hội như giáodục, y tế, cứu tế, thương binh, lao công…
Tổng số cán bộ, nhân viên của Văn phòng lúc đó là 60 người, đồng chíNguyễn Văn Mạ được cử làm Chánh Văn phòng Sau đó, tổ chức và biên chế
Trang 24của Văn phòng được sắp xếp lại, và khi các Ty chuyên môn được thành lập bổsung thì một số công việc lại được giao cho các Ty quản lí Lúc này Vănphòng chỉ còn lại ba bộ phận là bộ phận thư kí vụ, bộ phận quản trị và bộphận cấp dưỡng.
Đứng đầu Văn phòng Ủy ban Kháng chiến Hành chính là Chánh Vănphòng, có nhiệm vụ điều hòa, đôn đốc và hướng dẫn các công việc của cácphòng ban Quản trị các công việc nội bộ của cơ quan về phương diện hànhchính, thực hiện những công việc đặc biệt do Ủy ban ủy quyền Ngoài ra ChánhVăn phòng còn có nhiệm vụ ký các văn bản không có tính cách chỉ thị Triệutập hội nghị Văn phòng của cơ quan để kiểm tra công việc chuyên môn
Mỗi một phòng trong Văn phòng có một trưởng phòng và một phó trưởngphòng Trưởng phòng có nhiệm vụ nắm tình hình chung công việc của phòngmình, nghiên cứu đi sâu vào tình hình công việc Đề đạt lên Ủy ban những ýkiến để giải quyết kịp thời các công việc, đôn đốc nhân viên trong phòng thựchiện nhiệm vụ và báo cáo với Ủy ban công việc của phòng mình phụ trách Phótrưởng phòng thì giúp trưởng phòng giải quyết một số công việc trên và thaymặt trưởng phòng trong trường hợp trưởng phòng đi vắng
Trải qua hơn 5 năm ra đời, Văn phòng đã xây dựng được lề lối làm việc,nhưng do các Ty chuyên môn mới được thành lập, các hoạt động còn hạn chế,chưa đi vào nề nếp nên việc tham mưu cho Ủy ban tỉnh đều tập trung vào Vănphòng mà chủ yếu vào bộ phận Thư kí vụ Không chỉ tham mưu giúp Ủy bantỉnh, trong giai đoạn này, Văn phòng còn là nơi tổng hợp, báo cáo kịp thờitình hình chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của toàn tỉnh lên Ủyban Kháng chiến - Hành chính Liên khu Việt Bắc Truyền đạt lệnh của chủtịch Hồ Chí Minh và Chính phủ về các nhiệm vụ trong xây dựng chính quyềncách mạng, tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mĩ,góp phần xứng đáng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến trường kì gian khổ
Trang 25của dân tộc với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ -“ lừng lẫy năm châu, chấnđộng địa cầu”.
Năm 1954, khi hòa bình được lập lại, miền Bắc đã hoàn toàn được giảiphóng, cách mạng nước ta bắt đầu chuyển sang một giai đoạn mới, giai đoạntiến lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, giải phóng miền Nam, thựchiện thống nhất nước nhà, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhândân trong cả nước Cũng trong điều kiện này, để phù hợp với tình hình mới củacách mạng ở từng miền và trên cả nước, tháng 9/1954, Hội đồng Chính phủ đãquyết định đổi tên Ủy ban Kháng chiến Hành chính thành Ủy ban Hành chính ởcác địa phương trong cả nước Do vậy, Ủy ban Kháng chiến Hành chính tỉnhThái Nguyên được đổi tên gọi thành Ủy ban Hành chính Thái Nguyên, cũngtheo đó, Văn phòng Ủy ban Kháng chiến Hành chính cũng được gọi là Vănphòng Ủy ban Hành chính Trong thời gian này, khi miền Bắc tập trung vàoviệc hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, củng cố quốc phòng và
an ninh, cán bộ, công nhân viên Văn phòng của Ủy ban Hành chính đã hoànthành tốt nhiệm vụ tham mưu, giúp việc, đảm bảo các điều kiện phục vụ sựlãnh đạo, điều hành của Ủy ban Hành chính tỉnh trong việc cứu đói, ổn định đờisống nhân dân, khôi phục và phát triển kinh tế xã hội, thiết lập quan hệ sản xuất
xã hội chủ nghĩa
Để tập trung lực lượng đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa, củng cố quốcphòng, kiện toàn bộ máy chính quyền cấp tỉnh, tăng cường cán bộ lãnh đạo chocác huyện và các cơ sở còn yếu, giảm bớt biên chế và chi phí hành chính, đồngthời giúp cho sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương được thuận lợi, ngày21/4/1965, Ủy ban thường vụ Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã raQuyết định số 103- NQ- TVQH phê chuẩn việc hợp nhất tỉnh Bắc Kạn và tỉnhThái Nguyên thành tỉnh Bắc Thái, tỉnh lỵ đặt tại thành phố Thái Nguyên
Sau khi hợp nhất tỉnh, 2 cơ quan Uỷ ban Hành chính 2 tỉnh sáp nhập thành
cơ quan Uỷ ban Hành chính tỉnh Bắc Thái và Văn phòng Uỷ ban Hành chính
Trang 26tỉnh Bắc Thái được thành lập, do đồng chí Nguyễn Đình Ý (nguyên Chánh Vănphòng Ủy ban Hành chính tỉnh Thái Nguyên) làm Chánh Văn phòng.
