Khánh Hòa có địa hình rất phức tạp và hơn 70% diện tích của tỉnh là đồi núi, trong đó có đến 25% đỉnh núi cao trên 1000 m, tạo thành một vòng cung chắn gió từ phía Bắc đến phía Tây va Tâ
Trang 1MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC 1
LỜI NÓI ĐẦU 3
Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHU VỰC 4
1.1 Giới thiệu về khu vực nghiên cứu 5
1.2 Căn cứ làm đồ án tốt nghiệp 11
Chương 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA KHU VỰC 13
2.1 Đặc điểm địa hình, địa mạo 14
2.2 Đặc điểm địa chất 15
2.3 Đặc điểm khi hậu, khí tượng 18
2.4 Đặc điểm chế độ thủy hải văn 30
Chương 3: THAM SỐ THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH 37
3.1 Tham số thiết kế 38
3.2 Tính toán điều kiện biên 42
3.3 Tính toán sóng nước nông 43
Chương 4: QUY HOẠCH TỔNG THỂ HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH 52
4.1 Phạm vi thiết kế 53
4.2 Mục tiêu và định hướng 53
4.3 Yêu cầu thiết kế 54
4.4 Các phương án quy hoạch 54
4.5 So sánh và lựa chọn quy hoạch 58
Chương 5: THIẾT KẾ KẾT CẤU HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH 60
5.1 Các hạng mục công trình thiết kế 61
5.2 Số liệu tính toán 61
5.3 Các giải pháp kết cấu đề xuất 61
5.4 Thiết kế công trình đê chắn sóng H2 phương án 1 64
5.5 Thiết kế công trình đê chắn sóng H2 phương án 2 74
5.6 Kiểm tra ổn định 79
5.7 Lựa chọn phương án kết cấu 89
Trang 2Chương 6: BIỆN PHÁP THI CÔNG
VÀ DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH 91
6.1 Thống kê khối lượng vật liệu cho đê mái nghiêng H2 92
6.2 Trình tự thi công 93
6.3 Thiết kế kỹ thuật thi công 96
6.4 Thống kê máy móc thiết bị và nhân lực 102
6.5 Dự toán 103
Chương 7: AN TOÀN LAO ĐỘNG 107
7.1 Giới thiệu chung về an toàn lao động 108
7.2 An toàn lao động trong thi công 109
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 112
TÀI LIỆU THAM KHẢO 114
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Nha Trang hiện tại đang là một thành phố du lịch ven biển, có nhiều bãi tắm đẹp và các danh lam thắng cảnh hấp dẫn nhiều lượt khách du lịch đến đây tham quan Tuy nhiên, hiện nay một số bãi tắm ở Nha Trang gặp phải vấn đề về dòng chảy tách
bờ, sóng lớn nguy hiểm cho khách du lịch Vì vậy, thành phố đang rất cần thiết một giải pháp khắc phục, trả lại vẻ đẹp cho các bãi tắm
Trong khuôn khổ đồ án tốt nghiệp, em được giao nhiệm vụ “Thiết kế công trình bảo vệ bờ biển Nha Trang khu vực UBND tỉnh Khánh Hòa” Kết quả của đồ án
là tập thuyết minh 114 trang và 16 bản vẽ A1 Nội dung chính của đồ án gồm các chương:
Chương 1: Giới thiệu chung về khu vực
Chương 2: Điều kiện tự nhiên của khu vực
Chương 3: Tham số thiết kế công trình
Chương 4: Quy hoạch tổng thể hệ thống công trình
Chương 5: Thiết kế kết cấu hạng mục công trình
Chương 6: Biện pháp thi công và dự toán công trình
Chương 7: An toàn lao động
Sau 15 tuần làm đồ án, dưới sự hướng dẫn chỉ bảo của cô giáo Nguyễn Thị Hải
Lý cùng các thầy cô giáo trong bộ môn và trong trường, em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp của mình Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy các cô, đã giúp em rèn luyện nhân cách và trang bị cho em những kiến thức chuyên môn cần thiết cho công việc sau này Trong quá trình làm đồ án, do lượng kiến thức còn hạn chế, sự hiểu biết về thực tế còn rất ít nên không tránh khỏi sai sót Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, các cô và các bạn để em có thêm kinh nghiệm sau này đi làm thực
tế
Sinh viên thực hiện
Phạm Quốc Huy
Trang 4Chương 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHU VỰC
Trang 51.1 GIỚI THIỆU VÙNG NGHIÊN CỨU
1.1.1 Tỉnh Khánh Hòa
Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam, giáp với tỉnh Phú Yên về hướng Bắc, tỉnh Đắk Lắk về hướng Tây Bắc, tỉnh Lâm Đồng về hướng Tây Nam, tỉnh Ninh Thuận về hướng Nam và Biển Đông về hướng Đông; có mũi Hòn Ðôi trên bán đảo Hòn Gốm huyện Vạn Ninh, là điểm cực Ðông trên đất liền của nước
ta
Dân số Khánh Hòa (theo số liệu đến ngày 31-12-2015) là 1,205,303 người với
32 dân tộc đang sinh sống (Kinh, Raglai, Hoa, Ê-đê, Cơ-ho, một nhóm nhỏ dân tộc Tày, Nùng, Mường, Thái, Chăm, Khmer, Thổ )
Diện tích tự nhiên của Khánh Hòa, cả trên đất liền và hơn 200 đảo và quần đảo
là 5,197 km2 Bờ biển dài 385 km với nhiều cửa lạch, đầm, vịnh, nhiều đảo và vùng biển rộng lớn Ðặc biệt, Khánh Hòa có Trường Sa là huyện đảo, nơi có vị trí kinh tế,
an ninh quốc phòng trọng yếu
Khánh Hòa hiện nay bao gồm 2 thành phố trực thuộc tỉnh (Nha Trang và Cam Ranh), 1 thị xã (Ninh Hòa) và 6 huyện (Vạn Ninh, Diên Khánh, Khánh Vĩnh, Khánh Sơn, Cam Lâm và huyện đảo Trường Sa) với tổng diện tích 5217,6 km²
