1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích sinh kế nhóm hộ trồng sen kết hợp nuôi cá tại huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

13 195 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 48,1 KB

Nội dung

Bài phân tích sinh kế dựa theo 5 nguồn vốn và khung phân tích sinh kế DFID, Với số liệu được xử lý trên phần mềm Excel, kết quả phân tích kết hợp với những buổi thảo luận nhóm.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Trang 1

I Phần mở đầu:

1 Lý do chọn đề tài:

Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với lợi thế vùng, nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho người dân, tạo thêm việc làm là một định hướng chủ đạo trong phát triển nông thôn, đặc biệt là xây dựng nông thôn mới hiện nay

Xuất phát từ định hướng đó, năm 2014 Trạm Khuyến nông lâm ngư huyện Quảng Điền phối hợp với UBND xã Quảng Vinh tiến hành trình diễn mô hình trồng sen thâm canh trên diện tích 1,5 ha với 5 hộ tham gia sau khi mô hình đã thành công tại xã Quảng Thái

Đến nay “Toàn xã đã chuyển đổi 13,7 ha từ diện tích biền bãi sản xuất không hiệu quả sang mô hình sen thâm canh, tuy có khó khăn trong năm đầu triển khai nhưng hiệu quả kinh tế đem lại khá lớn, lợi nhuận cho 1 ha từ 35 - 40 triệu đồng”

“Tập trung tiếp tục chuyển đổi mô hình sen thâm canh với diện tích trên 7 ha của các vùng Lai Trung, Sơn Tùng (HTX Đông Vinh), Đồng Bào, Đức Trọng, Ô Sa (HTX Nam Vinh), Nam Dương, Thanh Cần (HTX Bắc Vinh), Phấn đấu đến cuối năm 2018 toàn xã chuyển đổi được trên 20 ha”_Trích “báo cáo kinh tế xã hội năm

2017 và phương hướng nhiệm vụ năm 2018” của UBND xã Quảng Vinh

Để tìm hiểu và phân tích các yếu tố làm nên sự thành công của mô hình, những vấn đề còn tồn tại; vai trò của hoạt động trồng sen đối với sinh kế nhóm hộ Em quyết định lựa chọn đề tài: “Phân tích sinh kế nhóm hộ trồng sen lấy hạt tại xã Quảng Vinh, Quảng Điền, Thừa Thiên Huế”

2 Mục tiêu phân tích:

Tìm hiểu các nguồn lực của nhóm hộ, mối tương tác giữa các nguồn lực;

Các yếu tố tác động đến sự thành công của hoạt động trồng sen và vai trò của hoạt động trồng sen đối với sinh kế hộ

3 Đối tượng, phạm vi phân tích:

Đối tượng phân tích: Nhóm hộ có hoạt động trồng sen lấy hạt tại 2 thôn Đức Trọng và Sơn Tùng, xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế Phạm vi phân tích:

 Phạm vi thời gian: Phân tích hoạt động của nhóm hộ trong năm 2017;

 Phạm vi không gian: Thôn Đức Trọng, xã Quảng Vinh, huyện Quảng

Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

Trang 2

4 Phương pháp thu thập thông tin:

Thu thập thông tin thứ cấp: tiến hành thu thập thông tin, số liệu từ các báo cáo tại địa phương, các website, tạp chí, sách báo,…có liên quan đến nội dung phân tích

Thu thập thông tin sơ cấp:

 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Chọn mẫu ngẫu nhiên 5 hộ có hoạt động trồng sen tại 2 thôn là Đức Trọng và Sơn Tùng, tiến hành điều tra bằng bảng hỏi đã chuẩn bị sẵn, nội dung chính là về các nguồn lực của hộ, bối cảnh tổn thương, những thuận lợi và khó khăn của hộ gặp phải,…

 Phương pháp phỏng vấn người am hiểu:

o Đối tượng phỏng vấn: Ông Hồ Tịnh Ân_PCT UBND xã Quảng Vinh phụ trách Kinh tế-Nông nghiệp;

o Nội dung phỏng vấn chính là các chính sách hỗ trợ cho mô hình trồng sen ban đầu và hoạt động bây giờ, diện tích trồng sen hiện tại và vùng trồng lớn nhất, có hình thành câu lạc bộ/ nhóm sở thích về sen hay không?,

5 Phương pháp xử lý thông tin:

Đối với thông tin thứ cấp: Phải chọn lọc nội dung liên quan cần thiết

Đối với thông tin sơ cấp: Dùng phần mềm Excel để nhập và xử lý số liệu, là cơ

sở cho quá trình phân tích

II Nội dung phân tích:

Thực trạng các nguồn lực

Bối cảnh tổn thương

Tương tác giữa các nguồn lực

Phân tích SWOT các nguồn lực

Nguyên nhân thành công của hộ

III Kết quả phân tích:

1 Thực trạng các nguồn lực:

Vốn con người:

 Năm 2014 Trạm Khuyến nông lâm ngư huyện Quảng Điền đưa mô hình trồng sen lấy hạt vào địa phương với phương châm đẩy mạnh chuyển đổi

Trang 3

cơ cấu cây trồng, tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích canh tác; đến nay các hộ mới chỉ trồng được 4-5 vụ, nên kinh nghiệm của các hộ còn hạn chế

 Tất cả các hộ đều có kiến thức kỹ thuật cơ bản về trồng và chăm sóc cây sen lấy hạt thông qua 2 lớp tập huấn là: “Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sen lấy hạt” và “Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh trên cây sen lấy hạt” do Trạm Khuyến nông lâm ngư huyện Quảng Điền tổ chức mà các hộ đã tham gia

Bảng 1: Bảng tổng hợp số lượng thành viên, số lao động,

số thành viên phụ thuộc đặc biệt của nhóm hộ năm 2017.

H

số

Trình độ

học vấn

của chủ hộ

Tổng số thành viên

Số lao động Những thành

viên phụ thuộc đặc biệt

Có thuê lao động không, vào việc gì

 Qua bảng 1 cho ta thấy:

o Số lao động của mỗi hộ cơ bản đáp ứng đủ lao động cho hoạt động trồng sen; riêng hộ số 4 có thuê thêm 1 lao động trong 1 tháng

để thu hoạch sen do nhà chỉ có 2 lao động cộng với việc có máy gặt đập liên hợp và thời điểm thu hoạch sen trùng với lúc thu hoạch lúa

o Hộ số 1 có 1 người phụ thuộc đặc biệt là người già 82 tuổi tuy thường xuyên đau ốm nhưng nhờ có Bảo hiểm y tế Nhà nước cấp nên không gây ảnh hưởng nhiều đến kinh tế của hộ

Vốn tự nhiên:

Bảng 2: Bảng tổng hợp diện tích đất canh tác

và diện tích trồng sen của nhóm hộ năm 2017.

Hộ số Tổng diện tích đất canh tác (m²) Diện tích trồng sen (m²)

Trang 4

Tổng 28.020 16.800

 Nhóm hộ trồng sen có nguồn vốn đất đai tương đối dồi dào, diện tích đất canh tác nông nghiệp bình quân là 5.604m²/hộ; với diện tích trồng sen bình quân là 3.360m²/hộ

 Đại đa số diện tích đất canh tác nông nghiệp đều có sổ đỏ

 Nguồn nước được đảm bảo, tưới tiêu một cách chủ động

Vốn vật chất:

 Cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động sen gồm: hệ thống đê bao, hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng là 3 yếu tố quan trọng nhất và tất cả các hộ đều được tiếp cận, sử dụng; bên cạnh đó mỗi hợp tác xã đều có kho chứa nhưng chưa đủ điều kiện để bảo quản hạt sen hơn nữa sen được bán tươi ngay tại đồng nên các hộ không sử dụng

 Về nhà ở: Đa số đều là nhà kiên cố, chỉ có hộ số 2 là nhà bán kiên cố

do mái được lợp bằng tôn (Theo khái niệm Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009)

 Về trang thiết bị, máy móc, vật dụng phục vụ sản xuất: các hộ đều có máy bơm nước phục vụ tưới tiêu nước, với giá mua từ 6 đến 8 triệu đồng và thuyền nhôm là vật dụng để hỗ trợ chăm sóc, thu hoạch sen, với kích thước nhỏ giá mua từ 3-6 triệu đồng

Bảng 3: Bảng tổng hợp trang thiết bị, máy móc, vật dụng phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Hộ số Loại vật dụng Giá trị (triệu đồng) Dùng trồng sen

3

4

Trang 5

Thuyền nhôm 6 

 Về trang thiết bị phục vụ sinh hoạt: các hộ đều có những vật dụng thiết yếu để di chuyển (xe máy, xe đạp); để giải trí (tivi, tủ lạnh,…); để liên lạc (điện thoại di động,…)

Vốn xã hội:

 Từ năm 2014 khi mô hình được đưa vào địa bàn xã đến nay vẫn chưa

có câu lạc bộ/ nhóm sở thích nào về cây sen, Nhưng họ thường xuyên gặp nhau trao đổi thông tin đặc biệt là các thành viên cùng một hợp tác xã

 Những tháng 4, 5, 6 âm lịch thì nhu cầu sử dụng hoa sen tại địa phương tăng cao, đặc biệt là các dịp rằm; nhưng hoa bán chỉ cầm chừng với số lượng ít vì sẽ ảnh hưởng đến sản lượng hạt sen sau này

 Hiện tại vẫn chưa có sự liên kết về thị trường tiêu thụ đầu ra, sản phẩm chủ yếu bán cho các thương lái thu mua, một số ít bán tại địa phương và dùng trong gia đình

Vốn tài chính:

 Đại đa số các hộ đều chỉ sản xuất nông nghiệp là cây sen và lúa nên dòng tiền thay đổi do tính chất thời vụ của ngành nông nghiệp; cụ thể là:

Đồ thị thể hiện dòng tiền của nhóm hộ trồng sen trong năm 2017

 Nhìn vào đồ thị ta có thể nhận thấy:

o Thời điểm tiền mặt của nhóm hộ nhiều nhất là vào tháng 8 (vì đây là thời gian vừa cao điểm thu hoạch sen (tháng 7), vừa là lúc thu hoạch lúa, nên nhóm hộ vừa bán sen vừa bán lúa nên có lượng tiền mặt lớn) và tháng 5 (là lúc thu hoạch vụ lúa Đông Xuân, nhóm hộ bán lúa nên có tiền mặt)

o Thời điểm tiền mặt của nhóm hộ cạn kiệt nhất là vào tháng 2, 3,

4 (Vì đây là giai đoạn vừa qua Tết nguyên đán, tốn nhiều tiền đầu tư cho cả sản xuất sen và lúa)

 Riêng có hộ 4 (hộ ông Trần Đăng Trí) do có máy gặp đập liên hợp nên lượng tiền mặt vào tháng 5 và tháng 8 tăng vọt

Trang 6

 Trong nhóm hộ được điều tra thì không có ai gửi tiết kiệm hay cho người khác vay

 Tất cả các hộ đều có vay vốn ngân hàng bằng nhiều hình thức khác nhau:

Bảng 4: Bảng tổng hợp vay vốn của nhóm hộ.

H

Số tiền (Triệu đồng) Hình thức

Tài sản thế chấp

Đầu tư trồng sen (Triệu đồng)

2 Hoạt động trồng sen và hiệu quả kinh tế từ sen:

Cây sen được trồng vào đầu tháng 3, giống sen là loại “sen trâu” với mật độ trồng là 15 mặt/sào Từ khi trồng đến khi thu hoạch khoảng 90 ngày và cho thu hoạch kéo dài khoảng 60 ngày

“Với diện tích 13,7 ha, ước tính sản lượng khoảng 40 tấn, giá bán bình quân 22.000 đồng/kg (cao điểm đầu vụ có lúc giá lên đên 40.000/kg) Giá trị sản lượng thu được 880 triệu đồng, giá trị sản lượng trên 1 ha đạt 64,2 triệu đồng””_Trích

“Báo cáo kinh tế xã hội năm 2017 và phương hướng nhiệm vụ năm 2018” của UBND xã Quảng Vinh

Hiệu quả kinh tế từ sen:

Bảng 5: Bảng tổng hợp sản lượng, chi phí và lợi nhuận

của nhóm hộ trồng sen năm 2015.

H

số

Tổng

diện tích

trồng sen

(sào)

Tổng sản lượng (Kg)

Giá bán bình quân (1000đ/kg)

Tổng chi phí (1000đ)

Tổng thu nhập (1000đ)

Lợi nhuận (1000đ)

Lợi nhuận/sào (1000đ/sào)

Trang 7

5 8 1.130 22,6 12.000 25.590 13590 1.698,8

Bình quân kg/sào138,8 22,6

1.546 (1000đ/

sào)

3.138 (1000đ/

sào)

1.583 (1000đ/ sào)

