LỜI MỞ ĐẦUỞ Việt Nam – đất nước cong cong hình chữ S yêu kiều – ngành dulịch tuy chỉ mới ra đời và phát triển trong vòng quay của 50 năm thời gian,nhưng ngành du lịch ấy dù non trẻ nhưng
Trang 1MỤC LỤC
Lời dẫn
Chương I
Khái quát về ngành du lịch Việt Nam 3
1.1 Lịch sử ngành 4
1.2 Vai trò của ngành du lịch trong nền Kinh tế đất nước 5
Chương II Tiềm năng ngành du lịch Việt Nam .8
2.1 Khái quát chung .8
2.2 Tài nguyên du lịch tự nhiên 9
2.3 Tài nguyên du lịch nhân văn 12
Chương III Thực trạng ngành du lịch Việt Nam .14
3.1 Số lượng khách và kết quả kinh doanh……….15
3.2 Cơ sở vật chất- kĩ thuật và lao động……… 18
3.3 Vốn đầu tư ……… 20
3.4 Những khó khăn và thách thức……… 21
Chương IV Ứng dụng của Mỹ thuật công nghiệp trong ngành Du lịch hiện nay… 23
Một số dữ liệu ………25 Kết luận
Tài liệu tham khảo và chú thích
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Ở Việt Nam – đất nước cong cong hình chữ S yêu kiều – ngành dulịch tuy chỉ mới ra đời và phát triển trong vòng quay của 50 năm thời gian,nhưng ngành du lịch ấy dù non trẻ nhưng đã đạt được nhiều thành tựu, đónggóp lớn vào sự phát triển của nền kinh tế - xã hội … và cũng có những điềukhiến chúng ta phải bàn, phải lưu tâm Vậy với một “tuổi đời” còn khá nontrẻ, du lịch Việt Nam đã “hoạt động” như thế nào? Những “cơ sở ngành” nào
đã góp phần làm nên thành tựu? Đóng góp, tác động của du lịch Việt Nam rasao? Và còn những vấn đề gì đáng để chúng ta đưa lên “bàn tròn” hội nghị?
Để trả lời cho những câu hỏi trên, kính mời thầy và các bạn cùng đến với bàitiểu luận của nhóm chúng tôi với đề tài: “Du lịch Việt Nam và ứng dụng Mỹthuật công nghiệp trong ngành du lịch”
Với lượng kiến thức còn khá hạn hẹp và một sự nhìn nhận còn giảnđơn, không chuyên ngành,… nhưng nhóm chúng tôi hi vọng bài tiểu luận này
sẽ mang đến cho quý thầy và các bạn một cái nhìn tổng quan, một sự hiểu biếtchung nhất về du lịch Việt Nam và vai trò của các chuyên ngành của trườngchúng ta trong Du lịch nước nhà Nhóm chúng tôi rất mong nhận được sựđóng góp ý kiến và chia sẻ chân thành từ quý thầy và các bạn để những bàitiểu luận tới dần đạt độ sâu về nội dung, chuyên biệt về hình thức và ngàycàng hoàn thiện hơn
Trang 3Chương I Khái quát về ngành du lịch Việt Nam
Việt Nam có đủ các yếu tố để phát triển ngành du lịch trở thành ngànhkinh tế mũi nhọn, với tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú
Năm 2012, số khách quốc tế đến Việt Nam là 6,8 triệu lượt, khách nộiđịa đạt 32,5 triệu lượt Doanh thu ngành du lịch Việt Nam năm 2009 đạt từ68.000 đến 70.000 tỷ đồng, 160.000 tỷ đồng năm 2012 Du lịch đóng góp 5%vào GDP của Việt Nam
Năm 2013, số khách quốc tế đến Việt Nam là 7,57 triệu lượt,[5] kháchnội địa đạt 35 triệu lượt Doanh thu ngành du lịch Việt Nam năm 2013 đạtkhoảng 200.000 tỷ đồng
Theo dự báo của Tổng cục du lịch Việt Nam, dự kiến năm 2015 ngành
du lịch Việt Nam sẽ thu hút 7-8 triệu lượt khách quốc tế, 32-35 triệu khách nộiđịa, con số tương ứng năm 2020 là 11-12 triệu khách quốc tế; 45-48 triệukhách nội địa Doanh thu từ du lịch dự kiến sẽ đạt 18-19 tỷ USD năm 2020
Tuy nhiên, ngành du lịch Việt Nam từ nhiều năm nay, cũng đang bịbáo động về nạn "chặt chém", bắt nạt du khách, hạ tầng cơ sở yếu kém và chấtlượng dịch vụ kém, quản lý kém, tạo ấn tượng xấu với du khách Từ hơn 20năm phát triển du lịch, Việt Nam chỉ chú trọng khai thác thiên nhiên và thiếuđịnh hướng chiến lược phát triển, đầu tư một cách bài bản cho du lịch, và kém
xa các nước khác trong khu vực Và vẫn chưa có được một sân khấu, nhà hátbiểu diễn nghệ thuật dân tộc nào đủ tầm mức để giới thiệu đến du khách quốc
tế, để đa dạng hóa sản phẩm du lịch
Trang 41.1 Lịch sử ngành
• Ngày 9/7/1960, Hội đồng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộnghoà ban hành Nghị định số 26-CP, về việc thành lập Công ty Du lịch ViệtNam trực thuộc Bộ Ngoại thương
• Ngày 18/8/1969, Hội đồng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộnghoà ban hành Nghị định số 145-CP, về việc chuyển giao Công ty Du lịch ViệtNam sang cho Phủ Thủ tướng quản lý
• Ngày 23/01/1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số
32-CP, về việc quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục
447-• Ngày 28/01/1992, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số HDBT, về việc ban hành Quy chế Quản lý kinh doanh du lịch
37-• Ngày 26/10/1992, Chính phủ ban hành Nghị định số 05-CP về việcthành lập Tổng cục Du lịch
Trang 5• Ngày 27/12/1992, Chính phủ ban hành Nghị định số 20-CP quy địnhchức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Du lịch.
