b- Nước thải bẩn
4.2.1 Trong giai đoạn chuẩn bị 4.2.2 Trong giai đoạn xây dựng
4.2.2 Trong giai đoạn xây dựng
Đơn vị tư vấn:
Bể sinh học
Bể lắng 2
Bể khử trùng
Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn TCVN 6772 – 2000, mức II Bể nén bùn Bùn dư Cấp khí Hóa chất khử trùng Bùnn tuần hoàn Xe hút bùn 25
4.2.2.1- Biện pháp kỹ thuật an toàn lao động trong quá trình xây dựng cơ bản và lắp đặt thiết bị
Trong quá trình thi công xây dựng các công trình cần tuyệt đối chấp hành các nội quy về an toàn lao động cụ thể là:
- Các máy móc thiết bị thi công phải có lý lịch kèm theo và phải được kiểm tra, theo dõi thường xuyên các thông số kỹ thuật;
- Thiết lập hệ thống báo cháy, đèn hiệu và thông tin tốt. Cần kiểm tra sự rò rỉ, các đường ống kỹ thuật phải sơn màu theo đúng tiêu chuẩn quy định (nhiên liệu, hơi nước, khí...)
- Công nhân trực tiếp thi công xây dựng, vận hành máy thi công phải được huấn luyện và thực hành thao tác đúng cách khi có sự cố và luôn luôn có mặt tại vị trí của mình, thao tác kiểm tra, vận hành đúng kỹ thuật;
- Công nhân phải được trang bị đầy đủ các trang phục cần thiết như quần áo bảo hộ lao động, ủng, găng tay, mũ....
- Đảm bảo các quy định về chiếu sáng cho công nhân lao động thích ứng từng loại hình và tính chất công việc.
- Các dụng cụ và thiết bị cũng như địa chỉ liên hệ cần thiết mỗi khi xảy ra sự cố cần được chỉ thị rõ ràng:
• Vòi nước xả rửa khi có sự cố, tủ thuốc, dụng cụ rửa mắt, bình cấp oxi... • Địa chỉ liên hệ trong trường hợp khẩn cấp: Bệnh viện, cứu hỏa....
4.2.2.2- Biện pháp phòng cháy trên công trường xây dựng
Để ngăn ngừa khả năng cháy trên công trường xây dựng cần phải:
- Kịp thời thu gom và đưa ra nơi an toàn hoặc tiêu hủy vật liệu, rác rưởi dễ cháy được
- Kịp thời loại thải hơi dầu, dung môi và các chất lỏng dễ cháy tạo ra khi tiến hành các công việc hoặc khi bảo quản chúng.
- Không cho phép đốt lửa không đúng nơi quy định trên công trường
- Quy định nơi hút thuốc riêng, cũng như những chỗ sử dụng tia lửa (nấu bitum, matít, và các loại vật liệu khác....)
- Để bảo vệ dòng điện khỏi quá tải và ngắn mạch nên dùng cầu chì an toàn và rơle tự ngắt mắc nối tiếp vào mạng.
- Đề phòng tĩnh điện có thể áp dụng các biện pháp sau: Truyền điện tích tĩnh điện xuống đất
Phải nối các bộ phận kim loại của dây curoa, còn đai da thì bôi lớp dầu dẫn điện đặc biệt lên bề mặt ngoài trong lúc máy đang hoạt động.
4.2.3 Trong giai đoạn hoạt động
4.1.3.1- Khống chế ô nhiễm do nguy cơ cháy nổ
Để đảm bảo an toàn cho khu dân cư, trong quá trình thiết kế và xây dựng, đơn vị thi công phải tuân thủ theo các quy định về phòng cháy chữa cháy cho nhà và công trình (TCVN 2622-1995). Tuy vậy, trong thực tế khi Dự án được đưa vào sử dụng cũng cần có các biện pháp hỗ trợ cho việc phòng ngừa và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại người và của một khi có sự cố xảy ra. Các biện pháp này như sau:
Phòng chống cháy nổ cho khối chung cư cao tầng
- Xây dựng các hệ thống chứa nước, ống vòi rồng và trang thiết bị các bình xịt chữa cháy các cỡ cho mỗi tầng lầu. Tại mỗi tầng lầu đều có tiêu lệnh phòng cháy chữa cháy.