Cuối năm 1965, giặc Mĩ tăng cường trinh sát để chuẩn bị mở rộng đánhphá bằng không quân vào các cơ sở kinh tế quốc phòng của tỉnh Bắc Thái.Trong hoàn cảnh đó, Bắc Thái lại tiếp tục được chọn làm hậu phương căn cứđịa của cuộc kháng chiến Nhân dân Bắc Thái nói chung và nhân dân các dântộc ít người ở Bắc Thái nói riêng đã tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tíchcực đóng góp sức người, sức của vào sự nghiệp xây dựng làng, bản, quê hương
và vào công cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước
Tháng 8/1966, đồng chí Lý Văn Tần được bổ nhiệm làm Chánh Vănphòng Ủy ban Hành chính tỉnh Bắc Thái (thay đồng chí Nguyễn Đình Ý đượcđiều động sang làm Phó Trưởng ty Văn hóa theo Quyết định số 836/QĐ-UBngày 25/7/1966 của Chủ tịch Ủy ban Hành chính tỉnh Bắc Thái
Trong thời gian này, Văn phòng đã chủ động tham mưu cho lãnh đạo Ủyban triển khai đồng bộ việc xây dựng lực lượng, củng cố chính quyền đoàn thể,điều chỉnh kế hoạch kinh tế - xã hội sau khi hợp nhất tỉnh Đồng thời xây dựngthế trận chiến tranh nhân dân, sẵn sàng đối phó với cuộc chiến tranh phá hoạicủa đế quốc Mĩ trên địa bàn tỉnh Cán bộ, công nhân viên Văn phòng cùng vớicác cơ quan, đơn vị, và nhân dân các dân tộc trong tỉnh ra sức thi đua đóng gópsức người, sức của để xây dựng lực lượng vũ trang, sẵn sàng chiến đấu và phục
vụ chiến đấu Hàng vạn người con ưu tú của nhân dân các dân tộc Bắc Thái đãdũng cảm chiến đấu ở khắp các chiến trường và lập nhiều chiến công xuất sắctrong đó có một số cán bộ và thân nhân của cán bộ Văn phòng Ủy ban Hànhchính tỉnh đã góp một phần vào thắng lợi chung của cả nước
Sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước thắng lợi, nước ta đượchoàn toàn giải phóng, cả nước thống nhất đi lên chủu nghĩa xã hội Ngày
Trang 272/7/1976, Quốc hội nước cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra Nghị Quyết:
“ Các cấp chính quyền ở địa phương đều có Hội đồng nhân dân và cơ quanchấp hành là Ủy ban nhân dân”, theo đó Văn phòng Ủy ban Hành chính đượcđổi tên thành Văn phòng Ủy ban Nhân dân
Cũng sau ngày hòa bình lập lại, đất nước ta gặp những khó khăn lớn vềkinh tế do bị chiến tranh tàn phá.Việc xây dựng lại đất nước và ổn định lại đờisống cho nhân dân sau chiến tranh là những đòi hỏi cấp thiết khi các nguồnviện trợ đã bị cắt giảm dần, thiên tai lại liên tiếp xảy ra Ở bên ngoài, bọn phảnđộng quốc tế cấu kết với đế quốc Mỹ và các lực lượng thù địch tìm mọi cáchbao vây, cấm vận hòng bóp nghẹt nền kinh tế nước ta Chúng tiến hành chiếntranh phá hoại nhiều mặt nhằm gây mất ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội, kếthợp với tiến quân bằng quân sự trên khắp tuyến biên giới phía Bắc và Tây nam
Trước tình hình diễn biến phức tạp chung như vậy, bám chắc sự lãnh đạocủa Đảng bộ, sự chỉ đạo điều hành của Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhândân tỉnh, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Văn phòng đã khắc phục mọikhó khăn, bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ mới đó là cùng với các nghành, cáccấp và nhân dân các dân tộc trong tỉnh phát huy tinh thần tự lập, tự cường, khaithác các thế mạnh của địa phương, năng động, sáng tạo làm chuyển biến tìnhhình kinh tế, xã hội của tỉnh nhằm xây dựng tỉnh nhà thành một tỉnh giàu mạnhnhư Bác Hồ, Trung ương Đảng và đồng bào cả nước mong đợi
Ngày 17/5/1982, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Thái đã ra quyết định về việc
tổ chức lại cơ cấu của Văn phòng UBND tỉnh Theo quyết định này, phòngHành chính, phòng Thư ký vụ và bộ phận Kế toán tài vụ của Văn phòng bị giảithể, để thành lập các phòng, các bộ phận mới theo Nghị định số 156/HĐBTngày 17/12/1981 của Hội đồng Bộ trưởng, thành lập phòng Văn thư – Hànhchính – Lưu trữ, phòng Quản trị tài vụ Đến năm 1987, theo Quyết định số 124/
Trang 28QĐ-UB, ngày 18/7/1987 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Thái thì phòng Hànhchính quản trị và phòng Văn thư lưu trữ thành một phòng là phòng Hành chínhcủa Văn phòng UBND tỉnh.
