1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân biệt thoả ước lao động tập thể với hợp đồng lao động

3 87 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 14,4 KB

Nội dung

Phân biệt thoả ước lao động tập thể với hợp đồng lao động : 1. Khái niệm hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể: Điều 15. Hợp đồng lao động Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Điều 73. Thỏa ước lao động tập thể 1. Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể. Thỏa ước lao động tập thể gồm thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành và hình thức thỏa ước lao động tập thể khác do Chính phủ quy định. 2. Nội dung thoả ước lao động tập thể không được trái với quy định của pháp luật và phải có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật. 2. Những điểm giống và khác nhau: • Giong nhau: Đều là sự thoả thuận giữa các bên về QHLĐ Đều dựa trên nguyên tắc thoả thuận, bình đẳng. Đều thể hiện dưới dạng HĐ bằng Vb. Đều phát sinh Quyền và nghia vụ các bên • Khác nhau: a. Về chủ thể: So với hợp đồng lao động cá nhân, thỏa ước lao động tập thể có những điểm khác biệt dễ nhận biết là về chủ thể của hợp đồng. Nếu trong hợp đồng lao động, chủ thể của quan hệ pháp luật một bên là cá nhân NLĐ và một bên là NSDLĐ; thì trong thỏa ước lao động tập thể, một bên là tập thể những NLĐ và bên kia là NSDLĐ hoặc đại diện của tập thể những NSDLĐ (nếu là thỏa ước ngành). Hay nói cách khác trong thỏa ước lao động tập thể đó là sự thỏa thuận có được trong quá trình đàm phán giữa đại diện tập thể lao động với NSDLĐ thì trong hợp đồng lao động, NLĐ nhân danh chính mình thỏa thuận với NSDLĐ về các vấn đề liên quan đến quyền, lơi ích bản thân. b. Về mặt bản chất, thỏa ước tập thể và hợp đồng lao động không tương đồng ở chỗ thỏa ước tập thể mang tính quy phạm đầy đủ trong khi hợp đồng lao động không có đặc trưng này. Thỏa ước tập thể vận hành tương tự như một văn bản pháp luật; nó có thể được áp dụng nhiều lần…Hợp đồng lao động thì chỉ thuần túy là sự áp dụng văn bản pháp luật cho một vụ việc cụ thể, do vậy chỉ có cá nhân NSDLĐ và một NLĐ cụ thể là bị ràng buộc vào nó. c. Về phạm vi ảnh hưởng, so sánh với một thỏa ước tập thể thì hợp đồng lao động có nội dung và diện áp dụng hẹp hơn. Một bản thỏa ước tập thể có khả năng áp dụng đối với toàn bộ số lao động trong một doanh nghiệp, một ngành kinh tế, hoặc thậm chí là nhiều ngành kinh tế. Thỏa ước tập thể quy định nghĩa vụ pháp lý của các bên, bao trùm hầu như toàn bộ lực lượng lao động của đơn vị thương lượng (ví dụ doanh nghiệp, ngành kinh tế…) trong khi một bản hợp đồng lao động thì chỉ bao gồm những nghĩa vụ pháp lý và điều kiện lao động của một cá nhân NLĐ và một NSDLĐ. Hơn nữa, một phần nội dung của thỏa ước tập thể hướng đến quan hệ lao động tập thể giữa NSDLĐ và công đoàn trong khi hợp đồng lao động thì chẳng có bất cứ nội dung nào nhằm vào mối quan hệ đó. Hợp đồng lao động cụ thể hóa thỏa ước tập thể, nó quy định điều kiện làm việc và quyền lợi, nhiệm vụ của NLĐ. Tuy nhiên hợp đồng lao động không nhằm vào mọi vấn đề được nêu ra trong thỏa ước tập thể. Một số điều khoản của thỏa ước tập thể dành cho toàn bộ tập thể lao động như các ngày nghỉ lễ, phúc lợi của doanh nghiệp…thì không vần phải nhắc lại trong từng hợp đồng lao động cá nhân. Rõ ràng mỗi hợp đồng lao động chỉ cụ thể hóa một phần nội dung nhỏ trong thỏa ước tập thể và chỉ tập trung vào những quy định liên quan đến loại việc làm mà NLĐ sẽ thực hiện mà thôi. d. Về hiệu lực, thỏa ước tập thể có giá trị pháp lý cao hơn hợp đồng lao động. Các nội dung và điều kiện lao động trong hợp đồng cá nhân không được trái với những nội dung và điều kiện lao động đã được ghi nhận trong thỏa ước tập thể, trừ trường hợp thỏa ước tập thể có điều khoản quy định khác. Khi một thỏa ước tập thể mới được ký kết và bắt đầu có hiệu lực thì lập tức các nội dung của hợp đồng lao động sẽ được tự động thay đổi phù hợp với các quy định mới của thỏa ước tập thể. Nếu quy định trong hợp đồng lao động không tương thích với quy định của thỏa ước tập thể thì quy định trong thỏa ước tập