Tỉnh Khánh Hòa nằm ở vị trí thuận tiện về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không Việc giao lưu kinh tế, văn hóa giữa Khánh Hòa và các tỉnh thuận lợi nhờ đường sắt và Quốc lộ 1A xuyên suốt chiều dài của tỉnh
Vị trí địa lý của tỉnh Khánh Hòa còn có ý nghĩa chiến lược về mặt quốc phòng,
vì nằm gần đường hàng hải quốc tế, có huyện đảo Trường Sa, cảng Cam Ranh và là cửa ngõ thông ra Biển Ðông
Khánh Hòa có bờ biển dài và gần 200 hòn đảo lớn nhỏ cùng nhiều vịnh biển đẹp như Vân Phong, Nha Trang, Cam Ranh với khí hậu ôn hòa, nhiệt độ trung bình 26⁰C, có hơn 300 ngày nắng trong năm và nhiều di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng khác Bên cạnh đó, Khánh Hòa còn có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú, đặc biệt tài nguyên biển có nhiều loại hải sản quý hiếm có thể khai thác, nuôi trồng, chế biến xuất khẩu với khối lượng lớn, có yến sào, là nguồn nguyên liệu đặc biệt để xuất khẩu và bào chế các sản phẩm bổ dưỡng quý hiếm cho con người
Ðiều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, lịch sử văn hóa đã đem đến cho tỉnh Khánh Hòa một tiềm năng lớn để phát triển du lịch, dịch vụ Nha Trang - Khánh Hòa hiện được xác định là một trong 10 trung tâm du lịch - dịch vụ lớn của cả nước Tháng 5-
2003, vịnh Nha Trang được công nhận là thành viên chính thức của Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới
Trang 61.1.2 Thành phố Nha Trang
Thành phố Nha Trang có diện tích 251km2, nằm ở vị trí trung tâm tỉnh Khánh Hòa Bắc giáp huyện Ninh Hòa, Nam giáp thị xã Cam Ranh, Tây giáp Diên Khánh trong một thung lũng núi vây 3 phía Bắc - Tây - Nam và tiếp giáp với bờ biển về phía Đông Sông Cái Nha Trang và sông Cửa Bé chia Nha Trang thành 3 phần, gồm 27
xã, phường:
+ Phía Bắc sông Cái gồm các xã Vĩnh Lương, Vĩnh Phương, Vĩnh Ngọc và khu vực Đồng Đế gồm các phường Vĩnh Phước, Vĩnh Hải, Vĩnh Hoà, Vĩnh Thọ Phía Nam sông Cửa Bé là xã Phước Đồng với địa danh "Chiến khu Đồng Bò" và một vùng lý tưởng cho du lịch trong tương lai là rừng dừa sông Lô
Trung tâm Nha Trang nằm giữa hai con sông, gồm khu vực nội thành với các phường Xương Huân, Vạn Thanh, Vạn Thắng, Phương Sài, Phương Sơn, Ngọc Hiệp, Phước Tiến, Phước Tân, Phước Hòa, Tân Lập, Lộc Thọ, Phước Hải, Phước Long, Vĩnh Trường, Vĩnh Nguyên và các xã ngoại thành phía tây gồm Vĩnh Hiệp, Vĩnh Thái, Vĩnh Thạnh, VĩnhTrung
Nha Trang có 19 hòn đảo, với trên 2,500 hộ và khoảng 15,000 người sống trên các đảo Đảo lớn nhất là Hòn Tre rộng 36km2 nằm che chắn ngoài khơi khiến cho vịnh Nha Trang trở nên kín gió và êm sóng
Nha Trang cách Thủ đô Hà Nội 1,280km, cách thành phố Hồ Chí Minh 448km, Cố đô Huế 630km, Phan Rang 105km, Phan Thiết 260km, Cần Thơ 620km
Nha Trang có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng và là một trung tâm du lịch lớn của cả nước
Ở Nha Trang có nhiều trường đại học, học viện, viện nghiên cứu, các trường cao đẳng, trường dạy nghề, các trung tâm triển khai các tiến độ kỹ thuật chuyên ngành đã biến nơi đây thành một trung tâm khoa học - đào tạo của cả vùng Nam Trung bộ
Đặc sản nổi tiếng của Nha Trang (và cũng là của Khánh Hoà) là yến sào Tất
cả các đảo có chim Yến đến đều nằm trong địa phận Nha Trang
Các danh lam thắng cảnh ở Nha Trang có Tháp Bà Ponagar, Hòn Chồng, Hòn
Đỏ, Đảo Yến, Hòn Nội, Hòn Ngoại, Hòn Miếu, Hòn Tre, Hòn Tằm, Hòn Mun, Hòn Lao, Hòn Thị, Sông Lô, bãi Tiên, đảo Ngọc Thảo, đồi La-San, biệt thự Bảo Đại, chùa Long Sơn, tượng Kim Thân Phật Tổ, hồ cá Trí Nguyên, Thuỷ cung, chùa Đá Hang, đảo Khỉ Cù lao
Trang 7 Một vài hình ảnh về danh lam thắng cảnh ở Nha Trang
Hình 1-1:Bãi biển Đại Lãnh ở Nha Trang
Hình 1-2: Tháp Bà Ponagar
Trang 8Hình 1-3: Chùa Long Sơn
Hình 1-4: Thác Yang Bay
Trang 91.1.3 Hiện trang khu vực bờ biển Nha Trang
Tình hình phát triển kinh tế khu vực bờ biển Nha Trang đang có xu hướng phát triển "nóng" và không ổn định Các dãy nhà cao tầng và các khu đô thị đang rất gần các bờ biển, làm cho việc tiếp cận với bãi biển trở nên khó khăn Mật độ dân cư đông dẫn đến các vấn đề ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến môi trường sống của nhiều loài sinh vật biển và các rặng san hô vốn là những nét đặc sắc của Nha Trang
Hình 1-5: Người dân đổ xô tắm biển ở Nha Trang
Bãi biển Nha Trang có nhiều vị trí có độ dốc khá lớn, sóng cao và các dòng nước rút xa bờ (R.I.P) gây nguy hiểm cho du khách và dân cư Nguyên nhân của các vấn đề xấu trên là do hiện tượng xói lở bờ biển ở Nha Trang theo mùa Các tác động của sóng và thủy triều theo mùa đã làm cho bãi biển xấu đi vào mùa đông, cát bị mất dần và bãi biển bị xói Vì vậy, cần phải có các biện pháp ngăn chặn và
ổn định bờ biển
Trang 10Một vài hình ảnh tại Nha Trang:
Hình 1-6: Sóng cao gây nguy hiểm cho du khách
Hình 1-7: Dòng nước rút xa bờ (R.I.P)
Trang 111.2 CĂN CỨ LÀM ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
1.2.1 Nhiệm vụ của đồ án
Thiết kế công trình bảo vệ bờ biển Nha Trang khu vực UBND tỉnh Khánh Hòa
1.2.2 Các tài liệu xuất phát ban đầu
Các nguồn tài liệu được sử dụng bao gồm:
+ Tài liệu địa hình: Bình đồ địa hình khu vực
+ Tài liệu thủy hải văn:
- Số liệu mực nước tại các trạm thủy hải văn khu vực lân cận
- Số liệu mực nước quan trắc tại khu vực dự án
1.2.3 Các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn ngành và tài liệu hướng dẫn
a Các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm, tài liệu hướng dẫn
Bảng 1-1: Tài liệu tiêu chuẩn sử dụng trong đồ án
1 QPTL.A6.77 Quy phạm phân cấp đê sông, đê biển
2 22TCN 4116-85 Thiết kế kết cấu bê tông và bê tông cốt thép thuỷ
công
3 22TCN 222-95 Tải trọng và tác động (do sóng và do tàu) lên công
trình thủy
4 14TCN 130-2002 Thiết kế đê biển
5 TCVN 6170-1-1996 Công trình biển cố định – Phần 1: Quy định chung
6 TCVN 6170-2-1998 Công trình biển cố định – Phần 2: Điều kiện môi
trường
7 TCVN 6170-3-1998 Công trình biển cố định – Phần 3: Tải trọng thiết kế
8 TCVN 2737:1995 Tải trọng và tác động - Tiêu chuẩn thiết kế
9 TCVN 4116:1985 Kết cấu BT và BTCT thủy công
10 TCVN 9901:2013 Tiêu chuẩn thiết kế đê biển
11 TCVN 5060:1990 Công trình thủy lợi - Các quy định chủ yếu về thiết
kế
1 CEM Coastal Engineering Manual, 2003
2 Basic Coastal
Engineering NewYork, 1995
3 BS6349-Part7-1991 Maritime structures Guide to the design and
construction of breakwaters
Trang 12b Các phần mềm tin học ứng dụng
- Phần mềm thiết kế Autocad 2007, 2010
- Phần mềm tính toán sóng SWAN, Matlap8.5
- Phần mềm vẽ địa hình Google Mapper1.5, Google Earth Pro
- Phần mềm tính toán ổn định Slope/W
- Phần mềm tính lún GEO5 2017
- Các phần mềm văn bản Word 2007, Excel 2007
- Phân mềm tính dự toán Microsoft Project 2010
Trang 13Chương 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA KHU VỰC
Trang 142.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH ĐỊA MẠO
2.1.1 Khu vực tỉnh Khánh Hòa
Khánh Hòa nằm phía đông Trường Sơn lan ra biển Khánh Hòa có địa hình rất phức tạp và hơn 70% diện tích của tỉnh là đồi núi, trong đó có đến 25% đỉnh núi cao trên 1000 m, tạo thành một vòng cung chắn gió từ phía Bắc đến phía Tây va Tây Nam tỉnh, bao quanh các đồng bằng nhỏ hẹp ven biển (thuộc thung lũng các sông) có
độ dốc lớn va thấp dần từ Tây sang Đông
Địa hình Khánh Hòa bao gồm đầy đủ các dạng địa hình đồi, núi, đồng bằng ven biển, biển và biển khơi Nửa phía Tây là các sườn núi, phía Đông là dãy trường Sơn Nam Các vùng núi tương đối cao trên 2000m, thỉnh thoảng có những nhánh tách
ra chạy theo hướng Đông ra sát biển tạo thành các đèo tương đối hiểm trở (Đèo Dù
Dì, đèo Rọ Tượng)
Bờ vịnh khúc khửu tạo thành nhiều vũng vịnh, có khoảng 100 đầm vũng, vịnh
có nhiều bãi triều và vùng nước nông có khả năng xây dựng các công trình thuỷ sản
và đặc sản có giá trị kinh tế cao Nhiều vùng vịnh sâu kín gió rất thuận lợi cho việc xây dựng mở rộng các cảng biển
Khánh Hòa có khoảng trên 200 hòn đảo lớn nhỏ, nếu chỉ tính đảo nhỏ có diện tích từ 2 ha trở lên thì Khánh Hòa có khoảng 33 hòn đảo Dọc theo bờ biển có hai loại địa hình bãi cửa sông và bãi bờ đá Biển Khánh Hòa thuộc hệ thống biển ven bờ phía Tây biển Đông có độ sâu giáp với thềm lục địa hẹp và tiếp giáp với biển khơi, đáy biển rất dốc và gồ ghề
Bờ biển Khánh Hòa thuộc loại bờ biển của vùng đá gốc Bờ biển ở những khu vực chỉ có mũi vịnh, do sườn Đông Trường Sơn đã ra sát vịnh biển Trong đó vịnh Cam Ranh, vịnh Văn Phong ăn sâu vào đất liền, do đó được che chở từ phía ngoài từ các bán đảo, các bán đảo có diện tích không nhỏ Tất cả các vũng vịnh này đều thuận lợi cho việc neo đậu tàu thuyền, trong đó Vịnh Cam Ranh rất nổi tiếng về vị trí chiến lược của nó
Dọc theo đoạn bờ biển của tỉnh Khánh Hòa có rất nhiều hòn đảo che chở như các đảo Hòn Lớn, Hòn Tre và nhiều đảo nhỏ khác cùng với rất nhiều đảo san hô rất phát triển
2.1.2 Khu vực bờ biển Nha Trang
Vịnh Nha Trang kéo dài từ Bãi Tiên đến Sông Lô và từ bờ ra đảo Hòn Dung, đường bờ biển (kể cả các đảo) dài hơn 103 km Đảo Hòn Lớn (Hòn Tre) là đảo lớn nhất, nằm ở phía đông vịnh Phía đông nam vịnh là một số đảo nhỏ nằm rải rác tạo thành một vành đai chắn sóng hướng đông và đông nam (tổng cộng 19 đảo), chiều
Trang 15dài (song song dọc bờ) vào khoảng 16 km, chiều rộng (vuông góc với bờ) xấp xỉ 13km
Vịnh Nha Trang thông với biển ngoài bằng hai cửa: cửa chính phía đông bắc, cửa nhỏ hơn phía đông nam Nguồn nước ngọt chính đổ vào vịnh Nha Trang là từ Sông Cái Sông Dinh (Ninh Hoà) chỉ tác động tại đầm Nha Phu, sông Tắc chỉ tác động khu vực phía nam vịnh
