1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án hóa học 10 bài 32 Hidrosunfua lưu huỳnh đioxit lưu huỳnh trioxit

7 785 8

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 204 KB

Nội dung

Giáo án hóa học 10 bài 32 Hidrosunfua lưu huỳnh đioxit lưu huỳnh trioxit . Giáo án hóa học 10 bài 32 Hidrosunfua lưu huỳnh đioxit lưu huỳnh trioxit . Giáo án hóa học 10 bài 32 Hidrosunfua lưu huỳnh đioxit lưu huỳnh trioxit

Trang 1

Tuần 28 (Từ 9/3/2015 đến 14/3/2015)

Ngày soạn: 1/3/2015

Ngày bắt đầu dạy: ………

Tiết 55

BÀI 32: HIDRO SUNFUA LƯU HUỲNH DIOXIT

LƯU HUỲNH TRIOXIT

I MỤC TIÊU

1 Kiến thức

- Hs nêu đơpch tính chất vật lý và tính chất hoá học của H2S, SO2, SO3

- HS nêu được sự giống và khác nhau về tính chất của 3 chất trên

- HS giải thích được nguyên nhân tính khử mạnh của H2S, tính oxi hoá của SO3 và tính oxi hoá, tính khử của SO2

2 Kỹ năng

HS viết được các phản ứng hoá học thể hiến tính chất của H2S, SO2, SO3

3 Phát triển năng lực

- năng lực ngôn ngữ hóa học

- năng lực giải quyết vấn đề

4 Tình cảm, thái độ

- Có lòng yêu thích bộ môn

- Có thái độ nghiêm túc trong học tập

II CHUẨN BỊ

1 Giáo viên:

- phương pháp: - phương pháp đàm thoại

- phương pháp trực quan

- phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề

- đồ dùng: giáo án

2 Học sinh

Xem trước bài mới

III TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG

1 Ổn định tổ chức

Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

2 Kiểm tra bài cũ

Tính chất hoá học của lưu huỳnh? Lấy các thí dụ chứng minh

3. Giảng bài mới

Hoạt động 1:Tìm hiểu về tính chất vật lí của hidrosunfua

GV y/c HS tính tỉ khối hơi của H2S so

với không khí, từ đó suy ra H2S nặng

hay nhẹ hơn không khí?

HS lên bảng tính tỉ khối và trả lời

GV bổ sung tính chất vật lý của H2S

A – Hidro sunfua

I Tính chất vật lý

- Hidro sunfua (H2S) là một chất khí, không màu, mùi trứng thối và rất độc

dH2S/kk = 34/29  1,17

=> H2S nặng hơn không khí 1,17 lần

- H2S tan ít trong nước

Trang 2

Hoạt động 2:Tìm hiểu về tính chất hóa học của hidrosunfua

GV: khí H2S (hidro sunfua) tan trong

nước tạo thành dung dịch axit yếu,

axit sunfuhidric (H2S)

GV viết phản ứng hoá học giữa H2S

với NaOH theo tỉ lệ

- tỉ lệ 1:1

H2S + NaOH  NaHS + H2O

Natri hidrosunfua (muối axit)

- tỉ lệ 1:2

H2S + 2NaOH  Na2S + 2H2O

Natrisunfua (muối trung hoà)

GV: H2S là một axit 2 lần axit

VD: Xác định muối tạo thành trong

các trường hợp sau:

a) Dẫn 2,24 lit H2S vào 200 ml dung

dịch NaOH 0,5M

b) Dẫn 3,36 lit H2S vào 200 ml dung

dịch NaOH 1,5M

b) Dẫn 4,48 lit H2S vào 300 ml dung

dịch NaOH 2M

GV y/c HS xác định số oxi hóa của S

trong H2S

HS trả lời: -2

Các mức oxi hoá của S?

GV: từ các mức oxi hoá của S trong

đơn chất và hợp chất hãy dự đoán tính

chất hoá học của H2S?

HS: H2S có tính khử, số oxi hoá của S

có thể tăng từ -2 lên 0, +4 hoặc +6

Gv y/c HS lấy ví dụ phản ứng giữa

H2S với chất oxi hoá là O2

GV: H2S tác dụng với oxi trong không

khí tạo thành S => dung dịch H2S để

lâu trong không khí bị vẩn đục màu

vàng

GV lấy thêm ví dụ phản ứng của H2S

với H2SO4

II Tính chất hoá học

1 Tính axit yếu

- tác dụng với bazơ => tạo 2 loại muối: muối sunfua (S2-) - là muối trung hoà và muối hidrosunfua (HS-) – là muối axit

Phản ứng của H 2 S với dung dịch kiềm: cho 2 loại muối tuỳ theo tỉ lệ

H2S + NaOH  NaHS + 2H2O Muối hidrosunfua H2S + 2NaOH  Na2S + 2H2O Muối sunfua trung hoà

2

SO

OH

n

n

1 2

HS- S2-

1 muối 2 muối 1 muối

2 Tính khử mạnh

Các mức oxi hoá: -2, 0, +4, +6

H2S + O2 (thiếu)  H2O + S H2S + O2 (dư)  H2O + SO2

3H2S + H2SO4 loãng  4S + 4H2O

Trang 3

H2S + 3H2SO4 đặc  4SO2 + 4H2O

Hoạt động 3:Tìm hiểu về trạng thái tự nhiên và điều chế hidrosunfua

GV y/c HS nghiên cứu SGK và cho

biết trạng thái tự nhiên

HS: nghiên cứu SGK và trả lời

GV đặt câu hỏi: Vì sao trong tự nhiên

có nhiều nguồn phóng thải ra khí H2S

nhưng lại không có sự tích tụ khí đó

trong không khí?

HS trả lời: Do H2S có tính khử nên bị

oxi không khí oxi hoá đến S

2H2S + O2  2H2O + 2S

Vì sao H2S không được sản xuất trong

công nghiệp?

HS trả lời: vì H2S không có ứng dụng

Nêu phương pháp điều chế H2S

III Trạng thái tự nhiên và điều chế

- H2S không được sản xuất trong công nghiệp

- Trong phòng thí nghiệm: muối sunfua + axit

2HCl + FeS  FeCl2 + H2S

GV lưu ý tính tan của muối sunfua:

- muối sunfua của kim loại kiềm,

amoni: tan trong nước

- muối sunfua của kim loại Mn :

không tan trong nước nhưng tan trong

axit

- muối sunfua của kim loại Sn :

không tan trong nước và không tan

trong axit

IV Nhận biết

PbS, CuS không tan trong axit 2HCl + CuS  không phản ứng Ngược lại:

CuCl2 + H2S  CuS + 2HCl

đen

=> nhận ra H2S nhờ dung dịch muối

Cu2+ hoặc Pb2+

4 Củng cố

Tính chất hoá học cơ bản của H2S là tính axit yếu và tính khử mạnh

? Vì sao khi bị cảm, người ta thường dùng đồ vật bằng bạc để đánh gió Miếng bạc sau khi đánh xong thường có màu đen xám?

Giải thích: Khi bị cảm, trong cơ thể người sẽ tích tụ một lượng khí H2S tương đối cao Chính lượng H2S này làm cho cơ thể mệt mỏi Khi ta dùng Ag để đánh gió, Ag sẽ tác dụng với khí H2S, làm giảm lượng H2S trong cơ thể và dần hết bệnh Miếng Ag sau khi đánh gió có màu đen xám là màu của bạc sunfua Ag2S

4Ag + 2H2S + O2  2Ag2S + 2H2O

HS chữa BT3 – SGK (Tr.138)

ptpứ: H2S + 4Cl2 + 4H2O  H2SO4 + 8HCl

=> H2S là chất khử, Cl2 là chất oxi hoá => Đáp án A

5 Hướng dẫn về nhà

Học bài và làm BT SGK

Rút kinh nghiệm bài dạy:

Trang 4

Trang 5

Tuần 28 (Từ 9/3/2015 đến 14/3/2015)

Ngày soạn: 1/3/2015

Ngày bắt đầu dạy: ………

Tiết 56

HIDRO SUNFUA LƯU HUỲNH DIOXIT

LƯU HUỲNH TRIOXIT (tiếp)

I MỤC TIÊU

1 Kiến thức

- Sự giống và khác nhau về tính chất của 3 chất trên

2 Kỹ năng

Rèn luyện kỹ năng viết các phản ứng hoá học thể hiến tính chất của H2S, SO2, SO3

3 Phát triển năng lực

- năng lực ngôn ngữ hóa học

- năng lực giải quyết vấn đề

4 Tình cảm, thái độ

- Có lòng yêu thích bộ môn

- Có thái độ nghiêm túc trong học tập

II CHUẨN BỊ

1 Giáo viên:

- phương pháp: - phương pháp đàm thoại

- phương pháp trực quan

- phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề

- đồ dùng: giáo án

2 Học sinh

Xem trước bài mới

III TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG

1 Ổn định tổ chức

Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

2 Kiểm tra bài cũ

Nêu tính chất hoá học của H2S Lấy các thí dụ minh hoạ

3. Giảng bài mới

Hoạt động 1: Tìm hiểu về lưu huỳnh đioxit

GV y/c HS tính tỉ khối hơi của SO2 so

với không khí, từ đó suy ra SO2 nặng

hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần?

HS lên bảng tính tỉ khối và trả lời

GV bổ sung tính chất vật lý của H2S

B – Lưu huỳnh dioxit

I Tính chất vật lý

- Lưu huỳnh dioxit (SO2) (khí sunfurơ) là một chất khí, không màu, mùi hắc, độc

dSO2/kk = 64/29  2,2

=> SO2 nặng hơn không khí 2,2 lần SO2 tan nhiều trong nước

Trang 6

GV: thế nào là một oxit axit?

