THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CẤU TRÚC VỐN ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH DỊCH VỤ TẠI VIỆT NAM...29 2.1.. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CẤU TRÚC VỐN ĐẾN HIỆ
Trang 1HỒ THỊ THÙY LINH
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CẤU TRÚC VỐN ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH DỊCH VỤ TẠI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Đà Nẵng - Năm 2018
Trang 2HỒ THỊ THÙY LINH
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CẤU TRÚC VỐN ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH DỊCH VỤ TẠI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Mã số: 60.34.03.01
Đà Nẵng - Năm 2018
Trang 3Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Hồ Thị Thùy Linh
Trang 41 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 4
5 Bố cục đề tài 4
6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 5
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CẤU TRÚC VỐN ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP 9
1.1 TỔNG QUAN VỀ CẤU TRÚC VỐN VÀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH 9
1.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp 9
1.1.2 Cấu trúc vốn doanh nghiệp 10
1.1.3 Hiệu quả tài chính doanh nghiệp 17
1.2 ẢNH HƯỞNG CỦA CẤU TRÚC VỐN ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP 21
1.2.1 Ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến suất sinh lời của vốn chủ sở hữu 21 1.2.2 Một số kết quả nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp 24
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 28
CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CẤU TRÚC VỐN ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH DỊCH VỤ TẠI VIỆT NAM 29
2.1 GIỚI THIỆU CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH DU LỊCH DỊCH VỤ 29 2.1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò ngành Du lịch dịch vụ 29
2.1.2 Chính sách phát triển ngành Du lịch dịch vụ 33
Trang 52.2 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CẤU TRÚC VỐN ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH
DỊCH VỤ TẠI VIỆT NAM 41
2.2.1 Các giả thuyết nghiên cứu 41
2.2.2 Mô hình nghiên cứu 45
2.2.3 Kiểm định lựa chọn mô hình và kiểm định giả thiết của mô hình 49 2.2.4 Dữ liệu nghiên cứu 50
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 53
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CẤU TRÚC VỐN ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH DỊCH VỤ TẠI VIỆT NAM 54
3.1 ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VỐN VÀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH 54
3.1.1 Đặc điểm cấu trúc vốn 54
3.1.2 Đặc điểm hiệu quả tài chính 55
3.2 PHÂN TÍCH HỆ SỐ TƯƠNG QUAN 56
3.3 PHÂN TÍCH HỒI QUY 57
3.3.1 Kết quả hồi quy biến ROE và các biến độc lập 57
3.3.2 Kết quả kiểm định Hausman 58
3.4 KIỂM ĐỊNH GIẢ THIẾT 60
3.4.1 Kiểm định giả thiết không có đa cộng tuyến 60
3.4.2 Kiểm đinh giả thiết không có phương sai sai số thay đổi 61
3.4.3 Kiểm định giả thiết không có tự tương quan 62
3.4.4 Mô hình FEM sau khi khắc phục khuyết tật 62
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 65
Trang 64.2 ĐỐI VỚI CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC 777
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 833
KẾT LUẬN 844
1 Những kết quả đạt được 844
2 Hạn chế 844
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)
Trang 7Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
Tỷ số giá cổ phiếu trên thu nhập
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sảnLợi nhuận trước thuế
Lợi nhuận sau thuếChi phí lãi vay
Nợ phải trảTài sản trong bảng cân đối kế toánThuế suất thuế thu nhập doanh nghiệpChi phí sử dụng vốn vay bình quânVốn chủ sở hữu
Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sảnĐòn bẩy tài chính
Mô hình ảnh hưởng cố định
Mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên
Tỷ suất thu nhập trên vốn đầu tư
Trang 8Số Tên bảng Trang hiệu
2.1 Thống kê tổng thu nhập ngành Du lịch dịch vụ giai đoạn 402013-2016
2.2 Tóm tắt cách tính và kì vọng về dấu của các biến 46
3.2 Thống kê mô tả biến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu 55(ROE)
3.3 Ma trận hệ số tương quan các biến trong mô hình 563.4 Kết quả hồi quy tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài 57chính của doanh nghiệp
3.6 Kết quả hồi quy tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài 62chính của doanh nghiệp sau khi khắc phục khuyết tật
3.7 Kết quả hồi quy tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài 63chính của doanh nghiệp
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Tín ấp t ết ủ đề tà
Hiệu quả tài chính là vấn đề cơ bản trong sản xuất kinh doanh của mộthình thái kinh tế xã hội Nó phản ánh lợi nhuận đạt được khi sử dụng vốn tàitrợ của các doanh nghiệp và được thể hiện qua việc huy động, sử dụng, quản
lý vốn trong doanh nghiệp Các chủ thể tham gia vào nền kinh tế đều đặt mụctiêu sinh lời, lợi ích kinh tế, hay nói cách khác, là hiệu quả tài chính lên hàngđầu, nhằm khẳng định giá trị doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh hiệnnay
Để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh trong thời kì hội nhập quốc tế,các doanh nghiệp Việt Nam cần có một cấu trúc vốn phù hợp Cấu trúc vốncủa một doanh nghiệp nên như thế nào là hợp lý luôn là câu hỏi được đặt rakhông chỉ với nhà điều hành của doanh nghiệp mà còn ở các nhà đầu tư vốn.Cấu trúc vốn phù hợp có vai trò quan trọng với doanh nghiệp bởi nhu cầu tối
đa hóa lợi ích thu được từ các cá nhân, tổ chức liên quan và hoạt động củadoanh nghiệp; một quyết định cụ thể về cấu trúc vốn ảnh hưởng đến sự tồn tạicủa doanh nghiệp, thể hiện năng lực kinh doanh, khẳng định vai trò công tácquản trị tài chính của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh sự tác động của cấu trúc vốn ảnh hưởngđến hiệu quả tài chính Tuy nhiên, mỗi lĩnh vực có những nét đặc thù riêng tronghoạt động kinh doanh cũng như trong quản trị nguồn vốn, nên mức độ tác độngcũng khác nhau Trong nền kinh tế có chiều hướng phát triển như hiện nay, cácdoanh nghiệp Việt Nam được tiếp xúc với nhiều cơ hội mở rộng thị trường, thuhút vốn đầu tư trong và ngoài nước, hưởng các ưu đãi thương mại, tiếp cận vớinhiều công nghệ hiện đại… Tuy nhiên, hội nhập đem đến những cơ hội nhưngcũng không ít thách thức, đòi hỏi doanh nghiệp phải nắm bắt, thích ứng nhanhvới thị trường; do đó, công tác quản trị được chú
Trang 10trọng nhất Trong quản trị doanh nghiệp, yếu tố cốt lõi quyết định thành côngcủa doanh nghiệp là quản trị vốn Một nghiên cứu của ngân hàng Mỹ cho thấy82% số doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, thậm chí phá sản bắt nguồn
từ việc quản lý vốn yếu kém Do đó, có thể nói, quản trị vốn được xem nhưnút thắt lớn mà nhiều công ty vướng phải khi gia nhập thị trường toàn cầu vớinhiều thách thức khắt khe Như vậy, hoạch định một cấu trúc vốn phù hợp làyếu tố quan trọng làm nên hiệu quả tài chính
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, cùng với sự phát triển của nhiều ngành,nhiều lĩnh vực, ngành Du lịch dịch vụ cũng có những bước tiến vượt bậctrong giai đoạn hội nhập khi việc giao lưu văn hóa trở thành nhu cầu tất yếucủa con người Tờ TTR Weekly, một trang thông tin chuyên ngành du lịch vềASEAN đưa tin cho biết, ngành du lịch Việt Nam dự kiến sẽ đạt doanh thuhàng năm lên đến 35 tỷ USD vào năm 2020 Qua đó, cơ hội, tiềm năng củacác doanh nghiệp Du lịch dịch vụ tại Việt Nam là rất lớn, đòi hỏi nhà quản trịphải đưa ra những chiến lược nhằm kiểm soát rủi ro, duy trì sự ổn định vàphát triển của doanh nghiệp trước nhiều yếu tố tác động đến hiệu quả kinhdoanh, hiệu quả tài chính Và một trong những nhân tố tác động đến hiệu quảtài chính của ngành chính là cấu trúc vốn của doanh nghiệp
Để tối đa hóa lợi ích kinh tế, các doanh nghiệp Du lịch dịch vụ tại ViệtNam cần xây dựng cấu trúc vốn phù hợp với điều kiện hoạt động của mình.Bởi, một sự thay đổi về tỷ lệ vay nợ khiến chi phí sử dụng vốn bình quân củadoanh nghiệp thay đổi, dẫn đến tỷ suất lợi nhuận thay đổi Để nghiên cứu cụthể chiều hướng tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của doanh
nghiệp như thế nào, tác giả chọn đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp Du lịch dịch vụ tại Việt Nam” Qua đó, doanh nghiệp ngành Du lịch dịch vụ tại Việt Nam có thể thực
hiện những chính sách phù hợp, kịp thời trong hoạt động kinh doanh của
Trang 11mình nhằm tránh rủi ro phá sản, nâng cao hiệu quả tài chính, đồng thời gópphần tạo điều kiện ổn định và phát triển kinh tế, phát triển thị trường chứngkhoán, mang đến thị trường Du lịch dịch vụ tốt cho khách thập phương.
