1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Phân tích bài thơ sang thu của hữu thỉnh

7 718 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 23,06 KB

Nội dung

Phân tích bài thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh Trang trước Trang sau Đề bài: Phân tích bài thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh Bài làm Có lẽ, trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thì mùa thu thường gợi cảm hứng cho thi ca, nhạc họa nhiều nhất. Ta có thể bắt gặp chùm thơ Thu của Nguyễn Khuyến, Tiếng thu của Lưu Trọng Lư hay Đây mùa thu tới của Xuân Diệu... và cũng viết về đề tài mùa thu, nhà thơ Hữu Thỉnh với thi phẩm Sang thu đã có những cảm nhận về phút giây giao mùa chuyển từ cuối hạ sang đầu thu thật mới mẻ, tinh tế, nhẹ nhàng. Bài thơ được sáng tác năm 1977, in trong tập Từ chiến hào đến thành phố, rất tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thơ nhỏ nhẹ, thiết tha, sâu lắng của Hữu Thỉnh. Mở đầu bài thơ là những cảm nhận ban đầu trước những tín hiệu dịu nhẹ lúc sang thu trong một không gian thu rất gần và hẹp: Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về Tín hiệu đầu tiên báo hiệu thời khắc của sự giao mùa từ cuối hạ sang thu là hình ảnh hương ổi bay phảng phất trong gió se. Hương ổi chín thơm ấy, vừa quen thuộc lại vừa mới mẻ. Quen thuộc vì nó là hương thơm thường gắn liền với đồng quê, thôn xóm của người Việt, rất dân dã, mộc mạc. Nhưng nếu trong thơ xưa, các nhà thơ khi miêu tả cảnh thu thường gắn liền với ao thu, bầu trời thu hay bông hoa cúc vàng rực rỡ, một chiếc lá vàng khô... thì ở đây, Hữu Thỉnh lại cảm nhận tín hiệu ban đầu báo hiệu thời khắc của sự chuyển giao mùa hạ sang thu là hương ổi. Điều đó đã tạo nên sự mới mẻ trong cách cảm nhận và miêu tả cảnh thu của nhà thơ. Hương thơm ngát của ổi chín đã đượctác giả miêu tả qua động từ phả. Từ phả diễn tả một mùi hương nồng nàn, đậm đà, lan tỏa trong gió se. Gió se là một loại gió chỉ có trong mùa thu, hơi khổ, se se lạnh. Và chính ngọn gió đầu mùa ấy đã đưa mùi hương bay tỏa ra khắp không gian làm nên vẻ đẹp của mùa thu. Mùa thu tới không chỉ có gió, có hương ổi mà còn có cả làn sương. Không gian thu lãng đãng hơi sương, tạo cho khung cảnh thu thêm lãng mạn. Làn sương được nhân hóa qua động từ chùng chình, có tác dụng gợi tả những làn sương mỏng manh, nhẹ nhàng như cố ý chậm lại, như lưu luyến chưa muốn bước hẳn vào thu. Ngõ ở đây vừa là ngõ thực của thôn làng, ngõ xóm; lại vừa là ngõ cửa của thời gian như chao nghiêng ranh giới giữa hai mùa, mùa hạ thì chưa muốn qua mà mùa thu thì chưa muốn tới. Cảm xúc trước của nhà thơ trước những tín hiệu mùa thu đã được tác giả diễn tả qua từ bỗng, thể hiện sự ngỡ ngàng, ngạc nhiên, bất ngờ khi phát hiện ra những tín hiệu đó. Và thiên nhiên, trời đất đã được tác giả mở lòng ra mà đón nhận bằng tất cả các giác quan với những rung động thật