Để đáp ứng với nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn đổi mới đất nước,ngày 6/11/1996, Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 10 đã thông qua nghị quyết vềviệc chia tỉnh Bắc Thái thành hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn Văn phòngUBND tỉnh một lần nữa lại có sự biến động về tổ chức bộ máy và đội ngũ cán
bộ Phát huy truyền thống quê hương cách mạng và truyền thống của Vănphòng, nhiều đồng chí cán bộ, công chức, viên chức đã khắc phục khó khăn,không ngại gian khổ, sẵn sàng đi Bắc Kạn làm nhiệm vụ mới
Trải qua gần 70 năm ra đời và phát triển, đến nay, tổ chức bộ máy củaVăn phòng UBND tỉnh đã được kiện toàn với 11 phòng ban chuyên môngiúp việc Bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Vănphòng đã thực hiện tốt công tác tham mưu, tổng hợp, chủ động xây dựngcác chương trình, kế hoạch làm việc của Hội đồng nhân dân và Ủy bannhân dân, chủ tịch và các phó chủ tịch, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh giảiquyết những vấn đề kinh tế - xã hội lớn ở địa phương Thực hiện tốt côngtác cải cách hành chính, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ,công chức, viên chức, đồng thời tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thaotạo không khí vui tươi, lành mạnh, góp phần làm cho đội ngũ cán bộ yêntâm phấn khởi công tác
Sự trưởng thành và phát triển của Văn phòng UBND tỉnh luôn gắn với sựtrưởng thành và lớn mạnh của chính quyền tỉnh Thái Nguyên qua các thời kỳlịch sử của cách mạng Với những thành tích đã đạt được, Văn phòng UBNDtỉnh đã nhiều năm được UBND tỉnh tặng bằng khen, tặng cờ thi đua xuất sắc.Nhiều tập thể và nhiều đồng chí cán bộ, công chức Văn phòng còn được Chínhphủ và Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ tặng bằng khen Đặc biệt
Trang 29năm 1998, Văn phòng UBND tỉnh đã vinh dự được Nhà nước tặng thưởngHuân chương lao động hạng III Những thành tích mà tập thể cán bộ, côngchức, viên chức Văn phòng đạt được trên đây là tiếp nối và làm sâu đậm thêmtruyền thống quý báu của các thế hệ đã công tác tại Văn phòng UBND tỉnh suốt
từ khi mới ra đời đến nay
.Với những đóng góp quan trọng của Văn phòng UBND ở các tỉnh thànhtrong cả nước,ngày 22/7/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số828/QĐ-TTg lấy ngày 28/8 hàng năm làm ngày truyền thống của Văn phòngHĐND và UBND các cấp nhằm phát huy vai trò, truyền thống và để động viêncán bộ, công chức, viên chức làm công tác Văn phòng trong bộ máy hành chínhNhà nước
1.3 Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng UBND tỉnh.
Mỗi một cơ quan, một tổ chức nào của chính quyền khi ra đời đều cónhững vai trò riêng của nó Văn phòng cũng vậy, nó không chỉ là cánh tay đắclực giúp việc cho chính quyền mà nó còn có vai trò hết sức quan trọng Vaitrò đó không phải hoàn toàn giống nhau ở tất cả các thời kì mà nó phụ thuộcvào từng thời kì lịch sử Bởi ở mỗi giai đoạn lịch sử nó lại có những vai trò cụthể khác nhau tương ứng với từng hoàn cảnh lịch sự nhất định Khi đi thămVăn phòng Chính phủ vào tết Nguyên đán năm 1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã nói: “Văn phòng mà tham mưu đúng thì đường lối đúng, tham mưu sai thìđường lối sai”, điều đó cho thấy Người đã khẳng định vai trò rất quan trọngcủa Văn phòng
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, từ khi nước Việt Nam dân chủ cộnghòa ra đời đã xây dựng được Văn phòng Chính phủ, rồi Văn phòng của các Bộ,
cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương cũng được ra đời
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về vai trò, chức năng, nhiệm vụ củaVăn phòng Hầu hết mọi người đều cho rằng, Văn phòng là bộ phận phụ tráchcông
Trang 30việc giấy tờ, hành chính trong một cơ quan, đơn vị Tuy nhiên, trên thực tế, đểđáp ứng yêu cầu công tác của cơ quan, đơn vị có chức năng, nhiệm vụ khácnhau thì tổ chức, bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng cũng khác nhau.
