1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bám sát - Lớp 12, tiết 12

7 318 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 79 KB

Nội dung

Ngày soạn: 2009 Tiết 12: NGÀNH NÔNG NGHIỆP A. Mục tiêu 1. Kiến thức - Hiểu được sự phát triển và phân bố sản xuất cây lương thực – thực phẩm và sản xuất cây công nghiệp, các vật nuôi chủ yếu. - Hiểu được đặc điểm phát triển và phân bố ngành thủy sản - Biết được các vấn đề chính trong phát triển và phân bố sản xuất lâm nghiệp nước ta. 2. Kỹ năng: - Đọc và phân tích biểu đồ, BSL. - Đọc bản đồ/ lược đồ và giải thích được đặc điểm phân bố vùng chuyên canh, ngành chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp. B. Thiết bị dạy học - Bản đồ Nông - lâm - thuỷ sản Việt Nam - Biểu đồ bảng số liệu về trồng trọt và chăn nuôi (phóng to) . - Một số hình ảnh có liên quan đến thành tựu trong nông lâm thủy sản C. Phương pháp - Nêu vấn đề, đàm thoại, thảo luận,. giảng giải D. Tiến trình dạy học 1. Tổ chức 2. Bài cũ: - Phân tích đặc điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở nước ta. 3. Bài mới. Hoạt động của GV yà HS Nội dung chính Hoạt động l: thảo luận nhóm Bước 1 .GV chia lớp thành 6 nhóm và giao nhiệm vụ - Nhóm 1, 2: Tìm hiểu ngành SX lương thực + Nêu đặc điểm sản xuất và phân bố ngành lương thực: Chú ý về diện tích, mùa vụ, năng suất, SL và giá trị, nêu sự phân bố và giải thích trên bản đồ. - Nhóm 3,4: Tìm hiểu ngành SX cây công nghiệp. + Nêu diện tích, sản lượng và cơ cấu cây CN + Xác định sự phân bố và giải thích trên bản đồ. - Nhóm 5.6: Tìm hiểu ngành chăn nuôi I. NGÀNH NÔNG NGHIỆP 1. Ngành trồng trọt a. Sản xuất lương thực: - Sản xuất: + DT gieo trồng lúa trước năm 2002 tăng nhanh, hiện nay giảm nhẹ. + Cơ cấu mùa vụ có nhiều thay đổi. + Năng suất lúa tăng mạnh (năm 1990: 31,8 tạ/ ha/ năm, nay là 49 tạ/ha/năm) + Sản lượng lúa tăng mạnh (Từ 11,6 triệu tấn năm 1980, lên 36 triệu tấn năm 2006). + Bình quân lương thực có hạt trên đầu người đã hơn 470 kg/ năm. Lượng gạo xuất khẩu ở mức 3-4 triệu tấn/ năm. + Các loại màu lương thực đã trở thành cây hàng hóa. - Phân bố: ĐBSCL là vùng sản xuất lương thực lớn nhất cả nước (chiếm 50% diện tích và 50% sản lượng lúa cả nước). Đồng bằng sông Hồng là vùng lớn thứ hai, có năng suất lúa cao nhất cả nước. + Số lượng, giá trị + XĐ sự phân bố và giải thích trên BĐ Bước 2 HS thảo luận và báo cáo Bước 3 GV chuẩn kiến thức b. Sản xuất cây thực phẩm (SGK) c. Sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả: * Cây công nghiệp: Hiện trạng: - Chủ yếu là cây công nghiệp nhiệt đới, ngoài ra còn có một số cây nguồn gốc cận nhiệt. - Tổng diện tích gieo trồng cây công nghiệp năm 2005 là khoảng 2,5 triệu ha, trong đó diện tích cây công nghiệp lâu năm hơn 1,6 triệu ha (chiếm hơn 65%). Các cây công nghiệp lâu năm chủ yếu: - Cà phê: chủ yếu ở Tây Nguyên, ngoài ra ở Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ. Cà phê chè mới được trồng nhiều ở Tây Bắc. - Cao su: chủ yếu ở Đông Nam Bộ, ngoài ra ở Tây Nguyên, một số tỉnh Duyên hải miền Trung. - Hồ tiêu: chủ yếu ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Duyên hải miền Trung. - Điều: Đông Nam Bộ. - Dừa: Đồng bằng sông Cửu Long. - Chè: Trung du và miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên (ở tỉnh Lâm Đồng). Các Cây công nghiệp hàng năm chủ yếu: - Mía: Các vùng chuyên canh được phát triển ở đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và Duyên hải miền Trung. - Lạc: Trồng nhiều trên các đồng bằng Thanh – Nghệ – Tĩnh, trên đất xám bạc màu ở Đông Nam Bộ và ở Đắk Lắk. - Đậu tương: Được trồng nhiều ở trung du và miền núi Bắc Bộ, gần đây được phát triển mạnh ở Đắk Lắk, Hà Tây và Đồng Tháp. - Đay: Đồng bằng sông Hồng. - Cói: Ven biển Ninh Bình, Thanh Hóa. * Cây ăn quả: - Vùng cây ăn quả lớn nhất là đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ. - Những cây ăn quả được trồng tập trung nhất là chuối, cam, xoài, nhãn, vải, chôm chôm và dứa. 2. Ngành chăn nuôi . a. Chăn nuôi Lợn và gia cầm: Là nguồn cung cấp thịt chủ yếu. Hoạt động 2: Nhóm Bước 1 GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ - Nhóm 1, 2: Tìm hiểu ngành thủy sản + Cơ cấu ngành + Sản lượng thủy sản. + Cơ cấu giá trị và sản lượng + Vùng khai thác và nuôi trồng chủ yếu, giải thích sự phân bố - Nhóm 3,4: Tìm hiểu ngành lâm nghiệp + Cấu trúc ngành lâm nghiệp + Sản lượng khai thác lâm sản + Phân bố Bước 2 HS thảo luận và báo cáo Bước 3 GV chuẩn kiến thức - Đàn lợn hơn 27 triệu con (năm 2005), cung cấp trên 3/4 sản lượng thịt các loại, gia cầm tăng mạnh, 220 triệu con (năm 2005). - Chăn nuôi lợn và gia cầm tập trung nhiều nhất ở Đồng bằng sông Hồng và ĐBSCL b. Căn nuôi gia súc ăn cỏ: Chủ yếu dựa vào các đồng cỏ tự nhiên: - Trâu: Được nuôi nhiều nhất ở TDMNBB và Bắc Trung Bộ (5,5 triệu con, năm 2005). - Bò: Được nuôi nhiều ở BTBộ, DH NTB và Tây Nguyên. Bò sữa đã phát triển khá mạnh ở ven TP. HCM, Hà Nội . Tổng đàn khoảng 50 nghìn con. - Chăn nuôi dê, cừu cũng tăng mạnh trong những năm gần đây (1314 nghìn con, năm 2005). II. NGÀNH THỦY SẢN 1. Phát triển mạnh trong những năm gần đây: - Sản lượng năm 2005 hơn 3,4 triệu tấn, lớn hơn sản lượng thịt cộng lại từ chăn nuôi gia súc, gia cầm. - Sản lượng thủy sản/đầu người hiện nay khoảng 42kg/ năm. - Nuôi trồng thủy sản chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu sản xuất và giá trị ngành thủy sản. * Khai thác thuỷ sản: - Sản lượng khai thác hải sản năm 2005 đạt 1791 nghìn tấn (gấp 2,7 lần năm 1990), trong đó riêng cá biển là 1367 nghìn tấn. Sản lượng khai thác nội địa đạt khoảng 200 nghìn tấn. - Tất cả các tỉnh giáp biển đều đẩy mạnh đánh bắt hải sản, dẫn đầu là Kiên Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Định, Bình Thuận và Cà Mau (riêng 4 tỉnh chiếm 38% sản lượng thủy sản khai thác cả nước). * Nuôi trồng thủy sản: - Nuôi tôm: + Nghề nuôi tôm nước lợ (tôm sú, tôm he, tôm rảo, .) và tôm càng xanh phát triển mạnh. Từ quảng canh sang quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh công nghiệp. + Vùng nuôi tôm lớn nhất: Đồng bằng SCL + Năm 2005, sản lượng tôm