tinh tế, nhẹ nhàng: khứu giác (mùi hương ổi), xúc giác (gió se), thị giác (sương chùng chình). Từ tất cả các tín hiệu trên (gió, hương, sương) tác giả đi đến kết luận: Hình như thu đã về. Đây là một sự phỏng đoán bằng cảm giác, bằng linh tính của tâm hồn. Hình như là từ tình thái thể hiện sự tin tưởng thấp, chưa chắc chắn, vẫn còn mơ hồ. Trạng thái cảm xúc này không chỉ phù hợp với cảnh thu mà cũng rất phù hợp với logic tâm trạng. Bởi những tín hiệu của mùa thu đều là những tín hiệu vô hình, không có hình khối, màu sắc rõ ràng, cụ thể nên nhà thơ mới có cảm xúc ngỡ ngàng, bâng khuâng, có phần hơi bối rối trước tín hiệu mùa thu. Nếu như khổ thơ đầu, không gian thu được co hẹp trong một không gian rất gần và hẹp thì tới khổ hai, không gian thu đã được mở rộng về biên độ với tầm nhìn cao và xa hơn, từ mặt đất lên bầu trời: Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu Hình ảnh dòng sông được nhân hóa qua từ láy dềnh dàng, tức là chậm chạp, thong thả. Dòng sông không còn cuồn cuộn, gấp gáp chảy trước những cơn mưa lũ của mùa hạ nữa mà thay vào đó, nó trở nên lắng lại, từ từ, nhẹ nhàng, lững lờ trôi. Dường như, dòng sông cũng ngập ngừng như muốn níu kéo mùa hạ, chưa muốn sang mùa thu. Ngược lại với sự dềnh dàng của dòng sông là trạng thái vội vã của cánh chim đang mải miết bay đi tránh rét khi chúng bắt đầu cảm nhận được cái se se lạnh của tiết trời đầu thu. Nghệ thuật đăng đối ở hai câu thơ đầu tạo nên hình ảnh thơ thật đẹp, rất chỉnh, giàu tính chất tạo hình, đồng thời làm cho không gian thu trở nên rộng mở hơn, rất khoáng đạt. Khép lại khổ thơ là hình ảnh đám mây được nhân hóa với hành động vắt nửa mình. Hình ảnh thơ rất giàu tính chất tạo hình trong không gian và có ý nghĩa diễn tả sự vận động của thời gian. Đám mây trắng buốt mềm mại trải dài như một tấm lụa treo ngang trên bầu trời, rất nhẹ nhàng, duyên dáng. Và mây cũng chính là ranh giới chao nghiêng giữa hai mùa hạ thu. Cảnh vật trở nên vừa hư lại vừa thực, đó là sản phẩm của trí tưởng tượng rất nên thơ và hết sức độc đáo, mới mẻ của tác giả. Tóm lại, với một hệ thống những hình ảnh đẹp, giàu tính chất tạo hình trong không gian, kết hợp với nghệ thuật nhân hóa, tương phản, nhà thơ đã khắc họa thành công khung cảnh trời đất khi bắt đầu vào thu thật sống động, tinh tế, nhẹ nhàng. Chắc chắn Hữu Thình phải là một ngòi bút tài năng, một tâm hồn nghệ sĩ và tình yêu thiết tha với thiên nhiên tạo vật thì mới tạo nên câu thơ viết về mùa thu đẹp, lãng mạn đến như vậy. Từ những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến và những rung động mãnh liệt trước những phút giây giao mùa vào thu ở khổ một, hai, nhà thơ chuyển sang giọng điệu suy ngẫm, chiêm nghiệm về cuộc đời: Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi. Nhà thơ thật tinh tế và nhạy cảm khi phát hiện ra những thay đổi về mặt thời tiết. Vẫn là sấm, mưa, nắng, những