thể sẽ được công nhận và có hiệu lực. Bởi NLĐ thường yếu thế, pháp luật của Nhà nước không cho phép các bên thỏa thuận theo hướng bất lợi cho NLĐ. Nhưng trái lại học có thể đưa ra những điều kiện lao động tốt hơn. Sự cụ thể hóa thảo ước tập thể theo cách thức như vậy là thực hiện nguyên tắc “có lợi cho lao động”. Trong trường hợp đặc biệt, thỏa ước tập thể có thể đưa ra những điều khoản cứng: cụ thể hóa nó theo hướng xấu hơn hay tốt hơn đều vô hiệu. Nhìn chung quy định của hợp đồng lao động chỉ được ưu tiên áp dụng trong trường hợp đặc biệt. Trên thực tế một thỏa ước tập thể dù được kí kết chi tiết đến đâu thì vẫn là quy định chung. Các bên ký hợp đồng lao động vẫn có thể tiếp tục cụ thể hóa hoặc thỏa thuận khác đi để làm cho những quy định đó trở nên thích hợp hơn. Chẳng hạn, một NLĐ có thể mong đợi thông qua sự điều chỉnh linh hoạt của hợp đồng để có tiền lương hoặc những điều kiện lao động tốt hơn, để được hưởng thêm ngày nghỉ, thay đổi thời giờ làm việc để đảm nhiệm công việc gia đình… e. Một điểm khác nhau nữa giữa hai phương thức này chính là mức độ bảo vệ cho NLĐ. Rõ ràng thỏa ước lao động tập thể với sự tham gia của đông đảo thành viên, có tổ chức đại diện đứng ra chuẩn bị chu đáo nên thường đạt được nhiều thỏa thuận có lợi hơn, bảo vệ NLĐ tốt hơn. Còn hợp đồng lao động tỏ ra kém hiệu quả trong việc bảo vệ quyền lợi cho NLĐ, với sự hiểu biết hạn chế, lại bị phụ thuộc vào NSDLĐ về việc làm, thu nhập…NLĐ trong khi thỏa thuận rất dễ bị bắt ép, phải chấp nhận những thỏa thuận ít có lợi cho mình hơn. Ngoài ra về hình thức thỏa thuận trong thì trong hợp đồng lao động có thể là văn bản hoặc giao kết bằng miệng, còn thỏa ước lao động tập thể nhất thiết phải bằng văn bản. Thỏa ước lao động tập thể quy định quyền và nghĩa vụ chung của cả tập thể người lao động, của từng bộ phận hoặc quy định các nguyên tắc, cơ sở để xác định quyền và nghĩa vụ của quan hệ lao động cá nhân. Trong khi đó hợp đồng lao động lại điều chỉnh quan hệ lao động của từng người lao động. Do đó, trên cơ sở quyền lợi, nghĩa vụ chung đã được quy định trong thỏa ước để xác định quyền, nghĩa vụ riêng của từng người lao động, phù hợp với khả năng lao động của từng người. Thỏa ước lao động tập thể tạo ra những cơ may và khả năng đồng đều cho người lao động làm thuê, NSDLĐ không được lợi dụng quyền thế của mình để ràng buộc những điều kiện bất lợi đối với từng cá nhân NLĐ. Nếu hợp đồng lao động đem lại quyền lợi sát sườn nhất cho mỗi NLĐ thì thỏa ước lao động tập thể giúp tạo ra sự cộng đồng quyền lợi, những cam kết đạt được liên quan đến lợi ích của tập thể lao động trong doanh nghiệp, thậm chí trong toàn ngành, toàn khu vực. Do đó, nó mang tính tổ chức, liên kết cao, nếu có xảy ra tranh chấp về nội dung trong thỏa thuận thì đó là tranh chấp lao động tập thể; còn với hợp đồng lao động cá nhân chỉ tạo ra được quyền lợi, nghĩa vụ cho NLĐ mang tính đơn lẻ, quá trình thỏa thuận xoay quanh nội dung của hợp đồng lao động. f. Mức quyền lợi được hưởng và nghĩa vụ của NLĐ: Trong hợp đồng lao động cá nhân, từng NLĐ cam kết về điều kiện lao động, quyền lợi, nghĩa vụ trong lao động khác nhau tức là, có người thì thỏa thuận được những quyền lợi tốt, có người lại đạt được ở mức thấp hơn, thậm chí bất lợi cho mình. Điều này có thể do khả năng và điều kiện của bản thân NLĐ quyết định, nhưng cũng có thể do NSDLĐ đối xử không công bằng với NLĐ. Thỏa ước lao động tập thể là cơ chế thương lượng tập thể, vì là tập thể lao động thương lượng, thỏa thuận nên nó tạo khả năng cho NLĐ được làm việc trong điều kiện tốt, được hưởng những quyền lợi cao hơn và thực hiện nghĩa vụ ở mức thấp hơn so với những thỏa thuận đơn lẻ trong hợp đồng lao động và so với mức tối thiểu, tối đa theo luật định. Thỏa ước xác định những điều kiện lao động, quyền lợi và nghĩa vụ chung cho cả tập thể lao động nên NSDLĐ không thể áp đặt ý chí của mình để quy định những điều kiện bất lợi, thậm chí vô lý cho cả tập thể lao động – những điều này chỉ có thể xảy ra khi thỏa thuận cá nhân, NLĐ đơn lẻ, không có tổ chức đại diện, không đủ sức mạnh để đạt được sự bình đẳng.

