Bµi 12: c«ng d©n víi t×nh yªu, h«n nh©n vµ gia ®×nh (tiÕt 2) Líp: 10 Trêng THPT V¢N NéI Gi¸o viªn gi¶ng d¹y:PHAN V¡N KHANG 2) Hôn nhân: a) Hôn nhân là gì? Thảo luận nhóm: Nhóm 1: Anh A và chị B tự ý chung sống với nhau. Sau một thời gian họ có một đứa con, một căn nhà và một vài tài sản khác. Quan hệ giữa họ về mặt pháp lý có được coi là vợ chồng không? Tại sao? Nhóm 2: Một cô gái có hoàn cảnh gia đình khó khăn về kinh tế, nhưng khi lấy chồng lại muốn cha mẹ phải tổ chức linh đình; vì cô gái ấy cho rằng đời người chỉ có một lần nên phải tổ chức thật to để mở mày, mở mặt với bạn bè. Em có nhận xét gì về suy nghĩ của cô gái này? Nhóm 3: Em có biết ở nước ta pháp luật quy định độ tuổi kết hôn là bao nhiêu? Theo em cơ sở của hôn nhân phải dựa trên những yếu tố nào? * ) Khái niệm: Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn *) Những cơ sở của hôn nhân: - Hôn nhân phải dựa trên kết quả của tình yêu chân chính. - Hôn nhân chỉ có giá trị pháp lý khi hai người đăng ký kết hôn tại UBND nơi mình cư trú (có giá trị về mặt pháp lý). b) Chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay: Chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay là chế độ hôn nhân mới, tốt đẹp với hai nội dung cơ bản: - Một là: Hôn nhân phải tự nguyện và tiến bộ *) Cơ sở: + Được xây dựng trên cơ sở của tình yêu chân chính giữa nam và nữ. + Không bị chi phối bởi những tính toán vật chất, vụ lợi. Ví dụ: Dưới XHPK cha mẹ quyết định việc kết hôn của con cái cho nên tình yêu không phải là cơ sở của hôn nhân. Theo em thanh niªn nam n÷ khi yªu nhau cã nªn cho cha mÑ biÕt hay kh«ng? T¹i sao? *) Biểu hiện: +) Tự nguyện trong hôn nhân có nghĩa hai bên nam nữ được quyền tự mình quyết định việc kết hôn của mình. Mỗi bên đều không chịu sự tác động của bên kia hay của bất kỳ của người nào khác. Đây là cơ sở để đảm bảo cho hôn nhân bền vững và hạnh phúc. Tuy nhiên tự do kết hôn không phủ nhận vai trò khuyên nhủ, tư vấn tích cực của cha mẹ, người thân, bạn bè +) Hôn nhân tiến bộ là hôn nhân bảo đảm về mặt pháp lý, tức là phải đăng ký kết hôn theo luật định. Trên cơ sở này hôn nhân mới có giá trị pháp lý và được pháp luật bảo vệ. Ví dụ: Dưới XHPK thời Lê sơ, việc kết hôn của con cái được quy định trong Bộ luật Hồng Đức. Trong đó quy định việc kết hôn của con cái do cha mẹ hoặc những người bề trên quyết định. Hình thức kết hôn có giá trị về mặt pháp lý là hình thức hứa hôn. Tức nhà trai đem sính lễ đến nhà gái và nhà gái nhận. +) Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ còn thể hiện ở việc bảo đảm quyền tự do ly hôn. Ly hôn là cần thiết khi mâu thuẫn vợ chồng đã trở nên trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không thể đạt được. Chú ý: Cần hiểu ly hôn là việc bất đắc dĩ, vì hôn nhân gây ra nhiều hậu quả xấu cho cả hai người. đặc biệt là con cái. Em hãy nêu những tác hại của việc ly hôn giữa vợ và chồng đối với con cái của họ?