1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Phân tích hình ảnh bếp lửa trong bài thơ bếp lửa của bằng việt

4 319 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 17,9 KB

Nội dung

Phân tích hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa Trang trước Trang sau Đề bài: Phân tích hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa. Bài làm Bài thơ Bếp lửa là một trong những sáng tác xuất sắc nhất của Bằng Việt. Trong tác phẩm ta không chỉ thấy hình ảnh một hình ảnh người bà tảo tần, chịu thương chị khó, mà nổi bật là hình ảnh bếp lửa. Hình ảnh bếp lửa xuyên suốt toàn bộ tác phẩm, là điểm tựa cảm xúc, là hình tượng trung tâm của tác phẩm, Đồng thời qua hình tượng này tư tưởng chủ đề của văn bản được thể hiện một cách sâu sắc nhất. Hình ảnh bếp lửa hiện lên trong bài thơ vô cùng giản dị, là hình ảnh quen thuộc của bất cứ gia đình nào trước đây: Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm Điệp từ “một bếp lửa” được lặp lại hai lần ở đầu mỗi câu thơ, trở thành điệp khúc da diết, gợi nhắc, gợi nhớ cho người cháu về hình ảnh người bà. Bà mỗi buổi sớm mai lại tảo tần, thức khuya dậy sớm nhóm lửa nuôi cháu khôn lớn. Từ láy chờn vờn gợi lên hình ảnh ngọn lửa cháy bập bùng trong buổi sớm tinh mơ, và đâu đó ta còn thấy sự lung linh huyền ảo, gợi về miền kí ức đẹp đẽ khi có bà ở bên. Bằng đôi bàn tay tảo tần, khéo léo bà đã chắt chiu, chi chút nuôi cháu khôn lớn. Bếp lửa ấy “ấp iu” biết bao tình yêu thương bà dành cho cháu, bởi vậy, nhớ về bà cháu không khỏi bồi hồi, xúc động và yêu thương: “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa” Nhưng không chỉ có vậy, hình ảnh bếp lửa còn gợi nhắc cháu nhớ về biết bao kỉ niệm thân thương của tuổi thơ nhọc nhằn, gian khổ, nhưng đầy tình yêu thương. Đó là khói bếp hun nhèm mắt cháu trong những năm bốn lăm, hai vạn đồng bào ta chết đói. Nhưng bà vẫn tảo tần, vượt qua mọi giông tố, khó khăn, để đưa cháu cùng bà thoát khỏi thời kì đen lối khủng khiếp ấy. Đó còn là kỉ niệm về hình ảnh người bà chắt chịu, lui cụi nhóm lên những ngọn lửa ấm áp để nuôi cháu khôn lớn. Bà thay cha, thay mẹ không chỉ trao cho cháu tinh yêu thương mà còn dạy cháu cách ăn nói, cách để làm người: Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học Tám năm sống cùng bà là tám năm cháu được sống trong sự đùm bọc, chở che. Công ơn lớn lao của bà có lẽ cả cuộc đời này cháu cũng không thể đền đáp hết. Nghĩ về bà, nghĩ về sự hi sinh thầm lặng cháu lại càng cảm phục và thương bà hơn: “Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc” . Bà chính là chỗ dựa tinh thần, chăm chút, đùm bọc cháu. Cùng với đó là sự xuất hiện của tiếng chim tu hú mỗi khi hè về lại càng giục giã, khắc khoải những kỉ niệm tuổi thơ. Bằng ngôn từ vô cùng dung dị, nhưng thấm đẫm cảm xúc, Bằng Việt đã cho người đọc thấy hình ảnh của một người bà tảo tần, đầy tình yêu thương, bà chính là cha mẹ trong những năm kháng chiến gian khổ. Bên cạnh đó, bếp lửa còn là biểu tượng khi gắn với hình ảnh người bà – người giữ lửa và truyền lửa: Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ Điệp từ nhóm được lặp lại ở đầu mỗi câu thơ, là sự kết hợp hài hòa nghĩa thực và nghĩa ẩn dụ, tạo nên giá