2 Mụ t êu n ên ứu
Trên cơ sở tổng hợp các lý thuyết và hệ thống hóa các kết quả nghiêncứu trước đây về mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả tài chính, xácđịnh mô hình nghiên cứu cấu trúc vốn ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính Dựatrên mô hình đã xây dựng, vận dụng để nhận diện, đánh giá cấu trúc vốn cóảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp Du lịch dịch vụ ViệtNam hay không và ảnh hưởng theo chiều hướng như thế nào
Từ kết quả nghiên cứu, rút ra một số kết luận có cơ sở khoa học và hàm
ý chính sách nhằm nâng cao hiệu quả tài chính đối với các doanh nghiệp Du lịch dịch vụ tại Việt Nam và các chủ thể có liên quan
3 Đố tượn và p ạm v n ên ứu
Nghiên cứu này tập trung xác định tác động của cấu trúc vốn đến hiệuquả tài chính thông qua báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán của 50doanh nghiệp Du lịch dịch vụ được niêm yết trên thị trường chứng khoánViệt Nam trong giai đoạn 4 năm từ năm 2013 đến năm 2016 Với tổng thểnghiên cứu bao gồm khoảng 1,600 doanh nghiệp trong ngành và chỉ 87 doanhnghiệp được niêm yết trên thị trường chứng khoán
Nghiên cứu tập trung khai thác dữ liệu của các công ty ngành Du lịchdịch vụ có các hoạt động sau: dịch vụ hàng không, vận tải hành khách, kháchsạn, dịch vụ lưu trú, nhà hàng, dịch vụ ăn uống, nghệ thuật, giải trí, quảng bá,
tổ chức sự kiện, tour du lịch… Các hoạt động dịch vụ này chủ yếu là nhữngdịch vụ thiết yếu phục vụ du lịch
Trang 124 P ươn p áp n ên ứu
Phương pháp xác định, đánh giá tác động của cấu trúc vốn đến hiệuquả tài chính của các doanh nghiệp Du lịch dịch vụ Việt Nam được thực hiệnthông qua phương pháp định lượng
Thông qua việc thu thập thông tin, tính toán các chỉ số ROE, tỷ suất nợ,
tỷ suất nợ dài hạn, quy mô doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp,cấu trúc tài sản và khả năng thanh toán Qua đó, dùng phương pháp thống kê
mô tả để phân tích, đánh giá bao quát về thực trạng cấu trúc vốn và hiệu quảtài chính trong quá khứ của các doanh nghiệp Du lịch dịch vụ niêm yết trênthị trường chứng khoán Việt Nam
Thiết lập mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính dựatrên các chỉ tiêu thu thập trên, sử dụng mô hình hồi quy có dạng tổng quát sau:
Trang 136 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Nhiều nghiên cứu xoay quanh vấn đề tác động của cấu trúc vốn đếnhiệu quả tài chính cho ra những kết quả khác nhau: thuận chiều hay ngượcchiều
Điểm bắt đầu cho tất cả các nghiên cứu hiện đại về cấu trúc vốn củadoanh nghiệp là lý thuyết M&M của Modigliani và Miller (1958 - 1963) Giảđịnh ban đầu khi chưa xét đến tác động của thuế Thu nhập doanh nghiệp, lýthuyết M&M cho rằng không có cơ cấu vốn tối ưu cho doanh nghiệp Nghĩa
là, cấu trúc vốn không ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính doanh nghiệp Tuynhiên, nghiên cứu sau của Modigliani và Miller (1963), khi xem xét lại điềukiện thực tế của thị trường với hiệu quả tài chính chịu ảnh hưởng bởi thuế thunhập doanh nghiệp, M&M cho rằng việc tăng cường sử dụng đòn bẩy tàichính sẽ nâng cao giá trị doanh nghiệp Do đó, cấu trúc vốn ảnh hưởng thuậnchiều đến hiệu quả tài chính
Abor (2005) nghiên cứu tác động của cấu trúc vốn đến giá trị doanhnghiệp của 22 doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Ghana từnăm 1998-2002 đã chỉ ra rằng có mối quan hệ thuận chiều giữa tỷ suất nợ vàROE
Nghiên cứu của Weill (2007) về ảnh hưởng của cấu trúc vốn lên hiệuquả của doanh nghiệp, đã rút ra kết luận rằng cấu trúc vốn tác động thuậnchiều đến hiệu quả doanh nghiệp ở Tây Ban Nha và Italy
Ở Việt Nam, nghiên cứu của Đoàn Ngọc Phi Anh (2010) về các nhân tốảnh hưởng đến cấu trúc tài chính và hiệu quả tài chính: tiếp cận theo phươngpháp phân tích đường dẫn, quan sát 428 doanh nghiệp niêm yết trên thịtrường chứng khoán Việt Nam, cho thấy cấu trúc tài chính có quan hệ tỷ lệthuận với hiệu quả tài chính và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 0.1%
Trang 14Nghiên cứu của Lê Thị Mỹ Phương (2017) cho thấy cấu trúc vốn cóquan hệ tỷ lệ thuận với hiệu quả tài chính trong tất cả các nhóm ngành củangành sản xuất Có thể thấy, các doanh nghiệp trong ngành sản xuất sử dụng
nợ có hiệu quả, lợi ích thu được từ việc vay nợ có thể bù đắp cho các chi phíphát sinh từ nợ
Nghiên cứu của Skopljak (2012) với các doanh nghiệp trong ngành Tàichính của Úc cho kết quả: ở mức độ nợ thấp tương đối thì gia tăng tỉ lệ nợ sẽlàm tăng kết quả kinh doanh, nhưng ở mức độ nợ cao tương đối thì gia tăng tỉ
lệ nợ lại làm giảm kết quả kinh doanh, nghĩa là tồn tại một cơ cấu vốn tối ưunhất mà ở đó mang lại kết quả kinh doanh tốt nhất
Bên cạnh những nghiên cứu cho thấy mối quan hệ giữa cấu trúc vốn vàhiệu quả tài chính là thuận chiều, cũng có những nghiên cứu khác cho kết quảngược lại
Nghiên cứu của Gleason và Mathur (2000) cho thấy cấu trúc vốn tỷ lệnghịch với hiệu quả tài chính của doanh nghiệp, nên đòn bẩy tài chính cao sẽlàm giảm hiệu quả của doanh nghiệp
Các nghiên cứu thực nghiệm của Pendey (2001), Huang và Song(2002), Braduri (2002) ở các nước có nền kinh tế chuyển đổi cho thấy hiệuquả kinh doanh có mối quan hệ tỉ lệ nghịch với tỉ suất nợ
Nghiên cứu của R Zeitun và Tian (2007) sử dụng dữ liệu của 167 công
ty từ năm 1989 đến 2003, đã chứng minh cấu trúc vốn của doanh nghiệp cótác động tiêu cực đến các chỉ số hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Majumdar và Chhibber (1997) cùng với Rao, M-Yahyaee và Syed(2007) nghiên cứu mối quan hệ nghịch biến giữa đòn bẩy tài chính và hiệuquả hoạt động, chỉ ra tính thanh khoản, số năm hoạt động và cường độ vốnảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả hoạt động
Trang 15Nghiên cứu của Ong Tze San và Teh Boon Heng Dr (2011) về 49 doanhnghiệp hoạt động trong ngành xây dựng ở Malaysia trong giai đoạn từ năm
2005 đến 2008 cho thấy: tỉ suất nợ trên vốn chủ sở hữu có tác động tỷ lệnghịch đến lợi nhuận trên mỗi cổ phần
Nghiên cứu của Hasan, Ahsan, Rahaman và Alam (2014) cho biết cấutrúc vốn ảnh hưởng ngược chiều lên khả năng sinh lời trên tổng tài sản(ROA)
Nghiên cứu của Odongo Kodongo và các cộng sự (2014) về mối quan
hệ giữa đòn bẩy tài chính và hiệu quả tài chính của các công ty niêm yết tạiKenya trong giai đoạn từ năm 2002 đến 2011, cho thấy đòn bẩy tài chính cótác động tiêu cực đến khả năng sinh lợi của các công ty niêm yết tại Kenya
Nghiên cứu của Trịnh Thị Trinh, Lê Phương Dung (2012) về cấu trúctài chính và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ở Việt Nam, dựa trên dữliệu của 31 doanh nghiệp ngành sản xuất chế biến thực phẩm niêm yết trên Sởgiao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, cho thấy cấu trúc tài chính tácđộng tỷ lệ nghịch đến ROE
Nghiên cứu của Đoàn Ngọc Phúc (2014) về ảnh hưởng của cấu trúcvốn lên kết quả kinh doanh của doanh nghiệp sau cổ phần hóa cho thấy mốiquan hệ ngược chiều giữa cấu trúc vốn và kết quả kinh doanh với mức ýnghĩa 1%
Nghiên cứu của Phan Thanh Hiệp (2016) về ảnh hưởng của cấu trúcvốn đến kết quả kinh doanh của 95 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp niêmyết trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2007 đến 2013, cho thấymối quan hệ ngược chiều giữa cấu trúc vốn và kết quả kinh doanh
Như vậy, các nghiên cứu trước cho thấy sự không thống nhất trong xuhướng tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính Điều này cho thấy, sựảnh hưởng của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính phụ thuộc vào tỷ lệ nợ đối
Trang 16với mỗi nhóm ngành nghiên cứu.
