1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

chuyên đề THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA

22 454 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 150 KB

Nội dung

Do vĩ độ địa lí của Việt Nam (từ 8034’B 23023’B), nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến của bán cầu Bắc. Điều này làm cho nước ta có góc nhập xạ lớn, trong năm ở tất cả các các địa điểm trên cả nước đều có 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh, lượng nhiệt nhận được cao.

Trang 1

CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT

- Dự kiến số tiết bồi dưỡng: 04 tiết

III Mục tiêu của chuyên đề

1 Kiến thức

- Trình bày được các biểu hiện của tính chất nhiệt đới, tính chất ẩm và hoạt động của gió mùa của khí hậu nước ta Hiểu được nguyên nhân của những đặc điểm trên

- Hiểu được sự khác nhau về khí hậu của các miền, khu vực

- Hiểu được tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đối với các thành phần tự nhiên khác và cảnh quan thiên nhiên

- Trình bày được các biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa qua các thành phần: địa hình, đất, sông ngòi, sinh vật

- Hiểu được ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đối với sản xuất và đời sống

2 Kĩ năng

- Phân tích mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phân hóa khí hậu

Trang 2

- Phân tích mối quan hệ tác động qua lại giữa các thành phần tự nhiên tạo nên tính thống nhất của thiên nhên nhiệt đới ẩm gió mùa.

- Đọc và khai thác kiến thức từ Atlat địa lí Việt Nam

- Đọc và nhận xét các biểu đồ khí hậu, bảng số liệu thống kê về khí hậu, chế

độ nước sông

- Kĩ năng vẽ biểu đồ về nhiệt độ, lượng mưa, lưu lượng nước sông

- Vận dụng kiến thức đã học để giải thích cho một số đặc điểm về thời tiết, khí hậu, sông ngòi tại một số địa phương

- Rèn kĩ năng xác định và lập dàn ý cho một số dạng câu hỏi, bài tập

IV Hệ thống kiến thức

Chuyên đề chủ yếu sử dụng hệ thống kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa địa lí 12 Ngoài ra để giúp học sinh nắm rõ nội dung của chuyên đề hơn tác giả cũng đã đưa vào một số đơn vị kiến thức của địa lí lớp 10 (chủ yếu là một số khái niệm có liên quan đến chuyên đề) và kiến thức nâng cao mở rộng Cụ thể như sau:

1 Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa

a Tính chất nhiệt đới

- Nguyên nhân:

Do vĩ độ địa lí của Việt Nam (từ 8034’B- 23023’B), nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến của bán cầu Bắc Điều này làm cho nước ta có góc nhập xạ lớn, trong năm ở tất cả các các địa điểm trên cả nước đều có 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh, lượng nhiệt nhận được cao

- Biểu hiện:

+ Nhiệt độ trung bình năm trên 200C (trừ vùng núi cao)

+ Số giờ nắng TB từ 1400- 3000 giờ/ năm

+ Cân bằng bức xạ dương quanh năm: 75Kcal/cm2/năm

+ Tổng nhiệt độ hoạt động từ 8000- 100000C

Trang 3

b Tính chất ẩm

- Nguyên nhân:

Do biển Đông mang lại Phía đông và nam nước ta là biển Đông - một biển lớn, biển của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa Đây chính là nguồn cung cấp ẩm cho các khối khí thổi vào nước ta, mang đến cho Việt Nam lượng mưa lớn

- Nước ta nằm ở vùng nhiệt đới nên chịu ảnh hưởng của tín phong bán cầu cầu Bắc

+ Thời gian: thổi quanh năm

+ Hướng gió: Đông Bắc

+ Tín phong ảnh hưởng đến nước ta không liên tục và thường xuyên bị gió mùa lấn át, nên chỉ mạnh lên vào thời kì chuyển tiếp giữa các mùa Gió này mang đến cho nước ta (Nam Bộ) một mùa khô kéo dài, gây ra những biến động thất thường của thời tiết khí hậu, nhất là ở miền Bắc

* Gió mùa

- Là gió thổi theo mùa có hướng ngược nhau

Trang 4

- Nguyên nhân hình thành gió mùa: chủ yếu là do sự nóng lên và lạnh đi không đều giữa lục địa và đại dương theo mùa dẫn tới sự thay đổi các vùng

áp cao áp thấp ở lục địa và đại dương

- Hoạt động chủ yếu ở đới nóng: Nam Á, Đông Nam Á, Đông Phi…

- Nước ta với vị trí nằm ở rìa đông của bán đảo Đông Dương, giao giữa lục địa và đại dương, nước ta nằm ở trung tâm của khu vực châu Á gió mùa