• Ngày 07/8/1995, Chính phủ ban hành Nghị định số 53-CP về chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Du lịch
Từ 1960 đến 1975, Hội đồng Chính phủ ban hành nghị định số 20/CP
Giai đoạn 1990 đến 2005, ngành du lịch vươn lên đổi mới quản lí vàphát triển, đạt được những thành quả quan trọng, ngày càng tăng quy mô vàchất lượng Chỉ thị 46/CP – TƯ của Ban Bí thư trung ương Đảng khóa VIItháng 10/1994 khẳng định “Phát triển du lịch là một hướng chiến lược quantrọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp phần thực hiệnCông nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước” Cơ chế chính sách phát triển dulịch từng bước được hình thành, nâng cao hiệu lực quản lí Sau 2 năm sápnhập vào Bộ Văn hóa – Thông tin rồi vào Bộ Thương mại, tháng 11/1992,Tổng cục du lịch đã nhanh chóng củng cố, ổn định tổ chức bộ máy để thựchiện tốt chức năng quản lí nhà nước về du lịch từ Trung ương đến các tỉnh,thành phố Ngày 27/6/2005, Luật du lịch được Quốc hội thông qua
Từ 2006 đến nay, ngành du lịch Việt Nam dần dần hoàn thiện, sẵnsàng bước vào sân chơi quốc tế
1.2 Vai trò của ngành du lịch trong nền Kinh tế đất nước
Trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như là một sởthích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người Ngày nay, du lịch
đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa, xãhội ở các nước Về mặt kinh tế, du lịch đã trở thành một trong nhữngngành kinh tế quan trọng của nhiều nước công nghiệp phát triển Mạnglưới du lịch đã được thiết lập ở hầu hết các quốc gia trên thế giới Các lợiích kinh tế mang lại từ du lịch là điều không thể phủ nhận, thông qua việc
Trang 6tiêu dùng của du khách đối với các sản phẩm của du lịch Nhu cầu của dukhách bên cạnh việc tiêu dùng các hàng hoá thông thường còn có nhữngnhu cầu tiêu dùng đặc biệt: nhu cầu nâng cao kiến thức, học hỏi, vãn cảnh,chữa bệnh, nghỉ ngơi, thư giãn…
Sự khác biệt giữa tiêu dùng dịch vụ du lịch và tiêu dùng các hànghoá khác là tiêu dùng các sản phẩm du lịch xảy ra cùng lúc, cùng nơi vớiviệc sản xuất ra chúng Đây cũng là lý do làm cho sản phẩm du lịch mangtính đặc thù mà không thể so sánh giá cả của sản phẩm du lịch này với giá
cả của sản phẩm du lịch kia một cách tuỳ tiện được Sự tác động qua lạicủa quá trình tiêu dùng và cung ứng sản phẩm du lịch tác động lên lĩnhvực phân phối lưu thông và do vậy ảnh hưởng đến các khâu của quá trìnhtái sản xuất xã hội Bên cạnh đó, việc phát triển du lịch sẽ kéo theo sự pháttriển của các ngành kinh tế khác, vì sản phẩm du lịch mang tính liên ngành
có quan bệ đến nhiều lĩnh vực khác trong nền kinh tế Khi một khu vựcnào đó trở thành điểm du lịch, du khách ở mọi nơi đổ về sẽ làm cho nhucầu về mọi hàng hoá dịch vụ tăng lên đáng kể Xuất phát từ nhu cầu nàycủa du khách mà ngành kinh tế du lịch không ngừng mở rộng hoạt độngcủa mình thông qua mối quan hệ liên ngành trong nền kinh tế, đồng thờilàm biến đổi cơ cấu ngành trong nền kinh tế quốc dân Hơn nữa, các hànghoá, vật tư cho du lịch đòi hỏi phải có chất lượng cao, phong phú về chủngloại, hình thức đẹp, hấp dẫn Do đó nó đòi hỏi các doanh nghiệp phảikhông ngừng sáng tạo cải tiến, phát triển các loại hàng hoá Để làm đượcđiều này, các doanh nghiệp bắt buộc phải đầu tư trang thiết bị hiện đại,tuyển chọn và sử dụng công nhân có tay nghề cao đáp ứng được nhu cầucủa du khách
Trên bình diện chung, hoạt động du lịch có tác dụng làm biến đổicán cân thu chi của đất nước Du khách quốc tế mang ngoại tệ vào đấtnước có địa điểm du lịch, làm tăng thêm nguồn thu ngoại tệ của đất nước