Nha Trang là một trong những vịnh đẹp nhất trên thế giới, là một trong những trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng nổi tiếng trong nước và thế giới với nhiều cảnh quan xinh đẹp, nước biển trong xanh, nhiều hệ sinh thái điển hình nhất là rạn san hô, nhiều bãi cát đẹp Với tiêu chí du lịch biển trên thế giới hiện nay là: Sun, Sea, Sand (3S) thì vịnh Nha Trang đều hội đủ các tiêu chí trên Nha Trang có nhiều bãi biển đẹp, bãi biển dọc đường Trần Phú với chiều dài gần 7 km là bãi biển nổi tiếng nhất Ngoài các bãi biển nhỏ trên các đảo xa bờ, Nha Trang còn có bãi tắm Hòn Chồng và dải ven biển từ Ba Làng đến Bãi Tiên có thể cải tạo thành các bãi tắm nhân tạo
2.2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT
2.2.1 Đặc điểm chung
Vùng này có đặc điểm chung là phát triển trên nền địa chất cổ nhất ở Việt Nam Đó là miền địa chất khối Kom Tum Cấu trúc đá tấm và đá vòng Đá cứng cấu tạo gần bờ phần lớn là đá macma granite và đá phun trào Badan
Địa chất Khánh Hòa thuộc các nhóm cơ bản sau:
- Nhóm đá macma axit phân bố phần lớn ở phía tây tỉnh Khánh Hòa
- Nhóm đá phiến phân bố chủ yếu ở Khánh Sơn, Khánh Vĩnh
- Nhóm trầm tích đệ tứ phân bố chủ yếu ở vùng ven sông, suối Sườn núi, chân núi với các thành phần bở rời
Những tích tụ nguồn gốc biển:
- Bãi cát hiện đại phân bố khá nhiều, dọc theo bờ biển Nha Trang Bề mặt của những bãi cát này nghiêng ra biển Vật liệu trầm tích trên bãi thay đổi theo những mùa, hiện tượng di cư bồi tích Mùa sóng gió Đông Bắc, trầm tích phân bố theo chiều giảm dần theo độ hạt từ Bắc xuống Nam bãi, sóng gió Đông Nam phân bố ngược lại nhưng không rõ ràng Thành phần khoáng vật chủ yếu là thạch anh và fenspat lẫn ít Mica Ở khu vực gần cửa sông Cái, hạt còn góc cạnh sắc nhưng càng xa thì độ mài mòn càng càng tăng lên Loại cát biển ít được thành tạo này thuộc những thành tạo trẻ nhất và đang được tiếp tục được hình thành các bãi cát ven biển hiện nay
- Những tích tụ san hô trong phạm vi biển Nha Trang khi triều thoái thì lộ ra trên mặt nước ở mũi Hòn Chồng, phía Bắc đảo Hòn Lớn, cửa lớn vịnh Cam Ranh ven
Trang 16bờ biển vịnh Nha Trang Khi thì chìm xuống mực nước biển thấp nhất 1 - 2m hoặc là
có chỗ sâu tới 12m như ở cát phủ như ở ven bờ hiện tại Chúng thuộc loại nguồn gốc sinh vật tại chỗ Chính các bãi, rặng san hô chết đi, dưới tác dụng của sóng chúng bị
vỡ vụn và được bảo vệ trong trầm tích Những chủng loại này thường rất phong phú ở
độ sâu 40-80m Hàm lượng các có chỗ chiếm tới 50% Đây là nguồn vật liệu phong phú để nung vôi và làm ximăng
Tích tụ hỗn hợp sông biển: Tích tụ hỗn hợp sông biển phân bố trên toàn vịnh Nha Trang tạo lên một vùng rộng lớn, tương đối bằng phẳng có cao trình từ -4m đến +5m Đây là nơi trồng lúa và tập trung dân cư Trong khu vực Nha Trang được chia làm 2 loại:
- Tích tụ xen kẽ sông biển (phát triển ở hạ lưu sông Cái)
- Tích tụ đầm lầy ven biển chưa phát hiện thấy ở khu vực Nha Trang và nếu có thì có thể có ở phía Tây Chợ Nha Trang cũ đã bị lấp
Như vậy những tích tụ xen kẽ sông biển chủ yếu là cát sỏi, đôi chỗ vì một lớp
Á cát Lateric hoá phủ lên trên Càng gần biển thì độ nhiễm mặn càng cao
2.2.2 Khu vực bờ biển Nha Trang
Căn cứ vào kết quả các công tác khảo sát do Công ty TVXD Giao thông Công cộng Khánh Hòa tiến hành trong khu vực dự án, dựa trên các tiêu chuẩn kỹ thuật khảo sát xây dựng, các lớp đất từ trên xuống dưới trong phạm vi khảo sát có các đặc điểm như sau:
a) Lớp 1: Cát hạt mịn, màu xám vàng, đồng nhất, trạng thái chặt Lớp đất này phân bố rải rác trong phạm vi khảo sát (từ hố khoan HK1 HK5) và có chiều dày khá nhỏ (< 2m) Lớp cát này có cường độ chịu tải và tính kháng biến cao, biến dạng nhỏ, mức độ thẩm thấu cao
b) Lớp 2: Cát hạt trung lẫn vụn san hô (tảng san hô lớn HK3), màu xám đen, trạng thái chặt vừa, trạng thái xốp Bề dày lớp biến đổi từ 2,0m 8,0m trong phạm vi khảo sát Lớp cát này có cường độ chịu tải và tính kháng biến cao, biến dạng nhỏ, mức độ thẩm thấu cao
c) Lớp 3: Bùn cát bột pha bùn sét lẫn vỏ sò, màu xám đen, trạng thái nhão Lớp này chỉ xuất hiện ở các lỗ khoan HK5, HK6, HK7, HK8 Bề dày lớp biến đổi từ 3,0m đến 10,0m trong phạm vi khảo sát Lớp cát này có cường độ chịu tải và tính kháng biến nhỏ, biến dạng lớn, mức độ thẩm thấu cao
d) Lớp 4: Đá phong hóa Riolit Thành phần: cát bột pha sét - sét lẫn dăm, sạn phong hoá (chứa đá tảng có D = 20 - 35cm - HK1, HK2) Màu xám, xanh, nâu vàng Trạng thái cứng
Trang 17Bảng 2-1: Cấu tạo và đặc điểm địa chất khu vực thiết kế công trình
Màu xám xanh, nâu vàng Trạng thái cứng
