1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu trong quan hệ thương mại với trung quốc nhằm hạn chế tình trạng nhập siêu

223 406 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 223
Dung lượng 2,1 MB

Nội dung

cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu là sự sắp xếp và mối quan hệ về mặt tỷ trọng giữa các mặt hàng, nhóm hàng trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của một quốc gia. Chính phủ các quốc gia luôn nỗ lực hướng đến một cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa phát huy được lợi thế so sánh, tác động tích cực đến thương mại và đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

Mã số: 62.31.01.06

Nguyễn Thị Nhật ThuNgười hướng dẫn khoa học : 1 PGS,TS Nguyễn Hoàng Ánh

2 PGS,TS Đỗ Hương Lan

Hà Nội - 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi Các số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC BẢNG – HÌNH ix

DANH MỤC BẢNG ix

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1

LỜI MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐỔI MỚI CƠ CẤU HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU NHẰM HẠN CHẾ NHẬP SIÊU 24

1.1 Một số vấn đề lý thuyết về đổi mới cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu 24

1.1.1 Khái niệm và phân loại cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu 24

1.1.1.1 Khái niệm cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu 24

1.1.1.2 Phân loại cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa 24

(1)Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu theo yếu tố hàm lượng 24

(2)Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu theo mục đích sử dụng 25

(3)Cách phân loại hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam 25

1.1.2 Một số vấn đề lý thuyết về đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu 26

1.1.2.1 Khái niệm đổi mới cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu 26

(1) Khái niệm “Đổi mới” 26

(2)Khái niệm “Đổi mới cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu” 27

Với định nghĩa về “Đổi mới sáng tạo” của OECD (2005) được đề cập ở mục trên, có thể đưa ra định nghĩa “Đổi mới cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu” như sau: 27

1.1.2.2 Chủ thể đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu song phương 28

1.1.2.3 Tiêu chí đánh giá sự đổi mới trong cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa song phương 29

1.2 Quan hệ giữa đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu và việc giảm nhập siêu song phương 31

1.2.1 Một số vấn đề lý thuyết về nhập siêu 31

1.2.1.1 Khái niệm nhập siêu 31

(1) Nguyên nhân từ xuất khẩu 31

Trang 5

(2)Nguyên nhân từ nhập khẩu 32

(3)Nguyên nhân từ khả năng và cơ cấu của nền kinh tế 32

(4)Nguyên nhân từ tỷ giá hối đoái 33

1.2.2 Các nhân tố tác động chung đến đổi mới cơ cấu xuất nhập khẩu và cán cân thương mại song phương 34

1.2.2.1 Sáu thành tố thuộc mô hình Kim cương của Michael Porter 34

1.2.2.2 Sự hợp lý trong việc vận dụng Mô hình Kim cương trong nghiên cứu 35

1.2.2.3 Quan hệ giữa đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu và cán cân thương mại song phương qua các thành tố tác động chung 37

1.3 Kinh nghiệm đổi mới cơ cấu hàng hóa xuất nhập với Trung Quốc để giảm nhập siêu 45

1.3.1 Giới thiệu về nền kinh tế Malaysia 45

1.3.2 Đổi mới trong cơ cấu hàng xuất nhập khẩu của Malaysia với Trung Quốc 46

1.3.2.1 Giai đoạn nhập siêu với Trung Quốc 46

1.3.2.2 Giai đoạn xuất siêu sang Trung Quốc 47

1.3.3 Giải pháp đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu của Malaysia 48

1.3.3.1 Về giải pháp của Nhà nước 48

1.3.3.2 Về giải pháp của doanh nghiệp Malaysia 53

1.3.4 Những kinh nghiệm của Malaysia có thể áp dụng cho Việt Nam 55

1.3.41 Kinh nghiệm dành cho Chính phủ 55

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐỔI MỚI CƠ CẤU HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM NHẰM HẠN CHẾ NHẬP SIÊU VỚI TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 2002-2016 57

2.1.Thực trạng nhập siêu hàng hóa Việt Nam- Trung Quốc giai đoạn 2002-2016 57

Để tìm hiểu thực trạng nhập siêu hàng hóa của Việt Nam với Trung Quốc, nghiên cứu chia giai đoạn 2002-2016 thành hai giai đoạn nhỏ hơn Giai đoạn đầu từ 2002 đến 2010 là năm ACFTA chính thức ký kết, giai đoạn sau từ năm 2011 đến năm 2016 57

Trang 6

2.1.1 Nhập siêu Việt Nam với Trung Quốc giai đoạn 2002-2010 57

2.1.2 Nhập siêu Việt Nam với Trung Quốc giai đoạn 2011-2016 58

2.1.3 Nhâp siêu của Việt Nam-Trung Quốc trong cán cân thương mại chung 59

2.2 Vai trò của cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu trong cán cân thương mại Việt-Trung giai đoạn 2002-2016 60

2.2.1 Thực trạng cơ cấu hàng xuất nhập khẩu Việt-Trung 60

2.2.1.1 Cơ cấu xuất nhập khẩu theo mục đích sử dụng của hàng hóa 60

2.2.1.2 Cơ cấu xuất nhập khẩu theo hàm lượng công nghệ trong hàng hóa61 2.2.2 Tác động của cơ cấu hàng xuất nhập khẩu đến tình trạng nhập siêu của Việt Nam với Trung Quốc giai đoạn 2002-2016 64

2.2.2.1 Nhập siêu do Việt Nam chủ yếu chủ yếu xuất “thô“ nhập “tinh“ 64

2.2.2.2 Nhập siêu do tỷ trọng nhập khẩu hàng tiêu dùng tương đối lớn 65

2.2.2.3 Nhập siêu do tỷ trọng nguyên phụ liệu nhập khẩu lớn 67

2.3 Đánh giá sự đổi mới cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam-Trung Quốc giai đoạn 2002-2016 69

2.3.1 Hiệu quả trong hoạt động thương mại Việt Nam-Trung Quốc 69

2.3.1.1 Chưa tận dụng triệt để được lợi thế so sánh của Việt Nam 69

Sự đổi mới trong cơ cấu hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc giai đoạn 2002-2016 chưa theo hướng tận dụng triệt để lợi thế so sánh của Việt Nam 69

2.3.1.2 Góp phần nâng cao kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu 70

2.3.1.3 Chưa có tác dụng giảm nhập siêu của Việt Nam với Trung Quốc .71

2.3.1.4 Chưa tận dụng được các ưu đãi trong ACFTA 72

2.3.2 Khả năng đảm bảo phát triển bền vững quốc gia 73

2.3.2.1 Tiêu chí kinh tế 73

2.3.2.2 Tiêu chí môi trường 74

2.3.2.3 Tiêu chí xã hội 75

2.4 Thực trạng các thành tố tác động đến đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu Việt-Trung 75

2.4.1 Thành tố Yếu tố sản xuất 75

Trang 7

2.4.1.1 Năng suất lao động của Việt Nam quá thấp 75

2.4.1.2 Cơ sở hạ tầng thương mại vùng biên với Trung Quốc lạc hậu 76

2.4.1.3 Thiếu nhân lực có kỹ năng và trình độ cao 77

2.4.2 Thành tố Chính phủ 77

2.4.2.1 Mô hình tăng trưởng lạc hậu 77

2.4.2.2 Yếu kém trong trong quản lý hoạt động xuất nhập khẩu 78

2.4.2.3 Quản lý thương mại vùng biên với Trung Quốc kém hiệu quả 78

2.4.2.4 Chính sách đầu tư liên quan đến Trung Quốc không hợp lý 79

2.4.2.5 Xúc tiến thương mại tầm vĩ mô chưa hiệu quả 80

2.4.3 Thành tố Các ngành công nghiệp phụ trợ 83

2.4.3.1 Ngành ô tô, xe máy 84

2.4.3.2 Ngành điện tử, điện máy 85

2.4.3.3 Ngành dệt may 85

2.4.3.4 Ngành da giày 86

2.4.4 Thành tố Doanh nghiệp 87

2.4.4.1 Xúc tiến thương mại tầm vi mô kém hiệu quả 87

2.4.4.2 Chưa chú trọng công tác xây dựng thương hiệu 88

2.4.4.3Chưa tạo được niềm tin với người tiêu dùng trong nước 89

2.4.4.4Thiếu liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước 89

2.4.5 Thành tố Nhu cầu 91

2.4.6 Thành tố Cơ hội 93

2.6.4.1Chính phủ chưa có giải pháp hiệu quả để thúc đẩy hoạt động R&D93 2.4.6.2Doanh nghiệp chưa đầu tư thỏa đáng cho hoạt động R&D 94

2.4.6.3Các nhà khoa học chưa phát huy tốt vai trò nghiên cứu 95

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 96

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CƠ CẤU HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU ĐỂ GIẢM NHẬP SIÊU VỚI TRUNG QUỐC 97

3.1 Bối cảnh đổi mới cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa nhằm giảm nhập siêu của Việt Nam với Trung Quốc giai đoạn 2018-2030 97

3.1.1 Thị trường Trung Quốc 97

3.1.1.1 Một số dự báo về thị trường Trung Quốc 97

Trang 8

Theo dự báo của ngân hàng Thế giới và Goldman Sachs, Trung Quốc có khả năng trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới năm 2025 và sẽ có sự “trỗi dậy nổi bật” Đến năm 2050, Trung Quốc sẽ giải quyết được các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, đẩy mạnh cải cách chuyển đổi thành công mô hình tăng trưởng (Goldman Sachs, 2016) 97 Với sáng kiến “Một cành đai, một con đường”, Trung Quốc đang từng bước thực hiện “Giấc mộng Trung Hoa”, trở thành trung tâm chính trị, kinh tế toàn cầu Trong lĩnh vực tương mại, Trung Quốc tiếp tục gia tăng thương mại với mục tiêu sử dụng các nước láng giềng thànhthị trường cung cấp nguyên liệu thô, tài nguyên, năng lượng giá trị thấp Các quốc gia láng giềng đang phát triển, hoặc có ký FTA với Trung Quốc, các nước có nhận đầu tư từ Trung Quốc được coi là thị trường tiềm năng để tiêu thụ máy móc, thiết bị công nghệ trung bình giá rẻ của Trung Quốc.Định hướng phát triển thương mại của Trung Quốc với các nước đang phát triển là thâm nhập thông qua thị trường hàng hóa, cắt giảm thuế quan 97

3.1.1.2 Trung Quốc tăng cường kiểm soát chất lượng thực phẩm nhập khẩu 98 3.1.1.3 Sự xuất hiện của các nhóm tiêu dùng mới ở Trung Quốc 99

3.1.2 Thị trường Việt Nam 100

3.1.2.1 Chủ trương đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế 100 3.1.2.3 Sự tăng trưởng của nhóm người thu nhập trung lưu 100

