1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án Sinh học 11 bài 8: Quang hợp ở thực vật

5 355 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 57,5 KB

Nội dung

- Phân tích được đặc điểm cấu tạo của cơ quan quang hợp lá và các sắc tố tham gia quang hợp.. - Quang hợp ở vk không tạo ra O2 ▼Tại sao nói quang hợp là một quá trình mà tất cả sự sông t

Trang 1

Tuần: 8

Tiết: 8-cb

BÀI 8: QUANG HỢP Ở THỰC VẬT

I Mục tiêu

Sau khi học xong bài này HS phải:

- Phát biểu được định nghĩa về quang hợp, viết phương trình quang hợp ở thực vật

- Trình bày được vai trò của quang hợp

- Phân tích được đặc điểm cấu tạo của cơ quan quang hợp (lá) và các sắc tố tham gia quang hợp

II Chuẩn bị

Tranh vẽ sơ đồ quá trình quang hợp ở thực vật: H 8.1, 8.2, 8.3 sgk

III Tiến trình bài học

1 Ổn định tổ chức

Ngày

Vắng

2 Kiểm tra bài cũ (không kiểm tra bài cũ)

3 Bài mới

Trang 2

Đặt vấn đề: Nguồn thức ăn và ôxi để duy trì sự sống trên trái đất bắt đầu từ đâu? Đó là

quá trình quang hợp Vậy quang hợp là gì? Quá trình này diễn ra như thế nào?

Hoạt động 1: Khái quát về quang hợp ở thực

vật

Yêu cầu HS nghiên cứu SGK, quan sát H8.1 và

trả lời câu hỏi

▼Hãy mô tả khái quát về quang hợp?

- H2O được vận chuyển từ rễ lên lá, kết hợp với

CO2 của khí quyển đi vào lá qua lỗ khí khổng,

dưới tác dụng của ASMT tạo ra sản phẩm

C6H12O6 và giải phóng ra O2.

▼Viết phương trình quang hợp?

▼Quang hợp là gì?

GV: PT quang hợp ở vi khuẩn:

(CO2+H2S → CH2O+2S+ H2O)

▼Quang hợp ở thực vật khác vi khuẩn ở điểm

nào?

- Quang hợp ở vk không tạo ra O2

▼Tại sao nói quang hợp là một quá trình mà tất

cả sự sông trên trái đất đều phụ thuộc vào nó

- Vì quang hợp có vai trò rất quan trọng

▼Những vai trò của quang hợp là gì?

▼Quang hợp diễn ra chủ yếu ở cơ quan nào của

cây? tại sao?

I Khái quát về quang hợp ở thực vật

1 Quang hợp là gì?

Quang hợp là quá trình trong đó hệ sắc tố cây xanh hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời để tạo ra cacbohiđrat và oxi từ khí CO2 và H2O

* Phương trình quang hợp

Ánh sáng 6CO2 + 12H2O → C6 H12O6 + 6O2 + 6H2O

Diệp lục

2 Vai trò của quang hợp

- Sản phẩm quang hợp là nguồn chất hữu

cơ như đường, tinh bột, vitamin …, là nguồn thức ăn cho mọi sinh vật trên hành tinh của chúng ta và là nguồn nguyên liệu cho công nghiệp, dược liệu chữa bệnh cho con người

- Tích lũy năng lượng: Qua quang hợp năng lượng quang năng chuyển hoá thành hoá năng (ATP) Đây là nguồn năng lượng duy trì hoạt đông sống của sinh giới

- Quang hợp điều hoà không khí: giải

Trang 3

- Quang hợp chủ yếu xảy ra ở lá vì lá chứa diệp

lục → chuyên làm nhiệm vụ quang hợp

GV: Không chỉ ở lá cây mà các cơ quan của cây

có màu xanh như đài hoa, vỏ thân… đều có khả

năng thực hiện quang hợp

GV: Vậy lá có cấu tạo thế nào mà có thể quang

hợp được?

Hoạt động 2: Lá là cơ quan quang hợp

Yêu cầu HS quan sát và phân tích H8.2 SGK và

trả lời câu hỏi

▼Đặc điểm giải phẩu hình thái bên ngoài cấu

tạo của lá thích nghi với chức năng quang hợp

như thế nào?

▼Đặc điểm phân bố và sắp xếp của các tế bào

chứa diệp lục trong lá và cho biết điều đó có ý

nghĩa gì đối với quang hợp?

