TÓM TẮT Nội dung luận văn tập trung phân tích thực trạng tín dụng cá nhân và đánh giáhoạt động tín dụng cá nhân tại BIDV Đồng Nai .Từ những kết quả đạt được cũngnhư các tồn tại, hạn chế
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI
Trang 3CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thế Khải
Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP HCM
Trang 5TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP.HCM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TP.HCM, ngày 31 tháng 3 năm 2017
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SỸ
Họ tên học viên: Đoàn Thị Ngọc Thủy Giới tính: Nữ
Ngày, tháng, năm sinh: 13/02/1983 Nơi sinh: Đồng Nai
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh MSHV: 1541820127
I Tên đề tài:
Phát triển hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triểnViệt Nam - chi nhánh Đồng Nai
II Nhiệm vụ và nội dung:
Nhiệm vụ và nội dung đề tài tập trung phân tích thực trạng tín dụng cá nhân
và đánh giá hoạt động tín dụng cá nhân tại BIDV Đồng Nai Từ những kết quả đạtđược cũng như các tồn tại, hạn chế để đưa ra các giải pháp và đề xuất, kiến nghịnhằm phát triển hoạt động tín dụng cá nhân tại BIDV Đồng Nai
III Ngày giao nhiệm vụ: 24/9/2016
IV Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 31/3/2017
V Cán bộ hướng dẫn: TS Nguyễn Thế Khải
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
TS Nguyễn Thế Khải
Trang 6LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kếtquả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳcông trình nào khác
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đãđược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc
Học viên thực hiện Luận văn
Đoàn Thị Ngọc Thủy
Trang 7Cuối cùng, tôi xin cám ơn Ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên Ngân hàng TMCPĐầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đồng Nai đã tạo điều kiện thuận lợi,cung cấp tài liệu, số liệu và đóng góp ý kiến quý giá để tác giả hoàn thành luận vănnày.
Học viên thực hiện Luận văn
Đoàn Thị Ngọc Thủy
Trang 8TÓM TẮT
Nội dung luận văn tập trung phân tích thực trạng tín dụng cá nhân và đánh giáhoạt động tín dụng cá nhân tại BIDV Đồng Nai Từ những kết quả đạt được cũngnhư các tồn tại, hạn chế để đưa ra các giải pháp và đề xuất, kiến nghị nhằm pháttriển hoạt động tín dụng cá nhân tại BIDV Đồng Nai
- Chương 1 của luận văn, tác giả đã tóm tắt các nội dung lý thuyết cơ bản củatín dụng cá nhân cũng như kinh nghiệm phát triển tín dụng cá nhân của một số ngânhàng nước ngoài tại Việt Nam và bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam.Dựa trên cơ sở lý luận ở chương 1, tác giả làm tiền đề cho việc phân tích, đánh giáthực trạng tín dụng cá nhân tại BIDV Đồng Nai trong chương 2
- Chương 2 tác giả giới thiệu khái quát về BIDV Đồng Nai và tiến hành phântích thực trạng tín dụng cá nhân tại BIDV Đồng Nai, thể hiện qua các nội dungchính như sau:
+ Khái quát về lịch sử hình thành và những hoạt động chính của BIDV Đồng
Trang 9- Trên cơ sở phân tích thực trạng tại chương 2 cùng với những mặt mạnh vàmặt còn hạn chế trong tín dụng bán lẻ tại BIDV Đồng Nai , tác giả đã đề ra các giảipháp nhằm phát triển hoạt động tín dụng cá nhân tại BIDV Đồng Nai.
Những kết quả nghiên cứu của luận văn hy vọng sẽ góp một phần nhỏ trongviệc nâng cao hiệu quả phát triển sản phẩm tín dụng cá nhân tại BIDV Đồng Nai,tạo môi trường tín dụng an toàn và hiệu quả để ngân hàng đạt được mục tiêu kinhdoanh cao nhất
Trang 10The essay focuses on the analysis of personal credit situation and individualcredit assessment in BIDV Dong Nai From the achievements as well asshortcomings and limitations to propose solutions and recommendations to enhancethe effectiveness of personal credit activities at BIDV Dong Nai
- Chapter 1 of the thesis summarizes the basic theory of personal credit as well
as personal credit development experience of some foreign banks in Vietnam andlessons learned for Vietnamese commercial banks Based on the argument inchapter 1, the author is the premise for analyzing and evaluating the situation ofpersonal credit development at BIDV Dong Nai in Chapter 2
Chapter 2 gives an overview of Dong Nai BIDV and analyzes the situation ofpersonal credit development in BIDV Dong Nai The main contents are as follows:+ Overview of the history and activities of BIDV Dong Nai
+ Analyzing and evaluating the situation of personal credit development atBIDV Dong Nai through retail credit products such as personal loans, personalguarantee and personal credit card payment which BIDV Dong Nai isimplementing The author has raised the achievements as well as the shortcomings
at BIDV Dong Nai
- Based on the analysis of the situation in Chapter 2 together with the strengthsand weaknesses in retail credit at BIDV Dong Nai, the author has proposedsolutions to enhance the efficiency of personal credit activities
The research results of the thesis hope to contribute a small part in improvingthe efficiency of developing personal credit products at BIDV Dong Nai, creating asafe and effective credit environment for the bank to achieve the item highestbusiness goal
Trang 11MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CÁM ƠN ii
TÓM TẮT iii
ABSTRACT iv
MỤC LỤC v DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT .x
DANH MỤC CÁC BẢNG xii
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ xiii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4
1.1 TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4
1.1.1 Khái niệm tín dụng cá nhân 4
1.1.2 Đặc điểm của tín dụng cá nhân 5
1.1.2.1 Quy mô mỗi khoản vay nhỏ, số lượng các khoản vay lớn 5
1.1.2.2 Tín dụng cá nhân thường dẫn đến các rủi ro 6
1.1.2.3 Tín dụng cá nhân gây tốn kém nhiều chi phí 7
1.1.3 Vai trò của tín dụng cá nhân trong nền kinh tế 7
1.1.3.1 Đối với nền kinh tế- xã hội 7
1.1.3.2 Đối với ngân hàng 8
1.1.3.3 Đối với khách hàng cá nhân 9
1.1.4 Các sản phẩm tín dụng cá nhân 10
1.1.4.1 Cho vay cá nhân 11
1.1.4.2 Bảo lãnh cá nhân 11
1.1.4.3 Phát hành – thanh toán thẻ tín dụng 11
1.2 PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .12
1.2.1 Khái niệm phát triển tín dụng cá nhân 12
Trang 121.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển tín dụng cá nhân 12
1.2.2.1 Dư nợ tín dụng cá nhân 12
1.2.2.2 Sự phát triển thị phần 12
1.2.2.3 Hệ thống kênh phân phối 13
1.2.2.4 Tỷ lệ nợ xấu 13
1.2.2.5 Thu nhập từ tín dụng cá nhân 14
1.2.2.6 Tính đa dạng của sản phẩm tín dụng cá nhân 14
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển tín dụng cá nhân 15
