CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG, NGƯỜI TIẾN HÀNH TỐ TỤNG, NGƯỜI THAM GIA TỐ TỤNG 1. Tất cả các CQTHTT đều có quyền khởi tố VAHS và khởi tố bị can. ð Sai, vì: Theo Đ33 BLTTHS, cơ quan tiến hành tố tụng bao gồm: CQĐT, Viện kiểm sát; Tòa án. Theo Đ104 BLTTHS thì tất cả các cơ quan trên đều có quyền khởi tố vụ án hs. Tuy nhiên, về thẩm quyền khởi tố bị can, theo Đ126 BLTTHS thì Tòa án không có quyền khởi tố bị can. Như vậy, không phải tất cả các cơ quan tiến hành tố tụng đều có quyền khởi tố bị can. 2. Tất cả những người có quyền giải quyết VAHS đều là những người tiến hành tố tụng. ð Sai, vì: Những cơ quan khác không phải cơ quan tiến hành tố tụng như: Bộ đội biên phòng, Kiểm lâm, Hải quan, Cảnh sát biển và những cơ quan khác trong CAND và QĐND được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra được quy định tại Đ111 BLTTHS cũng có quyền tham gia giải quyết vụ án hình sự theo những trường hợp luật định. 3. Tất cả những người tham gia tố tụng có quyền và nghĩa vụ pháp lý trong VAHS đều có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng. ð Sai, tại vì: Căn cứ vào Đ43 BLTTHS quy định những người có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng bao gồm: Kiểm sát viên; bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của haị; người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự. Theo quy định trên thì những người tham gia tố tụng khác như người làm chứng, người giám định, người phiên dịch…không có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng. Như vậy, không phải tất cả những người tham gia tố tụng có quyền và nghĩa vụ pháp lý trong vụ án hình sự đều có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng. 4. Trong mọi trường hợp người bào chữa phải bị thay đổi nếu là người thân thích của người tiến hành tố tụng. NĐ sai, tại vì; Căn cứ vào mục 1, phần II NQ 03 thì căn cứ vào thời điểm mà người bào chữa tham gia để quyết định thay đổi hoặc không thay đổi. Nếu người bào chữa không tham gia trong các giai đoạn tố tụng ngay từ đầu mà có quan hệ thân thích với người đã và đang tiến hành tố tụng thì sẽ từ chối cấp giấy chứng nhận người bào chữa cho người được nhờ bào chữa đó. Còn nếu người bào chữa tham gia trong các giai đoạn tố tụng ngay từ đầu thì sẽ được cấp giấy chứng nhận người bào chữa và người bị thay đổi trong trường hợp này là người tiến hành tố tụng có mối quan hệ thân thích với người bào chữa. Như vậy, không phải trong mọi trường hợp, người bào chữa phải bị thay đổi nếu là người thân thích của người tiến hành tố tụng. 5. Một người khi thực hiện tội phạm là người chưa thành niên, nhưng khi khởi tố vụ án hình sự đã đủ 18 tuổi thì họ không thuộc trường hợp quy định tại K2 Đ57 BLTTHS. NĐ đúng, tại vì: Căn cứ vào điểm a mục 3 phần II NQ 03 quy định thì trường hợp khi phạm tội là người phạm tội là người chưa thành niên, nhưng khi khởi tố, truy tố, xét xử họ đã đủ 18 tuổi thì họ không thuộc trường hợp quy định tại điểm b, khoản 2 điều 57 BLTTHS. 6. Trong trường hợp bào chữa bắt buộc quy định tại điểm b K2 Đ57 BLTTHS, khi bị can, bị cáo và người đại diện hợp pháp của họ yêu cầu thay đổi người bào chữa thì yêu cầu đó luôn được chấp nhận. NĐ sai, tại vì: Căn cứ vào Điểm c.1 mục 3 phần II NQ03 quy định trường hợp yêu cầu thay đổi người bào chữa thì thẩm phán được phân công làm chủ tòa phiên tòa căn cứ vào khoản 2 và khoản 3 Điều 56 BLTTHS, hướng dẫn tại mục 1 phần II nghị quyết để xem xét, quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận. 7. Người làm chứng có thể là người thân thích của bị can, bị cáo. NĐ đúng, tại vì: Theo quy định tại K2 Đ55 BLTTHS quy định về những người không được làm chứng không liệt kê người thân thích của bị can bị cáo. Căn cứ theo khoản 1 Đ55 BLTTHS, nếu người thân thích của bị can bị cáo biết được tình tiết liên quan đến vụ án đều có thể được triệu tập đến làm chứng. 