Bari (tên Latinh: Barium) là nguyên tố hoá học ký hiệu Ba, số thứ tự 56 trong bảng tuần hoàn. Nó là một kim loại kiềm thổ có tính độc. Bari là một chất rắn, màu trắng bạc, và nóng chảy ở nhiệt độ rất cao. Ôxít của nó được gọi là baryta và được tìm thấy chủ yếu trong quặng barít, nhưng bari chưa bao giờ được tìm thấy ở dạng tinh khiết do bị ôxi hóa trong không khí. Các hợp chất của kim loại này được sử dụng với số lượng nhỏ trong sơn và trong sản xuất thủy tinh.
Trang 1Nguyên tố hóa học Bari
56 Xêzi ← Bari → Lantan
Sr
↑
Ba
↓
Ra
Bảng đầy đủ
Tổng quát
Tên, Ký hiệu, Số Bari, Ba, 56
Phân loại kim loại kiềm thổ
Nhóm, Chu kỳ, Khối 2, 6, s
Khối lượng riêng, Độ cứng 3.510 kg/m³, 1,25
Bề ngoài màu trắng bạc
Trang 2Tính chất nguyên tử
Khối lượng nguyên tử 137,327 đ.v.C
Bán kính nguyên tử (calc.) 215 (253) pm
Bán kính cộng hoá trị 198 pm
Bán kính van der Waals ? pm
Cấu hình electron [Xe]6s2
e- trên mức năng lượng 2, 8, 18, 18, 8, 2
Trạng thái ôxi hóa (Ôxít) 2 (ôxít mạnh)
Cấu trúc tinh thể lập phương tâm khối
Tính chất vật lý
Trạng thái vật chất rắn
Trang 3Điểm nóng chảy 1.000 K (1.341 °F)
Điểm sôi 2.170 K (3.447 °F)
Trạng thái trật tự từ thuận từ
Thể tích phân tử ? ×10-6 m³/mol
Nhiệt bay hơi 140,3 kJ/mol
Nhiệt nóng chảy 7,12 kJ/mol
Áp suất hơi 100.000 Pa tại 2.170 K
Vận tốc âm thanh 1.620 m/s tại 293 K
Thông tin khác
Độ âm điện 0,89 (thang Pauling)
Nhiệt dung riêng 204,4016 J/(kg·K)
Trang 4Độ dẫn điện 3,012x106 /Ω·m
Độ dẫn nhiệt 18,4 W/(m·K)
Năng lượng ion hóa 1 502,9 kJ/mol
2 965,2 kJ/mol
3 3.600,0 kJ/mol
Chất đồng vị ổn định nhất
Bản mẫu:Đồng vị Ba
Đơn vị SI và STP được dùng trừ khi có ghi chú
Bari (tên Latinh: Barium) là nguyên tố hoá học ký hiệu Ba, số thứ tự 56 trong
bảng tuần hoàn Nó là một kim loại kiềm thổ có tính độc Bari là một chất rắn, màu trắng bạc, và nóng chảy ở nhiệt độ rất cao Ôxít của nó được gọi là baryta và được tìm thấy chủ yếu trong quặng barít, nhưng bari chưa bao giờ được tìm thấy ở dạng tinh khiết do bị ôxi hóa trong không khí Các hợp chất của kim loại này được
sử dụng với số lượng nhỏ trong sơn và trong sản xuất thủy tinh
Thuộc tính
Trang 5Bari
Bari là kim loại có tính chất hóa học tương tự canxi Ở dạng tinh khiết, nó có màu trắng bạc như chì Kim loại này bị ôxi hóa rất dễ dàng trong không khí và phản ứng mãnh liệt với nước hoặc cồn Một số hợp chất của nguyên tố này có trọng lượng riêng lớn, chẳng hạn như BaSO4 (bari sulfat), hay còn gọi là khoáng spat
Ứng dụng
Bari được sử dụng chủ yếu trong sản xuất buji, ống chân không, pháo hoa và bóng đèn huỳnh quang
Được sử dụng để làm chất thu khí trong các ống chân không
Hợp chất bari sulfat có màu trắng và được sử dụng trong sản xuất sơn, trong chẩn đoán bằng tia X, và trong sản xuất thủy tinh
Barít được sử dụng rộng rãi để làm chất độn trong hoạt động khoan tìm giếng dầu và trong sản xuất cao su
Bari cacbonat được dùng làm bả chuột và có thể được sử dụng trong sản xuất thủy tinh và gạch
Bari nitrat và bari clorua được sử dụng để tạo màu xanh lá cây trong sản xuất pháo hoa
Bari sulfua không tinh khiết phát lân quang sau khi đặt dưới ánh sáng
Trang 6 Các muối của bari, đặc biệt là bari sulfat, có khi cũng được sử dụng để uống hoặc bơm vào ruột bệnh nhân, để làm tăng độ tương phản của những tấm phim X quang trong việc chẩn đoán hệ tiêu hóa
Lithopone (một chất nhuộm chứa bari sulfat và kẽm sulfua) có khả năng bao phủ tốt và không bị thẫm màu khi tiếp xúc với những muối sunfua
Bari perôxít được sử dùng làm chất xúc tác để bắt đầu một phản ứng tỏa nhiệt nhôm khi hàn các thanh ray lại với nhau
Bari clorua còn được sử dụng để trừ sâu bệnh trong nông nghiệp vì độc tính cao của nó
Lịch sử
Bari (Barium) theo tiếng Hy-Lạp nghĩa là "nặng", được Carl Scheele nhận biết lần
đầu tiên vào năm 1774, và được Humphry Davy cô lập vào năm 1808 tại Anh Bari ôxít ban đầu được Guyton de Morveau gọi là barote Sau này, nó được
Antoine Lavoisier đổi tên thành baryta, và không lâu sau đó được gọi là "barium"
để thể hiện tính kim loại của nó
Sự phổ biến, điều chế
Bởi vì bari bị ôxi hóa nhanh chóng trong không khí nên khó thu được kim loại này
ở dạng tinh khiết Nó chủ yếu được tìm thấy và được cô lập từ quặng barít (muối bari sulfat kết tinh).Bari được sản xuất thương mại bằng phương pháp điện phân nóng chảy bari clorua (BaCl2) Phương trình điện phân như sau:
(ở catốt) Ba2+* + 2e- → Ba (ở anốt) Cl-* → ½Cl2 (khí) + e
Trang 7-Hợp chất
Những hợp chất quan trọng nhất là bari perôxít, bari clorua, bari sulfat, bari cacbonat, bari nitrat, và bari clorat
Đồng vị
Dạng tự nhiên của bari là một hỗn hợp của 7 đồng vị bền Hiện có 22 đồng vị của bari được phát hiện, nhưng hầu hết những đồng vị này có độ phóng xạ cao và bán
rã trong vòng vài mili giây đến vài phút Chỉ có ngoại lệ duy nhất là đồng vị Ba133
có chu kỳ bán rã 10,51 năm
Cảnh báo
Tất cả hợp chất có thể hòa tan của bari với nước hoặc axít đều vô cùng độc hại Bari sulfat có thể dùng trong y khoa chỉ bởi vì nó không tan và được bộ máy tiêu hóa thải ra hoàn toàn Không như những kim loại nặng khác, bari không gây ra hiện tượng tích tụ sinh học [1]
Vì sự ôxi hóa bari diễn ra rất dễ dàng nên nó phải được bảo quản trong dầu mỏ hay dầu lửa hoặc bất kì chất lỏng không có ôxy nào, để có thể ngăn cách sự tiếp xúc với không khí