1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

tình cảm cha con thắm thiết trong truyện ngắn chiếc lược ngà của nguyễn quang sáng

5 231 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 18,54 KB

Nội dung

Thế nhưng, anh đã phải hi sinh cái hạnh phúc mà người cha nào cũng muốn đó để làm tròn trách nhiệm với Tổ quốc, non sông mình.. Trong suốt tám năm trời ròng rã xa gia đình, anh đã thể hi

Trang 1

tình cảm cha con thắm thiết trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng

Mở bài:

Tình phụ tử luôn là sợi dây liên kết đẹp đẽ, thiêng liêng giữa cha và con, luôn là một nét đẹp trong đời sống tinh thần của con người Việt Nam ta Với truyện ngắn Chiếc lược ngà, nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã có những phát hiện vô cùng cảm động về tình cảm giữa anh Sáu và bé Thu trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, đầy trái ngang

Thân bài:

Trước khi chuẩn bị đi tập kết, anh Ba cùng anh Sáu được phép về thăm gia đình Nhưng suốt gần ba ngày đêm ở nhà, bé Thu 8 tuổi, con gái anh Sáu nhất định không chịu nhận anh là ba vì cái sẹo trên mặt làm anh không giống như trong tấm ảnh mà mẹ nó đưa cho nó coi Khi bé Thu nhận ra sự thật thì cũng đã tới lúc chia tay Ở chiến khu, anh Sáu dồn hết tâm sức để làm chiếc lược ngà dành tặng cho con gái yêu quý Nhưng trong một trận càn, anh đã hi sinh Trước lúc nhắm mắt, ông còn kịp nhờ bác Ba trao chiếc lược ngà cho bé Thu Đó chính là điều làm em

có ấn tượng sâu sắc với anh Sáu – một người cha tận tâm, tận tụy với con cái – một người có thể làm tất cả vì con mình

Nhà văn không chỉ khắc họa đậm nét hình ảnh bé Thu, tình yêu thương con của anh Sáu cũng được biểu hiện bằng nhiều chi tiết cảm động Có người cha nào mà không thương yêu con mình, không muốn tự tay mình chăm sóc và nuôi con mình khôn lớn không? Thế nhưng, anh đã phải hi sinh cái hạnh phúc mà người cha nào cũng muốn đó để làm tròn trách nhiệm với Tổ quốc, non sông mình Anh phải lên đường đi kháng chiến khi bé Thu, con anh chưa tròn một tuổi Bé còn chưa biết nói, chưa biết đi nên việc bé không nhớ nổi mặt cha mình thì mọi người có thể hiểu được Nếu ta đặt mình vào hoàn cảnh của anh thì ta mới thấy sự ra đi, xa quê hương, gia đình là không dễ dàng Trong khi con anh còn nằm trong nôi, vợ anh còn trẻ và là trụ cột gia đình Nhưng giặc đã đánh chiến đến quê hương anh, đất nước anh thì làm sao anh có thể làm ngơ được Do vậy, có thể nói sự ra đi của anh

Trang 2

là có ý nghĩa lớn với tất cả mọi người, anh quên mình vì nghĩa lớn, anh đã phải đặt

nợ nước lên trên tình nhà

Trong suốt tám năm trời ròng rã xa gia đình, anh đã thể hiện được rằng mình là một người lính dũng cảm khi dấu tích chiến tranh đã khắc lại trên khuôn mặt anh – vết sẹo – một vết sẹo đầy oan nghiệt, chính nó đã làm cho con anh không nhận ra anh sau này

Tám năm trời dài đằng đẵng đi chinh chiến, anh đã được về thăm lại gia đình mình chỉ vỏn vẹn trong ba ngày Anh háo hức, trông chờ bé Thu ôm anh, hôn anh, gọi anh là “ba “để anh cảm nhận được tình cảm gia đình mà anh đã thiếu bao lâu nay Điều đó dễ hiểu cho chúng ta bởi vì không có một người cha nào muốn xa con mình, có người cha nào mà không thương không nhớ con mình khi xa nó chứ