hiện tượng thời tiết của mùa hè nhưng trong khoảnh khắc giao mùa này đã có sự đổi thay về mực độ. Cái nắng nóng chói chang của mùa hạ đã dần nhạt màu, không còn gay gắt như còn ở giữa mùa hạ; những cơn mưa rào bất chợt ào ào kéo đến cũng đã vơi dần đi. Sấm chớp kéo theo những cơn dông lốc dữ dội cũng bớt đi, cũng trở nên thưa thót hơn nhiều. Những từ như vẫn còn, vơi dần, cũng bớt đã có tác dụng diễn tả những hiện tượng của tự nhiên đó (sấm, mưa, nắng) đã giảm đi về mức độ và cường độ khi trời đất đang giao mùa cuối hạ, đầu thu rất nhẹ nhàng, khó nhận biết. Thế nhưng, với một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, nhà thơ đã phát hiện ra sự chuyển biến đó của thiên nhiên, vũ trụ. Từ hiện tượng của tự nhiên, nhà thơ suy ngẫm, chiêm nghiệm về cuộc đời: Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi Sấm là hình ảnh ẩn dụ, biểu trưng cho những tác động của ngoại cảnh với những biến động của cuộc đời. Hàng cây đứng tuổi là những cành cây lâu năm, cành lá sum suê, rễ cắm sâu xuống lòng đất vô cùng chắc chắn. Những hàng cây này đã trải qua biết bao nhiêu mùa bão giông với những biến thiên của trời đất. Và nó biểu trưng cho những con người từng trải đã đi qua biết bao nhiêu những khó khăn, vất vả, hiểm nguy trên đường đời. Như vậy, bằng nghệ thuật ẩn dụ, nhà thơ thể hiện sự suy ngẫm, chiêm nghiệm về cuộc đời con người: con người từng trải sẽ trở nên vững vàng hơn trước những thử thách trong cuộc đời. Lúc viết bài thơ này, Hữu Thỉnh mới chỉ hơn ba mươi tuổi, ấy vậy nhưng Hữu Thỉnh đã tự cho rằng mình là người từng trải. Có lẽ điều này xuất phát từ hoàn cảnh của ông xuất thân từ một người lính, đã trải qua biết bao nhiêu là khó khăn, gian nan, vất vả; với biết bao nhiêu tang tóc, hi sinh, mất mát nơi chiến trường khốc liệt... nên đã rèn luyện cho nhà thơ một bản lĩnh cứng cỏi và nghị lực vươn lên, dám đương đầu với mọi biện động bất thường mà cuộc sống sẽ xảy ra. Đặt câu thơ sấm cũng bớt bất ngờ vào trong một hệ thống các câu thơ ở khổ một, hai như làn sương chùng chình qua ngõ và vắt nửa mình sang thu, người đọc chợt nhận ra sự lưu luyến muốn níu kéo thời gian của nhà thơ khi nhận ra sự sang thu của tạo vật cũng chính là sự sang thu của đời người... Bài thơ được viết theo thể năm chữ, hình ảnh thơ đẹp, giàu sức gợi , ngôn ngữ trong sáng, giàu sức biểu cảm đã có tác dụng diễn tả những trạng thái của cảnh vật và sự cảm nhận tinh tế, nhạy cảm của thi nhân trước thiên nhiên, vũ trụ đất trời khi bắt đầu sang thu. Đọc xong bài thơ, chúng ta thấy được sự mới mẻ trong cách cảm nhận mùa thu của Hữu Thỉnh, đồng thời thấy được tình yêu đời, yêu thiên nhiên đất nước sâu sắc của nhà thơ. Các bài văn mẫu lớp 9 hay khác: Dàn ý Phân tích bài thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh Dàn ý Phân tích cảm hứng thu sâu sắc và tinh tế của Hữu Thỉnh qua bài thơ Sang thu Phân tích bài Sang thu của Hữu Thỉnh (Bài 3) Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong văn học trung đại Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ (Bài 2) Phân tích hai khổ thơ đầu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ Phân tích đoạn đầu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ Thuyết minh về di tích lịch sử ... Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác Cảm nhận của em về bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương Phân tích hai khổ đầu bài thơ Sang thu Phân tích hai khổ đầu của bài thơ Sang thu Phân tích bài thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh Phân tích nhân vật Phương Định trong truyện Những ngôi sao xa xôi (Bài 2) Mục lục Văn mẫu | Văn hay 9 theo từng phần: Mục lục Văn thuyết minh Mục lục Văn tự sự Mục lục Văn nghị luận xã hội Mục lục Văn nghị luận văn học Tập 1 Mục lục Văn nghị luận văn học Tập 2 Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, soạn văn, văn mẫu.... Tải App để chúng tôi phục vụ tốt hơn. Tải App cho Android hoặc Tải App cho iPhone Loạt bài Tuyển tập những bài văn hay | văn mẫu lớp 9 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Văn mẫu lớp 9 và Những bài văn hay lớp 9 đạt điểm cao. Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn. Trang trước Trang sau Các loạt bài lớp 9 khác Soạn Văn 9 Soạn Văn 9 (bản ngắn nhất) Văn mẫu lớp 9 Đề kiểm tra Ngữ Văn 9 (có đáp án) Giải bài tập Toán 9 Giải sách bài tập Toán 9 Đề kiểm tra Toán 9 Đề thi vào 10 môn Toán Chuyên đề Toán 9 Giải bài tập Vật lý 9 Giải sách bài tập Vật Lí 9 Giải bài tập Hóa học 9 Chuyên đề: Lý thuyết Bài tập Hóa học 9 (có đáp án) Giải bài tập Sinh học 9 Giải Vở bài tập Sinh học 9 Chuyên đề Sinh học 9 Giải bài tập Địa Lí 9 Giải bài tập Địa Lí 9 (ngắn nhất) Giải sách bài tập Địa Lí 9 Giải Tập bản đồ và bài tập thực hành Địa Lí 9 Giải bài tập Tiếng anh 9 Giải sách bài tập Tiếng Anh 9 Giải bài tập Tiếng anh 9 thí điểm Giải sách bài tập Tiếng Anh 9 mới Giải bài tập Lịch sử 9 Giải bài tập Lịch sử 9 (ngắn nhất) Giải tập bản đồ Lịch sử 9 Giải Vở bài tập Lịch sử 9 Giải bài tập GDCD 9 Giải bài tập GDCD 9 (ngắn nhất) Giải sách bài tập GDCD 9 Giải bài tập Tin học 9 Giải bài tập Công nghệ 9

Phân tích thơ Sang Thu Hữu Thỉnh Trang trước Trang sau Đề bài: Phân tích thơ Sang Thu Hữu Thỉnh Bài làm Có lẽ, bốn mùa xn, hạ, thu, đơng mùa thu thường gợi cảm hứng cho thi ca, nhạc họa nhiều Ta bắt gặp chùm thơ Thu Nguyễn Khuyến, "Tiếng thu" Lưu Trọng Lư hay "Đây mùa thu tới" Xuân Diệu viết đề tài mùa thu, nhà thơ Hữu Thỉnh với thi phẩm "Sang thu" có cảm nhận phút giây giao mùa chuyển từ cuối hạ sang đầu thu thật mẻ, tinh tế, nhẹ nhàng Bài thơ sáng tác năm 1977, in tập "Từ chiến hào đến thành phố", tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thơ nhỏ nhẹ, thiết tha, sâu lắng Hữu Thỉnh Mở đầu thơ cảm nhận ban đầu trước tín hiệu dịu nhẹ lúc