Vì vậy Văn phòng luôn được xác định là một tổ chức quan trọng, không thểthay thế, nó gắn liền với quá trình tồn tại và phát triển của cơ quan, đơn vị NếuVăn phòng làm việc có nền nếp, khoa học, cán bộ làm việc có trách nhiệm, cótrình độ chuyên môn, nghiệp vụ giỏi thì công việc của cơ quan, đơn vị sẽ đượcgiải quyết tốt
Ngay khi ra đời, Văn phòng cũng đã nhận được rất nhiều sự quan tâm củacác cấp lãnh đạo Năm 1949, Hội nghị cán bộ Văn phòng toàn quốc họp lần đầutiên tại Việt Bắc Trong Hội nghị này, Trung ương Đảng đã xác định: Vănphòng Ủy ban là cơ quan giúp việc cho Ủy ban hàng ngày Tháng 12/1977, Ban
Bí thư Trung ương Đảng ra chỉ thị số 25- CT/TW xác định: “Văn phòng là cơquan chuyên môn trực tiếp giúp cấp ủy điều hành công việc hàng ngày”
Những ngày đầu khi mới được thành lập, Văn phòng đã thể hiện tốt vai tròcủa mình trong việc phát hành, vận chuyển công văn, tài liệu, đưa đón, bảo vệlãnh đạo, bảo đảm các điều kiện ăn,ở, làm việc cho cán bộ, giữ vững liên lạcvới cấp trên Xây dựng các văn bản giúp cơ quan cấp trên có thể ban hành, chỉđạo xuống cấp dưới để đến với nhân dân
Trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội và thực hiện cuộc kháng chiếnchống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ trên miền Bắc, đấu tranh giảiphóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc (1954- 1975), Văn phòng có vai trò quantrọng trong việc tổ chức sơ tán, xây dựng lán trại, tổ chức các hoạt động của cơquan, đảm bảo lương thực, thực phẩm cho cơ quan, lãnh đạo Những công việc
đó tưởng chừng đơn giản nhưng lại vô cùng quan trọng để đảm bảo an toàn cho
cơ quan, chính quyền và đảm bảo sự hoạt động của cơ quan được hiệu quả.Ngoài ra Văn phòng còn lo soạn thảo văn bản, làm các báo cáo, thống kê, tổnghợp hàng tuần, hàng tháng, hàng quý cho lãnh đạo
Trang 31Bước sang thời kỳ độc lập, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội và thực hiệnđổi mới đất nước, vai trò của Văn phòng càng được thể hiện rõ trong việctham mưu, tổng hợp, thực hiện công tác hậu cần, công tác hành chính, quảntrị, lưu trữ
Trải qua nhiều thời kì, ở mỗi thời kì, vai trò của Văn phòng gắn với trọngtâm công tác khác nhau nhưng có thể khẳng định rằng, dù ở bất kì hoàn cảnhnào, Văn phòng cũng thực hiện vai trò của mình một cách tốt nhất và thườngxuyên nhất với các cấp lãnh đạo
Về chức năng: Văn phòng UBND cấp tỉnh là bộ máy làm việc của UBND,
có chức năng phục vụ sự quản lý, tập trung thống nhất sự chỉ đạo điều hànhmọi mặt công tác của UBND tỉnh Theo đó Văn phòng có hai chức năng chính:Thứ nhất là chức năng tham mưu, tổng hợp Hoạt động của một cơ quanphụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố chủ quan (thuộc về người lãnhđạo, quản lý) Bởi vậy, để ra những quyết định mang tính khoa học, người lãnhđạo, quản lý phải căn cứ vào những yếu tố khách quan như những ý kiến thamgia của các cấp quản lý, của những người trợ giúp Những ý kiến đó được thuthập, chọn lọc để đưa ra những kết luận chung nhất nhằm cung cấp cho lãnhđạo những thông tin, những phương án để quyết định kịp thời và đúng đắn.Chức năng tham mưu của Văn phòng có đặc điểm khác so với chức năngtham mưu của các đơn vị chuyên môn trong mỗi cơ quan, tổ chức Nếu như cácđơn vị chuyên môn tham mưu cho lãnh đạo chuyên sâu vào từng lĩnh vực cụthể như công tác tài chính, kế hoạch, tổ chức, cán bộ thì chức năng tham mưucủa Văn phòng chủ yếu là về tổ chức điều hành công việc trong cơ quan Điều
đó được thể hiện qua những nhiệm vụ và công việc mà Văn phòng đảm nhiệm.Văn phòng thực hiện tham mưu giúp UBND tỉnh trong tất cả các lĩnh vực như:
Tổ chức, điều hành công việc lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp hành động của các cơquan tham mưu; Đề xuất các chủ trương, chính sách thuộc lĩnh vực kinh tế- xã
Trang 32hội, nội chính, đối ngoại, trực tiếp quản lí tài sản, tài chính của cơ quan mình.
Là trung tâm thông tin tổng hợp phục vụ lãnh đạo