trị biểu tượng sâu sắc cho hình ảnh. Bà không chỉ nhóm lên bếp lửa ấp iu nồng đượm với tình yêu thương cháu vô hạn, mà còn nhóm lên tình yêu thương, dạy cháu biết san sẻ, chia sẻ trong cuộc sống, với những người hàng xóm của chính mình. Và hơn hết bà còn nhóm lên trong cháu niềm tin và mơ ước vào tương lai. Bếp lửa là biểu tượng của tình bà ấm áp, là bàn tay khéo kéo, chăm chút, bếp lửa con gắn với những khó khăn, gian khổ trong cuộc đời bà. Bởi vậy, mà ông cảm nhận được đầy đủ nhất sự thiêng liêng của bếp lửu bình dị: “Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa” . Ông đã nhận ra rằng, bếp lửa không chỉ được nhóm lên bằng củi bằng rơm, mà còn được nhen lên từ chính ngọn lửa tình yêu thương, niềm tin bất diệt trong lòng bà. Bởi vậy, đi từ hình ảnh bếp lửa cụ thể, tác giả đã đi đến hình ảnh ngọn lửa mang tính khái quát: Rồi sớm rồi chiều bếp lửa bà nhen Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng Bà không chỉ là người nhóm lửa mà còn là người giữ và truyền lửa cho thế hệ tương lai. Bà truyền cho cháu niềm tin, sự mạnh mẽ để cháu vững bước trên đường đời chông gai. Bếp lửa và ngọn lửa chính là hành trang và điểm tựa vững chắc của cháu mỗi khi rời xa quê hương. Không chỉ là biểu tượng cho tình bà ấm nóng, bếp lửa con là tấm lòng của đứa cháu xa quê, luôn hướng về bà với lòng kính yêu, biết ơn vô hạn. Người cháu khi xa quê hương càng hiểu về vẻ đẹp của bà, về truyền thống đạo lí đẹp đẽ của dân tộc: “Uống nước nhờ nguồn” Hình ảnh bếp lửa là một biểu tượng độc đáo. Nó được xây dựng trên cơ sở của sự kết hợp giữa hình ảnh thực và hình ảnh tượng trưng. Qua đó gửi gắm những thông điệp sâu sắc của tác giả về người bà tảo tần, người giữ lửa truyền lửa cho thế hệ sau; là tấm lòng tri ân sâu sắc tiếp nối truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta. Xem thêm các phần Dàn ý và văn mẫu lớp 9 hay khác: Nhân ngày 20 tháng 11 kể cho các bạn nghe về một kỉ niệm đáng nhớ giữa em với thầy (cô) giáo cũ Kể lại một câu chuyện đáng nhớ của bản thân Thuyết minh về Cây lúa Thuyết minh về một cảnh đẹp quê hương em Kể về một người bạn thân thiết Phân tích Hoàng Lê nhất thống chí (Bài 2) Cảm nhận về người anh hùng Quang Trung Nguyễn Huệ Nghệ thuật miêu tả nhân vật trong Truyện Kiều Giáo sư Đặng Thanh Lê có viết: Nguyễn Du có biệt tài vận dụng các biện pháp tu từ của văn học dân tộc, đặc biệt là ẩn dụ. Hãy phân tích một số câu, một số đoạn trong truyện Kiều để làm sáng tỏ nhận xét trên Phân tích 8 câu cuối trong đoạn Kiều ở lầu Ngưng Bích Phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu (Bài 3) Phân tích Bài thơ về Tiểu đội xe không kính (Bài 1) Phân tích bài Đoàn thuyền đánh cá (3 Bài) Phân tích hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện Làng (2 Bài) Phân tích truyện Lặng lẽ Sa Pa (2 bài) Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện Lặng lẽ Sa Pa (Bài 4) Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện Lặng lẽ Sa Pa (Bài 4) Phân tích nhân vật ông Sáu trong truyện Chiếc lược ngà Mục lục Văn mẫu | Văn hay 9 theo từng phần: Mục lục Văn thuyết minh Mục lục Văn tự sự Mục lục Văn nghị luận xã hội Mục lục Văn nghị luận văn học Tập 1 Mục lục Văn nghị luận văn học Tập 2