Mặt khác, một số nghiên cứu trước đây sử dụng phần mềm Eview nênchưa kiểm định được các khuyết tật của mô hình nghiên cứu, nhằm đưa ra
mô hình tối ưu nhất
Cho đến nay, đã có nhiều nghiên cứu về sự ảnh hưởng của cấu trúc vốnđến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung cũng nhưcác nhóm ngành Việt Nam nói riêng Tuy nhiên, đối với ngành Du lịch dịch
vụ, chưa có nghiên cứu cụ thể về vấn đề này Nghiên cứu này sử dụng phầnmềm STATA để đảm bảo việc lựa chọn mô hình tối ưu nhất, khắc phục đượcnhững hạn chế trong việc kiểm định khuyết tật mô hình, thông qua đó xácđịnh được các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính, đặc biệt là sự ảnhhưởng của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính doanh nghiệp
Trang 171.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp là hoạt động liên quan đến việc huy động hìnhthành nên nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn đó để tài trợ cho việc đầu tư vàotài sản của doanh nghiệp nhằm đạt mục tiêu đề ra
Như vậy, tài chính doanh nghiệp liên quan đến ba loại quyết định chính:quyết định đầu tư, quyết định nguồn vốn, và quyết định phân phối lợi nhuậnnhằm đạt mục tiêu đề ra là tối đa hóa giá trị cho chủ sở hữu doanh nghiệp
Bản chất của tài chính doanh nghiệp: tài chính doanh nghiệp là hệthống các quan hệ kinh tế phát sinh trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh gắnliền với việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ ở các doanh nghiệp đểphục vụ và giám đốc quá trình sản xuất kinh doanh
Chức năng của tài chính doanh nghiệp: tổ chức vốn (tạo vốn bảo đảmthỏa mãn nhu cầu vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp)
và luân chuyển vốn; phân phối thu nhập bằng tiền; giám đốc (kiểm tra)
Vai trò của tài chính doanh nghiệp: đảm bảo đủ nguồn vốn cho doanhnghiệp hoạt động; huy động vốn với chi phí thấp nhất; sử dụng có hiệu quảcác nguồn tài trợ; giám sát và hướng dẫn các hoạt động, chi tiêu phù hợp vớitình hình tài chính doanh nghiệp
Mục tiêu quản trị tài chính doanh nghiệp: tối đa hóa lợi nhuận sau thuế,tối đa hóa lợi nhuận phân phối cho chủ sở hữu, tối đa hóa giá trị doanhnghiệp
Trang 181.1.2 Cấu trúc vốn doanh nghiệp
a Khái niệm
Cấu trúc vốn thường đi kèm với thuật ngữ cấu trúc tài chính Cả haithuật ngữ đều sử dụng để phản ánh mối quan hệ tỷ lệ giữa các khoản nợ vàvốn chủ sở hữu Theo Bertoneche và Teulie: “Cấu trúc tài chính doanh nghiệp
là quan hệ tỷ lệ giữa nợ và vốn chủ sở hữu phục vụ cho quá trình tài trợ củadoanh nghiệp, còn cấu trúc vốn được hiểu là quan hệ tỷ lệ giữa nợ trung dàihạn và vốn chủ sở hữu” Như vậy, cấu trúc tài chính bao gồm cả cấu trúc vốn
Theo Trần Ngọc Thơ, “Cấu trúc vốn là sự kết hợp số lượng nợ ngắnhạn thường xuyên, nợ dài hạn, cổ phần ưu đãi và vốn cổ phần thường đượcdùng để tài trợ cho quyết định đầu tư của một doanh nghiệp Ngược lại, cấutrúc tài chính là sự kết hợp nợ vay ngắn hạn, nợ dài hạn, cổ phần ưu đãi vàvốn cổ phần thường được dùng để tài trợ cho quyết định đầu tư của mộtdoanh nghiệp”
Theo Bùi Hữu Phước (2009), “Cơ cấu vốn gồm nguồn vốn chủ sở hữu
và nợ trung, dài hạn thể hiện nguồn tài trợ thường xuyên, doanh nghiệp có thể
an tâm sử dụng trong thời gian tương đối dài không phải lo chi trả Tuy nhiên,nguồn tài trợ từ nợ tích lũy là nguồn tài trợ ngắn hạn nhưng có thể xem nhưnguồn thường xuyên Vì thế, cơ cấu vốn của doanh nghiệp bao gồm nguồnvốn chủ sở hữu, nợ trung hạn, nợ dài hạn và nguồn vốn ngắn hạn thườngxuyên”
Ở Việt Nam, nguồn tài trợ từ nợ ngắn hạn tại các doanh nghiệp trongngành Du lịch dịch vụ mang tính chất thường xuyên Vì vậy, để phản ánh cấutrúc vốn, luận văn sử dụng hai chỉ tiêu: chỉ tiêu tổng nợ (bao gồm nợ ngắn hạn
và dài hạn) và chỉ tiêu nợ dài hạn để phản ánh tác động của tỷ suất nợ nóichung và tỷ suất nợ dài hạn nói riêng đến suất sinh lời vốn chủ sở hữu
Trang 19b Các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc vốn
Chỉ tiêu tỷ suất nợ (hệ số nợ so với tài sản): đo lường mức độ
sử dụng nợ của doanh nghiệp để tài trợ cho tổng tài sản Chỉ tiêu này cho biết:trong 1
đồng giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp được tài trợ từ nợ phải trả là baonhiêu Tỷ số này được xác định:
Tỷ số nợ so với tài sản = Tổng nợ / Giá trị tổng tài sảnNếu tỷ số bằng 1, chứng tỏ toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệpđược hình thành từ nguồn vốn đi chiếm dụng Nếu tỷ số này nhỏ hơn 1, tàisản hiện có của doanh nghiệp được tài trợ một phần từ nợ phải trả, phần cònlại tài trợ từ vốn chủ sở hữu Tỷ số này thấp nghĩa là khả năng tự chủ tài chính
và khả năng còn được vay nợ của doanh nghiệp cao, tuy nhiên lại không tậndụng được lợi thế của đòn bẩy tài chính Ngược lại, tỷ số này quá cao nghĩa
là doanh nghiệp sử dụng quá nhiều nợ để tài trợ cho tài sản, khiến khả năng tựchủ tài chính thấp Nếu tỷ số này lớn hơn 1, số nợ phải trả mà doanh nghiệp đichiếm dụng một phần để tài trợ tài sản của doanh nghiệp, phần còn lại dùng
để bù lỗ
Chỉ tiêu tỷ suất nợ dài hạn (hệ số nợ dài hạn so với tài sản): đolường mức độ sử dụng nợ dài hạn của doanh nghiệp để tài trợ cho tài sản Chỉtiêu này cho biết: trong 1 đồng giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp được tàitrợ
từ nợ dài hạn là bao nhiêu Tỷ số này được xác định:
Tỷ số nợ dài hạn = Nợ dài hạn / Giá trị tổng tài sảnNếu tỷ số bằng 1, chứng tỏ toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệpđược tài trợ bởi nợ dài hạn Nếu tỷ số này nhỏ hơn 1, tài sản hiện có củadoanh nghiệp được tài trợ một phần từ nợ dài hạn, phần còn lại tài trợ từ nợngắn hạn và vốn chủ sở hữu Nếu tỷ số này lớn hơn 1, số nợ dài hạn mà doanhnghiệp đi chiếm dụng một phần để tài trợ tài sản của doanh nghiệp, phần còn