Trang 182.3 ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU, KHÍ TƯỢNG
2.3.1 Đặc điểm khí hậu
Theo phân vùng khí hậu của tỉnh Khánh Hòa, khu vực dự án nằm ở vùng khí hậu II
Đặc điểm quan trọng ở đây là mùa mưa ngắn (4 tháng) với lượng mưa vào cỡ
1000 – 1500mm hàng năm Tuy nhiên độ biến động lại khá cao với những kỉ lục mưa lớn nhất dưới 800mm/năm
Đặc điểm của chế độ nhiệt là do sự che khuất tương đối với các ảnh hưởng gió mùa cực đới, hầu như có một bước nhảy vọt giữa vùng I và vùng II Nhiệt độ thấp nhất tại đây chỉ cỡ 140 150C, tức là cao hơn so với vùng trên tới 30 50C Còn về mùa hạ, ảnh hưởng của gió Tây có thể khá rõ rệt, tuy không thường xuyên và mạnh nhưng cũng đủ làm tăng tần suất nắng nóng mùa hạ và nâng giá trị của nhiệt độ tối cao tuyệt đối tới 390 400C
Hai hiện tượng thời tiết đáng chú ý ở đây là gió Tu Bông và bão:
Gió Tu Bông ảnh hưởng lớn đến một khu vực phía Bắc tỉnh với hệ quả gió mạnh và khô, lạnh, tác động xấu đến sức khoẻ con người cũng như đến mùa nằng vụ Đông và Xuân, nhất là khi thời tiết xảy ra đúng thời tiết trổ, nở bông, ra trái
Thời tiết bão ảnh hưởng đến vùng này khá rõ và mạnh hơn mọi nơi khác Thường, những trường hợp lũ lụt, ngập úng ở vùng này đều có liên quan đến bão, áp thấp nhiệt đới Khi này, cùng với tác dụng tập trung nước từ thượng lưu về lớn, dâng cao nhanh chóng, còn có tác dụng nâng cao mực nước biển, hạn chế hiệu ứng tiêu thoát của các vùng cửa sông
Đây cũng là phần hạ lưu các sông lớn trong tỉnh, độ dốc lưu vực ở đây không lớn lắm so với các vùng khác
Độ sâu dòng chảy biến động từ dưới 400mm/năm vùng ven biển đến hơn 800mm/năm vùng phía Tây Hệ số dòng chảy khoảng 0,4 0,5 Mùa dòng chảy lệch mùa mưa vài tuần Ảnh hưởng triều sâu vào nội địa khoảng từ (0,5 2) km đối với các sông nhỏ, đến (5 10) km đối với sông lớn (như sông Cái Ninh Hoà và sông Cái Nha Trang) Các vùng nhiễm mặn phân bố rời rạc dọc quốc lộ với diện tích từ vài chục héc ta đến vài trăm héc ta
Trang 19Bảng 2-2: Đặc điểm khí hậu được tóm tắt
Đặc điểm vùng nghiên cứu
Khả năng mưa lớn nhất (mm/năm) >2000
Khả năng mưa ít nhất (mm/năm) 600
Biểu suất mùa mưa (mùa mưa-mùa khô) 150%-70%
Chỉ số ẩm ướt mùa (mùa mưa-mùa khô) 0.3-3.0
Tốc độ gió lớn nhất và xác suất xảy ra 30m/s/15%
Khả năng độ sâu dòng chảy lớn nhất
- Lượng mưa kỷ lục (toàn năm) ở Nha Trang là 2650mm (năm 1981), ở Trường Sa là 3072mm (năm 1980)
- Lượng mưa ít nhất (toàn năm) ở Nha Trang là 670mm (năm 1957), ở Trường
Sa là 675mm (năm 1948)
Biến động bất thường về mưa thường thể hiện qua cường độ Theo cách tính xác suất, cường độ mưa 24 giờ ứng với chu kỳ 5 năm ở Nha Trang là 184mm, ứng với chu kỳ 10 năm là 223mm và ứng với chu kỳ 50 năm là trên 300mm
Trang 20Bảng 2-3: Phân phối mưa
Tháng
Năm ít nước (1982-1983)
Năm nhiều nước (1981-1982)
Trang 21Bảng 2-4: Tần suất tháng có lượng mưa nhỏ nhất, lớn nhất (%)
(Số liệu từ 1977 - 1992)
Đặc trưng Tháng có lượng mưa nhỏ nhất Tháng có lượng mưa
lớn nhất Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Bảng 2-6: Độ ẩm tương đối trung bình tháng, năm (%)
Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm N.Trang 79 80 81 80 78 78 77 77 81 83 82 79 80
Bảng 2-7: Độ ẩm tương đối thấp nhất tuyệt đối (%)
Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm N.Trang 52 54 49 49 47 44 37 38 42 42 51 51 37
Trang 22Bảng 2-8: Số ngày có độ ẩm tương đối trung bình các cấp
a Hướng gió
Đặc điểm chung về diễn biến gió được lặp lại trong sự tập trung về hướng gió ứng với mỗi mùa, nhưng khác nhau khá nhiều về nội dung, tần xuất đặc trưng từng nơi
-Vào nửa năm mùa gió đông (khoảng từ tháng X-XI năm trước đến tháng
III-IV năm sau) hướng gió địa phương được quy định bởi hướng gió cực đới chiếm ưu thế Một dòng Đông Bắc –Tây Nam được thiết lập gần như ổn định trong phần lớn thời gian của mùa, ít ra là trong phạm vi tầm sát mặt đất cho đến độ cao 4000-5000m, chi phối gần như căn bản hướng gió thịnh hành mọi nơi trong tỉnh Thường tần xuất thịnh hành thường đạt khoản 30%, có nơi tới 60%, và hướng tập trung là hướng Bắc Đông Bắc Như vậy nhưng sự khác biệt ở điạ phương vừa thể hiện ở hướng vừa thể hiện ở tần xuất, đã nói nên sự quan trọng của địa hình trong tương quan gió mùa Khí hậu đã gây biến dạng của luồng gió chung, đồng thời ảnh hưởng lớn đến việc cơ cấu mùa ở từng địa phương Trong nhiều trường hợp trường hợp này được sử dụng rất nhiều thuận lợi cho việc đánh giá các quy luật khí hậu từng vùng
-Qua nửa năm mùa gió mùa Hạ (Từ khoảng tháng V-VI đến tháng IX-X)
Trường hợp gió lớn nhất thường liên quan đến bão hoặc áp thấp nhiệt đới từ biển Đông tràn vào Như cơn bão ngày 10/11/1988, gió đo được ở Nha Trang là 30m/s, ở Cam Ranh là 25 m/s Cơn bão ngày 9/12/1993 đổ bộ vào Bắc Khánh Hòa cũng có gió mạnh xấp xỉ 30 m/s Nói chung mọi trường hợp gió bão, ngoài tốc độ
