1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Văn độc đáo

9 289 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Đây là những tác phầm kinh điển : Kim Lân nhặt được vợ Không rõ do sức ép của những ngày ôn thi căng thẳng, do sự lơ là, chểnh mảng đến học tập, nhiều thí sinh đã có những "nhầm lẫn" hết sức phi lý trong bài làm. Với yêu cầu của đề: "Nhận xét ngắn gọn về tình huống độc đáo trong truyện "Vợ nhặt" của Kim Lân", nhiều bài làm đã có những biến tấu độc đáo. "Kim Lân là nhà thơ lớn của dân tộc. Ông có rất nhiều tác phẩm châm biếm, đả kích một cách tích cực trong xã hội cũ. Nhưng cái mà người ta nói nhiều về Kim Lân vẫn là những vở kịch, những bi kịch của xã hội cũ. Tác phẩm được coi là tác phẩm tiêu biểu của ông nói lên tấn bi kịch của xã hội phong kiến lúc bấy giờ người ta vẫn phải nói đến đó là tác phẩm Vợ nhặt". Chưa nói đến lỗi về cách thức diễn đạt, kiến thức về tác giả Kim Lân của thí sinh có hẳn là sự "nhầm lẫn" hay là kết quả của một cách học "cưỡi ngựa xem hoa"? Tai hại hơn, có em còn hùng hồn khẳng định: "Kim Lân nhặt được vợ về, tuy không có gì nhưng ông cũng rất chăm lo cho gia đình, không như bao kẻ ích kỷ khác bỏ bê vợ con". Nếu đọc được những câu văn trên, có lẽ nhà văn sẽ giật mình xem lại đời tư. Nhưng như thế vẫn còn may bởi em HS vẫn nhớ được mang máng cái gì liên quan đến chuyện nhặt vợ. Có em hồn nhiên "trèo" từ tác phẩm này sang tác phẩm khác: "Tình huống truyện độc đáo mà Kim Lân tạo ra trong truyện "Vợ nhặt" là chi tiết Mị cởi trói cho A Phủ". Và suốt 2 mặt giấy, thí sinh mải mê với sức sống tiềm tàng của Mị, gạt hẳn người vợ nhặt tội nghiệp trong tác phẩm của Kim Lân vào dĩ vãng. "Vợ nhặt" có văn hóa ẩm thực cao? Chưa hết, nhiều em học sinh đã cảm hứng phóng tác "Vợ nhặt": "Tràng là 1 nhân vật mà tác giả đã đặt anh ta là người kéo xe bò chuyên đi lượm xác người chết. Một công việc tưởng chừng đáng sợ như vậy nhưng ngày nào anh ta cũng đi khắp nơi thu lượm xác người chết vì đói, vì bệnh tật". Tội nghiệp, có lẽ cái chết của nạn đói năm 45 đã ám ảnh thí sinh quá nhiều chăng? Cuộc gặp gỡ giữa Tràng và người vợ cũng được thí sinh lưu tâm đến: "Trên đường về, Tràng nhìn thấy một người như sắp chết vì đói. Tràng bế cô gái lạ về nhà mình và cứu sống cô gái. Cô gái ở lại với Tràng và đền ơn Tràng bằng cách làm vợ anh". Thật là một cuộc duyên tình vừa éo le, vừa xúc động, đượm chất thơ của cổ tích. Lại có em tưởng tượng về một cuộc gặp hiện đại hơn: "Có một lần anh bắt gặp một người con gái đi lang thang trong làng. Anh nhìn thấy mà thương, đã mời chị vào một quán gần đó". Thí sinh còn bình phẩm rất "tinh tế" về hành động của thị: "Hành động ăn xong bốn bát bánh đúc, gạt đôi đũa quanh miệng chứng tỏ thị là người có văn hóa, có khả năng ẩm thực cao". Chiến sĩ sống trên mây gió! Bài thơ "Việt Bắc" của nhà thơ Tố Hữu cũng chung số phận với tác phẩm trên. Về câu thơ: "Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù", HS đưa ra nhiều cách cảm nhận khá thú vị: "Những chiến sỹ đã được sống trên mây, trên gió, các anh xuống trần gian để khai sáng cho nhân loại". "Khi ra đi, người chiến sỹ luôn có mối bận tâm, lo