Trang 21 Chỉ tiêu tỷ suất nợ so với vốn chủ sở hữu: cho biết cứ một đồngtài sản tài trợ bằng vốn chủ sở hữu thì tương ứng với mấy đồng tài trợ bằngnợ
phải trả Công thức như sau:
Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu = Tổng nợ / Giá trị vốn chủ sở hữu
Tỷ số này thấp hơn 1 nghĩa là doanh nghiệp hiện sử dụng nợ ít hơn là
sử dụng vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản Doanh nghiệp có khả năng tựchủ tài chính và tiếp tục tăng khả năng vay nợ để phát triển kinh doanh,nhưng lại không tận dụng được lợi thế đòn bẩy tài chính Ngược lại, nếu tỷ
số này lớn hơn 1, chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng nợ nhiều hơn để tài trợ chotài sản Tính tự chủ của doanh nghiệp giảm Doanh nghiệp sẽ rơi vào tìnhtrạng ngưng trệ và có nhiều khả năng không nhận được các khoản tín dụng từbên ngoài tài trợ
Chỉ tiêu tỷ suất nợ so với tổng nguồn vốn: chỉ tiêu này phảnánh trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp hiện có được hình thành từ nợ làbao nhiêu phần trăm Công thức tính như sau:
Tỷ số nợ so với nguồn vốn = Tổng nợ / Tổng nguồn vốn
Tỷ suất nợ cao là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp đang mất dần tính tự chủ về mặt tài chính
c Các lý thuyết cấu trúc vốn
- Lý thuyết cấu trúc tài chính tối ưu:
Đây là quan điểm truyền thống về cấu trúc tài chính, cho rằng khi mộtdoanh nghiệp bắt đầu vay nợ và có những lợi ích từ việc vay nợ vượt trội hơnnhững bất lợi Chi phí sử dụng vốn vay thấp, kết hợp với lợi ích từ “lá chắnthuế” giúp chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) giảm khi tăng vay nợ Tuynhiên, khi hệ số nợ tăng lên, mức độ rủi ro cũng tăng tương ứng khi đó chủ sởhữu doanh nghiệp sẽ đòi hỏi một tỷ suất sinh lời cao hơn, lãi suất vay vốncũng tăng theo từ đó làm tăng WACC Do đó, quan điểm truyền thống cho
Trang 22rằng khi tăng vay nợ đến một mức nào đó sẽ làm tăng WACC nên tồn tại mộtcấu trúc tài chính tối ưu mà tại đó tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn và tối đahóa giá trị doanh nghiệp Như vậy, việc tăng cơ cấu vốn sẽ làm tăng hiệu quảtài chính, nhưng đến một thời điểm nhất định, việc tăng cơ cấu vốn sẽ làmgiảm hiệu quả tài chính Bên cạnh đó, quan điểm này chưa được thuyết phục
do không có một lý thuyết cơ sở nào thể hiện chi phí vốn chủ sở hữu sẽ tănglên bao nhiêu khi tăng hệ số nợ và chi phí sử dụng nợ sẽ tăng như thế nào khi
có nguy cơ vỡ nợ
- Lý thuyết cấu trúc vốn của Modigliani và Miller (M&M)
Theo Nguyễn Minh Kiều (2011), Lý thuyết M&M về cơ cấu vốn đượcxem là lý thuyết hiện đại lý giải được quan hệ giữa giá trị công ty, chi phí sửdụng vốn và mức độ sử dụng nợ của công ty Modigliani và Miller đưa ra haimệnh đề và xem xét trong hai trường hợp có thuế và không có thuế
Trong trường hợp không có thuế, giá trị công ty có vay nợ và giá trịcông ty không vay nợ là như nhau, nghĩa là không có chi phí giao dịch, chiphí phá sản và không có bất cân xứng thông tin Do đó, giá trị công ty khôngthay đổi khi cơ cấu vốn của công ty thay đổi Ngoài ra, chi phí sử dụng vốntrung bình không đổi trong khi chi phí sử dụng vốn cổ phần tăng lên khi công
ty gia tăng tỷ số nợ
Trong trường hợp có thuế, giá trị công ty có vay nợ bằng giá trị công tykhông vay nợ cộng với hiện giá của của lá chắn thuế do sử dụng nợ Như vậy,việc sử dụng nợ hay sử dụng đòn bẩy tài chính làm gia tăng giá trị công ty.Điều này thể hiện mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả tài chính củadoanh nghiệp
Tuy nhiên, lý thuyết M&M chưa xem xét tác động của một số chi phíkhác khiến cho lợi ích của lá chắn thuế bị giảm dần và đi đến triệt tiêu khicông ty gia tăng tỷ số nợ Đó chính là tác động của chi phí khốn khó tài chính
Trang 23Khi công ty gia tăng sử dụng nợ làm cho rủi ro của công ty tăng theo Điềunày làm phát sinh chi phí khốn khó tài chính tác động đồng thời với lợi íchcủa lá chắn thuế Đến một thời điểm nào đó thì chi phí khốn khó tài chính sẽvượt qua lợi ích của lá chắn thuế Ở điểm đó, gọi là điểm cơ cấu vốn tối ưu,giá trị công ty đạt cực đại và chi phí sử dụng vốn trung bình đạt cực tiểu Khicông ty tiếp tục gia tăng sử dụng nợ, công ty sẽ vượt qua điểm tối ưu, ở đógiá trị công ty bắt đầu giảm và chi phí sử dụng vốn trung bình của công ty bắtđầu tăng Lợi ích của lá chắn thuế không đủ bù đắp cho chi phí khốn khó vềtài chính Do đó, việc tăng cơ cấu vốn sẽ làm tăng hiệu quả tài chính, nhưngđến một thời điểm nhất định khi chi phí khốn khó tài chính vượt qua lợi íchcủa lá chắn thuế, việc tăng cơ cấu vốn sẽ làm giảm hiệu quả tài chính.
- Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn
Lý thuyết này được khởi xướng bởi Kraus và Litzenberger, được tiếp cậntheo quan điểm về sự đánh đổi giữa chi phí và lợi ích trong việc sử dụng nợ Lýthuyết này cho rằng nhà quản trị doanh nghiệp có thể xác định được một cấutrúc vốn tối ưu nhằm tối đa hóa giá trị doanh nghiệp Lợi ích từ nợ đó là lợi ích
từ lá chắn thuế nhờ lãi vay Chi phí tiềm tàng từ việc sử dụng nợ là chi phí kiệtquệ tài chính, bao gồm các chi phí như : chi phí trả cho luật sư giải quyết phásản, chi phí trả cho kế toán và nhân viên quản trị công ty trong quá trình chờ phásản, chi phí do mất khách hàng và nhà cung cấp hay chi phí đại diện… Ở mức nợtrung bình, xác suất kiệt quệ tài chính không đáng kể và giá trị hiện hữu của chiphí kiệt quệ tài chính cũng nhỏ nên việc vay nợ sẽ là một lợi thế cho doanhnghiệp Tuy nhiên, khi doanh nghiệp vay nợ ngày càng nhiều thì rủi ro phá sản sẽngày càng cao và làm sụt giảm giá trị doanh nghiệp; đến một lúc nào đó giá trịcủa tấm chắn thuế bằng với giá trị của chi phí kiệt quệ tài chính Theo quanđiểm này, nhà quản trị có thể tối ưu cấu trúc vốn của mình bằng cách gia tănglượng nợ vay cho tới khi lợi ích biên từ tấm
Trang 24chắn thuế cân bằng với chi phí biên của kiệt quệ tài chính.
