1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ 5 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON

31 700 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 6,2 MB

Nội dung

Do đó, việc đưa giáo dục bảo vệ môi trường vào các hoạt độnggiáo dục hàng ngày của trẻ sẽ giúp cho trẻ có thái độ và hành vi tích cực đối với môitrường, biết yêu quý và tầm quan trọng gi

Trang 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON

Cùng chung tay bảo vệ môi trường

A ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn đề tài

Hiện nay môi trường trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đang bị hủyhoại nghiêm trọng, gây nên sự mất cân bằng sinh thái, cạn kiệt các nguồn tài nguyên,ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của con người Mỗi năm trên thế giới có hơn 23vạn người chết vì các loại bệnh tật do nguồn nước, không khí bị ô nhiễm và môi trườngmất vệ sinh gây ra Một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng trên là do

sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người Vì vậy, hiểu biết về môi trường và giáodục bảo vệ môi trường trở thành một vấn đề cấp bách, có tính chiến lược toàn cầu và làvấn đề mang tính xã hội sâu sắc Ngày nay giáo dục bảo vệ môi trường đã trở thành mộtnhiệm vụ quan trọng đưa vào thực hiện ở trường mầm non

Trang 2

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, tạo nềntảng cơ sở ban đầu hết sức quan trọng cho việc giáo dục trẻ em trở thành người có íchcho xã hội Ở lứa tuổi đang phát triển và định hình về nhân cách, trẻ mầm non để tiếpthu những giá trị mới Do đó, việc đưa giáo dục bảo vệ môi trường vào các hoạt độnggiáo dục hàng ngày của trẻ sẽ giúp cho trẻ có thái độ và hành vi tích cực đối với môitrường, biết yêu quý và tầm quan trọng giá trị của cuộc sống thân thiện với môi trườngngay từ nhỏ Muốn đạt được mục đích đó trước hết bản thân mình là một giáo viên hiểu

rõ thực trạng của môi trường hiện nay nhằm bồi dưỡng kiến thức nâng cao hơn nữa vềhiệu quả của giáo dục bảo vệ môi trường

Chúng ta cũng biết cơ thể trẻ còn rất non yếu, rất dễ bị các yếu tố về môi trườngtác động làm ảnh hưởng tới sức khoẻ và sự phát triển trí tuệ của trẻ Vì vậy, trẻ em cầnphải được sống trong một môi trường thật sự an toàn, không bị ô nhiễm Muốn làm đượcđiều đó thì trước hết chúng ta phải xây dựng cho trẻ tự ý thức bảo vệ môi trường trongđời sống hàng ngày của trẻ Vệ sinh và bảo vệ môi trường đang là nhiệm vụ sống còncủa mỗi chúng ta không phải riêng một ai , không phân biệt lớn, nhỏ Đây là một nhiệm

vụ hết sức quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ và càng được quan tâm ngay từ tuổi

ấu thơ nhằm hình thành cho trẻ kỷ năng, thói quen tốt về vệ sinh môi trường

Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp Mẫu giáo 5 - 6 tuổi, Tôi luôn xem công tác giáo dụcbảo vệ môi trường là một trong những công tác quan trọng không thể thiếu được trong chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ ở bậc học Mầm non

Chính vì thế mà tôi mạnh dạn chọn đề tài “ Một số biện pháp Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ cho trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm non” để làm sáng kiến kinh

nghiệm, từ đó sẽ giúp cho trẻ tự ý thức được về bảo vệ môi trường sống của mình mộtcách lành mạnh, đảm bảo cho trẻ có một sức khoẻ tốt phát triển một cách toàn diện hơn

2 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.

- Một số giải pháp chỉ đạo giáo viên giáo dục trẻ bảo vệ môi trường trong trườngmầm non

- Phụ huynh và học sinh lớp mẫu giáo 5 tuôi B trong nhà trường, nơi tôi đang côngtác

- Tài liệu chuyên đề về nội dung “Ứng phó với biến đổi khí hậu”

3 Mục tiêu nghiên cứu.

Trang 3

- Với đề tài này tôi nghiên cứu nhằm tìm hiểu thực trạng của môi trường hiện nay(do những nguyên nhân nào)

- Vận dụng những kiến thức và kỹ năng vào giáo dục trẻ giữ gìn, bảo tồn, sử dụngmôi trường đảm bảo bền vững cho cả thế hệ hiện tại và tương lai trong hoạt động chămsóc giáo dục