lắng về quê nhà. Anh không ở nhà để cùng mẹ già, vợ con vượt qua những thiên tai bất ngờ của tự nhiên như mưa nguồn, suối lũ". Chẳng sung sướng gì hơn "Vợ nhặt" của Kim Lân, "Người lái đò sông Đà" của Nguyễn Tuân cũng đã được thí sinh bình luận bằng cái nhìn hết sức độc đáo: "Dòng sông Đà như một người phụ nữ hung dữ mà người lái đò là một đấng nam nhi đã cảm hóa được người phụ nữ hung dữ ấy đi theo mình". "Nhắc đến người lái đò, chúng ta nghĩ ngay tới hai cánh tay dài lêu nghêu, đôi chân gân guốc…". Có bài làm từ đầu đến cuối, thí sinh ngợi ca vẻ đẹp trữ tình, lãng mạn, tần tảo, lam lũ của cô gái lái đò trên sông Đà. Học sinh này đã "chuyển đổi giới tính" cho nhân vật hay chưa bao giờ đọc đến tác phẩm của Nguyễn Tuân? Những bài làm ấy chỉ là sự nhầm lẫn hay phản ánh một thực trạng đáng buồn của thí sinh? Nhiều em chưa hề đọc tác phẩm thực sự, chỉ mang máng nghe thầy cô, bạn bè nhắc tới nội dung. Trong phòng thi không thể giở tài liệu hay quay bài, các em đành phải "tưởng tượng, sáng tạo" bằng tất cả những vốn liếng ít ỏi mà mình có được. Với sự tưởng tượng này, nếu đỗ tốt nghiệp liệu các em sẽ còn phát huy khả năng của mình đến đâu? Những "quái chiêu" độc đáo Không ít những bài văn để lại ấn tượng sâu sắc với người đọc. Ấn tượng tốt đẹp cũng có, nhưng nhiều hơn là những ấn tượng kinh hoàng. Có bài văn được bắt đầu bằng những câu như pháo nổ thùng rỗng: "Thế là muôn vạn cánh chim Đưa em bay bổng đi tìm giấc mơ". hay: "Mỗi khi nhắc đến dòng sông, ta thường nhắc đến những gợn sóng, nhắc đến ánh trăng là nhớ đến những vì sao tinh tú trên bầu trời và nhắc đến Kim Lân, chúng ta không thể không nhắc đến tác phẩm Vợ nhặt". Không chỉ có cách vào đề "dịu êm", nhiều bài làm còn chép nguyên một bài thơ về tác phẩm này. Điều đáng ngạc nhiên là chép giống nhau, không sai đến một chữ: "Xin từ điển hãy thêm từ Vợ nhặt Ôi ngòi bút Kim Lân tưởng như cười như khóc Đói quay quắt vẫn yêu tha thiết con người Đám cưới nào cũng có trăm chiếc xe hơi Đám cưới anh Tràng hai hào dầu thoải mái Sáng vu quy chưa kịp về bên ngoại Cả nhà vui bên niêu cháo cám mẹ mừng Không thể nuốt mà cả nhà cứ ăn Ăn cho vợ, cho chồng, cho con nữa Ôi hạnh phúc hóa ra đơn giản thế Không tin có truyện cũ mấy chục năm Xóm ngụ cư chiều hôm ấy quây quần Tràng và vợ cứ đi với nụ cười say nhất". Có bài thi thí sinh đã hết sức tha thiết tô mực đậm chữ in hoa ở cuối bài: "Xin thầy cô nương tay giúp em, em xin cảm ơn". Có bài làm giở trò độc chiêu, viết được 4-5 dòng ở phần đầu, toàn bộ phần sau thí sinh ghi liên tiếp ba bài hát nhạc trẻ, nhạc vàng. Chưa kỳ thi tốt nghiệp nào nghiêm túc và đúng quy chế như năm nay. Cũng bởi thế chăng mà giám khảo đã đối diện với khả năng thực sự của chính học sinh? Những bài làm văn dẫu ngô nghê nhưng phản ánh một thực trạng có thật về những lỗ hổng kiến thức nghiêm trọng của học sinh. Mỗi khi chấm xong, sau những tràng cười là nỗi lòng nặng trĩu. Ruyubang_do 04-21-2008, 04:14 PM Đề bài: Một bài học sâu sắc, ý nghĩa mà cuộc sống đã tặng cho em Bài làm Đã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà bao kẻ bỏ cả cuộc đời mình theo đuổi? Phải chăng đó là kết quả