1. Trang chủ
  2. » Ngoại Ngữ

Các loại ngữ ( cụm từ) trong tiếng trung

8 397 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 388,59 KB

Nội dung

Ngữ liên hợp Ngữ liên hợp do hai hoặc nhiều từ tạo thành, giữa các từ trong ngữ không phân chính phụ, có các quan hệ ngang hàng, nối tiếp hoặc lựa chọn.. Ngữ chính phụ Ngữ chính phụ do h

Trang 1

I Các loại ngữ được phân theo cấu trúc ngữ pháp

1 Ngữ liên hợp

Ngữ liên hợp do hai hoặc nhiều từ tạo thành, giữa các từ trong ngữ không phân chính phụ, có các quan

hệ ngang hàng, nối tiếp hoặc lựa chọn

Ví dụ:

我和你 Wǒ hé nǐ: tôi và anh

读并翻译 Dú bìng fānyì: đọc và dịch

2 Ngữ chính phụ

Ngữ chính phụ do hai hoặc nhiều từ tạo thành, giữa hai từ trong ngữ có quan hệ bổ nghĩa, hạn chế, có phân biệt chính và phụ

Ví dụ:

我哥哥 Wǒ gēgē: anh trai tôi

非常干净 Fēicháng gānjìng: vô cùng sạch sẽ

能够理解 Nénggòu lǐjiě: có thể hiểu

3 Ngữ động tân

Ngữ động tân do hai từ tạo thành, từ đứng trước biểu thị hành vị động tác, từ phía sau là đối tượng bị động tác hành vi chi phối hoặc liên quan tới hành vi động tác

Ví dụ:

下雨 Xià yǔ:mưa

走了两个人 Zǒule liǎng gèrén:đã đi hai người

4 Ngữ chủ vị

Ngữ chủ vị do hai từ tạo thành, giữa hai từ có quan hệ trần thuật và bị trần thuật

Ví dụ:

Trang 2

身体好 Shēntǐ hǎo:khỏe mạnh

思想解放 Sīxiǎng jiěfàng:tư tưởng giải phóng

他高个子 Tā gāo gèzi:anh ta vóc người cao

5 Ngữ bổ sung

Ngữ bổ sung do hai từ tạo thành, từ phía trước biểu thị động tác hay tính chất, từ (hoặc ngữ) phía sai có tác dụng bổ sung, nói rõ cho từ phía trước Ví dụ:

看完 Kàn wán:xem xong

说清楚 Shuō qīngchǔ:nói rõ

6 Ngữ liên động

Ngữ liên động do hai hay nhiều động từ hoặc ngữ động từ tạo thành Từ ngữ phía sau có thể là tính từ hoặc ngữ tính từ tạo thành

Giữa các từ không có quan hệ liên hợp, chính phụ, động tân, chủ vị, bổ sung Về ý nghĩa, mỗi từ đều có quan hệ với cùng một chủ ngữ và có quan hệ với nhau

Ví dụ:

开门出去 Kāimén chūqù:mở cửa đi ra

来参观 Lái cānguān:đến tham quan

7 Ngữ kiêm ngữ

Ngữ kiêm ngữ do một ngữ động tân và một ngữ chủ vị lồng vào nhau tạo thành, tân ngữ của ngữ động tân đồng thời là chủ ngữ của ngữ chủ vị phía sau

Ví dụ:

叫他来 Jiào tā lái:gọi anh ta đến

有人敲门 Yǒurén qiāo mén:có người gõ cửa

Trong hai ví dụ trên, 他 và 人 là kiêm ngữ

Trang 3

8 Ngữ phúc chỉ (ngữ đồng vị)

Ngữ phúc chỉ do hai hoặc nhiều từ tạo thành, chúng chỉ cùng một người hay sự vật, cùng làm một thành phần câu Ngữ phúc chỉ có tính chất như ngữ danh từ

Ví dụ:

他们两个 Hai đứa chúng nó

毕业那天 Ngày tốt nghiệp

9 Ngữ giới tân

Ngữ giới tân thường do một giới từ và một danh từ, đại từ hoặc ngữ danh từ tạo thành, thường làm trạng ngữ, bổ ngữ, định ngữ trong câu

