1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

CHỨNG cứ và CHỨNG MINH

5 266 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 18,05 KB

Nội dung

CHỨNG CỨ VÀ CHỨNG MINH 1. Mọi sự vật tồn tại khách quan mà có liên quan đến VAHS thì là chứng cứ. NĐ sai, tại vì: Căn cứ vào Khoản 1Điều 64 BLTTHS: “chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do bộ luật này quy định mà CQĐT, Viện kiểm sát và Tòa án dung làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án”. Như vậy, theo quy định trên thì chứng cứ phải bao gồm tính khách quan, tính liên quan và tính hợp pháp. Nếu một sự vật tồn tại khách quan có liên quan đến vụ án hình sự nhưng không được thu thập theo trình tự, thủ tục luật định (tính hợp pháp) thì không được coi là chứng cứ. 2. Kết quả thu được từ hoạt động nghiệp vụ (trinh sát, đặc tình, sổ đen) là chứng cứ. NĐ sai, tại vì: Căn cứ vào Khoản 1 Điều 64 BLTTHS thì chứng cứ phải có đầy đủ các đặc điểm: phải tồn tại khách quan, có tính liên quan và tính hợp pháp. Đối với kết quả thu được từ hoạt động nghiệp vụ ( trinh sát, đặc tình, sổ đen), đặc điểm của hoạt động nghiệp vụ này là bí mật, lén lút nên không thỏa mãn được tính hợp pháp (được thu thập theo trình tự thủ tục luật định). Do vậy, kết quả thu được tù hoạt động nghiệp vụ ( trinh sát, đặc tình, sổ đen) không được sử dụng làm chứng cứ mà chỉ là căn cứ để định hướng giải quyết vụ án. 3. Tất cả những người THTT đều là những người có nghĩa vụ chứng minh VAHS. NĐ sai, tại vì: Theo quy định tại Khoản 2 Điều 33 BLTTHS những người tiến hành tố tụng gồm có: Thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra, điều tra viên; viện trưởng, phó viện trưởng viện kiểm sát, kiểm sát viên; chánh án, phó chánh án tòa án, thẩm phán, hội thẩm, thư ký tòa án. Nhưng không phải tất cả những người trên đều có nghĩa vụ chứng minh vụ án hình sự, như thư ký tòa án, theo quy định tại Điều 41 BLTTHS về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của thư ký tòa án không quy định về nghĩa vụ chứng minh vụ án hình sự. Và căn cứ vào Điều 66 BLTTHS quy định về việc đánh giá chứng cứ_ một hoạt động quan trọng trong chứng minh vụ án cũng không đề cập đến nghĩa vụ của thư ký tòa án. 4. Kết luận giám định là nguồn chứng cứ có thể thay thế được. NĐ đúng, tại vì: Căn cứ Khoản 2 Điều 73 và Điều 159 BLTTHS thì cơ quan THTT có thể quyết định giám định bổ sung hoặc giám định lại theo thủ tục chung nếu kết luận giám định chưa rõ hoặc chưa đầy đủ. Do đó, kết luận giám định là nguồn chứng cứ có thể thay thế được. 5. Kết luận giám định là chứng cứ trong tố tụng hình sự. NĐ sai, tại vì: Căn cứ Điểm c, Khoản 2, Điều 64 BLTTHS thì kết luận giám định là nguồn dùng để xác định chứng cứ chứ không phải là chứng cứ. Kết luận chỉ được coi là chứng cứ khi: thông tin trong kết luận là có thật, được tiến hành theo trình tự thủ tục theo pháp luật quy định và được cơ quan có thẩm quyền dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án. 6. Lời khai của người bào chữa không phải là nguồn chứng cứ trong TTHS. NĐ đúng, tại vì: Căn cứ Khoản 2 Điều 64 BLTTHS quy định về nguồn của chứng cứ không liệt kê lời khai của người bào chữa. Do vậy, lời khai của người bào chữa không phải là nguồn của chứng cứ trong TTHS. 7. Lời khai của người tham gia tố tụng là nguồn chứng cứ có thể thay thế được. NĐ sai, tại vì: Lời khai của người tham gia tố tụng có thể xem là duy nhất, chính họ là người biết tình tiết sự thật của vụ án do đó không