1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN CHO HỌC SINH LỚP 5

31 300 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 663 KB

Nội dung

Đến lớp 3, 4,5các bài toán có lời văn mới được hình thành rõ nét như bài toán về gấp một sốlên nhiều lần, giảm đi một số lần, giải bài toán bằng hai phép tính , bài toán vềtìm hai số khi

Trang 1

PHÒNG GD & ĐT VĨNH TƯỜNGTRƯỜNG TH VĨNH SƠN



BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến :

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN CHO HỌC SINH LỚP 5

Tác giả : Lỗ Văn Tuấn

Trang 2

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

1 Lời giới thiệu

Toán học với tư cách là một môn khoa học nghiên cứu một số mặt của thếgiới hiện thực có hệ thống kiến thức cơ bản và phương pháp nhận thức rất cầnthiết cho đời sống sinh hoạt và lao động, môn toán có nhiền khả năng phát triển

tư duy lôgic,bồi dưỡng và phát triển những thao tác trí tuệ cần thiêt để nhận thứcthế giới hiện thực như trừu tượng hoá,khái quát hoá, phân tích và tổng hợp, sosánh ,dự đoán, chứng minh và bác bỏ Nó có vai trò to lớn trong việc rèn luyệnphương pháp suy nghĩ,phương pháp suy luận,phương pháp giải quyết vấn đề cócăn cứ khoa học, toàn diện chính xác Môn toán có nhiều tác dụng trong việcphát triển trí thông minh, tư duy độc lập, linh hoạt sáng tạo trong việc hình thành

và rèn luyện nề nếp, phong cách và tác phong làm việc khoa học

Trong chương trình toán Tiểu học, nội dung nội dung giải toán có lời vănđược đưa ngay vào lớp 1 Các bài toán có lời văn ở lớp 1, 2 chỉ hình thành ởmức đơn giản, sau đó được nâng dần theo nguyên tắc đồng tâm Đến lớp 3, 4,5các bài toán có lời văn mới được hình thành rõ nét (như bài toán về gấp một sốlên nhiều lần, giảm đi một số lần, giải bài toán bằng hai phép tính , bài toán vềtìm hai số khi biết tổng và hiệu, tìm hai số khi biết tổng ( hiệu ) và tỉ số của hai

số đó , bài toán về tỉ số phần trăm, các bài toán về chuyển động và số đo thờigian, các bài toán có nội dung hình học ….)

Thực tế các bài toán có lời văn ở Tiểu học khá phong phú và có phần làkhó đối với học sinh tiểu học Cái khó là tư duy học sinh đang ở thao tác cụ thể

là chủ yếu, mà các em đã phải xem xét sự vật hiện tượng trong mối liên hệ tổngthể, liên tục Mặt khác, hệ thống các bài toán có lời văn chưa có một công thức

cụ thể ( bài toán giải bằng hai phép tính ở lớp 3 gồm rất nhiều dạng ) Đồng thờinếu học sinh cứ áp đặt theo bài toán mẫu thì sẽ rất khó làm bài đúng mà các emphải vận dụng các bài toán mẫu, mô hình giải các bài toán đó ( Tìm hai số khibiết tổng và hiệu, tổng ( hiệu ) và tỉ số ) một cách nhuần nhuyễn khi giải bài toán

Trang 3

có lời văn Vì vậy, học sinh thường gặp khó khăn hay lẫn lộn các thuộc tính vàkhái niệm, đơn vị tính , danh số ,công thức

Ở học sinh lớp 5, kiến thức toán đối với các em không còn là mới lạ, khảnăng nhận thức của các em đã được hình thành và phát triển ở các lớp trước, tưduy đã bắt đầu có chiều hướng bền vững và đa dạng và đang ở giai đoạn pháttriển vốn sống vốn hiểu biết thực tế bước đầu đã có những hiểu biết nhất định.Tuy nhiên trình độ nhận thức của các em không đồng đều, yêu cầu đặt ra khi giảitoán có lời văn cao hơn những lớp trước, các em phải đọc nhiều, viết nhiều bàilàm phải trả lời chính xác với phép tính, với các yêu cầu của bài toán đưa ra, nênthường vướng mắc về vấn đề trình bày bày bài giải: Sai sót do viết không đúngchính tả hoặc viết thiếu, viết từ thừa Một sai xót đáng kể khác là học sinhthường không chú ý phân tích theo các điều kiện của bài toán nên đã lựa chọnsai phép tính