Trang 7đó Ngược lại, phần chi ngoại tệ sẽ tăng lên đối với những quốc gia cónhiều người đi du lịch ở nước ngoài Trong phạm vi một quốc gia, hoạtđộng du lịch làm xáo trộn hoạt động luân chuyển tiền tệ, hàng hoá, điềuhoà nguồn vốn từ vùng kinh tế phát triển sang vùng kinh tế kém phát triểnhơn, kích thích sự tăng trưởng kinh tế ở các vùng sâu, vùng xa…
Một lợi ích khác mà ngành du lịch đem lại là góp phần giải quyếtvấn đề việc làm Bởi các ngành dịch vụ liên quan đến du lịch đều cần mộtlượng lớn lao động Du lịch đã tạo ra nguồn thu nhập cho người lao động,giải quyết các vấn đề xã hội
Du lịch Việt Nam trong thời gian qua cũng đã đóng góp rất nhiềucho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước Tốc độ tăng trưởnghơn 14%/năm gần gấp hai lần tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế
Du lịch ngày càng có vai trò quan trọng tại Việt Nam Đối với khách
du lịch ba-lô, những người du lịch khám phá văn hóa và thiên nhiên, bãibiển và các cựu chiến binh Mỹ và Pháp, Việt Nam đang trở thành một địađiểm du lịch mới ở Đông Nam Á
Các dự án đầu tư vào bất động sản du lịch dọc theo bờ biển hơn3.000 km và tại và các thành phố lớn đang gia tăng nhanh chóng Dịch vụ
du lịch ngày càng đa dạng Công ty lữ hành địa phương và quốc tế cungcấp các tour du lịch tham quan các bản làng dân tộc thiểu số, đi bộ và tour
du lịch xe đạp, đi thuyền kayak và du lịch ra nước ngoài cho du khách ViệtNam, đặc biệt là gắn kết với các quốc gia lánggiềng Campuchia , Lào và Thái Lan Ngoài ra, nhờ vào việc nới lỏng cácquy định về đi lại, xuất cảnh, khách du lịch nước ngoài đã có thể đi lại tự
do trong nước từ năm 1997
Nền kinh tế Việt Nam đang chuyển đổi từ nông nghiệp sangnền kinh tế dịch vụ Hơn một phần ba của tổng sản phẩm trong nước đượctạo ra bởi các dịch vụ, trong đó bao gồm khách sạn và phục vụ công
Trang 8nghiệp và giao thông vận tải Nhà sản xuất và xây dựng (28 %) nôngnghiệp, và thuỷ sản (20 %) và khai thác mỏ (10 %).
Trong khi đó, du lịch đóng góp 4,5% trong tổng sản phẩm quốc nội(thời điểm 2007) Ngày càng có nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài
đổ vào ngành du lịch Sau các ngành công nghiệp nặng và phát triển đôthị, đầu tư nước ngoài hầu hết đã được tập trung vào du lịch, đặc biệt làtrong các dự án khách sạn
Với tiềm năng lớn, từ năm 2001, Du lịch Việt Nam đã được chínhphủ quy hoạch, định hướng để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn Mặc dù
"Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 - 2010" có vài chỉ tiêu không đạt được , từ năm 2011, "Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" đã được thủ tướng chính phủ Việt
Nam phê duyệt ngày 30/12/2011 để tiếp nối Tuy nhiên, cũng có nhiều ýkiến cho rằng, trong thực tiễn còn cần làm rất nhiều để ngành du lịch thật
sự trở thành "mũi nhọn" và từ có "tiềm năng" trở thành có "khả năng"
Chương II : Tiềm năng ngành du lịch Việt Nam
2.1 Khái quát chung
Nằm ở khu vực Đông Nam Á , nơi diễn ra các hoạt động kinh tế sôiđộng nói chung và du lịch nói riêng, Việt Nam có điều kiện thuận lợi đểphát triển du lịch
Sự đa dạng của nguồn tài nguyên cả về thiên nhiên (bãi biển, hangđộng, đảo, nước khoáng, lớp phủ thực vật, giới động vật quý hiếm, nhiềucảnh quan thiên nhiên độc đáo điển hình ) lẫn nhân văn (các di tích lịch
sử, kiến trúc nghệ thuật, phong tục tập quán, các làng nghề thủ công
Trang 9truyền thống, sự đa dạng về bản sắc văn hoá của các dân tộc ), là điềukiện để phát triển nhiều loại hình du lịch với thời gian dài ngắn khác nhau.