1.2.3.1 Sự phát triển kinh tế- xã hội 15
1.2.3.2 Môi trường pháp luật 16
1.2.3.3 Đối thủ cạnh tranh 16
1.2.3.4 Năng lực cạnh tranh của NHTM 17
1.2.3.5 Chính sách và chương trình kinh tế của Nhà nước 17
1.3 KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG CÁ NHÂN CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO CÁC NHTM VIỆT NAM .18
1.3.1 Kinh nghiệm phát triển tín dụng cá nhân của các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam 18
1.3.2 Bài học kinh nghiệm về phát triển tín dụng cá nhân đối với các NHTM Việt Nam 20
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TIRỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐỒNG NAI 23
2.1 KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BIDV - CHI NHÁNH ĐỒNG NAI 23
2.1.1 Tổng quan về BIDV - Chi nhánh Đồng Nai 23
2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV - Chi nhánh Đồng Nai 25
2.1.2.1 Tổng quan về thị trường khách hàng cá nhân ở Đồng Nai 25
Trang 132.1.2.2 Hoạt động của một số NHTM Việt Nam trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
giai đoạn 2014 - 2016 27
2.1.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV - Chi nhánh Đồng Nai giai đoạn 2014 - 2016 27
2.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI BIDV - CHI NHÁNH ĐỒNG NAI 29
2.2.1 Quá trình triển khai tín dụng cá nhân tại BIDV - chi nhánh Đồng Nai 29 2.2.1.1 Cơ sở pháp lý cho hoạt động tín dụng cá nhân tại BIDV Đồng Nai29 2.2.1.2 Quá trình triển khai tín dụng cá nhân tại BIDV - chi nhánh Đồng Nai 29
2.2.2 Thực trạng phát triển tín dụng cá nhân tại BIDV - chi nhánh Đồng Nai .31
2.2.2.1 Cho vay cá nhân 31
2.2.2.2 Bảo lãnh cá nhân 48
2.2.2.3 Phát hành - thanh toán thẻ tín dụng cá nhân 49
2.3 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI BIDV - CHI NHÁNH ĐỒNG NAI 50
2.3.1 Những kết quả đạt được 50
2.3.1.1 Dư nợ tín dụng cá nhân 50
2.3.1.2 Sự phát triển thị phần 53
2.3.1.3 Hệ thống kênh phân phối 53
2.3.1.4 Tỷ lệ nợ xấu 55
2.3.1.5 Thu nhập từ hoạt động tín dụng cá nhân 56
2.3.1.6 Tính đa dạng của sản phẩm tín dụng cá nhân 57
2.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân 58
2.3.2.1 Tồn tại 58
2.3.2.2 Nguyên nhân 60
Trang 14CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ
NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM -
CHI NHÁNH ĐỒNG NAI 70
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI BIDV - CHI NHÁNH ĐỒNG NAI 70
3.1.1 Định hướng phát triển chung của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam ( BIDV) 70
3.1.2 Các mục tiêu cụ thể 70
3.1.2.1 Định vị thị trường và thị phần 70
3.1.2.2 Khách hàng mục tiêu 71
3.1.2.3 Địa bàn mục tiêu 71
3.1.2.4 Sản phẩm tín dụng 71
3.1.3 Các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu đến năm 2020 71
3.2 CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI BIDV - CHI NHÁNH ĐỒNG NAI 73
3.2.1 Tăng cường công tác quản trị điều hành hoạt động kinh doanh bán lẻ 73
3.2.2 Chuẩn hóa mô hình kinh doanh bán lẻ tại chi nhánh theo hướng tăng cường cán bộ bán hàng, gia tăng hiệu quả hoạt động của các PGD 73
3.2.3 Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động các kênh phân phối truyền thống gồm các chi nhánh, phòng giao dịch đồng thời đẩy mạnh phát triển các kênh phân phối hiện đại như Internet Banking, Mobile Banking, Contact Center, ATM, POS, mạng xã hội 74
3.2.4 Tập trung phát triển sản phẩm bán lẻ trên nguyên tắc dễ sử dụng,tiện ích, giàu tính công nghệ, hiện đại, đa dạng, phù hợp với từng phân đoạn khách hàng, Cụ thể hóa các sản phẩm bán lẻ phù hợp với phân nhóm khách hàng; phân nhóm khách hàng theo mức thu nhập, độ tuổi 74
3.2.5 Lấy khách hàng là trọng tâm, chú trọng công tác chăm sóc khách hàng và nâng cao chất lượng dịch vụ, đẩy mạnh công tác bán hàng qua kênh thoại 75
Trang 153.2.6 Ứng dụng công nghệ mới trong việc nghiên cứu, phát triển sản phẩm
mới nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu khách hàng 76
3.2.7 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao 76
3.2.8 Giải pháp phát triển sản phẩm tín dụng cá nhân 76
PHẦN KẾT LUẬN 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 16DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
ACB Ngân hàng TMCP Á Châu
ANZ Ngân hàng TNHH Một thành viên ANZ Việt Nam
Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt NamBIDV Bank for Investment and Development of Viet Nam (Ngânhàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam)
CB QLKHCN Cán bộ quản lý khách hàng cá nhân
CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
DPRR Dự phòng rủi ro
ĐVT Đơn vị tính
EMV Công nghệ bảo mật dữ liệu thẻ tín dụng do 3 tổ chức thẻ tín
dụng quốc tế thống nhất sử dụng (Europay, MasterCard và VisaCard)
FDI Foreign Direct Investment ( Đầu tư trực tiếp nước ngoài)
IBMB Internet banking
GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)
GTCG Giấy tờ có giá
HDbank Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM
HSBC Hongkong and Shanghai banking Corporation ( Tập đoàn Ngânhàng Hồng Kông và Thượng Hải)
KCN Khu công nghiệp
POS Máy tính tiền cảm ứng (Point of Sale)
Sacombank Ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn Thương tín
Trang 18DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Kết quả huy động vốn tại BIDV Đông Đồng Nai 27
Bảng 2.2: Kết quả lợi nhuận BIDV Đông Đồng Nai 32
Bảng 2.3: Dư nợ cho vay tại BIDV Đông Đồng Nai 34
Bảng 2.4: Dư nợ cho vay tại BIDV Đông Đồng Nai phân theo thời hạn 36
Bảng 2.5: Dư nợ cho vay tại BIDV Đông Đồng Nai phân theo thành phần kinh tế 37 Bảng 2.6: Dư nợ cá nhân phân theo sản phẩm 38
Bảng 2.7: Dư nợ cho vay tại BIDV Đông Đồng Nai phân theo ngành nghề kinh tế39 Bảng 2.8: Tình hình nhóm nợ tại BIDV Đông Đồng Nai 40
Bảng 2.9: Tình hình nợ quá hạn tại BIDV Đông Đồng Nai 41
Bảng 2.10: Số lượng khách hàng có quan hệ tín dụng tại BIDV Đông Đồng Nai 41
Bảng 2.11: Dư nợ cho vay 10 khách hàng lớn nhất tại BIDV Đông Đồng Nai 42
Bảng 2.12: Thống kê số lượng khách hàng từ chối cấp tín dụng 46
Bảng 2.13: Số liệu tài sản đảm bảo tại BIDV Đông Đồng Nai 49
Bảng 2.14: Kết quả kiểm tra, giám sát sau giải ngân tại BIDV Đông Đồng Nai 53
Bảng 2.15: Kết quả khảo sát quy trình, chính sách tín dụng 56
Bảng 2.16: Kết quả khảo sát chất lượng thẩm định 57
Bảng 2.17: Kết quả khảo sát Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ 59
Bảng 2.18: Kết quả khảo sát công tác kiểm tra, giám sát 61
Trang 19DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của BIDV Đông Đồng Nai 31
Biểu đồ 2.1: Huy động vốn phân theo thời gian 33
Biều đồ 2.2: Huy động vốn phân theo thành phần kinh tế 33