nuôi đã lên tới 327194 tấn, riêng ĐBSCL là 265.761 tấn (chiếm 81,2%). - Nuôi cá nước ngọt: + Cũng phát triển, năm 2005, sản lượng cá nuôi đã lên tới gần 1 triệu tấn, trong đó ĐBSCL hơn 0,65 triệu tấn. III. NGHÀNH LÂM NGHIỆP - Các hoạt động lâm nghiệp bao gồm: lâm sinh (trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng) và khai thác, chế biến gỗ, lâm sản. * Trồng rừng: Cả nước có khoảng 2 triệu ha rừng trồng tập trung, rừng phòng hộ. Hàng năm, cả nước trồng trên dưới 200 nghìn ha rừng tập trung. * Khai thác, chế biến gỗ và lâm sản: - Mỗi năm, khai thác khoảng 2,5 triệu m 3 gỗ, khoảng 120 triệu cây tre luồng và gần 100 triệu cây nứa. - Các sản phẩm gỗ quan trọng nhất là: gỗ tròn, gỗ xẻ, ván sàn, đồ gỗ, gỗ lạng và gỗ dán. Cả nước có hơn 400 nhà máy cưa xẻ và vài nghìn xưởng xẻ gỗ thủ công. - Công nghiệp bột giấy và giấy được phát triển. Lớn nhất là nhà máy giấy Bãi Bằng (tỉnh Phú Thọ), Liên hiệp giấy Tân Mai (Đồng Nai). - Rừng còn được khai thác để cung cấp nguồn gỗ củi và than củi. 4. Củng cố: 1. Rừng nước ta hện nay tập trung nhiều nhất ở đâu, vì sao phải bảo vệ rừng? 2. Những khó khăn để phát triển thủy sản của nước ta. 5. Dặn dò - Về làm bài tập 3,4 trang 122 SGK. Ngày soạn……/……/2009 TI T 13:Ế PHÂN B CÔNG NGHI P Ố Ệ A. M c tiêuụ 1. Kiến thức - Nhận biết được các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới việc TCLTCN của nước ta. - Nêu được đặc điểm phân bố công nghiệp Việt Nam và giải thích 2. Kĩ năng - Xác định được trên bản đồ các hinh thức TCLTCN (điểm, khu, trung tâm công nghiệp). - Phân biệt được các trung tâm công nghiệp với quy mô (hoặc ý nghĩa) khác nhau trên bản đồ. 3. Thái độ - HS thấy rõ ý thức, trách nhiệm của minh nói riêng và lôi kéo cộng đồng nói chung trong việc thực hiện chủ trương xây dựng các khu công nghiệp tập trung của Nhà nước. B. Phương tiện dạy học - Bản đồ Công nghiệp Việt Nam - Tranh ảnh, băng hình về các khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp. - Atlat Địa lí Việt Nam C. Phương pháp - Nêu vấn đề, đàm thoại, thảo luận D. Tiến trình tổ chức dạy học 1. Tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cơ bản Hoạt động 1: Cả lớp - Bước 1: * Giáo viên yêu cầu HS nhắc lại Khái niệm TCLTCN? Vai trò của TCLTCN trong sự nghiệp CNH-HĐH ở VN hiện nay? * GV yêu cầu HS quan sát hình 38 + Hãy phân tích các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới TCLTCN? + Em có đánh giá như thế nào về vai trò của hợp tác quốc tế trong sự hình thành và hoạt động của TCLTCN? - Bước 2: HS quan sát và trình bày. - Bước 3: GV gọi HS trình bày, chuẩn kiến thức Nhân tố bên ngoài có ý nghĩa đặc biệt quan trọng: trị trường và hợp tác quốc tế. Trong 1. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới TCLTCN Có 2 nhóm nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới TCLTCN - Nhóm nhân tố bên trong: + Vị trí địa lí + Tài nguyên thiên nhiên: khaóng sản, nguồn nước, tài nguyên khác + Điều kiện KT- XH: dân cư và nguồn lao động, trung tâm KT và mạng lưới đô thị, điều kiện khác - Nhóm nhân tố bên ngoài: + Thị trường + Hợp tác quốc tế: vốn, công nghệ, tổ chức quản lí hợp tác quốc tế: vốn đầu tư nước ngoài làm xuất hiện vài ngành CN mới, các KCN tập trung, các KCX; chuyển giao công nghệ đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng; chuyển giao kinh nghiệm tổ chức, quản lí mở ra nhiều cơ hội hợp tác, là tiền đề cho sự hình thành TCLTCN. Hoạt động 2: Cặp đôi - Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát Bản Đồ CN Việt Nam, hoặc Atlats ĐL Việt Nam + CMR cơ cấu công nghiệp của nước ta có sự phân hoá về mặt lãnh thổ? + Tại sao lại có sự phân hóa đó? - Bước 2: HS dựa vào BĐ và kiến thức để trả lời. - Bước 3: GV gọi HS trình bày, chuẩn kiến thức 2. Đặc điểm phân bố công nghiệp * Hoạt động công nghiệp tập trung chủ yếu ở một số khu vực: - Ở Bắc Bộ: đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước. Từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp với chuyên môn hóa khác nhau lan tỏa đi nhiều hướng dọc theo các tuyến đường giao thông huyết mạch. Hải Phòng – Hạ Long – Cẩm Phả (cơ khí – khai thác than). Đáp Cầu – Bắc Giang (vật liệu xây dựng, phân hóa học). Đông Anh – Thái Nguyên (cơ khí, luyện kim). Việt Trì – Lâm Thao (hoá chất – giấy). Sơn La – Hoà Bình (thuỷ điện). Nam Định – Ninh Bình – Thanh Hoá (dệt may, điện, vật liệu xây dựng). - Ở Nam Bộ: hình thành một dải phân bố công nghiệp, trong đó nổi lên các trung tâm công nghiệp hàng đầu cả nước như Tp. Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu . - Dọc theo Duyên hải miền Trung có các trung tâm: Đà Nẵng (quan trọng nhất), Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang . * Ở các khu vực còn lại, nhất là vùng núi, hoạt động công nghiệp phát triển chậm; phân bố rời rạc, phân tán. Chú ý : Sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp nước ta là kết quả tác động của hàng loạt nhân tố: - Những khu vực tập trung công nghiệp thường gắn liền với sự có mặt của tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động có tay nghề, thị trường, kết cấu hạ tầng và vị trí địa lý thuận lợi. - Những khu vực gặp nhiều hạn chế trong phát triển công nghiệp (trung du và miền núi) là do sự thiếu đồng bộ của các nhân tố trên, đặc biệt là giao thông vận tải. - Hiện nay, ĐNB đã trở thành vùng dẫn đầu với tỉ trọng khoảng ½ tổng giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước. Tiếp theo là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long nhưng tỉ trọng thấp hơn nhiều. 4. Củng cố : - Tại sao ĐBSH và ĐNB lại là những vùng tập trung công nghiệp dày đặc nhất cả nước? 5. Dặn dò: - Học bài, Đọc trước bài mới, Làm bài tập . nghiệp. B. Thiết bị dạy học - Bản đồ Nông - lâm - thuỷ sản Việt Nam - Biểu đồ bảng số liệu về trồng trọt và chăn nuôi (phóng to) . - Một số hình ảnh có liên. hải miền Trung. - Hồ tiêu: chủ yếu ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Duyên hải miền Trung. - Điều: Đông Nam Bộ. - Dừa: Đồng bằng sông Cửu Long. - Chè: Trung du

Ngày đăng: 19/08/2013, 19:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w