Quy trình: gồm 3 bước + Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến + Chọn lọc các cá thể đột biến có kiểu hình mong muốn + Tạo dòng thuần chủng - Lưu ý : phương pháp này đặc biệt có hiệu quả v
Trang 1GA THPT Hải Quảng
Bài 19 TẠO GIỐNG BẰNG CÔNG NGHỆ TẾ BÀO
I Tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến
1 Quy trình: gồm 3 bước
+ Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến
+ Chọn lọc các cá thể đột biến có kiểu hình mong muốn
+ Tạo dòng thuần chủng
- Lưu ý : phương pháp này đặc biệt có hiệu quả với vi sinh vật
2 Một số thành tựu tạo giống ở việt nam
- Xử lí các tác nhân lí hoá thu được nhiều chủng vsv, lúa, đậu tương … có nhiều đặc tính quý
- Sử dụng cônxisin tạo được cây dâu tằm tứ bội
- Táo gia lộc được xử lí bằng NMU → táo má hồng cho năng suất cao
II Tạo giống bằng công nghệ tế bào
1 Công nghệ tế bào thực vật
- Nuôi cấy mô thực vật: Nuôi trên môi trường nhân tạo, tạo mô sẹo, bổ sung hoocmôn kích thích sinh trưởng cho phát triển thành cây à giúp nhân nhanh các giống cây quý hiếm
Trang 2- Lai tế bào sinh dưỡng (xôma) hay dung hợp tế bào trần: Tạo tế bào trần, cho dung hợp hai khối nhân và tế bào chất thành một, nuôi trong môi trường nhân tạo cho phát triển thành cây lai khác loài Từ 1 cây lai khác loài, có thể nhân nhanh thành nhiều cây bằng kỹ thuật nuôi cấy mô thực vật
Trang 3GA THPT Hải Quảng
- Nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh: Nuôi tế bào đơn bội trên môi trường nhân tạo, cho phát triển thành cây đơn bội, chọn lọc các dòng đơn bội có biểu hiện tính trạng mong muốn, sau đó lưỡng bội hóa bằng cônsixin tạo ra dòng cây lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các cặp gen
2 Công nghệ tế bào động vật
a Nhân bản vô tính động vật
- Nhân bản vô tính ở ĐV được nhân bản từ tế bào xôma, không cần có sự tham gia của nhân tế bào sinh dục, chỉ cân tế bào chất của noãn bào
* Các bước tiến hành nhân bản vô tính cừu Đôly :
Trang 4+ Lấy trứng ra khỏi cơ thể cừu cho trứng, sau đó loại nhân của tế bào trứng.
+ Tách tế bào tuyến vú của cừu cho nhân tế bào
+ Chuyển nhân của tế bào tuyến vú vào tế bào trứng đã bỏ nhân
+ Nuôi cấy trứng đã được cấy nhân trên môi trường nhân tạo cho phát triển thành phôi + Chuyển phôi vào tử cung của cừu mẹ để nó mang thai
Trang 5GA THPT Hải Quảng
+ Cừu con sinh ra là cừu Đôly có kiểu hình giống với kiểu hình cừu cho nhân tế bào.