Biều đồ 2.3: Dư nợ cho vay phân theo ngành nghề kinh tế 39
Trang 201
Trang 211 Tính cấp thiết của đề tài
MỞ ĐẦU
Việc trở thành thành viên thứ 150 của WTO là dấu ấn quan trọng trong tiếntrình đổi mới nền kinh tế của Việt Nam, mở ra cho chúng ta nhiều cơ hội tiếp cậnnhững thị trường tài chính hàng đầu, tuy nhiên cũng đặt ra không ít thách thức khicác ngân hàng nước ngoài được phép kinh doanh bình đẳng như các NHTM trongnước
Thị trường kinh doanh nhiều tiềm năng cùng với nguy cơ cạnh tranh ngàycàng gay gắt đã đặt các NHTM Việt Nam vào thế phải thay đổi chiến lược kinhdoanh, tìm kiếm cơ hội đầu tư mới, mở rộng và đa dạng hoá nhóm khách hàng mụctiêu, Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Đồng Nai cũngkhông thể nằm ngoài xu thế đó
BIDV- chi nhánh Đồng Nai vốn là một trong những NHTM đi đầu trong thanhtoán xuất nhập khẩu, cho vay bán buôn và kinh doanh ngoại tệ, nhóm khách hàngtruyền thống của BIDV chủ yếu là các doanh nghiệp lớn Tuy nhiên, hiện nay cụcdiện đã có nhiều thay đổi, khi mà các NHTM khác đã từng bước lớn mạnh về quy
mô, tiềm lực tài chính và phương thức quản lý, phục vụ đã lôi kéo nhóm kháchhàng truyền thống của BIDV rất gay gắt
Chính những điều kiện khách quan trên đã đặt BIDV - chi nhánh Đồng Naivào thế phải tìm kiếm cơ hội đầu tư mới, thay đổi chiến lược kinh doanh và nhómkhách hàng mục tiêu Để có thể cạnh tranh được với các NHTM năng động trongnước cũng như các ngân hàng nước ngoài vốn có ưu thế mạnh về mảng dịch vụngân hàng bán lẻ, BIDV đã xác định chiến lược phát triển song hành bán buôn điđôi với bán lẻ, trong đó tín dụng cá nhân là một trong những mục tiêu quan trọnghàng đầu, do tín dụng luôn là một hoạt động chủ lực của ngân hàng Chính vì vậytôi chọn đề tài "Phát triển hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư
và phát triển Việt Nam - chi nhánh Đồng Nai” làm đề tài nghiên cứu
Trang 222 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu giải quyết 3 vấn đề cơ bản như sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển tín dụng cá nhân
- Phân tích thực trạng kinh doanh mà cụ thể là hoạt động tín dụng cá nhân tạiNgân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Đồng Nai, từ đó đánhgiá những kết quả đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động tíndụng cá nhân
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động tín dụng cá nhân tạiNgân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Đồng Nai
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: mảng tín dụng cá nhân đang được triển khai tại Ngânhàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đồng Nai
- Phạm vi nghiên cứu: Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam Chinhánh Đồng Nai từ năm 2014 - 2016
4 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng nghiên cứu định tính là chủ yếu, dựa trên nguồn dữ liệu thứ cấp
và sơ cấp
- Nguồn dữ liệu thứ cấp: được thu thập từ các văn bản của Nhà nước và cácthông tư, nghị định, các văn bản, tài liệu định hướng, chiến lược chính sách củangành, các báo cáo, thống kê chuyên ngành ngân hàng, các số liệu, dữ liệu và cáctài liệu khác có liên quan của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam vàChi nhánh Đồng Nai
- Nguồn dữ liệu sơ cấp: được thu thập, ephân tích qua phương pháp thống kê,
mô tả, so sánh, tổng hợp và xử lý trên công cụ Ecxel
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
5.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài
Luận văn hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động tín dụng cánhân, nguyên nhân dẫn đến các hạn chế, tồn tại trong phát triển tín dụng cá nhâncủa các ngân hàng thương mại
Trang 235.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Luận văn phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại BIDVĐồng Nai, những mặt mạnh và mặt yếu của hoạt động tín dụng cá nhân và nhữngnguyên nhân của những bất cập của BIDV Đồng Nai Trên cơ sở đó, tác giả đề xuấtcác giải pháp có tính khả thi giúp BIDV Đồng Nai tăng trưởng tín dụng cá nhânmột cách có hiệu quả nhất Ngoài ra, đề tài có thể là tài liệu tham khảo cho các tổchức tín dụng khác trong việc định hướng triển khai phát triển tín dụng cá nhântrong những điều kiện hoạt động tương tự Do vậy đề tài mang tính thực tiễn
6 Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các từ viết tắt
… Nội dung của luận văn gồm 03 chương, cụ thể:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển tín dụng cá nhân tại các ngân hàng thương mại
- Chương 2: Thực trạng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triểnViệt Nam - chi nhánh Đồng Nai
- Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Đồng Nai
Trang 24CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG
CÁ NHÂN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1 Khái niệm tín dụng cá nhân
Tín dụng Ngân hàng
Theo PGS.TS Phan Thị Cúc (2012) Giáo trình Tín dụng ngân hàng – NXBPhương Đông thì “Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụngvốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chiphí nhất định”
Theo Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 đã được Quốc hội nước CHXHCNViệt Nam thông qua thì “Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sửdụng một khoản tiền hoặc cam kết sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép
sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiếtkhấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấptín dụng khác”
Có nhiều cách định nghĩa nhưng tựu chung lại thì tín dụng ngân hàng chứađựng ba nội dung chính :
- Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang người sửdụng
- Sự chuyển nhượng này có thời hạn
- Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí và rủi ro
Tín dụng cá nhân
Trên cơ sở định nghĩa “Tín dụng ngân hàng” nêu trên và trong phạm vi củaluận văn này, đối tượng khách hàng cá nhân bao gồm cá nhân có giấy chứng nhậnđăng ký hộ kinh doanh cá thể, vì vậy Tín dụng cá nhân là hình thức tín dụng màtrong đó NHTM đóng vai trò là người chuyển nhượng quyền sử dụng vốn của mìnhcho khách hàng cá nhân sử dụng trong một thời hạn nhất định phải hoàn trả cả gốc
và lãi với mục đích phục vụ đời sống hoặc cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh,hoạt động khác, trừ những nhu cầu vốn không được cho vay
Trang 25Tín dụng cá nhân đóng góp lớn đến sự lưu thông các nguồn vốn trong xã hội,điều chuyển vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu, từ nơi hiệu quả thấp đến nơi hiệu quảcao để đáp ứng nhu cầu vốn cho kinh doanh hoặc tiêu dùng của cá nhân và hộ giađình.