HS: oxit axit là khi tan trong nước tạo

thành dung dịch axit

GV: khí SO2 tan trong nước tạo thành

dung dịch axit sunfurơ

GV: H2SO3 là một axit yếu (mạnh hơn

axit sunfuhidric và axit cacbonic) và là

một axit không bền, bị phân huỷ thành

SO2 và H2O

GV: H2SO3 cũng là một axit 2 lần axit

GV y/c HS viết phản ứng hoá học giữa

H2SO3 với NaOH

VD: (BT10-SGK Tr.139) Hấp thụ hoàn

toàn 12,8 gam SO2 vào 250 ml dung

dịch NaOH 1M Tính khối lượng muối

tạo thành sau phản ứng

GV y/c HS xác định số oxh của S trong

SO2 và dự đoán tính chất hoá học của

SO2?

HS: SO2 có tính khử, số oxi hoá của S

có thể tăng từ +4 lên +6, SO2 cũng có

tính oxi hoá, số oxi hoá của S có thể

giảm từ +4 xuống 0 hoăc -2

GV y/c HS lấy ví dụ phản ứng giữa

SO2 với chất oxi hoá là Br2 và xác định

số oxi hoá các nguyên tố thay đổi trong

phản ứng

GV y/c HS viết pthh của phản ứng giữa

SO2 với H2S và xác định số oxi hoá của

S trong phản ứng, từ đó cho biết vai trò

mỗi chất trong phản ứng

GV y/c HS nghiên cứu SGK và cho

biết ứng dụng và phương pháp điều chế

SO2 trong PTN cũng như trong công

nghiệp

HS: nghiên cứu SGK và trả lời

II Tính chất hoá học

1 SO 2 là một oxit axit

SO2 + H2O  H2SO3 H2SO3 + NaOH  NaHSO3 + H2O H2SO3 + 2NaOH  Na2SO3 + 2H2O

- tác dụng với bazơ => tạo 2 loại muối: muối sunfit (SO32-) và muối hidrosunfit (HSO3-)

Phản ứng của SO 2 với dung dịch kiềm: cho 2 loại muối tuỳ theo tỉ lệ

SO2 + NaOH  NaHSO3 Muối hidrosunfit SO2 + 2NaOH  Na2SO3 + H2O Muối sunfit trung hoà

2

SO

OH

n

n

1 2

HSO3- SO32-

1 muối 2 muối 1 muối

2 SO 2 là chất khử và là chất oxi hoá

a) SO2 là chất khử SO2 là chất khử khi tác dụng với có tính oxi hoá mạnh

SO2 + Br2 + H2O  H2SO4 + HBr

b) SO2 là chất oxi hoá SO2 là chất oxi hoá khi tác dụng với chất có tính khử mạnh

H2S + SO2  H2O + S

III Ứng dụng và điều chế SO 2

1 Ứng dụng

SGK

2 Điều chế SO 2

- Trong PTN:

Na2SO3 + H2SO4  Na2SO4 + H2SO3

- Trong CN: đốt S hoặc quặng pirit sắt:

Trang 7

4FeS2 + 11O2  2Fe2O3 + 8SO2

Hoạt động 2: Tìm hiểu về lưu huỳnh trioxit

GV thông báo các tính chất của SO3

GV y.c HS xác định số oxh của S trong

SO3 và nhận xét SO3 có tính oxh hay

tính khử?

GV: các tc của SO3 sẽ được học trong

phần axit H2SO4 đặc => nghiên cứu

sau

GV y/c HS nghiên cứu SGK và cho

biết ứng dụng và phương pháp điều chế

SO2 trong PTN cũng như trong công

nghiệp

C – Lưu huỳnh trioxit

I Tính chất

SO3 là một chất lỏng, không màu, tan

vô hạn trong nước và trong axit sunfuric

SO3 là một oxit axit, tác dụng mạnh với nước tạo thành axit sunfuric

SO3 + H2O  H2SO4

SO3 tác dụng với dung dịch bazơ và oxit bazơ tạo thành muối sunfat

số oxh: +6 => SO3 có tính oxh mạnh

II Ứng dụng

SGK

4 Củng cố

HS chữa BT1 – SGK (Tr.138)

Xác định vai trò của SO2 trong các phản ứng

SO2 + Br2 + 2H2O  2HBr + H2SO4 (1)

Trả lời: Phản ứng (1): SO2 là chất khử, Br2 là chất oxi hoá

Phản ứng (2): SO2 là chất oxi hoá, H2S là chất khử

5 Hướng dẫn về nhà

Học bài và làm BT SGK

Rút kinh nghiệm bài dạy:

Ngày đăng: 27/01/2019, 18:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w