- Hoạt động của gió mùa ở nước ta như sau:

Yếu tố Gió mùa mùa đông Gió mùa mùa hạ

Nguồn gốc Áp cao Xibia ở 500B - Nửa đầu mùa hạ xuất phát

từ áp cao bắc Ấn Độ Dương

- Giữa và cuối mùa hạ từ áp cao cận chí tuyến Nam bán cầu

Hướng gió Đông Bắc Tây Nam (riêng ở Bắc bộ

hướng Đông Nam)

Thời gian

hoạt động

Tháng 11 đến tháng 4 năm sau

- Nửa sau mùa đông di chuyển lệch hướng ra phía

- Nửa đầu mùa hạ khối khí Bắc Ấn độ Dương thổi vào nước ta theo hướng Tây Namgây mưa lớn cho Nam Bộ, Tây Nguyên, gây ra hiệu ứngPhơn khô nóng cho vùng đồng bằng ven biển Trung

Trang 5

đông (do bị hút bởi hạ áp Alêut), qua biển nên mang đến cho miền Bắc thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn cho vùng ven biển và đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

Bộ và phần nam của khu vựcTây Bắc

- Giữa và cuối mùa hạ gây mưa cho cả nước

- Ảnh hưởng của gió mùa đến khí hậu: Làm cho khí hậu nước ta có sự phân hóa theo mùa và phân hóa giữa các vùng miền

+ Miền Bắc: Chia làm hai mùa: mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều

+ Miền Nam: có hai mùa mưa khô rõ rệt

+ Giữa Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Bộ có sự đối lập về mùa mưa và mùa khô: Tháng 5 đến tháng 7 trong khi Tây Nguyên, Nam Bộ là mùa mưa thì đồng bằng ven biển Trung bộ chịu ảnh hưởng của gió Tây (gió Lào) khô nóng…

2 Các thành phần tự nhiên khác

a Địa hình

Xâm thực - bồi tụ là quá trình chính trong sự hình thành và biến đổi địa hìnhViệt Nam hiện tại:

* Xâm thực mạnh ở miền đồi núi

- Nguyên nhân: Do địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi, có độ dốc lớn, khí hậu nhiệt đới ẩm mưa nhiều, do vậy qua trình xâm thực diễn ra mạnh, nhất là

ở các sườn dốc mất lớp phủ thực vật

- Hệ quả:+ Bề mặt địa hình bị cắt xẻ, đất bị xói mòn, nhiều nơi trơ sỏi đá, sạt

lở đất đá

Trang 6

+ Ở vùng núi đá vôi hình thành địa hình cacxtơ

+ Ở các vùng phù sa cổ chia cắt thành các đồi thấp xen thung lũng rộng

* Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông

- Là hệ quả của quá trình xâm thực, bào mòn ở khu vực đồi núi

- Hệ quả: Bồi tụ và mở mang các đồng bằng hạ lưu (Đồng bằng sông Hồng

và ĐBSCLong hàng năm lấn ra biển từ vài chục đến vài trăm mét)

b Sông ngòi

* Biểu hiện:

- Mạng lưới sông ngòi dày đặc:

+ Cả nước có 2360 con sông (chỉ tính những sông có chiều dài trên 10km) + Dọc bờ biển cứ 20km lại gặp một cửa sông

+ Sông ngòi nước ta nhiều, nhưng chủ yếu là sông nhỏ

- Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa

+ Tổng lượng nước 839 tỉ m³/ năm (trong đó 60% lượng nước nhận từ bênngoài vào)

+Tổng lượng phù sa là 200 triệu tấn/ năm

- Chế độ nước theo mùa:

+Nhịp điệu dòng chảy sông ngòi theo sát nhịp điệu mưa, được chia làm 2mùa : Mùa lũ trùng với mùa mưa, mùa cạn trùng mùa khô

+ Tính chất thất thường trong chế độ mưa cũng quy định tính chất thấtthường trong chế độ dòng chảy

* Nguyên nhân: Do địa hình nhiều đồi núi, mưa lớn nên quá trình xói mòndiễn ra mạnh, chế độ mưa phân hoá theo mùa và theo vùng miền nên chế độnước sông cũng phân hóa phức tạp

c Đất.

