Họ và tên:MSSV: Lớp: Học phần: Giảng viên: BÀI TIỂU LUẬN: TẦM QUAN TRỌNG KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM Trước hết, để biết được “Tầm quan trọng của kinh tế tư
Trang 1Họ và tên:
MSSV:
Lớp:
Học phần:
Giảng viên:
BÀI TIỂU LUẬN:
TẦM QUAN TRỌNG KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG
NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
Trước hết, để biết được “Tầm quan trọng của kinh tế tư nhân đối với nền
kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay”, ta cần làm rõ một số vấn đề sau:
- Kinh tế tư nhân gắn liền với lợi ích cá nhân, động lực thúc đẩy xã hội phát triển Sự tồn tại của loài người từ trước đến nay đã chứng minh lợi ích của mỗi
cá nhân là động lực trước hết và chủ yếu thúc đẩy xã hội phát triển Kinh tế thị trường dựa trên lợi ích cá nhân Hội sinh và phát triển trong những năm đổi mới vừa qua chính là nhờ đã kết hợp đúng lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
- Kinh tế tư nhân, tiêu biểu là doanh nghiệp của tư nhân là mô hình tổ chức kinh doanh của nền sản xuất hàng hóa ở giai đoạn cao Kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hóa Trong đó cơ chế thị trường chủ yếu là giữ trên quy mô tổ chức doanh nghiệp có mục tiêu cao nhất và cuối cùng tạo ra giá trị thặng dư
Trang 2→ Tóm lại do sự tham gia của kinh tế tư nhân mà chủ yếu là các doanh nghiệp vào bất kỳ lĩnh vực sản xuất nào cũng là cơ sở của kinh tế thị
trường ở đó có sự cạnh tranh của người bán người mua từ đó chính là động lực thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhất là trong thời đại hiện nay.
ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ TƯ NHÂN VIỆT NAM HIỆN NAY:
- Kinh tế tư nhân ở nước ta đang tồn tại và phát triển trong những điều kiện chủ yếu như sau:
+ Kinh tế tư nhân được phục hồi và phát triển nhờ công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo
+ Kinh tế tư nhân được hình thành và phát triển có nhà nước xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
+ Kinh tế tư nhân ở nước ta ra đời trong điều kiện quan hệ sản xuất thống trị trong xã hội không phải là quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa
+ Kinh tế tư nhân ở nước ta ra đời và phát triển ở một bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế chậm phát triển, trong bối cảnh thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa, giải phóng sức lao động
+ Sự phát triển của kinh tế đã góp phần tăng tính cộng đồng dân tộc, yếu tố dân tộc, hình ảnh của dân tộc trong cộng đồng quốc tế Sự mở rộng của các loại sản phẩm mang thương hiệu Việt trên thị trường thế giới là một minh chứng nhầm tăng cường hình ảnh Việt Nam, yếu tố Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế
Hiểu được những đặc trưng cơ bản của kinh tế tư nhân tác động như thế nào đến kinh tế thị trường, tiếp theo ta cần làm rõ vấn đề của bài tiểu luận:
TẦM QUAN TRỌNG CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM HIỆN NAY:
Trang 3 Khu vực kinh tế đã tồn tại trong vòng 20 năm qua, song nó đã thể hiện được
vị trí của nó trong việc phát triển lực lượng sản xuất của đất nước Khu vực kinh tế đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng GDP, huy động vốn của xã hội, tạo được nhiều việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, tăng ngân sách cho nhà nước, sản xuất hàng suất khẩu, tác động tích cực tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới có chế quản lý kinh tế, xã hội
- Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế nhìn chung tăng trưởng ổn định trong những năm gần đây, nhịp độ tăng trưởng năm 1999: 7,5 %, năm 2000: 12,55 % và chiếm