Tài nguyên du lịch nước ta phân bố tương đối tập trung Điều đó gópphần hình thành các lãnh thổ du lịch điển hình trong toàn quốc Mỗi lãnhthổ du lịch có một sắc thái riêng, tạo nên các tuyến du lịch xuyên quốc gia,không lặp lại giữa vùng này với vùng khác nên thường không làm nhàmchán khách du lịch Mặt khác, chúng lại gần các đô thị lớn, các cửa khẩuquốc tế quan trọng tạo thuận lợi cho việc đi lại, thăm viếng, ăn ở củakhách Nhiều lãnh thổ du lịch của Việt Nam, nếu được qui hoạch và đầu tưthích đáng sẽ trở thành những trung tâm du lịch lớn, có thể cạnh tranh vớicác nước trong khu vực và thế giới Đó là trung tâm du lịch Hà Nội và phụcận (Hà Tây, Ninh Bình, Phú Thọ, Hoà Bình ), vùng biển Hạ Long - Cát
Bà - Đồ Sơn (Quảng Ninh - Hải Phòng), vùng Đại Lãnh, Văn Phong, NhaTrang (Khánh Hoà), đảo Phú Quốc (Kiên Giang), Huế - Đà Nẵng, thànhphố Hồ Chí Minh và đồng bằng sông Cửu Long
Nước ta có nguồn nhân lực dồi dào, lao động có kỹ thuật, thông minh,bước đầu đã tiếp cận và làm quen với các hoạt động kinh doanh du lịchquốc tế Việc phát triển du lịch, trong tương lai sẽ tạo nhiều việc làm (trựctiếp và gián tiếp) cho đất nước
2.2 Tài nguyên du lịch tự nhiên
2.2.1 Địa hìnhĐịa hình có ý nghĩa đặc biệt đối với du lịch Ở nước ta, về đại thể,các dạng địa hình đặc biệt chủ yếu gồm có địa hình Karst (đá vôi), địahình bờ biển và địa hình đảo
Trang 10-Địa hình Karst thường tạo nên những điểm du lịch hấp dẫn Kiểuđịa hình này chiếm khoảng 60.000 km2 tập trung chủ yếu ở Bắc Bộ, BắcTrung Bộ và một phần nhỏ tỉnh Kiên Giang với các dạng Karst hangđộng, Karst ngập nước và Karst đồng bằng.
-Bờ biển nước ta dài khoảng 3.260 km với nhiều cảnh quan phongphú, đa dạng, có nhiều bãi tắm tốt còn ở dạng sơ khai, chưa bị ô nhiễm, độdốc trung bình 2 - 30, là một tiềm năng rất có giá trị cho du lịch biển, nghỉdưỡng và vui chơi giải trí, được tập trung chủ yếu ở miền Trung Các bãibiển nổi tiếng: Trà Cổ, Bãi Cháy, Cát Bà, Cửa Lò, Văn Phong, Nha Trang,Vũng Tàu
-Nước ta có hơn 3.000 nghìn hòn đảo lớn nhỏ, trong đó nhiều đảo cócảnh quan đẹp đã được đưa vào khai thác phục vụ du lịch: Quan Lạn, Cát
Bà, Phú Quốc, Côn Đảo
2.2.2 Khí hậuTrên bình diện cả nước, khí hậu nhiệt đới gió mùa tương đối thíchhợp với cuộc sống con người Khí hậu của nước ta còn có sự phân hoátheo mùa, theo vĩ tuyến và theo độ cao nên đã ảnh hưởng tới việc tổ chức
du lịch Biên độ nhiệt trung bình năm cao nhất không quá 150 C Từ NhaTrang trở vào khoảng 50 C và ở Nam Bộ từ 2 - 30 C Lượng mưa khá lớn
từ 1.500 đến 2.000 mm/năm
Trở ngại chính ảnh hưởng tới du lịch: Bão chủ yếu ở các miền duyênhải, vùng biển và hải đảo; gió mùa đông bắc vào mùa đông; gió bụi mùakhô; lũ lụt mùa mưa và một số hiện tượng thời tiết đặc biệt
Trang 112.2.3 Nguồn nước Tài nguyên nước phục vụ cho du lịch gồm nước trên mặt, nước dướiđất và nước khoáng.