hoàn hảo trong công việc, sự chính xác đến từng chi tiết? Hay đó là cách nói khác của từ thành đạt, nghĩa là có được một cuộc sống giàu sang, được mọi người nể phục? Vậy thì bạn hãy giành chút thời gian để lặng mình suy ngẫm. Cuộc sống sẽ chỉ cho bạn có những người đạt được thành công theo một cách giản dị đến bất ngờ. Thành công là khi bố và con trai có dũng khí bước vào bếp, nấu những món ăn mẹ thích nhân ngày 8-3. Món canh có thể hơi mặn, món cá sốt đáng lẽ phải có màu đỏ sậm thì lại ngả sang màu… đen cháy. Nhưng nhìn mâm cơm, mẹ vẫn cười. Bởi vì hai bố con không thể thành công trên “chiến trường” bếp núc, nhưng lại thành công khi tặng mẹ “đoá hồng” của tình yêu. Một món quà ý nghĩa hơn cả những món quà quý giá, hạnh phúc ấy long lanh in trong mắt mẹ. Thành công còn là hình ảnh một cậu bé bị dị tật ở chân, không bao giờ đi lại bình thường được. Từ nhỏ cậu đã nuôi ước mơ trở thành cầu thủ bóng đá. Sau bao nỗ lực khổ luyện, cậu bé trở thành cầu thủ dự bị trong một đội bóng nhỏ, và chưa bao giờ được chính thức ra sân. Nhưng đó không phải là thất bại. Trái lại, thành công đã nở hoa khi cậu bé năm xưa, với bao nghị lực và quyết tâm, đã chiến thắng hoàn cảnh để theo đuổi ước mơ từ ngày thơ bé. Thành công ấy, liệu có mấy người đạt được? Sau mỗi mùa thi đại học, có bao “sĩ tử” buồn rầu khi biết mình trở thành “tử sĩ”. Hai bảy điểm, cao thật đấy. Nhưng cao mà làm gì khi NV1 lấy tới hai bảy phẩy năm? Đó thật ra không phải là thất bại, chỉ là khi thành công - bị - trì – hoãn mà thôi. Cuộc sống vẫn chào đón họ với NV2, NV3. Quan trọng là họ đã nỗ lực hết sức để khẳng định mình. Đó là ý nghĩa vẹn nguyên của các kỳ thi, và cũng là bản chất của thành công. Ngày còn nhỏ, tôi đã được đọc một câu chuyện rất xúc động. Truyện kể về một cậu bé nghèo với bài văn tả lại mẹ - người phụ nữ đã che chở cuộc đời em. Cậu bé viết về một người mẹ với mái tóc pha sương, với đôi bàn tay ram ráp nhăn nheo nhưng dịu hiền và ấm áp. Cậu kết luận rằng: bà ngoại là người mẹ - người phụ nữ đã nâng đỡ em trong suốt hành trình của cuộc đời. Bài văn lạc đề, phải về nhà viết lại. Nhưng đó mới chính là một tác phẩm thành công, bởi ở đó chất chứa tình yêu thương của đứa cháu mồ côi dành cho bà ngoại. Liệu có thành công nào, tình cảm nào thiêng liêng hơn thế? Nhiều năm trước, báo chí từng vinh danh một cậu học trò nghèo thi đậu đại học với vị trí thủ khoa. Đối với cậu, đó là một thành công lớn. Nhưng có một thành công khác, lặng thầm mà lớn lao, đó là chiến thắng của một người cha gần 20 năm trời đạp xích lô nuôi con ăn học. Bao niềm tin và hi vọng hiện lên trên gương mặt vốn đã chịu nhiều khắc khổ. Và ngày con trai đậu đại học cũng là ngày tốt nghiệp khoá - học - của - một- người – cha. Tôi biết có một nữ sinh tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại ưu gần hai mươi năm trước. Với tài năng của mình, cô có thể gặt hái thành công trên con đường sự nghiệp và danh vọng. Nhưng cô sinh viên năm ấy đã chấp nhận hi sinh những cơ hội của đời mình để trở thành một người vợ đảm đang, một người mẹ dịu hiền của hai cô công chúa nhỏ. Cho tới bây giờ, khi đã là một phụ nữ trung