tỷ trọng tương đối ổn định trong GDP, tuy năm 2000 có giảm chút ít so với năm
1996 còn 28,48 %, tỷ trọng GDP giảm đi chút ít do có sự tham gia và đóng góp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
- Vào những năm đổi mới, kinh tế tư nhân hầu như chưa có gì nhưng đã chiếm 14% trong tổng số sản phẩm công nghiệp trong nước và tăng lên 23% vào năm
Trang 4của năm 1995 Đầu tư toàn xã hội năm 2005 đạt 39 % GDP, trong đó mục tiêu đề
ra là 30 đến 32 % GDP Tổng mức đầu tư toàn xã hội đạt 326000 tỷ đồng, rong đó đầu tư nước ngoài chiếm 17 %, đầu tư tư nhân trong nước chiếm 32 %, 49 % thuộc vào khu vực ngoài quốc doanh là một tỷ lệ cực kỳ ấn tượng
- Đến năm 2017 kinh tế tư nhân đã đóng góp được 43,22 % GDP Dự báo trong tương lai kinh tế quốc dân sẽ có những bước đột phá: mức đầu tư trong thời gian tới sẽ trên 40 % GDP, đầu tư tổng toàn xã hội rơi vào khoảng 130 đến 140 tỷ USD
→ Tỷ trọng trong GDP của khu vực kinh tế tư nhân, bao gồm cả kinh tế cá thể luôn duy trì ổn định trong khoảng 39-40% Bước đầu đã hình thành được một số tập đoàn kinh tế tư nhân có quy mô lớn, hoạt động đa ngành, có khả năng cạnh tranh tốt hơn trên thị trường trong nước và quốc tế; đội ngũ doanh nhân ngày càng lớn mạnh Số lượng doanh nghiệp của tư nhân tăng nhanh với nhiều loại hình đa dạng; phong trào khởi nghiệp được đẩy mạnh.
Trang 5Hình ảnh một số công ty tư nhân lớn tại Việt Nam
Trang 6- Nộp ngân sách cho nhà nước trong 10 năm gần đây, vốn đầu tư của khu vực tư nhân tăng nhanh, chiếm tỷ lệ cao trong tổng số đầu tư toàn xã hội Năm 1999 tổng
số vốn đầu tư khu vực kinh tế đạt 31,5 42 tỷ đồng ciếm 24,05 % Năm 2000 đạt 35,894 tỷ đồng tăng 13,8% so với năm 1999,9 24,31% tổng số vốn đầu tư toàn xã hội
- Tổng số vốn sử dụng thực tế cho khu vực kinh tế tăng nhanh, đối với các doanh nghiệp tư nhân năm 1999 là 79,483 tỷ đồng, năm 2000 là 110,071 tỷ đồng, tăng 38,5%
- Đóng góp vào ngân sách nhà nước của khu vực kinh tế ngày vàng tăng Năm
2000 nộp được 5900 tỷ đồng, năm 2001 nộp 6370 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước
- Trong 5 năm trở lại đây, việc đóng góp vào ngân sách nhà nước vẫn duy trì rất ổn định và có tốc độ tăng dần qua các năm
3 KHU VỰC KINH TẾ TẠO VIỆC LÀM VÀ GÓP PHẦN XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
- Số lượng lao động trong khu vực kinh tế là 46349876 người chiếm 14% xuống ở động xã hội, bằng 1,36 lần tổng số lao động trong khu vực kinh tế nhà nước Lao động của hộ kinh doanh cá thể là 3802056 người, của các doanh nghiệp tư nhân là
841787 người
- Việc tạo ra nhiều việc làm mới đã góp phần thu hút nhiều lao động, nhất là những người trẻ tuổi hằng năm đến tuổi lao động vẫn chưa có việc làm, giải quyết lao động tính giảm biên chế từ các cơ quan nhà nước
- Khu vực kinh tế tư nhân đã đóng góp khá nhiều vào việc xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân ở cả khu vực thành thị và nông thôn
CHUYỂN ĐỔI CƠ CHẾ QUẢN LÝ KINH TẾ -XÃ HỘI, THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
- Sự phát triển của kinh tế đã đặt ra những yêu cầu mới thúc đẩy hoàn thiện về thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Khu vực kinh tế tư nhân phát triển đã góp phần thu hút sức lao động ở các vùng nông thôn và các ngành phi nông nghiệp, nhất là công nghiệp Từ đó giúp chuyển đổi cơ cấu kinh tế từng địa phương Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả nước
Trang 7→ Tóm lại, kinh tế tư nhân có vai trò đắc lực tạo ra sự phát triển của xã hội, tạo cho cá nhân vô số cơ hội việc làm Để khẳng định mình Kinh tế tư nhân có đóng góp rất lớn cho nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.
