Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào văn nghị luận trang 108 Người đăng: Hiền Lương Ngày: 30032018 Soạn văn 8 tập 2, soạn bài Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào văn nghị luận sgk ngữ văn 8 tập 2, để học tốt văn 8. Bài soạn thông qua việc luyện tập giúp ta nắm chắc được cách đưa yếu tố biểu cảm vào văn nghị luận. Những kiến thức trọng tâm, những câu hỏi trong bài học sẽ được hướng dẫn trả lời, soạn bài đầy đủ, chi tiết. A KIẾN THỨC TRỌNG TÂM I CHUẨN BỊ Ở NHÀ Cho đề bài: Sự bổ ích của những chuyến tham quan du lịch, đối với học sinh. Lập dàn ý các luận điểm và luận cứ cần thiết Gợi ý: Mở bài: Nêu lợi ích của việc tham quan, du lịch. Thân bài : Lợi ích cụ thể của những chuyến tham quan, du lịch đối với học sinh. Vể thể chất, tham quan, du lịch khiến cho học sinh thêm khỏe mạnh. Về tình cảm, tham quan, du lịch giúp học sinh tìm thấm được những niêm vui cho bản thân, có thêm tình yêu đối với thiên nhiên, với quê hương đất nước. Về kiến thức, tham quan, du lịch giúp học sinh hiểu cụ thể hơn, sâu hơn những điều được học trong trường qua những điều mắt thấy tai nghe; thêm nhiều bài học có thể còn chưa có trong sách vở của nhà trường. Kết bài: Khẳng định tác dụng của tham quan, du lịch. II LUYỆN TẬP TRÊN LỚP 1. Để làm sáng tỏ vấn đề trên, cách sắp xếp các luân điểm theo trình tự dưới đây có hợp lí không? Vì sao? Nên sửa như thế nào? a) Những chuyến tham quan, du lịch giúp ta hiểu biết nhiều hơn và yêu mến hơn vẻ đẹp của thiên nhiên, của quê hương đất nước. b) Những chuyến tham quan, du lịch mang lại cho ta nhiều bài học có thể chưa cớ trong sách vở. c) Những chuyến tham quan, dụ lịch khiến ta hiểu cụ thể hơn, sâu hơn những điều được học trong nhà trường. d) Những chuyến tham quan, du lịch đem đến cho ta thật nhiều niềm vui. e) Những chuyến tham quan, giúp ta tăng cường sức khoẻ. Trả lời: Cách sắp xếp các luận điểm còn lộn xộn, chưa thật hợp lí. Sắp xếp: c b a d e. 2. Hãy trình bày các luận điểm đó cho có sức truyền cảm bằng việc thực hiện các bài tập sau: a) Tham khảo đoạn văn sau và tìm những gợi ý cho em về việc đưa yếu tố biểu cảm vào văn nồi tghị luận. Biết bao điều hứng thú khác nhau tập hợp được nhờ cách ngao du thú vị ấy, không kể sức... cái giường tồi tàn b) Nếu phải trình bày luận điểm những chuyến tham quan du lịch đem đến cho chúng ta nhiều điều niềm vui hãy cho biết: Không chỉ tăng cường sức mạnh thể chất, những chuyến tham quan du lịch.... nơi góc phố hay trên con đường quen thuộc Trả lời: a. Yếu tố biểu cảm trong đoạn văn: niềm vui sướng, hạnh phúc ngập tràn vì được đi bộ. Cảm xúc ấy biểu hiện tràn ngập trong đoạn văn, giọng điệu phấn chấn, vui tươi, hồ hởi, các từ ngữ biểu cảm, ... b. Đoạn văn mẫu: Không chỉ tăng cường sức mạnh thể chất, những chuyến tham quan du lịch còn đem lại cho ta rất nhiều niềm vui sướng trong tâm hồn. Chắc các bạn vẫn chưa quên lần cả lớp mình cùng đến thăm vịnh Hạ Long. Hôm ấy, không ai trong chúng ta kìm nổi một tiếng reo, khi sau một chặng đường dài, chợt thấy trải ra trước mắt mình cả một cảnh trời biển, nước non mênh mông, kì thú. Tôi nhớ hôm trước bạn Lệ Quyên còn đang âu sầu vì bị cô giáo phê bình. Tôi để ý thấy Lệ Quyên vẫn lặng lẽ, nhưng nét mặt của bạn cứ rạng rỡ dần lên trước cảnh nước biếc non xanh. Nỗi buồn kia cũng tan đi hẳn, như có một phép màu. Niềm vui sướng ấy không thể có khi chúng ta suốt năm chỉ quẩn quanh trong căn nhà, nơi góc phố hay trên con đường mòn quen thuộc?. 