niên, Người vẫn nói với tôi rằng: “Chăm sóc bố và hai con chu đáo, đối với mẹ đã là một thành công lớn”. Mỗi khi nghe câu nói ấy, tôi lại rơi nước mắt. Gia đình là hạnh phúc, là thành quả đẹp đẽ của đời mẹ, và chúng tôi phải cảm ơn mẹ vì điều đó. Con người luôn khát khao thành công, nhưng mù quáng theo đuổi thành công thì thật là vô nghĩa. Bạn muốn mình giàu có, muốn trở thành tỷ phú như Bill Gates? Vậy thì hãy gấp đồng tiền một cách cẩn thận rồi trao nó cho bà cụ ăn xin bên đường. Với việc làm đẹp đẽ ấy, bạn sẽ cho mọi người hiểu được bạn không chỉ giàu có về vật chất mà còn giàu có tâm hồn. Khi đó, bạn đã thực sự thành công. Cũng có khi bạn ước mơ thành công sẽ đến với mình như đến với Abramovich – ông chủ của đội bóng toàn những ngôi sao? Thành công chẳng ở đâu xa, chỉ cần bạn dành thời gian chăm sóc cho “đội bóng” của gia đình bạn. Ở đó, bạn nhận được tình yêu thương vô bờ bến, thứ mà Abramovich không nhận lại được từ những cầu thủ của ông ta. Thành công đến với mọi người một cách giản dị và ngọt ngào như thế! Bạn được sinh ra, đó là một thành công vĩ đại của cha và mẹ. Trách nhiệm của bạn là phải gìn giữ cho vẻ đẹp hoàn thiện của thành công ấy. Đừng bao giờ ủ ê nghĩ rằng cuộc sống là một chuỗi của thất bại, bởi như một giáo sư người Anh từng nói: “Cuộc sống này không có thất bại, có chăng là cách chúng ta nhìn nhận mọi việc mà thôi”. Còn đối với tôi, thành công là khi ai đó đọc được bài viết nhỏ này. Có thể sẽ chẳng được điểm cao, nhưng gửi gắm được những suy nghĩ của mình vào trang viết, với tôi, đó là một thành công. Bài thi môn Văn (tốt nghiệp THPT) của học sinh Hà Nội dù khá so với mặt bằng cả nước nhưng những lỗi mà học sinh mắc phải vẫn ngô nghê khiến giám khảo cười như mếu . Từ “râu ông nọ cắm cằm bà kia” . Lui Aragông là người Pháp vậy nhưng học sinh lại viết hồn nhiên rằng đó là một người Nga, sinh ra ở vùng Sông Đông cùng với Sôlôkhốp. Nếu không phải Sôlôkhốp thì có thí sinh lại “nhầm” Lui Aragông với Mácxim Goócki. Hay trường hợp dở khóc dở cười… trích tác phẩm của Mácxim Goócki nhưng nêu tên tác giả là Lui Aragông. Hoặc như, có học sinh nhầm Lui Aragông với Êxênin theo kiểu: một nửa của ông này (năm sinh, năm mất), một nửa của ông kia (lai lịch, thành tựu, tác phẩm). Đề thi đã nêu rõ: Nhận xét ngắn gọn về tình huống độc đáo trong truyện Vợ nhặt của Kim Lân, có thí sinh sau khi lan man đủ điều về tác phẩm liền “gán” ngay Vợ nhặt do nhà văn Nguyễn Tuân viết. Thậm chí có học sinh miêu tả rất nhiệt tình về nạn đói nhưng khẳng định đó là nạn đói năm 2000 chứ không phải nạn đói năm 1945… Tung chưởng lâm ly Viết về Người lái đò trên sông Đà, tác giả dùng từ “ông đò” để tạo ra định danh cho một con người vô danh thì có những thí sinh lại dùng “lão” lái đò, một từ để gọi nhân vật khi không có thiện cảm. Thí sinh viết: lão mới 70 tuổi nhưng trông như một chàng trai trẻ. Hay: “bọn đá” gầm ghè, trong khi đó có thí sinh lại phóng tác: “ông” lái đò trên sông Đà đã dùng hết sức bình sinh nhưng kết quả cũng chẳng có gì. Ngay cả văn phong của truyện kiếm hiệp cũng được vận dụng trong bài thi văn tốt nghiệp THPT, có thí sinh đã viết thế này: ông lái