3.2 Cơ hội và thách thức cho Việt Nam 101

Từ bối cảnh được nêu ở phấn trên, trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc sẽ đối mặt với cả thách thức lẫn cơ hội 101

3.2.1 Cơ hội 101

3.2.1.1 Đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu 101

Tác động tích cực của các FTA song phương và đa phương mà Việt Nam đã

ký kết mang đến cho Việt Nam cơ hội lớn để đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu, giảm thiểu sự phụ thuộc thị trường Trung Quốc Trên nền tảng

Trang 9

một thể chế hành chính trị tốt, các FTA này sẽ phát huy được vai trò của mình Đây là một trong những nền tảng để Việt Nam cải thiện cán cân

thương mại đang thâm hụt nặng nề với Trung Quốc hiện nay 101

3.2.1.2 Giảm nhập khẩu nguyên liệu từ Trung Quốc 103

3.2.1.3 Phân phối hàng hóa vào sâu trong nội địa Trung Quốc 104

3.2.2 Thách thức 105

3.2.2.1 Khó khăn trong xuất khẩu nông thủy sản sang Trung Quốc 105

3.2.2.2 Nguy cơ tụt hậu về công nghệ 105

3.2.2.3 Áp lực cạnh tranh do giảm thuế nhập khẩu theo cam kết của FTA106 3.3 Hướng đổi mới cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu với Trung Quốc đến năm 2030 107

3.3.1 Phương hướng đổi mới tổng thế 107

107

3.3.2 Một số nhóm hàng xuất nhập khẩu chủ lực 108

3.3.2.1 Nhóm hàng cần đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc 108

3.3.2.2 Nhóm hàng cần giảm nhập khẩu từ Trung Quốc 110

3.4 Giải pháp đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu để hạn chế nhập siêu với Trung Quốc 111

3.4.1 Giải pháp của chủ thể Nhà nước 111

3.4.1.1 Đổi mới các chính sách thương mại với Trung Quốc 111

3.4.1.2 Điều chỉnh chính sách đầu tư liên quan đến Trung Quốc 112

3.4.1.3 Quản lý hiệu quả hoạt động sản xuất và xuất khẩu nông lâm thủy sản sang Trung Quốc 113

3.4.1.4 Tăng cường xúc tiến thương mại tầm vĩ mô 115

3.4.1.5 Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất tại cửa khẩu với Trung Quốc 118

1.4.1.6 Phát triển nguồn nhân lực sử dụng tiếng Trung Quốc 119

3.4.1.7 Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ 120

3.4.1.8 Tăng cường kích cầu nội địa 126

3.4.1.9 Thúc đẩy công tác nghiên cứu và phát triển 127

3.4.2 Giải pháp của chủ thể Doanh nghiệp 128

3.4.2.1 Đổi mới quan điểm và chiến lược kinh doanh với thị trường Trung

Trang 10

(2)Doanh nghiệp thương mại đổi mới chiến lược kinh doanh với thị trường Trung Quốc 129

3.4.2.2 Đẩy mạnh xúc tiến thương mại tầm vi mô 130

3.4.2.3 Doanh nghiệp phụ trợ nỗ lực tự phát triển 132

3.4.2.4 Triển khai phát triển thương hiệu và phân phối hàng Việt tại Trung Quốc 136

(1) Nghiên cứu sản phẩm phù hợp với từng nhóm tiêu dùng Trung Quốc 136 (3) Đa dạng hóa các kênh tiêu thụ hàng Việt tại Trung Quốc 138

3.4.2.5 Phát huy vai trò đào tạo nhân lực chất lượng cao tiếng Trung Quốc 141

3.4.2.6 Đẩy mạnh công tác kích cầu nội địa 142

3.4.2.7 Tăng cường đầu tư cho hoạt động R&D 143

3.4.3 Giải pháp của chủ thể Nhà khoa học 143

3.4.3.1 Góp phần thúc đẩy tiêu dùng nội địa 144

3.4.3.2 Tư vấn phát triển công nghiệp phụ trợ 145

3.4.3.3Không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ 145

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 146

KẾT LUẬN 147

TÀI LIỆU THAM KHẢO 151

PHỤ LỤC 173

Trang 11

DANH MỤC BẢNG – HÌNH DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Chuyển đổi các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu hàng hóa nhập khẩu

sang các thành tố của mô hình Kim cương 35

Bảng 1.2 Tác động của yếu tố Chính phủ đến cơ cấu xuất nhập khẩu và cán cân thương mại song phương 37

Chính phủ là nhân tố tác động đầu tiên quyết định cơ cấu hàng xuất nhập khẩu vì chính phủ nắm quyền quyết định mô hình tăng trưởng kinh tế quốc gia, nỗ lực hội nhập kinh tế quốc tế, ban hành các chính sách thương mại và đầu tư Năng lực quản lý của Chính phủ trong quản lý hoạt động thương mại song phương củng ảnh hưởng rất lớn đến cán cân thương mại giữa hai nước.38 Bảng 1.3 Tác động của Yếu tố sản xuất đến cơ cấu xuất nhập khẩu và cán cân thương mại song phương 38

Bảng 1.4 Tác động của yếu tố Nhu cầu đến cơ cấu xuất nhập khẩu và cán cân thương mại song phương 39

Bảng 1.5 Tác động của yếu tố Doanh nghiệp đến cơ cấu xuất nhập khẩu và cán cân thương mại song phương 40

Bảng 1.6 Tác động của yếu tố Công nghiệp phụ trợ và Cơ hội đến cơ cấu xuất nhập khẩu và cán cân thương mại song phương 42

Bảng 1.7 Mức chi cho hoạt động R&D và số bằng phát minh sáng chế 52

Bảng 1.8 Kim ngạch thương mại giữa Malaysia với Thượng Hải 54

Bảng 2.1 Cán cân thương mại Việt Nam với một số khu vực/quốc gia 59

Bảng 2.2: Nhập siêu hàng hóa của Việt Nam với Trung Quốc phân theo hàm lượng 64

Nhóm hàng 64

2002 64

2008 64

2016 64

Bảng 2.3: Nhập khẩu hàng tiêu dùng từ Trung Quốc 66

Đơn vị: Triệu USD 66 Bảng 2.4 Lợi thế so sánh trong một số nhóm hàng của Việt Nam và các nước

Trang 12

ASEAN 69 Bảng 3.1: Phương hướng liên kết hàng ngang giữa doanh nghiệp sản xuất Việt Nam với các công ty đa quốc gia 135 Bảng 3.2: Số lượng các hệ thống siêu thị lớn ở Trung Quốc năm 2016 140 PHỤ LỤC 5: 15 MẶT HÀNG THIẾT BỊ ĐIỆN-ĐIỆN TỬ (HS85) VIỆT NAM NHẬP KHẨU VÀ XUẤT KHẨU NHIỀU NHẤT VỚI TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 2002-2016 194 PHỤ LỤC 6: BẢNG 2.5: MỘT SỐ MẶT HÀNG VIỆT NAM NHẬP SIÊU GIÁ TRỊ LỚN TỪ TRUNG QUỐC (mã HS 4 chữ số) giai đoạn 2002-2016 196

Trang 13

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Mô hình đổi mới cơ cấu xuất nhập khẩu nhằm giảm nhập siêu song

phương 44

Hình 2.1 Nhập siêu của Việt Nam với Trung Quốc giai đoạn 2002-2010 57

Hình 2.2 Nhập siêu của Việt Nam với Trung Quốc giai đoạn 2010-2016 58

Nguồn: Tác giả vẽ lại từ số liệu của UN Comtrade 2017 60

Hình 2.3 Cơ cấu xuất nhập khẩu theo mục đích sử dụng của hàng hóa 60

Hình 2.4: Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu Việt-Trung theo yếu tố hàm lượng các năm 2002, 2008, 2016 62

Hình 2.5 Xuất nhập khẩu nhóm hàng thiết bị điện-điện tử (HS85) giữa Việt Nam và Trung Quốc giai đoạn 2002-2016 63

Hình 2.6: Nhập siêu nhóm hàng dệt may và da giày trên tổng nhập siêu từ Trung Quốc giai đoạn 2002-2015 67

Hình 2.7: Thị phần các thị trường xuất khẩu nguyên phụ liệu may mặc cho Việt Nam năm 2016 68

Hình 2.8 Tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 70

Việt Nam-Trung Quốc giai đoạn 2002-2016 70

Hình 2.10 Khó khăn của các đơn vị xúc tiến thương mại Việt Nam năm 2016.81 Hình 2.11: Thứ hạng của Việt Nam và Trung Quốc về Năng lực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo năm 2017 94

Hình 2.12 Mức chi cho R&D/doanh thu tại các doanh nghiệp Đông Nam Á giai đoạn 2014-2017 95

Hình 3.1 Tác động tích cực của một số FTA thế hệ mới đến cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam thời gian tới 102

Hình 3.2 Phương hướng đổi mới cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu với Trung Quốc đến năm 2030 107

Hình 3.3 Điều kiện tổng hợp để phát triển các cụm ngành công nghiệp Việt Nam 122

Trang 14

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

1 ACFTA ASEAN-China Free Trade Area Khu vực Mậu dịch Tự do

ASEAN – Trung Quốc

2 AEC Asean Economic Community Khu vực kinh tế chung

5 E&E Electrical and Electronic equip

6 EPC Engineering Procurement and

Construction

Thiết kế- Cung cấp thiết bị công nghệ -Thi công xây dựng công trình

Commmunities-Vietnam Free Trade Agreement

Hiệp định thương mại tự

do Việt Nam – EU

9 FDI ForeignDirirect Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài

12 GMP Good Manufacturing Practices Hướng dẫn thực hành sản

xuất tốt

13 HACCP Hazard Analysis and Critical

Control Point System

Hệ thống phân tích mối nguy

và kiểm soát điểm tới hạn

description and coding system

Hệ thống mã hóa và mô tả hàng hóa

15 IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế

16 ISO International Organization for

Standardization

Tổ chức quố tế về Tiêu chuẩn hóa

18 NICs Newly Industrialized Countries Các nước công nghiệp hóa

mới

19 NIEs Newly Industrial Economies Các nền kinh tế công nghiệp

Trang 15

22 OECD Organisation for Economic

Co-operation and Development

Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển

24 RCEP Regional Comprehensive

Economic Partnership

Hiệp định đối tác toàn diện khu vực

25 R&D Research and Development Nghiên cứu và Phát triển

26 SITC Standard International Trade

28 TBT Technical Barriers to Trade Hàng rào kỹ thuật trong

thương mại

29 TNCs Trans-Nations Companies Công ty xuyên quốc gia

Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreemen

Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương

31 UNCTAD United Nation Conference on

Trade and Development

Hội nghị của Liên hợp quốc

về thương mại và phát triển

32 VKFTA Vietnam Korea Free Trade

35 WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế

giới

Trang 16

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu là sự sắp xếp và mối quan hệ về mặt tỷ trọnggiữa các mặt hàng, nhóm hàng trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của một quốcgia Chính phủ các quốc gia luôn nỗ lực hướng đến một cơ cấu xuất nhập khẩu hànghóa phát huy được lợi thế so sánh, tác động tích cực đến thương mại và đảm bảomục tiêu phát triển bền vững Tốc độ đa dạng hóa xuất khẩu là một trong nhữngchìa khóa cho tăng trưởng kinh tế Cơ cấu hàng xuất khẩu thâm dụng tài nguyên ởcác nước đang phát triển còn có thể tác động đến kinh tế xã hội và thể chế chính trịcủa quốc gia đó (Isham, Wollcock, 2012)