Thứ hai là chức năng phục vụ và đảm bảo hậu cần cho cơ quan Hoạt độngcủa mỗi cơ quan, tổ chức không thể thiếu các điều kiện vật chất như nhà cửa,phương tiện, thiết bị, tài chính những yếu tố đó thuộc về công việc hậu cần màVăn phòng phải cung cấp đầy đủ, kịp thời cho mọi quá trình, mọi lúc, mọi nơi.Đây cũng là chức năng quan trọng không kém chức năng tham mưu Bởi hoạtđộng của một cơ quan, tổ chức muốn hoàn thành một cách tốt nhất thì việcchuẩn bị về cơ sở, vật chất, trang thiết bị… phục vụ cho công việc là rất quantrọng Không chỉ vậy, ngay từ khi ra đời, Văn phòng cũng có “ Nhà khách” đểphục vụ ăn, nghỉ cho lãnh đạo và cho cả khách đến cơ quan Mỗi thời kỳ thìviệc phục vụ có những điểm khác nhau tùy vào tình hình thực tế và vào sự chỉđạo của lãnh đạo, nhưng tựu chung lại thì Văn phòng đều phải phục vụ chu đáo
và đảm bảo nhất công tác hậu cần
Việc xác định rõ chức năng của Văn phòng là hết sức cần thiết Bởi vì nó
sẽ khắc phục được hai cách quan niệm về Văn phòng không đúng: Hoặc chỉ coiVăn phòng là đơn vị phục vụ hậu cần, hoặc là coi Văn phòng chỉ có chức năngtham mưu
Về nhiệm vụ: Chức năng của Văn phòng rất lớn, và nhiệm vụ của Vănphòng cũng nặng nề không kém Ngay khi ra đời, Văn phòng đã được quy địnhnhiệm vụ cụ thể của mình Theo thông tư số 33/NV ngày 16/7/1962 của BộNội Vụ, Văn phòng Ủy ban tỉnh có nhiệm vụ theo dõi, tổng hợp tình hình, đềxuất các vấn đề để giúp Ủy ban kiểm tra đôn đốc các ngành công tác thuộcquyền Ủy ban và các Ủy ban Hành chính cấp dưới, các chỉ thị Nghị quyết báocáo, biên bản Hội nghị và các công văn giấy tờ khác Quản lý lịch làm việc của
Ủy ban, phụ trách phương tiện làm việc, xe cộ tổ chức Hội nghị và quản lý tàisản của Ủy ban Giúp Ủy ban hướng dẫn các nghành, các cấp dưới về lề lối làm
Trang 33việc, hội họp, học tập và về công tác văn thư, hồ sơ lưu trữ Quản lí tài vụ, tàisản và quản trị nội bộ cơ quan Ủy ban Hành chính, thực hiện các chế độ đối vớicán bộ, công nhân viên chức trong cơ quan Giúp Ủy viên thư ký quản lý lịchhội nghị của Ủy ban và của các nghành đề nghị mà Ủy ban đã duyệt Cùng với
đó, tháng 8/ 1962, Ủy ban Hành chính tỉnh cũng họp và ra dự thảo Nghị quyết
về việc phân công trong Ủy ban, tổ chức và lề lối làm việc của Văn phòng Ủyban Hành chính tỉnh
Sang thời kỳ mới, từ năm 1976, khi nước nhà hoàn toàn độc lập, Vănphong Ủy ban Hành chính được đổi tên gọi là Văn phòng Ủy ban Nhân dân.Văn phòng UBND có nhiệm vụ giúp UBND tổ chức công tác thông tin và xử lýthông tin bảo đảm phản ánh được thường xuyên, kịp thời, chính xác tình hinhcác mặt công tác trong tỉnh, phục vụ đắc lực cho sự lãnh đạo và chỉ đạo củaUBND tỉnh Xây dựng chương trình làm việc của hội đồng nhân dân và Ủy bannhân dân tỉnh, giúp UBND tỉnh quản lý việc thực hiện chương trình đó, lập lịchcông tác cho thường trực Ủy ban, quản lý các kì sinh hoạt của Ủy ban và củaHội đồng Nhân dân Giúp thường trực Ủy ban Nhân dân tỉnh trong việc phốihợp với các nghành của tỉnh chuẩn bị các vấn đề để Ủy ban Nhân dân xem xét,quyết định kịp thời và chính xác, theo đúng thể chế của Nhà nước Tổ chứctruyền đạt các quyết định của UBND cho các nghành, các cấp và theo dõi, đônđốc, kiểm tra việc thực hiện các quyết định đó, giúp UBND tỉnh thực hiện chế
độ thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất
Ngoài ra Văn phòng còn phải giúp UBND tỉnh bảo đảm mối quan hệ giữaUBND và các đoàn thể nhân dân trong tỉnh, bảo đảm các phương tiện cho đạibiểu Quốc hội ở địa phương, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh hoạt động, tổchức việc tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân Giúp UBNDtỉnh quản lý công tác văn thư, hành chính, lưu trữ hồ sơ của Ủy ban, quản lý tàisản, cán bộ, nhân viên và đời sống vat chất của cán bộ, công nhân, viên chức
Trang 34Văn phòng Đồng thời còn phải bảo đảm các điều kiện vật chất cho bộ máy của
Ủy ban hoạt động bình thường
Tiểu kết chương 1:
Truyền thống yêu nước, cách mạng và đấu tranh kiên cường, bất khuấtchống giặc ngoại xâm của nhân dân các dân tộc Thái Nguyên kết hợp với vị tríđắc địa và địa hình hiểm trở “tiến khả dĩ công, thoái khả dĩ thủ” của vùng đấtThái Nguyên đã tạo cho Thái Nguyên một sức mạnh vô địch, có khả năngchiến thắng mọi kẻ thù xâm lược Ra đời và trưởng thành trên mảnh đất anhhùng ấy, Văn phòng đã làm tốt nhiệm vụ của mình ở cả thời chiến và thời bình.Trải qua quá trình ra đời và phát triển, đã gần một thế kỷ trôi qua đánh dấu biếtbao sự kiện quan trọng của đất nước Ở mỗi thời kỳ khác nhau, tuy Văn phòngUBND Thái Nguyên có những tên gọi khác nhau, nhưng điều cơ bản nhất cótính xuyên suốt của cả quá trình này đó chính là Văn phòng luôn được xác định