Với các lí do đó, trong học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 5 nóiriêng, việc học toán và giải toán có lời văn rất quan trọng và rất cần thiết Đểthực hiện tốt mục tiêu đó, giáo viên cần phải nghiên cứu, tìm biện pháp giảngdạy thích hợp, giúp các em giải bài toán một cách vững vàng Hiểu sâu được bảnchất của vấn đề cần tìm, mặt khác giúp các em có phương pháp suy luận toánlôgíc thông qua cách trình bày, lời giải đúng, ngắn gọn, sáng tạo trong cách thựchiện Từ đó giúp các em húng thú, say mê học toán Từ những căn cứ đó tôi đã

chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho

học sinh lớp 5” để nghiên cứu với mục đích là:

- Tìm hiểu nội dung, chương trình và những phương pháp đúng để giảngdạy toán có lời văn

- Tìm hiểu những kĩ năng cơ bản cần trang bị để phục vụ việc giải toán cólời văn cho học sinh lớp 5

- Khảo sát và hướng dẫn giải cụ thể một số bài toán, một số dạng toán cólời văn ở lớp 5, từ đó đúc rút kinh nghiệm, đề xuất một số ý kiến góp phần nângcao chất lượng dạy học và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu giải toán

Trang 4

2 Tên sáng kiến:

“Một số biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh

lớp 5”

3 Tác giả sáng kiến:

- Họ và tên: Lỗ Văn Tuấn

- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường Tiểu học Vĩnh Sơn

- Số điện thoại: 0983447708

- E_mail: vinhson.gv@gmail.com

4 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:

Lỗ Văn Tuấn – Giáo viên trường Tiểu học Vĩnh Sơn – huyện Vĩnh Tường– tỉnh Vĩnh phúc

5 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:

Trong công tác giảng dạy môn Toán lớp 5

6 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu

- 05/9/2017

7 Mô tả bản chất của sáng kiến:

7.1 NHỮNG CƠ SỞ VIẾT BÁO CÁO SÁNG KIẾN

7.1.1 Cơ sở lý luận

Toán học có vị trí rất quan trọng phù hợp với cuộc sống thực tiễn đó cũng

là công cụ cần thiết cho các môn học khác và để giúp học sinh nhận thức thếgiới xung quanh, để hoạt động có hiệu quả trong thực tiễn

Khả năng giáo dục nhiều mặt của môn toán rất to lớn, nó có khả năng pháttriển tư duy lôgic, phát triển trí tuệ Nó có vai trò to lớn trong việc rèn luyệnphương pháp suy nghĩa, phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề

có suy luận, có khoa học toàn diện, chính xác, có nhiều tác dụng phát triển tríthông minh, tư duy độc lập sáng tạo, linh hoạt góp phần giáo dục ý trí nhẫn nại,

ý trí vượt khó khăn

Từ vị trí và nhiệm vụ vô cùng quan trọng của môn toán vấn đề đặt ra chongười dạy là làm thế nào để giờ dạy - học toán có hiệu quả cao, học sinh đượcphát triển tính tích cực, chủ động sáng tạo trong việc chiếm lĩnh kiến thức toánhọc Vậy giáo viên phải có phương pháp dạy học như thế nào? Để truyền đạtkiến thức và khả năng học bộ môn này tới học sinh tiểu học

Trang 5

Theo chúng tôi các phương pháp dạy học bao giờ cũng phải xuất phát từ

vị trí mục đích và nhiệm vụ mục tiêu giáo dục của môn toán ở bài học nói chung

và trong giờ dạy toán lớp 5 nói riêng Nó không phải là cách thức truyền thụkiến toán học, rèn kỹ năng giải toán mà là phương tiện tinh vi để tổ chức hoạtđộng nhận thức tích cực, độc lập và giáo dục phong cách làm việc một cáchkhoa học, hiệu quả cho học sinh tức là dạy cách học Vì vậy giáo viên phải đổimới phương pháp và các hình thức dạy học để nâng cao hiệu quả dạy - học

Từ đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học là dễ nhớ nhưng mau quên, sựtập trung chú ý trong giờ học toán chưa cao, trí nhớ chưa bền vững thích họcnhưng chóng chán Vì vậy giáo viên phải làm thế nào để khắc sâu kiến thức chohọc sinh và tạo ra không khí sẵn sàng học tập, chủ động tích cực trong việc tiếpthu kiến thức