* Ý nghĩa:
- Nhân nhanh giống vật nuôi quý hiếm hoặc động vật biến đổi gen
- Tạo ra các giới ĐV mang gen người nhằm cung cấp cơ quan nội tạng cho người bệnh
b Cấy truyền phôi
Phôi được tách thành nhiều phần riêng biệt rồi cấy các phôi này vào tử cung của các con vật khác nhau, sau này sinh ra được nhiều con vật có kiểu gen giống nhau
TIẾT 2 BÀI 19: TẠO GIỐNG BẰNG PHƯƠNG
PHÁP GÂY ĐỘT BIẾN (TT)
- 1 Cơ sở khoa học
- Mỗi một kiểu gen nhất định của một giống chỉ cho một năng suất nhất định Trong điều kiện nuôi trồng tối ưu thì thì mỗi giống chỉ cho một năng suất tối đa nhất định (mức trần về năng suất của giống) Để thu được năng cao hơn thì phải thay đổi vật chất di truyền của giống do đó ta sử dụng các tác nhân vật lí, hóa học tác động vào
bộ máy di truyền để gây đột biến
2 Quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến
- - Xử lí mẫu vật bằng tác nhân gây đột biến
- + Để đột biến có hiệu quả cao, cần lựa chọn tác nhân gây đột biến thích hợp, tìm hiểu thời gian và liều lượng phù hợp Nếu xử lí không đúng tác nhân, liều lượng hoặc thời gian có thể làm chết sinh vật, hoặc giảm khả năng sinh sản, giảm khả năng sống
- - Chọn lọc thể đột biến có kiểu hình mong muốn
- Dựa trên các đặc điểm kiểu hình được biểu hiện để lựa chọn các dạng đột biến phù hợp nhu cầu của con người
- - Tạo dòng thuần chủng
Trang 6- Sau khi nhận được các thể đột biến mong muốn, cho chúng sinh sản để nhân lên thành dòng thuần chủng theo đột biến được tạo ra
3 Một số tác nhân gây đột biến thường được sử dụng
a, Tác nhân vật lí: tia phóng xạ, tia tử ngoại, nhiệt độ
- * Tia phóng xạ: Gồm các bức xạ điện từ (tia X, tia γ), tia phóng xạ (tia α, tia β, chùm nơtron)
- - Tác dụng:
- + Tác dụng kích thích: Làm khả năng hóa hợp các nguyên tử tăng lên bằng cách kích thích các electron ở lớp ngoài cùng làm chúng thay đổi quỹ đạo
- + Tác dụng ion hóa: Khi xuyên qua mô sống, tia phóng xạ làm cho nguyên tử bị mất điện tử trở thành ion dương
- - Cơ chế gây đột biến:
- + Kích thích và ion hóa các nguyên tử của phân tử ADN > gây đột biến gen
- + Gây chấn thương NST gây đột biến NST
- + Tác dụng của tia phóng xạ không có ngưỡng liều lượng, nghĩa là chỉ cần một lượng rất nhỏ phóng xạ nhiễm vào tế bào cũng gây đột biến
- * Tia tử ngoại
- - Tác dụng: chỉ có tác dụng kích thích mà không có tác dụng ion hóa nguyên tử
- - Cơ chế gây đột biến:
- + Kích thích ADN (đặc biệt ở bước sóng 2570Å được ADN hấp thụ nhiều nhất) > gây đột biến gen
- + Gây chấn thương NST à Đột biến cấu trúc NST
- b, Tác nhân hóa học: thường sử dụng các hóa chất: 5-BU, etyl metal sunfonat (EMS), NMU, côsixin
- - Cơ chế đã học ở đột biến gen – đột biến NST
c, Nhiệt độ
- Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột (sốc nhiệt) làm cơ chế nội cân bằng của cơ thể không khởi động kịp gây chấn thương bộ máy di truyền
4 Cách sử dụng các tác nhân gây đột biến
a, Các tác nhân vật lí
- Chiếu xạ với cường độ và liều lượng thích hợp lên đỉnh sinh trưởng của thân, cành hoặc hạt phấn, bầu nhụy, mô thực vật nuôi cấy
b, Các tác nhân hóa học
Trang 7GA THPT Hải Quảng
- - Đối với thực vật:
- + Ngâm hạt khô hay hạt đang nảy mầm trong dung dịch hóa chất có nồng độ thích hợp
- + Tiên dung dịch vào bầu nhụy
- + Quấn bông tẩm hóa chất vào đỉnh sinh trưởng của thân hoặc chồi
- + Dùng hóa chất dạng hơi để phun
- - Đối với động vật: Dùng hóa chất tác động vào tinh hoàn hay buồng trứng