Đối với du lịch, nước trên mặt có giá trị quan trọng không chỉ cungcấp cho nhu cầu của các khu du lịch, mà còn tạo ra các loại hình du lịch đadạng: du lịch hồ, du lịch sông nước Còn nước dưới đất, nhìn chung ít cógiá trị du lịch
Do khí hậu nhiệt đới gió mùa và nhiều nguyên nhân khác, mạng lướisông ngòi của nước ta dày đặc nhưng không nhiều tác dụng đối với dulịch Có giá trị hơn cả là mạng lưới sông ngòi ở đồng bằng sông Cửu Long(có ý nghĩa đối với loại hình du lịch sông nước) và một vài sông khác(sông Hương, sông Hàn, sông Hồng )
Nước ta có nhiều hồ với nguồn gốc khác nhau (tự nhiên hoặc nhântạo) có giá trị về du lịch Có thể kể ra một số hồ như hồ Tây(Hà Nội), hồĐồng Mô (Hà Tây), hồ Hoà Bình (Hoà Bình), hồ Đại Lải (Vĩnh Phú), hồ
Ba Bể (Bắc Kạn), hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh), hệ thống hồ ở Đà Lạt (LâmĐồng)
Trong số các loại tài nguyên nước, tài nguyên nước khoáng có giá trịđặc biệt đối với du lịch Nước khoáng là nước thiên nhiên (chủ yếu ở dướiđất), chứa một số thành phần vật chất đặc biệt (các yếu tố hoá học, nguyên
tố phóng xạ, khí ), hoặc một số tính chất vật lý (nhiệt độ ) có tác dụngcho sức khoẻ con người
Một trong những công dụng quan trọng của nước khoáng là chữabệnh và gắn với nó là loại hình du lịch chữa bệnh Nước ta đã phát hiệnđược khoảng hơn 400 nguồn nước khoáng tự nhiên thuộc các nhómkhoáng Cacbonic,Silic, Brôm - Iôt - Bo
Trang 122.2.4 Tài nguyên sinh vậtThị hiếu về du lịch ngày càng trở nên đa dạng Sau những ngày làmviệc căng thẳng, con người có nhu cầu nghỉ ngơi thư giãn, hoà mình vàovới môi trường thiên nhiên, nhất là các khu bảo tồn thiên nhiên Việt Namnằm ở nơi gặp gỡ giữa các luồng di cư động thực vật, vì thế tài nguyênsinh vật của nước ta rất phong phú và đa dạng không những có ý nghĩakinh tế mà còn có giá trị về du lịch, nhất là tài nguyên rừng Diện tích rừngche phủ ở nước ta khoảng 37 % (năm 2006), chủ yếu tập trung ở BắcTrung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên Đã thống kê đượchơn 800 loài cây gỗ, 332 loài thú, trên 1.000 loài chim và 330 loài bò sát,trong đó có nhiều loài quí hiếm Nước ta đã thành lập được 105 khu bảotồn thiên nhiên, bao gồm 27 VQG, 44 khu bảo tồn thiên nhiên và 34 khurừng văn hoá, lịch sử, môi trường.
2.3 Tài nguyên du lịch nhân văn
2.3.1 Di tích lịch sử văn hóa
Di tích lịch sử - văn hoá là tài nguyên quan trọng hàng đầu của dulịch Cho đến nay cả nước có khoảng 4 vạn di tích các loại, trong đó có2.715 di tích được Bộ Văn hoá - Thông tin xếp hạng Đặc biệt đã có những
di tích lịch sử - văn hoá được UNESCO công nhận là di sản của nhân loại:
cố đô Huế (năm 1993), phố cổ Hội An (năm 1999), thánh địa Mỹ Sơn(năm 1999) Ngoài ra còn một số di tích khác đang đề nghị UNESCOcông nhận, như chùa Hương (Hà Tây), bãi đá cổ Sa Pa (Lào Cai), HoàngThành Thăng Long
Trang 132.3.2 Lễ hội
Lễ hội hấp dẫn du khách không kém gì các di tích lịch sử - văn hoá.Việt Nam là một dân tộc có hàng nghìn năm lịch sử Cũng như nhiều quốcgia khác trên thế giới, Việt Nam có một nền văn hoá mang bản sắc riêng.Chính những nét riêng đó đã làm nên cốt cách, hình hài và bản sắc dân tộcViệt Nam Trong kho tàng văn hoá của dân tộc Việt Nam, sinh hoạt lễ hội
là loại hình văn hoá rất đặc trưng ở Việt Nam Lễ hội là hình thức sinhhoạt văn hoá dân gian có mặt hầu như khắp mọi miền đất nước Nhiều lễhội ra đời cách ngày nay hàng nghìn năm vẫn được giữ gìn và duy trì Lễhội ở Việt Nam bao giờ cũng hướng tới một đối tượng thiêng cần suy tôn