- Giúp cho trẻ lĩnh hội được các kiến thức, kỹ năng về bảo vệ môi trường

- Tìm ra một số giải pháp nhằm “ giáo dục ý thức bảo vệ môi trường” cung cấp kiếnthức về môi trường cho trẻ:

- Cung cấp cho trẻ kiến thức về mối quan hệ giữa môi trường sống và con người từ

đó hình thành thái độ đúng đắn cho trẻ trước các vần đề về môi trường

- Từ đó có thái độ đúng đắn với những hành vi trước môi trường Có thái độ khôngchấp nhận tới những người làm môi trường bẩn, chặt cây bừa bãi, khai thác rừng, độngvật không đúng cách

4 Giả thiết nghiên cứu

Nếu các giải pháp mà tôi đưa ra giúp trẻ có ý thức bảo vệ môi trường được áp dụnghiệu quả thì trẻ sẽ biết được cách sống tích cực gần gũi hơn với môi trường nhằm, thuhút sự chú ý của trẻ Tôi tin chắc rằng các thế hệ trẻ mai này sẽ có được ý thức bảo vệmôi trường tốt hơn và thân thiện với môi trường hơn

5 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp nghiên cứu (Phân tích, tổng hợp tài liệu qua internet, nghiên cứu quasách vở có liên quan đến đề tài…)

- Phương pháp thực hành trải nghiệm

- Phương pháp trò chuyện

- Phương pháp trực quan minh họa

- Phương pháp dùng tình cảm khích lệ

- Phương pháp quan sát

6 Dự báo đóng góp của đề tài.

- Việc áp dụng lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường giúp cho giáo viên thực hiệnđược các nội dung giáo dục một cách nhạy bén, linh hoạt, không trùng lặp, không gâyquá tải, tận dụng nguồn nguyên vật liệu phế thải có sẵn để biến những dụng cụ dạy và

Trang 4

học đơn giản nhưng mang tính khoa học và sáng tạo để trẻ thực hành và trải nghiệm mộtcách thoải mái.

- Kết hợp cùng phụ huynh tham gia nhiều phong trào xây dựng môi trường trongsạch, tham gia đóng góp phế liệu làm đồ dùng đồ chơi, phụ huynh hiểu được ý nghĩa củaviệc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ

- Tạo cho trẻ thói quen nề nếp, sự hứng thú, sáng tạo, linh hoạt cho trẻ vào các tiếthọc

Mục đích của giáo dục bảo vệ môi trường là nhằm vận dụng những kiến thức và kỹnăng phát triển ở trẻ, những hiểu biết sơ đẳng về môi trường vào giữ gìn, bảo tồn, sửdụng môi trường đảm bảo bền vững cho cả thế hệ hiện tại và tương lai

Vai trò của giáo dục bảo vệ môi tường cho trẻ mầm non rất quan trọng có ý nghĩa

vô cùng to lớn, góp phần đặt nền móng ban đầu cho việc hình thành nhân cách conngười mới Vì vậy tôi thấy cần được khuyến khích kịp thời tạo điều kiện thuận lợi chotrẻ tham gia vào các hoạt động như: quan sát, tìm hiểu, khám phá môi trường đáp ứngđược tính tò mò, kích thích nhu cầu tìm tòi hiểu biết của trẻ Qua đó giúp trẻ hiểu biết

về môi trường, rèn luyện kỹ năng giữ gìn bảo vệ môi trường, có thái độ hành vi thânthiện, gần gủi, yêu quý, tôn trọng với môi trường, mong muốn được tham gia cải thiệnmôi trường, quan tâm đến những vấn đề về môi trường

Vì vậy muốn giáo dục tốt bảo vệ môi trường cho trẻ trong trường mầm non chúng

ta phải trang bị kiến thức cho cả một thế hệ tương lai, đó là những hành trang theo các

em suốt cuộc đời Chính đó là ước mơ, là hành động cụ thể để giúp cho môi trường củachúng ta luôn xanh, sạch, đẹp

1.2 Cơ sở thực tiễn.

` Ngày nay tài nguyên thiên nhiên ngày càng bị suy thoái, muốn bảo vệ môi trườngmỗi chúng ta cần có nhận thức đúng đắn và biết cách bảo vệ chúng Khi những vấn đềtrên chưa trở thành bức xúc trong chúng ta tồn tại một số suy nghĩ chưa đúng đắn về vấn