Việt Nam hiện đang xuất siêu sang các thị trường Âu-Mỹ nhưng lại nhập siêumạnh từ các nước châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc và ASEAN, trong đó nghiêmtrọng nhất là với Trung Quốc Nguyên nhân là do thị trường Âu-Mỹ có nhu cầu rấtlớn đối với hàng hóa thâm dụng lao động như dệt may, da giày, hoa quả và thủy hảisản nhưng Việt Nam hầu như ít nhập khẩu từ những thị trường này Trong khi đó, donhu cầu nhập khẩu nguyên phụ liệu và máy móc thiết bị công nghệ lớn, nhưng chỉxuất khẩu được nông lâm thủy sản thô và sơ chế giá trị thấp sang các thị trườngchâu Á Số liệu thống kê của WTO, Liên hợp quốc và Tổng cục thống kê Việt Namđều cho thấy nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc tăng nhanh ở mức báo động.Thâm hụt thương mại với Trung Quốc ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt là sau khiTrung Quốc gia nhập WTO năm 2001 Năm 2001, nhập siêu của Việt Nam vớiTrung Quốc mới ở mức 787 triệu USD nhưng con số này liên tục tăng mạnh và đếnnăm 2015 đã lên đến 43,7 tỷ USD, gấp hơn 55 lần so với năm 2001 Năm 2016, giátrị nhập siêu giảm mạnh còn gần 25 tỷ USD nhưng giá trị nhập khẩu thực chất vẫnrất cao (61,6 tỷ USD) Quy mô nhập siêu cao, kéo dài và không có dấu hiệu đượccải thiện như của Việt Nam với Trung Quốc hiện nay là vấn đề đáng lo ngại vì nóphản ánh thương mại Việt Nam đang phụ thuộc quá lớn vào thị trường Trung Quốc.Việc thuộc quá mức vào một thị trường xuất nhập khẩu là một yếu tố rủi rokhông thể xem thường Nếu có biến động từ thị trường Trung Quốc về nguyên phụliệu đầu vào cho sản xuất thì việc làm và thu nhập của người lao động Việt Nam sẽ

Trang 17

gặp khó khăn lớn Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu sẽ giảm sút, tác động tiêu cựcđến cân đối thương mại và thanh toán quốc tế nước ta Nếu Trung Quốc có chínhsách hạn chế nhập khẩu từ Việt Nam, lượng hàng hóa tồn đọng không xuất khẩuđược cũng sẽ cũng gây thiệt hại rất lớn cho người sản xuất và doanh nghiệp Việt.Hơn nữa, phụ thuộc kinh tế tất yếu sẽ kéo theo phụ thuộc chính trị của Việt Namvào Trung Quốc

Nhiều nghiên cứu gần đây như của MUTRAP (2009), Bùi Trinh, Nguyễn VănHuân (2011), Tô Trung Thành, Nguyễn Trí Dũng (2012), Lương Văn Khôi (2012)đều chỉ ra, nhập siêu của Việt Nam kéo dài bắt nguồn từ vấn đề cơ cấu Như vậy cóthể khẳng định, thâm hụt cán cân thương mại Việt Nam-Trung Quốc có nguyênnhân chủ yếu là do cơ cấu hàng xuất nhập khẩu giữa hai nước

Như vậy, nếu vẫn tiếp tục duy trì cơ cấu xuất nhập khẩu với Trung Quốc nhưhiện nay, tình trạng nhập siêu của Việt Nam chắc chắn sẽ ngày càng nặng hơn nữatrong những năm tới Ràng buộc từ các FTA mới ký kết cùng tác động mạnh mẽ củacách mạng công nghiệp 4.0 trên toàn cầu buộc Việt Nam phải có sự điều chỉnh cănbản trong cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu nếu muốn bắt kịp với xu hướng pháttriển của nền kinh tế thế giới Bản thân ngưởi tiêu dùng Trung Quốc cũng như ViệtNam cũng đang có sự thay đổi lớn trong nhu cầu và quan điểm tiêu dùng Do TrungQuốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam hiện nay nên đổi mới được cơcấu trao đổi hàng hóa với Trung Quốc cũng sẽ tạo ra được sự đổi mới căn bản trong

cơ cấu thương mai hàng hóa chung của Việt Nam

Với những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu của mình là “Đổi mới

cơ cấu hàng xuất nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Trung Quốc nhằm hạn chế tình trạng nhập siêu”.

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

2.1 Tình hình nghiên cứu về tác động của cơ cấu xuất nhập khẩu đến tăng trưởng Nghiên cứu về tác động của cơ cấu xuất nhập khẩu đến tăng trưởng kinh tế nói chung: Cơ cấu định tính trong rổ hàng xuất khẩu và tác động của nó đối với

tăng trưởng kinh tế là một vấn đề đã được nghiên cứu bởi nhiều tác giả Braford

Trang 18

(1987) phân tích để tìm ra bản chất và nguyên nhân những thay đổi trong cơ cấukinh tế của các nước châu Á-Thái Bình Dương, quan hệ giữa những thay đổi nàyvới tăng trưởng kinh tế, tác động của những thay đổi đó đến các mối quan hệthương mại Mayer, Wood (2001) kiểm tra các cơ cấu xuất khẩu của các nước Nam

Á thông qua lăng kính mô hình Heckscher-Ohlin và kết luận rằng các sản phẩmhàm lượng lao động cao bất thường là kết quả của lực lượng lao động trình độ thấp.Lederman, Maloney (2003) trong một nghiên cứu của Ngân hàng thế giới, đã kếtluận cơ cấu thương mại là yếu tố quan trọng quyết định tốc độ tăng trưởng của mộtquốc gia Trong đó, nguồn lực sẵn có và thương mại nội ngành ảnh hưởng tích cựcđến tăng trường, tập trung xuất khẩu ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng Rodrik(2006) kiểm tra chính xác hơn mối quan hệ giữa các chỉ tiêu về chất lượng cơ cấuxuất khẩu và tăng trưởng GDP, tác giả chỉ ra những thay đổi về cấu trúc trong chấtlượng của rổ hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc và báo cáo tăng trưởng kinh tếgiữa năm 1992 và 2003 Sử dụng chuỗi thời gian dài (1962-2000), Rodrik (2006) vàHausmann, Hwang, Rodrik (2005) ước tính ảnh hưởng của chất lượng hàng hóaxuất khẩu (hàm lượng công nghệ ) đối với tăng trưởng GDP Sohn, Lee (2008)nghiên cứu mối quan hệ giữa thương mại và tăng trưởng dựa trên các biến "cơ cấuthương mại" Nghiên cứu giới thiệu lại ba học thuyết giải thích mối quan hệ giữathương mại và tăng trưởng là định lý Rybczynski; mô hình Sản phẩm khác biệt củaKrugman và Helpmen; mô hình Tăng trưởng nội sinh Mỗi học thuyết đưa ra mộtgiải thích khác nhau về cách thức cấu trúc hàng hóa xuất nhập khẩu tác động đếnnăng suất hay tăng trưởng của một nền kinh tế Sự tăng thêm hàm lượng công nghệcủa sản phẩm sẽ kéo theo sự tăng trưởng kinh tế (Lall, 2005; Rodrik, 2006)

Nghiên cứu tác động của cơ cấu xuất nhập khẩu đến phát triển bền vững:

Quan hệ giữa cơ cấu hàng xuất nhập khẩu với cán cân thương mại thực chất phảnánh tác động của cơ cấu thương mại hàng hóa đến tăng trưởng kinh tế nói chungcủa một quốc gia Một số nghiên cứu khẳng định việc nâng cấp cơ cấu xuất nhậpkhẩu quyết định đến sự phát triển bền vững của một quốc gia Sự mở rộng xuấtkhẩu thiếu định hướng đúng đắn có nguy cơ làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên,suy giảm đa dạng sinh học và ô nhiễm môi trường (Kaulin, Freinkman, 2009; HồTrung Thanh, 2009, 2012; Halle, 2010; Lê Văn Hùng, 2010) Tăng trưởng xuất

Trang 19

khẩu nếu chỉ chủ yếu dựa vào khai thác các nguồn lợi tự nhiên và sử dụng ngàycàng nhiều các yếu tố đầu vào làm gia tăng áp lực gây ô nhiễm Cơ cấu nhập khẩucũng đe dọa đến tăng trưởng bền vững nếu tập trung vào công nghệ trung gian, hayhàng tiêu dùng xa xỉ…Do vậy, duy trì một cơ cấu xuất nhập khẩu phù hợp với từnggiai đoạn phát triển kinh tế, đảm bảo phát triển bền vững là nhu cầu cấp thiết củamỗi quốc gia Các tác giả tiếp cận theo hướng này tiêu biểu có Lê Danh Vĩnh, HồTrung Thanh (2012), Nguyễn Văn Nam (2012), Trần Công Sách (2012), Vũ HuyềnPhương (2014) v.v…

2.2 Tình hình nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu trên thế giới

Nghiên cứu thực trạng chuyển dịch cơ cấu xuất nhập khẩu: Thực trạng đổi

mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu là vấn đề được nghiên cứu nhiều ở mọi quốc gia,thậm chí nhiều tổ chức thương mại quốc tế cũng thực hiện hàng loạt các nghiên cứuquy mô liên quan đến vấn đề này OECD là một trong những tổ chức có nhiềunghiên cứu quy mô liên quan đến cơ cấu thương mại hàng hóa của các nước đangphát triển Chương 3 thuộc nghiên cứu “Trade Liberalisation and Economic