Như vậy, lý thuyết này có bước tiếp cận thực tế hơn so với lý thuyếtM&M khi xem xét cấu trúc vốn ở cả hai khía cạnh chi phí và lợi ích thay vìchỉ tính toán đến lợi ích và giả thiết các chi phí là không tồn tại
- Lý thuyết trật tự phân hạng
Lý thuyết này được nghiên cứu bởi Myers và Majluf, chia nguồn tài trợthành nguồn vốn nội bộ (lợi nhuận để lại) và nguồn vốn bên ngoài (nguồn vốnvay và phát hành cổ phiếu mới) và giải thích trật tự ưu tiên giữa các nguồnvốn này khi các doanh nghiệp huy động vốn Lý thuyết này dựa trên cơ sở bấtcân xứng thông tin giữa người quản lý và nhà đầu tư So với nhà đầu tư bênngoài, người quản lý biết rõ hơn về giá trị thực và rủi ro của công ty, điều nàyảnh hưởng đến quyết định tài trợ vốn từ nguồn vốn nội bộ hay nguồn vốn bênngoài Các doanh nghiệp chỉ phát hành cổ phiếu khi cổ phiếu của họ đượcđịnh giá cao hơn so với giá trị thực Vì vậy, khi doanh nghiệp công bố thôngtin phát hành thêm cổ phiếu, thị trường sẽ đón nhận thông tin đó như một dấuhiệu xấu về triển vọng của doanh nghiệp, nên giá cổ phiếu sẽ giảm Để tránhtình trạng thiệt hại do giá cổ phiếu giảm, doanh nghiệp thường huy động thêmvốn, nhà quản lý thường tìm cách tài trợ các dự án mới bằng cách huy độngcác nguồn vốn không bị thị trường định giá thấp như nguồn vốn nội bộ hoặcvốn vay Lý thuyết trật tự phân hạng giải thích lý do các doanh nghiệp có xuhướng ưu tiên sử dụng nguồn vốn nội bộ và nếu cần phải huy động thêm vốnbên ngoài thì họ sẽ ưu tiên sử dụng nguồn vốn vay trước Phát hành vốn cổphần mới thường là phương án cuối cùng khi doanh nghiệp đã sử dụng hếtkhả năng vay nợ tức là khi xuất hiện mối đe dọa của chi phí khánh tận tàichính của doanh nghiệp cho các chủ nợ hiện hữu cũng như các nhà quản lý
Do đó, ba ưu điểm lớn của thuyết trật tự phân hạng là: Một là, giảithích tại sao các doanh nghiệp có khả năng sinh lợi nhất thường vay ít hơn
Trang 25Không phải vì họ có các tỷ lệ đòn bẩy mục tiêu thấp mà vì họ không cầnnguồn tài trợ bên ngoài Các doanh nghiệp có khả năng sinh lợi ít hơn pháthành nợ vì họ không có nguồn vốn nội bộ đủ cho đầu tư vốn và vì tài trợ nợchỉ đứng sau lợi nhuận giữ lại trong trật tự phân hạng đối; Hai là, lý giảinhững hành động quản trị, đó là các doanh nghiệp có khả năng sinh lợi caovới cơ hội đầu tư hạn chế sẽ cố gắng duy trì tỷ lệ nợ mục tiêu thấp trong khicác doanh nghiệp có cơ hội đầu tư lớn hơn các nguồn phát sinh nội bộ buộcphải tăng tỷ lệ nợ; Ba là, dự báo các thay đổi trong tỷ lệ nợ của nhiều doanhnghiệp ở giai đoạn phát triển bão hòa Tỷ lệ nợ của các doanh nghiệp tăng khicác doanh nghiệp có thâm hụt tài chính và giảm khi có thặng dư tài chính.
Như vậy, Myers và Majluf (1984) cho rằng sẽ không có một cấu trúcvốn tối ưu với các doanh nghiệp Tuy nhiên, thuyết trật tự phân hạng khônggiải thích được các khác biệt trong tỷ lệ nợ giữa các ngành Ví dụ, tỷ lệ nợ có
xu hướng thấp trong các ngành công nghệ cao, tăng trưởng cao ngay cả khinhu cầu vốn bên ngoài rất lớn
- Lý thuyết thời điểm thị trường
Lý thuyết này được phát triển bởi Graham và Harvey (2001), nhận được
sự ủng hộ của các CFO trên toàn thế giới vì tính thống nhất và chắc chắn của lýthuyết Lý thuyết này cho rằng sự khác biệt giữa giá trị thị trường và giá trị công
ty chính là yếu tố quyết định cấu trúc vốn của doanh nghiệp Theo đó, các nhàquản lý sẽ quan sát thị trường vốn và lợi dụng sự bất cân xứng thông tin sẽ chỉphát hành cổ phiếu mới khi họ tin rằng cổ phiếu của họ được định giá cao hơnbởi các nhà đầu tư Ngược lại, trong giai đoạn cổ phiếu được định giá thấp, họthường lựa chọn hình thức vay nợ Chính vì vậy, Barclay và Smith (2005) chorằng những công ty hoạt động có hiệu quả trong khi giá cổ phiếu lại bị định giádưới giá trị thường chọn phát hành nợ nhiều hơn vốn chủ để tránh thiệt hại cho
cổ đông hiện hành Lý thuyết này cũng
Trang 26khuyến khích các công ty linh hoạt trong việc phát hành cổ phần mới, có thểhoãn phát hành nếu thị trường định giá cổ phần của công ty quá thấp hoặccũng có thể phát hành đưa vào quỹ tích lũy nếu thị trường định giá cao cổphần của công ty Do đó, khi giá cổ phiếu được định giá thấp, việc sử dụng nợ
sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty
1.1.3 Hiệu quả tài chính doanh nghiệp
a Khái niệm
Hiệu quả tài chính là hiệu quả gắn liền với việc huy động hình thànhnên nguồn vốn và sử dụng, quản lý nguồn vốn để tối đa hóa giá trị doanhnghiệp
Hiệu quả tài chính phản ánh mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế mà doanhnghiệp nhận được và chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được lợi íchkinh tế
b Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính doanh nghiệp
- Hiệu quả tài chính đo lường qua giá trị kế toán: Để đo lường hiệu quảtài chính doanh nghiệp, chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) là hệ sốđược sử dụng phổ biến nhất Hệ số này là chỉ báo hiệu quả cho kết quả sảnxuất kinh doanh hiện tại và phản ánh giá trị lợi nhuận mà doanh nghiệp đã đạtđược trong các kì kế toán đã qua Tuy nhiên, nó không đưa ra một góc nhìndài hạn cho cổ đông và lãnh đạo doanh nghiệp bởi đó là thước đo quá khứ vàngắn hạn, theo Jenkins, Ambrosini & Collier (2011)
- Hiệu quả tài chính đo lường qua giá trị thị trường: tỷ số giá cổ phiếutrên thu nhập (P/E) phản ánh nhà đầu tư phải trả giá bao nhiêu cho mỗi đồngthu nhập của một cổ phiếu Tỷ số này được các nhà đầu tư quan tâm nhiều,chúng phản ánh được đánh giá của thị trường cả về tiềm năng lợi nhuận củadoanh nghiệp trong tương lai (phản ánh vào thị giá của cổ phiếu)
Trang 27c Một số nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài
chính - Cấu trúc vốn
Bất kỳ doanh nghiệp nào khi tiến hành sản xuất kinh doanh cũng cần
bố trí nguồn tài trợ vốn hợp lý: nguồn vốn chủ sở hữu, vay ngắn hạn, vay dàihạn ngân hàng, phát hành trái phiếu… Việc xác định cơ cấu vốn hợp lý ảnhhưởng đến lợi nhuận dành cho chủ sở hữu nên doanh nghiệp cần hoạch định
cơ cấu vốn mục tiêu Hoạch định chính sách cơ cấu vốn liên quan đến việcđánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro
Lý thuyết M&M (1963) trong trường hợp có thuế đã chỉ ra cơ cấu vốnliên quan đến giá trị doanh nghiệp Chi phí sử dụng nợ được cho là chi phíhợp lý được khấu trừ khỏi phần lợi nhuận trước thuế Vì vậy, giá trị doanhnghiệp được tăng lên là nhờ lợi ích từ lá chắn thuế
Theo lý thuyết cơ cấu vốn tối ưu, khi doanh nghiệp vay nợ, doanhnghiệp có lợi thế về thuế Chi phí nợ thấp cùng với lợi ích từ lá chắn thuế sẽlàm chi phí vốn bình quân gia quyền (WACC) giảm khi nợ tăng Tuy nhiên,khi tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu tăng, buộc các chủ sở hữu phải tăng lợi tứcyêu cầu của cổ đông (nghĩa là chi phí vốn chủ sở hữu tăng) Đồng thời khi giatăng các khoản nợ có thể dẫn đến chi phí sản xuất kinh doanh cũng tăng caodẫn đến lợi nhuận của doanh nghiệp giảm Nếu doanh thu tăng là kết quả củavốn vay sản xuất kinh doanh, nhưng lợi nhuận lại giảm do sự gia tăng của chiphí, thì hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ bị giảm sút.Ngoài ra, khi sử dụng một khoản nợ ngắn hạn sẽ gắn liền với rủi ro phá sản dokhả năng thanh toán giảm Do đó, khi tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu tăng, chiphí nợ cũng tăng bởi khả năng doanh nghiệp không trả được nợ dẫn đến nguy
cơ phá sản là cao hơn Vì vậy, ở mức tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu cao hơn,WACC sẽ tăng Cho nên, lý thuyết này cho rằng, cơ cấu vốn có tác động đếnWACC và giá trị công ty; hay có một tỷ lệ nợ tối ưu mà tại điểm đó,
Trang 28WACC của doanh nghiệp là nhỏ nhất và giá trị doanh nghiệp là lớn nhất.