Trang 5

đề này Con người cho rằng khoa học kỹ thuật phát triển mà việc ứng dụng khoa học kỹthuật vào đời sống sản xuất, con người chỉ nghĩ đến sự tiện lợi đến năng suất, chất lượngsản phẩm mà ít nghĩ đến ảnh hưởng của nó tới môi trường sống như: Khói bụi nhà máy

xả ra gây ô nhiễm không khí, chất độc từ phân bón, thuốc trừ sâu trong sản xuất nôngnghiệp, công nghiệp làm ô nhiễm nguồn nước sạch, ô nhiễm không khí, tiêu diệt cácsinh vật Con người tỏ thái độ lơ là, thiếu quan tâm cho dù môi trường ô nhiễm coi đó làviệc của xã hội, của người khác Vì vậy càng có những hành vi ứng xử thật đúng đắn vớimôi trường và tài nguyên thiên nhiên nếu không xử lý những vấn đề trên sẽ ảnh hưởngđến cuộc sống con người trong hiện tại và tương lai Cần cho trẻ biết môi trương nơi trẻđang sống, hạn chế thải rác bừa bãi ra môi trường làm ảnh hưởng đến nguồn nước, để trẻbiết bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, hiểu được một cách đầy đủ về sự tác động củacon người với môi trường

Là giáo viên đứng lớp tôi luôn chú tâm đến việc chăm sóc giáo dục trẻ, trang trílớp phù hợp với chủ đề, tạo môi trường lớp học gần gũi hấp dẫn trẻ Cô và trò luôn quantâm đến vấn đề vệ sinh môi trường, vệ sinh cơ thể và có trách nhiệm trong việc bảo vệmôi trường

Với đặc điểm tình hình như vậy khi thực hiện đề tài này tôi thấy có một số thuận lợi vàkhó khăn như sau:

2 Đánh giá thực trạng

2.1 Thuận lợi.

Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường, Chính quyền địa phương, phụhuynh và nhân dân trong toàn xã

Cơ sở vật chất khang trang đầy đủ đảm bảo yêu cầu chăm sóc giáo dục trẻ, có bếp

ăn một chiều, có nhà vệ sinh khép kín, có đủ nước sạch phục vụ cho cô và trẻ sinh hoạthàng ngày

Môi trường lớp học có khuôn viên diện tích khá rộng, thoáng mát, có nhiều câyxanh, trang thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các hoạt động của cô và trẻ.Môi trường học tập trong và ngoài lớp được giáo viên thiết kế và trang trí đẹp, thânthiện, có khuôn viên bờ rào, có sân chơi, thuận tiện cho trẻ hoạt động

Trường học nằm trung tâm trên địa bàn của xã tiện lợi cho việc đi lại của trẻ Làtrường được nhiều thành tích trong những năm qua, giáo viên nhiệt tình, yêu nghề mếntrẻ Bản thân tâm huyết với nghề, luôn chịu khó tìm tòi học hỏi ở nhiều bạn bè, đồngnghiệp, các trường bạn, qua các cuộc tham quan, chuyên đề để đúc rút kinh nghiệmmục đích là chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt nội dung giáo dục bảo vệ môi trường đưa vàotrải nghiệm cho trẻ Bên cạnh thuận lợi trường cũng gặp không ít khó khăn

2.2 Khó khăn.

Bên cạnh những thuận lợi cơ bản tại điểm trường tôi còn có một số khó khăn sau:

Trang 6

- Kinh phí đầu tư để thực hiện giáo dục bảo vệ môi trường còn hạn hẹp nên chưaxây dựng được môi trường thân thiện xanh, sạch, đẹp mang tính lâu dài.