* Biểu hiện: Quá trình Feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng cho vùngnhiệt đới ẩm

Trang 7

* Nguyên nhân:

- Do nhiệt, ẩm cao nên quá trình phong hoá diễn ra mạnh - tầng đất dày

- Mưa nhiều nên rửa trôi các chất bazơ dễ tan (Ca++, Mg++) - đất chua Cùngvới đó là sự tích tụ các ôxit sắt và nhôm (Al2O3, Fe2O3) đã tạo cho đất có màu

đỏ vàng

* Hệ quả

- Đất feralit là loại đất chính ở vùng đồi núi nước ta

- Đặc điểm của đất Feralit : có màu đỏ vàng, tầng đất dày, đất chua

- Thành phần các loài nhiệt đới chiếm ưu thế :

+ Thực vật là các loài cây họ Đậu, họ Vang, Dâu tằm, Dầu

+ Động vật là các loài giỏi leo trèo, bay nhảy : công, trĩ, gà lôi, khỉ, vượn …

- HST rừng nhiệt đới gió mùa phát triển trên đất feralit là cảnh quan tiêu biểucho thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta

* Nguyên nhân: Do khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hóa đa dạng

3 Ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống

a Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

* Thuận lợi:

Trang 8

- Tạo điều kiện phát triển nền nông nghiệp lúa nước, đa dạng hóa cây trồng,vật nuôi

* Khó khăn:

- Thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai: hạn hán, lũ lụt, sâu bệnh…

- Tính thất hường của thời tiết, khí hậu làm cho sản xuất nông nghiệp càngmang tính bấp bênh, gây khó khăn cho hoạt động canh tác, cơ cấu cây trồng

và kế hoạc thời vụ

b Ảnh hưởng đến sản xuất khác và đời sống.

- Tạo thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế như : lâm nghiệp, thủy sản, giao thông vận tải, du lich…

* Khó khăn :

- Các hoạt động giao thông vận tải, du lịch, công nghiệp khai thác…chịu ảnhhưởng trực tiếp của sự phân mùa khí hậu và mùa nước sông ngòi

- Độ ẩm cao gây khó khăn cho bảo quản máy móc, thiết bị, nông sản

- Các thiên tai như mưa, bão, lũ lụt, hạn hán gây tổn thất lớn cho các ngành sản xuất, sinh hoạt và đời sống dân cư

- Môi trường thiên nhiên dễ bị suy thoái

V Các dạng bài tập đặc trưng

Năm học 2014- 2015 là năm học đầu tiên tổ chức kì thi THPT Quốc gia, mục tiêu đề ra là đánh giá học sinh ở bốn cấp độ nhận thức đó là : nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao Do vậy khi xây dựng hệ thống các câu hỏi và bài tập cho chuyên đề này nói riêng cũng như các chuyên đề khác bản thân tác giả xây dựng ma trận đề theo bốn cấp độ trên Từ đó tác giảđưa ra một số câu hỏi và bài tập đặc trưng cho từng cấp độ nhận thức, để học sinh có thể ôn tập, vận dụng vào quá trình kiểm tra đánh giá Cụ thể đối với chuyên đề này như sau :

1 Bảng mô tả các chuẩn được đánh giá

Trang 9

Vận dụng nâng cao

của gió mùa

mùa hạ, gió mùa

mùa đông

- Nguyên nhâncủa tính chất nhiệt đới, tính chất ẩm

- Ảnh hưởng của gió mùa đến khí hậu

- Nhận xét , giải thích về chế độ nhiệt, mưa tại một sốđịa điểm cụ thể

- Vẽ biểu đồ

về nhiệt độ, lượng mưa

- Giải thích được nguyên nhân hình thành, cơ chế hoạt động, đặcđiểm của gió Phơn

- Vận dụng kiến thức đểgiải thích cho ảnh hưởng của gió mùa đếnđặc điểm thời tiết, khíhậu tại địa phương (Miền Bắc)

- Giải thích đặc điểm khí hậu tại một số địa phương

3 Sông - Nêu được đặc - Giải thích - So sánh, - Giải thích

Trang 10

ngòi điểm của sông

ngòi nước ta

được nguyên nhân của những đặc điểm

nhận xét lưu lượng nước của một số con sông và giải thích nguyên nhân

đặc điểm vềchế độ nướccủa một số sông (Sông Hồng, sông Cửu Long)

4 Đất -

Sinh vật

- Nêu được biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới

ẩm gió mùa qua thành phần đất, sinh vật

- Giải thích được quá trìnhhình thành đấtFeralit

- Nguyên nhâncủa sự đa dạngtrong các kiểu

hệ sinh thái ở nước ta

- Ảnh hưởng của đất Feralitđến sản xuất nông nghiệp

2 Một số câu hỏi và bài tập đặc trưng

Trang 11

Mức độ đánh

giá

Câu hỏi/ bài tập và hướng dẫn trả lời

1 Nhận biết Câu 1 Trình bày những biểu hiện của tính chất nhiệt

đới và tính chất ẩm của khí hậu nước ta.