Xuất phát từ cuộc sống hiện tại Đổi mới của nền kinh tế, xã hội, văn hoá, thông tin đòi hỏi con người phải có bản lĩnh dám nghĩ dám làm năngđộng chủ động sáng tạo có khả năng để giải quyết vấn đề Để đáp ứng các yêucầu trên trong giảng dạy nói chung, trong dạy học Toán nói riêng cần phải vậndụng linh hoạt các phương pháp dạy học để nâng cao hiệu quả dạy - học

Hiện nay toàn ngành giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nói riêngđang thực hiện yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính

tính cực của học sinh làm cho hoạt động dạy trên lớp "nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu

quả" Để đạt được yêu cầu đó giáo viên phải có phương pháp và hình thức dạy

học để nâng cao hiệu quả cho học sinh, vừa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lícủa lứa tuổi tiểu học và trình độ nhận thức của học sinh Để đáp ứng với côngcuộc đổi mới của đất nước nói chung và của ngành giáo dục tiểu học nói riêng

Trong chương trình môn toán tiểu học, giải toán có lời văn giữ một vai tròquan trọng Thông qua việc giải toán các em thấy được nhiều khái niệm toánhọc Như các số, các phép tính, các đại lượng, các yếu tố hình học đều cónguồn gốc trong cuộc sống hiện thực, trong thực tiễn hoạt động của con người,thấy được mối quan hệ biện chứng giữa các sự kiện, giữa cái đã cho và cái phảitìm Qua việc giải toán đã rèn luyện cho học sinh năng lực tư duy và những đức

Trang 6

tính của con người mới Có ý thức vượt khó khăn, đức tính cẩn thận, làm việc có

kế hoạch, thói quen xét đoán có căn cứ, thói quen tự kiểm tra kết quả công việcmình làm óc độc lập suy nghĩ, óc sáng tạo, giúp học sinh vận dụng các kiếnthức, rèn luyện kỹ năng tính toán, kĩ năng ngôn ngữ Đồng thời qua việc giảitoán của học sinh mà giáo viên có thể dễ dàng phát hiện những ưu điểm, thiếusót của các em về kiến thức, kĩ năng, tư duy để giúp học sinh phát huy nhữngmặt đạt được và khắc phục những mặt thiếu sót

Chính vì vậy việc đổi mới phương pháp dạy toán có lời văn ở cấp tiểuhọc chung và cụ thể là ở lớp 5 ( lớp cuối của bậc học Tiểu học ) nói riêng là mộtviệc rất cần thiết mà mỗi giáo viên tiểu học cần phải nâng cao chất lượng họctoán cho học sinh

7.1.2, Cơ sở thực tiễn

a, Thuận lợi:

Đa số học sinh thích học môn toán, nhà trường trang bị tương đối đầy đủ

đồ dùng cho dạy học toán Học sinh có đầy đủ phương tiện học tập

b, Khó khăn:

Học sinh: Môn toán là môn học khó khăn, học sinh dễ chán.

Trình độ nhận thức học sinh không đồng đều

Một số học sinh còn chậm, nhút nhát, kĩ năng tóm tắt bài toán còn hạnchế, chưa có thói quen đọc và tìm hiểu kĩ bài toán dẫn tới thường nhầm lẫn giữacác dạng toán, lựa chọn phép tính còn sai, chưa bám sát vào yêu cầu bài toán đểtìm lời giải thích hợp với các phép tính Kĩ năng tính nhẩm với các phép tính(hàng ngang) và kĩ năng thực hành diễn đạt bằng lời còn hạn chế Một số emtiếp thu bài một cách thụ động, ghi nhớ bài còn máy móc nên còn chóng quêncác dạng bài toán vì thế phải có phương pháp khắc sâu kiến thức

c, Thực trạng giải toán có lời văn ở khối lớp 5 trường Tiểu học Vĩnh Sơn

Vì vậy mà qua khảo sát chất lượng đầu năm vào thời điểm tháng 09/2017(năm học 2017 - 2018) về giải bài toán có lời văn ở khối lớp 5 của trường tôi :Tổng số là 111 học sinh và kết quả như sau:

* Khối lớp 5 : 111 học sinh

Trang 7

Tóm tắt bài toán Chọn và thực hiệnđúng phép tính Lời giải và đáp số

58 em =

52,3%

53 em =47,7%

58 em =52,3%

53 em =47,7%

58 em =52,3%

53 em =47,7%

Qua kết quả khảo sát cho thấy kĩ năng giải các bài toán có lời văn của các

em còn rất nhiều hạn chế Chính vì thực trạng này đặt ra cho mỗi người giáoviên chúng tôi là dạy giải toán có lời văn như thế nào để nâng cao chất lượngdạy - học

7.2 NHỮNG BIỆN PHÁP – GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

7.2.1 Nắm vững nội dung của chương trình sách giáo khoa môn Toán tiểu học đối với việc dạy toán có lời văn ở tất cả các khối lớp :

Chúng tôi nhận thấy rằng việc " dạy giải toán có lời văn ở lớp 4 - 5 " đạt

được kết quả tốt thì giáo viên phải nắm được nội dung chương trình dạy toán cólời văn ở tất cả các khối lớp 1, 2, 3, 4, 5 Từ đó mới định hướng cách dạy chomình sao cho có sự kế thừa và phát huy được hiệu quả của việc đổi mới phươngpháp

* Đối với khối lớp 1:

Nhận biết thế nào là một bài toán có lời văn

Biết giải và trình bày giải các bài toán đơn bằng một phép tính cộng (hoặctrừ) trong đó óc bài toán về thêm bớt một số đơn vị

* Đối với khối lớp 2:

- Giải và trình bày giải các bài toán đơn về cộng, trừ Trong đó có bài toán

về nhiều hơn, ít hơn, các bài toán về nhân, chia trong phạm vi bàng nhân, chiabảng 2,3,4,5 Làm quen bài toán có nội dung hình học

- Tự đặt được đề toán theo điều kiện cho trước

- Chương trình được xen kẽ với các mạch kiến thức khác

* Đối với khối lớp 3:

+ Các bài toán đơn:

- Tìm một trong các phần bằng nhau của đơn vị

- Gấp một số lên nhiều, giảm đi một số lần

Trang 8

- So sánh gấp (bé) một số lần.

Tất cả các bài toán đơn như ở lớp 1,2 nhưng mức độ cao hơn

+ Giải bài toán hợp có hai phép tính (hoặc hai bước tính)

- Các bài toán có liên quan đến nhiều hơn, ít hơn

- Các bài toán có liên quan đến gấp lên nhiều lần, giảm đi một số lần

- Các bài toán có liên quan đến đại lượng

- Các bài toán có liên quan đến rút về đơn vị

*

Đ ối với khối lớp 4 :

+ Các nội dung giải toán có lời văn ở lớp 4

- Tìm số trung bình cộng của nhiều số

- Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó

- Tìm hai số khi biết tổng ( hiệu ) và tỉ số của hai số đó

- Bài toán có nội dung hình học

* Đối với khối lớp 5:

Ngoài các dạng toán điểu hình ở lớp 4 còn có thêm 3 dạng toán nữa, đó là:

+ Tỉ số phần trăm

+ Toán chuyển động đều và các bài toán có liên quan đến thời gian

+ Bài toán có nội dung hình học (chu vi, diện tích các hình, diện tích xungquanh, diện tích toàn phần, thể tích các hình…)

7.2.2 Nắm vững vị trí, vai trò của toán có lời văn trong chương trình môn Toán 5

Toán có lời văn giữ một vị trí quan trọng trong chương trình môn toán lớp

5 bởi vì :

Góp phần hệ thống hoá về củng cố có kiến thức, kỹ năng về số tự nhiên, phân số, số thập phân, yếu tố hình học và 4 phép tính (+, - , x, : ) với các số đãhọc làm cơ sở để học tiếp lên cao và nó đặt nền móng cho quá trình đào tạo tiếptheo ở các cấp học cao hơn, nó hình thành kỹ năng tính toán, giúp học sinh nhậnbiết được những mối quan hệ về số lượng, hình dạng không gian của thế giớihiện thực, hình thành phát triển hứng thú học tập và năng lực phẩm chất trí tuệcủa học sinh ngay từ góp phần phát triển trí thông minh, óc suy nghĩ độc lập,linh hoạt sáng tạo

Trang 9

Kế thừa giải toán ở lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 4, mở rộng, phát triển nội dunggiải toán phù hợp với sự phát triển nhận thức của học sinh lớp 5.