Qua lý thuyết M&M và lý thuyết cơ cấu vốn tối ưu, ta có thể thấy tồn tại mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp
- Quy mô doanh nghiệp
Quy mô doanh nghiệp được đại diện bằng quy mô doanh thu hoặc quy
mô tổng tài sản… Mô hình lý thuyết lợi thế kinh tế theo quy mô hay còn gọi
là lợi nhuận tăng dần theo quy mô được thể hiện khi chi phí bình quân trênmột sản phẩm sản xuất ra sẽ giảm dần theo mức tăng của sản lượng sảnphẩm Lợi thế kinh tế theo quy mô có được là do giảm thiểu chi phí cố định.Chi phí cố định phụ thuộc vào việc doanh nghiệp có sản xuất hay không, nókhông thay đổi theo mức sản lượng, vì vậy, khi sản lượng tăng, doanh nghiệp
sẽ đạt được tính kinh tế nhờ quy mô (chi phí cố định chia đều cho số lượngsản phẩm, cho nên khi số lượng nhiều, chi phí bình quân trên một đơn vị sảnphẩm sẽ ít hơn) Bên cạnh đó, lợi thế kinh tế theo quy mô có được bởi hiệuquả của tính chuyên môn hóa Mỗi người công nhân có thể tập trung vào mộtcông việc cụ thể và giải quyết nó hiệu quả hơn, góp phần là giảm chi phí bìnhquân
Tóm lại, khi doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ có những thuận lợi về uytín, thương hiệu, thị phần và sức mạnh tài chính, nên có khả năng tiếp cận cácnguồn vốn được dễ dàng hơn (huy động vốn dễ hơn, mức vay cao hơn và lãisuất vay thấp hơn), do đó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính doanh nghiệp
- Tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp
Tăng trưởng giúp doanh nghiệp tích lũy nguồn vốn và cơ sở vật chất đểđầu tư mở rộng sản xuất, tạo dựng được uy tín với khách hàng, nhà cung cấp
và các nhà đầu tư, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường
Tốc độ tăng trưởng được đo lường thông qua tốc độ tăng doanh thu.Myers cho rằng các doanh nghiệp tăng trưởng cao sẽ có nhiều cơ hội phát
Trang 29triển hơn trong trương lai, nghĩa là mang lại tỷ suất sinh lời cao hơn so vớicác doanh nghiệp có mức tăng trưởng thấp.
Tuy nhiên, tăng trưởng nhanh cũng có thể mang lại rủi ro cho doanhnghiệp, khi năng suất và năng lực quản lý không phù hợp, trường hợp nàyphát triển nhanh không mang lại lợi ích gì, thậm chí còn gây khó khăn chohoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Do đó, doanh nghiệp cần duy trì một tốc độ tăng trưởng phù hợp dựatrên các nguồn lực hợp lý nhằm gia tăng hiệu quả tài chính, hiệu quả kinhdoanh cho doanh nghiệp
- Cấu trúc tài sản
Cấu trúc tài sản được đo lường thông qua chỉ tiêu tỷ trọng đầu tư tàisản cố định Chỉ tiêu này được đo lường bằng tỷ lệ giữa tài sản cố định trêntổng tài sản của doanh nghiệp Khi tỷ lệ tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn,doanh nghiệp có cơ hội thế chấp các tài sản này để tiếp cận các nguồn vốnbên ngoài dễ dàng hơn, hiệu quả kinh doanh mang lại cao hơn so với cácdoanh nghiệp có tỷ trọng tài sản cố định thấp Ngoài ra, lợi ích từ lá chắn thuế
từ khấu hao tài sản cố định là điều kiện làm tăng hiệu quả tài chính doanhnghiệp Qua các nghiên cứu của Akistnye (2008), Margaritis và Psillaki(2010), ta có thể thấy, một doanh nghiệp có tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tàisản lớn hơn thường sử dụng nhiều nợ hơn hay cấu trúc tài sản tỷ lệ thuận với
hệ số nợ Một số nhà nghiên cứu nước ngoài như Zeitun và Tian (2007),Anaolapo và Kajola (2010) lại chỉ ra rằng tỷ trọng tài sản cố định có tác độngngược chiều đến hiệu quả kinh doanh, được thể hiện qua chỉ số ROA Nhữngcông ty có tỷ trọng tài sản cố định cao thì hiệu quả kinh doanh thấp do cáccông ty này đầu tư quá nhiều vào tài sản cố định mà không cải thiện đượchiệu quả kinh doanh
Trang 30- Khả năng thanh toán
Theo quan điểm của Myers (1977) hay Opler và cộng sự (1999), khảnăng thanh toán cao sẽ giúp công ty đối phó với các tình huống xảy ra bất ngờ
và giải quyết vấn đề thanh toán nợ một cách nhanh chóng Đây là dấu hiệuchứng tỏ doanh nghiệp đang kinh doanh tốt Do đó có thể nói tính thanhkhoản cao có là một yếu tố tạo nên hiệu quả tài chính
Tuy nhiên, Hvide và cộng sự (2007) lại cho rằng, một sự phong phútrong thanh khoản có thể gây hại nhiều hơn đối với hiệu quả kinh doanh
Do đó, cần xét theo mức độ ngành nghề kinh doanh mới khẳng địnhđược sự ảnh hưởng của khả năng thanh toán là cùng chiều hay ngược chiềuvới hiệu quả tài chính
- Hình thức sở hữu của doanh nghiệp
Hình thức sở hữu của doanh nghiệp được đo lường bằng tỷ lệ vốn gópnhà nước trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp Sở hữu nhà nước càng lớn,hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng thấp Ngược lại, sở hữu nướcngoài càng lớn, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng cao
1.2 ẢNH HƯỞNG CỦA CẤU TRÚC VỐN ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP
1.2.1 Ản ưởng của cấu trúc vốn đến suất sinh lời của vốn chủ sở hữu
ROE chịu ảnh hưởng của cấu trúc vốn thông qua phân tích phươngtrình Dupont sau:
ROE = Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu bình quân
= (Lợi nhuận trước thuế / Doanh thu thuần) × (Doanh thu thuần /Tổng tài sản bình quân) × (Tổng tài sản bình quân / Vốn chủ sởhữu bình quân) × (1-T)
= ROA × [1/(1-Tỷ suất nợ) ] × (1-T)
Trang 31Dựa vào phương trình Dupont, phân tích chỉ tiêu ROE có thể thấy rằng
tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu bị ảnh hưởng bởi 3 nhân tố : cấu trúc vốn,hiệu quả kinh doanh và thuế
Tuy nhiên, cách phân tích trên chưa thấy được chiều ảnh hưởng củacấu trúc vốn đến ROE trong các điều kiện kinh tế khác nhau Theo các tác giảTrương Bá Thanh, Trần Đình Khôi Nguyên (2001), để đánh giá ảnh hưởngcủa cấu trúc vốn đến ROE dưới tác động của điều kiện kinh tế của doanhnghiệp, ta phân tích chi tiết công thức trên với sự hiện diện của tỷ suất sinh lờikinh tế
LNTT = RE × (N+VCSH) – N × rLNTT = N × (RE – r) + VCSH × RELNST = [N × (RE – r) + VCSH × RE] × (1 – T)ROE = {[N × (RE – r) + VCSH × RE] × (1 – T)}/ VCSHROE = [RE + (RE – r) × ĐBTC] × (1 – T)
Trong đó :
LNTT : lợi nhuận trước thuế
LNST : lợi nhuận sau thuế
LV : chi phí lãi vay
N : nợ phải trả
TS : tài sản trong bảng cân đối kế toán
T : thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
Trang 32RE : tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (không chịu ảnh hưởng củachính sách tài trợ - cấu trúc vốn, mà chịu ảnh hưởng của đặc thù về ngành vàquản lý kinh doanh của doanh nghiệp).
r : chi phí sử dụng vốn vay bình quân
Xét về sự ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính, ta có thểviết lại phương trình Dupont trên như sau :
ROE = ROA × (1 – T) × (1+ đòn bẩy tài chính)Qua đó, ta có thể thấy vai trò của việc vay nợ đối với ROE thông qua hệ
số đòn bẩy tài chính (với đòn bẩy tài chính = tổng tài sản bình quân/ vốn chủ
sở hữu bình quân) Nếu hệ số đòn bẩy tài chính càng cao thì hiệu quả tài chínhcủa doanh nghiệp càng tăng Hay, cấu trúc vốn có mối quan hệ thuận chiềuvới ROE, nghĩa là sử dụng nợ càng nhiều thì ROE càng tăng
Để xem xét riêng ảnh hưởng của viêc vay nợ và cấu trúc vốn đến tỷsuất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu, ta xem xét công thức :
ROE = [RE + (RE – r) × ĐBTC] × (1 – T)Qua công thức trên, ta thấy, nếu RE lớn hơn r, việc vay nợ sẽ làm choROE tăng lên Trường hợp này cho thấy, cấu trúc vốn ảnh hưởng cùng chiềuđến suất sinh lời vốn chủ sở hữu Doanh nghiệp vay nhiều sẽ góp phần giatăng mức sinh lời của chủ sở hữu, nên doanh nghiệp có thể vay thêm để mởrộng kinh doanh mà vẫn giữ được hiệu quả kinh doanh như cũ
Nếu RE nhỏ hơn r thì việc vay nợ sẽ làm cho tỷ suất sinh lợi trên vốnchủ sở hữu giảm và rủi ro doanh nghiệp tăng lên do hệ số tự tài trợ giảm.Trường hợp này cho thấy, cấu trúc vốn ảnh hưởng ngược chiều đến suất sinhlời vốn chủ sở hữu Doanh nghiệp không nên vay thêm nợ để kinh doanh vìđiều này sẽ khiến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp giảm
Như vậy, việc sử dụng nợ vay sẽ ảnh hưởng đến suất sinh lời vốn chủ
sở hữu, hay cấu trúc vốn sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của doanh
Trang 33nghiệp Nghiên cứu việc sử dụng nợ vay sẽ tác động như thế nào đến suấtsinh lời vốn chủ sở hữu cần được thực hiện trên số lớn các doanh nghiệptrong một nhóm ngành cụ thể để nhận định rõ hơn sự ảnh hưởng này.