Ví dụ:

在家里(休息)(nghỉ) ở nhà

把胶卷(送给我)(tặng tôi) cuộn phim

10 Ngữ phương vị

Ngữ phương vị do phương vị từ đứng phía sau từ ngữ khác tạo thành, thường làm trạng ngữ, chủ ngữ, định ngữ, tân ngữ trong câu

Ví dụ:

床上 trên giường

柜台后便 sau quầy hàng

11 Ngữ chữ

Khi viết hoặc nói, nếu danh từ trung tâm đã xuất hiện ở trước, ở sau hoặc không cần thiết nêu ra thì có thể bỏ đi

Trong trường hợp danh từ trung tâm được lược bỏ đi, ta sẽ có ngữ chữ Ngữ này chính là do định ngữ vốn có và trợ từ kết cấu tạo thành

Ví dụ:

Trang 4

我要买上衣,让我看那件黄色的。

Wǒ yāomǎi shàngyī, ràng wǒ kàn nà jiàn huángsè de

Tôi muốn mua áo, cho tôi xem cái (áo) màu vàng kia

他有两个孩子,大的十岁,小的五岁。

Tā yǒu liǎng gè háizi, dà de shí suì, xiǎo de wǔ suì

Ông ấy có hai đứa con, đứa lớn 10 tuổi, đứa nhỏ 5 tuổi

Trong hai ví dụ trên, là các ngữ chữ

Ngữ chữ dùng để thay thế cho một danh từ, ý nghĩa và cách dùng có nó tương đương với ngữ danh từ,

có thể làm định ngữ, tân ngữ và chủ ngữ Ngữ tương đương trong tiếng Việt không thể làm chủ ngữ

Ví dụ:

她说的不是上海话。

Tiếng cô ấy nói không phải là tiếng Thượng Hải

12 Ngữ so sánh

Ngữ so sánh do trợ từ so sánh đứng sau từ ngữ khác tạo thành, thường làm vị ngữ, định ngữ, trạng ngữ,

bổ ngữ, v.v

Ví dụ:

像大海一样 như biển rộng

黑夜似得 Như đêm tối

13 Ngữ phức tạp

Các ngữ trên đều do hai hay nhiều từ tạo thành Trong thực tế có thể có các ngữ do hai hay nhiều ngữ tạo thành, nói cách khác là các loại ngữ đã nêu ở trên có thể lồng vào nhau tạo thành ngữ phức tạp

Ví dụ: 被张老师的孩子(骑去了)Bèi zhāng lǎoshī de háizi (qí qùle)

Ngữ trên là ngữ giới tân, bộ phân “tân” lại là một ngữ chính phụ

上街买菜

Trang 5

Ngữ trên là ngữ liên động, do hai ngữ động tân 上街 và 买菜

tạo thành

II Các loại ngữ phân theo chức năng ngữ pháp

1 Ngữ có tính chất danh từ (ngữ danh từ)

Ngữ có chức năng ngữ pháp tương đương với danh từ, gồm các loại nhỏ như sau:

a Ngữ chính phụ mà từ trung tâm là danh từ

Ví dụ: 学生食堂,来的人

b Ngữ liên hợp mà các thành phần là danh từ, đại từ

Ví dụ: 我们大家,张老师和他爱人

c Ngữ phúc chỉ

Ngữ do hai từ cùng chỉ chung một người, một vật, một sự việc

Ví dụ:

我们大家 Mọi người chúng ta

阮文英经理 Giám đốc Nguyễn Văn Anh

d Ngữ phương vị

Ngữ do danh từ phương vị và thành phần phụ trước nó tạo thành

Ví dụ:

我们之间 giữa chúng ta

大地上 Trên mặt đất

e Ngữ số lượng

Ngữ do số từ và danh lượng từ kết hợp tạo thành,

Ví dụ: 一间(房子),两个(朋友)

f Ngữ chữ “的”