▼Gân lá có vai trò gì đối với quang hợp?

GV: Từ các đặc điểm đó ta kết luận: Lá là cơ

quan thực hiện chức năng quang hợp là chủ yếu

▼Bào quan nào là nơi thực hiện quá trình quang

hợp?

Yêu cầu HV quan sát H8.3 nhớ lại kiến thức đã

học ở lớp 10 trả lời câu hỏi:

▼Nêu những đặc điểm cấu tạo của lục lạp thích

nghi với chức năng quang hợp?

▼Tại sao lá cây có màu xanh?

phóng O2 và hấp thụ CO2

II Lá là cơ quan quang hợp

1 Hình thái giải phẫu của lá thích nghi với chức năng quang hợp.

* Đặc điểm giải phẩu hình thái bên ngoài

+ Diện tích bề mặt lá lớn giúp hấp thụ

được nhiều tia sáng

+ Phiến lá mỏng giúp cho quá trình khuếch tán khí vào và ra dễ dàng

+ Biểu bì của mặt lá có nhiều khí khổng giúp cho khí CO2 khuếch tán vào bên trong lá đến lục lạp

* Đặc điểm giải phẩu hình thái bên

trong

+ Hệ gân lá có mạch dẫn gồm mạch gỗ

và mạch rây, xuất phát từ bó mạch ở cuống lá đi đến tận cùng của từng tế bào nhu mô lá Nhờ đó giúp đưa nước và ion khoáng đến được từng tế bào để thực hiện quang hợp và vận chuyển sản phẩm quang hợp ra khỏi lá

2 Lục lạp là bào quan quang hợp

- Lục lạp có 2 lớp màng bao bọc: màng

Trang 4

- Vì trong lá cây xanh có chứa diệp lục

▼Tại sao diệp lục làm cho lá có màu xanh?

GV: Diệp lục (chlorophin) là sắc tố có khả năng

hấp thụ các tia sáng ngoại trừ tia sáng xanh Do

đó tia sáng xanh phản chiếu lại vào mắt làm ta

thấy lá cây có màu xanh

▼NLAS được lá cây hấp thụ là nhờ vào đâu?

- Nhờ hệ sắc tố

▼Trong tự nhiên lá cây có nhiều màu sắc khác

nhau Điều đó chứng tỏ gì?

- Chứng tỏ có nhiều hệ sắc tố khác nhau Có loại

không hấp thụ as xanh, có loại không hấp thụ

ánh sáng đỏ hoặc ánh sáng vàng vv

GV: Có hai hệ sắc tố quang hợp là: diệp lục và

carôtenôit

▼Chức năng của từng hệ sắc tố là gì?

GV: Các hệ sắc tố đều có khả năng hấp thụ năng

lượng as nhưng chỉ có diệp lục a có chức năng

chuyển hoá NLAS thành NL hoá học (ATP và

NADPH)

▼Hãy sơ đồ hoá lại quá trình chuyển hoá năng

lượng ánh sáng trong lá cây?

trong và màng ngoài

- Bên trong chứa:

+ Hạt grana: Bao gồm các tilacôit xếp chồng lên nhau Trên màng của tilacôit là nơi phân bố của hệ sắc tố quang hợp, nơi xảy ra các phản ứng sáng Xoang tilacôit

là nơi xảy ra các phản ứng quang phân li nước và tổng hợp ATP

+ Stroma (chất nền): diễn ra các phản ứng tối quang hợp

3 Hệ sắc tố quang hợp

* Hệ sắc tố quang hợp bao gồm

- Diệp lục:

+ Diệp lục a: chuyển hoá NLAS thành hoá năng trong ATP và NADPH

+ Diệp lục b: truyền năng lượng AS

- Carôtenôit (Sắc tố đỏ, da cam, vàng )

* Sơ đồ hoá quá trình truyền NL:

NLAS → Carôtenoit → DL b →

DL a → Diệp lục a ở trung tâm phản ứng

IV Củng cố và hướng dẫn HS học ở nhà

- Trả lời các câu hỏi ở cuối bài

- Học bài và đọc mục em có biết trang 39

Trang 5

- Xem tiếp bài 9 quang hợp ở nhóm thực vật C3, C4 và Cam

Ngày đăng: 14/01/2019, 10:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w