1.2.2 Một số kết quả nghiên cứu thực nghiệm về ản ưởng của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp
Có nhiều nghiên cứu đưa ra nhận định về sự ảnh hưởng thuận chiềuhay nghịch chiều của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính Cũng có nhữngnghiên cứu đưa ra nhận định riêng về mức độ ảnh hưởng thuận chiều haynghịch chiều của nợ dài hạn, nợ ngắn hạn lên hiệu quả tài chính doanh nghiệp
Các nghiên cứu thực nghiệm của Pendey (2001), Huang và Song(2002), Braduri (2002) ở các nước có nền kinh tế chuyển đổi cho thấy hiệuquả kinh doanh có mối quan hệ tỉ lệ nghịch với tỉ suất nợ
Zeitun và Tian (2007) sử dụng dữ liệu của 167 Công ty ở Jordan trong
15 năm (1989 -2003) và chứng minh cấu trúc vốn của doanh nghiệp có tácđộng tiêu cực đến các chỉ số hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, kể cả đốivới giá trị thị trường và giá trị sổ sách Tuy nhiên, tỷ suất nợ ngắn hạn trêntổng tài sản có mối quan hệ cùng chiều với kết quả kinh doanh của doanhnghiệp Điều này cho rằng doanh nghiệp nào có có vốn vay ngắn hạn cao cónghĩa là đang hoạt động tốt và tăng trưởng tốt
Nghiên cứu của Onaolapo và Kajola (2010) khi nghiên cứu biến hiệuquả kinh doanh dưới góc độ tài chính và được đại diện bởi chỉ số ROA, ROEvới dữ liệu nghiên cứu là 30 công ty phi tài chính niêm yết trên sàn giao dịchchứng khoán Nigeria (2001-2007), với mức độ giải thích của mô hình hồi quy
đa biến (R2 hiệu chỉnh) ở mức khá đối với ROE là 47%, cho thấy tỷ lệ nợ tácđộng ngược chiều đến hiệu quả kinh doanh (hay hiệu quả tài chính)
Nghiên cứu của Trịnh Thị Trinh, Lê Phương Dung (2012) về cấu trúctài chính và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ở Việt Nam cho thấy
Trang 34cấu trúc tài chính có quan hệ nghịch chiều với tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sởhữu, khi tỷ lệ nợ phải trả trên tổng tài sản lớn hơn 30.37% Tỷ lệ nợ phải trảtrên tổng tài sản bình quân của các doanh nghiệp ngành sản xuất và chế biếnthực phẩm niêm yết trên sàn HOSE là 47.94% nên cấu trúc tài chính có quan
hệ nghịch chiều với tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Cẩm Hương (2015) về ảnh hưởng của cấutrúc tài chính đến hiệu quả tài chính của 18 doanh nghiệp ngành khai khoángniêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2009đến 2013, đã cho thấy tỷ suất nợ và tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu tỷ lệnghịch với tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
Nghiên cứu của Đặng Phương Mai (2016) về giải pháp tái cấu trúc tàichính các doanh nghiệp trong ngành thép ở Việt Nam đã sử dụng dữ liệu của
25 doanh nghiệp ngành thép trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2014, qua
mô hình FEM, đã chỉ ra: cấu trúc tài chính (đại diện bằng chỉ tiêu hệ số nợ) làmột trong những nhân tố tác động ngược chiều đến hiệu quả hoạt động kinhdoanh của các doanh nghiệp trong ngành thép Việt Nam
Nghiên cứu của Dessi & Robertson (2003) chỉ ra rằng cấu trúc tài chính
có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả tài chính của công ty Các công ty vay nợ
cố gắng tận dụng các cơ hội tăng trưởng và đầu tư để làm tăng lợi nhuậndoanh nghiệp Do đó, nó sẽ làm tăng hiệu quả tài chính của doanh nghiệp
Nghiên cứu của Margaritis & Psillaki (2007) về mối quan hệ giữa cơcấu vốn, quyền sở hữu và hiệu quả kinh doanh của công ty, với dữ liệu nghiêncứu là các công ty Pháp thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp truyền thốngnhư: ngành dệt may, dược phẩm và lĩnh vực công nghiệp phát triển như máytính, nghiên cứu và phát triển, cho thấy tỷ lệ nợ có mối quan hệ tuyến tính vàmối quan hệ bậc 2 với hiệu quả kinh doanh Tỷ lệ nợ có tác động dương đếnhiệu quả kinh doanh khi tỷ lệ nợ ở mức nợ trung bình
Trang 35Nghiên cứu của Đoàn Ngọc Phi Anh (2010) về các nhân tố ảnh hưởngđến cấu trúc tài chính và hiệu quả tài chính được quan sát trên cơ sở số liệubáo cáo tài chính trong 3 năm (2007-2009) của 428 doanh nghiệp niêm yếttrên thị trường chứng khoán Việt Nam, theo cách tiếp cận bằng phương phápphân tích đường dẫn Nghiên cứu cho thấy, đối với hiệu quả tài chính, tỷ suấtlợi nhuận trên vốn chủ sở hữu trung bình của các doanh nghiệp là 17.63%.Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, cấu trúc tài chính có tác động cùng chiềuđến ROE và các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán ViệtNam đã sử dụng tốt công cụ đòn bẩy tài chính để nâng cao hiệu quả tài chính.
Nghiên cứu của Lê Thị Mỹ Phương (2017) - “Mối quan hệ giữa cấutrúc vốn và hiệu quả tài chính tại các doanh nghiệp sản xuất” được thực hiệntại 207 công ty niêm yết của ngành sản xuất giai đoạn từ năm 2010-2015, chothấy cấu trúc vốn (đại diện bằng chỉ tiêu tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu) có tácđộng cùng chiều đến hiệu quả tài chính trong tất cả các nhóm ngành củangành sản xuất
Nghiên cứu của Mesquita & Lara (2003) về mối quan hệ giữa cấu trúcvốn và khả năng sinh lời của 70 công ty niêm yết ở Brazil trong giai đoạn từnăm 1995 đến 2001, cho thấy tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản có mối quan
hệ dương có ý nghĩa thống kê với ROE, trong khi tỷ lệ nợ dài hạn trên tổngtài sản có mối quan hệ âm có ý nghĩa thống kê với ROE
Nghiên cứu của Abor (2005) đã sử dụng dữ liệu của 20 công ty niêmyết để xem xét mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và khả năng sinh lời của cácdoanh nghiệp ở Ghana trong giai đoạn từ năm 1998 đến 2002 cũng cho thấymối quan hệ cùng chiều giữa nợ ngắn hạn với suất sinh lời trên vốn chủ sởhữu và mối quan hệ ngược chiều giữa nợ dài hạn với suất sinh lời trên vốnchủ sở hữu Đối với tổng nợ, cho thấy có mối quan hệ cùng chiều giữa tổng
nợ và ROE Do đó, sự gia tăng quy mô nợ có liên quan đến sự gia tăng lợi
Trang 36nhuận doanh nghiệp, tuy nhiên cần xét đến 2 yếu tố nợ ngắn hạn và nợ dàihạn để xác định rõ hơn chiều hướng ảnh hưởng này.