sang thu không gian thu gần hẹp: "Bỗng nhận hương ổi Phả vào gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình thu về" Tín hiệu báo hiệu thời khắc giao mùa từ cuối hạ sang thu hình ảnh "hương ổi" bay phảng phất gió se Hương ổi chín thơm ấy, vừa quen thuộc lại vừa mẻ Quen thuộc hương thơm thường gắn liền với đồng q, thơn xóm người Việt, dân dã, mộc mạc Nhưng thơ xưa, nhà thơ miêu tả cảnh thu thường gắn liền với ao thu, bầu trời thu hay hoa cúc vàng rực rỡ, vàng khơ đây, Hữu Thỉnh lại cảm nhận tín hiệu ban đầu báo hiệu thời khắc chuyển giao mùa hạ sang thu hương ổi Điều tạo nên mẻ cách cảm nhận miêu tả cảnh thu nhà thơ Hương thơm ngát ổi chín đượctác giả miêu tả qua động từ "phả" Từ "phả" diễn tả mùi hương nồng nàn, đậm đà, lan tỏa gió se "Gió se" loại gió có mùa thu, khổ, se se lạnh Và gió đầu mùa đưa mùi hương bay tỏa khắp không gian làm nên vẻ đẹp mùa thu Mùa thu tới khơng có gió, có hương ổi mà có sương Không gian thu lãng đãng sương, tạo cho khung cảnh thu thêm lãng mạn Làn sương nhân hóa qua động từ "chùng chình", có tác dụng gợi tả sương mỏng manh, nhẹ nhàng cố ý chậm lại, lưu luyến chưa muốn bước hẳn vào thu Ngõ vừa ngõ thực thôn làng, ngõ xóm; lại vừa ngõ cửa thời gian chao nghiêng ranh giới hai mùa, mùa hạ chưa muốn qua mà mùa thu chưa muốn tới Cảm xúc trước nhà thơ trước tín hiệu mùa thu tác giả diễn tả qua từ "bỗng", thể ngỡ ngàng, ngạc nhiên, bất ngờ phát tín hiệu Và thiên nhiên, trời đất tác giả mở lòng mà đón nhận tất giác quan với rung động thật tinh tế, nhẹ nhàng: khứu giác (mùi hương ổi), xúc giác (gió se), thị giác (sương chùng chình) Từ tất tín hiệu (gió, hương, sương) tác giả đến kết luận: "Hình thu về" Đây đốn cảm giác, linh tính tâm hồn "Hình như" từ tình thái thể tin tưởng thấp, chưa chắn, mơ hồ Trạng thái cảm xúc không phù hợp với cảnh thu mà phù hợp với logic tâm trạng Bởi tín hiệu mùa thu tín hiệu vơ hình, khơng có hình khối, màu sắc rõ ràng, cụ thể nên nhà thơ có cảm xúc ngỡ ngàng, bâng khuâng, có phần bối rối trước tín hiệu mùa thu Nếu khổ thơ đầu, không gian thu co hẹp không gian gần hẹp tới khổ hai, khơng gian thu mở rộng biên độ với tầm nhìn cao xa hơn, từ mặt đất lên bầu trời: "Sông lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa sang thu" Hình ảnh dòng sơng nhân hóa qua từ láy "dềnh dàng", tức chậm chạp, thong thả Dòng sơng khơng cuồn cuộn, gấp gáp chảy trước mưa lũ mùa hạ mà thay vào đó, trở nên lắng lại, từ từ, nhẹ nhàng, lững lờ trơi Dường như, dòng sơng ngập ngừng muốn níu kéo mùa hạ, chưa muốn sang mùa thu Ngược lại với "dềnh dàng" dòng sơng trạng thái "vội vã" cánh chim mải miết bay tránh rét chúng bắt đầu cảm nhận se se lạnh tiết trời đầu thu Nghệ thuật đăng đối hai câu thơ đầu tạo nên hình ảnh thơ thật đẹp, chỉnh, giàu tính chất tạo hình, đồng thời làm cho khơng gian thu trở nên rộng mở hơn, khoáng đạt Khép lại khổ thơ hình ảnh đám mây nhân