- Môi trường cho trẻ hoạt động trải nghiệm còn hạn chế, điều kiện đi tham quantìm hiểu hay làm các thí nghiệm, thử nghiệm đơn giản chưa nhiều

- Đời sống của người dân phần lớn là nông thôn khó khăn nên một số phụ huynhchưa thật sự quan tâm đến việc học tập của con em mình, thiếu kiến thức về giáo dục kĩnăng sống cho trẻ, chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục ý thức bảo vệmôi trường, vứt rác bừa bãi, chưa tham gia các hoạt động vệ sinh môi trường của thônxóm

- Việc tích hợp lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào các hoạt động chưa phùhợp, chưa lôgic, còn cứng nhắc, rập khuôn, chưa giáo dục trẻ cách thường xuyên

2.3 Khảo sát trước khi thực hiện đề tài.

STT Nội dung tiêu chí khảo sát Tổng số Số trẻ Đạt Tỷ lệ %

2 Biết giữ gìn trật tự vệ sinh

công cộng, vệ sinh trường

Trang 7

Phụ huynh còn lơ là với việc giữ gìn môi trường xung quanh, do mãi lo tới kinh tếgia đình nên ít quan tâm tới con em mình, tôi nhìn thấy nhiều phụ huynh do vội vàngđưa con đi học nên nhiều khi đưa xe máy lấm hết bụi đường, nổ máy phóng thẳng vàosân trường tới cửa lớp, xé vội gói bim bim hay hộp sữa cho con và vứt ngay tại sântrường mặc cho bao ánh mắt trẻ đang nhìn vào.

Để đánh giá được ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi tôi xin đưa ra các biệnpháp như sau:

3 Những biện pháp đã thực hiện:

3.1 Lập kế hoạch khảo sát trẻ:

Ngay từ đầu năm học, tôi luôn quan tâm tìm hiểu đến đặc điểm tâm sinh lý củatừng trẻ cũng như khả năng chú ý, tiếp thu kiến thức của trẻ trong mọi hoạt động mà đặcbiệt là lĩnh vực phát triển nhận thức

Để nắm được khả năng nhận thức về bảo vệ môi trường của trẻ tôi dùng biện phápkhảo sát trẻ để xây dựng kế hoạch lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường cho phù hợpvới khả năng nhận thức để phát huy, tính tích cực cho trẻ

Qua kết quả khảo sát tôi nhận thấy rằng kiến thức của trẻ trong việc bảo vệ môitrường còn chưa đồng đều, còn nhiều hạn chế Tôi luôn suy nghĩ và trăn trở xem mìnhphải làm gì và làm thế nào để nâng cao kết quả giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ, đồngthời nhắc nhở phụ huynh, đánh thức ở họ ý thức bảo vệ môi trường, hãy sống cho mình

và cả tương lai của con em mình sau này

3.2 Tích hợp các nội dung hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường theo chủ đề.

- Để thực hiện có hiệu quả trong việc lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môitrường vào các chủ đề tôi cụ thể như sau:

+ Muốn đạt hiệu quả tốt trong công tác giáo dục trước hết giáo viên Cần lựa chọnvấn đề giáo dục bảo vệ môi trường thích hợp với thực tế

+ Xác định mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường cụ thể vừa sức với trẻ

+ Xác định nội dung giáo dục bảo vệ môi trường mang tính thiết thực với trẻ

* Chủ đề “Trường mầm non” Ngoài việc cung cấp cho trẻ kiến thức về chủ đề,

tôi còn giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch sẽ, không hái hoa bẻ cànhcây xung quanh trường lớp, sắp xếp đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp, vứt rác đúng nơi quyđịnh, không khạc nhổ bừa bãi, có ý thức tiết kiệm nước trong sinh hoạt:

Trang 8

Về con người và môi trường

- Cần dạy trẻ hiểu, môi trường trường mầm non bao gồm:

+ Các phòng nhóm, sân, vườn, cống, rãnh

+ Các đồ dùng, đồ chơi của lớp, của cá nhân cô và trẻ

+ Con người: có các cô giáo, cô nhân viên và các bạn

- Phân biệt môi trường sạch, môi trường bẩn ở trường mầm non và gia đình:

Môi trường sạch : Là luôn ngăn nắp, sạch sẽ, đủ ánh sáng, không có khói bụi,mùi hôi, tiếng ồn, có nhiều cây xanh

Trẻ chăm sóc bồn hoa, cây cảnh và môi trường sạch

Môi trường bẩn Các đồ dùng sắp xếp không ngăn nắp, bụi bẩn, môi trường bị ônhiểm bởi: rác, nước thải sinh hoạt của con người, các hóa chất, phân người và phânđộng vật

Môi trường bẩn

*Ví dụ: Cho trẻ quan sát thực tế hoặc qua tranh vẽ, hình ảnh và đàm thoại về môi trườngsạch và môi trường bẩn khác nhau như thế nào?