Performance: Latin America versus East Asia 1970-2006” qua trường hợp một số

quốc gia phát triển và đang phát triển cụ thể rút ra các yếu tố thúc đẩy sự chuyển

dịch cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu (Duran, Mulder, 2008a) Bên cạnh đó, loạt

nghiên cứu về kinh nghiệm đổi mới cơ cấu thương mại của bốn nước Chile,Philippines, Thái Lan và Ecuador lựa chọn một số nhóm hàng tiêu biểu của mỗinước, nghiên cứu sự chuyển biến trong cơ cấu xuất nhập khẩu và rút ra kinh nghiệmliên quan đến kinh tế vĩ mô (Bartók, Onodera, 2007; Antonio, Onodera, 2007;Tangkitvanich, Onodera, 2007; Duran, Mulder, 2008b)

Nghiên cứu về cơ cấu thương mại hàng hóa trên quy mô toàn cầu cho thấythương mại quốc tế đang dần bị chi phối bởi những “đối tác chủ chốt“ (key player),

sự kết nối ngày càng chặt chẽ giữa các đối tác thương mại, sự phát triển của mạnglưới sản xuất toàn cầu, sự đa dạng hóa của các nhà xuất khẩu hàng công nghệ cao và

sự tương đồng trong cơ cấu hàng xuất khẩu ngày càng tăng (Hummels, 2001; Zhi,2003; OECD, 2005; Hausmann, Klinger, 2006) Các nghiên cứu cũng dự đoán trong

Trang 20

giai đoạn 2011-2020, thương mại hàng hóa quốc tế sẽ tiếp tục chuyển dịch theohướng tăng cường thuê ngoài sản xuất (Outsourcing), sự phát triển mạnh của chuỗicung ứng khu vực để cung cấp sản phẩm hoàn thiện cho các thị trường đang tăngtrưởng nhanh (Ernst&Young, 2011; IMF, 2011; Meng, Fang, 2012; Johansson,Olaberría, 2014)

Nghiên cứu giải pháp chuyển dịch cơ cấu xuất nhập khẩu: Tìm ra giải pháp

đổi mới cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu là áp lực chung của nhiều quốc gia trên thếgiới để hướng đến nền kinh tế tăng trưởng nhanh và ổn định Ở mỗi quốc gia, tìnhhình đổi mới cơ cấu hàng hóa có thể khác nhau nên quan điểm đổi mới được các giảđưa ra dựa trên tình hình thực tế của mỗi nước Để có thể chuyển dịch cơ cấu xuấtkhẩu hướng đến các sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao, cần có chính sách giáodục để nâng cao trình độ giáo dục cao hơn tốc độ trung bình của thế giới (Mayer,2001) Acharya (2008), Vĩtola, Gundars (2007) lại cho rằng, để nâng cấp cơ cấuthương mại hàng hóa quốc tế, cần tác động đến lợi thế so sánh, cụ thể là tập trungvào hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) Một nền kinh tế tập trung vào cácsản phẩm có hàm lượng R&D cao được coi là một nền kinh tế thành công Xing, Xu(2013) chứng minh tỷ lệ tiết kiệm cao là động lực không thể thay thế cho việc nângcấp cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa ở các nước đang phát triển Với Ấn Độ, các đặckhu kinh tế (Special Economic Zone) đã giúp xuất khẩu tăng trưởng mạnh, từ đónâng cấp cơ cấu xuất khẩu của nước này (Bhat, 2011) Quá trình đổi mới cơ cấuxuất khẩu phụ thuộc vào nguồn vốn đầu tư nước ngoài FDI FDI đóng vai trò quantrọng trong cả tăng trưởng xuất khẩu lẫn hàm lượng thu nhập của hàng xuất khẩu(Freitas, Mamede, 2011)

Nghiên cứu về nâng cấp cơ cấu xuất nhập khẩu tại khu vực châu Á: Nghiên

cứu về nâng cấp cơ cấu xuất nhập khẩu khu vực châu Á đều có chung một kết luận:Trung Quốc đang làm thay đổi cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu của nhiều nước.Nguyên nhân là do nước này có nhu cầu nhập khẩu rất lớn đối với nhóm hàng linhphụ kiện công nghệ cao để lắp ráp hoàn thiện và xuất khẩu sang các thị trường Âu-

Mỹ Nhiều nước đông Á đã tham gia mạnh mẽ vào mạng lưới sản xuất toàn cầuhình thành từ năm 1985 đến nay và hưởng lợi nhờ xuất khẩu linh phụ kiện đồ điện

và điện tử cho Trung Quốc (Lardy, 1992; Gaulier, 2005, 2007, Athukorala, Hill,

Trang 21

2008; Saunders, 2008) Các nghiên cứu cũng nhấn mạnh, phân công hàng dọc đặcbiệt phù hợp cho các nước đang phát triển châu Á để trở thành một trung tâm sảnxuất hàng hóa trung gian có hàm lượng công nghệ cao Tiêu biểu là các tác giảJongwanich, James (2009), WTO (2011), Athukorala (2011), Ernst&Young (2012),Wong, Li (2013) Với khu vực Đông Á, các quốc gia khu vực này đang ngày càngtrở nên phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc, và Trung Quốc trở thành đối tácthương mại lớn thứ nhất hoặc thứ nhì của hầu hết tất cả các quốc gia trong khu vực

kể từ đầu thiên niên kỷ mới Trong khuôn khổ ACFTA, xét về dài hạn Trung Quốc

sẽ là nước được hưởng lợi nhiều hơn, giúp Trung Quốc tạo ra thặng dư thương mạivới các nước ASEAN (Thái Kiệt, 2007; Yoeh, Ooi, 2007; Phạm Thái Quốc, 2010;Trần Văn Thọ, 2005; Escaith, Inomata, 2013)

Nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu hàng xuất nhập khẩu tại các nước đang phát triển: Chuyển dịch trong cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu tại các nước đang

phát triển cho thấy xu hướng chuyển từ nông sản và hàng sơ cấp sang hàng chế biếntạo nên xu hướng tăng hàm lượng nhập khẩu trong sản phẩm (Hellvin, 2006) Về cơbản, các nước đang phát triển duy trì thương mại với Trung Quốc theo quan hệNam-Nam rất mạnh Châu Phi và các nước Mỹ Latin trở thành nhà cung cấp hànghóa sơ cấp cho Trung Quốc, còn Trung Quốc ngày càng xuất khẩu nhiều hàng chếbiến sang các khu vực này (IMF, 2008) Hơn nữa, thương mại toàn cầu thể hiện quachuỗi giá trị với mỗi công đoạn sản xuất ra sản phẩm được thực hiện ở các nướckhác nhau Sự thay đổi trong cơ cấu thương mại này, cũng với nhu cầu hàng sơ cấpngày càng tăng của những nền kinh tế tăng trưởng nhanh đã đẩy mạnh thương mạiNam-Nam (World Economic Situation and Prospects 2012) Với các nước đangphát triển, hàng nông sản vẫn chiếm tỷ trọng đáng kể trong nền kinh tế cũng nhưtrong cơ cấu hàng xuất khẩu (Briones, Rakotoarisoa, 2013)

Nghiên cứu về cơ cấu hàng xuất nhập khẩu của Trung Quốc với các thị trường hiện đang xuất siêu sang Trung Quốc: Nghiên cứu về cơ cấu hàng xuất nhập

khẩu của Trung Quốc với các thị trường hiện đang xuất siêu sang Trung Quốc cho thấy

có một sự nâng cấp rõ rệt về hàm lượng công nghệ trong sản phẩm Nguyên nhân là docác nước này (như các nước công nghiệp phát triển ở Đông Á- thị trường quan trọngcủa Trung Quốc) đã tham gia được vào mạng lưới sản xuất khu vực và toàn cầu trong

Trang 22

lĩnh vực thiết bị điện và điện tử Quan trọng là trong mạng lưới đó, Trung Quốc đóngvai trò kép vừa xuất khẩu linh kiện điện tử cho các nước Đông Á vừa nhập khẩu từnước này máy móc nguyên chiếc để xuất sang thị trường Âu, Mỹ Các nước nhưMalaysia, Thái Lan, Philippines đều có sự nâng cấp cơ bản trong cơ cấu hàng xuấtnhập khẩu với Trung Quốc từ khoảng sau những năm 80 khi trao đổi thương mại liênngành được chuyển nội ngành Đến những năm 90, hàng công nghiệp đã trở thànhhàng hóa chủ yếu trong cơ cấu xuất nhập khẩu (Yean, 2001; Palanca, 2004; Woo, 2004,Devadason, 2009, Manarungsan, 2009; Chan, Lean, 2013)

Nghiên cứu về cơ cấu xuất nhập khẩu của Trung Quốc với các thị trường hiện đang nhập siêu với nước này: Nghiên cứu về cơ cấu xuất nhập khẩu của Trung

Quốc với các thị trường hiện đang nhập siêu với nước này đều cho thấy với cácnước nhập siêu, hàng xuất khẩu thường là tài nguyên và hàng hóa thâm dụng laođộng giản đơn, hàng nhập khẩu là máy móc thiết bị, nguyên liệu đầu vào hoặc hàngtiêu dùng Đây là các nước Mỹ La-tinh, các quốc gia châu Phi hoặc các nước đangphát triển ở châu Á Những nước này đều phải chịu nhiều thiệt thòi khi duy trì cơcấu hàng xuất nhập khẩu lạc hậu, chưa được nâng cấpvới Trung Quốc và hầu nhưchưa tham gia hoặc có tham gia nhưng chỉ ở vị trí rất thấp trong mạng lưới sản xuấttoàn cầu ngành thiết bị điện, điện tử (Mesquita, 2007; Soo, 2007, Gyan, Amma,2008; Ray, Gallagher, 2015) Một trường hợp đặc biệt khác, nền kinh tế lớn mạnhnhất thế giới là Hoa Kỳ cũng nhập siêu mạnh từ Trung Quốc trong thời gian dài.Nghiên cứu về cơ cấu thương mại hàng hóa Mỹ-Trung cho thấy, quốc gia này chỉđóng vai trò nhập khẩu mà hầu như không xuất khẩu được máy móc thiết bị sangTrung Quốc (Kilpatrick, 2006; Casey, 2012; Cheung, Chinn, 2014, Morrison 2015).Tokovenko, Koo (2011) khẳng định yếu tố tỷ giá không phải là nguyên nhân chínhdẫn đến nhập siêu của Mỹ với Trung Quốc, nguyên nhân chính nằm ở cơ cấu kinhtế

2.3 Tình hình nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam

Nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu hàng xuất nhập khẩu chung của Việt Nam:

Ở Việt Nam, cơ cấu hàng xuất nhập khẩu là vấn đề được Chính phủ, các ban ngành

Trang 23

và các nhà nghiên cứu quan tâm Hầu hết các nghiên cứu nêu lên bất cập trong cơcấu hiện tại, phân tích nguyên nhân và đề xuất giải pháp điều chỉnh cơ cấu hàngxuất khẩu hoặc xuất nhập khẩu hợp lý hơn Có những tác giả nghiên cứu thực trạng

cơ cấu xuất nhập khẩu nói chung của Việt Nam (Trần Ngọc Sơn, 2005; NguyễnĐình Cung, 2011; Nguyễn Ngọc Anh, Tô Trung Thành, 2013; Nguyễn ChiếnThắng, Trần Văn Hoàng, 2015) Nhiều tác giả khác tập trung nghiên cứu cơ cấuxuất nhập khẩu của Việt Nam với các đối tác thương mại riêng lẻ Tiêu biểu nhưPhạm Minh Sơn, Chung (2008), Nguyễn Tiến Dũng (2014) nghiên cứu cơ cấu xuấtnhập khẩu Việt Nam Hàn Quốc, phân tích chiều hướng và cơ cấu thương mại giữaViệt Nam với Hàn Quốc và các nước ASEAN cũng như cấu trúc bảo hộ trong cácnước thành viên của AKFTA Nguyễn Thị Minh Hương (2012) nghiên cứu sâu về

cơ cấu xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản giai đoạn 2002-2012, số liệu cậpnhật, nhiều chỉ số liên quan đến cơ cấu thương mại hàng hóa, các giải pháp đề ratrong cả ngắn hạn và dài hạn

Nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu hàng xuất nhập khẩu chung của Việt Nam với thị trường Trung Quốc: Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam với

Trung Quốc thường được các nhà nghiên cứu nước ngoài phân tích chung khi xemxét sự thay đổi trong cơ cấu thương mại hàng hóa của các quốc gia châu Á, Đông Áhay ASEAN với Trung Quốc Khi được nghiên cứu chung với các nước láng giềngphát triển như Thái Lan, Malaysia, Philippines , cơ cấu xuất nhập khẩu của ViệtNam với Trung Quốc thể hiện sự tụt hậu và chậm đổi mới Trong khi nhiều nướctrong khu vực đã tận dụng thị trường Trung Quốc và tham gia mạnh mẽ vào chuỗicung ứng toàn cầu thì của Việt Nam lại có nguy cơ trở thành thị trường tiêu thụhàng công nghiệp của Trung Quốc và cung cấp tài nguyên cũng như sản phẩm nônglâm ngư nghiệp cho nước này (Trần Văn Thọ, 2005a, 2010; Tong, Seng, 2009;Ernst&Young, 2012) Các nghiên cứu này tuy phân tích rất chi tiết thực trạng cơ cấuxuất nhập khẩu hàng hóa với Trung Quốc của các quốc gia, nhưng chưa rút ra kinhnghiệm đổi mới cơ cấu xuất nhập khẩu của các quốc gia này để giảm nhập siêu vớiTrung Quốc

Các nghiên cứu này thường trùng lắp về ý tưởng nghiên cứu, các giải phápđưa ra về cơ bản không mới mà nhắc lại xu hướng chuyển dịch cơ cấu xuất nhập

Trang 24

khẩu hàng hóa nói chung của mỗi quốc gia, đó là “chuyển dịch từ sản phẩm nôngnghiệp với hàm lượng lao động và tài nguyên cao sang sản phẩm công nghiệp vàchế biến với hàm lượng công nghệ và vốn cao“ Không có gì đảm bảo cứ chuyểndịch theo hướng này là chắc chắn sẽ thực hiện được việc giảm nhập siêu với TrungQuốc Cần nghiên cứu thêm những biến động trong nhu cầu tiêu dùng và nhập khẩucủa hai nước trước mắt và dài hạn, kết hợp với khả năng cung cấp hai nước, tácđộng của các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương, sự hiệu quảtrong điều hành của chính phủ mới có thể đưa ra giải pháp hữu hiệu và phù hợpvới Việt Nam

2.4 Tình hình nghiên cứu về đổi mới cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu để giảm nhập siêu với Trung Quốc

Nghiên cứu về quan hệ giữa giữa cơ cấu hàng xuất nhập khẩu và cán cânthương mại không được nhiều tác giả nghiên cứu riêng lẻ Trên thực tế, cán cânthương mại là sự chênh lệch giữa giá trị xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa và thayđổi liên tục qua từng mốc thống kê và không phải quốc gia nào cũng gặp phải áp lựcgiảm nhập siêu Nghiên cứu riêng lẻ về cán cân thương mại hoặc về cơ cấu thươngmại hàng hóa có rất nhiều, nhưng lại rất ít nghiên cứu về mối quan hệ giữa hai vấn

đề này Gros (2013) thông qua trường hợp của Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy cơ cấu hànghóa xuất nhập khẩu có thể làm xấu đi cán cân thương mại của một quốc gia Khi cơcấu hàng hóa của một nước chủ yếu là công nghệ thấp và trung bình, giá trị gia tăngtrong hàng xuất khẩu sẽ không cao Điều này dẫn đến thực tế là khu vực xuất khẩukhông đóng góp nhiều cho GDP và việc làm Tỷ lệ nguyên liệu nhập khẩu cao tronghàng xuất khẩu cũng gây nên tình trạng thâm hụt thương mại

Nghiên cứu về cán cân thương mại Việt Nam- Trung Quốc: Nhiều tác giả khác

nghiên cứu tổng quan về tình hình hơp tác đầu tư và thương mại giữa Việt Nam vàTrung Quốc và chỉ ra rằng, chiến lược phát triển bền vững cho thương mại Việt-Trung là điều chỉnh cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu của cả hai quốc gia Đó là cáctác giả Trần Văn Thọ (2000, 2005), Chaponniere, Cling (2009), Nguyễn Ngọc Bảo(2010), Bùi Thúy Vân (2011), Zhang (2012) Các tác giả cũng khẳng định chuyểndịch cơ cấu hàng xuất nhập khẩu là một trong những biện pháp giảm nhập siêu

Trang 25

chung và đặc biệt là nhập siêu với Trung Quốc, từ đó đề xuất phương hướng giảmnhập siêu bằng các giải pháp liên quan nhằm tăng cường hoặc hạn chế một số nhómhàng nhất định trong thương mại với Trung Quốc (Hạ Thị Thiều Dao, 2010; Hà ThịHương Lan, 2012) Tuy nhiên, các nghiên cứu này coi việc chuyển dịch cơ cấuxuất nhập khẩu là giải pháp đương nhiên để giảm nhập siêu mà không giải thích cơchế tác động của việc chuyển dịch này đến cán cân thương mại Định hướng chuyểndịch cơ cấu hàng xuất nhập khẩu được các tác giả nêu tập trung vào nhiều nhómhàng khác nhau

Tại Việt Nam, số lượng nghiên cứu về thực trạng và giải pháp cho vấn đề nhậpsiêu có thể nói là rất lớn Các tác giả tiếp cận nguyên nhân nhập siêu là do các chínhsách thương mại, đầu tư, tỷ giá hối đoái Muốn hạn chế nhập siêu, cần đồng bộ điềuchỉnh những chính sách này Các giải pháp hạn chế nhập siêu được đưa ra thường làphát triển ngành công nghiệp phụ trợ, nhập khẩu công nghệ từ các nước tiên tiến,chuyển dịch cơ cấu đầu tư, giải pháp liên quan đến chính sách tỷ giá, các giải phápđịnh hướng tiêu dùng, định hướng sản xuất Tiêu biểu như nghiên cứu của NguyễnThành Biên (2008) Nguyễn Hoàng Giang (2008), Doãn Công Khánh (2007), LêTuấn Thanh (2008), Phan Kim Nga (2010), Nguyễn Thị Hiền (2010), Trần ĐìnhThiên, Nguyễn Chiến Thắng (2012) v.v Các nghiên cứu này về cơ bản là trùng lặp

về mục đích, phương pháp và kết quả nghiên cứu, các giải pháp tương đối dàn trải

Nghiên cứu về cải thiện cán cân thương mại Việt-Trung thông qua nâng cấp

cơ cấu hàng xuất nhập khẩu: Một số nghiên cứu khẳng định cơ cấu kinh tế hay cơ

cấu xuất nhập khẩu hiện tại là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhập siêu nặng nề vàkéo dài của Việt Nam nói chung hay với Trung Quốc nói riêng, các yếu tố khác cótác động nhưng không đáng kể Giải pháp chủ yếu được đưa ra là chuyển đổi cơ cấukinh tế để cải thiện cán cân thương mại của Việt Nam nói chung và với Trung Quốcnói riêng (Bùi Trinh, 2011; Bùi Trường Giang, Phạm Sỹ An, 2011) Peter Naray(2009), trong một nghiên cứu của Ngân hàng thế giới nhấn mạnh bất cập về cán cânthương mại thực chất là bất cập về cơ cấu kinh tế và chính sách vĩ mô, vì vậy giảipháp tốt nhất chính là cải cách cơ cấu và các công cụ chính sách kinh tế vĩ mô Với phương pháp nghiên cứu định lượng, Bùi Trinh, Nguyễn Văn Huân (2011)

Trang 26

sử dụng mô hình cân đối liên ngành, Tô Trung Thành, Nguyễn Trí Dũng (2012) sử

dụng mô hình SVAR để định lượng độ lớn tác động và vai trò của các cú sốc

“thực”, mang tính cấu trúc và cú sốc “danh nghĩa” (chính sách tiền tệ, tỉ giá tácđộng đến tỉ giá danh nghĩa và tỉ giá thực) đến cán cân thương mại của Việt Nam.Lương Văn Khôi (2012) sử dụng các mô hình CCR-I và BCC-I để tìm ra nguyênnhân chính dẫn đến nhập siêu của Việt Nam Kết luận chung cho thấy nhập siêu là

do vấn đề cơ cấu kinh tế Các chính sách được khuyến nghị gồm nâng cao năng lựccạnh tranh công nghệ quốc gia, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nềnkinh tế, lập kế hoạch cần ưu tiên các ngành trọng điểm và xây dựng lại một cấu trúcphù hợp cho nền kinh tế Việt Nam Việc tái cấu trúc kinh tế đương nhiên sẽ tạo ramột cơ cấu xuất nhập khẩu mới, nhưng cụ thể cơ cấu đó như thế nào để giảm đượcnhập siêu với Trung Quốc lại là vấn đề cần nghiên cứu cụ thể Các nghiên cứu trênchỉ ra định hướng điều chỉnh nhưng lại chưa kết hợp được nhu cầu xuất nhập khẩucủa Trung Quốc trong thời gian tới, hay thực trạng tự do hóa thương mại của ViệtNam nên chưa thể coi giải pháp đưa ra có thể đảm bảo giảm nhập siêu được vớiTrung Quốc