là nhân thần hay thiên thần Xét đến cùng thì đó chính là hình ảnh hội tụnhững phẩm chất cao đẹp của con người Giúp con người nhớ về nguồncội, hướng thiện và nhằm tạo dựng cho mỗi con người một cuộc sống tốtlành, yên vui
Lễ hội truyền thống của Việt Nam chính là dịp để con người giao lưucộng cảm, trao truyền những đạo lý, tình cảm, mỹ tục và khát vọng caođẹp Nó mang lại cho con người sự thanh thản chốn tâm linh, gạt bỏ hayquên đi những lo toan thường nhật để hướng tới những việc thiện
Nước ta có rất nhiều lễ hội, với quy mô và thời gian dài ngắn khácnhau, song thường tập trung vào tháng Giêng, tháng Hai (âm lịch) hàngnăm Lễ hội thường gắn với các sinh hoạt văn hoá dân gian như hát đốiđáp của dân tộc Mường; múa xoè, ném còn của dân tộc Thái; hát sli, hátlượn, hát then của dân tộc Nùng; lễ hội đâm trâu, hát trường ca của một sốdân tộc ở Tây Nguyên Trong chào đón giao thừa khi đất nước bước sangthiên niên kỷ mới, Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch và Bộ Văn hoá Thôngtin đã chọn 15 lễ hội tiêu biểu của các địa phương trong cả nước Đó là các
Trang 14lễ hội: Đền Gióng (Hà Nội), Chùa Hương (Hà Tây), Phủ Giày (NamĐịnh), Đền Hùng (Phú Thọ), Trường Yên (Ninh Bình), Yên Tử (QuảngNinh), Tây Sơn (Bình Định), Hội đâm trâu (Tây Nguyên), Hội đua bò (AnGiang), Hội đua thuyền (Sóc Trăng), Hội chọi trâu (Đồ Sơn), Nghinh Ông(Bà Rịa - Vũng Tàu), Katê (Ninh Thuận),
2.3.4 Các dạng tài nguyên du lịch nhân văn khácVăn hoá dân tộc là đối tượng hấp dẫn khách du lịch Nước ta có 54dân tộc với những phong tục, tập quán độc đáo, các hoạt động văn hoá -nghệ thuật đa dạng và rất đặc sắc; nước ta còn có hàng trăm làng nghề thủcông truyền thống, những món ăn đậm đà bản sắc dân tộc , những thứ đókhách du lịch cũng rất yêu thích
Nước ta còn có 117 bảo tàng, trong đó bảo tàng trung ương 6; bảotàng tỉnh và thành phố 79; bảo tàng chuyên ngành 32 (có 24 bảo tàngthuộc lực lượng vũ trang) Tổng số hiện vật đang lưu giữ là 1.997.701,trong đó 87.515 hiện vật đã được trưng bày và 608.886 hiện đang đượckiểm kê khoa học (gồm cả 489 trống đồng)
Chương III : Thực trạng ngành du lịch Việt Nam
Ngành du lịch của nước ta chính thức ra đời khi công ty du lịch ViệtNam được thành lập ngày 09 /7 /1960 theo Nghị định 26/CP của Chínhphủ Sau năm 1975, hoạt động du lịch có bước phát triển mới Tuy nhiên,
du lịch chỉ thực sự chuyển biến mạnh mẽ và trở thành một ngành kinh tếkhi đất nước tiến hành đổi mới, đặc biệt từ những năm 90 của thế kỷ XX
Trang 15Đảng và Nhà nước đã khẳng định "Du lịch là một ngành kinh tế tổnghợp quan trọng góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước" và coi "Phát triển du lịch là một hướng chiếnlược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế -xã hội góp phần thựchiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phấn đấu từng bước đưanước ta thành trung tâm du lịch, thương mại - dịch vụ có tầm cỡ trong khuvực" (Chỉ thị số 46 - CT/ TW, ngày 14 - 10 - 1994 của Ban Bí thư Trungương Đảng cộng sản Việt Nam)
3.1 Số lượng khách và kết quả kinh doanh
Sự phát triển của ngành du lịch gắn bó mật thiết với dòng khách dulịch Pháp lệnh du lịch (năm 1999) đã chỉ rõ, khách du lịch là người đi dulịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hànhnghề để nhận thu nhập ở nơi đến
Khách du lịch gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế.Khách du lịch nội địa là công dân nước ta và nước ngoài cư trú tại ViệtNam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam Còn khách du lịch quốc