Trang 9

Vẽ hoặc tô màu bức tranh thể hiện gia đình có môi trường sạch và gia đình cómôi trường bẩn.

Hoặc giáo viên tạo tình huống có vấn đề: Giáo viên đến lớp sớm để các đồ dùngtrong lớp bề bộn, làm cho lớp bẩn có nhiều giấy vụn vất lung tung, khi trẻ đến lớp cô hỏitrẻ về môi trường của lớp ta hôm nay như thế nào? Từ những câu hỏi đó giúp trẻ hiểuđược ngay đó là môi trường bẩn

- Xây dựng môi trường bằng hành vi phù hợp:

Giáo viên thường xuyên quét dọn rác, mạng nhện sạch sẽ, giáo dục trẻ vứt rácđúng nơi quy định, không khạc nhổ lung tung làm mất vệ sinh, lau chùi đồ dùng đồ chơi,xắp xếp các đồ dùng ngăn nắp, biết bảo vệ giữ gìn đồ dùng cá nhân, đồ dùng gia đình vàtrường, lớp mầm non

Về nhu cầu sống của con người

- Dạy trẻ biết quý trọng và giữ gìn đồ dùng, đồ chơi và quần áo sạch để được lâubền, có ý thức tiết kiệm nước trong sinh hoạt hàng ngày như: đánh răng, rửa mặt khôngcho vòi nước chảy liên tục, thấy vòi chảy ra biết khóa vòi lại để tiết kiệm nước

Trẻ biết sưu tầm các vật liệu đã qua sử dụng, các vật liệu thiên nhiên để làm đồdùng đồ chơi qua môi trường tạo hình

Biết phân các loại rác thải ở gia đình và trường mầm non đó là: rác thải hửu cơ vàrác thải vô cơ, biết thức ăn thừa dùng để chăn nuôi, các loại chai lọ hộp giấy, vải vụn đểtái chế hoặc làm đồ chơi hay để bán

Biết một số cách phòng tránh khi môi trường bị ô nhiểm

Dạy trẻ trước khi ăn phải rửa tay, ăn chín uống sôi, không ăn các loại thức ăn ôithiu, không uống nước ngọt pha màu, không cho trẻ chơi các thứ đồ chơi độc hại( nhưhóa chất, đồ chơi dễ vỡ, sắc nhọn )

Trò chuyện với trẻ về tác hại của môi trường ô nhiểm, nếu không biết cách phòngtránh thì sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của con người

* Chủ đề “ Bản thân” Mục đích là giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ

sinh môi trường đối với sức khỏe con người Trẻ có hành vi và thói quen tốt trong ănuống: biết rửa tay trước khi ăn, sau ăn, sau khi đi vệ sinh, khi ăn biết mời cô, mời bạn,không ăn quà vặt ngoài đường, biết ký hiệu thông thường như: nhà vệ sinh nam, nữ,thùng đựng rác, biết tránh xa 1 số vật dụng sắc nhọn nguy hiểm đối với bản thân: Dao,kéo, ổ cắm điện, ao, hồ…

Trang 10

Ví dụ: Tiết hoạt động âm nhạc tôi dạy trẻ hát bài “Cùng nhau bảo vệ môi trường”

nhạc và lời nước ngoài, tôi đàm thoại cùng trẻ về nội dung bài hát đó như: Trong bài hátnhắn nhủ các con phải làm gì trước khi vứt rác ?( phân loại rác)…

Trẻ bỏ rác đúng quy định

quanh nhà của trẻ, nhận biết được môi trường sạch và môi trường bẩn trong gia đình.Biết quý trọng giữ gìn đồ dung, cất đồ dùng đúng chỗ Chẳng hạn như tiết dạy khám phákhoa học “đồ dùng sử dụng bằng điện trong gia đình bé” Trẻ biết một số đồ dùng nhưquạt điện, bong đèn điện thắp sáng, tivi, tủ lạnh… Bản thân giáo dục trẻ những kỹ năng

sử dụng đồ dùng khi cần thiết, dạy trẻ biết lúc nào thì tắt tivi, tắt quạt… đưa các tìnhhuống nhằm lồng ghép nội dung “sử dụng năng lượng tiết kiệm có hiệu quả”