8. Người dưới 14 tuổi không được làm chứng. NĐ sai, tại vì: Căn cứ vào K2 Đ55 BLTTHS không liệt kê người dưới 14 tuổi không được làm chứng. Và căn cứ theo Khoản 1 Điều 55 BLTTHS nếu người dưới 14 tuổi biết được tình tiết liên quan đến vụ án đều có thể được triệu tập đến làn chứng. 9. Người giám định có thể là người thân thích của bị can bị cáo. NĐ sai, tại vì: Điểm a Khoản 4 Điều 60 và căn cứ vào Khoản 1 Điều 42 BLTTHS thì khi người giám định là người thân thích của bị can, bị cáo thì người giám định phải từ chối hoặc bị thay đổi. 10. Người phiên dịch có thể là người thân thích của bị can, bị cáo. NĐ sai, tại vì: Căn cứ vào Điểm a Khoản 3 Điều 61 và Khoản 1 Điều 42 BLTTHS thì khi người phiên dịch là người thân thích của bị can, bị cáo thì phải từ chối hoặc bị thay đổi. 11. Trong mọi trường hợp, thẩm phán, hội thẩm phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu đã được phân công tham gia xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm vụ án đó. NĐ sai, tại vì: Căn cứ vào Điểm b Mục 6 Phần I NQ03, đã tham gia xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm trong vụ án là đã tham gia giải quyết vụ án và đã ra bản án sơ thẩm hoặc bản án phúc thẩm hoặc quyết định đình chỉ vụ án. Nếu thẩm phán, hội thẩm được phân công tham gia xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm nhưng chỉ tham gia ra các quyết định: trả hồ sơ để điều tra bổ sung, tạm đình chỉ vụ án, hủy quyết định đình chỉ vụ án, hoãn phiên tòa thì vẫn được tiếp tục giải quyết vụ án. 12. Những người tham gia tố tụng có quyền và lợi ích pháp lý trong vụ án đều có quyền nhờ luật sư bào chữa cho mình. NĐ sai, tại vì: Theo quy định tại chương IV BLTTHS về người tham gia tố tụng, thì chỉ có người bị tạm giữ, bị can, bị cáo mới có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa bởi họ là người bị buộc tội, còn những người tham gia tố tụng khác không có quyền này. 13. Khai báo là quyền của người làm chứng. NĐ sai, tại vì: Căn cứ vào Điểm b, Khoản 4 Điều 55 BLTTHS quy định: khai báo là nghĩa vụ của người làm chứng. 14. Người thân thích của thẩm phán không thể tham gia tố tụng với tu cách là người làm chứng trong vụ án đó. NĐ sai. tại vì: Theo quy định tại Khoản 2 Điều 55 BLTTHS về những người không được làm chứng đã không liệt kê về người thân thích của thẩm phán. Do đó căn cứ vào Khoản 1 Điều 55 BLTTHS nếu người than thích của thẩm phán biết được tình tiết liên quan đến vụ án đều có thể được triệu tập đến làm chứng. 15. Thẩm phán và hội thẩm đều phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu là người thân thích với nhau trong cùng một vụ án. NĐ sai, tại vì: Theo quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 46 BLTTHS nếu thẩm phán, hội thẩm trong cùng một hội đồng xét xử là người thân thích với nhau thì phải từ chối tham gia xét xử hoặc bị thay đổi. Và theo hướng dẫn tại điểm a, mục 6 phần I NQ03 thì khi có hai người thân thích với nhau thì chỉ có một ngừơi phải từ chối hoặc bị thay đổi. 16. Chỉ có kiểm sát viên viện kiểm sát thực hành quyền công tố mới có quyền