thể lấy lời khai của người này thay thế cho lời khai của người khác. Do đó, lời khai của người tham gia tố tụng là nguồn chứng cứ không thể thay thế được. Và theo quy định của BLTTHS thì chỉ có một nguồn chúng cứ duy nhất có thể thay thế được đó là kết quả giám định. 8. Vật chứng là nguồn chứng cứ không thể thay thế được. NĐ đúng, tại vì: Theo quy định tại Điều 74 BLTTHS thì “vật chứng: là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội; vật mang dấu hiệu tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm cũng như tiền bạc và vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội”. Như vậy, vật chứng chứa đựng sự thật của vụ án do đó không thể thay thế được. 9. Vật chứng chỉ có thể trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp khi vụ án đã được giải quyết xong. NĐ sai, tại vì: Căn cứ theo Khoản 3, Điều 76 BLTTHS thì trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan có thẩm quyền có quyền quyết định trả lại những vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án. Như vậy, vật chứng không chỉ có thể trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp khi vụ án đã được giải quyết xong mà có thể trả lại trong qua trình điều tra, truy tố, xét xử. 10. Thư ký tòa án có quyền chứng minh trong vụ án hình sự. NĐ sai, tại vì: Căn cứ Điều 41 BLTTHS quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của thư ký tòa án không quy định về quyền chứng minh của thư ký trong VAHS và căn cứ vào Điều 66 BLTTHS quy định về đánh giá chứng cứ, một hoạt động quan trọng trong quá trình chứng minh VAHS cũng không quy định về quyền của thư ký tòa án trong hoạt động này. I) Bài tập: BT 1: Thẩm phán chủ tọa phiên tòa tình cờ biết được một số tình tiết của vụ án mà mình đang xét xử. Những tình tiết này không được phản ánh trong hồ sơ vụ án chuyển từ VKS qua. Hỏi: Khi thực hiện hoạt động xét xử, Thẩm phán có được sử dụng những thông tin mà mình biết được để làm chứng cứ kết luận về vụ án không? Tại sao? Trong trường hợp này, khi thực hiện hoạt động xét xử, thẩm phán không được sử dụng những thông tin mà mình biết được để làm chứng cứ kết luận về vụ án. tại vì: Những tình tiết của vụ án mà thẩm phán tình cờ biết được không đảm bảo các thuộc tính của chứng cứ: Thứ nhất là không thỏa mãn tính hợp pháp của chứng cứ, bởi những tình tiết của vụ án mà thẩm phán biết được không được thu thập theo trình tự, thủ tục luật định ( không được phản ánh trong hồ sơ vụ án chuyển từ VKS qua). Thứ hai là không thể xác minh được tính khách quan của những tình tiết này. Do vậy, khi thực hiện hoạt động xét xử, thẩm phán không được sử dụng những thong tin mà mình biết được để làm chứng cứ kết luận về vụ án. BT 2: Trinh sát hình sự trong quá trình phá án đã nắm được một số thông tin về tội phạm. Những thông tin này không được phản ánh trong hồ sơ vụ án. Hỏi: Tòa án có quyền sử dụng các thông tin này bằng cách mời các trinh sát hình sự tham gia với tư cách là người làm chứng không? Tại sao? Trong trường hợp này, căn cứ vào khoản 2 Điều 55 BLTTHS quy định về những người không được làm chứng không liệt kê trinh sát hình sự. Và căn cứ vào Khoản 1 Điều 55 BLTTHS thì trinh sát hình sự nếu biết được những tình tiết liên quan đến vụ án có thể được triệu tập đến làm chứng và nếu các thông tin mà trinh sát nắm được thỏa mãn các dấu hiệu chứng cứ thì tòa án có thể sử dụng những thông tin này làm chững cứ. Tuy nhiên, theo lý luận thì trinh sát là những người chủ động tiến hành