Nhiều tác giả đi vào nghiên cứu cấu trúc nhập siêu của Việt Nam để làm rõViệt Nam nhập siêu ở những mặt hàng, nhóm hàng nào, từ khối doanh nghiệp FDIhay doanh nghiệp nhà nước Pham Ngoc Quang, Bui Trinh (2006) sử dụng bảngĐầu vào-Đầu ra với số liệu từ năm 1986-2000 để làm rõ sự thay đổi trong cơ cấuxuất nhập khẩu của Việt Nam Ha Thi Hong Van, Đo Tien Sam (2009) cũng sử dụngdải số liệu khá dài (1998-2008) để nghiên cứu về tình hình hợp tác thương mại giữaViệt Nam và Trung Quốc Từ Thúy Anh cũng là tác giả quan tâm và có nhiềunghiên cứu liên quan đến cấu trúc nhập siêu của Việt Nam với Trung Quốc Tác giảphân tích sâu hơn, toàn diện hơn về cấu trúc thâm hụt thương mại Việt Nam-Trungbằng phương pháp tính hệ số tỉ lệ thâm nhập - chỉ số đo lường sức ép cạnh tranh củahàng hóa nước ngoài trên thị trường nội địa (Từ Thúy Anh, Nguyễn Bình Dương,2011; Từ Thúy Anh, 2011; Từ Thúy Anh và những người khác, 2012)

Có thể kết luận, giải pháp điều chỉnh nhập siêu của Việt Nam nói chung và vớiTrung Quốc nói riêng được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, đặc biệt là tác giảtrong nước Số liệu phân tích tương đối đầy đủ với nguồn số liệu thống kê từ trong

Trang 27

nước hoặc quốc tế Tuy nhiên, vấn đề dễ nhận thấy nhất là các giải pháp đưa ra về

cơ bản là trùng lắp, không có nhiều điểm mới khác biệt giữa các nghiên cứu

2.4 Khoảng trống nghiên cứu và hướng tiếp cận của luận án

2.4.1 Khoảng trống nghiên cứu

Thông qua việc xem xét nghiên cứu của các tác giả đi trước về vấn đề này, tácgiả nhận thấy một số khoảng trống nghiên cứu như sau:

Thứ nhất, thiếu sự giải thích rõ ràng về mối liên hệ giữa cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu với cán cân thương mại: Hiện tại, có rất nhiều nghiên cứu riêng lẻ về

nhập siêu và cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu, nhưng chưa có nghiên cứu nào đưa ra

cơ sở lý thuyết chặt chẽ và đầy đủ về tác động của cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩuvới cán cân thương mại Các nghiên cứu đều coi mối quan hệ này là đương nhiên,

và đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu sẽ chắc chắn giúp cải thiện cán cân thươngmại theo chiều hướng tích cực

Thứ hai, về vấn đề đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu để giảm nhập siêu với

Trung Quốc, các nghiên cứu hầu như chỉ giải quyết về mặt định hướng, như tăng

hàm lượng chế biến và công nghệ trong sản phẩm, giảm tỷ trọng xuất khẩu mặthàng thô chưa qua chế biến, giảm nhập khẩu máy móc thiết bị từ Trung Quốc Chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu riêng về việc đổi mới cơ cấu hàng hóa xuấtnhập khẩu nhằm mục tiêu hạn chế nhập siêu với Trung Quốc

Thứ ba, chủ thể đổi mới trong các nghiên cứu chỉ giới hạn ở Nhà nước và Doanh nghiệp, chưa có nghiên cứu nào đề xuất giải pháp đổi với Nhà khoa học.

Đây cũng là một chủ thể có tác động lớn đến đổi mới cơ cấu hàng hóa xuất nhậpkhẩu của Việt Nam

2.4.2 Hướng nghiên cứu của luận án

Từ các khoảng trống nghiên cứu được nêu ở trên, tác giả đưa ra hướng nghiêncứu của luận án như sau:

Luận án kế thừa kết quả nghiên cứu của Bùi Trinh, Nguyễn Văn Huân(2011), Tô Trung Thành, Nguyễn Trí Dũng (2012), Lương Văn Khôi (2012) để kếtluận nhập siêu của Việt Nam có nguyên nhân từ vấn đề cơ cấu Bên cạnh đó, nghiên

Trang 28

cứu cũng dựa trên cơ sở kết quả nghiên cứu của Yean (2001), Palanca (2004), Woo(2004), Devadason (2009), Manarungsan (2009), Chan, Lean (2013) khẳng định cáncân thương mại của các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia, Philipines đãđược cải thiện đáng kể cùng với sự nâng cấp của cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩucủa các nước này với Trung Quốc Từ đó, nghiên cứu tìm ra các nhân tố tác độngchung cho cả cơ cấu hàng xuất nhập khẩu và cán cân thương mại song phương.Thông qua hệ thống giải pháp của ba chủ thể là Nhà nước, Doanh nghiệp và Nhàkhoa học tác động vào các nhân tố này để đổi mới cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu

và giảm nhập siêu với Trung Quốc giai đoạn 2018-2030

3 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận án là đề xuất một số giải pháp đổi mới cơ cấuxuất nhập khẩu, từ đó hạn chế tình trạng nhập siêu của Việt Nam với Trung Quốctrong dài hạn (đến năm 2030)

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu, luận án xác định các nhiệm vụ nghiêncứu dưới đây:

(1) Hệ thống hóa các vấn đề lý luận, xác lập một khung lý thuyết hợp lý có thể giảithích cơ chế tác động của cơ cấu hàng xuất nhập khẩu đến đến cán cân thương mạisong phương

(2) Phân tích thực trạng nhập siêu hàng hóa của Việt Nam với Trung Quốc giai đoạn2002-2016, thực trạng cơ cấu hàng xuất nhập khẩu Việt-Trung giai đoạn 2002-2016, vàđánh giá tác động của cơ cấu này đến tình trạng nhập siêu giữa hai nước; Chỉ ra nguyênnhân cho những hạn chế trong đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu Việt-Trung và phântích thực trạng các thành tố tác động theo khung lý thuyết

(3) Đưa ra hệ thống giải pháp đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu nhằm giảm nhậpsiêu của Việt Nam với Trung Quốc với ba chủ thể là Nhà nước, Doanh nghiệp và Nhàkhoa học Các giải pháp cụ thể đều hướng đến mục tiêu cải thiện sáu thành tố tác độngchung đã nêu trong khung lý thuyết

Trang 29

(4) Nghiên cứu kinh nghiệm đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu để cải thiện cán cânthương mại với Trung Quốc của Malaysia và rút ra một số bài học cho Việt Nam.

3.3 Câu hỏi nghiên cứu

Để giải quyết vấn đề nêu ra trong luận án, tác giả đưa ra các câu hỏi nghiên cứu là:(1) Cơ chế tác động của cơ cấu hàng xuất nhập khẩu đến cán cân thương mại là gì?(2) Thực trạng nhập siêu hàng hóa giữa Việt Nam với trung Quốc giai đoạn 2002-2016như thế nào?

(3) Thực trạng cơ cấu hàng xuât nhập khẩu Việt Nam- Trung Quốc giai đoạn

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là:

(1) Cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa Việt-Trung giai đoạn 2002-2016

(2) Cán cân thương mại hàng hóa Việt-Trung giai đoạn 2002-2016

(3) Cán cân thương mại và cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa của Malaysia và TrungQuốc

4.2 Phạm vi nghiên cứu

4.2.1 Phạm vi về thời gian nghiên cứu

Luận án lựa chọn khoảng thời gian nghiên cứu là từ năm 2002 đến năm 2016

là giai đoạn sau khi Trung Quốc gia nhập WTO Đây là giai đoạn cán cân thươngmại Việt-Trung bắt đầu thâm hụt trầm trọng, giá trị nhập siêu của Việt Nam tăngmạnh qua từng năm Giai đoạn này cũng có những mốc thời gian quan trọng khácnhư Việt Nam gia nhập WTO (2007), khu vực thương mại tự do ASEAN - Trung

Trang 30

Quốc (ACFTA) chính thức có hiệu lực hay nhiều FTA thế hệ mới mà Việt Nam kýkết với các nước đối tác, hứa hẹn những đổi mới cơ bản trong cơ cấu xuất nhậpkhẩu hàng hóa của Việt Nam nếu có thể tận dụng tốt các FTA này

Các giải pháp nêu trong chương 3 của luận án được áp dụng cho giai đoạn từnay (năm 2018) đến năm 2030 Tác giả lựa chọn giai đoạn này vì đây cũng là giaiđoạn mà Chính phủ Việt Nam đặt ra mục tiêu “Giảm dần thâm hụt thương mại,kiểm soát nhập siêu và tiến tới cân bằng cán cân thương mại vào năm 2020; thặng

dư thương mại thời kỳ 2021 – 2030“ theo “Quan điểm, chiến lược của Chính phủ vềxuất nhập khẩu hàng hóa giai đoạn từ nay đến năn 2025 định hướng đến năm

2030” Bên cạnh đó “Quyết định của Chính phủ về Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ từ năm 2016 đến năm 2025“ cũng tác động nhiều đến cơ cấu sản xuất

và cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam nói chung và với Trung Quốc nóiriêng

4.2.2 Phạm vi về không gian nghiên cứu

Luận án tập trung nghiên cứu thực trạng đổi mới cơ cấu xuất nhập khẩu hànghóa và tình trạng nhập siêu giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc (không bao gồmHongkong và Đài Loan)

Bên cạnh đó, sự đổi mới trong cơ cấu hàng xuất nhập khẩu nhằm giảm nhậpsiêu của Malaysia với Trung Quốc cũng được xem xét nhằm rút ra kinh nghiệm choViệt Nam

4.2.3 Phạm vi về nội dung nghiên cứu

Luận án chỉ xem xét cán cân thương mại trong hoạt động xuất nhập khẩu hànghóa, không bao hàm hoạt động xuất nhập khẩu dịch vụ

Cơ cấu hàng hóa xuất nhập trong luận án là cơ cấu hàng hóa theo hàm lượngchế biến, theo mục đích sử dụng, theo mức độ thâm dụng lao động-tài nguyên-côngnghệ

Mô hình Kim cương của Michael Porter được áp dùng với mục đích xác địnhnhững nhân tố chung tác động đến cả cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu và cán cânthương mại song phương Luận án không đi sâu phân tích so sánh lợi thế cạnh tranh

Trang 31

quốc gia giữa Việt Nam và Trung Quốc

4.2.4 Phạm vi về số liệu nghiên cứu

Về quốc gia báo cáo số liệu, luận án sử dụng số liệu do cả Việt Nam và TrungQuốc báo cáo tùy theo mức độ sẵn có và phù hợp của từng nguồn số liệu Trên các

cơ sở dữ liệu thương mại quốc tế từ năm 2009, số liệu do Trung Quốc báo cáo luôncao hơn khá nhiều so với số liệu do Việt Nam báo cáo (trung bình chênh lệch trên10%), có thể là do phía Trung Quốc thống kê được cả kim ngạch xuất nhập khẩutiểu ngạch, hoặc tồn tại hiện tượng nhập lậu giữa hai nước nhưng phía Việt Namchưa thống kê được Để tăng mức độ chính xác trong phân tích, với các thống kêthương mại song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc, tác giả lựa chọn số liệu dophía Trung Quốc công bố, trường hợp không tìm được sẽ lấy số liệu do Việt Namcông bố