trình bày lời buộc tội tại phiên tòa. NĐ sai, tại vì: Căn cứ vào Khoản 3 Điều 51 BLTTHS, trong trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại quy định tại Điều 105 BLTTHS thì người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của họ trình bày lời buộc tội tại phiên tòa. 17. Người biết được các tình tiết liên quan đến vụ án sẽ không được làm chứng nếu là người bảo vệ quyền lợi ích của người bị hại. NĐ đúng, tại vì: Căn cứ vào Khoản 2 Điều 55 BLTTHS quy định về những người không được làm chứng không liệt kê người bảo vệ quyền lợi ích của người bị hại.Tuy nhiên đây là một điểm thiếu sót trong phần quy định về người không được làm chứng của BLTTHS. Bởi nếu cho phép người bảo vệ quyền lợi ích của người bị hại làm chứng thì khi họ đưa ra những tình tiết sự thật mà tình tiết đó có thể không có lợi chống lại người bị hại thì không phù hợp với chức năng công việc của họ. Theo hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao về người bảo vệ quyền lợi của đương sự thì người làm chứng trong vụ án không được chấp nhận làm người bảo vệ quyền lợi của đương sự. Như vậy, người biết các tình tiết liên quan đến vụ án sẽ không được làm chứng nếu là người bảo vệ quyền lợi ích của người bị hại. I) Bài tập. 1. BT 1: Ban đêm A và B cùng đến cơ quan X để trộm cắp tài sản của cơ quan. Trên đường đi A và B gặp C (C 17t, con ông H) và đã rủ C cùng tham gia phi vụ. C đồng ý cùng đi. Đến nơi, C được A và B phân công đứng ngoài canh gác, còn chúng thì thực hiện kế họach đã định. Sau khi trộm được một số tài sản, chúng trộm thêm chiếc xe máy của anh N để chở tài sản trộm được đi tiêu thụ. Sáng hôm sau, C ăn năn, hối cải nên đã đến cơ quan công an tự thú. Xác định tư cách tố tụng của những người nói trên: Thứ nhất, tư cách tố tụng của C: Trường hợp 1,theo quy định tại Khoản 1 Điều 86 BLTTHS, C tự thú thì có thể bị áp dụng biện pháp tạm giữ do đó tư cách tố tụng của C trong trường hợp này là người bị tạm giữ. Và tùy vào từng giai đoạn tố tụng tiếp theo mà tư cách của C khác nhau (đã bị khởi tố hình sự C là bị can, còn đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử thì C là bị cáo) Thứ hai, tư cách tố tụng của A, B: Tùy vào từng giai đoạn tố tụng mà tư cách của A, B lại thay đổi. Nếu A, B đã bị khởi tố hình sự thì tư cách của A, B là bị can; nếu A, B đã bị tòa án đưa ra xét xử thì tư cách của A, B là bị cáo. Thứ ba, tư cách tố tụng của N: Thiệt hại về vật chất của N là hậu quả của tội phạm do đó N là người bị hại. Thứ tư, tư cách tố tụng của H: Do C con của H là người chưa thành niên (17 tuổi), nếu C không có tài sản riêng để bồi thường thì H có trách nhiệm bồi thường thay cho con. Trong trường hợp này H là bị đơn dân sự. Còn đối với cơ quan X, nếu cơ quan X có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại thì cơ quan X tham gia tố tụng với tư cách là nguyên đơn dân sự. 2. BT2 :Nguyễn Văn H (20t) đã thực hiện hành vi cướp xe máy của anh B đang đi trên đường và bi bắt quả tang. H bị CQĐT khởi tố về tội cướp tài sản. Ông A (là cha của H) hiện là luật sư tham gia tư cách tố tụng để bảo vệ quyền lợi cho H. Xác định tư cách tố tụng của A, B, H; Thứ nhất, tư cách tố tụng của A: A hiện đang là luật sư tham gia để bảo vệ quyền lợi cho H, vậy tư cách tố tụng của A là người bào chữa. Thứ hai, tư cách tố tụng của B: B là người bị hại. Thứ ba, tư cách tố tụng của H: H đã bị khởi tố về tội cướp tài sản, do vậy tư cách tố tụng của H là bị can. Và khi bị tòa án đưa ra