hóa với hành động "vắt nửa mình" Hình ảnh thơ giàu tính chất tạo hình khơng gian có ý nghĩa diễn tả vận động thời gian Đám mây trắng buốt mềm mại trải dài lụa treo ngang bầu trời, nhẹ nhàng, duyên dáng Và mây ranh giới chao nghiêng hai mùa hạ - thu Cảnh vật trở nên vừa hư lại vừa thực, sản phẩm trí tưởng tượng nên thơ độc đáo, mẻ tác giả Tóm lại, với hệ thống hình ảnh đẹp, giàu tính chất tạo hình khơng gian, kết hợp với nghệ thuật nhân hóa, tương phản, nhà thơ khắc họa thành công khung cảnh trời đất bắt đầu vào thu thật sống động, tinh tế, nhẹ nhàng Chắc chắn Hữu Thình phải ngòi bút tài năng, tâm hồn nghệ sĩ tình yêu thiết tha với thiên nhiên tạo vật tạo nên câu thơ viết mùa thu đẹp, lãng mạn đến Từ cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến rung động mãnh liệt trước phút giây giao mùa vào thu khổ một, hai, nhà thơ chuyển sang giọng điệu suy ngẫm, chiêm nghiệm đời: "Vẫn nắng Đã vơi dần mưa Sấm bớt bất ngờ Trên hàng đứng tuổi." Nhà thơ thật tinh tế nhạy cảm phát thay đổi mặt thời tiết Vẫn sấm, mưa, nắng, tượng thời tiết mùa hè khoảnh khắc giao mùa có đổi thay mực độ Cái nắng nóng chói chang mùa hạ dần nhạt màu, khơng gay gắt mùa hạ; mưa rào ào kéo đến vơi dần Sấm chớp kéo theo dông lốc dội bớt đi, trở nên thưa thót nhiều Những từ "vẫn còn", "vơi dần", "cũng bớt" có tác dụng diễn tả tượng tự nhiên (sấm, mưa, nắng) giảm mức độ cường độ trời đất giao mùa cuối hạ, đầu thu nhẹ nhàng, khó nhận biết Thế nhưng, với tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, nhà thơ phát chuyển biến thiên nhiên, vũ trụ Từ tượng tự nhiên, nhà thơ suy ngẫm, chiêm nghiệm đời: "Sấm bớt bất ngờ Trên hàng đứng tuổi" "Sấm" hình ảnh ẩn dụ, biểu trưng cho tác động ngoại cảnh với biến động đời "Hàng đứng tuổi" cành lâu năm, cành sum suê, rễ cắm sâu xuống lòng đất vơ chắn Những hàng trải qua biết mùa bão giông với biến thiên trời đất Và biểu trưng cho người trải qua biết khó khăn, vất vả, hiểm nguy đường đời Như vậy, nghệ thuật ẩn dụ, nhà thơ thể suy ngẫm, chiêm nghiệm đời người: người trải trở nên vững vàng trước thử thách đời Lúc viết thơ này, Hữu Thỉnh ba mươi tuổi, Hữu Thỉnh tự cho người trải Có lẽ điều xuất phát từ hồn cảnh ông xuất thân từ người lính, trải qua biết khó khăn, gian nan, vất vả; với biết tang tóc, hi sinh, mát nơi chiến trường khốc liệt nên rèn luyện cho nhà thơ lĩnh cứng cỏi nghị lực vươn lên, dám đương đầu với biện động bất thường mà sống xảy Đặt câu thơ "sấm bớt bất ngờ" vào hệ thống câu thơ khổ một, hai "sương chùng chình qua ngõ" "vắt nửa sang thu", người đọc nhận lưu luyến muốn níu kéo thời gian nhà thơ nhận sang thu tạo vật "sang thu" đời người Bài thơ viết theo thể năm chữ, hình ảnh thơ đẹp, giàu sức gợi , ngôn ngữ sáng, giàu sức biểu cảm có tác dụng diễn tả trạng thái cảnh vật cảm nhận tinh tế, nhạy cảm thi nhân trước thiên nhiên, vũ trụ đất trời bắt đầu sang thu Đọc xong thơ, thấy