lồng ghép vào trọng tâm của hoạt động, đa số giáo dục bảo vệ môi trường vào phần cũng

cố và giáo dục trẻ, nhằm để khắc sâu cho trẻ những thói quen, hành vi tốt, để cho trẻ biếtđược nội dung giáo dục môi trường trong bài học này là giáo dục cái gì? Trẻ phải thựchiện như thế nào? Những việc gì nên làm và việc gì không nên làm Để hoạt động đạtkết quả cao thì giáo viên phải dùng các phương pháp khác nhau kích thích trẻ tham giahoạt động và ghi nhớ nội dung lâu hơn, cô có thể dùng lời nói để trò chuyện với trẻ

Trang 11

Thông qua hoạt động khám phá khoa học là một trong những phương tiện có hiệu quảnhất để hình thành cho các cháu bước đầu có hành vi, thái độ ứng xử phù hợp với môitrường Bởi khám phá khoa học, khám phá môi trường xung quanh chính là khám phácuộc sống, đồ vật, con vật, con người với những tình cảm, suy nghỉ, hành động củachính trẻ Chính vì thế, thông qua hoạt động này trẻ có rất nhiều cơ hội để trẻ có thểcùng nhau đàm phán, chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm cho nhau để cùng thực hiện côngviệc chung bảo vệ môi trường.

* Chủ đề “thế giới thực vật” giáo dục trẻ biết qua trình phát triển của cây, lợi ích

của cây xanh với môi trường sống và biết nếu chặt phá rừng bừa bãi làm cho môi trường

bị ô nhiễm, thiên tai xảy ra nhiều và nghiêm trọng ảnh hưởng tới đời sống con người

Ví dụ: Chủ đề con “cây xanh quanh bé” tôi đã dùng biện pháp như sau: Tôi cho trẻ

chuẩn bị đồ dùng ở nhà mang đến như vỏ hộp sữa chua, vỏ hộp kem tôi cho trẻ trảinghiệm “Trồng cây vào hộp” muốn có cây phải gieo hạt, trẻ tự tay gieo trồng vào hộp đó

và mục đích của tôi là trẻ được thực hành, tìm hiểu và hàng ngày quan sát, chăm sóc đểtrẻ biết quá trình phát triển của cây

Sản phẩm gieo hạt vào hộp của trẻ

Trang 12

Sưu tầm bài hát, ca dao, câu đố, hò vè về các loài cây để trẻ biết được lợi ích củacây đối với con người Từ đó trẻ có thái độ yêu quý, biết chăm sóc bảo vệ cây xanh Bêncạnh đó tôi mở rộng tìm những video cây thực vật sống trong lòng Đại Dương biển, đảocho trẻ tìm hiểu và cung cấp cho trẻ thấy được môi trường biển đang bị ô nhiễm do khaithác, chặt phá cây trồng ven biển, do khí thải công nghiệp làm cho các loài tảo, rongbiển cạn kiệt

sống dưới nước

phá, có thể gợi ý vì sao phải trồng cây? trồng cây để làm gì? cây có lợi ích gì cho môitrường, cho cuộc sống? Qua hoạt động này trẻ hiểu được cây xanh có tác dụng rất tốtđối với môi trường

Cô cùng trẻ quan sát cây xanh

Trang 13

Qua giờ tạo hình dạy cháu cắt dán, xé dán, vào bài cô có thể trò chuyện, đàm thoại vềtác dụng của hình ảnh con vật, đồ vật, cây cối có trong bức tranh mẫu Khi thực hiện côgiáo dục trẻ phải biết bỏ giấy vụn vào sọt rác và cất đồ dùng đúng nơi

quy định Nhắc nhở trẻ không kéo lê bàn ghế gây ra tiếng ồn bàn ghế nhanh hư hỏng,cần biết giữ gìn bảo vệ đồ dùng và giữ gìn vệ sinh lớp học luôn sạch sẽ, gọn gàng Cứnhư thế, thông qua các tiết học, các hoạt động nếu cô giáo biết lồng ghép tích hợp nộidung giáo dục bảo vệ môi trường phù hợp, nó có ảnh hưởng rất lớn tới viêc giáo dục bảo vệ môi trường cho tất cả các cháu