7.2.3 Tìm hiểu nghiên cứu kĩ nội dung, chương trình toán có lời văn ở lớp 5:

Toán có lời văn giữ một vị trí đặc biệt trong chương trình toán 5 bao gồmcác dạng toán điển hình sau trong đó không thể thiếu các dạng bài toán có lờivăn lớp 4 đan xen

*

Đ ối với khối lớp 4 :

- Tìm số trung bình cộng

- Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó

- Tìm hai số khi biết tổng ( hiệu ) và tỉ số của hai số đó

- Bài toán có nội dung hình học (chu vi, diện tích hình chữ nhật, hìnhvuông, hình thoi, hình bình hành)

*

Đ ối với khối lớp 5 :

+ Tỉ số phần trăm

+ Toán chuyển động đều và các bài toán có liên quan đến thời gian

+ Bài toán có nội dung hình học (chu vi, diện tích các hình, diện tích xungquanh, diện tích toàn phần, thể tích các hình)

Nội dung giải toán được sắp xếp hợp lý đan xen với nội dung hình học(diện tích, chu vi hình vuông, hình chữ nhật, diện tích hình thoi, chu vi và diện tíchhình bình hành ) và các đơn vị đo lường, đo diện tích nhằm đáp ứng với mụctiêu của chương trình toán Tiểu học

Ngoài ra nội dung các bài toán có lời văn ở lớp 5 đã chú ý đến tính cập nhật, gắn liền với tình huống trong đời sống, gần gũi với trẻ, đã tăng cường tínhgiáo dục cho học sinh

7.2.4 Nắm được mục tiêu của dạy giải toán có lời văn ở lớp 5

- Học sinh biết giải các bài toán hợp không quá 4 bước tính liên quan đếncác dạng toán điển hình

- Biết trình bày bài giải đầy đủ gồm các câu lời giải (mỗi phép tính đều cólời văn) và đáp số theo đúng yêu cầu của bài toán

Trang 10

- Đối với học sinh năng khiếu phải tìm được nhiều cách giải một bài toán (nếucó) , dựa trên các bài toán cơ bản giáo viên phát triển thành các bài toán nâng cao,các bài toán khó để phát triển tơ duy cho các em

7.2.5 Xây dựng những yêu cầu của dạy giải toán có lời văn ở lớp 5

Yêu cầu 1: Học sinh phải tham gia vào các hoạt động học tập một cáchtích cực, hứng thú, tự nhiên và tự tin Trách nhiệm của học sinh là phát hiện,chiếm lĩnh và vận dụng

Yêu cầu 2: Giáo viên phải lập kế hoạch, tổ chức hướng dẫn nhẹ nhàng,hợp tác giúp học sinh phát triển năng lực cá nhân của học sinh Giáo viên và họcsinh ảnh hưởng nhau, thích nghi và hỗ trợ nhau

Yêu cầu 3: Tạo điều kiện để học sinh hứng thú, tự tin trong học tập

7.2.6 Giáo viên cần tích cực tự học tập và nghiên cức để nắm vững được tác dụng cũng như việc tiến hành đổi mới phương pháp trong giảng dạy

Tôi thấy đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới phươngpháp dạy giải toán nói riêng là nhằm tìm ra đựơc phương pháp logic cho từngnội dung của từng môn, từng bài để nhằm đạt được chất lượng cao nhất tronggiảng dạy Đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay chính là đểphát hiện, lựa chọn phương pháp cụ thể phù hợp với quan điểm dạy học lấy họcsinh làm trung tâm và phù hợp với nội dung giáo dục cụ thể Vì vậy chúng tôithường xuyên sinh hoạt thăm lớp dự giờ của đồng nghiệp để học tập và xâydựng thống nhất cách thực hiện phương pháp đổi mới giảng dạy cho tất cả cácmôn học cho phù hợp để tìm ra con đường chuyển tải chính thức tới học sinhbằng con đường nhanh nhất, ngắn gọn nhất Cần nghiên cứu, tìm hiểu để nắmđược yêu câu của việc dạy toán nói chung và giải toán có lời văn nói riêng.Đồng thời nắm được những thiếu sót của học sinh trong giải toán có lời văn