Trang 1

Phân tích hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt

Trang trước

Trang sau

Đề bài: Phân tích hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa

Bài làm

Bài thơ Bếp lửa là một trong những sáng tác xuất sắc nhất của Bằng Việt Trong tác phẩm ta không

chỉ thấy hình ảnh một hình ảnh người bà tảo tần, chịu thương chị khó, mà nổi bật là hình ảnh bếp lửa Hình ảnh bếp lửa xuyên suốt toàn bộ tác phẩm, là điểm tựa cảm xúc, là hình tượng trung tâm của tác phẩm, Đồng thời qua hình tượng này tư tưởng chủ đề của văn bản được thể hiện một cách sâu sắc nhất

Hình ảnh bếp lửa hiện lên trong bài thơ vô cùng giản dị, là hình ảnh quen thuộc của bất cứ gia đình nào trước đây:

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Điệp từ “một bếp lửa” được lặp lại hai lần ở đầu mỗi câu thơ, trở thành điệp khúc da diết, gợi nhắc, gợi nhớ cho người cháu về hình ảnh người bà Bà mỗi buổi sớm mai lại tảo tần, thức khuya dậy sớm nhóm lửa nuôi cháu khôn lớn Từ láy chờn vờn gợi lên hình ảnh ngọn lửa cháy bập bùng trong buổi sớm tinh mơ, và đâu đó ta còn thấy sự lung linh huyền ảo, gợi về miền kí ức đẹp đẽ khi có bà ở bên Bằng đôi bàn tay tảo tần, khéo léo bà đã chắt chiu, chi chút nuôi cháu khôn lớn Bếp lửa ấy “ấp iu” biết bao tình yêu thương bà dành cho cháu, bởi vậy, nhớ về bà cháu không khỏi bồi hồi, xúc động và yêu

thương: “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa” Nhưng không chỉ có vậy, hình ảnh bếp lửa còn gợi nhắc

cháu nhớ về biết bao kỉ niệm thân thương của tuổi thơ nhọc nhằn, gian khổ, nhưng đầy tình yêu thương Đó là khói bếp hun nhèm mắt cháu trong những năm bốn lăm, hai vạn đồng bào ta chết đói Nhưng bà vẫn tảo tần, vượt qua mọi giông tố, khó khăn, để đưa cháu cùng bà thoát khỏi thời kì đen lối khủng khiếp ấy Đó còn là kỉ niệm về hình ảnh người bà chắt chịu, lui cụi nhóm lên những ngọn lửa ấm

áp để nuôi cháu khôn lớn Bà thay cha, thay mẹ không chỉ trao cho cháu tinh yêu thương mà còn dạy cháu cách ăn nói, cách để làm người:

Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe

Trang 2

Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học

Tám năm sống cùng bà là tám năm cháu được sống trong sự đùm bọc, chở che Công ơn lớn lao của

bà có lẽ cả cuộc đời này cháu cũng không thể đền đáp hết Nghĩ về bà, nghĩ về sự hi sinh thầm lặng

cháu lại càng cảm phục và thương bà hơn: “Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc” Bà chính là chỗ

dựa tinh thần, chăm chút, đùm bọc cháu Cùng với đó là sự xuất hiện của tiếng chim tu hú mỗi khi hè về lại càng giục giã, khắc khoải những kỉ niệm tuổi thơ Bằng ngôn từ vô cùng dung dị, nhưng thấm đẫm cảm xúc, Bằng Việt đã cho người đọc thấy hình ảnh của một người bà tảo tần, đầy tình yêu thương, bà chính là cha mẹ trong những năm kháng chiến gian khổ

Bên cạnh đó, bếp lửa còn là biểu tượng khi gắn với hình ảnh người bà – người giữ lửa và truyền lửa:

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi

Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ

Điệp từ nhóm được lặp lại ở đầu mỗi câu thơ, là sự kết hợp hài hòa nghĩa thực và nghĩa ẩn dụ, tạo nên giá trị biểu tượng sâu sắc cho hình ảnh Bà không chỉ nhóm lên bếp lửa ấp iu nồng đượm với tình yêu thương cháu vô hạn, mà còn nhóm lên tình yêu thương, dạy cháu biết san sẻ, chia sẻ trong cuộc sống, với những người hàng xóm của chính mình Và hơn hết bà còn nhóm lên trong cháu niềm tin và

mơ ước vào tương lai Bếp lửa là biểu tượng của tình bà ấm áp, là bàn tay khéo kéo, chăm chút, bếp lửa con gắn với những khó khăn, gian khổ trong cuộc đời bà Bởi vậy, mà ông cảm nhận được đầy đủ

nhất sự thiêng liêng của bếp lửu bình dị: “Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa” Ông đã nhận ra rằng, bếp

lửa không chỉ được nhóm lên bằng củi bằng rơm, mà còn được nhen lên từ chính ngọn lửa tình yêu thương, niềm tin bất diệt trong lòng bà Bởi vậy, đi từ hình ảnh bếp lửa cụ thể, tác giả đã đi đến hình ảnh ngọn lửa mang tính khái quát:

Rồi sớm rồi chiều bếp lửa bà nhen

Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng

Bà không chỉ là người nhóm lửa mà còn là người giữ và truyền lửa cho thế hệ tương lai Bà truyền cho cháu niềm tin, sự mạnh mẽ để cháu vững bước trên đường đời chông gai Bếp lửa và ngọn lửa chính là hành trang và điểm tựa vững chắc của cháu mỗi khi rời xa quê hương

Trang 3

Không chỉ là biểu tượng cho tình bà ấm nóng, bếp lửa con là tấm lòng của đứa cháu xa quê, luôn hướng về bà với lòng kính yêu, biết ơn vô hạn Người cháu khi xa quê hương càng hiểu về vẻ đẹp của

bà, về truyền thống đạo lí đẹp đẽ của dân tộc: “Uống nước nhờ nguồn”

Hình ảnh bếp lửa là một biểu tượng độc đáo Nó được xây dựng trên cơ sở của sự kết hợp giữa hình ảnh thực và hình ảnh tượng trưng Qua đó gửi gắm những thông điệp sâu sắc của tác giả về người bà tảo tần, người giữ lửa truyền lửa cho thế hệ sau; là tấm lòng tri ân sâu sắc tiếp nối truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta

Xem thêm các phần Dàn ý và văn mẫu lớp 9 hay khác:

(cô) giáo cũ

Phân tích "Hoàng Lê nhất thống chí" (Bài 2)

Giáo sư Đặng Thanh Lê có viết: "Nguyễn Du có biệt tài vận dụng các biện pháp tu từ của văn học dân tộc, đặc biệt là ẩn dụ" Hãy phân tích một số câu, một số đoạn trong truyện Kiều để làm sáng tỏ nhận xét trên

Phân tích 8 câu cuối trong đoạn "Kiều ở lầu Ngưng Bích"

Phân tích bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu (Bài 3)

Phân tích "Bài thơ về Tiểu đội xe không kính" (Bài 1)

Phân tích bài "Đoàn thuyền đánh cá" (3 Bài)

Phân tích hình ảnh bếp lửa trong bài thơ "Bếp lửa"

Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện "Làng" (2 Bài)

Phân tích truyện "Lặng lẽ Sa Pa" (2 bài)

Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện "Lặng lẽ Sa Pa" (Bài 4)

Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện "Lặng lẽ Sa Pa" (Bài 4)

Phân tích nhân vật ông Sáu trong truyện "Chiếc lược ngà"

Mục lục Văn mẫu | Văn hay 9 theo từng phần:

Trang 4

Mục lục Văn thuyết minh

Ngày đăng: 10/01/2019, 17:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w