3. Theo trình tự luyện tập trên lớp, hãy tiếp tục đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn được viết theo đề bài : “Chứng minh rằng nhiều bài thơ em đã học như Cảnh khuya của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Khi con tú hú của Tố Hữu, Quê hương của Tế Hanh ... đều biểu hiện rõ tình cảm thiết tha của các nhà thơ đó, với thiên nhiên, đất nước”. Trả lời: Dàn bài: Mở bài: Giới thiệu và đưa ra nhận định những bài thơ đã học như Cảnh khuya của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Khi con tú hú của Tố Hữu, Quê hương của Tế Hanh ... đều biểu hiện rõ tình cảm thiết tha của các nhà thơ đó, với thiên nhiên, đất nước Thân bài: Đưa ra các luận điểm để chứng minh: Tình cảm của nhà thơ đối với thiên nhiên Tình cảm của nhà thơ đối với đất nước ( Từ những luận điểm trên, đối chiếu vào các tác phẩm để tìm luận cứ chứng minh) Kết bài: Bài viết tham khảo: Mỗi một tác phẩm thơ ca là những dòng tâm sự của nhà thơ, là một bức tranh thiên nhiên đẹp được cảm nhận qua cặp mắt tươi non và là mỗi bức tranh là 1 nét chấm phá riêng, nhưng luôn thể hiện được tình cảm đối với thiên nhiên của tác giả, và đặc biệt hơn, đó là tình cảm đối với quê hương sâu đậm ẩn chứa trong mỗi tác phẩm. Một trong số đó, chúng ta không thể không nhắc tới các tác phẩm Cảnh khuya của Hồ Chí Minh,Khi con tu hú của Tố Hữu và cuối cùng là Quê hương của Tế Hanh. Thiên nhiên đem đến cho người thi sĩ những tâm tư tình cảm, những cái nhìn và cảm nhận khác nhau. Hòa mình vào thiên nhiên cảm thấy tâm hồn ta nhẹ nhõm, bay bổng thả mình theo những làn gió thổi… tất cả đều có đặc điểm chung là toát lên tình yêu quê hương đất nước tha thiết, đằm thắm. Mỗi bài thơ là một dòng cảm xúc riêng của tác giả, là một bức tranh nhiên nhiên trong đêm khuya tĩnh lặng: “ Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”. ( Cảnh khuya – Hồ Chí Minh ) Bốn câu thơ là bức tranh thiên nhiên với dòng suối , trăng, cây cổ thụ,...Biện pháp nghệ thuật so sánh: Tiếng suối trong tiếng hát xa cùng với cách miêu tả: trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa gợi ta khung cảnh đêm khuya tĩnh lặng đến mức có thể nghe được âm thanh tiếng suối chảy. Từ bức tranh thiên nhiên trong đêm khuya đó là tâm trạng của người thi sĩ nhớ về quê hương khi bị giam cầm trên nơi đất khách quê người. Tiếng suối,tiếng hát, trăng, hoa đều là những hình ảnh thiên nhiên đẹp nhất được cảm nhận dưới con mắt của con người lạc quan, yêu đời.. và đặc biệt hơn cả là nó ẩn chứa lòng yêu nước sâu sắc: “ chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”h. Với bốn câu thơ ngắn ngọn, mà tác giả đã cho ta cảm nhận được lòng yêu nước nồng nàn, dù có bị giam trong ngục tối nhưng tinh thần lạc quan, yêu đời, tin tưởng vào một tương lai tươi sáng vẫn lan tỏa ra khắp không gian nơi đây. Gửi tâm tình của mình vào những hình ảnh vô cùng tươi đẹp, bút pháp ước lệ tô đậm thêm cho tình yêu của Người đối với đất nước. Cũng là viết về quê hương nhưng Tố Hữu lại vẽ một bức tranh vô cùng nhộn nhịp: “ khi con tu hú gọi