Tín dụng cá nhân đã phát triển từ lâu trên thế giới, nhưng là một khái niệm khámới ở thị trường Việt Nam Tuy nhiên tín dụng cá nhân đã nhanh chóng thu hútđược nhiều khách hàng và có tiềm năng rất lớn để phát triển Điểm thuận lợi là quy
mô thị trường lớn với dân số đông (gần 93 triệu người), đa số trong đó có độ tuổitrẻ, có thu nhập ngày càng cao và có nhu cầu chi tiêu cho nhiều mục đích
Hiện nay xu hướng tiêu dùng trước, trả sau để đáp ứng nhu cầu chi tiêu chocuộc sống tăng nhanh, nhất là ở các thành phố lớn Chính vì thế, các sản phẩm tíndụng cá nhân của ngân hàng đang được khách hàng rất quan tâm Đây là cơ sở đểcác ngân hàng tự tin đẩy mạnh mảng kinh doanh tín dụng này
1.1.2 Đặc điểm của tín dụng cá nhân
Tín dụng cá nhân là loại hình tín dụng khác biệt so với tín dụng doanh nghiệp.Với phạm vi nghiên cứu của luận văn này, xin đưa ra một số khác biệt như:
1.1.2.1 Quy mô mỗi khoản vay nhỏ, số lượng các khoản vay lớn
Khách hàng cá nhân thường có hai mục đích vay:
Thứ nhất là cá nhân vay để bổ sung vốn kinh doanh Quyền hoạt động sản xuấtkinh doanh của cá nhân được pháp luật thừa nhận, nhưng do năng lực hạn chế nênhoạt động kinh doanh thường không có quy mô lớn
Thứ hai là cá nhân vay đáp ứng nhu cầu vốn để tiêu dùng Khoản vay cá nhâncho mục đích này trực tiếp phục vụ cho nhu cầu chi tiêu cho cuộc sống như muanhà đất, mua sắm vật dụng gia đình, xây dựng, sửa chữa nhà, mua phương tiện đilại, du học…
Số tiền cho vay hai mục đích này đều bị giới hạn bởi những điều kiện từ ngânhàng đó là: tính hợp lý của nhu cầu vốn, khả năng trả nợ và tài sản đảm bảo
Tuy nhiên, số lượng các khoản tín dụng cá nhân là rất lớn do hai nguyên nhân:
- Số lượng khách hàng cá nhân đông do đối tượng của loại hình cho vay này
Trang 26là mọi cá nhân trong xã hội, từ những người có thu nhập cao đến những người có thu nhập trung bình và thấp.
- Nhu cầu tín dụng phong phú và đa dạng của khách hàng cá nhân, vì khi chấtlượng cuộc sống và trình độ dân trí được nâng cao, người dân càng có nhu cầu vayngân hàng để cải thiện và nâng cao mức sống
1.1.2.2 Tín dụng cá nhân thường dẫn đến các rủi ro
Rủi ro do thông tin bất cân xứng
Khi thẩm định cho vay thì thông tin về bản thân khách hàng là một trongnhững yếu tố quan trọng để ngân hàng đưa đến quyết định cho vay, bên cạnh tínhhợp lý và hợp pháp của nhu cầu vốn, khả năng trả nợ và tài sản đảm bảo
Đối với khách hàng là tổ chức, việc nắm bắt thông tin khách hàng là tương đốithuận lợi do có rất nhiều nguồn thông tin được công khai như: báo cáo tài chính,thông tin xếp hạng tín dụng, tình hình nộp thuế, uy tín quan hệ với các đối tác…Ngược lại, đối với khách hàng cá nhân, việc đánh giá nhân thân, nguồn trả nợ,mục đích sử dụng vốn vay thường khó đầy đủ và rõ ràng dẫn đến rủi ro thông tinbất cân xứng, khiến cho việc thẩm định khách hàng thiếu chính xác Nguồn trả nợchủ yếu của khách hàng cá nhân là từ thu nhập ổn định ở thời điểm hiện tại Dovậy, nếu người vay gặp vấn đề về sức khoẻ, mất việc làm hay gặp các biến cố bấtngờ ảnh hưởng đến thu nhập thì sẽ không trả được nợ vay cho ngân hàng
Rủi ro tác nghiệp
Do đặc điểm của tín dụng cá nhân là quy mô mỗi khoản vay nhỏ nhưng sốlượng khoản vay lớn, vì vậy để có thể đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng nhằmnâng cao kết quả công việc đòi hỏi sự phục vụ nhanh chóng của CB QLKHCN Do
đó, trong quá trình thẩm định hồ sơ tín dụng các cán bộ thường hay chủ quan, thậmchí lợi dụng sự lỏng lẻo của công tác quản lý và sơ hở của các quy định để lừa đảochiếm đoạt tài sản của khách hàng, hoặc thông đồng với khách hàng gây ra nhữngtổn thất cho ngân hàng
Rủi ro này còn tăng lên đối với cho vay tín chấp, do ngân hàng cấp tín dụngtrên cơ sở thẩm định uy tín của khách hàng tốt hay xấu mà không có biện pháp đảm
Trang 27bảo bằng tài sản Trong trường hợp đó, nếu khách hàng thực sự không có khả năngtrả nợ vay hoặc có khả năng, nhưng không có ý chí trả nợ vay trong khi việc quản
lý thông tin về sự thay đổi nơi cư trú, công việc của khách hàng là một điều không
dễ dàng thì sẽ rất khó khăn cho ngân hàng khi xử lý khoản vay để thu hồi nợ
1.1.2.3 Tín dụng cá nhân gây tốn kém nhiều chi phí
Do đặc điểm của khách hàng cá nhân là số lượng nhiều và phân tán rộng nên
để duy trì và phát triển tín dụng cá nhân sẽ tốn kém nhiều chi phí cho các công tác:
- Mở rộng hệ thống mạng lưới, quảng cáo, tiếp thị tạo thuận lợi trong việc tiếpcận đối tượng khách hàng cá nhân ở từng địa bàn, khu vực
- Phát triển nhân sự đầy đủ nhằm phục vụ khách hàng nhanh chóng, chính xác
từ khâu tiếp nhận hồ sơ, thẩm định đến quyết định cho vay, giải ngân và thu nợ
- Các chi phí liên quan như: chi phí quản lý, văn phòng phẩm, điện, nước,điện thoại, công tác phí hỗ trợ CB QLKHCN…
1.1.3 Vai trò của tín dụng cá nhân trong nền kinh tế
Có thể nói rằng hầu hết các chủ thể trong nền kinh tế, dù là trực tiếp hay giántiếp cũng đều được hưởng những lợi ích do hoạt động của ngân hàng mang lại Hoạtđộng tín dụng cá nhân cũng không là ngoại lệ khi có những vai trò sau đây:
1.1.3.1 Đối với nền kinh tế- xã hội
Góp phần tạo sự năng động cho các thành phần kinh tế
Tín dụng cá nhân là kênh hỗ trợ vốn để dân chúng trang trải các chi phí phátsinh trong cuộc sống từ thỏa mãn nhu cầu thiết yếu cho đến nhu cầu xa xỉ với chiphí đắt đỏ, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống Để có thể đáp ứng nhu cầu ngàycàng tăng của khách hàng, buộc các thành phần kinh tế phải đẩy mạnh sản xuất, do
đó tạo nhiều công ăn việc làm, tạo ra những khác biệt tích cực giúp tăng khả năngcạnh tranh trước các đối thủ trong và ngoài nước trong thời kỳ hội nhập
Góp phần luân chuyển vốn, tăng lưu thông hàng hóa, kích cầu, nhờ đó tạo điềukiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống dân cư, góp phần thực hiện xóađói giảm nghèo… Xét trên góc độ kinh tế vĩ mô, dịch vụ ngân hàng bán lẻ đẩynhanh quá trình lưu chuyển tiền tệ, tận dụng tiềm năng lớn trong dân cư để phát
Trang 28triển kinh tế, cải thiện đời sống người dân, hạn chế dùng tiền mặt và tiết kiệm chiphí thời gian, tiền bạc cho xã hội.