Ngữ do trợ từ kết cấu đứng sau từ ngữ khác tạo thành

Trang 6

Ví dụ: 卖报的,我的

g Ngữ chủ vị mà phần “vị” là ngữ danh từ

Ví dụ:

他西贡人 Anh ta người Sài Gòn

他高高的个子 Cô ta dáng người cao cao

2 Ngữ có tính chất động từ (ngữ động từ)

Ngữ có chứng năng ngữ pháp tương đương với động từ, gồm các loại nhỏ dưới đây:

a Ngữ chính phụ mà từ trung tâm là động từ

Ví dụ: 不走,才来,慢慢的说

b Ngữ liên hợp mà các thành phần là động từ

Ví dụ: 读并翻译,改革开放 (cải cách mở cửa)

c Ngữ đông tân

Ví dụ: 喜欢游泳,是学生

d Ngữ bổ sung

Ví dụ: 走累,跑得很快

e Ngữ liên động

Ví dụ: 买报看,躺着抽烟

f Ngữ kiêm ngữ

Ví dụ: 请他来,有个妹妹是画家

g Ngữ chủ vị mà phần vị là động từ

Ví dụ: 思想解放

3 Ngữ có tính chất tính từ (ngữ tính từ)

Trang 7

Ngữ có chức năng ngữ pháp tương đương tính từ Gồm các loại nhỏ dưới đây:

a Ngữ chính phụ mà từ trung tâm là tính từ

Ví dụ: 很好,已经红了

b Ngữ liên hợp mà các thành phần là tính từ

Ví dụ: 又快又好

c Ngữ bổ sung mà thành phần “vị” là tính từ

Ví dụ: 漂亮极了,好的很

d Ngữ chủ vị mà phần “vị” là tính từ

Ví dụ: 身体健康,学习用功

4 Ngữ khác

Ngoài ba loại trên, còn có các loại ngữ khác như ngữ giới tân, ngữ so sánh… đã giới thiệu ở phần trên; có sách còn gọi là ngữ phó tính từ

III Các loại ngữ phân theo hình thức cố định hay tự do

Căn cứ vào hình thức cố định hoặc tự do chia làm hai loại: ngữ cố định và ngữ tự do

Ngữ cố định trong tiếng Hoa chia làm hai loại: Thục ngữ và tục ngữ Thục ngữ lại chia làm ba loại nhỏ: thành ngữ, quán ngữ và ngữ yết hậu (tiếng Việt cơ bản không có ngữ yết hậu, còn các loại khác đều có

và có rất nhiều như tiếng Hán vậy) Ví dụ:

风口浪尖 Fēngkǒulàngjiān:Đầu sóng ngọn gió (thành ngữ)

吃独食 Chīdúshí:Ăn mảnh (quán ngữ)

Trang 8

· Đặc điểm của ngữ cố định:

1 Hình thức khá cô định, không thể tùy tiện hoán đổi thành phần tạo ngữ

2 Nói chung có ý nghĩa riêng biệt, không phải là phép cộng đơn giản của ý nghĩa các thành phần Ý nghĩa riêng biệt của ngữ cố định gồm ba loại:

a Nghĩa mặt chữ Ví dụ: 量力而行 Liànglì ér xíng:lượng sức mà làm

b Nghĩa mở rộng Ví dụ: 冷眼旁观 Lěngyǎnpángguān:thờ ơ lạnh nhạt

c Nghĩa ví von Ví dụ: 青出于蓝 Qīngchūyúlán:gai ngọn nhọn hơn gai gốc

Một ngữ cố định nào đó có thể chỉ có một trong ba ý nghĩa trên, cũng có thể có hai hoặc thậm chí có ba

ý nghĩa trên

3 Chức năng ngữ pháp của ngữ cố định tương đương một thực từ

Ví dụ: 量力而行 tương đương với một động từ

4 Không ít ngữ cố định có sắc thái tình cảm tốt, xấu, trung tính

Ví dụ: 粉白黛黑 Fěn bái dài hēi:điểm phấn tô son (nghĩa tốt)

涂脂抹粉 Túzhīmǒfěn:Tô son trát phấn (nghĩa xấu)

Ngày đăng: 28/01/2019, 15:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w