7.2.7 Chuẩn bị cho giờ dạy giải toán theo phương pháp đổi mới đạt kết quả.

Để có được giờ dạy giải toán theo phương pháp đổi mới đạt kết quả tốt,phát huy được tính tích cực của học sinh thì giáo viên phải có thiết kế cụ thể rõràng, nó sẽ quyết định lớn đến chất lượng giờ dạy và đồng thời giáo viên cũng làngười tổ chức, hướng dẫn thiết kế cho từng học sinh Mọi học sinh đều chủ động

Trang 11

học tập và phát triển cao nhất, chính vì lẽ đó cả 2 đối tượng thầy và trò đều phải

có sự chuẩn bị chu đáo

1 Sự chuẩn bị của giáo viên:

Trước khi dạy bất cứ một loại giải nào, trong tổ chúng tôi đều thống nhất

là dành thời gian kĩ lưỡng về tất cả các bài tập của dạng toán đó, từ bài giảngđến bài luyện, từ bài trong sách giáo khoa đến bài trong vở bài tập để thấy đượcphương pháp giảng dạy phù hợp, ngắn gọn, học sinh dễ tiếp thu, giáo viên nói ít

và chọn được những bài thêm để nâng cao kiến thức đối với đối tượng học sinhkhá, giỏi dạy Đồng thời cũng lường trước được chỗ học sinh hay vướng mắctrong khi thực hành giải loại toán đó mà giáo viên lưu ý trong giảng dạy

- Khi dạy học sinh giải các bài toán có lời văn giáo viên cần dẫn dắt họcsinh đi từ đơn giản đến phức tạp , cũng có khi điều kiện bài toán còn khó hiểulàm cho học sinh hay bị nhầm lẫn về câu trả lời hoặc về phép tính hay đáp số.hoặc như các bài toán giải bằng nhiều phép tính mà yêu cầu giải bằng hai cách( ví dụ : Các bài toán có lời văn vận dụng kiến thức Nhân một số với một tổnghoặc hiệu ; Nhân ( chia) một số với một tích, )thì các em còn hay nhầm nhưgiải gộp các phép tính thành một biểu thức có chứa nhiều phép tính nhưngbước tính thì vẫn như nhau Chính vì vậy khi dạy học sinh giải các bài toán nàygiáo viên cần phân biệt cho học sinh rõ yêu cầu cụ thể , nhấn mạnh cho học sinhnắm chắc quy tắc hay công thức giải cụ thể Do đó , giáo viên cần giúp học sinh:

+ Xác định rõ nội dung bài tập

+ Xác định các từ ngữ quan trọng ( gạch chân dưới các từ ngữ : nhiều hơn,

ít hơn, gấp , giảm, tổng , )

+ Các yếu tố cho sẵn trong bài

+ Yêu cầu của bài

+ Xác định các kiến thức cần vận dụng để giải bài toán

Từ đó giáo viên hướng cho học sinh cách giải bài toán đó Trên cơ sở đóhọc sinh sẽ nắm cách giải đặc trưng của loại toán này Để củng cố được kĩ năng

và kiến thức của loại toán này, tôi cho các em tự đặt đề toán theo loại toán đó

Trang 12

đồng thời chọn các bài toán khó cho học sinh có năng khiếu về môn Toán (ápdụng vào tiết luyện tập hay buổi dạy riêng biệt đối với học sinh năng khiếu).

* Củng cố lại một số dạng bài toán lớp 4 :

a Khi dạy loại: "Bài toán tìm hai số khi biết tổng ( hiệu )và tỉ số của hai

số đó" Đây là loại toán giải khó đối với học sinh lớp 4 nên giáo viên phải giúp

học sinh nhớ lại các bước:

+ Xác định được tổng ( hiệu ), tỉ số đã cho

+ Xác định được hai số phải tìm là số nào?

Từ đó hướng tới phương pháp giải chung là ( phương pháp giải bài toán):

- Tìm tổng (hiệu ) số phần bằng nhau

- Tìm giá trị của một phân bằng lấy tổng ( hiệu ) của hai số chia cho tổng( hiệu )số phần bằng nhau, rồi dựa vào mối quan hệ giữa tỉ số của hai số của hai

số mà tìm ra giá trị của mỗi số phải tìm

b Đối với dạng bài toán " Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó

Giáo viên phải giúp học sinh củng cố lại kiến thức và các bước giải:

+ Xác định được tổng - hiệu đã cho

+ Xác định được hai số phải tìm là số nào?