đò trên sông Đà đã dùng hết các chiêu của mình nhưng với sự hung dữ của con quái vật, ông vẫn không đủ công lực để giải quyết nó. Trong tác phẩm Việt Bắc có hình ảnh kẻ ở người đi đó là người chiến sĩ Cách mạng và chiến khu Việt Bắc nhưng có học sinh lại nhầm lẫn và phân tích đó là tình cảm của một cặp vợ chồng. Thế nên tình cảm riêng tư nam nữ, nỗi nhớ nhung của phụ nữ nhớ chồng khôn nguôi đã được phân tích triệt để… Đến bịa hoàn toàn Hiểu câu “Trám bùi để rụng, măng mai để già” như thế nào, học sinh viết rất “thô” và “lạc” như sau: “trái” măng là những sản vật đặc sắc của núi rừng Việt Bắc. Ngoài cơm chấm muối các chiến sĩ còn được thưởng thức những “củ” trám ngọt bùi, những miếng măng luộc thơm phức của người dân Việt Bắc. Nay các chiến sĩ trở về Hà Nội, người dân Việt Bắc không nỡ ăn mà vẫn “để phần” cho các chiến sĩ cách mạng đến mức rụng cả đi. Có thí sinh đã mạnh dạn thay đổi người tình cho nhân vật Chí Phèo khi nói đến tình huống độc đáo của Vợ nhặt. Thí sinh này viết mùi mẫn: Trong văn học VN, những tình yêu đẹp thường bắt đầu từ những tình huống kỳ lạ. Ví dụ những chuyện tình cảm của Chử Đồng Tử và Công chúa hay tình cảm mang đậm tính nhân đạo của Chí Phèo và Nguyệt (Nguyệt là nhân vật trong tác phẩm Mảnh trăng cuối rừng. Có thí sinh còn bịa rằng Rừng xà nu được viết trong thời kỳ chống Pháp . Nguyên nhân? Lý giải những lỗi văn chương đã nói ở trên, một nữ giám khảo cho rằng nguyên nhân do học sinh nắm kiến thức không chắc, không chăm, hoặc học vội nên bị “lú” mặc dù chương trình ngữ văn lớp 12 là không khó. Thêm nữa, do các học sinh quá quen ngôn ngữ đối đáp rút gọn, ngôn ngữ đối đáp trong chuyện tranh . vậy nên sự diễn đạt trong văn chương trở biến thành không đến đầu đến đũa, cắt xén từ ngữ. Theo cô giáo Hằng, trường THPT Việt-Đức, có nhiều yếu tố tác động tới khả năng văn chương của một học sinh. Một trong những yếu tố có tác động đầu tiên tới trẻ em là gia đình. Các gia đình có trang bị cho con em mình kiến thức văn chương từ bé hay không, có thể nhìn vào tủ sách gia đình là có thể biết được. Nhà trường, ngoài chương trình ngữ văn ở trường, cần có tủ sách học sinh đọc giữa giờ (những tác phẩm hay và ngắn chứ không phải chuyện tranh). Việc này làm không khó. Mỗi trường chỉ cần có một phòng lớn, huy động mỗi học sinh một cuốn sách; qua mấy năm là có một thư viện khổng lồ. Tuy nhiên, trên hết vẫn là niềm say mê đọc, say mê tìm hiểu văn chương của học sinh. Một lần nữa những áng văn của các cô tú, cậu tú lại khiến nhiều người sửng sốt vì lỗi chính tả, suy diễn, hổng kiến thức và cả vì "viết mà không biết viết gì" Điều đó ít nhiều phản ánh thực trạng dạy và học ở bậc phổ thông hiện nay với những bài văn thật . dễ sợ và vì sức “sáng tạo” của những cô tú, cậu tú đáng quan ngại vô cùng . Nhà văn mê . phụ nữ (!) Thật không thể liệt kê hết các lỗi chính tả mà TS mắc phải trong bài làm. Thầy Nguyễn Mạnh Hiếu, giảng viên khoa ngữ văn Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho biết trong số gần 1.000 bài thi mà thầy đã chấm (ở một hội đồng khác) có hơn 2/3 bài làm chữ viết tệ hơn cả HS tiểu học, phần đông sai chính tả đến không thể chấp nhận. Thầy Hiếu tỏ ra bức xúc: “Những cô cậu này mà cũng lấy được bằng tú tài thì thật khó hiểu. Không biết giáo viên văn phổ thông chấm như thế nào mà số này qua khỏi bậc phổ thông?”