bầy Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần Vườn rân dậy tiếng ve ngân Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào Trời xanh càng rộng càng cao Đôi con diều sáo lộn nhào từng không…” Bức tranh thiên nhiên đồng quê vui nhộn với những tiếng tu hú gọi bầy, tiếng ve ngân râm ran, trên đồng lúa đã chín vàng rộ gọi theo trái cây bắt đầu căng mọng, ngọt dần. Nền trời xanh trong vắt, lại được điểm thêm đôi con diều nhào lộn trên không….. bức tranh đồng quê như hiện ra trước mắt người đọc, ta lại nhớ về một tuổi thơ đầy áp những tiếng cười và niềm vui. Nhưng đọc đến khổ thứ hai ta cảm nhận được cảm xúc của tác giả được đẩy lên đến đỉnh điểm, dường như tác giả muốn thoát ra khỏi sự kiềm chế, áp bức: “ Ta nghe hè dây bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ơi Ngột ngạt làm sao, chết uất thôi Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu” Hình như đây cũng là tâm trạng của người chiến sĩ cách mạng, muốn thoát khỏi sự tù túng, muốn đi đến cái tự do. Muốn đạp tan cánh cửa ngột ngạt để hòa mình với thên nhiên, đó là một tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp, mượn tiếng tu hú đến giải tỏa nỗi lòng của mình. Và cái chất muối nồng đậm trong bài thơ quê hương của Tế Hanh lại làm lòng ta càng thêm yêu quê thương tha thiết hơn: “ làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới Nước bao vây cách biển nửa ngày sông. Khi trời trong, gió nhẹ sớm mai hồng Dân trai cháng bơi thuyền đi đánh cá: Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt Trường Giang Cánh buồm trương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…” Khác với hai bài thơ trên, Quê hương của Tế Hanh lại là một bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp của người dân làng chài. Tác giả nhớ đến từng con người, từng khung cảnh khi làm việc bầu trời trong xanh với từng cơn gió thổi nhè nhẹ…. những chàng trai dướn tấm thân rám nắng của mình ra biển đánh cá, tuy chiếc thuyền không to không đẹp nhưng nó vẫn hăng hái ra biển không kém gì những con tuấn mã. Đọc mấy câu thơ đầu mà ta cảm thấy được vị muối nồng mặn trong từng câu từng chữ của thơ Tế Hanh, hiện lên là những con người lao động chất phác, cần cù, chăm chỉ.Tình cảm ấy thấm đượm trong từng câu thơ của ông, và ngẫm lại ta vẫn cảm nhận được vấn vương đâu đó là chất muối nặn của người dân chài lưới. Đều là thiên nhiên, đều là tình yêu quê hương đất nước mà mỗi bài thơ đều có những nét đẹp riêng, một vẻ đẹp riêng biệt. Mỗi bài thơ là mỗi bức tranh tâm trạng mà các nhà thơ gửi gắm, ta hiểu được phần nào tình yêu, tình thương của các tác giả khi hướng về quê hương. Là một đề tài không mới nhưng thiên nhiên, quê hương, đất nước luôn là đề tài mà các tác giả muốn hướng tới, đọc mỗi bài thơ ta càng cảm thấy yêu đất nước mình nhiều hơn
Trang 1Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào văn nghị luận
Người đăng: Hiền Lương - Ngày: 30/03/2018
Soạn văn 8 tập 2, soạn bài Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào văn nghị luận sgk ngữ văn 8 tập 2, để học tốt văn 8 Bài soạn thông qua việc luyện tập giúp ta nắm chắc được cách đưa yếu tố biểu cảm vào văn nghị luận Những kiến thức trọng tâm, những câu hỏi trong bài học sẽ được hướng dẫn trả lời, soạn bài đầy đủ, chi tiết.
A- KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
I- CHUẨN BỊ Ở NHÀ
Cho đề bài: " Sự bổ ích của những chuyến tham quan du lịch, đối với học sinh" Lập dàn ý các luận điểm
và luận cứ cần thiết
Gợi ý:
Mở bài: Nêu lợi ích của việc tham quan, du lịch
Thân bài :
• Lợi ích cụ thể của những chuyến tham quan, du lịch đối với học sinh
• Vể thể chất, tham quan, du lịch khiến cho học sinh thêm khỏe mạnh
• Về tình cảm, tham quan, du lịch giúp học sinh tìm thấm được những niêm vui cho bản thân, có thêm tình yêu đối với thiên nhiên, với quê hương đất nước
Trang 2• Về kiến thức, tham quan, du lịch giúp học sinh hiểu cụ thể hơn, sâu hơn những điều được học trong trường qua những điều mắt thấy tai nghe; thêm nhiều bài học có thể còn chưa có trong sách vở của nhà trường
Kết bài: Khẳng định tác dụng của tham quan, du lịch
II- LUYỆN TẬP TRÊN LỚP
1 Để làm sáng tỏ vấn đề trên, cách sắp xếp các luân điểm theo trình tự dưới đây có hợp lí không?
Vì sao? Nên sửa như thế nào?
a) Những chuyến tham quan, du lịch giúp ta hiểu biết nhiều hơn và yêu mến hơn vẻ đẹp của thiên nhiên, của quê hương đất nước
b) Những chuyến tham quan, du lịch mang lại cho ta nhiều bài học có thể chưa cớ trong sách vở
c) Những chuyến tham quan, dụ lịch khiến ta hiểu cụ thể hơn, sâu hơn những điều được học trong nhà trường
d) Những chuyến tham quan, du lịch đem đến cho ta thật nhiều niềm vui e) Những chuyến tham quan, giúp ta tăng cường sức khoẻ
Trả lời:
Cách sắp xếp các luận điểm còn lộn xộn, chưa thật hợp lí
Sắp xếp: c - b - a - d - e
2 Hãy trình bày các luận điểm đó cho có sức truyền cảm bằng việc thực hiện các bài tập sau:
a) Tham khảo đoạn văn sau và tìm những gợi ý cho em về việc đưa yếu tố biểu cảm vào văn nồi tghị luận
" Biết bao điều hứng thú khác nhau tập hợp được nhờ cách ngao du thú vị ấy, không kể sức cái giường tồi tàn"
b) Nếu phải trình bày luận điểm" những chuyến tham quan du lịch đem đến cho chúng ta nhiều điều niềm vui" hãy cho biết:
" Không chỉ tăng cường sức mạnh thể chất, những chuyến tham quan du lịch nơi góc phố hay trên con đường quen thuộc"
Trả lời:
a
• Yếu tố biểu cảm trong đoạn văn: niềm vui sướng, hạnh phúc ngập tràn vì được đi bộ
• Cảm xúc ấy biểu hiện tràn ngập trong đoạn văn, giọng điệu phấn chấn, vui tươi, hồ hởi, các từ ngữ biểu cảm,
Trang 3b Đoạn văn mẫu:
"Không chỉ tăng cường sức mạnh thể chất, những chuyến tham quan du lịch còn đem lại cho ta rất nhiều
niềm vui sướng trong tâm hồn Chắc các bạn vẫn chưa quên lần cả lớp mình cùng đến thăm vịnh Hạ Long Hôm ấy, không ai trong chúng ta kìm nổi một tiếng reo, khi sau một chặng đường dài, chợt thấy trải ra trước mắt mình cả một cảnh trời biển, nước non mênh mông, kì thú Tôi nhớ hôm trước bạn Lệ Quyên còn đang âu sầu vì bị cô giáo phê bình Tôi để ý thấy Lệ Quyên vẫn lặng lẽ, nhưng nét mặt của
bạn cứ rạng rỡ dần lên trước cảnh nước biếc non xanh Nỗi buồn kia cũng tan đi hẳn, như có một phép
màu Niềm vui sướng ấy không thể có khi chúng ta suốt năm chỉ quẩn quanh trong căn nhà, nơi góc
phố hay trên con đường mòn quen thuộc?".