Dù rằng vợ anh cũng có đi thăm anh trên chiến khu, nhưng chiến sự nguy hiểm, ngay giữa ” mưa bom bão đạn” của kẻ địch người cha, người mẹ nào dám đem con mình theo chứ Vậy là anh Sáu ngậm ngùi nhìn con mình qua bức ảnh để nỗi

thương nhớ của anh vơi đi Mà cái gì cũng vậy, càng dồn nén càng khát khao dữ dội, anh đã chờ về ngày đoàn tụ này lâu lắm rồi, và bây giờ sự khác khao, mơ ước của anh đã trở thành hiện thực

Khi ghe vừa cập bến, anh đã nhảy ngay lên bờ, ta cũng có thể biết rõ sự nôn nóng gặp con của anh lớn đến mức nào Anh đến bên bé Thu đưa hai tay dang ra lắp bắp:” Ba nè con! Ba nè con!”, nhưng sự thật không như mơ, bé Thu không ôm hôn anh mà chỉ ngơ ngác nhìn rồi la thét lên chạy vào nhà Bé không nhận ra cha mình, anh Sáu lúc đó hụt hẫng, đau lòng đến mức nào, “hai tay anh buông thõng xuống”

đã cho ta thấy sự đau khổ tột cùng của anh Đây cũng là một chi tiết khiến người đọc mủi lòng, vừa buồn cười vừa thấy đau lòng

Trang 3

Nhưng anh Sáu làm gì mà chịu thua, anh đã luôn cố gắng tiếp cận con mình, không bằng cách này cũng bằng cách khác, anh phải làm sao cho con bé nhận mình là ba mới cảm thấy vui được Nhưng bé Thu làm gì dễ dàng nhận anh là ba như vậy, chính vì điều đó đã làm cho anh có những tình huống dở khóc dở cười Đỉnh điểm nhất là trong bữa cơm gia đình, anh gắp cho nó cái trứng cá ngon nhất, chỉ bằng hành động nhỏ đó cũng cho ta thấy anh ân cần, thương con như thế nào

Thế nhưng, con nhóc bướng bỉnh, cứng đầu đó làm gì chịu nhận thức ăn của một người nó không xem là ba mình Nó liền lấy đũa hất cả cái trứng cá ra khỏi bát mình khiến anh Sáu không khỏi tức giận đánh bé, để rồi sau này, anh luôn phải hối hận Dù bị đánh nhưng bé Thu không khóc, gắp lại trứng cá vào bát rồi sang nhà bà ngoại mới khóc Anh Sáu thấy cảnh đó làm sao mà vui nổi, ba thương con nhưng lại nỡ đánh con, khiến con bé chỉ ghét anh thêm Hai ba con tuy ở gần nhau nhưng

mà cứ như xa cách nhau nghìn trùng Dù ở ngay trước mắt nhưng vẫn không nhận

ra nhau Thử vào hoàn cảnh đó, ai mà chả xót xa, đau lòng

Ai gây ra sự hiểu nhầm đáng tiếc ấy? Chính là vết sẹo oan nghiệt Chính là chiến tranh Nguyễn Quang Sáng khéo léo xây dựng hình tượng vết sẹo đại diện cho chiến tranh Nếu không vì ra chiến trường, anh Sáu đâu phải xa con, đâu phải bị thương để rồi con lớn lên không biết, không nhận ra cha mình Anh đã có thể sống một cuộc sống ấm êm, hạnh phúc bên gia đình mình, có thể yêu thương, chiều chuộng vợ con mình, có thể tự tay chăm sóc, nhìn con mình lớn khôn từng ngày

Hiểu được như thế, ta mới thấy quý trọng cuộc sống hòa bình bây giờ của ta, ta mới có thể biết ơn sự hi sinh của các anh hùng liệt sĩ, ta mới biết hết tội ác của quân thù xâm lược và biết được một thời kì đau thương, mất mát của dân tộc ta