là cơ quan tham mưu, giúp việc đắc lực nhất của Hội đồng nhân dân và Ủy banNhân dân Hoạt động của Văn phòng cũng luôn gắn liền với hoạt động của cơquan lãnh đạo là Ủy ban Nhân dân
Trang 35Chương 2 VĂN PHÒNG ỦY BAN HÀNH CHÍNH TỈNH THÁI NGUYÊN
THỜI KỲ SAU NGÀY HÒA BÌNH LẬP LẠI ( 1954-1965)
2.1 Văn phòng Ủy ban Hành chính tỉnh thời kỳ khôi phục, cải tạo xây dựng kinh tế, xã hội và chống địch cưỡng ép di cư (1954 – 1960)
Ngày 21/7/1954, “Hiệp định Giơ ne vơ về chấm dứt chiến tranh lập lại hoàbình ở Đông Dương” được kí kết và có hiệu lực thi hành, đã kết thúc thắng lợicuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp xâm lược trường kì và gian khổcủa dân tộc ta Miền Bắc được giải phóng, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tacăn bản hoàn thành cách mạng dân tộc và dân chủ, từng bước chuyển sang thựchiện chiến lược cách mạng xã hội chủ nghĩa Miền Nam tạm thời dưới quyềnkiểm soát của quân đội Liên hiệp Pháp và sau đó là dưới ách thống trị của đếquốc Mĩ và bè lũ tay sai Nhiệm vụ của quân và dân ta ở miền Nam là phải tiếptục thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mĩ
và tay sai, giải phóng miền Nam, tiến tới hòa bình, thống nhất đất nước
Sau ngày hòa bình lập lại (21/7/1954), tỉnh Thái Nguyên có 8 đơn vịhành chính, gồm 7 huyện (Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Đại Từ, Phú Lương,Định Hóa, Võ Nhai) và 1 thị xã (Thái Nguyên) So với nhiều tỉnh khác trêntrong vùng Việt Bắc, tỉnh Thái Nguyên có nhiều lợi thế Trong kháng chiếnchống Pháp tỉnh Thái Nguyên là Trung tâm Căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc –nơi ở và làm việc của hầu hết các cơ quan đầu não kháng chiến, các đồng chílãnh đạo cao cấp nhất của Đảng, Chính phủ, quân đội; nơi dứng chân nhiều nhàmáy, công xưởng, kho tàng của cả Trung ương và Liên khu Việt Bắc
Các tổ chức Đảng, chính quyền và đoàn thể quần chính ở Thái Nguyênđược Trung ương Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ tịch quan tâm lãnh đạo, chỉ đạoxây dựng vững chắc Trong tỉnh tuy có một số nơi bị địch chiếm đóng, nhưng
Trang 36chỉ một thời gian ngắn, chúng đã phải rút chạy Vì vậy, cán bộ và nhân dân tỉnhThái Nguyên sớm có điều kiện hoà bình để xây dựng cuộc sống mới.
Ngay từ khi cuộc kháng chiến chống Pháp đang diễn ra ác liệt trên chiếntrường toàn quốc, Trung ương đã chọn một số xã thuộc hai huyện Đồng Hỷ vàĐại Từ làm thí điểm giảm tô và cải cách ruộng đất, tịch thu hơn 100 mẫu ruộngcủa địa chủ chia cho 54 hộ nông dân không có ruộng hoặc thiếu ruộng Tiếp đó,đầu tháng 5/1954, khi chiến dịch Điện Biên Phủ sắp kết thúc thắng lợi 47 xãthuộc các huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Phổ yên, Phú Bình bước vào đợt I cải cáchruộng đất, tịch thu, trưng thu và trưng mua hơn 2000 mẫu ruộng, hàng trăm contrâu, bò của địa chủ để chia cho 868 hộ nông dân Uy thế chính trị và kinh tếcủa giai cấp nông dân được nâng cao, nhân dân càng thêm tin tưởng, gắn bó vớiĐảng, với chính quyền dân chủ nhân dân
Từ sau ngày hoà bình lập lại, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, các
cơ quan, Trung ương rời Việt Bắc chuyển về Thủ đô, đồng bào tản cư cũng lẫnlượt trở về quê cũ, Thái Nguyên mất đi cảnh nhộn nhịp của Thủ đô khángchiến, trở lại cảnh thanh bình của một tỉnh miền núi và trung du Từ thời chiếnchuyển sang thời bình, vấn đề nâng cao đời sống mọi mặt cho nhân dân trởthành một yêu cầu cấp thiết
Trong khi đó, nền kinh tế Thái Nguyên chủ yếu là nông nghiệp lạc hậu,mang tính chất tự cung, tự cấp Vết thương chiến tranh để lại vẫn còn rất nặngnề: nhiều cây số đường giao thông, nhiều cầu cống, kho tàng, nhà cửa… bị tànphá; nhiều trâu, bò bị giết hại Đặc biệt, công trình thuỷ lợi đập Thác Huống bịmáy bay địch ném bom hư hỏng nặng từ năm 1952, gây khó khăn lớn cho sảnxuất nông nghiệp, ruộng đất nhiều nơi bị bỏ hoang Ở nông thôn, giai cấo nôngdân vẫn bị địa chủ bóc lột, đời sống gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn Cuối năm
1954, nạn đói xuất hiện ở một vài huyện trong tỉnh, rõ nhất là huyện Phổ Yên.Đầu năm 1955, nạn đói lan rộng, chủ yếu diễn ra ở 35 xã thuộc 4 huyện phía