Từ bảng 5 ta có thể nhận thấy với lợi nhuận hơn 1,5 triệu đồng/ sào so với trồng lúa thì gấp 2 đến 3 lần trên cùng một diện tích Hoạt động trồng sen lấy hạt là một hướng đi mới ở địa phương giúp phát huy thế mạnh của vùng, tăng hiệu quả kinh

tế, tạo thêm việc làm và giúp xóa đói giảm nghèo

3 Bối cảnh tổn thương:

Về chính sách: Mô hình trồng sen lấy hạt được Trạm Khuyến nông lâm ngư huyện Quảng Điền phối hợp với UBND xã Quảng Vinh đưa vào địa phương với phương châm đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích canh tác, nên ban đầu được nhiều hỗ trợ về cây giống, kỹ thuật và

hỗ trợ vay vốn tín chấp

Về thị trường: Do chưa có liên kết tiêu thụ sản phẩm đầu ra nên có thị trường chưa ổn định, giá cả lên xuống thất thường

Về thời tiết, thiên tai: Tuy chưa có nhiều thiệt hại do thời tiết, thiên tai gây ra nhưng nó làm chi phí sản xuất tăng thêm Ví dụ: Mưa to làm nước dâng cao thì phải dùng máy bơm hút nước ra; ngược lại nếu nắng kéo dài làm mực nước xuống thấp thì phải dùng máy bơm hút nước vào

4 Tương tác giữa các nguồn lực:

Các nguồn lực có mối liên kết và sự tương tác qua lại với nhau tạo thành một hệ thống:

 Vốn vật chất (nhà, đất) dễ chuyển thành vốn tài chính khi cần tiền mặt hay ngược lại vốn tài chính (tiền mặt) có thể chuyển thành vốn tự nhiên (đất đai) hoặc vốn vật chất (máy móc sản xuất, thiết bị phục vụ sinh hoạt,…)

 Trong một số trường hợp vốn tự nhiên (đất sản xuất) cũng có thể chuyển thành vốn tài chính thông qua việc mua bán hoặc cho thuê

 Vốn xã hội hỗ trợ cho vốn con người về kiến thức, kinh nghiệm bản địa; các phong tục tập quán làm tăng nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ sen kéo theo tăng giá trị sản phẩm

5 Phân tích SWOT các nguồn lực:

Trang 8

Điểm mạnh Điểm yếu

Có nguồn lao động đủ đáp ứng

Diện tích đất tương đối lớn, phù hợp để

trồng sen

Có kỹ thuật trồng sen

Chưa có nhiều kinh nghiệm trong trồng

và chăm sóc cây sen

Sản phẩm chính là hạt sen bán ở dạng thô nguyên vỏ nên giá trị kinh tế mang lại thấp

Chưa có sự liên kết trong tiêu thụ sản phẩm

Nhận được nhiều sự hỗ trợ của nhiều tổ

chức, cơ quan:

 Khuyến nông: Kỹ thuật, cây

giông.,…;

 Tổ chức tín dụng: Cho vay vốn;

 Chính quyền địa phương: hỗ trợ

đất

Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất đảm bảo

Nhu cầu sử dụng sản phẩm từ sen cao

Thị trường chưa ổn định, giá cả bấp bênh

Y cầu của khách hàng ngày càng cao về chất lượng

Cây giống chưa chủ động được, nguồn giống ở xa

6 Nguyên nhân thành công của hộ.

Nhận được nhiều sự hỗ trợ ban đầu tư các cơ quan, ban ngành địa phương về kỹ thuật, cây giống, hỗ trợ bảo vệ thực vật, vay vốn,

Có nhiều lợi thế về tự nhiên, phù hợp với hoạt động trồng sen,

Có cơ sở hạ tầng như giao thông, đê bao, thủy lợi,… đảm bảo cho hoạt động trồng sen,

Các hộ chịu khó học hỏi và có quyết tâm cao trong hoạt động trồng sen; chấp nhận và sẵn sàng vay vốn để đầu tư

IV Kết luận:

Trong 5 nguồn vốn phục vụ sinh kế, nhất là đối với hoạt động trồng sen thì vốn quan trọng nhất là vốn con người, mặc dù các hộ ở đây chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng và chăm sóc cây sen nhưng với kiến thức kỹ thuật được hỗ trợ từ các cơ quan chuyên môn, việc tìm tòi học hỏi của các hộ; cộng với nguồn lao động của gia đình đủ đáp ứng cho hoạt động trồng sen; thì vốn con người quyết định rất lớn đến sự thành công hay thất bại của hoạt động, sản lượng cao hay thấp

Bên cạnh đó thì các nguồn lực khác cũng đóp góp 1 phần không hề nhỏ, xếp thứ hai là vốn tự nhiên, từ một vùng bãi biền sản xuất lúa không hiệu quả nhưng nó lại

