Với hương vi đa dạng, phong phú đủ các loại như socola, hoa quả đi kèm với thứ trân châu dai dai lạ miệng, trà sữa trở thành món yêu thích của đa số các em học sinh, sinh viên thời bấy g
Trang 1Thuyết trình Vi Mô: Thị trường trà sữa Việt Nam
I Trà sữa xưa và nay.
1.Trà sữa xưa.
( Khoảng 2007, 2008, trà sữa chính thức xuất hiện và bùng lên thành một “cơn sốt” trong giới trẻ dưới một tên gọi chung: Trà sữa Đài Loan Với hương vi đa dạng, phong phú đủ các loại như socola, hoa quả đi kèm với thứ trân châu dai dai lạ miệng, trà sữa trở thành món yêu thích của đa số các em học sinh, sinh viên thời bấy giờ vì mức giá rất rẻ chỉ từ 10 đến 15 ngàn một cốc Bắt được xu hướng này, hàng loạt cửa hàng trà sữa mọc lên “như nấm sau mưa”
Đa số trên thị trường lúc đó là các hộ kinh doanh trà sữa tự phát nhỏ lẻ dưới hình thức xe đẩy hoặc cửa hàng chỉ với vài ba ghế nhựa cho khách Quy trình quản lý bán hàng thì sơ sài và thiếu tính chuyên nghiệp Tuy nhiên, nguyên nhân chính dẫn dến sự biến mất của cơn sốt này chính là ở nguồn gốc nguyên liệu của các cốc trà sữa Số lượng tăng quá nhanh, chất lượng khó kiểm soát, nhiều loại bột trà, bột sữa kém chất lượng và mất an toàn vệ sinh thực phẩm đã bị các cơ quan chức năng và truyền thông “phanh phui” Báo đài và truyền hình đưa tin về những cốc trà sữa bẩn đang từng ngày ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng Những vụ việc trên đã đánh mất lòng tin của những người yêu thích trà sữa Các bậc phụ huynh cấm con cái của mình mua loại đồ uống này Trước thái độ quan ngại và tẩy chay của người tiêu dùng, dường như cơn sốt trà sữa không lâu sau đã
gần như bị xóa sổ trên thị trường.) -> Phần sườn, dành cho người thuyết trình và người làm máy đọc ko đưa lên slide
*Phần đưa lên slide theo trình tự sau:
- Ảnh TSX1 ( Năm bùng nổ)
- Ảnh TSX2 ( Minh họa cơn sốt trà sữa 2007-2008)
- Ảnh TSX3 ( Minh họa trà sữa kiểu cũ), gắn các đặc điểm sau xung quang ảnh TSX3:
+ Hương vị đơn giản, dễ nhận biết, thường lấy từ các loại siro mập mờ về nguồn gốc xuất xứ ( kèm ảnh TSX3.1)
+ Topping: Trân trâu, thạch đóng hộp sẵn ( kèm ảnh TSX3.2 + 3)
+ Giá cả rẻ chỉ từ 10k->15k
- Ảnh TSX4 ( Minh họa hình thức kinh doanh nhỏ lẻ tự phát), gắn các đặc điểm sau xung quanh
ảnh TSX4:
+ Nhỏ lẻ tự phát
+ Quy trình sản xuất sơ sài
- Ảnh trình bày theo trình tự TSX5 ( số lượng tăng nhanh) -> TSX6 ( Chất lượng kém) -> TSX7 ( mất lòng tin người tiêu dùng) -> TSX8 ( thất bại bị tẩy chay)
2 Sự trở lại đầy mạnh mẽ.
Trang 2( Tưởng như thứ nước giải khát này đã bị người tiêu dùng cho vào quên lãng, thế nhưng, trong một vài năm trở lại đây, thị trường đã chứng kiến sự trở lại đầy mạnh mẽ của trà sữa Người tiêu dùng dường như đã lấy lại niềm tin với món đồ uống này Thậm chí, trong lần này, nó còn có sức ảnh
hưởng và lan tỏa mạnh mẽ hơn so với giai đoạn trước) -> Ảnh TSN1 ( ảnh mở đầu phần I-2)
( Dạo quanh những con phố lớn đông đúc người qua lại như Bà Triệu, Phố Huế, Nguyễn Hữu Huân ở
Hà Nội không khó để bắt gặp một cửa hàng trà sữa, thậm chí, chỉ một con phố mà có đến 6, 7 thương hiệu khác nhau Những chuỗi lớn như Toco Toco, Ding tea, số lượng cửa hàng đã lên đến hơn 50 điểm bán Khi đã có được sự yêu thích của người tiêu dùng thì việc mở rộng thành chuỗi chỉ
là vấn đề sớm hay muộn
Theo thông tin chia sẻ từ một người đang kinh doanh trà sữa, trung bình một ngày họ cung cấp khoảng 200-300 cốc trà sữa, còn với những thương hiệu lớn khác trong ngày khai trương có thể lên đến 1000 cốc Các thương hiệu như Gong Cha hay Share Tea – những thương hiệu đã rất thành công trên thị trường khó tính như Châu Âu và khi mở quán trà sữa đầu tiên ở Việt Nam, hàng trăm người sẵn sàng xếp hàng dài chờ đợi và thậm chí, họ còn giới hạn số lượng cốc một người được mua Như vậy, có thể thấy sức tiêu thụ của thứ đồ uống này là rất lớn Trên thực tế, giá thành của một ly trà sữa hiện nay trung bình khoảng từ 30-60 ngàn, gấp từ 2 -3 lần so với trước đây, trong khi đó chi phí nguyên liệu cho một ly trà sữa lại không quá cao Chi phí thì thấp lợi nhuận thì lớn, vì thế, đây có thể xem là lí do tại sao “người người nhà nhà” lại lựa chọn kinh doanh trà sữa để khởi nghiệp)
*Phần đưa lên slide theo trình tự:
Biểu hiện:
+ Có nhiều điểm bán hàng, kèm ảnh TSN2+3+4+5
+ Sô lượng tiêu thụ hàng hóa lớn:
* (200-300 cốc/ngày) kèm ảnh TSN6+7
* ( vào ngày khai trương có thể lên tới 1000 cốc/ngày) kèm ảnh TSN8
+ Sức thu hút người tiêu dùng lớn -> Ảnh TSN9+10+11 ( cảnh xếp hàng mua trà sữa)
+ Giá thành tăng gấp 2 đến 3 lần -> Ảnh TSN12
II Chìa khóa thành công của thị trường Trà sữa.
