-Trình bày được tác động sinh lí đặc trưng của mỗi loại hooc môn.. Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của thực vật?. - Các chất kích thích và ức chế đó gọi là hooc môn th
Trang 1Bài 35 : HOOC MÔN THỰC VẬT
I.CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1.Kiến thức:
- Nêu được khái niệm và đặc điểm chung của hoocmôn thực vật
- Kể tên các loại hooc môn thực vật
-Trình bày được tác động sinh lí đặc trưng của mỗi loại hooc môn
- Nêu được ứng dụng chất điều hòa sinh trưởng trong nông nghiệp
2 Kỷ năng: Biết ứng dung các loại hoocmon vào sản xuất và đời sống.
II.Trọng tậm: Các loại hoocmôn (mục II, III).
III: Phương pháp: - Vấn đáp - thảo luận theo nhóm - làm việc độc lập với SGK.
IV Chuẩn bị:
1 Chuẩn bị của GV:
- Tranh hình H.35.1; 35.2; 35.3; 34.5 /SGK
- Nghiên cứu SGK, sách giáo viên và tài liệu tham khảo
2 Chuẩn bị của HS: Đọc sách giáo khoa ở nhà.
V.Tiến trình bài giảng:
1 Ổn định lớp:
2 Kiểm tra bài cũ?
a Thế nào là ST của thực vật? Ví dụ
- Phân loại ST sơ cấp và ST thứ cấp
- GV nhận xét và hoàn chỉnh, đánh giá
b Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của thực vật?
- Giải thích hiện tượng mọc vống của TV trong bóng tối?
- GV nhận xét, hoàn chỉnh, đánh giá
3 Vào bài mới:
- Hiện tượng mọc vống của TV trong bóng tối là do lượng chất kích thích (Auxin) nhiều hơn lượng chất ức chế (Axit abxixic)
- Các chất kích thích và ức chế đó gọi là hooc môn thực vật Vậy hooc môn TV là gì? Vai trò của nó như thế nào? Chúng ta cùng nghiên cứu bài 35
Nội dung bài mới:
Hoạt động của GV Hoạt động của
I Hoạt động 1:
Tìm hiểu KN hooc môn TV:
? Bản chất của Auxin là chất gì?
Tạo ra ở đâu, có tác dụng gì?
- Từ đó phát biểu KN hooc môn
thực vật
? Vậy đặc điểm chung của hooc
môn thực vật là gì?
*GV hoàn chính
*GDMT: (Liên hệ vào mục I)
Các chất điều hòa sinh trưởng nhân
- Học sinh trả lời
- HS nhận xét, bổ sung
/ Khái niệm(phitôhoocmôn):
- KN: SGK
-Đặc điểm chung: SGK
Trang 2tạo do không bị enzim phân giải sẽ
tích tụ nhiều trong nông sản, đất,
nước, không khí, gây độc hại cho
nông sản và ảnh hưởng đến sức
khỏe của con người
II/ Hoạt động 2:
Tìm hiểu các loại HM :
? Có mấy loại hooc môn, hãy kể
tên?
*GV : yêu cầu HS ng, cứu SGK
mục II, III và hoàn thành bảng
sau :
Loại
hoomôn
Nơi tổng hợp
Tác dụng sinh lí Auxin
Gibêrelin
Xitôkinin
AxitAbxixic
Êtylen
Chất diệt cỏ
GV treo tranh phóng to H.35.1 SGK
? Dựa vào kích ? HS nghiên cứu
SGK hoàn thành các mục:
a Nơi tổng hợp
b Tác động sinh lý
* GV hoàn chỉnh
- Nồng độ thích hợp nhất của
Auxin cho sự ST của:
thân: 10-7 – 10-6 M/l;
rễ: 10-12 – 10-10 M/l
? Theo em, sử dụng Auxin như thế
nào cho có hiệu quả cao trong sản
xuất?
* GV treo tranh H 35.2
? HS quan sát H 35.2, hãy nêu ảnh
hưởng của GA đối với ST của cây?
? Giberelin được ứng dụng như thế
nào trong sản xuất nông nghiệp?
*GV hoàn chỉnh
* GV treo tranh H 35.3
Yêu cầu HS quan sát H 35.3 ?
Cho biết vai trò của Xitokinin trong
sự hình thành chồi trong mô Callus?