. Trong lần chấm chung (cả tổ) môn văn, một giảng viên khoa ngữ văn của Trường ĐH Sư phạm phải vất vả lắm mới đọc được nội dung, nhưng tìm mỏi mắt vẫn không thấy một dấu câu nào trong bài làm dài bốn trang của một TS dự thi khối D. Chính tả viết không đúng thì việc dùng từ sai, viết câu “què”, câu sai cấu trúc là lẽ thường. Một bài làm văn có khi sai đến gần 100 lỗi dạng này. Tôi rợn mình khi đọc những từ mà TS dùng để viết trong bài: Mị có sắc đẹp hết sức khêu gợi; nhiều nhà thơ nhà văn mê phụ nữ, Tô Hoài cũng giống họ, cũng mê Mị . (?!). Trong khi đó, chuyện lấy râu ông này cắm cằm bà kia cũng không hiếm. Cô Mị xinh đẹp như thế mà TS lại nhẫn tâm bảo rằng: Mị về làm vợ cho nhà bá hộ, vất vả như con bò tót nên Mị trở thành một thứ quái vật, người không ra người, ngợm không ra ngợm . (chuyển sang hình dáng bên ngoài của Chí Phèo, sau khi ra tù). Có một TS tỏ ra rất bất bình khi dẫn ra hoàn cảnh của A Phủ: Vì bất bình trước việc dụ dỗ con gái nhà lành, A Phủ đánh Bá Kiến, bị Lí Cường bắt về gạt nợ, trói đứng không cho đi chơi mùa xuân. Bọn chúng thật là dã man. Em đọc đến đây thì bất bình lắm, thương cho A Phủ và hận cha con nhà Bá Kiến. TS khác thì có óc “khái quát” cao hơn khi phân tích chi tiết Mị và A Phủ bị trói: Thấy chồng mình bị trói, Mị cảm thấy ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa . (đã qua đến Hịch tướng sĩ). Còn A Phủ thì sao? A Phủ thấy vợ mình (tức Mị) bị bọn nó hành hạ thì liền xách dao chạy thẳng đến nhà Bá Kiến, đâm chết Bá Kiến rồi tự sát cho chết luôn! (chi tiết này nói về Chí Phèo). Lỗi phổ biến nhất vẫn là sai về kiến thức. Các TS không ngần ngại khi cho rằng: nhà văn Tô Hoài là gương mặt quen thuộc của phong trào Thơ mới; “Tiếng hát con tàu” là bài thơ viết về chuyến tàu ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc hoặc ca ngợi những người thủy thủ anh dũng sẵn sàng lái tàu vượt đại dương đưa con người ra khơi đánh cá; Chế Lan Viên thật giỏi khi tự mình lái chiếc tàu vào Tây Bắc chở bộ đội đi đánh giặc giải phóng quê hương cách mạng; bố của Mị vay tiền nặng lãi để cưới vợ giàu sang mà không lo làm ăn nên mắc nợ, Mị phải đi chăn ngựa để trả; A Phủ đi chăn trâu để ăn lúa nhà bá hộ nên bị bắt trói vào vũng lầy đầy đỉa (Ôi!). Cũng có nhiều đoạn văn của TS đọc mãi mà tôi chẳng hiểu viết gì. Đơn cử đôi dòng trong số ấy để bạn đọc suy nghĩ hộ: Xuân Diệu sinh ra sau ngày giải phóng, chứng kiến nhiều cảnh trái tai nên không chịu được. Một hôm Xuân Quỳnh sáng tác bài thơ một từ sóng. Đó là sự giải thoát phụ nữ của ông. Còn cuộc tình của Mị được một TS kể lại như một câu chuyện thời hiện đại: Mị đẹp hơn ai hết nên rất nhiều bồ. Một hôm trời đẹp ơi là đẹp, Mị được một cậu ấm họ Lí tên là Phá Sa con ông tá điền giàu có đeo được chiếc nhẫn kim cương vào tai và cuối cùng Mị đành vui vẻ nhận và theo về nhà làm vợ luôn. Từ đó Mị sống khổ lắm như là con ngựa nuôi trong xóa bếp không ai thèm dòm tới nữa Mị đã tàn đời . TS khác