Góp phần tạo sự ổn định về mặt xã hội
Là một phần của tín dụng nói chung, tín dụng cá nhân cũng có vai trò tích cực đốivới xã hội Tín dụng cá nhân góp phần khai thác triệt để các nguồn vốn nhàn rỗitrong xã hội rồi lưu thông các nguồn vốn này một cách trôi chảy và hiệu quả, từ nơithừa vốn đến nơi thiếu vốn, từ nơi hiệu quả thấp đến nơi hiệu quả cao
Tín dụng cá nhân giúp kích cầu trong nền kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn,thúc đẩy sản xuất trong nước Do đó thu hút nhiều lực lượng lao động tham gia xâydựng, sản xuất tạo công ăn việc làm, hướng đến các mục tiêu xã hội như xóa đói,giảm nghèo, tăng thu nhập, giảm tệ nạn xã hội góp phần ổn định trật tự xã hội
1.1.3.2 Đối với ngân hàng
Góp phần nâng cao thương hiệu cho ngân hàng
Do có đối tượng khách hàng rất rộng nên việc phát triển tín dụng cá nhân sẽgiúp hình ảnh thương hiệu của ngân hàng được phổ biến rộng khắp Thông qua tíndụng cá nhân, ngoài việc cấp tín dụng cho khách hàng còn giúp ngân hàng thuận lợitrong bán chéo sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ như: tiền gửi tiết kiệm, giao dịchthanh toán, chuyển lương qua tài khoản, phát hành – thanh toán thẻ, dịch vụ ngânhàng điện tử… Khả năng cung cấp gói sản phẩm dịch vụ tài chính cá nhân đồng bộthỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng sẽ tạo nét khác biệt cho ngân hàng trong cạnhtranh với đối thủ, do đó góp phần nâng cao thương hiệu cho ngân hàng Đây là kênhMarketing hiệu quả đối với ngân hàng, tăng khả năng cạnh tranh giành thị phần trênthị trường tài chính
Góp phần phân tán rủi ro cho ngân hàng
Nếu một ngân hàng chỉ tập trung cho vay các khách hàng doanh nghiệp cónhu cầu vốn lớn, vì lý do nào đó mà hoạt động kinh doanh của các khách hàng nàygặp khó khăn gây ảnh hưởng đến khả năng trả nợ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạtđộng kinh doanh của ngân hàng
Trang 29Do vậy, với nguyên tắc “tránh để tất cả trứng vào một rổ”, các ngân hàng pháttriển tín dụng cá nhân như một sự phân tán rủi ro vì với số lượng khách hàng cánhân đông, số tiền vay ít thì khi có một khách hàng hoặc một số ít khách hàng gặprủi ro dẫn đến không có khả năng trả nợ thì ít gây ảnh hưởng đến tình hình hoạtđộng kinh doanh của ngân hàng.
Góp phần nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng
Tạo điều kiện đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, nhờ đó nâng cao lợi nhuậnngân hàng Các khoản vay cá nhân có quy mô nhỏ, nhưng số lượng lại khá lớn, dovậy tổng quy mô tài trợ cũng rất lớn Đồng thời, lãi suất áp dụng đối với khách hàng
cá nhân thường cao hơn khách hàng doanh nghiệp để bù đắp chi phí cho vay nêncác khoản vay cá nhân đóng góp một phần lợi nhuận không nhỏ trong tổng lợinhuận ngân hàng
Vì vậy, mảng tín dụng cá nhân sẽ là mảng kinh doanh đầy tiềm năng đối vớingành ngân hàng nói chung cũng như BIDV Đồng Nai nói riêng
1.1.3.3 Đối với khách hàng cá nhân
Cuộc sống con người luôn tồn tại những nhu cầu về vật chất và tinh thần,những nhu cầu đó ngày càng đa dạng và cao hơn bắt đầu từ những hàng hoá thiếtyếu rồi đến những hàng hoá xa xỉ hơn cùng với sự phát triển của nền kinh tế Nhưngviệc thỏa mãn những nhu cầu đó lại phụ thuộc vào khả năng thanh toán hiện tại
Ở một chừng mực nào đó, tín dụng cá nhân giúp cho các khách hàng linh hoạthơn trong việc giải quyết vấn đề thỏa mãn nhu cầu của bản thân Thay vì phải tíchlũy đủ vốn ở hiện tại để thực hiện kế hoạch của bản thân, người tiêu dùng sẽ khéoléo phối hợp giữa thoả mãn nhu cầu ở hiện tại với khả năng thanh toán ở hiện tại vàtương lai Nghĩa là họ sẽ tiêu dùng trước bằng cách lựa chọn phương án vay vốnngân hàng rồi tích lũy và hoàn trả sau cho ngân hàng
Vai trò này hết sức có ý nghĩa đối với những trường hợp mua sắm các hànghoá thiết yếu có giá trị cao như nhà cửa, xe ô tô… hay chi tiêu cấp bách như ốmđau, bệnh tật, cưới hỏi Trong những trường hợp này, thay vì bế tắc hoặc phải tìm
Trang 30đến những khoản vay nóng ngoài ngân hàng với lãi suất cao ngất ngưỡng, thì khách hàng có thể an tâm vay vốn từ ngân hàng với lãi suất và thời hạn vay hợp lý.
Điều này được thể hiện rõ nét nhất tại các nước phát triển vì thông qua cáckhoản cấp tín dụng của ngân hàng hết sức nhanh chóng và thuận tiện thì khách hànghầu như được đáp ứng các nhu cầu cá nhân thiết yếu của cuộc sống như mua nhà,mua ô tô, học tập, du lịch góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống
Ngoài ra, tín dụng cá nhân còn là kênh các NHTM tài trợ vốn cho hoạt độngsản xuất kinh doanh của các hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân mà cá nhân đó làchủ hộ kinh doanh, chủ doanh nghiệp tư nhân giúp họ có điều kiện để mở rộng quy
mô sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh trong ngành Với điều kiện cấp tín dụngđơn giản hơn đối với khách hàng doanh nghiệp, tín dụng cá nhân phù hợp với hìnhthức kinh doanh nhỏ lẻ, phù hợp với đặc tính và tập quán kinh doanh của các đốitượng này
Trong một số trường hợp cần gấp thì lãi suất vay ngân hàng hợp lý hơn nhiều
so với lãi suất vay “nóng” bên ngoài thị trường Thời hạn cho vay và phương thứctrả nợ linh hoạt căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng Điều kiện và thủ tục để
có được khoản vay không quá phức tạp
1.1.4 Các sản phẩm tín dụng cá nhân
Trước đây hoạt động của ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam bị hạn chế, do longại ngân hàng nước ngoài chiếm lĩnh thị phần và chi phối chính sách tiền tệ gâyxáo trộn nền kinh tế quốc gia Nhưng từ khi Việt Nam bắt đầu thực hiện cam kết mởcửa sau khi gia nhập WTO, chức năng hoạt động của ngân hàng nước ngoài đã được
mở ra gần như bình đẳng với ngân hàng trong nước theo đúng lộ trình đã cam kết
Vì vậy trên thị trường ngân hàng bán lẻ hiện nay, có sự cạnh tranh gay gắt đểgiành thị phần dẫn đến sự phát triển tín dụng cá nhân tập trung chủ yếu vào 03nhóm chính là: cho vay cá nhân, bảo lãnh cá nhân và phát hành – thanh toán thẻ tíndụng
Trang 311.1.4.1 Cho vay cá nhân
Tại Việt Nam, do phát triển chưa lâu nên các sản phẩm cho vay cá nhân chủyếu phát triển ở bề rộng là các sản phẩm truyền thống, áp dụng hầu hết cho mọi đốitượng khách hàng như:
- Cho vay bất động sản: phục vụ nhu cầu mua nhà / đất / nhà dự án (thế chấp bằng tài sản hình thành trong tương lai), xây dựng, sửa chữa nhà
- Cho vay mua ô tô thế chấp bằng tài sản hình thành trong tương lai