Trang 23cao, gió cong có tính chất liên tục (kéo dài từ vài giờ đến 20 giờ), thành đợt, và nhất
là đổi chiều và xoáy, nên sức phá hoại rất lớn Thành thử việc tính toán hiệu quả do gió trong trường hợp gió bão sẽ rất có sai lầm nếu như bỏ qua những hiệu ứng phụ Gió bão thường xảy ra trong “mùa bão Khánh Hòa” từ tháng VII đến tháng XI
Ngoài trường hợp bão, tốc độ gió lớn cũng xảy ra do những nguyên nhân khác như lốc, tố, dông địa phương, gió mùa cực đới nghĩa là ở tất cả các tháng trong năm Điều đặc biệt là ở những trường hợp này gió không kéo dài, và không tác động trong phạm vi lớn như gió bão Mặc dù thế nó cũng có thể gây ra những tổn thất cục
bộ nghiêm trọng
b Tốc độ gió
Tốc độ gió là đặc trưng khí hậu để thể hiện một cách khá rõ những đặc tính của địa hình và địa phương Theo quy luật chung, tốc độ gió giảm đi khi sức cản địa hình tăng lên 3 Tốc độ gió cũng tăng theo độ cao và ở ngoài khơi (hải đảo) Tuy nhiên, cũng có thể giảm tốc độ gió lại liên quan chặt chẽ với gió mùa-địa hình như trong trường hợp gió Tú Bông đã phân tích ở trên
Nói chung, Khánh Hòa không phải là nơi thường có gió lớn (trừ vùng hải đảo Trường Sa sẽ nói sau) Xác suất lớn nhất trong cả hai mùa thuộc về cấp gió từ 2-5m/s (tức là chưa vượt qua những giới hạn bất lợi về mặt sinh học) Ví dụ, như trường hợp Nha Trang, khả năng có gió trong phạm vi tốc độ 2-5m/s trong các tháng mùa đông (mùa gió mùa đông) thường vượt qua 65% số trường hợp còn các tháng mùa hạ, cũng
ít khi dưới 55% số trường hợp Thường, gió với tốc độ 5m/s đã là hiếm hoi, chỉ chiếm không quá 10% tổng số trường hợp, mà thời kỳ có khả năng xảy ra nhất lại là thời kỳ gió mùa mùa hạ Điều này trái ngược so với quy luật chung (ví dụ: ngay ở Tuy Hoà, Sơn Hoà… xác suất gió cấp này về mùa hạ cũng cao hơn mùa đông) của thời tiết gió mùa, có thể xem là một đặc điểm riêng của Khánh Hòa
c Các hiện tượng đặc biệt về gió
Tương quan với mọi hoạt động sản xuất trong đời sống thường trở nên bất lợi với những tốc độ gió lớn cùng với những biến tính cơ lý của luồng gió
Đáng chú ý trước hết là tốc độ gió lớn, kèm theo những tính năng đặc biệt khác liên quan đến nguồn phát sinh (cơ chế tác động) và hiệu ứng biến tính địa phương
Trường hợp gió lớn nhất thường liên quan đến bão hoặc áp thấp nhiệt đới từ biển Đông tràn vào Như cơn bão ngày 10/11/1988, gió đo được ở Nha Trang là 30m/s, ở Cam Ranh là 25m/s Cơn bão ngày 9/12/1993 đổ bộ vào Bắc Khánh Hòa cũng có gió mạnh xấp xỉ 30m/s Nói chung mọi trường hợp gió bão, ngoài tốc độ cao, gió còn có tính liên tục (kéo dài từ vài giờ đến 20 giờ), thành đợt, và nhất là đổi chiều
và xoáy, nên sức phá hoại lớn Thành thử việc tích toán hiệu quả đo gió trong trường
Trang 24hợp gió bão sẽ rất có sai lầm nếu như bỏ qua những hiệu ứng phụ Gió bão thường xảy ra trong “Mùa bão ở Khánh Hòa” từ tháng VII-XI
Ngoài trường hợp bão, tốc độ lớn cũng xảy ra do nguyên nhân khác như lốc,
tố, dông địa phương, gió mùa cực đối nghĩa là ở tất cả các tháng trong năm Đặc biệt ở những trường hợp này gió không kéo dài, và không tác động trong phạm vi lớn như gió bão Mặc dù thế nó cũng có thể gây ra những tổn thất cục bộ nghiêm trọng
Gió Tây là một hình thái gió đặc biệt, liên quan đến hiệu ứng địa hình của vùng núi phía Tây Tác dụng của biến tính “siêu đoạn nhiệt” (tức là quá trình không bị cưỡng bức nâng cao ở phía sườn Tây để lại hầu hết lượng ẩm cho sự hình thành vùng trước núi, khi vượt qua núi sang sườn đối lập trở thang khô và rất nóng Hiệu ứng này được gọi là hiệu ứng Foehn) đã khiến cho luồng gió trở thành khô nhất và nóng nhất,
so với tất cả các gió từ nguồn khác ảnh hưởng tới Khánh Hòa Hệ quả của gió này, là tạo nên một mùa khô nóng địa phương, bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng IX, với độ xê dịch chừng 1-1.5 tháng (nghĩa là, có những trường hợp gió Tây sớm bắt đầu từ giữa tháng IV, hoặc kết thúc sớm ngay từ giữa tháng VII) Những giá trị nhiệt
độ tối cao có thể lên tới trên 350C và độ ẩm tối thấp dưới 55%, không phải hiếm gặp trong thời kỳ gió Tây ở Khánh Hòa
Gió Tu Bông là một hiện tượng gió đặc biệt liên quan đến địa hình Vọng Phu- Đèo Cả Ngay trên bản đồ địa hình tỷ lệ 1/5.000.000 của Khánh Hòa, đã có thể nhận thấy sự hiện diện của một mảng trũng, chạy theo những đèo thấp và khe xuối, hướng
từ Đèo Cả về phía biển
Về mùa Đông, khi Frôn tĩnh chỉ thành lập trên các đỉnh Trường sơn, ứng với những đợt gió mùa cực đới mạnh, vượt dòng không khí mùa bị chặn lại ở sườn Bắc