Trang 37nam Thái Nguyên Nhiệm vụ trước mắt đặt ra cho toàn Đảng, toàn dân và toànquân trong tỉnh là nhanh chóng khắc phục hậu quả chiến tranh, phát triển kinh
tế, văn hoá, cải thiện đời sống, củng cố an ninh, quốc phòng
Để phù hợp với tình hình mới, từ tháng 9/1954, Uỷ ban Kháng chiếnHành chính các cấp tỉnh, huyện, xã được đổi thành Uỷ ban Hành chính tỉnh,huyện, xã; Văn phòng Uỷ ban Kháng chiến Hành chính các cấp cũng được đổithành Văn phòng Uỷ ban Hành chính các cấp Theo đó, Văn phòng Uỷ banKháng chiến Hành chính tỉnh Thái Nguyên được đổi thành Văn phòng Uỷ banHành chính tỉnh Thái Nguyên Trong thời kì này, Uỷ ban Hành chính tỉnh TháiNguyên có 9 đồng chí, gồm 1 Chủ tịch, 1 Phó Chủ tịch và 7 Uỷ viên Thammưu, giúp việc cho Uỷ ban Hành chính tỉnh là Cơ quan Uỷ ban Hành chínhtỉnh Cơ quan Uỷ ban Hành chính tỉnh được biên chế 32 cán bộ, công nhân,viên chức; tổ chức thành 3 đơn vị : Một là, Văn phòng Uỷ ban Hành chính tỉnh;hai là, Ban Thư kí vụ; ba là, Phòng Tổ chức
Văn phòng Uỷ ban Hành chính tỉnh có 12 người, gồm đồng chí ĐàmVăn Khê, Chánh Văn phòng phụ trách chung kiêm Trưởng phòng Hành chính -Quản trị, 2 đồng chí đánh máy kiêm thủ quỹ, 1 đồng chí văn thư kiêm liên lạc,
2 đồng chí cần vụ, 1 đồng chí lái xe, 1 đồng chí bảo vệ Khu Giao tế, 1 đồng chíquản lý, 2 đồng chí cấp dưỡng
Ban Thư kí vụ cũng có 12 người, làm nhiệm vụ tham mưu, giúp Uỷ banHành chính tỉnh theo dõi, chỉ đạo các mặt Sản xuất Nông nghiệp, Dẻo cao, Công– Thương nghiệp, Tiểu - Thủ công nghiệp, Giao thông – Kiến thiết cơ bản, Vănhóa – Xã hội, Cứu tế xã hội, Nội chính, Thi đua, Tôn giáo, Thương binh – Liệtsĩ
Phòng Tổ chức có 8 người, gồm 1 đồng chí Trưởng phòng, 1 đồng chíphụ trách quy chế, 1 đồng chí phụ trách biên chế tổ chức, 1 đồng chí phụ tráchthống kê, 1 đồng chí phụ trách miền Nam, 3 đồng chí bộ phận xa
Trước tình hình đó, việc khắc phục những khó khăn, trở ngại do chiếntranh gây ra là một yêu cầu cấp bách và quan trọng nhất lúc này Nhiệm vụ của
Trang 38Đảng bộ và nhân dân Thái Nguyên lúc này là phải tiến hành công cuộc cải cáchruộng đất, khôi phục, xây dựng và phát triển kinh tế sau chiến tranh, cải tạo cácthành phần kinh tế tư bản tư nhân, xây dựng và phát triển văn hóa, củng cốquốc phòng và an ninh, góp phần xây dựng và củng cố miền Bắc thành hậuphương vững chắc, chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến lớn miền Namhoàn thành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.
Với vai trò quan trọng là cánh tay đắc lực trong việc tham mưu, tổng hợpcác thông tin có chọn lọc gửi lên cấp lãnh đạo, trong giai đọan mới này, cán bộ,công nhân viên Văn phòng đã chủ động tham mưu, bảo đảm các điều kiện phục
vụ sự lãnh đạo điều hành của Ủy ban Hành chính tỉnh trong việc cứu đói, ổnđịnh tạm thời đời sống của nhân dân
Văn phòng thời điểm này có ba bộ phận chính là bộ phận Thư kí vụ, chịutrách nhiệm soạn thảo các văn bản của chính quyền và tham mưu cho lãnh đạo
ủy ban, tổng hợp, báo cáo tình hình chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng anninh của toàn tỉnh Bộ phận quản trị chịu trách nhiệm quản lí các công việc của
cơ quan mình, bộ phận cấp dưỡng thì lo các vấn đề về lương thực, thực phẩm,công tác hậu cần
Trước tình hình mới có nhiều khó khăn, đặc biệt là những khó khăn vềkinh tế mà cơ bản là về lương thực, Văn phòng đã chủ động tham mưu cho Ủyban Hành chính tỉnh những cách để giải quyết tình trạng này Cụ thể là phátđộng phong trào “ thi đua phát triển sản xuất và thực hành tiết kiệm” vào cuốinăm 1954 với các nội dung: khai hoang mở rộng diện tích, sửa chữa các côngtrình thủy lợi, nạo vét kênh mương, làm thêm cọn nước, trong đó nhiệm vụphục hồi hoạt động của hệ thống thủy lợi sông Máng được xác định là mộttrong những nhiệm vụ quan trọng Nhưng để phục hồi được hoạt động của hệthống thủy lợi sông Máng thì cần phải có người chỉ huy, quản lý Văn phòng lạimột lần nữa tham mưu cho Ủy ban Hành chính việc thành lập một ban chỉ huycông trường do một đồng chí Phó chủ tịch tỉnh phụ trách Tiếp đó, Văn phòng
Trang 39đã soạn văn bản rồi gửi xuống các huyện để huy động lực lượng cùng nhauchung tay góp sức thực hiện nhiệm vụ.