HD : + T/c Nhiệt đới : nhiệt độ TB năm, cán cân bức xạ, số giờ nắng, tổng nhiệt độ hoạt động

+ T/c ẩm : lượng mưa TB năm, cân bằng ẩm, độ ẩm không khí TB

Câu 2 Trình bày hoạt động của gió mùa mùa hạ.

Câu 3 Trình bày hoạt động của gió mùa mùa đông.

HD : Đối với dạng câu hỏi trình bày hoạt động của gió,

GV cần nhấn mạnh với HS khi trình bày phải nêu được các ý cơ bản : nguồn gốc, hướng gió, thời gian hoạt động, phạm vi hoạt động, tích chất và đặc điểm hoạt động

Câu 4 Trình bày đặc điểm mạng lưới sông ngòi nước

ta.

HD

- Mạng lưới sông ngòi dày đặc (dc)

- Nhiều nước, giàu phù sa (dc)

- Chế độ nước theo mùa (dc)

Câu 5 Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã

học, nêu đặc điểm của đất Feralit.

HD :

Là - Là loại đất chủ yếu ở nước ta

- P- Phân bố ở miền đồi núi

Trang 12

- - - Có màu đỏ vàng, tầng đất dày, đất chua, không có tầng

m mùn

Câu 6 Dựa vào Atltat Địa lí Việt Nam (trang 10), kể tên

5 sông lớn ở nước ta.

HD : Sông Hồng, sông Cửu Long, sông Đồng Nai, sông

Mã, sông Thái Bình

Câu 7 Trình bày biểu hiện thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió

mùa qua thành phần sinh vật.

2 Thông hiểu Câu 1 Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió

mùa ?

HD : Do vị trí nước ta mang lại

- Vĩ độ địa lí (8034’B- 23023’B), Việt Nam nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, có góc nhập xạ lớn, lượng nhiệt nhận được cao, tạo nên tính chất nhiệt đới

- Phía Đông và Nam giáp biển Đông, biển Đông đã mang đến tính chất ẩm

- Nằm rìa Đông của bán đảo Đông Dương, trung tâm của khu vực Châu Á gió mùa nên ảnh hưởng của gió mùa

Câu 2 Giải thích tại sao vào cuối mùa đông ở Đồng

bằng Bắc Bộ, gió mùa mùa đông gây ra mưa phùn, thời tiết Nồm còn miền Nam không chịu ảnh hưởng của gió mùa mùa đông ?

HD : - Cuối mùa đông do ảnh hưởng của áp thấp Aleut trên biển Hoàng Hải nên gió mùa mùa đông đi lệch

Trang 13

hướng ra biển rồi mới vào nước ta, vì vậy được cung cấpthêm một lượng ẩm lớn, gây ra mưa phùn…

- Miền Nam Không ảnh hưởng là do : Gió mùa đông di chuyển trên quãng đường dài (từ 500B), đến nước ta đã

bị suy yếu, lại gặp dãy núi Bạch Mã ở 160B, nên không

đủ sức vượt qua và dừng lại ở đây Do vậy từ 160B trở vào - Miền Nam không chịu ảnh hưởng

Câu 3 Tại sao đất feralit là loại đất chủ yếu ở nước

ta ?

HD :

- Do khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm

- Địa hình chủ yếu là đồi núi (3/4 diện tích), đồi núi

thấp

Câu 4 Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã

học, chứng minh chế độ dòng chảy sông ngòi nước ta theo sát chế độ mưa - khô của khí hậu.

HD :

- Sử dụng kết hợp Atlat trang 9 - Khí hậu và trang 10 - Các hệ thống sông

- Chế độ dòng chảy phân hóa theo mùa :

+ Mùa lũ trùng với mùa mưa, chiếm 70% - 80% lưu

lượng nứơc cả năm, mùa cạn trùng với mùa khô chỉ

chiếm 20%- 30% lượng nước cả năm (dẫn chứng qua lưu lượng nước trung bình của sông Hồng, Đà Rằng, MêKông)

+ Chế độ mưa có sự phân hóa giữa các vùng, miền, nên thời gian mùa - lũ cạn có sự khác nhau giữa các khu

Trang 14

vực : sông ngòi miền Bắc, Tây nguyên, Nam Bộ có mùa

lũ vào mùa hè, từ tháng 5 đến tháng 10 (dẫn chứng qua lưu lượng nước TB của sông Hồng và Sông Cửu Long) ;sông ngòi miền Trung có mùa lũ vào thu đông, từ tháng

9 đến tháng 12 (lưu lượng nước sông Đà Rằng)

Câu 5: So sánh đặc điểm hai loại gió hoạt động trong

mùa đông ở nước ta.