Trang 9

là điều kiện thuận lợi cho hoạt đồng trồng sen lấy hạt, với nguồn nước được bảo đảm cả vụ

V Tài liệu tham khảo:

UBND xã Quảng Vinh, 2018, Báo cáo kinh tế xã hội năm 2017 và phương hướng nhiệm vụ năm 2018

Lê Chí Hùng Cường, 2012, Giáo trình “Đánh giá nông thôn”

https://quangdien.thuathienhue.gov.vn/?gd=3&cn=28&tc=2564 Cập nhật ngày19/10/2015

http://khuyennongquangdien.com.vn/mo-hinh-san-xuat/mo-hinh-trong-sen-o-vung-o-xa-quang-thai_419.html#.WtlknS5ubIU Cập nhật ngày 4/8/2015

VI Bảng hỏi:

Trường ĐH Nông lâm-Huế

Khoa KN-PTNT

Đề tài nghiên cứu: Phân tích sinh kế nhóm hộ trồng sen lấy hạt tại

xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Phần I: Giới thiệu:

Xin chào bác, con là sinh viên trường Đại học Nông lâm-Huế, trong kế hoạch học tập của con có bài tập về phân tích sinh kế và con đã chọn đề tài: “Phân tích sinh kế nhóm hộ trồng sen lấy hạt tại xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế”.

Vấn đề mà con muốn tìm hiểu là các nguồn lực của gia đình, vai trò của hoạt động trồng sen đến sinh kế của gia đình.

Thông tin bác cung cấp con chỉ sử dụng trong học tập; Con xin cảm ơn sự chia sẻ của gia đình bác và xin bác trả lời các câu hỏi sau.

Phần II: Bảng hỏi.

2 Số thành viên trong gia đình, quan hệ với người trả lời, nghề nghiệp,…

Stt Họ tên Quan hệ

với người

Năm sinh

Nghề nghiệp

Có tham gia hoạt động

Người đảm nhận

Trang 10

trả lời trồng sen chính

3 Cây sen trồng ở địa phương khi nào? Gia đình bắt đầu trồng sen từ năm nào?

4 Gia đình có ai tham gia vào lớp tập huấn về sen không? Nội dung?

5 Bác có tham gia câu lạc bộ hay nhóm sở thích nào về sen không?

6 Đất canh tác nông nghiệp của bác có mấy thửa? Diện tích mỗi thửa? Bao nhiêu thửa trồng sen?

Thửa

số Diện tích (m²) Nguồn gốc sổ đỏ Có Trồng sen

7 Thời gian thu hoạch, số đợt thu hoạch, sản lượng và giá bán của hạt sen là bao nhiêu?

Thời gian

thu hoạch Đợt thứ

Sản lượng (kg)

Giá (1000đ/kg)

Thu nhập (1000đ)

Trang 11

8 Bác có thuê lao động không? Vào công việc gì? Và lương bao nhiêu?

9 Trang thiết bị, máy móc, vật dụng phục vụ sản xuất bao gồm những loại nào,số lượng, giá trị, thời gian khấu hao (thời gian sử dụng), cái nào dùng cho hoạt động trồng sen

Stt Tên thiết bị lượng Số (triệu đồng) Giá trị Dùng cho trồng sen

10 Trang thiết bị phục vụ cho sinh hoạt (di chuyển, giải trí, thông tin liên lạc,…)

Stt Tên thiết bị Số lượng (triệu đồng) Giá trị 1

2

3

4

`5

6

7

11 Loại nhà:

Trang 12

Kiên cố □ Bán kiên cố □ Tạm bợ □

12 Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất sen:

St

t Loại cơ sở hạ tầng Khả năng tiếp cận Mức độ quan trọng 1

2

3

4

5

13 Trong những dịp lễ, nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ cây sen tại địa phương như thế nào?

14 Thị trường tiêu thụ sen chủ yếu ở đâu, có liên kết tiêu thụ sản phẩm không?

15 Giá cả biến động như thế nào?

16 Bác có những loại tài sản bất động sản (nhà, đất,…) nào khác không? Liệt kê.

17 Một năm gia đình bác tích lũy được bao nhiêu tiền?

18 Thời gian nào trong năm tiền mặt trong gia đình bác nhiều nhất/ ít nhất? Vì sao?

19 Bác có vay vốn không, bao nhiêu, nguồn nào, sử dụng bao nhiêu phần trăm cho trồng sen?

Stt Nguồn vay Số tiền vay Hình thức vay Mục đích

Ngày đăng: 06/01/2019, 16:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w