5 QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG TA:
- Qua các kỳ Đại hội Đảng, vị trí và vai trò của khu vực kinh tế tư nhân dần được khẳng định và nhấn mạnh Điển hình như: Văn kiện Đại hội X của Đảng năm 2006
với nhận định: Kinh tế tư nhân là khu vực “có vai trò quan trọng, là một trong
những động lực của nền kinh tế”; Nghị quyết Đại hội XI của Đảng năm 2011 cho
rằng: “Hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát triển mạnh kinh tế tư nhân trở
thành một trong những động lực của nền kinh tế”;
- Nghị quyết Đại hội XII của Đảng năm 2016 cũng chỉ rõ: “Hoàn thiện cơ chế
chính sách để tạo thuận lợi phát triển mạnh kinh tế tư nhân ở hầu hết các
ngành và lĩnh vực kinh tế, trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế Hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa, DN khởi nghiệp Khuyến khích hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân đa sở hữu
và tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế”.
- Gần đây nhất, Hội nghị Trung ương 5 khóa XII (tháng 5/2017) đã ban hành Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân, với mục tiêu phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đưa kinh tế tư nhân phát triển nhanh, bền vững, đa dạng với tốc độ tăng trưởng cao cả về số lượng, quy mô, chất lượng và tỷ trọng trong tổng sản phẩm nội địa (GDP) Nghị quyết được đánh giá là một bước tiến mới, tạo động lực thúc đẩy phát triển cho khu vực kinh tế tư nhân và toàn bộ nền kinh tế
- Điều này khẳng định, quan điểm của Đảng ta về kinh tế tư nhân là quá trình phát triển liên tục Báo cáo tổng kết 15 năm (2002 - 2017) thực hiện Nghị quyết Hội
nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX “Về tiếp tục đổi mới
cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân”
cũng cho thấy: Trong 15 năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành và lãnh đạo
tổ chức thực hiện nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp quan trọng về khuyến khích và tạo điều kiện để kinh tế tư nhân phát triển
- Vai trò, vị trí của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
Trang 8hơn Kinh tế tư nhân ngày càng đóng góp lớn hơn trong huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế, cơ cấu lại nền kinh tế, tăng thu ngân sách nhà nước, tạo việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội, giải quyết các vấn đề xã hội
6 KẾT LUẬN CHUNG VỀ VAI TRÒ CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM:
- Mức độ đóng góp vào tổng sản phẩm trong nước của kinh tế tư nhân luôn chiếm
tỷ trọng lớn và tăng liên tục trong những năm qua Tính đến nay, cả nước có
khoảng trên 500.000 doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động và mỗi năm có thêm hàng vạn doanh nghiệp được thành lập mới
- Thu hút khoảng 51% lực lượng lao động cả nước và tạo khoảng 1,2 triệu việc làm cho người lao động mỗi năm, góp phần quan trọng vào quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, tăng thu nhập cho người dân,…
- Kinh tế tư nhân có vai trò đắc lực tạo ra sự phát triển của xã hội, tạo cho mỗi cá nhân có cơ hội có việc làm để khẳng định mình, để mưu cầu cuộc sống và hạnh phúc, tức là góp phần tạo ra con người với nhiều phẩm chất tốt đẹp hơn