1.Chất Lượng
( Bài học đầu tiên rút ra từ sự thất bại trước đây chính là tốc độ phát triển cần đi kèm với chất lượng Muốn thương hiệu tồn tại lâu dài thì càng cần quan tâm kỹ lượng tới sản phẩm Khi quay trở lại thị trường, bài toán lớn nhất mà các thương hiệu trà sữa cần phải giải quyết là xây dựng lại niềm tin, gạt
bỏ nỗi lo về chất lượng cho người tiêu dùng Nếu như trước đây trà sữa chủ yếu được pha bằng bột trà và bột sữa – những nguồn nguyên liệu không rõ nguồn gốc thì nay được thay thế bằng trà và sữa tươi Khi khách hàng đến order, sau đó nhân viên mới đi pha trà chứ không làm sẵn
Không chỉ dừng lại ở việc cải tiến chất lượng trà và sữa mà các quán còn bổ sung thêm rất nhiều các loại topping kèm trong mỗi cốc Theo báo cáo dự đoán của một bên nghiên cứu thị trường, người Việt thích sử dụng những loại đồ uống có thứ nhai được bên trong Nắm bắt điều này, nhiều người
có kinh nghiệm kinh doanh trà sữa đã nghĩ ra những thứ topping độc đáo như trân châu trắng, trân
châu sợi, pudding xoài, rau câu)
Trang 3*Phần đưa lên slide theo trình tự
- Bột trà, bột sữa được thay thế bằng nước trà và sữa tươi -> Ảnh CL1+2
- Đa dạng chủng loại đồ uống trên Menu -> Ảnh CL3+4
- Khách order xong mới pha trực tiếp -> Ảnh CL5
- Thêm nhiều loại Topping độc đáo: -> Ảnh CL6+7+8+9
2.Đáp ứng được kỳ vọng người tiêu dùng.
( Việc xây dựng thương hiệu cũng được nhiều người kinh doanh trà sữa coi trọng hơn Nếu so với trước đây, bao bì đóng thô sơ với những hình hoạt hình kém chuyên nghiệp thì nay, mỗi cốc trà sữa đều có logo và thiết kế mang đậm dấu ấn riêng Nhiều quán có trang bị máy in tem nhãn trà sữa để ghi chú cẩn thận những thông tin về tên sản phẩm, lượng đường, đá hay topping kèm theo)
* Đưa lên slide các gạch đầu dòng và ảnh, không đưa những phần đóng mở ngoặc
- Mỗi cốc trà sữa cảu một hãng trà sữa lại mang một thiết kế, một logo đặc trưng -> Ảnh KV1+2+3
- Các tem trên cốc ghi chi tiết các thông tin như: vị, size, topping, lượng đường đá như yếu cầu -> Ảnh KV4+5
- Dịch vụ chăm sóc khách hàng -> Ảnh KV6+7+8+9
( Dắt xe cho khách: khách hàng sẽ cảm thấy được tôn trọng và muốn quay trở lại
Chào hỏi, hướng dẫn khách: khách đi mấy người, khách muốn ngồi ở vị trí như thế nào?
Và bố trí chỗ ngồi hợp lý
Chuẩn bị sẵn đồ uống, đồ khai vị (nói chung với các nhà hàng, không nên áp dụng với trà sữa)
Tư vấn hướng dẫn khách chọn menu: nhân viên cần nắm rõ menu để tư vấn khách chọn đồ
Pha chế nhanh, kịp thời: để khách hàng chờ quá lâu là một điều tối kị, khách hàng sẽ không kiên nhẫn để tới cửa hàng của bạn vào lần sau
Tối ưu thời gian thanh toán
Tạo các chương trình khuyến mãi: tránh tình trạng khuyến mãi “treo đầu dê bán thịt chó”, tăng giá sản phẩm rồi giảm giá
Chào hỏi khi khách ra về: hỏi khách xem có hài lòng với thức uống không, có góp ý gì không và hẹn gặp lại khách vào lần sau )
- Cơ sở hạ tầng, cảnh quanh hiện đại, không gian mở, thiết kế phù hợp với mọi mục đích công việc
-> Ảnh KV10+ 11+12
Trang 43 Chiễn dịch marketing, quảng cáo rộng rãi, đúng địa điểm.
- Đẩy mạnh quảng cáo qua các phương tiện truyền thông: facebook, instagram,… -> Ảnh CD1+2
- Phát các tờ rơi, giới thiệu, chương trình giảm giá tại các cổng trường học (đánh vào đối tượng tiêu thụ
trà sữa lớn nhất hiện nay: học sinh, sinh viên) -> Ảnh CD3
III Phía sau ánh hào quang
Video
IV Giải pháp trà sữa an toàn.
Cococha.