Đến khi bé Thu hiểu ra sự thực thì cũng là lúc anh cũng phải lên đường đi kháng chiến Tiếng kêu “ba” của bé như xé lòng, bé gọi “ba” ôm chặt ba mình lần đầu

Trang 4

cũng, nhưng có ai biết đâu đó cũng là lần cuối Nhìn cảnh tượng xúc động đó, ai cũng thấy nghẹn ngào, ngay cả anh Sáu cũng không cầm được nước mắt

Anh có lẽ đã cảm nhận được sự hạnh phúc trong thời khắc cuối cùng, giọt nước mắt vừa hạnh phúc vì vui sướng vừa đau khổ phải chia ly Bây giờ anh đã có thể nghe được tiếng “ba” và âu yếm bé – một hạnh phúc đơn giản bất kì người ba nào cũng muốn Nhưng anh cũng đành phải gạt lệ để tham gia kháng chiến Một lần nữa anh lại phải đặt nợ nước lên tình nhà Trước khi đi, bé có nói với anh là khi anh về thì mua cho bé một chiếc lược ngà, anh đồng ý nhận lời và hứa anh sẽ làm được

Anh đem nỗi nhớ con lên chiến khu, anh dồn hết sức lực, tâm huyết của anh vào cây lược ngà, với một niềm hy vọng mãnh liệt là sẽ chiến thắng trở về đoàn tụ cùng gia đình Cây lược ấy không phải quý giá về vật chất mà là vì lòng thương yêu con cao cả của anh Anh mong một ngày tận tay trao cho con cây lược, mong mỏi, khát khao cái ngày trở về Nhưng chiến sự đâu đơn giản, trong một trận càn lớn, anh đã hi sinh

Trong giây phút cuối, anh móc cây lược trong túi áo ra đưa cho đồng đội, đến khi đồng đội nói rằng sẽ trao tận tay cho bé Thu anh mới yên lòng nhắm mắt Cây lược

là sự chứng minh cho tình phụ tử, tình yêu thương mãnh liệt của anh, một tình yêu bất diệt, đến phút cuối đời mình vẫn không thôi Anh đã chiến đấu anh dũng, dùng

cả cuộc đời mình để yêu thương, có lẽ anh cũng đã yên lòng vì có thể gặp con anh,

có thể tin cậy đồng đội đưa cây lược cho con anh Có lẽ vì biết anh hi sinh anh dũng như thế, bé Thu đã trở thành cô giao liên khi tuổi đời còn rất trẻ

Thật là một câu chuyện cảm động! Nguyễn Quang Sáng đã vạch trần tội ác của chiến tranh, thế nào tội ác của kể thù xâm lược Câu chuyện với giọng văn nhẹ nhàng nhưng thấm thía, làm ta suy ngẫm về nhiều khía cạnh trong cuộc sống Giọng kể Nam bộ chân chất, nhẹ nhàng, những miêu tả chi tiết của ông cũng thật

Trang 5

sắc sảo, giúp ông lột tả hết được ý nghĩa sâu xa của tác phẩm Ông đã thuyết phục chúng ta rằng tội ác của chiến tranh là một điều không thể tha thứ, không chỉ chia cắt gia đình anh Sáu mà còn nhiều gia đình Nam bộ khác Tác phẩm vì thế mà đã lay động hồn người

Kết bài:

Tóm lại, thông qua câu chuyện gia đình anh Sáu, đã cho ta thấy tình phụ tử sự yêu thương là bất diệt, thông qua đó còn vạch trần tội ác chiến tranh và sự hi sinh anh dũng của cái anh hùng liệt sĩ Không những thế, biết bao gia đình Nam bộ cũng phải chịu sự mất mát, hi sinh này để có một ngày hòa bình cho ta Hiểu như thế, ta mới thấy rõ trách nhiệm của mình với những người ngã xuống đổi lấy mảnh đất này Là một học sinh, em sẽ học hành xứng đáng để xây dựng có thể góp phần nước nhà, để có thể trả công ơn cho đất nước, gia đình

duongleteach.com

Ngày đăng: 06/01/2019, 09:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w