mẻ cách cảm nhận mùa thu Hữu Thỉnh, đồng thời thấy tình yêu đời, yêu thiên nhiên đất nước sâu sắc nhà thơ Các văn mẫu lớp hay khác: • Dàn ý Phân tích thơ Sang Thu Hữu Thỉnh • Dàn ý Phân tích cảm hứng thu sâu sắc tinh tế Hữu Thỉnh qua thơ Sang thu • Phân tích Sang thu Hữu Thỉnh (Bài 3) • Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam văn học trung đại • Phân tích thơ "Mùa xuân nho nhỏ" (Bài 2) • Phân tích hai khổ thơ đầu thơ "Mùa xuân nho nhỏ" • Phân tích đoạn đầu thơ "Mùa xn nho nhỏ" • Thuyết minh di tích lịch sử • Phân tích thơ "Viếng lăng Bác" • Cảm nhận em thơ "Viếng lăng Bác" Viễn Phương • Phân tích hai khổ đầu thơ "Sang thu" • Phân tích hai khổ đầu thơ "Sang thu" • Phân tích thơ Sang Thu Hữu Thỉnh • Phân tích nhân vật Phương Định truyện "Những xa xôi" (Bài 2) Mục lục Văn mẫu | Văn hay theo phần: • Mục lục Văn thuyết minh • Mục lục Văn tự • Mục lục Văn nghị luận xã hội • Mục lục Văn nghị luận văn học Tập • Mục lục Văn nghị luận văn học Tập Đã có app VietJack điện thoại, giải tập SGK, soạn văn, văn mẫu Tải App để phục vụ tốt Tải App cho Android Tải App cho iPhone Loạt Tuyển tập văn hay | văn mẫu lớp biên soạn phần dựa sách: Văn mẫu lớp Những văn hay lớp đạt điểm cao Nếu thấy hay, động viên chia sẻ nhé! Các bình luận khơng phù hợp với nội quy bình luận trang web bị cấm bình luận vĩnh viễn Trang trước Trang sau Các loạt lớp khác • Soạn Văn • Soạn Văn (bản ngắn nhất) • Văn mẫu lớp • Đề kiểm tra Ngữ Văn (có đáp án) • Giải tập Tốn • Giải sách tập Tốn • Đề kiểm tra Tốn • Đề thi vào 10 mơn Tốn • Chun đề Tốn • Giải tập Vật lý • Giải sách tập Vật Lí • Giải tập Hóa học • Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Hóa học (có đáp án) • Giải tập Sinh học • Giải Vở tập Sinh học • Chuyên đề Sinh học • Giải tập Địa Lí • Giải tập Địa Lí (ngắn nhất) • Giải sách tập Địa Lí • Giải Tập đồ tập thực hành Địa Lí • Giải tập Tiếng anh • Giải sách tập Tiếng Anh • Giải tập Tiếng anh thí điểm • Giải sách tập Tiếng Anh • Giải tập Lịch sử • Giải tập Lịch sử (ngắn nhất) • Giải tập đồ Lịch sử • Giải Vở tập Lịch sử • Giải tập GDCD • Giải tập GDCD (ngắn nhất) • Giải sách tập GDCD • Giải tập Tin học • Giải tập Công nghệ ... Thu Hữu Thỉnh • Dàn ý Phân tích cảm hứng thu sâu sắc tinh tế Hữu Thỉnh qua thơ Sang thu • Phân tích Sang thu Hữu Thỉnh (Bài 3) • Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam văn học trung đại • Phân tích thơ. .. Viễn Phương • Phân tích hai khổ đầu thơ "Sang thu" • Phân tích hai khổ đầu thơ "Sang thu" • Phân tích thơ Sang Thu Hữu Thỉnh • Phân tích nhân vật Phương Định truyện "Những xa xôi" (Bài 2) Mục lục... nhỏ" (Bài 2) • Phân tích hai khổ thơ đầu thơ "Mùa xn nho nhỏ" • Phân tích đoạn đầu thơ "Mùa xuân nho nhỏ" • Thuyết minh di tích lịch sử • Phân tích thơ "Viếng lăng Bác" • Cảm nhận em thơ "Viếng

Ngày đăng: 10/01/2019, 18:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w