- Thiết lập các hệ thống báo cháy, đèn hiệu và thông tin tốt, các thiết bị và phương tiện phòng cháy hiệu quả. Tiến hành kiểm tra và sửa chữa định kỳ các hệ thống có thể gây cháy nổ (hệ thống điện).
- Nguồn nước chữa cháy phải luôn đảm bảo có đủ lưu lượng nước dự trữ tại mọi thời điểm.
- Bảo quản, kiểm tra, bảo dưỡng các phụ tùng thiết bị của hệ thống báo cháy.
- Hàng tuần phải kiểm tra, thử hệ thống báo cháy. Hàng tháng phải bảo trì, vệ sinh các đầu báo để đảm bảo các chỉ tiêu an toàn phòng cháy chữa cháy. Sau khi bảo trì phải ghi chép đầy đủ các dữ kiện hoặc ghi theo dõi các thiết bị vật tư thay thế.
- Việc tiến hành triểm tra, bảo dưỡng các thiết bị của hệ thống chữa cháy phải do tổ chuyên môn hoặc nhân viên kỹ thuật an toàn phòng cháy chữa cháy của Chung cư thực hiện. Những người làm việc này phải được huấn luyện và có trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu của tài liệu chỉ dẫn do nơi chế tạo quy định.
- Máy bơm nước chữa cháy phải được kiểm tra, bảo dưỡng theo chế độ sau: Kiểm tra, bảo dưỡng hằng ngày và trong lúc đổi phiên trực.
Kiểm tra, bảo dưỡng tuần Kiểm tra, bảo dưỡng tháng Kiểm tra bảo dưỡng quý
- Phải có lối thoát nạn, cung cấp đầy đủ thông tin về lối thoát nạn cho mọi người dân sống trong Chung cư. Tránh xảy ra hiện tượng lối thoát nạn bị hỏng hoặc bị khóa. Cần có hệ thống loa truyền thanh để hướng dẫn và chỉ rõ lối, trình tự thoát nạn để ngăn ngừa hiện tượng hoản loạn trong đám đông.
4.1.3.2- Biện pháp khắc phục các sự cố hệ thống xử lý nước thải
- Biện pháp khắc phục các sự cố hệ thống xử lý nước thải do hệ thống bị quá tải
Khi xác định lưu lượng toàn bộ các công trình phải kể đến trạng thái công tác tăng cường – tức là một trong các công trình của hệ thống ngừng sửa chữa hoặc đại tu. Phải đảm bảo khi ngừng hoạt động một công trình thì số còn lại phải cáng đáng với lưu lượng trong giới hạn cho phép.
Phải có tài liệu hướng dẫn về sơ đồ công nghệ của toàn bộ hệ thống xử lý nước thải và cấu tạo của từng công trình. Trong đó ngoài các số liệu về mặt kỹ thuật, còn cần chỉ rõ lưu lượng thực tế và lưu lượng thiết kế của các công trình.
Kiểm tra thường xuyên việc vận hành hệ thống xử lý nước thải để tránh tình trạng vi phạm quy tắc quản lý
Khi công trình bị quá tải thường xuyên do tăng lưu lượng và nồng độ của nước thải thì phải báo cáo với cấp trên và cơ quan có chứa năng để có biện pháp xử lý.
- Biện pháp khắc phục do lưu lượng lớn bất thường
Điều chỉnh chế độ bơm cho phù hợp với công suất của trạm xử lý. Tiến hành tẩy rửa kênh mương dẫn đều đặn.
Để tránh sự cố ngắt nguồn điện, ở trạm xử lý nên dùng hai nguồn điện độc lập.
Chương 5: CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MƠI TRƯỜNG 5.1 Chương trình quản lý mơi trường