Giờ hoạt động tạo hình

Môi trường trong dịp tết dễ bị ô nhiểm, do nhiều người đi lại, mua sắm, thămhỏi , rác thải nhiều hơn, xe cộ và người đi lại nhiều hơn, giao thông bị tắc nghẻn, thựcphẩm đa dạng nhiều chủng loại Còn mùa xuân là mùa lễ hội các đình chùa đông người,môi trường đễ bị ô nhiễm Hơn nữa người dân chúng ta thường có tập tục chưa có ý thứcbảo vệ môi trường, mùa xuân đi hái lộc, (bẻ cành cây con, vứt rác bừa bãi) vì thế chúng

ta phải có biện pháp bảo vệ môi trường

Giáo dục cho trẻ ngày tết chúng ta cần phải tiết kiệm: không bỏ phí bánh kẹo, hoaquả và các loại thức ăn khác

Trang 14

Không vứt rác thải bừa bải, không tiểu tiện tùy tiện, không khạc nhổ lung tung,không la hét nói to nơi công cộng.

Không hái lộc đầu xuân bằng việc ngắt lá, bẻ cành

Tham gia tồng cây nhân dịp đầu xuân

* Chủ đề các hiện tượng tự nhiên: Giúp trẻ biết về các hiện tượng tự nhiên như: gió,,

nắng và mặt trời, hạn hán, mưa, bão lũ, sấm chớp, núi lửa, băng tuyết…qua đó trẻ biếtphân biệt đặc điểm của nước, nguồn nước sạch, nước bẩn lợi ích của nước sạch, biết tiếtkiệm nước, tránh xa nguồn nước bẩn gây ốm đau bệnh tật, tác hại của hiện tượng tựnhiên mang lại

* Chủ đề “Phương tiện giao thông” tôi giúp trẻ hiểu được môi trường bị ô nhiễm do

giao thông như khói ô tô các loại, tàu hỏa, xe máy…, tiếng ồn của động cơ, tiếng còi xe,nhiều ô tô, xe máy trên đường gây tắc nghẽn giao thông, các phương tiện chở hàng cồngkềnh cũng gây cản trở, gây tai nạn, trẻ chơi không đúng chỗ cũng làm cản trở giaothông Nắm được những nội dung đó nên tôi đã có những biện pháp như: Cho trẻ xemvideo hình ảnh các phương tiện giao thông gây ô nhiễm môi trường, người đi xe máykhông đội mũ bảo hiểm, ngồi trong ô tô thò đầu ra ngoài, ra đường không đeo khẩutrang Có thể cho trẻ tham gia trò chơi phát triển nhận thức như gạch – nối những hànhđộng đúng sai khi tham gia giao thông, lựa chọn lô tô phương tiện giao thông làm ônhiễm môi trường

Trang 15

Không chấp hành luật an toàn giao thông gây nguy hiểm

* Chủ đề “Quê hương đất nước, Bác Hồ, trường tiểu học” tôi khơi gợi ở trẻ niểm

tự hào về địa danh nơi trẻ sống, tình cảm quan hệ làng xóm, láng giềng, người than, các

di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, ngành nghề truyền thống, trường tiểu học của địa phương Giúp trẻ hiểu được việc cần làm để bảo vệ danh lam thắng cảnh là giữ gìn vệ sinh ở bất cứ nơi đâu, không vứt rác bữa bãi, không hái hoa, bẻ cành…

Trẻ cùng cô chăm sóc vườn hoa

3.3.Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động khác

* Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua hoạt động vui chơi

Ta biết rằng hoạt động vui chơi mang tính tích hợp cao trong việc giáo dục trẻ, thông qua các trò chơi đóng kịch, trò chơi phân vai, trẻ đóng vai và thể hiện các công việc của người làm công tác bảo vệ môi trường như: Trồng cây, chăm sóc cây, nhặt rác xung quanh khu vực của lớp mình, hướng cho trẻ đóng vai bác sĩ phòng khám đa khoa (khám chữa bệnh cho mọi người, chú ý giữ gìn vệ sinh phòng khám, xử lý rác thải y tế ) Rồi cho trẻ đóng vai cảnh sát giao thông đi bắt những người vi phạm lấn chiếm vỉa hè, gây mất trật tự công cộng, đi sai đường, bán hàng rong giáo dục trẻ luật lệ an toàn giao thông và bảo vệ môi trường

Ngày đăng: 10/01/2019, 13:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w