và Tây Bắc của núi, chỉ vượt qua đường máng trũng tới Tu Bông thường bị xem là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với lúa, màu trồng ở địa phương, nhất là trong thời
kỳ trổ bông, ngậm sữa hoặc chín
Trang 25Bảng 2-9: Tần suất các cấp gió (%) tại Nha Trang
Trang 26Bảng 2-12: Các hướng gió ứng với các cấp tần suất tại Nha Trang (%)
NE 15,8
SE 22,2
SE 25,5
SE 27,3
SE 30,9
SE 29,9
SE 20,6
NW 25,1
N 26,6
N 38,2
WTB
m/s 3,4 3,1 2,8 2,4 2,1 1,7 1,9 1,8 2,0 2,4 3,6 3,8 2,6
Trang 27Bảng 2-14: Tần suất lặng gió (P L %) và tần suất P% và tốc độ gió trung bình theo 8
hướng tại trạm Nha Trang (Vm/s)
Trang 28v=4-6.5m/s v=1-3.9m/s
hoa hång giã tr¹m nha trang
22.9
ne
e
se s
sw w
Bão hay áp thấp nhiệt đới đều chung một cơ chế và hệ quả, nghĩa là hình thành
do hiệu ứng xoáy ngược chiều kim đồng hồ quanh một áp thấp khơi sâu, di chuyển từ biển Đông hoặc từ Thái Bình Dương vào khu vực Khánh Hòa, mang theo gió mạnh, mưa lớn và thời tiết xấu kéo dài một vài ngày
Các quy luật động bão ỏ Khánh Hòa được hình dung theo kết quả thống kê nhiều năm như sau:
a Quy luật mùa:
Ứng với sự di chuyển đường đi của bão, từ hướng Bắc và Hướng Đông Bắc vào những tháng đầu mùa gió mùa Hạ, qua hướng Tây và Tây Nam vào cuối mùa, mùa bão ở Khánh Hòa theo quy luật , sẽ phải gần trùng với mùa mưa, tức là vào tháng IX tháng XII Trong những tháng này, tập chung hầu hết số cơn bão đã từng đổ
bộ vào khu vực Khánh Hòa (khoảng 9 cơn bão trong chu kỳ 10 năm) Tuy nhiên, cũng không phải không có ngoại lệ, như các trường hợp tháng III năm 1991 đã có bão
đổ vào Bình Định vào tháng II năm 1992 đổ bộ vào Khánh Hòa Chỉ có thể nói rằng, ngoại lệ như vậy cũng hiếm xảy ra, và xác suất chỉ từ 7-8% mà thôi
Trang 29b Quy luật tác động thời tiết:
Bão là thiên tai đáng sợ, do những quan hệ thời tiết đặc biệt mà nó mang tới : gió mạnh và đổi chiều, sụt giảm khí áp kèm theo nước dâng, mưa lớn kéo dài Song
hệ quả rõ rệt, mạnh mẽ tới mức nào còn phụ thuộc rất nhiều vào quan hệ địa hình
Trường hợp của Khánh Hòa, so sánh với đặc trưng ở bão các nơi khác thuộc duyên hải Trung Trung Bộ, thì hệ quả tương đối yếu nhất là về gió Trong tất cả các cơn bão được ghi nhận, gió chưa vượt quá trị số 30m/s Cụ thể, như trong cơn bão lịch sử ngày 9/12/1993, gió mạnh nhất ghi được ở Nha Trang là 28m/s và ở Cam Ranh là 30m/s Còn ở ngoài quần đảo Trường Sa, vận tốc gió đạt tới 40m/s, và hơn nữa, nhưng như thế vẫn còn thấp hơn nhiều kỉ lục của bão đổ bộ vào đất liền trên miền Bắc (ở Hải Phòng đã từng ghi được tốc độ gió khoảng chừng 80 m/s) Điều đó
có thể giải thích bằng sự suy yếu nói chung của những cơn bão cuối mùa (vào thời kì suy thoái của gió mùa mùa Hạ)
Bảng 2-15: Số cơn bão đổ bộ vào bờ biển Phú Khánh
Qua các số liệu trên có thể thấy: bờ biển Nha Trang ít bão, số trận bão hàng năm ít hơn phía Bình Định, Phú Yên, lượng mưa do bão gây ra cũng nhỏ hơn nhiều, các tháng có bão xuất hiện là tháng IX - XI
Khi có bão đổ bộ gió giật mạnh và đổi chiều liên tục, gây sóng lớn, biển động
dữ dội, nước mặn tràn vào đồng trũng, nhất là khi triều dâng kết hợp bão
Bão gây mưa lớn, cơn bão năm 1978 làm 4 huyện Vạn Ninh, Ninh Hoà, Diên Khánh, Cam Ranh thiệt hại nặng nhất trên 4000 ha lúa màu
Tốc độ gió mạnh theo 8 hướng chính tại Nha Trang tính được trong bảng 2-16
Bảng 2-16: Tốc độ gió mạnh nhất theo 8 hướng tại Nha Trang
Vmax (gút) 48,7 42,4 31,8 55,5 43,2 38,4 30,3 46,8 24,1 18,8 21,4 17,3
Trang 30Thuỷ triều trong vùng Nha Trang thường lấy theo thủy triều ở trạm Quy Nhơn, nhưng theo các tài liệu phân tích của viện biển Nha Trang thì có sự lệch pha về thời điểm nước lớn, nước ròng cũng như có sự sai biệt về trị số mực nước đặc biệt vào những ngày triều hỗn hợp Sai biệt này về trị số khoảng từ (40 80) mm, về pha từ
30 đến 60 phút so với các giá trị dự báo tại Quy Nhơn
Theo chuỗi các số liệu đo trong 2 năm 1979 và 1981 tại trạm Cầu Đá, đường tần suất luỹ tích đó được thể hiện trên hình 2-2
Theo thống kê từ 1975 đến 1984, mực nước cao nhất quan chắc được tại trạm Cầu Đá là 103cm (1/XII/1981) và mực nước thấp nhất là -137cm (12/VII/1979), theo
hệ cao độ Mũi Nai Chú ý rằng cao trình theo hệ hải đồ thấp hơn hệ Mũi Nai là 137cm
Biên độ triều trung bình kỳ triều cường là 1,2-2,0m, kỳ triều kém là 0,5m
Bảng 2-17: Thống kê tần suất lỹ tích mực nước từng giờ năm 1981
(trạm Cầu Đá, Nha Trang - hệ hải đồ)
Trang 31Bảng 2-18: Mực nước cao nhất và thấp nhất trong 10 năm
(trạm Cầu Đá, Nha Trang - hệ hải đồ)
Trang 32- Trong vịnh Nha Trang, các sóng lớn quan trắc được là sóng lừng Điển hình
là ngày 15/XI/1990, sóng có độ cao lớn hơn 2m, trong khi tốc độ gió chỉ được 3m/s
- 85% trường hợp quan trắc được là sóng có chu kỳ lớn hơn 5 giây, và bước sóng là 40m Các sóng lớn nhất đo được vào các tháng X, XI, XII Trong giai đoạn này các sóng có độ cao lớn hơn 1,7m có tần suất 5-10%