thu thập thông tin, nếu họ phát hiện được tình tiết của vụ án thì họ phải có biên bản ghi nhận những thông tin này. Nếu những thông tin mà trinh sát nắm được không được phản ánh trong hồ sơ vụ án thì không thỏa mãn tính hợp pháp của chứng cứ do vậy tòa án không được sử dụng những thông tin này. BT 3: Ông H trình bày với CQĐT là ông được con trai là X kể lại đã nhìn thấy A và B cãi nhau rồi dẫn đến xô xát với nhau, đột nhiên B đấm vào mặt A, A liền rút dao ra. B quay người bỏ chạy liền bị A đâm 1 nhát vào lưng. CQĐT yêu cầu X trình bày, kết quả cung tương tự như lời khai của ông H. Hỏi cung A thì A khai “vì B to khỏe hơn và lại đánh A trước nên A mới dùng dao đâm để tự vệ”. CQĐT tiến hành khám nghiệm hiện trường vụ án và đã thu được 1 con dao, 1 chiếc xe đạp. Kết luận giám định cho biết trên cán dao có dấu vân tay của A và máu trên cán dao thuộc nhóm máu của nạn nhân. Nạn nhân chết do bị đâm. Về chiếc xe đạp, qua quá trình điều tra xác định được đó là xe đạp của A. Hỏi: a) Xác định các loại nguồn chứng cứ? b) Xác định các loại chứng cứ trong các loại nguồn chứng cứ trên? Trả lời: a) Các loại nguồn của chứng cứ: Vật chứng là con dao ở hiện trường vì nó được dung làm công cụ phương tiện phạm tội đồng thời mang những dấu vết của tội phạm như: dấu vân tay, vết máu của nạn nhân. Lời khai của người làm chứng là lời khai của X và ông H Lời khai của bị can A. Kết luận giám định. Ngoài ra, những biên bản trong hoạt động điều tra như: bắt người, khám nghiệm hiện trường, khám xét, khám nghiệm tử thi, đối chất, nhận dạng…cũng được coi là nguồn của chứng cứ. b) Xác định các loại chứng cứ trong các loại nguồn chứng cứ trên. Khoa học pháp luật tố tụng hình sự phân chia chứng cứ thành nhiều loại dựa vào những tiêu chí khác nhau; Xét trong mối quan hệ giữa chứng cứ và đối tượng chứng minh, chứng cứ bao gồm: chứng cứ trực tiếp, chứng cứ gián tiếp Xét trong mối quan hệ giữa chứng cứ với nơi xuất xứ của nó thì bao gồm: chứng cứ gốc và chứng cứ sao chép lại (thuật lại). Trong mối quan hệ giữa chứng cứ với ý nghĩa pháp lý hình sự, chứng cứ được chia thành: chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội. Từ các căn cứ trên, có thể xác định các loại chứng cứ trong các loại nguồn chứng cứ trên bao gồm: Dấu vân tay của A và vết máu của nạn nhân trên con dao mà cơ quan điều tra đã thu thập trên hiện trường: + Là chứng cứ gián tiếp vì từ dấu vân tay và vết máu kết hợp với kết luận giám định, lời khia của người làm chứng cơ quan điều tra mới xác định được A là người phạm tội. + Là chứng cứ gốc vì được thu thập mà không thong qua một khâu trung gian nào. + Là chứng cứ buộc tội vì nó thể hiện rõ việc phạm tội, sự kiện phạm tội và lỗi của A. Những thong tin trong lời khai của X và A: + Là chứng cứ trực tiếp vì cho biết những nguồn tin quan trọng và cơ bản nhất của hành vi phạm tội, phục vụ trực tiếp cho việc làm rõ những yếu tố cấu thành tội phạm. + Là chứng cứ gốc vì được hình thành từ nguyên bản. + Là chứng cứ buộc tội. Những thong tin trong lời khai của ông H. + Là chứng cứ trực tiếp. + Là chứng cứ sao chép ( thuật lại) vì ông H nghe con trai là X kể lại. + Là chứng cứ buộc tội Những thông tin trong kết luận giám định: + Là chứng cứ gián tiếp vì không trực tiếp xác định tội phạm mà phải kết hợp với những yếu tố khác mới xác định được đối tượng chứng minh. + Là chứng cứ gốc. + Là chứng cứ buộc tội. Những thông tin trong biên bản hoạt động ĐT: là chứng cứ gián tiếp, chứng cứ gốc.

