Nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang SángMở bài: Không những được nhớ đến bởi tính cách gan lì và bướng bỉnh, nhân vật bé Thu còn gây ấn tượng mạnh mẽ bởi tấ
Trang 1Nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng
Mở bài:
Không những được nhớ đến bởi tính cách gan lì và bướng bỉnh, nhân vật bé Thu còn gây ấn tượng mạnh mẽ bởi tấm lòng thương yêu cha tha thiết Qua truyện ngắn Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng đã chứng tỏ tài năng của mình trong việc xây dựng nhân vật đầy góc cạnh và mạnh mẽ
Thân bài:
Trong tâm hồn trẻ thơ của bé Thu, chỉ có duy nhất hình bóng một người ba mà nó chỉ biết được qua khi xem bức ảnh ba chụp với má ngày cưới Tình cảm giữa bé Thu và ba của nó nhiều không đếm xiết Điều đó được thể hiện rõ ràng trong việc
nó nhất quyết không chịu nhận ba, không gọi anh Sáu là ba vì thấy ba nó trong bức ảnh không hề có vết thẹo trên má còn người cứ gọi nó là con, bắt nó gọi bằng ba bây giờ lại có vết thẹo dài trên má Trong khi và bí nôn nào được gặp con thì bé Thu mặt tái đi, sợ hãi và kêu thét lên gọi má Nguyễn Quang Sáng tỏ ra rất am hiểu tâm lí trẻ thơ
Thái độ của bé Thu là đáng yêu chứ không đáng trách? Trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở của chiến tranh thì nó còn quá nhỏ để có thể hiểu được những tình thế khắc nghiệt , éo le của đời sống và người lớn cũng không ai kịp chuẩn bị cho bé Thu đón nhận những khả năng bất thường Phản ứng tâm lí của Thu hoàn toàn là sự tự nhiên của một đứa trẻ vừa lên tám Điều đó cũng chứng tỏ được rằng nó có một cá tính mạnh mẽ, một tình cảm phụ tử sâu sắc, nó chỉ yêu ba khi biết chắc đó là ba
Chính vì thế, trong những ngày anh Sáu ở nhà, con bé nhất quyết không gọi là “b ”
mà chỉ nói trổng Một lần, khi đang loay hoay với nồi cơm to đang sôi trên bếp cần phải chắt nước Sức yếu không thể tự làm, tưởng rằng bé Thu sẽ phải xuống nước, cầu cứu anh Sáu Thế nhưng, con bé vẫn dứt khoát không cất lên cái tiếng gọi mà
ba nó hằng mong chờ , nó chỉ nói trống không: “Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái!
“ Chi tiết này đã khắc họa nổi bật sự đáo để hồn nhiên , sự ương ngạnh rất trẻ con
Trang 2của bé Thu Con bé không chịu nhượng bộ, không chấp nhận thua cuộc Điều ấy
đã làm cho người cha, người bạn của cha và cả người đọc đau lòng Còn gì đau lòng cho bằng người cha giàu lòng thương yêu con mà lại bị chính đứa con ấy kiên quyết từ chối
Bữa cơm hôm ấy, khi anh Sáu gắp một miếng trứng cá to bỏ vào bát cơm của bé Thu thì con bé đã phản ứng lại sự chăm sóc một cách rất quyết liệt Nó lấy đũa xíu vào bát rồi bất ngờ hứng cái trứng cá ra, làm cơm vãi tung toé ra cả mâm Bị ba đánh , tưởng đâu “con bé sẽ lăn ra khóc, sẽ giẫy, sẽ đạp đổ cả mâm cơm, hoặc sẽ chạy vụt đi” Nhưng không, nó ngồi im, đầu cúi gằm xuống Nghĩ thế nào nó cầm đũa, gắp lại cái trứng cá vào chén như một sự hối lỗi vì hành động của mình rồi lại lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm Thu bỏ về nhà ngoại , khi xuống xuồng còn
cố ý khua dây cột xuồng kêu rổn rảng thật to
Thực sự, bé Thu bối rối trước tình huống mình phải đối mặt Nó không biết hành
xử sao cho phải Một mặt bé Thu thấy mình quá đáng với người đàn ông hết sức ân cần chăm sóc mình, mặt khác con bé không muốn chấp nhận tình cảm của anh Sài bởi nó không muốn phản bội lại người cha mà lâu nay nó hằng chờ đợi Nhưng sau khi nghe lời kể lại của bà ngoại thì mọi khúc mắc của bé Thu đã được giải đáp Tình cảm giữa Thu và ba của nó đã có thể trở lại như xua và ngày càng cao cả hơn
Sự bướng bình , gan góc đến kì lạ của bé Thu sau này đã trở thành lòng dũng cảm ,
sự lanh lợi và có trách nhiệm của cô giao liên Thu Phải thừa nhận rằng cô bé Thu này có một cá tính mạnh mẽ hiếm thấy
Kết bài:
Qua Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện một cách bình dị mà sâu sắc nỗi đau tinh thần mà chiến tranh đã gây ra cho con người Việt Nam Đồng thời ông cũng ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sức sống mãnh liệt của nhân dân ta cùng chứng minh tình phụ tử cao cả có thể vượt qua mọi khúc mắc gian truân Nhân vật bé Thu trong câu chuyện đã gây ấn tượng sâu sắc cho người đọc người nghe hình ảnh cô bé cá tính mạnh nhưng giàu tình cảm và sống đầy nội tâm