- Học sinh trả lời
- HS nhận xét, bổ sung
- Học sinh quan sát tranh và trả lời
- HS bổ sung
- Học sinh trả lời
- HS bổ sung
- HS trả lời
- HS nghiên cứu SGK hoàn chỉnh các mục như ở phần trên
- HS quan sát tranh và trả lời
- HS nghiên cứu SGK và trả lời
- HS bổ sung
- HS trả lời
- HS quan sát tranh và trả lời
- HS trả lời
- HS bổ sung
- HS trả lời
- HS bổ sung
- HS nghiên cứu SGK và thảo luận theo nhóm Cử đại diện nhóm lên báo
II.Các loại hoocmôn:
*Hoocmôn TV được chia thành 2 nhóm: nhóm Hoocmôn kích thích sinh trưởng (AIA, GA, Xitôkinin),
và nhóm Hoocmôn ức chế sinh trưởng (AAB, êtilen, chất diệt cỏ)
(NỘI DUNG TRONG BẢNG PHỤ)
Trang 3
? Xitokinin kìm hãm sự hoá già và
rụng lá như thế nào?
*GV: Xitokinin duy trì hàm lượng
protein và clorophin trong thời gian
lâu hơn và lá duy trì màu xanh lâu
hơn
? Trong công tác tạo giống cây
trồng thì Xitokinin được ứng dụng
như thế nào?
III/ Hoạt động 3:
Tìm hiểu Hoocmôn ức chế:
- Phát phiếu học tập cho HS
- GV chia lớp học làm 6 nhóm:
+ Nhóm 1,2,3 hoàn chỉnh Hooc
môn Êtylen
+ Nhóm 4,5,6 hoàn chỉnh Hooc
môn Axit abxixic
- GV dùng bản phụ phiếu học tập để
hoàn chỉnh nội dung
? Xếp quả chín và quả xanh gần
nhau làm gì?
IV/ Hoạt động 4
Tìm hiểu tương quan giữa các
hooc môn:
? Giữa các hooc môn có quan hệ
như thế nào? Ví dụ
cáo
- Nhóm 1, 4 lên bảng hoàn thành
- Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS bổ sung
- HS trả lời
- HS bổ sung
III Tương quan hooc môn thực vật:
(SGK/142)
IV.Ứng dụng HM ST trong sản xuất và đời sống:
sử dụng các HM ST trong nông nghiệp để tăng năng suất cây trồng, kéo dài hoặc rút ngắn thời gian thu hoạch, thu hoạch đồng loạt, tạo cây non sớm trong công nghệ tế bào thực vật, tạo cây cảnh….khi sử dụng cần chú ý nồng độ tối thích và điều kiện sinh thái có liên quan đến cây trồng
4 Củng cố:
- Hooc môn thực vật là gì? Có mấy loại?
- Vai trò hooc môn thực vật? Khi sử dụng cần lưu ý những điều gì?
5 Hướng dẫn về nhà:
- Học sinh trả lời các câu hỏi cuối bài
Bảng phụ: PHT
Loại
hoocmôn
Nơi tổng hợp Tác dụng sinh lí
Auxin
(AIA)
Các mô phân sinh chồi ngọn và các
lá non; phôi trong hạt
- Làm tăng kéo dài tế bào Kích thích thân, rễ kéo dài, ra rễ bất định
- Tăng ưu thế ngọn, ức chế chồi bên
- Gây hiện tượng hướng động
- Phát triển rễ, tạo quả không hạt
- Ức chế sự rụng lá, quả, kích thích ra rễ
Gibêrelin Các cơ quan
đang sinh trưởng như lá non, quả non, hạt đang nẩy mầm, phôi dang
- Kích thích phân chia và phân hóa tế bào thân mọc dài ra, lóng vươn dài
- Phá trạng thái ngủ, nghỉ của hạt
- Kích thích ra hoa, tạo quả không hạt
- Ảnh hưởng đến quang hợp, hô hấp, trao đổi nitơ
Trang 4sinh trưởng.
Xitôkinin
Các TB đang phân chia trong
rễ, lá non, quả non
- Kích thích phân chia tế bào mạnh mẽ
- Làm yếu ưu thế ngọn, kích thích sinh trưởng chồi bên
- Kìm hãm hóa già
- Kích thích nẩy mầm, nở hoa
Axit
abxixic
Chủ yếu ở lá, tích lũy trong các cơ quan già, cơ quan đang ngủ, nghỉ hoặc sắp rụng
- Ức chế sinh trưởng mạnh
- Gây rụng lá, quả
- Kích thích đóng khí khổng trong điều kiện khô hạn
- Kích thích trạng thái ngủ, nghỉ của hạt
Êtilen
Các mô của quả chín, lá già
- Thúc đẩy quá trình chín của quả
- Ức chế quá trình sinh trưởng của cây non, mầm thân củ
- Gây rụng lá, quả
Chất
diệt cỏ
Tổng hợp nhân tọa
- Phá vỡ trạng thái cân bằng của các hoocmôn ức chế ST của cỏ diệt cỏ nhưng không A/hưởng đến cây trồng