xét xử thì tư cách tố tụng của H là bị cáo. Tình tiết bổ sung: Trong quá trình điều tra, CQĐT cho biết được rằng chiếc xe máy mà B sử dụng là xe của cơ quan X giao cho B đi công tác. Hỏi: Tư cách tố tụng của người nào có thể bị thay đổi? Có tư cách tố tụng nào mới xuất hiện khi phát hiện tình tiết này hay không? Trong trường hợp này, tư cách tố tụng của B có thể bị thay đổi. Nếu B có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại thì tư cách tố tụng của B là nguyên đơn dân sự, nếu b không có đơn yêu cầu thì tư cách tố tụng của B là người có quyền lợi liên quan. 3. BT3: A rủ B đi “mua dâm”, sau khi tìm được cô C và thỏa thuận giá, cô C gọi thêm cô D đi khách. Khi đang “vui vẻ” thì X và Y xuất hiện, xin đểu A và B, nhưng A và B không cho. X và Y xông vào, dùng gạch, đá ném và quăng A và B xuống hồ nước. Vì không biết bơi nên A chết còn B thì bơi sang được bờ bên kia và nghĩ rằng bạn mình đã thoát chết, B ung dung về nhà. Sau đó, CQĐT ra quyết định KTVA và quyết định KTBC về tội giết người theo quy định tại Đ93 BLHS. Xác định tư cách tố tụng của những người tham gia tố tụng trong vụ án: Thứ nhất, tư cách tố tụng của X, Y: X, Y đã bị khởi tố về tội giết người nên căn cứ vào Khoản 1 Điều 49 BLTTHS tư cách tố tụng của X, Y là bị can. Thứ hai, tư cách tố tụng của B: B là người biết tình tiết của vụ án B có thể được triệu tập tham gia với tư cách là người làm chứng. Thứ ba, tư cách tố tụng của C, D: nếu C, D biết được tình tiết của vụ án có thể được triệu tập tham gia với tư cách là người làm chứng. Thứ tư, tư cách tố tụng của người đại diện cho người bị hại đã chết là A
Trang 1CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG NGƯỜI TIẾN HÀNH TỐ TỤNG NGƯỜI THAM GIA TỐ TỤNG TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
1. Tất cả các CQTHTT đều có quyền khởi tố VAHS và khởi tố bị can.
Sai, vì:
Theo Đ33 BLTTHS, cơ quan tiến hành tố tụng bao gồm: CQĐT, Viện kiểm sát; Tòa án
Theo Đ104 BLTTHS thì tất cả các cơ quan trên đều có quyền khởi tố vụ án hs Tuy nhiên, về thẩm quyền khởi tố bị can, theo Đ126 BLTTHS thì Tòa án không có quyền khởi tố bị can
Như vậy, không phải tất cả các cơ quan tiến hành tố tụng đều có quyền khởi tố bị can
2. Tất cả những người có quyền giải quyết VAHS đều là những người tiến hành
tố tụng.
Sai, vì:
Những cơ quan khác không phải cơ quan tiến hành tố tụng như: Bộ đội biên phòng, Kiểm lâm, Hải quan, Cảnh sát biển và những cơ quan khác trong CAND và QĐND được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra được quy định tại Đ111 BLTTHS cũng có quyền tham gia giải quyết vụ án hình sự theo những trường hợp luật định
3. Tất cả những người tham gia tố tụng có quyền và nghĩa vụ pháp lý trong VAHS đều có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng.
Sai, tại vì:
Căn cứ vào Đ43 BLTTHS quy định những người có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng bao gồm: Kiểm sát viên; bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân
sự, bị đơn dân sự và người bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của haị; người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự Theo quy định trên thì những người tham gia tố tụng khác như người làm chứng, người giám định, người phiên dịch…không có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng
Như vậy, không phải tất cả những người tham gia tố tụng có quyền và nghĩa vụ pháp
lý trong vụ án hình sự đều có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng
4. Trong mọi trường hợp người bào chữa phải bị thay đổi nếu là người thân thích của người tiến hành tố tụng.
NĐ sai, tại vì;
Căn cứ vào mục 1, phần II NQ 03 thì căn cứ vào thời điểm mà người bào chữa tham gia để quyết định thay đổi hoặc không thay đổi Nếu người bào chữa không tham gia trong các giai đoạn tố tụng ngay từ đầu mà có quan hệ thân thích với người đã và đang tiến hành tố tụng thì sẽ từ chối cấp giấy chứng nhận người bào chữa cho người được nhờ
Trang 2bào chữa đó Còn nếu người bào chữa tham gia trong các giai đoạn tố tụng ngay từ đầu thì sẽ được cấp giấy chứng nhận người bào chữa và người bị thay đổi trong trường hợp này là người tiến hành tố tụng có mối quan hệ thân thích với người bào chữa
Như vậy, không phải trong mọi trường hợp, người bào chữa phải bị thay đổi nếu là người thân thích của người tiến hành tố tụng
5. Một người khi thực hiện tội phạm là người chưa thành niên, nhưng khi khởi
tố vụ án hình sự đã đủ 18 tuổi thì họ không thuộc trường hợp quy định tại K2 Đ57 BLTTHS.
NĐ đúng, tại vì:
Căn cứ vào điểm a mục 3 phần II NQ 03 quy định thì trường hợp khi phạm tội là người phạm tội là người chưa thành niên, nhưng khi khởi tố, truy tố, xét xử họ đã đủ 18 tuổi thì họ không thuộc trường hợp quy định tại điểm b, khoản 2 điều 57 BLTTHS
6. Trong trường hợp bào chữa bắt buộc quy định tại điểm b K2 Đ57 BLTTHS, khi bị can, bị cáo và người đại diện hợp pháp của họ yêu cầu thay đổi người bào chữa thì yêu cầu đó luôn được chấp nhận.
NĐ sai, tại vì:
Căn cứ vào Điểm c.1 mục 3 phần II NQ03 quy định trường hợp yêu cầu thay đổi người bào chữa thì thẩm phán được phân công làm chủ tòa phiên tòa căn cứ vào khoản 2
và khoản 3 Điều 56 BLTTHS, hướng dẫn tại mục 1 phần II nghị quyết để xem xét, quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận
7. Người làm chứng có thể là người thân thích của bị can, bị cáo.
NĐ đúng, tại vì:
Theo quy định tại K2 Đ55 BLTTHS quy định về những người không được làm chứng không liệt kê người thân thích của bị can bị cáo Căn cứ theo khoản 1 Đ55 BLTTHS, nếu người thân thích của bị can bị cáo biết được tình tiết liên quan đến vụ án đều có thể được triệu tập đến làm chứng
8. Người dưới 14 tuổi không được làm chứng.
NĐ sai, tại vì:
Căn cứ vào K2 Đ55 BLTTHS không liệt kê người dưới 14 tuổi không được làm chứng Và căn cứ theo Khoản 1 Điều 55 BLTTHS nếu người dưới 14 tuổi biết được tình tiết liên quan đến vụ án đều có thể được triệu tập đến làn chứng
9. Người giám định có thể là người thân thích của bị can bị cáo.
NĐ sai, tại vì:
Trang 3Điểm a Khoản 4 Điều 60 và căn cứ vào Khoản 1 Điều 42 BLTTHS thì khi người giám định là người thân thích của bị can, bị cáo thì người giám định phải từ chối hoặc bị thay đổi
10 Người phiên dịch có thể là người thân thích của bị can, bị cáo.
NĐ sai, tại vì:
Căn cứ vào Điểm a Khoản 3 Điều 61 và Khoản 1 Điều 42 BLTTHS thì khi người phiên dịch là người thân thích của bị can, bị cáo thì phải từ chối hoặc bị thay đổi
11 Trong mọi trường hợp, thẩm phán, hội thẩm phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu đã được phân công tham gia xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm vụ
án đó.