- Độ cao sóng đổ thường lớn hơn độ cao sóng phía ngoài từ 2-4 lần
- Vào tháng XI, buổi sáng sóng hướng Đông Bắc chiếm ưu thế, có tần suất xuất hiện là 60% Buổi chiều sóng hướng Đông có tần suất xuất hiện là 65% Trong tháng này, sóng buổi sáng lớn hơn sóng buổi chiều, song gió lại có tốc độ nhỏ hơn nhiều
- Vào tháng XII, sóng hướng Đông chiếm ưu thế, cả buổi sáng lẫn buổi chiều Tần suất xuất hiện sóng hướng này là 90% Sóng lừng thống trị
Nhìn chung vào mùa gió Đông Bắc, sóng hướng Đông và Đông Bắc chiếm ưu thế Gió mùa Đông Bắc tác động vào khu vực Nha Trang mạnh nhất vào các tháng X,
XI, XII, I và II, ảnh hưởng của nó có thể đến tháng IV Hướng sóng gây tác động mạnh đến dải bờ vịnh Nha Trang là sóng lừng hướng Đông
Trong vịnh Nha Trang cần chú ý đến sóng lừng do bão gây ra, dù là bão xa không đổ bộ trực tiếp vào Khánh Hòa, nhất là vào giai đoạn có lũ ở sông Cái và các
kỳ triều cường
Trang 33Hình 2-2: Đường tần suất luỹ tích mực nước giờ tại Trạm Cầu Đá Nha Trang
(Hệ Mũi Nai)
Trang 345 100
90 80
70 60
50 40
30 20
đừơng lũy tích mực nứơc trạm nha trang năm 2001
Hỡnh 2-3: Đường tần suất luỹ tớch mực nước giờ tại Trạm Nha Trang năm 2001
(Hệ Mũi Nai)
Trang 35>2.25 2.00-2.25 1.75-2.00 1.50-1.75 1.25-1.50 1.00-1.25 0.75-1.00 0.50-0.75 0.25-0.50 0.00-0.25 LÆNG
s
Hình 2-4: Hoa Hồng sóng trung bình năm tại Nha Trang
Trang 362.4.3 Chế độ dòng chảy
Vịnh Nha Trang là vùng biển ven bờ có địa hình đáy và đường bờ khá phức tạp Các nghiên cứu và đo đạc dòng chảy trong vinh Nha Trang trong trước năm 1975 còn ít và rời rạc Sau 1975 các số liệu quan trắc được bổ sung và hệ thống hoá lại nhưng vẫn chưa đủ để phục vụ nghiên cứu một cách chặt chẽ Qua xử lý và phân tích
+ Dao động triều 6, 12, 24 giờ
+ Dao động quán tính chu kỳ 57 giờ
Loại không có chu kỳ bao gồm dòng chảy gió và dòng chảy thường xuyên Dòng chảy gió đạt cực đại khoảng 15-25cm/s, còn dòng thường kỳ tốc độ khoảng 15cm/s
Các chuỗi đo đạc dài ngày trong khu vực cửa sông Cái cho thấy rằng tại tầng đáy tồn tại dòng ổn định hướng lên phương Bắc với tần suất 70% Giá trị mô đun trung bình là 32cm/s, cực đại là 48cm/s Trong khi đó tại tầng mặt dòng chảy phù hợp với hướng gió Đông Bắc Điều này cho phép dự đoán trong khu vực lân cận của sông
mà giới hạn ngoài là dãy đảo đá phía Nam là kè Yersin, tồn tại một hoàn lưu xoáy mà chiều của nó thay đổi theo pha triều (xoáy thuận khi triều xuống và xoáy nghịch khi triều lên) tại tầng đáy
Tại khu vực sâu hơn ở phía Nam kè Yersin, dòng chảy có tính chất thuận nghịch ở tầng đáy; còn tầng mặt dòng chảy vẫn trùng với hướng gió
So sánh các kết quả đo đạc của Viện biển Nha Trang, có thể thấy rằng vào mùa gió Đông Bắc, dòng chảy thường mạnh hơn 1,5 đến 2 lần so với các mùa đo đạc khác (Nhưng chú ý rằng, điểm đo cách bờ từ 150m trở lên)
Trang 37Chương 3
THAM SỐ THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH
Trang 383.1 THAM SỐ TÍNH TOÁN
3.1.1 Cấp công trình
Căn cứ vào nhiệm vụ của đồ án là "thiết kế công trình bảo vệ bờ biển Nha Trang khu vực UBND tỉnh Khánh Hòa" và tầm quan trọng của công trình, theo quy phạm hiện hành của Nhà nước (TCVN5060-90 và QPTL-A6.77) thì công trình bảo
vệ bờ biển Nha Trang thuộc cấp II
3.1.2 Phương pháp tính toán
Do có nhiều hạn chế về địa hình tính toán sóng theo phương pháp kinh nghiệm 22-TCN-222-95 và hạn chế của sinh viên về kĩ thuật tính sóng bằng mô hình toán thực tế hiện nay Sinh viên nhận được sự cho phép của giáo viên hướng dẫn nên đã áp dụng tính toán sóng theo phương pháp bán kinh nghiệm, xử lý điều kiện biên sóng nước sâu theo 22-TCN-222-95 và sử dụng số liệu đó để tính chiều cao sóng nước nông bằng mô hình SWAN
V w Trong đó :
V1 - Tốc độ gió ở độ cao 10 m trên mặt đất lấy trung bình trong khoảng thời gian 10 giây và suất đảm bảo 4%
K - Hệ số tính lại tốc độ gió đo được bằng máy đo gió, xác định theo công thức
K =0,675 +
1
5 , 4
Trang 39Kết quả tính toán được đưa vào trong bảng
Bảng 3-3: Số liệu mực nước thiết kế (trạm Cầu Đá)
Mực nước Ứng với P % Theo hệ cao độ Hải đồ
Mực nước dâng do bão
- Công thức tính mực nước dâng do bão :
set
V L K
V w - Tốc độ gió tính toán (gió bão 27 m/s)
k w - Hệ số phụ thuộc tốc độ gió tra bảng (3,4.10 -6 )
Trang 40Vậy chiều cao nước dâng do bão tính được là hset = 0,69 (m)
Theo tính toán của Viện cơ học biển (hình 3-1) thì chiều cao nước dâng trong bão ở khu vực này có thể lên đến 0,8 m
Do vậy, để đảm bảo an toàn cho công trình lấy chiều cao nước dâng tính toán
Kết quả tổng hợp mực nước tính sóng được đưa vào trong bảng 3-4
Bảng 3-4: Mực nước tính sóng
Gió bão
MNTS Gió mùa