3 Theo trình tự luyện tập trên lớp, hãy tiếp tục đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn được viết theo đề bài : “Chứng minh rằng nhiều bài thơ em đã học như Cảnh khuya của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Khi con tú hú của Tố Hữu, Quê hương của Tế Hanh đều biểu hiện rõ tình cảm thiết tha của các nhà thơ đó, với thiên nhiên, đất nước”.
Trả lời:
Dàn bài:
Mở bài: Giới thiệu và đưa ra nhận định những bài thơ đã học như Cảnh khuya của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Khi con tú hú của Tố Hữu, Quê hương của Tế Hanh đều biểu hiện rõ tình cảm thiết tha của các nhà thơ đó, với thiên nhiên, đất nước
Thân bài:
Đưa ra các luận điểm để chứng minh:
• Tình cảm của nhà thơ đối với thiên nhiên
• Tình cảm của nhà thơ đối với đất nước
( Từ những luận điểm trên, đối chiếu vào các tác phẩm để tìm luận cứ chứng minh)
Kết bài:
Bài viết tham khảo:
Mỗi một tác phẩm thơ ca là những dòng tâm sự của nhà thơ, là một bức tranh thiên nhiên đẹp được cảm nhận qua cặp mắt tươi non và là mỗi bức tranh là 1 nét chấm phá riêng, nhưng luôn thể hiện được tình cảm đối với thiên nhiên của tác giả, và đặc biệt hơn, đó là tình cảm đối với quê hương sâu đậm ẩn chứa trong mỗi tác phẩm Một trong số đó, chúng ta không thể không nhắc tới các tác phẩm Cảnh khuya của
Hồ Chí Minh,Khi con tu hú của Tố Hữu và cuối cùng là Quê hương của Tế Hanh
Thiên nhiên đem đến cho người thi sĩ những tâm tư tình cảm, những cái nhìn và cảm nhận khác nhau Hòa mình vào thiên nhiên cảm thấy tâm hồn ta nhẹ nhõm, bay bổng thả mình theo những làn gió thổi… tất cả đều có đặc điểm chung là toát lên tình yêu quê hương đất nước tha thiết, đằm thắm Mỗi bài thơ là một dòng cảm xúc riêng của tác giả, là một bức tranh nhiên nhiên trong đêm khuya tĩnh lặng:
“ Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Trang 4Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”.