HD :- Có 2 loại gió hoạt động trong mùa đông : gió Tínphong và gió mùa Đông Bắc

Tiêu chí Gió Tín phong Gió mùa Đông

động

Cả nước Miền Bắc

Ảnh hưởng Khô nóng, đem

đến cho miền Nammột mùa khô

Lạnh ẩm và lạnh khô Mang đến cho miền Bắc một mùa đông lạnh

tháng I

Nhiệt độ TB tháng VII

Nhiệt độ TB năm

Lạng Sơn 13,3 27 21,2

Trang 15

a a Nhận xét sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam

b Giải thích nguyên nhân của sự thay đổi đó.

HD :

a Nhận xét

- Nhiệt độ TB tháng I tăng dần từ Bắc và Nam (dc)

- Nhiệt độ TB tháng VII nhìn chung đều cao trên 270C

và ít có sự biến động, trong đó cao nhất là ở các địa

điểm thuộc miền Trung (dc)

- Nhiệt độ TB năm tăng dần từ Bắc và Nam (dc)

- Biên độ nhiệt giảm dần từ Bắc vào Nam (dc)

b Nguyên nhân :

- Tháng I miền Bắc là mùa đông chịu ảnh hưởng của giómùa Đông Bắc làm cho nền nhiệt hạ thấp, miền Nam không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên nền nhiệt cao

- Tháng VII là mùa hè, nên cả nước có nền nhiệt cao, trùng với thời kì Mặt trời lên thiên đỉnh, cao nhất ở

DHMTrung do chịu ảnh hưởng của hiệu ứng Phơn

- Miền Bắc do có một mùa đông lạnh với 2- 3 tháng

nhiệt độ xuống dưới 200C nên nhiệt độ TB năm bị hạ thấp Miền Nam do không ảnh hưởng của gió mùa ĐôngBắc, lại có góc nhập xạ lớn hơn nên nhiệt độ TB năm

Trang 16

cao hơn

Câu 2.

Cho bảng số liệu : Lượng mưa, lượng bốc hơi, cân bằng

ẩm của một số địa điểm

Địa điểm Lượng mưa

(mm)

Lượng bốc hơi (mm)

- TPHCM có lượng bốc hơi cao nhất do nền nhiệt cao quanh năm trên 250C, Hà Nội lượng bốc hơi nhỏ nhất do

có một mùa đông lạnh nền nhiệt thấp do vậy cường độ

Trang 17

bốc hơi giảm.

- Huế có cân bằng ẩm cao nhất do có lượng mưa lớn nhưng lượng bốc hơi thấp (có mùa đông lạnh), TPHCM

do lượng bốc hơi lớn nên cân bằng ẩm nhỏ nhất

Câu 3 Giải thích nguyên nhân hình thành, cơ chế

hoạt động và ảnh hưởng của gió Phơn (gió Lào) đến khí hậu nước ta.

- Nguyên nhân : do gió mùa Tây nam vượt núi tạo

thành

- Hoạt động :

+ Thời gian : nửa đầu mùa hạ, tháng 5, 6, 7

+ Phạm vi ảnh hưởng : chủ yếu ở Duyên hải Miền Trung+ Tính chất : Khô nóng

- Ảnh hưởng : Đem đến cho dải duyên hải Miền Trung nước ta thời tiết khô nóng Tạo nên sự phân hóa khí hậu theo chiều Đông - Tây (dãy Trường Sơn)

Câu 4.

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học :

Giải thích tại sao chế độ nước sông Mê Kông lại điều hòa hơn chế nước ở sông Hồng.

HD : - Sử dụng kết hợp các trang Atlat : trang 6 - 7, trang 10

+ Sông Mê Kông :

- Có dạng hình lông chim, diện tích lớn độ dốc nhỏ

(đồng bằng)

- Tác dụng điều hòa của vùng biển Hồ

- Đổ ra biển với nhiều cửa (9 cửa) nước lũ có thể thoát

Ngày đăng: 18/01/2019, 21:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w