NĐ sai, tại vì:
Căn cứ vào Điểm b Mục 6 Phần I NQ03, đã tham gia xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm trong vụ án là đã tham gia giải quyết vụ án và đã ra bản án sơ thẩm hoặc bản án phúc thẩm hoặc quyết định đình chỉ vụ án Nếu thẩm phán, hội thẩm được phân công tham gia xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm nhưng chỉ tham gia ra các quyết định: trả hồ sơ để điều tra bổ sung, tạm đình chỉ vụ án, hủy quyết định đình chỉ vụ án, hoãn phiên tòa thì vẫn được tiếp tục giải quyết vụ án
12 Những người tham gia tố tụng có quyền và lợi ích pháp lý trong vụ án đều có quyền nhờ luật sư bào chữa cho mình.
NĐ sai, tại vì:
Theo quy định tại chương IV BLTTHS về người tham gia tố tụng, thì chỉ có người bị tạm giữ, bị can, bị cáo mới có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa bởi họ là người bị buộc tội, còn những người tham gia tố tụng khác không có quyền này
13 Khai báo là quyền của người làm chứng.
NĐ sai, tại vì:
Căn cứ vào Điểm b, Khoản 4 Điều 55 BLTTHS quy định: khai báo là nghĩa vụ của người làm chứng
14 Người thân thích của thẩm phán không thể tham gia tố tụng với tu cách là người làm chứng trong vụ án đó.
NĐ sai tại vì:
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 55 BLTTHS về những người không được làm chứng
đã không liệt kê về người thân thích của thẩm phán Do đó căn cứ vào Khoản 1 Điều 55
Trang 4BLTTHS nếu người than thích của thẩm phán biết được tình tiết liên quan đến vụ án đều
có thể được triệu tập đến làm chứng
15 Thẩm phán và hội thẩm đều phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu là người thân thích với nhau trong cùng một vụ án.
NĐ sai, tại vì:
Theo quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 46 BLTTHS nếu thẩm phán, hội thẩm trong cùng một hội đồng xét xử là người thân thích với nhau thì phải từ chối tham gia xét xử hoặc bị thay đổi Và theo hướng dẫn tại điểm a, mục 6 phần I NQ03 thì khi có hai người thân thích với nhau thì chỉ có một ngừơi phải từ chối hoặc bị thay đổi
16 Chỉ có kiểm sát viên viện kiểm sát thực hành quyền công tố mới có quyền trình bày lời buộc tội tại phiên tòa.
NĐ sai, tại vì:
Căn cứ vào Khoản 3 Điều 51 BLTTHS, trong trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại quy định tại Điều 105 BLTTHS thì người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của họ trình bày lời buộc tội tại phiên tòa
17 Người biết được các tình tiết liên quan đến vụ án sẽ không được làm chứng nếu là người bảo vệ quyền lợi ích của người bị hại.
NĐ đúng, tại vì:
Căn cứ vào Khoản 2 Điều 55 BLTTHS quy định về những người không được làm chứng không liệt kê người bảo vệ quyền lợi ích của người bị hại.Tuy nhiên đây là một điểm thiếu sót trong phần quy định về người không được làm chứng của BLTTHS Bởi nếu cho phép người bảo vệ quyền lợi ích của người bị hại làm chứng thì khi họ đưa ra những tình tiết sự thật mà tình tiết đó có thể không có lợi chống lại người bị hại thì không phù hợp với chức năng công việc của họ Theo hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao về người bảo vệ quyền lợi của đương sự thì người làm chứng trong vụ án không được chấp nhận làm người bảo vệ quyền lợi của đương sự
Như vậy, người biết các tình tiết liên quan đến vụ án sẽ không được làm chứng nếu là người bảo vệ quyền lợi ích của người bị hại
I) Bài tập.