5 Phương pháp nghiên cứu

Với đề tài “Đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu trong quan hệ thương mại

với Trung Quốc nhằm hạn chế tình trạng nhập siêu”, tác giả sử dụng phương

pháp nghiên định tính Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu, luận án sử dụng cácphương pháp nghiên cứu cụ thể sau:

5.1 Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng trong nghiên cứu nhằm:

Thống kê số liệu thương mại để phân tích thực trạng cán cân thương mại hànghóa song phương tổng thể giữa Việt Nam và Trung Quốc giai đoạn 2002-2016.Thống kê số liệu để phân tích thực trạng nhập siêu hàng hóa giữa Việt Nam vàTrung Quốc Tác giả sử dụng kết hợp trong luận án ba Danh mục phân loại hànghóa trong thương mại quốc tế là HS: Hệ thống mã hóa và mô tả hàng hóa(Harmonised commodity description and coding system) do Tổ chức Hải quan thếgiới ban hành; SITC: Hệ thống phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu (StandardInternational Trade Classification) do Ban Thư ký Liên hợp quốc xây dựng; BEC:Danh mục phân loại hàng hóa theo ngành kinh tế rộng (Broad EconomicsCategories) do Ủy ban thống kê Liên hợp quốc ban hành

Trang 32

Thống kê số liệu để phân tích thực trạng cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu hànghóa Việt-Trung song phương qua các năm (tỷ lệ giữa nhóm hàng tư liệu sản xuất,nguyên vật liệu, hàng tiêu dùng, tỷ trọng hàng công nghệ thấp, công nghệ cao, tỷtrọng hàng hóa tập trung lao động giản đơn, hàng hóa tập trung tài nguyên thô, hànghóa tập trung vốn-trí tuệ ).

5.1.2 Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh được sử dụng trong nghiên cứu nhằm:

So sánh sự thay đổi theo từng năm của kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩuchung, của từng nhóm hàng theo các tiêu chí như giá trị, hàm lượng lao động-tàinguyên-công nghệ

So sánh số liệu thống kê về thứ hạng và các tiêu chí đánh giá khác giữa ViệtNam với Trung Quốc và các nước trong khu vực

5.1.3 Phương pháp phân tích-tổng hợp

Phương pháp phân tích-tổng hợp được sử dụng trong luận án nhằm:

Phân tích các nhân tố tác động đến cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu của mộtquốc gia và cơ chế tác động của cơ cấu xuất nhập khẩu đến cán cân thương mại

Thông qua phân tích các số liệu đã thống kê, tổng hợp xu hướng phát triểnthương mại của Trung Quốc với Việt Nam, thực trạng cơ cấu hàng hóa xuất nhậpkhẩu giữa hai nước, đưa ra định hướng đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu củaViệt Nam với Trung Quốc

Tổng hợp kinh nghiệm đổi mới cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu củaMalaysia với Trung Quốc nhằm giảm nhập siêu, từ đó rút ra bài học kinh nghiệmcho Việt Nam

5.1.4 Phương pháp điều tra khảo sát

Để việc phân tích thực trạng và đưa ra giải pháp với các doanh nghiệp ViệtNam sát thực hơn, tác giả đã tiến hành điều tra khảo sát về hoạt động xuất nhậpkhẩu của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp có quan hệ nghiệp vụthương mại với thị trường Trung Quốc Phiếu điều tra được gửi đến doanh nghiệp

Trang 33

thông qua hình thức phát trực tiếp hoặc qua email Số lượng mẫu gồm 200 doanhnghiệp xuất nhập khẩu với đối tác Trung Quốc trên toàn quốc Thời gian tiến hànhkhảo sát là từ tháng 5/2015 đến tháng 5/2016 Kết quả điều tra được sử dụng khiphân tích về thực trạng hoạt động và khó khăn của doanh nghiệp trong nước Nộidung phiếu điều tra được trình bày trong Phụ lục 1, kết quả điều tra được trình bàytrong Phụ lục 2.

Bảng câu hỏi gồm 3 phần: Phần 1: Thông tin chung của doanh nghiệp: cácthông tin về tên, địa chỉ, loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực xuất nhập khẩu chính, loạihình kinh doanh của doanh nghiệp Phần 2: Tình hình xuất khẩu và Tình hình xuấtkhẩu của doanh nghiệp: Các câu hỏi về thị trường chủ lực, tỷ lệ nội địa hóa, chiếnlược kinh doanh với thị trường Trung Quốc, những khó khăn của doanh nghiệp khitiếp cận thị trường Trung Quốc, tình hình đăng ký thương hiệu cho hàng hóa xuấtkhẩu của doanh nghiệp Phần 3: Một số đánh giá chung: nhu cầu của doanh nghiệpliên quan đến hiệp hội ngành hàng, thông tin về FTA, quan điểm của doanh nghiệp

về biện pháp quản lý nhập khẩu với thị trường Trung Quốc…

6 Đóng góp của luận án

6.1 Đóng góp về mặt lý thuyết

Thứ nhất, luận án lựa chọn cách tiếp cận mới khi áp dụng mô hình Kim cươngcủa Michael Porter để giải thích về các nhân tố chung tác động ảnh hưởng đến cơcấu hàng xuất nhập khẩu và cán cân thương mại hàng hóa song phương Đây làđiểm mới nổi bật của luận án do chưa có nghiên cứu nào liên quan đến mục tiêugiảm nhập siêu với Trung Quốc ứng dụng mô hình này Do đặc thù của đề tài luận

án là nghiên cứu đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu nhằm mục tiêu cụ thể là giảmnhập siêu song phương, nghiên cứu không chỉ cần phân tích mối quan hệ giữa cơhàng xuất nhập khẩu và cán cân thương mại song phương mà còn phải chỉ ra đượcnguyên nhân chung của cả hai vấn đề này Chỉ trên cơ sở xác định được các nhân tốtác động chung mới có thể tìm ra giải pháp tác động, để chắc chắn giải pháp đó vừagiúp đổi mới được cơ cấu hàng xuất nhập khẩu vừa đảm bảo giảm được nhập siêusong phương Sáu thành tố Chính phủ, Doanh nghiệp, Nhu cầu, Yếu tố sản xuất,Các ngành phụ trợ và Cơ hội có thể nói đã bao quát được đầy đủ cả các nhân tố vi

Trang 34

mô và vĩ mô cần đề cập để giải quyết vấn đề của luận án.

Thứ hai, luận án đưa ra khái niệm: “Đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu là một quá trình cải tiến cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa hiện thời để đảm bảo sự phát triển bền vững quốc gia và tính hiệu quả trong quan hệ thương mại với một hoặc nhiều nước đối tác“.

Thứ ba, luận án đưa ra tiêu chí để đánh giá sự đổi mới trong cơ cấu hàng xuất

nhập khẩu song phương, đó là Hiệu quả trong quan hệ thương mại và Khả năng đảm

bảo phát triển bền vững quốc gia Tiêu chí Hiệu quả trong quan hệ thương mại thểhiện ở các khía cạch tận dụng được lợi thế so sánh quốc gia, tác động tích cực đếntổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu và cán cân thương mại song phương, phảitận dụng được các ưu đãi trong các hiệp định thương mại song phương và đaphương Tiêu chí Khả năng đảm bảo phát triển bền vững thể hiện ở khía cạnh đảmbảo tăng trưởng kinh tế, không tác động xấu đến môi trường và góp phần phát triển

xã hội

Thứ tư, luận án xác định chủ thể quyết định sự đổi mới cơ cấu hàng xuất nhậpkhẩu không chỉ có Nhà nước và Doanh nghiệp mà còn có một chủ thể rất quantrọng là các Nhà khoa học

6.2 Đóng góp về mặt thực tiễn

Thứ nhất, luận án phân tích tổng quan thực trạng nhập siêu của Việt Nam vớiTrung Quốc giai đoạn 2002-2016, trong đó chia thành hai giai đoạn 2002-2010,2011-2016 Bên cạnh đó, luận án so sánh nhập siêu của Việt Nam trong cán cânthương mại hàng hóa nói chung của Việt Nam để xem xét tỷ trọng kim ngạch nhậpsiêu của Việt Nam với Trung Quốc trong tổng nhập siêu của Việt Nam

Thứ hai, trên cơ sở phân tích thực trạng cơ cấu hàng xuất nhập khẩu Trung, luận án đánh giá tác động của cơ cấu hàng này đến nhập siêu song phươnggiai đoạn 2002-2016

Việt-Thứ ba, luận án đánh giá sự đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu Việt-Trunggiai đoạn 2002-2016 cụ thể theo các tiêu chí là Tính hiệu quả trong quan hệ thươngmại và Khả năng đảm bảo phát triển bền vững quốc gia

Trang 35

Thứ tư, luận án tìm hiểu kinh nghiệm đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu vớiTrung Quốc của Malaysia là quốc gia từng có giai đoạn nhập siêu từ Trung Quốc.Nhờ sự đổi mới trong cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu, Malaysia đã cải thiện đượccán cân thương mại và duy trì được tình trạng xuất siêu với Trung Quốc Kinhnghiệm đổi mới cơ cấu xuất nhập khẩu của nước này sẽ là gợi ý rất có ý nghĩa vớiViệt Nam trong thời điểm hiện tại.