- Cho vay tín chấp (không có tài sản đảm bảo): cho vay tiêu dùng, thấu chi
- Cho vay kinh doanh chứng khoán
- Cho vay du học: thanh toán học phí và sinh hoạt phí của du học sinh
- Cho vay cầm cố giấy tờ có giá
- Cho vay tiêu dùng
1.1.4.2 Bảo lãnh cá nhân
Loại hình nghiệp vụ ngân hàng này cung cấp cho khách hàng (bên được bảolãnh) dịch vụ bảo lãnh theo yêu cầu của bên thứ ba (bên nhận bảo lãnh) trong cáclĩnh vực giao dịch nhà đất, sản xuất, kinh doanh, thương mại… như:
Trang 32Sử dụng thẻ tín dụng một cách hợp lý sẽ giúp khách hàng quản lý tài chínhhiệu quả khi biết tận hưởng một khoảng thời gian không lãi suất (thông thường từ
30 – 45 ngày), thuận tiện trong thanh toán khi mua sắm, du lịch… lại không phảiứng tiền cá nhân để trả trước cho các chi phí này
Các thương hiệu thẻ tín dụng nổi tiếng trên toàn cầu bao gồm: Visa, Master,Amex (American Express), Dinner Club, Discover, Chase, Capital One…
1.2 PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.2.1 Khái niệm phát triển tín dụng cá nhân
về lượng và chất)
Chất lượng tín dụng của một NHTM được phản ánh ở yếu tố như thu hút nhiềukhách hàng tốt, thủ tục đơn giản, thuận tiện, mức độ an toàn vốn tín dụng, chi phí vềtổng thể lãi suất, chi phí nghiệp vụ
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển tín dụng cá nhân
1.2.2.1 Dư nợ tín dụng cá nhân
Chỉ tiêu này phản ánh quy mô hoạt động tín dụng cá nhân của một ngân hàng
Dư nợ tín dụng cá nhân càng cao chứng tỏ hoạt động tín dụng cá nhân của ngânhàng càng phát triển về lượng Việc đo lường, đánh giá dư nợ tín dụng cá nhânthông qua tỷ lệ tăng trưởng dư nợ tín dụng cá nhân
Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ tín dụng cá nhân = (Dư nợ tín dụng cá nhân năm (t +1) / Dư nợ tín dụng cá nhân năm t) * 100%
1.2.2.2 Sự phát triển thị phần
Chỉ tiêu về thị phần là một chỉ tiêu chung và quan trọng để đánh giá bất kỳhoạt động kinh doanh nào Trong kinh tế thị trường thì "khách hàng là thượng đế"
Trang 33vì chính khách hàng mang lại lợi nhuận và sự thành công cho doanh nghiệp, hay nói cách khác hơn thì chính khách hàng trả lương cho người lao động.
Lĩnh vực ngân hàng cũng không là ngoại lệ vì số lượng khách hàng đến vớimột ngân hàng càng nhiều thì thể hiện ngân hàng đó càng hoạt động thành công, sảnphẩm dịch vụ của ngân hàng đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng Thị phần tín dụng
cá nhân của một ngân hàng được xác định như sau:
Thị phần tín dụng cá nhân= Dư nợ tín dụng cá nhân của một ngân hàng / Tổng
dư nợ tín dụng cá nhân của toàn hệ thống ngân hàng
1.2.2.3 Hệ thống kênh phân phối
Hệ thống kênh phân phối của ngân hàng phản ánh sự phát triển của hoạt độngngân hàng bán lẻ nói chung và hoạt động tín dụng cá nhân nói riêng
- Kênh phân phối truyền thống: thể hiện ở số lượng chi nhánh, phòng giaodịch và đơn vị trực thuộc, sự phân bố các chi nhánh theo lãnh thổ địa lý
Đặc điểm của khách hàng cá nhân là số lượng lớn nhưng dàn trải, đồng thờitâm lý khách hàng ngày càng không muốn bỏ ra thời gian, công sức đi xa mới cóthể giao dịch được với ngân hàng, trong khi các điểm giao dịch của ngân hàng đốithủ luôn hiện diện khắp nơi Vì vậy một ngân hàng có mạng lưới chi nhánh, phònggiao dịch rộng lớn sẽ giúp dễ dàng tiếp cận khách hàng ở nhiều địa bàn
- Kênh phân phối hiện đại: kênh phân phối dựa trên nền tảng công nghệ mớibằng những thiết bị hỗ trợ hiện đại như máy vi tính, điện thoại
Ngày nay, yêu cầu của khách hàng ngày càng được nâng cao khi muốn đượcđáp ứng nhu cầu ngay tại nhà, văn phòng… bằng những thiết bị hiện đại như máy vitính, điện thoại với các chương trình cho vay trực tuyến Vì vậy việc triển khai côngnghệ ngân hàng hiện đại đã rút ngắn khoảng cách về không gian và tiết kiệm thờigian, giúp ngân hàng giảm bớt áp lực phát triển mạng lưới chi nhánh rộng khắp
1.2.2.4 Tỷ lệ nợ xấu
Phát triển tín dụng cá nhân phải đảm bảo đi đôi với tăng chất lượng tín dụng
cá nhân Chất lượng tín dụng một phần được thể hiện ở mức độ an toàn vốn tíndụng thông qua chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu – đánh giá khả năng thu hồi nợ
Trang 34Tỷ lệ nợ xấu tín dụng cá nhân = (Nợ xấu tín dụng cá nhân / Dư nợ tín dụng cánhân) * 100%.
Tỷ lệ nợ xấu của một ngân hàng càng thấp càng tốt Thực tế, rủi ro trong kinhdoanh là không tránh khỏi, nên ngân hàng thường chấp nhận một tỷ lệ nhất địnhđược coi là giới hạn an toàn Mức dưới 3% có thể coi là ngưỡng khá tốt trong hoạtđộng ngân hàng
1.2.2.5 Thu nhập từ tín dụng cá nhân
Hiệu quả của hoạt động tín dụng cá nhân được phản ánh thông qua thu nhập từtín dụng cá nhân hoặc tỷ trọng thu lãi từ tín dụng cá nhân trên tổng thu lãi từ tíndụng Thu nhập ở đây được tính bằng chênh lệch giữa chi phí đầu vào và các chi phíkhác cho hoạt động tín dụng với thu lãi đầu ra
Thu nhập tín dụng cá nhân = Thu từ tín dụng cá nhân – Chi phí cho tín dụng
cá nhân
Chỉ tiêu này giúp ngân hàng đánh giá được hiệu quả hoạt động tín dụng cánhân trong tổng quan hoạt động kinh doanh của ngân hàng Từ đó có định hướng rõràng trong phát triển tín dụng cá nhân nhằm đặt ra các mục tiêu gần và kế hoạch lâudài để có đường lối phát triển rõ ràng trong tương lai
1.2.2.6 Tính đa dạng của sản phẩm tín dụng cá nhân
Mức độ đa dạng hoá sản phẩm tín dụng cá nhân phù hợp với nhu cầu thịtrường là một chỉ tiêu thể hiện sự tập trung phát triển tín dụng cá nhân, qua đó phảnánh năng lực cạnh tranh của ngân hàng trong lĩnh vực này Sự đa dạng hoá sảnphẩm cần phải được thực hiện trong tương quan so với các nguồn lực hiện có củangân hàng Nếu không, việc triển khai quá nhiều sản phẩm có thể làm cho ngânhàng kinh doanh không hiệu quả do dàn trải nguồn lực quá mức
Cơ cấu sản phẩm tín dụng cá nhân không đồng đều phản ánh ngân hàng tậptrung phát triển những sản phẩm có dư nợ cao Cơ cấu sản phẩm tín dụng đồng đềuthể hiện sự đa dạng về sản phẩm Tùy theo mục tiêu phát triển trong từng thời kỳ
mà ngân hàng có chiến lược thay đổi cơ cấu sản phẩm tín dụng phù hợp
Trang 35Nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng, nên ngân hàng không ngừng pháttriển những sản phẩm tín dụng tốt nhất, tiện ích nhất, không chỉ đáp ứng các nhucầu thuần túy mà còn đáp ứng mọi nhu cầu vốn miễn là “không trái pháp luật” Sảnphẩm càng đa dạng, ngân hàng càng khai thác được những nhu cầu tiềm năng củakhách hàng, từ đó mở rộng thị phần.