Trang 1

Phân biệt thoả ước lao động tập thể với hợp đồng lao động :

1 Khái niệm hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể:

Điều 15 Hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và

nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động

Điều 73 Thỏa ước lao động tập thể

1 Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể

Thỏa ước lao động tập thể gồm thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành và hình thức thỏa ước lao

động tập thể khác do Chính phủ quy định

2 Nội dung thoả ước lao động tập thể không được trái với quy định của pháp luật và phải có lợi hơn cho người lao động so với quy định

của pháp luật

2 Những điểm giống và khác nhau:

• Giong nhau:

- Đều là sự thoả thuận giữa các bên về QHLĐ

- Đều dựa trên nguyên tắc thoả thuận, bình đẳng

- Đều thể hiện dưới dạng HĐ bằng Vb

- Đều phát sinh Quyền và nghia vụ các bên

• Khác nhau:

a Về chủ thể:

So với hợp đồng lao động cá nhân, thỏa ước lao động tập thể có những điểm khác biệt dễ nhận biết là về chủ thể của hợp đồng Nếu trong hợp đồng lao động, chủ thể của quan hệ pháp luật một bên là cá nhân NLĐ và một bên là NSDLĐ; thì trong thỏa ước lao động tập thể, một bên là tập thể những NLĐ và bên kia

là NSDLĐ hoặc đại diện của tập thể những NSDLĐ (nếu là thỏa ước ngành) Hay nói cách khác trong thỏa ước lao động tập thể đó là sự thỏa thuận có được trong quá trình đàm phán giữa đại diện tập thể lao động với NSDLĐ thì trong hợp đồng lao động, NLĐ nhân danh chính mình thỏa thuận với NSDLĐ về các vấn đề liên quan đến quyền, lơi ích bản thân

b Về mặt bản chất, thỏa ước tập thể và hợp đồng lao động không tương đồng ở chỗ thỏa ước tập thể mang tính quy phạm đầy đủ trong khi hợp đồng lao động không có đặc trưng này Thỏa ước tập thể vận hành tương tự như một văn bản pháp luật; nó có thể được áp dụng nhiều lần…Hợp đồng lao động thì chỉ thuần túy là sự áp dụng văn bản pháp luật cho một vụ việc cụ thể, do vậy chỉ có cá nhân NSDLĐ và một NLĐ cụ thể là bị ràng buộc vào nó