tế là người nước ngoài hay người Việt Nam định cư ở nước ngoài vàonước ta du lịch và công dân nước ta, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam
ra nước ngoài du lịch
Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng Trước năm
1990 có sự tăng chậm cả về số lượng và chất lượng Nhưng từ đầu thập kỷ
90 của thế kỷ XX lại đây, nhờ chính sách đổi mới, đã diễn ra sự "bùng nổ"
du lịch với tốc độ tăng trưởng nhanh về số lượng khách
Năm 1990 nước ta mới đón được 25 vạn lượt khách thì vào cuốitháng 12 năm 1994 người khách quốc tế thứ 1,0 triệu đã bước chân xuống
Trang 16sân bay Nội Bài (Hà Nội) Trong thời gian gần đây do tác động của cuộckhủng khoảng tài chính và một số nguyên nhân khác như dịch suy đường
hô hấp cấp (Sars), khách du lịch quốc tế đến nước ta có giảm về tốc độ giatăng Kết quả năm 2003, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giảm xuốngchỉ còn 2,2 triệu Đến năm 2004, khách du lịch quốc tế đến nước ta lạităng lên trên 2,9 triệu và năm 2005 đạt gần 3,5 triệu
Theo nguồn tin từ Báo Lao Động số ra ngày 04- 05- 2007: Ông VũThế Bình - Vụ trưởng Vụ lữ hành cho rằng: tình hình khách quốc tế đếnViệt Nam trong năm 2006 và 3 tháng đầu năm 2007 đang có chiều hướngtăng trưởng Đặc biệt những thị trường trọng điểm tăng trưởng ổn địnhnhư Hàn Quốc trong quí I đạt 142,5 nghìn lượt người, tăng 17,7%, tương
tự Nhật Bản là: 118,6 nghìn, 31,4%; Mỹ 123,2 nghìn, 12% Chỉ riêng thịtrường các nước ASEAN, từ đầu năm đến nay đạt được 576 nghìn lượtkhách
Ngày 03- 05- 2007, Visa International Asia Pacific (Visa) và Hiệphội Du lịch khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (PATA) đã công bố
"Khảo sát những dự định du lịch Châu Á năm 2007", có 31% số ngườiđược hỏi đã xem Việt Nam là điểm đến kế tiếp trong vòng 2 năm tới Sovới 24% kết quả kháo sát năm 2006, con số đã tăng lên 7% chỉ trong vòng
1 năm "Gần một nửa khách du lịch nói rằng họ chọn Việt Nam để tậnhưởng một kỳ nghỉ tốn kém tại một đất nước xinh đẹp và có nền văn hoá
đa dạng, lâu đời" - ông Stuart Tomlinson - GĐ Visa International AsiaPacific khu vực Việt Nam, Campuchia và Lào khẳng định Theo ông, việcViệt Nam được khách du lịch đánh giá cao là điều rất đáng khích lệ vàViệt Nam sẽ phát triển thành điểm đến của khách du lịch có thu nhập caotrên toàn thế giới
Trang 17Có thể thấy qua khảo sát năm 2007, có 5 lý do chính để du khách lựachọn sẽ đến Việt Nam bao gồm: Giá hàng hoá và dịch vụ thấp (49%),phong cảnh thiên nhiên (44%), văn hoá Việt Nam (41%), du lịch mạohiểm (38%) và con người thân thiện (35%)
Đây là điều rất mừng đối với du lịch nước ta, nhưng cũng là điều rấtđáng lo ngại vì phần lớn khách du lịch quốc tế đến nước ta chỉ một lần,85% không muốn quay trở lại Về nguyên nhân có nhiều như thiếu hụt cơ
sở lưu trú cả về số lượng và chất lượng, giá cả, thái độ phục vụ Ngành
du lịch Việt Nam cần có giải pháp để khắc phục những nhược điểm trên
+ Về thị trường khách có thay đổi, song khách Trung Quốc đếnnước ta vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất, sau đó đến Nhật Bản, Hoa Kỳ Đếnnăm 2005 tỷ trọng khách du lịch Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, ĐàiLoan, Anh giảm nhưng lại nổi lên thị trường khách Hàn Quốc,Campuchia, Ôxtrâylia
+ Về mục đích đến nước ta chủ yếu là du lịch, sau đó đến thươngmại, thăm thân đang có chiều hướng tăng, mục đích khác chiếm tỷ lệ cònnhỏ
+ Về việc sử dụng phương tiện khi đi du lịch: 58,6 % số lượngkhách du lịch quốc tế đến Việt Nam bằng đường hàng không, tiếp đến làbằng đường bộ (29,6%) và đường thuỷ (11,8%) Năm 2006, khách quốc tếđến bằng đường hàng không tăng 15,7%, đường thuỷ tăng 11,8%, nhưngkhách đường bộ giảm 31,2% (Nguồn Báo Lao động số ra ngày 04 - 05 -2007)