Ngoài ra các ngân hàng đa năng còn chủ động cạnh tranh bằng cách bán chéosản phẩm liên quan hỗ trợ tín dụng như bảo hiểm tín dụng ( Bảo hiểm người vayvốn, bảo hiểm nhà ở, bảo hiểm vật chất xe….), dịch vụ BSMS báo tin nhắn tiền vayhàng tháng ….giúp ngân hàng thu được nhiều lợi nhuận hơn mà cũng tránh bớt rủi
ro trong kinh doanh
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển tín dụng cá nhân
1.2.3.1 Sự phát triển kinh tế- xã hội
Sự phát triển kinh tế
Nền kinh tế là một hệ thống bao gồm nhiều hoạt động có liên quan biệnchứng, ràng buộc lẫn nhau Cho nên, bất kỳ sự biến động nào của nền kinh tế cũnggây ra những biến động trong tất cả các lĩnh vực khác, trong đó có hoạt động kinhdoanh của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng cá nhân nói riêng
Khi nền kinh tế ở thời kỳ hưng thịnh, tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, ngườidân yên tâm về mức thu nhập của họ trong tương lai, nhu cầu tiêu dùng sẽ tăng lên
do đó NHTM có cơ hội phát triển tín dụng cá nhân Ngược lại, khi nền kinh tế rơivào tình trạng suy thoái, mất ổn định thì phần lớn người dân chỉ mong muốn đảmbảo được cuộc sống ở mức bình thường mà không nghĩ tới việc đi vay để thỏa mãnnhu cầu cao hơn hoặc e ngại việc không đủ khả năng chi trả nợ vay
Môi trường xã hội
Môi trường xã hội mà đặc trưng gồm các yếu tố như: tình hình trật tự xã hội,thói quen, tâm lý, trình độ học vấn, bản sắc dân tộc (thể hiện qua những nét tínhcách tiêu biểu của người dân như niềm tin, tính cần cù, trung thực, ham lao động,thích tằn tiện và ưa hưởng thụ…) hoặc các yếu tố về nơi ở, nơi làm việc cũng ảnhhưởng lớn đến thói quen tiêu dùng của người dân
Trang 36Thông thường, nơi nào tập trung nhiều người có địa vị trong xã hội, trình độ,thu nhập cao thì chắc chắn nhu cầu tiêu dùng ở đó lớn, do vậy, nhu cầu vay vốn caohơn nơi khác, do đó có khả năng mở rộng tín dụng cá nhân Còn phần lớn nhữngngười lao động chân tay thì chỉ mong muốn đảm bảo cuộc sống ở mức bình thường,
họ chưa nghĩ tới chuyện đi vay để mua sắm hàng hóa và nâng cao mức sống
1.2.3.2 Môi trường pháp luật
Nhân tố pháp lý ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, đó là sự đồng bộ thốngnhất của hệ thống pháp luật, ý thức tôn trọng chấp hành nghiêm chỉnh những quyđịnh của pháp luật và cơ chế đảm bảo cho sự tuân thủ pháp luật một cách nghiêmminh triệt để Quan hệ tín dụng phải được pháp luật thừa nhận, pháp luật quy định
cơ chế hoạt động tín dụng, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụnglành mạnh, phát huy vai trò đối với sự phát triển kinh tế xã hội, đồng thời duy trìhoạt động tín dụng được ổn định, bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia vàoquan hệ tín dụng Những quy định pháp luật về tín dụng phải phù hợp với điều kiện
và trình độ phát triển kinh tế xã hội, trên cơ sở kích thích hoạt động tín dụng có hiệuquả hơn
Hiện nay, hệ thống văn bản pháp luật chưa đồng bộ, gây khó khăn cho ngânhàng chi nhánh khi kí kết thực hiện hợp đồng tín dụng Luật ngân hàng còn nhiều sơ
hở, chưa đồng bộ với các văn bản luật khác Điều này ảnh hưởng đến việc quản lýchất lượng tín dụng của ngân hàng.Và môi trường pháp lý thì cũng tác động đếnmột phần về hoạt động tín dụng của chi nhánh
1.2.3.3 Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh luôn là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển hoạtđộng kinh doanh của mọi thành phần doanh nghiệp Do đó, trong lĩnh vực ngânhàng thì sự cạnh tranh về lãi suất, sản phẩm, chính sách tín dụng … của các ngânhàng khác sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tín dụng cá nhân của một NHTM
Sự cạnh tranh giữa các NHTM là một cuộc đua trong đó yếu tố năng lực nộitại của bản thân mỗi ngân hàng là nền tảng, ngoài ra để khẳng định vị thế của mìnhthì trên nền tảng đó, mỗi ngân hàng cần tạo ra được sự khác biệt vượt trội trong
Trang 37chính sách, sản phẩm, dịch vụ, khách hàng mục tiêu so với các đối thủ khác Chính
sự khác biệt vượt trội này góp phần tích cực trong công cuộc phát triển tín dụng cánhân của mỗi ngân hàng
1.2.3.4 Năng lực cạnh tranh của NHTM
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện các cam kết quốc tế ViệtNam từng bước mở cửa dịch vụ ngân hàng, nhằm hướng đến xây dựng hệ thốngngân hàng cạnh tranh bình đẳng trên bình diện quốc tế theo khuôn khổ pháp lý phùhợp và thống nhất Hơn bao giờ hết sự cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngàycàng trở nên gay gắt, thách thức đối với các NHTM Việt Nam càng gia tăng khiChính phủ Việt Nam tháo dỡ rào cản đối với các ngân hàng thương mại nước ngoài
và tiến đến xóa bỏ những bảo hộ của Nhà nước đối với ngân hàng trong nước Vìvậy đánh giá chính xác năng lực và vị thế cạnh tranh của NHTM Việt Nam trongđiều kiện hiện nay là yêu cầu cần thiết
“Năng lực cạnh tranh của NHTM là khả năng mà do chính ngân hàng tạo ra trên
cơ sở duy trì và phát triển những lợi thế vốn có, nhằm cũng cố và mở rộng thị phần;gia tăng lợi nhuận và có khả năng chống đỡ và vượt qua những biến động bất lợicủa môi trường kinh doanh” Năng lực cạnh tranh của NHTM được đánh giá quacác yếu tố: năng lực tài chính; năng lực công nghệ; nguồn nhân lực; năng lực quảntrị điều hành; mạng lưới hoạt động; mức độ đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh;
…trong đó, năng lực tài chính và năng lực công nghệ được xem là những yếu tốquan trọng hàng đầu quyết định năng lực cạnh tranh của NHTM
1.2.3.5 Chính sách và chương trình kinh tế của Nhà nước
Do đặc tính của thị trường là lợi nhuận, nên thị trường điều tiết tất cả các hoạtđộng cung cấp hàng hóa và dịch vụ có mục đích lợi nhuận hoặc nhằm lợi ích riêngcho bản thân các cá nhân, tổ chức tham gia vào các hoạt động của thị trường Bảnthân thị trường không tự điều chỉnh những tồn tại, yếu kém, thất bại do chính nógây ra Nhà nước với vai trò của mình, cần phải điều tiết để giảm thiểu một cách tối
đa những yếu kém, thất bại đó
Trang 38Đối với các NHTM, kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, lạm phát tăng cao, sứcmua đồng tiền giảm xuống cũng như các chính sách tiền tệ của Nhà nước đã ảnhhưởng rất lớn đến hoạt động huy động vốn, cho vay, đầu tư và thực hiện các dịch vụngân hàng.