c Về phạm vi ảnh hưởng, so sánh với một thỏa ước tập thể thì hợp đồng lao động có nội dung và diện áp dụng hẹp hơn Một bản thỏa ước tập thể có khả năng áp dụng đối với toàn bộ số lao động trong một doanh nghiệp, một ngành kinh tế, hoặc thậm chí là nhiều ngành kinh tế Thỏa ước tập thể quy định nghĩa

vụ pháp lý của các bên, bao trùm hầu như toàn bộ lực lượng lao động của đơn vị thương lượng (ví dụ doanh nghiệp, ngành kinh tế…) trong khi một bản hợp đồng lao động thì chỉ bao gồm những nghĩa vụ pháp lý và điều kiện lao động của một cá nhân NLĐ và một NSDLĐ Hơn nữa, một phần nội dung của thỏa ước tập thể hướng đến quan hệ lao động tập thể giữa NSDLĐ và công đoàn trong khi hợp đồng lao động thì chẳng có bất cứ nội dung nào nhằm vào mối quan hệ đó

Hợp đồng lao động cụ thể hóa thỏa ước tập thể, nó quy định điều kiện làm việc và quyền lợi, nhiệm vụ của NLĐ Tuy nhiên hợp đồng lao động không nhằm vào mọi vấn đề được nêu ra trong thỏa ước tập thể Một số điều khoản của thỏa ước tập thể dành cho toàn bộ tập thể lao động như các ngày nghỉ lễ, phúc lợi của doanh nghiệp…thì không vần phải nhắc lại trong từng hợp đồng lao động cá nhân Rõ ràng mỗi hợp đồng lao động chỉ cụ thể hóa một phần nội dung nhỏ trong thỏa ước tập thể và chỉ tập trung vào những quy định liên quan đến loại việc làm mà NLĐ sẽ thực hiện mà thôi

Trang 2

d Về hiệu lực, thỏa ước tập thể có giá trị pháp lý cao hơn hợp đồng lao động Các nội dung và điều kiện lao động trong hợp đồng cá nhân không được trái với những nội dung và điều kiện lao động đã được ghi nhận trong thỏa ước tập thể, trừ trường hợp thỏa ước tập thể có điều khoản quy định khác Khi một thỏa ước tập thể mới được ký kết và bắt đầu có hiệu lực thì lập tức các nội dung của hợp đồng lao động sẽ được tự động thay đổi phù hợp với các quy định mới của thỏa ước tập thể Nếu quy định trong hợp đồng lao động không tương thích với quy định của thỏa ước tập thể thì quy định trong thỏa ước tập thể sẽ được công nhận và có hiệu lực Bởi NLĐ thường yếu thế, pháp luật của Nhà nước không cho phép các bên thỏa thuận theo hướng bất lợi cho NLĐ Nhưng trái lại học có thể đưa ra những điều kiện lao động tốt hơn Sự

cụ thể hóa thảo ước tập thể theo cách thức như vậy là thực hiện nguyên tắc “có lợi cho lao động” Trong trường hợp đặc biệt, thỏa ước tập thể có thể đưa ra những điều khoản cứng: cụ thể hóa nó theo hướng xấu hơn hay tốt hơn đều vô hiệu Nhìn chung quy định của hợp đồng lao động chỉ được ưu tiên áp dụng trong trường hợp đặc biệt