Trang 1

CHỨNG CỨ VÀ CHỨNG MINH

1. Mọi sự vật tồn tại khách quan mà có liên quan đến VAHS thì là chứng cứ.

NĐ sai, tại vì:

Căn cứ vào Khoản 1Điều 64 BLTTHS: “chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do bộ luật này quy định mà CQĐT, Viện kiểm sát và Tòa án dung làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án” Như vậy, theo quy định trên thì chứng cứ phải bao gồm tính khách quan, tính liên quan và tính hợp pháp Nếu một sự vật tồn tại khách quan có liên quan đến vụ án hình sự nhưng không được thu thập theo trình tự, thủ tục luật định (tính hợp pháp) thì không được coi là chứng cứ

2. Kết quả thu được từ hoạt động nghiệp vụ (trinh sát, đặc tình, sổ đen) là chứng cứ.

NĐ sai, tại vì:

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 64 BLTTHS thì chứng cứ phải có đầy đủ các đặc điểm: phải tồn tại khách quan, có tính liên quan và tính hợp pháp Đối với kết quả thu được từ hoạt động nghiệp vụ ( trinh sát, đặc tình, sổ đen), đặc điểm của hoạt động nghiệp vụ này

là bí mật, lén lút nên không thỏa mãn được tính hợp pháp (được thu thập theo trình tự thủ tục luật định) Do vậy, kết quả thu được tù hoạt động nghiệp vụ ( trinh sát, đặc tình, sổ đen) không được sử dụng làm chứng cứ mà chỉ là căn cứ để định hướng giải quyết vụ án

3. Tất cả những người THTT đều là những người có nghĩa vụ chứng minh VAHS.

NĐ sai, tại vì:

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 33 BLTTHS những người tiến hành tố tụng gồm có: Thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra, điều tra viên; viện trưởng, phó viện trưởng viện kiểm sát, kiểm sát viên; chánh án, phó chánh án tòa án, thẩm phán, hội thẩm, thư ký tòa án Nhưng không phải tất cả những người trên đều có nghĩa vụ chứng minh vụ án hình sự, như thư ký tòa án, theo quy định tại Điều 41 BLTTHS về nhiệm vụ, quyền hạn

và trách nhiệm của thư ký tòa án không quy định về nghĩa vụ chứng minh vụ án hình sự

Và căn cứ vào Điều 66 BLTTHS quy định về việc đánh giá chứng cứ_ một hoạt động quan trọng trong chứng minh vụ án cũng không đề cập đến nghĩa vụ của thư ký tòa án

4. Kết luận giám định là nguồn chứng cứ có thể thay thế được.

NĐ đúng, tại vì:

Trang 2

Căn cứ Khoản 2 Điều 73 và Điều 159 BLTTHS thì cơ quan THTT có thể quyết định giám định bổ sung hoặc giám định lại theo thủ tục chung nếu kết luận giám định chưa rõ hoặc chưa đầy đủ Do đó, kết luận giám định là nguồn chứng cứ có thể thay thế được

5. Kết luận giám định là chứng cứ trong tố tụng hình sự.

NĐ sai, tại vì:

Căn cứ Điểm c, Khoản 2, Điều 64 BLTTHS thì kết luận giám định là nguồn dùng để xác định chứng cứ chứ không phải là chứng cứ Kết luận chỉ được coi là chứng cứ khi: thông tin trong kết luận là có thật, được tiến hành theo trình tự thủ tục theo pháp luật quy định và được cơ quan có thẩm quyền dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành

vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án

6. Lời khai của người bào chữa không phải là nguồn chứng cứ trong TTHS.

NĐ đúng, tại vì:

Căn cứ Khoản 2 Điều 64 BLTTHS quy định về nguồn của chứng cứ không liệt kê lời khai của người bào chữa Do vậy, lời khai của người bào chữa không phải là nguồn của chứng cứ trong TTHS

7. Lời khai của người tham gia tố tụng là nguồn chứng cứ có thể thay thế được.

NĐ sai, tại vì:

Lời khai của người tham gia tố tụng có thể xem là duy nhất, chính họ là người biết tình tiết sự thật của vụ án do đó không thể lấy lời khai của người này thay thế cho lời khai của người khác Do đó, lời khai của người tham gia tố tụng là nguồn chứng cứ không thể thay thế được Và theo quy định của BLTTHS thì chỉ có một nguồn chúng cứ duy nhất có thể thay thế được đó là kết quả giám định

8. Vật chứng là nguồn chứng cứ không thể thay thế được.

NĐ đúng, tại vì:

Theo quy định tại Điều 74 BLTTHS thì “vật chứng: là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội; vật mang dấu hiệu tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm cũng như tiền bạc và vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội” Như vậy, vật chứng chứa đựng sự thật của vụ án do đó không thể thay thế được

9. Vật chứng chỉ có thể trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp khi

vụ án đã được giải quyết xong.

NĐ sai, tại vì:

Trang 3

Căn cứ theo Khoản 3, Điều 76 BLTTHS thì trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan có thẩm quyền có quyền quyết định trả lại những vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án

Như vậy, vật chứng không chỉ có thể trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp khi vụ án đã được giải quyết xong mà có thể trả lại trong qua trình điều tra, truy tố, xét xử

10 Thư ký tòa án có quyền chứng minh trong vụ án hình sự.

NĐ sai, tại vì:

Căn cứ Điều 41 BLTTHS quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của thư ký tòa án không quy định về quyền chứng minh của thư ký trong VAHS và căn cứ vào Điều

66 BLTTHS quy định về đánh giá chứng cứ, một hoạt động quan trọng trong quá trình chứng minh VAHS cũng không quy định về quyền của thư ký tòa án trong hoạt động này

I) Bài tập:

BT 1: Thẩm phán chủ tọa phiên tòa tình cờ biết được một số tình tiết của vụ án mà

mình đang xét xử Những tình tiết này không được phản ánh trong hồ sơ vụ án chuyển từ VKS qua

Hỏi: Khi thực hiện hoạt động xét xử, Thẩm phán có được sử dụng những thông tin mà

mình biết được để làm chứng cứ kết luận về vụ án không? Tại sao?

dụng những thông tin mà mình biết được để làm chứng cứ kết luận về vụ án tại vì: Những tình tiết của vụ án mà thẩm phán tình cờ biết được không đảm bảo các thuộc tính của chứng cứ:

Thứ nhất là không thỏa mãn tính hợp pháp của chứng cứ, bởi những tình tiết

của vụ án mà thẩm phán biết được không được thu thập theo trình tự, thủ tục luật định ( không được phản ánh trong hồ sơ vụ án chuyển từ VKS qua)

Thứ hai là không thể xác minh được tính khách quan của những tình tiết này.

Do vậy, khi thực hiện hoạt động xét xử, thẩm phán không được sử dụng những thong tin mà mình biết được để làm chứng cứ kết luận về vụ án

BT 2: Trinh sát hình sự trong quá trình phá án đã nắm được một số thông tin về tội

phạm Những thông tin này không được phản ánh trong hồ sơ vụ án

Hỏi: Tòa án có quyền sử dụng các thông tin này bằng cách mời các trinh sát hình sự

tham gia với tư cách là người làm chứng không? Tại sao?

Trong trường hợp này, căn cứ vào khoản 2 Điều 55 BLTTHS quy định về những người không được làm chứng không liệt kê trinh sát hình sự Và căn cứ vào Khoản 1 Điều 55 BLTTHS thì trinh sát hình sự nếu biết được những tình tiết liên quan đến vụ án

có thể được triệu tập đến làm chứng và nếu các thông tin mà trinh sát nắm được thỏa mãn các dấu hiệu chứng cứ thì tòa án có thể sử dụng những thông tin này làm chững cứ Tuy

Trang 4

nhiên, theo lý luận thì trinh sát là những người chủ động tiến hành thu thập thông tin, nếu

họ phát hiện được tình tiết của vụ án thì họ phải có biên bản ghi nhận những thông tin này Nếu những thông tin mà trinh sát nắm được không được phản ánh trong hồ sơ vụ án thì không thỏa mãn tính hợp pháp của chứng cứ do vậy tòa án không được sử dụng những thông tin này