- Từ đó hướng tới phương pháp giải chung là ( phương pháp giải bàitoán):

- Tìm hai lần số lớn bằng cách lấy Tổng + Hiệu ( hay hai lần số bé bằngcách lấy Tổng - Hiệu )

- Tìm giá trị của số lớn bằng lấy hai lần số lớn chia cho hai và số bé bằngcách lấy số lớn trừ đi hiệu của hai số chia cho tổng ( hoặc tìm sáô bé trước bằngcách lấy hai lần số bé chia cho hai và số lớn bằng cách lấy số bé cộng với hiệucủa hai số )

c Đối với dạng bài toán " Tìm số trung bình cộng.

Đây là loại toán giải khó đối với học sinh lớp 4 nên giáo viên phải giúp học sinh:

+ Xác định được cần tìm trung bình cộng của loại đơn vị đo, danh số nào.+ Xác định được hướng giải quyết vấn đề

Từ đó hướng tới phương pháp giải chung là ( phương pháp giải bài toán):

Trang 13

Trên cơ sở đó học sinh sẽ nắm cách giải đặc trưng của loại toán này

d Các bài toán có nội dung hình học đều thuộc các dạng toán có lời văn

đã học : Tổng - Hiệu ; Tổng - Tỉ ; Hiệu - Tỉ ; Trung bình cộng Chính vì vậy

khi giải các bài toán có nội dung hình học thì trước đó giáo viên cần phải giúpcho học sinh nắm vững cách giải các bài toán có lời văn trên, để từ đó các emvận dụng vào giải các bài toán có nội dung hình học

Để củng cố được kĩ năng và kiến thức của loại toán này, tôi cho các em tự đặt

đề toán theo loại toán đó đồng thời chọn các bài toán khó cho học sinh khá, giỏi(áp dụng vào tiết luyện tập hay buổi dạy riêng biệt đối với học sinh khá, giỏi)

* Ở lớp 5 :

a, Khi dạy dạng bài toán liên quan đến “đại lượng tỉ lệ thuận” và “đạilượng tỉ lệ nghịch” Phân biệt thật rõ trong trường hợp nào các đại lượng làthuận, trong trường hợp nào các đại lượng tỉ lệ nghịch Giúp HS hiểu rõ các cáchgiải dạng bài toán này Khuyến khích HS có thể tự lấy ví dụ về các dạng bài này.Dạng bài này được học trong 2 tiết:

- Tiết 1: Ôn tập và bổ sung về giải toán, chính là các dạng bài liên quanđến đại lượng thuận, phát triển từ bài toán “rút về đơn vị” ở lớp 3

- Tiết 2: Ôn tập và bổ sung về giải toán tiếp theo, cũng chính là các dạngbài liên quan đến đại lượng nghịch, phát triển từ bài toán “rút về đơn vị” ở lớp 3

b Khi dạy các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm : Riêng các bài toán

về tỉ số phần trăm các em được học bài mới trong 3 tiết với 3 dạng cơ bản sau:

- Tiết 1 : Tìm tỉ số phần trăm của hai số a và b

- Tiết 2 : Tìm a% của một số b

- Tiết 3 : Biết a% của một số là b Tìm số đó

Riêng đối với các bài toán về tỉ số phần trăm, để học sinh làm tốt được cácbài toán này thì giáo viên cần giúp cho học sinh nắm chắc 4 kĩ năng ( + , - ,

x , : ) đối với số thập phân ( đặc biệt là phép nhân và chia )

c Khi dạy các bài toán chuyển động, các em học trong 3 tiết :

- Tiết 1 : Vận tốc

- Tiết 2 : Quãng đường

Trang 14

- Tiết 3 : Thời gian

Để dạy tốt các bài toán về chuyển động thì giáo viên cần chuẩn bị cho họcsinh nắm chắc các đơn vị đo thời gian, cách đổi đơn vị đo thời gian từ số tựnhiên sang số thập phân, phân số và ngược lại

d Khi dạy các bài toán có nội dung hình học : Ngoài việc cần phải chohọc sinh nắm chắc các quy tắc , công thức tính chu vi , diện tích , diện tích xungquanh, diện tích toàn phần, thể tích của các hình đã học thì giáo viên phải giúpcho học sinh có kiến thức thực tế về hình học

Tất cả sự chuẩn bị trên của giáo viên đều được thể hiện cụ thể trên bàisoạn đủ các bước, đủ các yêu cầu và thể hiện được công việc của thầy và tròtrong giờ giải toán