Nhận được chỉ thị, các huyện đã khai thác, cung cấp hàng trăm mét khối
gỗ, hàng chục ngàn cây tre, huy động hơn một ngàn lượt dân công lao động liêntục gần ba tháng trên các công trường để phục hồi đập Vạn Già và đập ThácHuống, hơn hai ngàn dân công làm nhiệm vụ vét bùn, sửa chữa kè, cống dọcsông Máng Không chỉ tham mưu cho cấp lãnh đạo, Văn phòng còn cử cán bộxuống tận nơi cùng với nhân dân nạo kênh đắp đập, cùng hoàn thành tốt nhiệm
vụ được giao Nhờ có sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của các cấp ủy Đảng, chínhquyền, sự nỗ lực, phấn đấu không quản khó khăn, vất vả của đội ngũ cán bộVăn phòng và của dân công trên các công trường, nên đến cuối năm 1954, toàn
bộ hệ thống thủy lợi sông Máng đã được phục hồi, đảm bảo cung cấp nước tướicho hàng ngàn hec ta ruộng, đất của nhân dân
Tuy nhiên, niềm vui chưa được nhiều thì Thái Nguyên lại đứng trướcnhững khó khăn, thử thách mới, đó là tình hình chính trị - xã hội có nhiều diễnbiến phức tạp một số phần tử phản động đội lốt các chức sắc, tôn giáo từ cáctỉnh Thái Bình, Nam Định lên cấu kết với các tên phản động, tay sai của thựcdân Pháp ở một số xã ở các huyện Đồng Hỷ, Đại Từ, Phú Bình, Phổ Yên và thị
xã Thái Nguyên tuyên truyền, dụ dỗ, cưỡng ép đồng bào Công giáo di cư vàoNam Lợi dụng đức tin của giáo dân, chúng phao tin, đồn nhảm “Chúa đã vàoNam, phải theo Chúa, nếu ở lại khi chết sẽ không được cứu rỗi linh hồn”, hay
“vào Nam là lựa chọn tự do, vào Nam sẽ được chia ruộng”, “ Người vào Nam
sẽ lên thiên đường, ở Bắc là xuống địa ngục” Chúng còn đe doạ “Sau khi hếtthời hạn di cư Mĩ sẽ dùng bom nguyên tử ném xuống miền Bắc” [24] Một sốtên phản động, tay sai của địch còn công khai đứng ra yêu cầu chính quyền tacho phép bà con giáo dân tự do di cư vào Nam theo Chúa
Các hoạt động tuyên truyền, dụ dỗ, đe dọa của chúng đã làm chonhiều đồng bào giáo dân ở các xã Tân Cương, Phúc Trìu (Đồng Hỷ), Nhã
Trang 40Lộng (Phú Bình), Thuận Thành (Phổ Yên), Hùng Sơn (Đại Từ) hoangmang, lo sợ, một số người nhẹ dạ, cả tin, vội vã bỏ lại nhà cửa, ruộng vườn
để di cư vào Nam, gây ra rất nhiều khó khăn trong việc ổn định tình hìnhchính trị và trật tự an toàn xã hội tại các địa phương Ngoài những hoạtđộng ngấm ngầm chống phá của ssố tay chan còn sót lại trong các tổ chứcphản động có từ trước như đảng “ Hòa bình tối mật” ở Định Hóa, đảng
“Phục quốc” ở Phú Lương, còn xuất hiện một số tổ chức phản động nhưđảng “ Đại nam quốc dân” ở phú Bình, đảng “ Trung Việt phản công” ở
Đồng Hỷ [31] đẩy mạnh các hoạt động phá hoại kinh tế, trộm cắp, phá rối
trật tự, trị an… Một số địa chủ trên địa bàn tỉnh liên kết với nhau chống lạinông dân; tuyên truyền, xuyên tạc chính sách ruộng đất của Đảng và Chínhphủ, phá hoại sự đoàn kết trong nông dân, làm cho tình hình chính trị, xãhội trong tỉnh càng thêm phức tạp
Trước tình hình đó, Văn phòng đã tham mưu cho Ủy ban Hành chínhtỉnh kế sách đối phó với các đảng phái chính trị và các cá nhân phản độngnày Hơn nữa, lúc này Ban chấp hành Trung ương Đảng cũng ra chỉ thị số91/CT ngày 8/9/1954 nêu rõ: “ phá tan âm mưu của địch bắt ép đồng bào
ta di cư vào Nam là một cuộc đấu tranh gay go và cấp bách” Theo đó, cáclớp tuyên truyền, bồi dưỡng, học tập chủ trương, chính sách đoàn kết dântộc, chính sách tôn giáo của Đảng và Chính phủ cho cán bộ, Đảng viên vànhân dân được tích cực mở ra Văn phòng Ủy ban Hành chính tỉnh cũng đã
cử cán bộ tham gia lớp tập huấn, ngoài ra còn chuẩn bị một cách tốt nhất các
cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết phục vụ cho việc tuyên truyền đượchiệu quả Các cán bộ, công nhân viên chức của Văn phòng đã hăng hái thamgia vào các lớp tập huấn
Để tránh trường hợp đồng bào công giáo bị bọn phản động kéo, dụ dỗ,việc tuyên truyền để họ hiểu và đi theo Đảng, theo Nhà nước trở nên cấp bách