BT 3: Ông H trình bày với CQĐT là ông được con trai là X kể lại đã nhìn thấy A và

B cãi nhau rồi dẫn đến xô xát với nhau, đột nhiên B đấm vào mặt A, A liền rút dao ra B quay người bỏ chạy liền bị A đâm 1 nhát vào lưng

A thì A khai “vì B to khỏe hơn và lại đánh A trước nên A mới dùng dao đâm để tự vệ” CQĐT tiến hành khám nghiệm hiện trường vụ án và đã thu được 1 con dao, 1 chiếc xe đạp Kết luận giám định cho biết trên cán dao có dấu vân tay của A và máu trên cán dao thuộc nhóm máu của nạn nhân Nạn nhân chết do bị đâm Về chiếc xe đạp, qua quá trình điều tra xác định được đó là xe đạp của A

Hỏi:

a) Xác định các loại nguồn chứng cứ?

b) Xác định các loại chứng cứ trong các loại nguồn chứng cứ trên?

Trả lời:

a) Các loại nguồn của chứng cứ:

- Vật chứng là con dao ở hiện trường vì nó được dung làm công cụ phương tiện phạm tội đồng thời mang những dấu vết của tội phạm như: dấu vân tay, vết máu của nạn nhân

- Lời khai của người làm chứng là lời khai của X và ông H

- Lời khai của bị can A

- Kết luận giám định

- Ngoài ra, những biên bản trong hoạt động điều tra như: bắt người, khám nghiệm hiện trường, khám xét, khám nghiệm tử thi, đối chất, nhận dạng…cũng được coi là nguồn của chứng cứ

trên.

Khoa học pháp luật tố tụng hình sự phân chia chứng cứ thành nhiều loại dựa vào những tiêu chí khác nhau;

- Xét trong mối quan hệ giữa chứng cứ và đối tượng chứng minh, chứng cứ bao gồm: chứng cứ trực tiếp, chứng cứ gián tiếp

Trang 5

- Xét trong mối quan hệ giữa chứng cứ với nơi xuất xứ của nó thì bao gồm: chứng

cứ gốc và chứng cứ sao chép lại (thuật lại)

- Trong mối quan hệ giữa chứng cứ với ý nghĩa pháp lý hình sự, chứng cứ được chia thành: chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội

Từ các căn cứ trên, có thể xác định các loại chứng cứ trong các loại nguồn chứng cứ trên bao gồm:

- Dấu vân tay của A và vết máu của nạn nhân trên con dao mà cơ quan điều tra đã thu thập trên hiện trường:

+ Là chứng cứ gián tiếp vì từ dấu vân tay và vết máu kết hợp với kết luận giám định, lời khia của người làm chứng cơ quan điều tra mới xác định được A là người phạm tội + Là chứng cứ gốc vì được thu thập mà không thong qua một khâu trung gian nào + Là chứng cứ buộc tội vì nó thể hiện rõ việc phạm tội, sự kiện phạm tội và lỗi của A

- Những thong tin trong lời khai của X và A:

+ Là chứng cứ trực tiếp vì cho biết những nguồn tin quan trọng và cơ bản nhất của hành vi phạm tội, phục vụ trực tiếp cho việc làm rõ những yếu tố cấu thành tội phạm + Là chứng cứ gốc vì được hình thành từ nguyên bản

+ Là chứng cứ buộc tội

- Những thong tin trong lời khai của ông H

+ Là chứng cứ trực tiếp

+ Là chứng cứ sao chép ( thuật lại) vì ông H nghe con trai là X kể lại

+ Là chứng cứ buộc tội/

- Những thông tin trong kết luận giám định:

+ Là chứng cứ gián tiếp vì không trực tiếp xác định tội phạm mà phải kết hợp với những yếu tố khác mới xác định được đối tượng chứng minh

+ Là chứng cứ gốc

+ Là chứng cứ buộc tội

- Những thông tin trong biên bản hoạt động ĐT: là chứng cứ gián tiếp, chứng cứ gốc

Ngày đăng: 09/01/2019, 20:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w