2 Sự chuẩn bị của học sinh:

Đối với học sinh đã đạt được giáo dục và bồi dưỡng ý thức thích học toán,

có thú vị, hào hứng trong hoạt động học toán, có phương pháp học bộ môn toán,

có thao tác về giải toán phải có đầy đủ các dụng cụ học toán và chuẩn bị đầy đủcho phù hợp với từng tiết học Đối với học sinh khá, giỏi trong những buổi bồidưỡng riêng biệt cần có thêm sách giáo khoa về luyện giải, sách giáo khoa nângcao

Song không thể thiếu được những kiến thức về toán học có hệ thống logic

từ lớp dưới, từ bài học trước phải chắc chắn làm cơ sở, nền tảng giúp học sinh tựtin trong hoạt động thực hành, trong việc tiếp thu kiến thức Ví dụ như khi họcgiải toán về "Tỉ số phần trăm" thì các em đã được nhớ “về tỉ” số và hiểu về “tỉ

số phần trăm”

Chính vì sự liên quan hệ thống giữa kiến thức đã học với kiến thức mớinên học sinh phải làm hết và đầy đủ các bài tập, học thuộc các quy tắc, côngthức toán Để học sinh cã thói quen học bài, làm bài đầy đủ chúng tôi đã thốngnhất với giáo viên trong tổ là bố trí mỗi bàn có một bàn trưởng là học sinh khátoán, thường xuyên kiểm tra bài học, bài làm ở nhà của các bạn trong bàn vàogiờ ôn bài , soát bài và chỉ ra chỗ đúng sai trong bài tập của bạn giúp bạn cùngtiến bộ (xây dựng đôi bạn cùng tiến )

Trang 15

7.2,8 Nắm vững quy trình thực hiện khi dạy giải toán có lời văn.

- Giải toán đối với học sinh là một hoạt động trí tuệ khó khăn, phức tạp.Việc hình thành kỹ năng giải toán hơn nhiều so với kĩ năng tính vì bài toán giải

là sự kết hợp đa dạng hoá nhiều khái niệm quan hệ toán học, chính vì vậy đặctrưng đó mà giáo viên cần phải hướng dẫn cho học sinh có được thao tác chungtrong quá trình giải toán sau:

+ Bước 1: Đọc kỹ đề bài: Có đọc kỹ đề bài học sinh mới tập trung suynghĩ về ý nghĩa nội dung của bàit oán và đặc biệt chú ý đến câu hỏi bài toán.Chúng tôi có rèn cho học sinh thói quen chưa hiểu đề toán thì chưa tìm cáchgiải Khi giải bài toán ít nhất đọc từ 2 đến 3 lần

+ Bước 2: Phân tích tóm tắt đề toán Tìm cách giải bài toán, thiết lập trình

tự giải và lưa chọn phép tính trhích hợp

Để biết bài toán cho biết gì? Hỏi gì? (tức là yêu cầu gì?)

Đây chính là trình bày lại một cách ngắn gọn, cô đọng phần đã cho vàphần phải tìm của bài toán để làm rõ nổi bật trọng tâm, thể hiện bản chất toánhọc của bài toán, được thể hiện dưới dạng câu văn ngắn gọn hoặc dưới dạng các

sơ đồ đoạn thẳng

+ Bước 3: Trình bày bài giải: Trình bày lời giải (nói - viết) phép tínhtương ứng, đáp số, kiểm tra lời giải (giải xong bài toán cần thử xem đáp số tìmđược có trả lời đúng câu hỏi của bài toán, có phù hợp với các điều kiện của bàitoán không? (trong một số trường hợp nên thử xem có cách giải khác gọn hơn,hay hơn không?

+ Bước 4 : Thứ lại , kiểm tra xem kết quả của bài toán với các yếu tố chosẵn có khớp với nhau không

7.3 NHỮNG BIỆN PHÁP – GIẢI PHÁP CỤ THỂ Ở TỪNG DẠNG TOÁN

7.3.1 Những bài toán có lời văn các em đã được làm quen từ lớp 1, 2, 3

nhưng chưa được xây dựng thành các dạng toán cơ bản Đến lớp 4 – 5 nhữngbài toán có lời văn đã được đưa thành các dạng toán cơ bản và được xây dựngthành các bước giải cụ thể , rõ ràng Trên cơ sở đó học sinh khá giỏi vận dụng

Ngày đăng: 10/02/2019, 16:15

w