Trên thực tế một thỏa ước tập thể dù được kí kết chi tiết đến đâu thì vẫn là quy định chung Các bên ký hợp đồng lao động vẫn có thể tiếp tục cụ thể hóa hoặc thỏa thuận khác đi để làm cho những quy định đó trở nên thích hợp hơn Chẳng hạn, một NLĐ có thể mong đợi thông qua sự điều chỉnh linh hoạt của hợp đồng để có tiền lương hoặc những điều kiện lao động tốt hơn, để được hưởng thêm ngày nghỉ, thay đổi thời giờ làm việc để đảm nhiệm công việc gia đình…

e Một điểm khác nhau nữa giữa hai phương thức này chính là mức độ bảo vệ cho NLĐ Rõ ràng thỏa ước lao động tập thể với sự tham gia của đông đảo thành viên, có tổ chức đại diện đứng ra chuẩn bị chu đáo nên thường đạt được nhiều thỏa thuận có lợi hơn, bảo vệ NLĐ tốt hơn Còn hợp đồng lao động tỏ ra kém hiệu quả trong việc bảo vệ quyền lợi cho NLĐ, với sự hiểu biết hạn chế, lại bị phụ thuộc vào NSDLĐ về việc làm, thu nhập…NLĐ trong khi thỏa thuận rất dễ bị bắt ép, phải chấp nhận những thỏa thuận ít có lợi cho mình hơn Ngoài ra về hình thức thỏa thuận trong thì trong hợp đồng lao động có thể là văn bản hoặc giao kết bằng miệng, còn thỏa ước lao động tập thể nhất thiết phải bằng văn bản

-Thỏa ước lao động tập thể quy định quyền và nghĩa vụ chung của cả tập thể người lao động, của từng bộ phận hoặc quy định các nguyên tắc, cơ sở để xác định quyền và nghĩa vụ của quan hệ lao động cá nhân Trong khi đó hợp đồng lao động lại điều chỉnh quan hệ lao động của từng người lao động Do đó, trên cơ

sở quyền lợi, nghĩa vụ chung đã được quy định trong thỏa ước để xác định quyền, nghĩa vụ riêng của từng người lao động, phù hợp với khả năng lao động của từng người

- Thỏa ước lao động tập thể tạo ra những cơ may và khả năng đồng đều cho người lao động làm thuê, NSDLĐ không được lợi dụng quyền thế của mình để ràng buộc những điều kiện bất lợi đối với từng cá nhân NLĐ

Nếu hợp đồng lao động đem lại quyền lợi sát sườn nhất cho mỗi NLĐ thì thỏa ước lao động tập thể giúp tạo ra sự cộng đồng quyền lợi, những cam kết đạt được liên quan đến lợi ích của tập thể lao động trong doanh nghiệp, thậm chí trong toàn ngành, toàn khu vực Do đó, nó mang tính tổ chức, liên kết cao, nếu có xảy ra tranh chấp về nội dung trong thỏa thuận thì đó là tranh chấp lao động tập thể; còn với hợp đồng lao động cá nhân chỉ tạo ra được quyền lợi, nghĩa vụ cho NLĐ mang tính đơn lẻ, quá trình thỏa thuận xoay quanh nội dung của hợp đồng lao động

f Mức quyền lợi được hưởng và nghĩa vụ của NLĐ:

Trong hợp đồng lao động cá nhân, từng NLĐ cam kết về điều kiện lao động, quyền lợi, nghĩa vụ trong lao động khác nhau tức là, có người thì thỏa thuận được những quyền lợi tốt, có người lại đạt được ở mức thấp hơn, thậm chí bất lợi cho mình Điều này có thể do khả năng và điều kiện của bản thân NLĐ quyết định, nhưng cũng có thể do NSDLĐ đối xử không công bằng với NLĐ

Thỏa ước lao động tập thể là cơ chế thương lượng tập thể, vì là tập thể lao động thương lượng, thỏa thuận nên nó tạo khả năng cho NLĐ được làm việc trong điều kiện tốt, được hưởng những quyền lợi cao hơn và thực hiện nghĩa vụ ở mức thấp hơn so với những thỏa thuận đơn lẻ trong hợp đồng lao động và so với mức tối thiểu, tối đa theo luật định Thỏa ước xác định những điều kiện lao động, quyền lợi và nghĩa vụ chung cho cả tập thể lao động nên NSDLĐ không thể áp đặt ý chí của mình để quy định những điều kiện bất lợi, thậm chí vô lý cho cả tập thể lao động – những điều này chỉ có thể xảy ra khi thỏa thuận cá nhân, NLĐ đơn lẻ, không có tổ chức đại diện, không đủ sức mạnh để đạt được sự bình đẳng

Ngày đăng: 15/01/2019, 16:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w