thì thể hiện quyết tâm: Sóng nghĩa là tình yêu. Em đang bước vào yêu nhưng em sẽ yêu lãng mạng khi em đã hoàn thành ước nguyện bước vào ngưỡng cửa trường đại học, sẽ yêu và giữ lòng chung thủy như sóng dù em còn gặp nhiều chông gai trong yêu đương lắm lắm . “Em đâu có muốn .” Các vấn đề thời sự nóng bỏng cũng được các sĩ tử đưa vào bài làm. Có lẽ nhà văn Nguyên Ngọc sẽ rất ngạc nhiên nếu ông đọc được những dòng này: Hiện nay, nạn chặt phá rừng tràn lan trên khắp mọi miền của đất nước. Trước tai nạn đó, Nguyễn Trung Thành viết Rừng xà nu để cảnh báo mọi người, kêu gọi đừng chặt phá rừng nữa. Tôi tin chắc rằng chính tác giả cũng không thể nghĩ ra tác phẩm của mình mang “tính thời sự” như thế. Có lẽ bức xúc trước việc mua vé tàu lửa khó khăn, TS đã viết về hình ảnh con tàu trong bài Tiếng hát con tàu: Chế Lan Viên muốn ngày càng có nhiều đoàn tàu chạy từ miền Nam ra miền Bắc để phục vụ hành khách, không còn xảy ra tình trạng chen lấn khi mua vé, lên tàu như hiện nay . Ông đã mơ ước thay cho nhiều người . Khủng khiếp hơn, có bài làm từ đầu đến cuối, sáu lần TS quả quyết Xuân Quỳnh là “ông”, còn bảo rằng “ . sau Nguyễn Du, Xuân Quỳnh là nhà thơ nam hiểu rõ về phụ nữ khi viết bài thơ Sóng .”. Có đến hàng mấy chục TS gọi Xuân Diệu là bà, cô, chị, trong khi chương trình THPT phần Xuân Diệu HS được học nhiều tiết nhất trong số các nhà thơ (một bài khái quát tác giả, ba bài thơ tiêu biểu). Không những thay đổi giới tính nhà thơ, các TS còn tỏ ra “thông minh” khi tự “sáng chế” thơ và không ngần ngại gắn tên tác giả. Chẳng hạn mấy câu sau đây được TS đề tên tác giả là Xuân Diệu hết sức éo le như thế này: Làm sao định nghĩa được chữ “mi”. Có khó gì đâu mà hỏi kỳ. Hai đứa gần nhau rồi sát lại. Môi kề, mắt nhắm, thế là “mi”. Không ít bài thi bỏ giấy trắng. Cũng có nhiều bài nói nhăng nói cuội cho có chữ chứ không ra nghĩa. Một số khác xem bài thi là “diễn đàn” để bày tỏ suy nghĩ, trút cạn tâm sự của mình. Một TS thật tình rằng: “Cô ơi! Cô đừng chấm bài này, vì em đâu có biết gì mà thi, mẹ và chị em ép em nên em mới đi thi thôi chứ em đâu có muốn”. Không biết các bậc cha mẹ sẽ nghĩ gì khi đọc những dòng này? Có lẽ vì không học gì nên một TS đã ngâm ngợi mấy vần thơ trong bài làm: “Làm sao định nghĩa được trường thi? Cắn bút mà đâu biết viết gì. Đem phao nhét túi mà trật hết. Lần này chấm rớt chắc đi tu”. Có em năn nỉ thấy mà tội nghiệp: “Thầy cô chấm nương tay cho em nhờ, lần này rớt chắc là đi hoang luôn, ba em hăm dọa như vậy đấy!”. Một TS than thở: “Học 12 năm, thi ba năm rồi mà vẫn không đậu. Bữa nay cầm đề thi mà rụng rời tay chân, trật tủ nữa rồi thầy ơi, chắc rớt quá .”. Văn chương thế này mà không rớt mới lạ! P/S : Tuy là những bài viết đã cũ, nhưng giá trị hiện thực vẫn rất còn tính thời sự đấy mọi người ạ . xét ngắn gọn về tình huống độc đáo trong truyện "Vợ nhặt" của Kim Lân", nhiều bài làm đã có những biến tấu độc đáo. "Kim Lân là nhà. chiêu" độc đáo Không ít những bài văn để lại ấn tượng sâu sắc với người đọc. Ấn tượng tốt đẹp cũng có, nhưng nhiều hơn là những ấn tượng kinh hoàng. Có bài văn

Ngày đăng: 19/08/2013, 20:10

Xem thêm: Văn độc đáo

w