So với các nước Đông Nam Á, Việt Nam đứng hàng thứ 6 về sốkhách du lịch quốc tế đến khu vực này; sau Thái Lan, Malaixia, Singapo,Inđônêxia, Philipin
Trang 18-Khách du lịch nội địa
Do mức sống của một bộ phận dân cư được cải thiện nhờ thích ứngvới cơ chế thị trường Sau những ngày lao động căng thẳng, họ cần nghỉngơi, du lịch để phục hồi sức khoẻ và nhu cầu này về cơ bản có thể thựchiện được Chính vì thế số khách du lịch nội địa ở nước ta liên tục tăng lên
từ khoảng 1 triệu người năm 1990; 11,2 triệu năm 2000 và 16,1 triệu năm2005
-Doanh thu
Cùng với sự gia tăng về số lượng khách cũng như thời gian lưu trú vàmức độ chi tiêu của khách Do đó doanh thu của ngành du lịch nước ta liêntục tăng từ con số 650 tỷ đồng năm 1990; 17.400 tỷ đồng năm 2000 và30.000 tỷ đồng năm 2005
3.2 Cơ sở vật chất- kĩ thuật và lao động
Cơ sở lưu trú có những chuyển biến rõ rệt trong những năm qua theohướng nâng cấp các cơ sở hiện có và xây dựng các cơ sở mới bằng nguồnvốn trong nước hoặc từ nước ngoài Để phục vụ cho việc lưu trú củakhách, trên thế giới có các dạng chủ yếu như khách sạn, motel (khách sạncạnh đường cho khách có ô tô), camping (cắm trại), bungalow (nhà gỗ mộttầng) và làng du lịch Ở nước ta phổ biến nhất là khách sạn (các loại)
Cùng với sự gia tăng về số lượng khách cũng như nhu cầu ngày càngcao của khách mà số cơ sở lưu trú cũng ngày càng tăng lên về số lượngcũng như chất lượng Năm 2000 cả nước có 3.050 khách sạn với tổng số66.000 phòng phục vụ du khách Trong số khách sạn đó, đến nửa đầu năm
Trang 19trong đó 265 khách sạn quốc doanh, 124 khách sạn tư nhân và 39 kháchsạn liên doanh Số khách sạn từ 3 sao trở lên là 121 (5 sao: 15, 4 sao: 21, 3sao: 85) Năm 2005, số khách sạn đã tăng lên tới con số 3.810 với tổng số85.381 phòng, trong đó số được xếp hạng là 927 khách sạn, resort cao cấpvới tổng số 36.687 phòng, chiếm hơn 1/3 tổng số phòng của các cơ sở lưutrú cả nước.
Với tốc độ gia tăng lượng khách như hiện nay thì số cơ sơ lưu trú ởnước ta vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu Ngày 24- 4- 2007, tại Hội nghịchuyên đề "Giải pháp tăng trưởng khách quốc tế đến Việt Nam" do Tổngcục Du lịch tổ chức tại TP Hồ Chí Minh, đông đảo công ty du lịch, lữhành, cùng các sở, ngành đã nêu rõ nhiều thực trạng và giải pháp ÔngTrần Khang Thụy - Chủ tịch HĐQT Cty liên doanh du lịch Exotissmo -cảnh báo; "Việc thiếu hụt phòng khách sạn, đã dẫn đến tình trạng tăng giá
vô tội vạ của một số khách sạn 4 và 5 sao Chỉ trong không quá 2 năm, cókhách sạn đã tăng trên 200% Dự đoán, tình hình này sẽ còn tiếp tục diễn
ra trong năm 2008 Thực trạng này sẽ đẩy giá tour lên cao, khi đó điểmđến Việt Nam sẽ trở thành điểm đến có giá thành đắt" Theo Tổng cụctrưởng Tổng cục Du lịch Hoàng Tuấn Anh, từ nay đến năm 2010, nước tacần có thêm 15.000 - 20.000 phòng lưu trú tiêu chuẩn 4 - 5 sao
Nhìn chung, các cơ sở lưu trú cao cấp thường tập trung ở các thànhphố lớn
Về số lượng phòng, 80% tổng số phòng hiện có tập trung ở các trungtâm du lịch (thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng,Nha Trang, Vũng Tàu, Đà Lạt, Hạ Long, Cần Thơ ) 70% số khách sạn
có quy mô dưới 20 phòng thuộc thành phần kinh tế tư nhân Hà Hội vàthành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm du lịch lớn nhất nước, có vài trămkhách sạn các loại, trong đó có một số khách sạn 5 sao Ở Hà Nội vớikhách sạn Sofitel Metropole, Hanoi Daewoo Hotel, Sofitel Plaza Hanoi,