Thứ năm, để tăng thêm tính thuyết phục cho các phân tích liên quan đến thựctrạng xuất nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam với đối tác Trung Quốc,tác giả đã thực hiện khảo sát điều tra các doanh nghiệp Việt Nam xuất nhập khẩuhàng hóa với Trung Quốc thông qua phiếu câu hỏi Kết quả khảo sát cũng là căn cứ

để tác giả đề xuất một số giải pháp liên quan trong chương 3

Thứ sáu, trên cơ sở tổng hợp bối cảnh kinh tế thế giới, tình hình thị trườngTrung Quốc và thị trường Việt Nam, luận án đưa ra một số những cơ hội và tháchthức đối cho Việt Nam khi đổi mới cơ cấu hàng hóa nhập khẩu nhằm giảm nhậpsiêu với Trung Quốc giai đoạn 2018-2030

Thứ bảy, luận án xây dựng phương hướng đổi mới tổng thế cơ cấu hàng xuấtnhập khẩu Việt Nam- Trung Quốc giai đoạn 2018-2030 Trên cơ sở đó, luận án đềxuất năm nhóm hàng Việt Nam nên đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc và banhóm hàng cần giảm nhập khẩu từ Trung Quốc để giúp lành mạnh hóa cán cânthương mại song phương

Thứ tám, luận án đề xuất một hệ thống giải pháp với ba chủ thể là Nhà nước,Doanh nghiệp và Nhà khoa học Các giải pháp của từng chủ thể đều hướng tới việccải thiện hiện sáu thành tố chung tác động đến cơ cấu hàng xuất nhập khẩu và cáncân thương mại Việt-Trung để đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập nhằm giảm nhập siêuvới Trung Quốc giai đoạn 2018- 2030

Trang 36

7 KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN

Ngoài lời mở đầu, danh mục bảng biểu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo

và phụ lục, luận án có kết cấu 3 chương như dưới đây:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu nhằmhạn chế nhập siêu

Chương 2: Thực trạng đổi mới cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam nhằmhạn chế nhập siêu với Trung Quốc giai đoạn 2002-2016

Chương 3: Đề xuất giải pháp đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu của Việt Namnhằm hạn chế nhập siêu với Trung Quốc giai đoạn 2018-2030

Trang 37

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐỔI MỚI CƠ CẤU HÀNG

XUẤT NHẬP KHẨU NHẰM HẠN CHẾ NHẬP SIÊU 1.1 Một số vấn đề lý thuyết về đổi mới cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu

1.1.1 Khái niệm và phân loại cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu

1.1.1.1 Khái niệm cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu

Để làm rõ khái niệm “Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu”, có thể xuất phát từ

định nghĩa về “cơ cấu” Theo từ điển Oxford (2012), cơ cấu là “Sự sắp xếp và mối quan hệ giữa các bộ phận hoặc nhân tố cấu thành của một phức thể” Tại Việt Nam, “cơ cấu“ được định nghĩa là “Cách tổ chức các thành phần nhằm thực hiện chức năng của chỉnh thể” (Hoàng Phê, 2003, tr214) hay “Cơ cấu là một khái niệm

mà triết học duy vật biện chứng dùng để chỉ cách thức tổ chức bên trong của một hệ thống, biểu hiện sự thống nhất của các mối quan hệ qua lại vững chắc giữa các bộ phận của nó” (Nguyễn Hữu Khải, 2007, tr7)

Từ định nghĩa về “cơ cấu”, Nguyễn Hữu Khải (2007) đưa ra khái niệm “Cơ

cấu xuất khẩu là: “Tổng thể các nhóm hàng, mặt hàng xuất khẩu trong toàn bộ kim ngạch xuất khẩu với vị trí, tỷ trọng tương ứng và mối liên hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành”.

Như vậy, cơ cấu hàng xuất nhập khẩu có thể hiểu là “Sự sắp xếp và mối quan

hệ về mặt tỷ trọng giữa các mặt hàng, nhóm hàng trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của một quốc gia”.

1.1.1.2 Phân loại cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa

Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu có thể được xem xét ở các góc độ khác nhautùy từng quốc gia, từng tác giả cũng như mục đích nghiên cứu Dưới đây tác giả đưa

ra một số cách phân loại thường gặp

(1) Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu theo yếu tố hàm lượng

Đây là cách phân loại khá phổ biến trong nhiều nghiên cứu và các tác giả cócách phân chia không giống nhau “Hàm lượng” ở đây có thể hiểu là hàm lượng vềtài nguyên, về trình độ lao động, về công nghệ nghiên cứu phát triển

Trang 38

Theo cách phân loại của Lall (2000): Hàng thâm dụng tài nguyên (nông sản); Hàng

thâm dụng tài nguyên khác; Hàng chế biến công nghệ thấp (dệt, may, da giày);Hàng chế biến công nghệ thấp khác; Hàng chế biến công nghệ trung bình (ngành tựđộng); Hàng chế biến công nghệ trung bình (dùng trong quá trình sản xuất); Hàngchế biến công nghệ trung bình (ngành cơ khí); Hàng chế biến công nghệ cao (thiết

bị điện và điện tử); Hàng chế biến công nghệ cao khác

Theo cách phân loại của UNCTAD (2002): cơ cấu hàng xuất nhập khẩu được chia thành 6 nhóm (dựa trên thống kê SITC phiên bản 2 cấp độ 3 chữ số): Nhóm A: hàng hóa sơ cấp; Nhóm B: hàng thâm dụng lao động và tài nguyên; Nhóm C: Hàng thâm dụng kỹ năng lao động và công nghệ thấp; Nhóm D: Hàng thâm dụng kỹ năng lao động và công nghệ trung bình; Nhóm E: Hàng thâm dụng kỹ năng lao động và công nghệ cao; Nhóm F: Hàng hóa không phân loại.

Theo cách phân loại của OECD (2011): hàng công nghiệp được phân loại theo hàm

lượng công nghệ R&D gồm: Các ngành công nghiệp công nghệ cao; Các ngànhcông nghiệp công nghệ trung bình-cao; Các ngành công nghiệp công nghệ trungbình thấp; Các ngành công nghiệp công nghệ thấp

(2) Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu theo mục đích sử dụng

Phân theo mục đích sử dụng, hàng hóa thường được chia thành các nhóm: Tưliệu sản xuất, hàng hóa trung gian và hàng tiêu dùng

Tư liệu sản xuất: những mặt hàng không dùng cho sinh hoạt gia đình mà dùng để

sản xuất ra những mặt hàng khác

Hàng hóa trung gian: đầu vào sản xuất ra những hàng hóa khác

Hàng tiêu dùng: hàng hóa dùng cho sinh hoạt nói chung, được chia thành ba loại:

Hàng tiêu dùng lâu; hàng tiêu dùng bán lâu bền và hàng tiêu dùng không lâu bền

(3) Cách phân loại hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam

Phân loại theo nhóm hàng: Theo Niên giám thống kê của Tổng cục thống kê Việt

Nam (GSO), kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu hàng năm được thống kê và phânloại theo cơ cấu ngành kinh tế Cụ thể có ba nhóm hàng: Hàng công nghiệp nặng vàkhoáng sản; Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp; Hàng nông lâm thủy

Trang 39

sản

Phân loại theo hàm lượng chế biến: Chiến lược phát triển ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2001-2010 chia hàng hóa xuất nhập khẩu thành bốn nhóm là: Khoáng sản: nhóm hàng hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên; Nông lâm thủy sản: nhóm hàng có sự kết hợp giữa tài nguyên thiên nhiên và nguồn lực lao động, hàm lượng công nghệ không cao; Hàng chế biến chính: nhóm hàng có hàm lượng công nghệ ổn định nhưng hàm lượng lao động cao, kỹ năng lao động thấp; Hàng chế biến cao: nhóm hàng có hàm lượng công nghệ cao, kỹ năng lao động phức tạp.

Trong luận án này, tác giả sử dụng kết hợp nhiều cách phân loại cơ cấu hànghóa Tác giả thống kê hàng hóa xuất nhập khẩu theo mục đích sử dụng (theo hệthống phân loại BEC), theo nhóm hàng (theo hệ thống phân loại SITC với 9 nhómhàng) Khi thống kê hàng hóa theo hàm lượng, tác giả dụng cách thống kê cơ cấuxuất nhập khẩu của Lall (2000) và của UNCTAD (2002)

1.1.2 Một số vấn đề lý thuyết về đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu

1.1.2.1 Khái niệm đổi mới cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu

(1) Khái niệm “Đổi mới”

“Đổi mới“ hay “Đổi mới sáng tạo“ trong tiếng Anh là “Innovation” Có rất nhiều địnhnghĩa về “Đổi mới sáng tạo“ trên thế giới, trong đó định nghĩa của OECD được sử

dụng rộng rãi là: "Thực hiện một sản phẩm mới hay một sự cải tiến đáng kể (đối với một loại hàng hóa hay dịch vụ cụ thể), một quy trình, phương pháp marketing mới, hay một phương pháp tổ chức mới trong thực tiễn kinh doanh, tổ chức nơi làm việc, hay các mối quan hệ đối ngoại" (OECD, 2005).

Theo đó, OECD (2005) xác định bốn loại Đổi mới sáng tạo:

Đổi mới sáng tạo sản phẩm: hàng hóa hay dịch vụ được cải tiến đáng kể Bao

gồm những cải tiến đáng kể về thông số kỹ thuật, thành phần và vật liệu, phần mềmtrong sản phẩm, đặc tính thân thiện với người sử dụng và các đặc điểm chức năngkhác

Đổi mới sáng tạo quy trình: Phương pháp phân phối hay sản xuất mới hay được

cải thiện đáng kể Bao gồm những thay đổi đáng kể về kỹ thuật, thiết bị và / hoặc

Trang 40

phần mềm.

Đổi mới sáng tạo hoạt động tiếp thị (marketing): Một phương pháp tiếp thị

(marketing) mới liên quan đến những thay đổi đáng kể trong thiết kế sản phẩm hoặcbao bì, sắp xếp sản phẩm, quảng bá sản phẩm hoặc định giá

Đổi mới sáng tạo tổ chức: Phương pháp tổ chức mới trong thực tiễn kinh doanh,

tổ chức nơi làm việc hoặc quan hệ đối ngoại

(2)Khái niệm “Đổi mới cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu”

Với định nghĩa về “Đổi mới sáng tạo” của OECD (2005) được đề cập ở mục trên, có thể đưa ra định nghĩa “Đổi mới cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu” như sau:

“Đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu là một quá trình cải tiến cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa hiện thời để đảm bảo tính hiệu quả trong quan hệ thương mại với một hoặc nhiều nước đối tác và sự phát triển bền vững của một quốc gia“.

Đổi mới cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa không phải chỉ giới hạn trong đổi mớisản phẩm mà phải được thực hiện đồng thời với đổi mới quy trình, đổi mới hoạt động tiếp thị và đổi mới tổ chức

Đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu thông qua đổi mới sản phẩm: đổi mới hàm

lượng công nghệ, thành phần, đặc tính trong hàng hóa xuất nhập khẩu

Đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu thông qua đổi mới quy trình: Đổi mới quy

trình sản xuất, đổi mới phương thức xuất nhập khẩu hàng hóa

Đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu thông qua đổi mới hoạt động tiếp thị: đổi

mới hoạt động xúc tiến thương mại tầm vi mô và vĩ mô với các thị trường truyền thống và tiềm năng

Đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu thông qua đổi mới tổ chức: Đổi mới chiến

lược kinh doanh của doanh nghiệp, đổi mới chính sách thương mại và đầu tư của nhà nước

“Đổi mới“ trong cơ cấu hàng xuất nhập khẩu phải được hiểu là sự thay đổi đáng

kể về tỷ trọng giữa các nhóm hàng hóa được xuất khẩu và nhập khẩu của một nước

Ngày đăng: 17/01/2019, 23:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w