1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Phan tích một đoạn trong bài thơ bếp lửa của bằng việt

2 937 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 42,5 KB

Nội dung

Phan tích một đoạn trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt November 12, 2014 - Chuyên mục: Văn mẫu THCS - Tác giả: Thu Huyền Đề bài: Bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt có đoạn: “Tám năm ròng ch

Trang 1

Phan tích một đoạn trong bài thơ Bếp lửa của

Bằng Việt

November 12, 2014 - Chuyên mục: Văn mẫu THCS - Tác giả: Thu Huyền

Đề bài: Bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt có đoạn:

“Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa,

…Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa ?”…

Hãy phân tích đoạn thơ trên.

Bằng Việt là nhà thơ trẻ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ Anh làm thơ từ thời còn là học sinh, sinh viên Bài thơ “Bếp lửa” viết năm 1963, khi anh đang học đại học ở nước ngoài Đây là bài thơ tiêu biểu nhất của anh – một hồn thơ tài hoa và nồng hậu nghĩa tình Bài thơ có đoạn:

“Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa …

Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?”

Đoạn thơ đầy xúc động nhắc lại những ki niệm êm đềm, sâu sắc một thời gian khổ “tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa” Ngọn lửa ấy được nhóm lên bằng bàn tay của hai bà cháu, vì cuộc sống cơm áo cực nhọc đời thường Ngọn lửa ấy, bếp lửa ấy là của tình yêu thương “ấp iu nồng đượm” mà bà đã sưởi ấm tâm hồn đứa cháu ngây thơ từ những ngày xửa ngày xưa, khi cháu vừa “lên bốn tuổi”“ Tiếng kêu tha thiết của chim tu hú trên những cánh đồng xa những gợi nhớ gợi thương, làm nhà thơ bồi hồi sống lại những kỷ niệm sâu sắc thời thơ bé, bâng khuâng nhớ lại những chuyện kể của bà “Tám năm ròng”… – một thời gian khổ đã qua, nhưng cháu làm sao quên được? Cháu hồi tưởng, cháu hỏi bà hay tự hỏi mình?

… “Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà

Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế

Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!”

Hình ảnh ngọn lửa và âm thanh tiếng kêu chim tu hú có một sức mạnh biểu cảm vang xa, tạo nên những liên tưởng nghĩa tình thấm thía

Trang 2

Hình ảnh “Bếp lửa” gắn liền với mái nhà êm ấm, cũng như âm thanh của tiếng chim tu hú gắn liền với

cánh đồng

Sáu câu thơ tiếp theo với những chi tiết cụ thể và cảm động, Bằng Việt đã vẽ lên hình ảnh của bà, người bà đáng kính đáng yêu, suốt những năm dài khó nhọc đã chăm sóc, dạy dỗ cháu nên người:

“Mẹ cùng cha bận công tác không về

Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe

Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học ”

Câu thơ gồm hai vế tiểu đối cân xứng, nhịp thơ êm ái hài hòa Từ “bà”, từ “cháu” được nhắc lại nhiều lần “Cháu ở cùng bà… bà bảo… bà dạy… bà chăm cháu học”, âm điệu quấn quýt như sự gắn bó giữa hai tâm hồn bà – cháu trong tình yêu thương Cháu lớn khôn, trưởng thành trong đôi bàn tay nâng niu, trong tấm lòng yêu thương vô hạn của bà Bà đã thức khuya dậy sớm “nhóm lửa”'làm cho tâm hồn thơ

bé của cháu sống trong cảnh xa mẹ cha trở nên ấm áp Ngọn lửa mà bà đã nhóm lên từ “bếp lửa” ấy đã sưởi ấm và soi sáng cuộc đời đi lên phía trước của cháu

Mang nặng công ơn của bà, trong đáy tâm hồn cháu – nhà thơ – hình ảnh của bà hiện lên, chẳng bao giờ mờ phai Tiếng kêu của con chim tu hú với hình ảnh của ba kết hợp hài hòa, được diễn tả dưới hình thức nghệ thuật cảm thán và câu hỏi tu từ đã khắc sâu nỗi nhớ thương da diết, một nỗi bồn chồn trong tâm tưởng và ký ức:

“Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà,

Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa.”

Âm điệu của vẫn thơ nhẹ nhàng, tha thiết, sâu lắng gợi lên những rung cảm man mác, bâng khuâng Tiếng chim tu hú như vọng vào năm tháng, bồi hồi…

Hình ảnh “Bếp lửa” gắn liền với mái nhà êm ấm, cũng như âm thanh của tiếng chim tu hú gắn liền với cánh đồng Bằng Việt đã khéo lựa chọn hai hình ảnh ấy để nói lên lòng kính yêu, sự thương nhớ và biết

ơn bà, với tình yêu quê hương Bếp lửa và tiếng chim trở thành biểu tượng mang vẻ đẹp nhân văn của một tình quê nồng hậu, về kỷ niệm tuổi thơ ngọt ngào

Mỗi chúng ta, ai mà chẳng lưu giữ trong tỉm mình những âm thanh, cảnh sắc quê nhà, những kỷ niệm cảm động, mái tóc bạc phơ, đôi mắt hiền từ của ông bà, người đã sinh ra cha mẹ ta? Bài thơ của Bằng Việt chẳng khác nào lời ru của mẹ, chuyện kể của bà… từ nhũng năm tháng tuổi thơ vọng về Những tình cảm đẹp ấy được diễn tả rất thơ…

Read more: http://taplamvan.edu.vn/phan-tich-mot-doan-trong-bai-tho-bep-lua-cua-bang-viet/#ixzz3mXsDf1uv

Ngày đăng: 23/09/2015, 15:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w