( Cảnh khuya – Hồ Chí Minh ) Bốn câu thơ là bức tranh thiên nhiên với dòng suối , trăng, cây cổ thụ, Biện pháp nghệ thuật so sánh:" Tiếng suối trong- tiếng hát xa" cùng với cách miêu tả:" trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa" gợi ta khung cảnh đêm khuya tĩnh lặng đến mức có thể nghe được âm thanh tiếng suối chảy Từ bức tranh thiên nhiên trong đêm khuya đó là tâm trạng của người thi sĩ nhớ về quê hương khi bị giam cầm trên nơi đất khách quê người Tiếng suối,tiếng hát, trăng, hoa đều là những hình ảnh thiên nhiên đẹp nhất được cảm nhận dưới con mắt của con người lạc quan, yêu đời và đặc biệt hơn cả là nó ẩn chứa lòng yêu nước sâu sắc:
“ chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”h Với bốn câu thơ ngắn ngọn, mà tác giả đã cho ta cảm nhận được lòng yêu nước nồng nàn, dù có bị giam trong ngục tối nhưng tinh thần lạc quan, yêu đời, tin tưởng vào một tương lai tươi sáng vẫn lan tỏa ra khắp không gian nơi đây Gửi tâm tình của mình vào những hình ảnh
vô cùng tươi đẹp, bút pháp ước lệ tô đậm thêm cho tình yêu của Người đối với đất nước Cũng là viết về quê hương nhưng Tố Hữu lại vẽ một bức tranh vô cùng nhộn nhịp:
“ khi con tu hú gọi bầy Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần Vườn rân dậy tiếng ve ngân Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào Trời xanh càng rộng càng cao Đôi con diều sáo lộn nhào từng không…”
Bức tranh thiên nhiên đồng quê vui nhộn với những tiếng tu hú gọi bầy, tiếng ve ngân râm ran, trên đồng lúa đã chín vàng rộ gọi theo trái cây bắt đầu căng mọng, ngọt dần Nền trời xanh trong vắt, lại được điểm thêm đôi con diều nhào lộn trên không… bức tranh đồng quê như hiện ra trước mắt người đọc, ta lại nhớ về một tuổi thơ đầy áp những tiếng cười và niềm vui Nhưng đọc đến khổ thứ hai ta cảm nhận được cảm xúc của tác giả được đẩy lên đến đỉnh điểm, dường như tác giả muốn thoát ra khỏi sự kiềm chế, áp bức:
“ Ta nghe hè dây bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ơi Ngột ngạt làm sao, chết uất thôi Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu”
Hình như đây cũng là tâm trạng của người chiến sĩ cách mạng, muốn thoát khỏi sự tù túng, muốn đi đến cái tự do Muốn đạp tan cánh cửa ngột ngạt để hòa mình với thên nhiên, đó là một tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp, mượn tiếng tu hú đến giải tỏa nỗi lòng của mình Và cái chất muối nồng đậm trong bài thơ quê hương của Tế Hanh lại làm lòng ta càng thêm yêu quê thương tha thiết hơn:
“ làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
Trang 5Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.
Khi trời trong, gió nhẹ sớm mai hồng Dân trai cháng bơi thuyền đi đánh cá:
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt Trường Giang Cánh buồm trương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…”
Khác với hai bài thơ trên, Quê hương của Tế Hanh lại là một bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp của người dân làng chài Tác giả nhớ đến từng con người, từng khung cảnh khi làm việc bầu trời trong xanh với từng cơn gió thổi nhè nhẹ… những chàng trai dướn tấm thân rám nắng của mình ra biển đánh cá, tuy chiếc thuyền không to không đẹp nhưng nó vẫn hăng hái ra biển không kém gì những con tuấn mã Đọc mấy câu thơ đầu mà ta cảm thấy được vị muối nồng mặn trong từng câu từng chữ của thơ Tế Hanh, hiện lên là những con người lao động chất phác, cần cù, chăm chỉ.Tình cảm ấy thấm đượm trong từng câu thơ của ông, và ngẫm lại ta vẫn cảm nhận được vấn vương đâu đó là chất muối nặn của người dân chài lưới
Đều là thiên nhiên, đều là tình yêu quê hương đất nước mà mỗi bài thơ đều có những nét đẹp riêng, một
vẻ đẹp riêng biệt Mỗi bài thơ là mỗi bức tranh tâm trạng mà các nhà thơ gửi gắm, ta hiểu được phần nào tình yêu, tình thương của các tác giả khi hướng về quê hương Là một đề tài không mới nhưng thiên nhiên, quê hương, đất nước luôn là đề tài mà các tác giả muốn hướng tới, đọc mỗi bài thơ ta càng cảm thấy yêu đất nước mình nhiều hơn