1. BT 1: Ban đêm A và B cùng đến cơ quan X để trộm cắp tài sản của cơ quan Trên
đường đi A và B gặp C (C 17t, con ông H) và đã rủ C cùng tham gia phi vụ C đồng ý cùng đi Đến nơi, C được A và B phân công đứng ngoài canh gác, còn chúng thì thực hiện kế họach đã định Sau khi trộm được một số tài sản, chúng trộm thêm chiếc xe máy của anh N để chở tài sản trộm được đi tiêu thụ Sáng hôm sau, C ăn năn, hối cải nên đã đến cơ quan công an tự thú
Trang 5Xác định tư cách tố tụng của những người nói trên:
Thứ nhất, tư cách tố tụng của C: Trường hợp 1,theo quy định tại Khoản 1 Điều 86
BLTTHS, C tự thú thì có thể bị áp dụng biện pháp tạm giữ do đó tư cách tố tụng của C trong trường hợp này là người bị tạm giữ Và tùy vào từng giai đoạn tố tụng tiếp theo mà
tư cách của C khác nhau (đã bị khởi tố hình sự C là bị can, còn đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử thì C là bị cáo)
Thứ hai, tư cách tố tụng của A, B: Tùy vào từng giai đoạn tố tụng mà tư cách của A,
B lại thay đổi Nếu A, B đã bị khởi tố hình sự thì tư cách của A, B là bị can; nếu A, B đã
bị tòa án đưa ra xét xử thì tư cách của A, B là bị cáo
Thứ ba, tư cách tố tụng của N: Thiệt hại về vật chất của N là hậu quả của tội phạm
do đó N là người bị hại
Thứ tư, tư cách tố tụng của H: Do C con của H là người chưa thành niên (17 tuổi),
nếu C không có tài sản riêng để bồi thường thì H có trách nhiệm bồi thường thay cho con Trong trường hợp này H là bị đơn dân sự
quan X tham gia tố tụng với tư cách là nguyên đơn dân sự
2. BT2 :Nguyễn Văn H (20t) đã thực hiện hành vi cướp xe máy của anh B đang đi
trên đường và bi bắt quả tang H bị CQĐT khởi tố về tội cướp tài sản Ông A (là cha của H) hiện là luật sư tham gia tư cách tố tụng để bảo vệ quyền lợi cho H
Xác định tư cách tố tụng của A, B, H;
Thứ nhất, tư cách tố tụng của A: A hiện đang là luật sư tham gia để bảo vệ quyền
lợi cho H, vậy tư cách tố tụng của A là người bào chữa
Thứ hai, tư cách tố tụng của B: B là người bị hại.
Thứ ba, tư cách tố tụng của H: H đã bị khởi tố về tội cướp tài sản, do vậy tư cách tố
tụng của H là bị can Và khi bị tòa án đưa ra xét xử thì tư cách tố tụng của H là bị cáo
Tình tiết bổ sung: Trong quá trình điều tra, CQĐT cho biết được rằng chiếc xe máy
mà B sử dụng là xe của cơ quan X giao cho B đi công tác
Hỏi: Tư cách tố tụng của người nào có thể bị thay đổi? Có tư cách tố tụng nào mới
xuất hiện khi phát hiện tình tiết này hay không?
Trong trường hợp này, tư cách tố tụng của B có thể bị thay đổi Nếu B có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại thì tư cách tố tụng của B là nguyên đơn dân sự, nếu b không có đơn yêu cầu thì tư cách tố tụng của B là người có quyền lợi liên quan
3. BT3: A rủ B đi “mua dâm”, sau khi tìm được cô C và thỏa thuận giá, cô C gọi
thêm cô D đi khách Khi đang “vui vẻ” thì X và Y xuất hiện, xin đểu A và B, nhưng A và
B không cho X và Y xông vào, dùng gạch, đá ném và quăng A và B xuống hồ nước Vì
Trang 6không biết bơi nên A chết còn B thì bơi sang được bờ bên kia và nghĩ rằng bạn mình đã thoát chết, B ung dung về nhà Sau đó, CQĐT ra quyết định KTVA và quyết định KTBC
về tội giết người theo quy định tại Đ93 BLHS
Xác định tư cách tố tụng của những người tham gia tố tụng trong vụ án:
Thứ nhất, tư cách tố tụng của X, Y: X, Y đã bị khởi tố về tội giết người nên căn cứ
vào Khoản 1 Điều 49 BLTTHS tư cách tố tụng của X, Y là bị can
Thứ hai, tư cách tố tụng của B: B là người biết tình tiết của vụ án B có thể được triệu
tập tham gia với tư cách là người làm chứng
Thứ ba, tư cách tố tụng của C, D: nếu C, D biết được tình tiết của vụ án có thể được
triệu tập tham gia với tư cách là người làm chứng
Thứ tư, tư cách tố tụng của người đại diện cho người bị hại đã chết
là A