Nghiên cứu của Ong Tze San và The Boon Heng Dr (2011) về ngànhxây dựng ở Malaysia đo lường về mối quan hệ giữa cấu trúc tài chính và hiệuquả hoạt động của 49 doanh nghiệp trong ngành trên thị trường chứng khoánBursa trong giai đoạn 2005-2008 Nghiên cứu cho thấy: đối với các công tylớn (có vốn chủ sở hữu lớn hơn 5,000,000,000 RM) thì tỉ suất nợ trên vốn chủ
sở hữu có tác động tỷ lệ nghịch đến lợi nhuận trên mỗi cổ phần, tỉ suất nợ dàihạn trên vốn chủ sở hữu có tác động tỷ lệ thuận với lợi nhuận trên mỗi cổphần Tỉ suất nợ trên vốn chủ sở hữu cũng có tác động tỷ lệ nghịch đến lợinhuận trên mỗi cổ phần đối với các công ty nhỏ (có vốn chủ sở hữu nhỏ hơn1,000,000,000 RM)
Nghiên cứu của Đoàn Ngọc Phúc (2014) về ảnh hưởng của cấu trúcvốn lên kết quả kinh doanh của doanh nghiệp sau cổ phần hóa với dữ liệunghiên cứu gồm 217 doanh nghiệp niêm yết trên HOSE và HNX từ năm 2007đến 2012, đã cho thấy nợ dài hạn có tác động tích cực đến ROE, trong khi nợngắn hạn lại có tác động tiêu cực đến ROE
Nghiên cứu của Hasan, Ahsan, Rahaman và Alam (2014) với 36 doanhnghiệp Bangladesh cho biết cấu trúc vốn ảnh hưởng ngược chiều lên khảnăng sinh lời trên tổng tài sản (ROA) của doanh nghiệp nhưng lại không cómối quan hệ nào có ý nghĩa thống kê với hai nhân tố khả năng sinh lời trênvốn chủ sở hữu (ROE) và cơ hội tăng trưởng của doanh nghiệp (Tobin’s Q)
Như vậy, các kết quả nghiên cứu thực nghiệm đã chứng tỏ sự ảnhhưởng của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính Từ đó đặt ra vấn đề cầnnghiên cứu chiều hướng ảnh hưởng này ở các doanh nghiệp ngành Du lịchdịch vụ tại Việt Nam
Trang 37KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn về ảnh hưởng của cấutrúc vốn đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp Qua đó, làm rõ khái niệmcấu trúc vốn và hiệu quả tài chính, khái quát các lý thuyết về cấu trúc vốn, cácchỉ tiêu phản ánh cấu trúc vốn và hiệu quả tài chính, một số nhân tố ảnhhưởng đến hiệu quả tài chính mà đặc biệt là cấu trúc vốn
Ngoài ra, chương này cũng trình bày tổng quát một số nghiên cứu thựcnghiệm về tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp.Các nghiên cứu này được thực hiện trên cơ sở những phương pháp nghiêncứu và phạm vi nghiên cứu về không gian và thời gian khác nhau
Từ nội dung chương 1 có thể rút ra một số kết luận chính sau:
- Hiệu quả tài chính được đo lường qua giá trị kế toán và giá trị thị trường
- Qua phân tích phương trình Dupont có thể thấy cấu trúc vốn ảnhhưởng tích cực đến hiệu quả tài chính nếu tỷ suất sinh lời kinh tế lớn hơn tỷ lệlãi suất vay nợ bình quân và ngược lại
- Qua các nghiên cứu thực nghiệm trong nước và quốc tế, có thể thấy cấutrúc vốn ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến hiệu quả tài chính của doanhnghiệp, tùy thuộc từng nhóm ngành, từng giai đoạn cụ thể và thực hiện bằngnhững phương pháp nghiên cứu khác nhau
Việc xác định cấu trúc vốn ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của doanhnghiệp như thế nào là khá quan trọng Bởi nó sẽ giúp doanh nghiệp có cáinhìn cụ thể về tình hình hoạt động của mình để đưa ra phương án huy động
và sử dụng vốn một cách hiệu quả nhất Từ đó, duy trì một cấu trúc vốn lànhmạnh nhằm nâng cao hiệu quả tài chính của doanh nghiệp
Trang 38CHƯƠNG 2THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CẤU TRÚC VỐN ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH DỊCH VỤ TẠI VIỆT NAM
2.1 GIỚI THIỆU CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH DU LỊCH DỊCH VỤ
2.1.1 K á n ệm, đặ đ ểm và vai trò ngành Du lị ị vụ
Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh
tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bênngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình.Hay, du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành tạm trúvới mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc với mụcđích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn cũng như mục đích hành nghề và những mụcđích khác trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm ở bên ngoài môitrường sống định cư nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính làkiếm tiền Sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vậtchất trên cơ sở khai thác các tiềm năng du lịch nhằm đem đến cho du khách
sự trải nghiệm trọn vẹn và hài lòng
Trên quan điểm của nhà kinh doanh, người ta xem xét du lịch trên ba
bộ phận cấu thành của nó đó là: khách du lịch, tài nguyên du lịch và các hoạtđộng dịch vụ du lịch trên cơ sở của Pháp luật hiện hành Du lịch là thiết lậpcác quan hệ giữa khách du lịch với nhà cung ứng các dịch vụ du lịch, chínhquyền địa phương và dân cư ở địa phương
Du lịch dịch vụ là một ngành kinh doanh tổng hợp bao gồm các hoạtđộng tổ chức, hướng dẫn du lịch, sản xuất trao đổi hàng hóa và dịch vụ củanhững tổ chức, xí nghiệp đặc biệt, nhằm đáp ứng nhu cầu về đi lại, lưu trú, ănuống, vui chơi giải trí và các nhu cầu khác của khách du lịch Do đó, ngành
Du lịch dịch vụ gắn với các hoạt động du lịch, cung ứng dịch vụ phục vụ hoạt
Trang 39động du lịch như: dịch vụ hàng không, vận tải hành khách, hàng hóa, kháchsạn, dịch vụ lưu trú, nhà hàng, dịch vụ ăn uống, nghệ thuật, giải trí, quảng bá,
tổ chức sự kiện, tour du lịch…
Sau thế chiến thế giới 2, du lịch trên phạm vi toàn cầu đã phát triểnnhanh với tốc độ tăng trưởng bình quân về khách 6.93%/năm, về thu nhập11.8%/năm, và trở thành một trong những ngành kinh tế hàng đầu trong nềnkinh tế thế giới Do lợi ích nhiều mặt mà du lịch mang lại, nhiều nước đã tậndụng tiềm năng, lợi thế của mình để phát triển du lịch, tăng đáng kể nguồn thungoại tệ, tạo thêm công ăn việc làm, thúc đẩy sản xuất trong nước, đóng góptích cực vào việc phát triển kinh tế xã hội Trong quá trình phát triển, khu vựckinh tế thế giới đã hình thành các khu vực lãnh thổ với các thị phần khách dulịch quốc tế khác nhau Năm 2000, Châu Âu là khu vực đứng đầu với 57.8%thị phần khách du lịch quốc tế (đón 403.3 triệu lượt khách), tiếp đó là Châu
Mỹ với 18.6%, Đông Á – Thái Bình Dương 16%… Từ cuối thế kỷ XX, hoạtđộng du lịch có xu hướng chuyển dịch sang khu vực Đông Á – Thái BìnhDương Đến năm 2010 thị phần khách du lịch quốc tế của khu vực Đông Á –Thái Bình Dương đạt 22.08% thị trường toàn thế giới,và dự báo đến năm
2020 sẽ là 27.34%
Trong khu vực Đông Á – Thái Bình Dương, du lịch các nước ĐôngNam Á (ASEAN) có vị trí quan trọng, chiếm khoảng 34% lượng khách vàchiếm 38% thu nhập du lịch của toàn khu vực Bốn nước ASEAN có ngành
du lịch phát triển nhất là Malaysia, Thái Lan, Singapore và Indonesia Nhữngnước này đều đã vượt qua con số đón 5 triệu lượt khách quốc tế một năm vàthu nhập hàng tỷ đô la từ du lịch Việt Nam và Philippine là hai nước thu hútđược lượng khách du lịch quốc tế cao nhất trong 6 nước Đông Nam Á cònlại, đạt xấp xỉ 1/3 lượng khách quốc tế so với bốn nước trên
Trang 40Như vây, có thể thấy, ngành Du lịch dịch vụ đang từng bước phát triển
- Quy mô, cơ cấu dân số: Việt Nam là nước có dân số đông, cơ cấu trẻ,đây là tiềm năng lớn về nguồn lao động dồi dào cũng như trình độ năng lực
- Mức sống và thu nhập thực tế: Điều này sẽ ảnh hưởng đến sức mua
và nhu cầu Du lịch dịch vụ của người dân
- Tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa lịch sử, cơ sở hạ tầng du lịch:Việt Nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có, nhiều di sản văn hóa lịch
sử thu hút khách du lịch, đồng thời ngày càng có nhiều cơ sở hạ tầng phục vụ
du lịch, cung cấp đa dạng các sản phẩm dịch vụ Đây là yếu tố có sức ảnhhưởng lớn đến ngành Du lịch dịch vụ Việt Nam
Ngày nay, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trongđời sống văn hóa, xã hội ở các nước Về mặt kinh tế, du lịch đã trở thành mộttrong những ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước công nghiệp phát triển