Nếu lạm phát tăng cao sẽ làm suy yếu, thậm chí phá vỡ thị trường vốn, ảnhhưởng lớn đến hoạt động của các NHTM Sự không ổn định của giá cả, bao gồm cảgiá vốn, đã làm suy giảm lòng tin của các nhà đầu tư và dân chúng, gây khó khăncho sự lựa chọn các quyết định của khách hàng cũng như các thể chế tài chính – tíndụng
Chính sách quản lý và điều hành của các cơ quan Nhà nước được coi là có tácđộng lớn tới hoạt động hệ thống NH Đặc biệt hiện nay, thị trường tài chính củanước ta đang trong giai đoạn phát triển, các định chế tài chính chưa thực sự tạo
“hành lang” chặt chẽ cho các hoạt động diễn ra thông suốt Bên cạnh đó, các điềukiện thể chế kinh tế - xã hội của nước ta là nền kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng thì mọi hoạt động kinh tế nói chung cũng như
sự vận động của thị trường tài chính nói riêng chịu ảnh hưởng lớn các chính sáchkinh tế vĩ mô và hoạch định riêng theo chủ trương của Nhà nước Vì vậy, muốnphát triển bất kỳ một dịch vụ nào cũng cần có điều kiện pháp lý và sự hỗ trợ từ phíaChính phủ và các cơ quan hữu quan Đây là một trong những điều kiện tiên quyếtảnh hưởng lớn tới mọi hoạt động dịch vụ của hệ thống NH
1.3 KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG CÁ NHÂN CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO CÁC NHTM VIỆT NAM
1.3.1 Kinh nghiệm phát triển tín dụng cá nhân của các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam
Trong hệ thống các tổ chức tín dụng hiện nay, ngoài 32 ngân hàng thương mại
cổ phần, các ngân hàng do Nhà nước sở hữu 100% vốn còn có các ngân hàng liêndoanh, nước ngoài cũng đóng góp quan trọng vào thị trường tài chính
Trang 39Theo Cafef.vn Thống kê cho thấy hiện có 7 ngân hàng 100% vốn nước ngoài làHSBC (Hồng Kong – Thượng Hải), ANZ (Australia), Standard Chartered (Anh),Shinhan (Hàn Quốc), Hong Leong (Malaysia), Public Bank Berhad (Malaysia) vàWoori (Hàn Quốc) Trong số này, HSBC có mặt tại Việt Nam sớm nhất, từ năm
1870, và cũng là ngân hàng nước ngoài đầu tiên thành lập ngân hàng 100% vốnnước ngoài tại Việt Nam (đầu năm 2009) Woori của Hàn Quốc là ngân hàng 100%vốn nước ngoài mới nhất, khi vừa được cấp phép thành lập ngày 2/8/2016 theo vănbản số 5829/NHNN-TTGSNH
Ngoài ra, số các chi nhánh của ngân hàng nước ngoài cũng đã lên đến con số 50,chưa kể 50 văn phòng đại diện và một số ngân hàng liên doanh
Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, trong cấu phần lợi nhuận của cácngân hàng ngoại thì có tới 70 – 80% là thu từ dịch vụ, còn thu từ tín dụng chỉ chiếm
10 – 15% và tỷ lệ còn lại là thu khác Chính vì vậy, các dịch vụ của ngân hàngngoại đều rất tốt, có lợi thế vượt trội so với các ngân hàng nội
Chẳng hạn như dịch vụ cho các khách hàng cao cấp, dù không có con số thống
kê chính thức, nhưng có tới hơn nửa khách VIP đang thuộc về các nhà băng ngoại.Điều này cũng dễ hiểu bởi họ (nhất là ANZ, HSBC, Standard Charterd) có dịch vụ
từ rất sớm, chất lượng tốt, làm ăn bài bản, trong khi các ngân hàng trong nước mớichỉ biết đến và chú trọng mảng khách hàng này trong những năm gần đây, thậm chíđến hiện tại vẫn còn chưa được triển khai ở một số ngân hàng
Hay trong mảng thẻ, đặc biệt là thẻ tín dụng, trong top các ngân hàng có dịch vụthẻ tốt nhất hiện nay thì ANZ, HSBC, Citibank luôn có mặt nhờ khả năng thanhtoán rộng khắp các nước trên thế giới, nhiều ưu đãi và tính bảo mật cao Nhưng cácthẻ của nhóm ngân hàng này cũng có nhược điểm với người dùng phổ thông là phíthường niên cao hơn nhiều so với các ngân hàng nội
Trong lĩnh vực tín dụng cá nhân, cá NHTM nước ngoài mạnh tay đưa ra nhữngmức lãi suất ưu đãi, khuyến khích phát triển nhu cầu tiêu dùng cá nhân
Cụ thể, trên trang web của HDBank, HDBank hiện đang triển khai chương trình
ưu đãi lãi suất “ Vay tiền Tài Lộc” cho khách hàng cá nhân có nhu cầu vay vốn để
Trang 40sản xuất, kinh doanh; vay mua ô tô; sửa chữa nhà dao động ở mức lãi suất từ8%/năm - 11.5%/năm, giảm mạnh so với trước.
Tại HSBC Việt Nam ( www.HS B C.c o m v n ), lãi suất cho vay đối với kháchhàng cá nhân cũng đang từng bước điều chỉnh Mức lãi suất cho vay thấp nhất tạiHSBC Việt Nam đối với hợp đồng tín dụng cá nhân có thời kỳ điều chỉnh lãi suấtsau một tháng hiện còn 9.5%/năm
Trong khi đó, ANZ cũng đưa ra mức lãi suất cho vay cá nhân mua nhà, tiêudùng… rất cạnh tranh, mức thấp nhất chỉ còn 8%-9%/năm Đồng thời, ANZ chobiết, sẽ điều chỉnh dần lãi vay theo xu hướng thị trường (tham khảo qua hotline
Cho đến thời điểm hiện nay, một số chuyên gia cho rằng đến thời điểm này có
lẽ chưa cần lo ngại sự xâm nhập của ngân hàng ngoại Thứ nhất các ngân hàngngoại vào đây chưa mạnh dạn chiếm lĩnh thị phần tại Việt Nam Họ vào Việt Namtập trung phục vụ khách hàng truyền thống từ nước sở tại của họ Họ theo chânkhách hàng của họ vào đây sau đó mới mở rộng thị trường tại Việt Nam
Bên cạnh đó, họ chưa hiểu thị trường Việt Nam, họ sợ thị trường có nhiều rủi
ro nên chưa mạnh bạo mở rộng thị trường tại đây Các ngân hàng nước ngoài nhìnthấy tiềm năng của ngành ngân hàng ở Việt Nam vì chỉ có khoảng 20% dân chúngtiếp cận với ngân hàng Nhưng thực tế các ngân hàng lớn chỉ tập trung ở đô thị, ởđây mật độ ngân hàng lại quá dày đặc Họ đã nhìn thấy tiềm năng xa nhưng lúc nàythì các Ngân hàng làm ăn không có lời và đặc biệt họ nhìn thấy rủi ro ở Việt Namrất lớn nên không mạnh dạn phát triển