ra được một hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng chocác ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, nội dung Luậnvăn đã tập trung hoàn thành một số nhiệm
Trang 3Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Học viên thực hiện Luận văn
Huỳnh Viết Tỵ
Trang 4Để hoàn thành Luân văn Thạc sĩ này, ngoài sự nỗ lực phấn đấu của bản thân còn được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của Quý thầy cô trường Đại học công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, sự nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp thông tin, số liệu của tập thể lãnh đạo và chuyên viên phòng Tổng hợp Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Vì vậy tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến quý thầy cô trường đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt cho tôi không ít kiến thức trong quá trình học tập, đặc biệt là Tiến sĩ Phan Mỹ Hạnh là người trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện hoàn tất luận văn này Bên cạnh đó, tôi cũng xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo và chuyên viên phòng Tổng hợp Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã nhiệt tình hướng dẫn, cung cấp thông tin, số liệu của hệ thống ngân hàng trên địa bàn qua các năm để tôi hoàn thành Luận văn của mình.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các cá nhân, tập thể đã hướng dẫn, giúp đỡ cho tôi có thêm kiến thức và hoàn thành Luận văn Thạc
sĩ của mình.
Huỳnh Viết Tỵ
Trang 5ra được một hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng chocác ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, nội dung Luậnvăn đã tập trung hoàn thành một số nhiệm vụ sau:
(1) Từ lý luận chung về tín dụng ngân hàng, Luận văn đã hệ thống lại
một số vấn đề chính như: khái niệm tín dụng ngân hàng, vai trò của tín dụngđối với ngân hàng thương mại và nền kinh tế; đưa ra được khái niệm về chấtlượng tín dụng, các tiêu chí đánh giá chất lượng tín dụng và các nhân tố ảnhhưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại như: nợ xấu, nợđược cơ cấu lại, lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng, cơ cấu tín dụnghay một số chỉ tiêu mang tính chất định tính, để từ đó có nhận thức đúng đắn
về việc nâng cao chất lượng tín dụng
(2) Trên cơ sở nguồn số liệu thứ cấp của các ngân hàng trên địa bàn từ
năm 2010 đến 2013 được Ngân hàng Nhà nước tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cungcấp và việc sử dụng hệ thống các nhóm chỉ tiêu đã xây dựng để đánh giá chấtlượng tín dụng trên mặt định tính, Luận văn đã phản ánh thực trạng chấtlượng tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn trong thờigian nghiên cứu Luận văn đã nêu ra những kết quả cần được duy trì và pháthuy như: Thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương và đất nước; thu nhập từ hoạt
Trang 6dư nợ trung dài hạn giảm dần; tỷ trọng dư nợ cho vay có tài sản đảm bảo cao
và tăng dần; cơ cấu tín dụng, cơ cấu dư nợ tương đối ổn định và hợp lý; mạnglưới hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại phủ khắp trên địa bàn toàntỉnh Đồng thời nhìn nhận một cách khách quan những vấn đề còn tồn tại như:
tỷ lệ nợ xấu và dư nợ được cơ cấu lại cao, tỷ lệ dư nợ cho vay so với nguồnvốn huy động thấp, thiếu cân đối giữa dư nợ cho vay và nguồn vốn huy độngtrung dài hạn, tình trạng cho vay đảo nợ còn phổ biến, trình độ và đạo đứcnghề nghiệp của cán bộ còn hạn chế Luận văn đã chỉ ra được nguyên nhâncủa những tồn tại đó là do: Ngân hàng cho vay chưa thực hiện theo đúng quytrình tín dụng, chất lượng thẩm định còn thấp, thu thập thông tin tín dụngthiếu chính xác, chất lượng nguồn nhân lực còn thấp; bên cạnh đó khách hàng
đi vay thì: thiếu phương án sản xuất kinh doanh khả thi, khả năng tài chínhyếu, tài sản đảm bảo tiền vay chưa hợp pháp, cung cấp thông tin thiếu trungthực hay sử dụng vốn vay chưa đúng mục địch; Đối với môi trường kinh tế,pháp lý thì: môi trường kinh tế vĩ mô còn nhiều phức tạp, hệ thống văn bảnpháp lý chưa được đồng bộ hay hàng hóa nhập lậu nhiều
(3) Từ thực trạng hoạt động tín dụng được phân tích, Luận văn đưa ra
mục tiêu và hệ thống các giải pháp nhằm giải quyết những tồn tại, góp phầnnâng cao chất lượng tín dụng cho các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh
Bà Rịa Vũng Tàu, hạn chế rủi ro có thể xảy ra Cụ thể: hoàn thiện quy trìnhtín dụng; nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng; tập trung xử lý và hạn chếphát sinh nợ xấu, nợ quá hạn; đổi mới và tăng cường công tác thu thập và xử
lý thông tin tín dụng; hạn chế rủi ro đạo đức và nâng cao trình độ cán bộ; xâydựng định mức kinh tế kỹ thuật đầu tư cho từng ngành nghề, từng khu vực;
mở rộng cho vay có tài sản đảm bảo, quản lý hạn mức cho vay không có tàisản đảm bảo và một số giải pháp hỗ trợ khác Bên cạnh đó, Luận văn cũngđưa ra một số kiến nghị đối với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và với tỉnh
Trang 7hiện các mục tiêu và giải pháp đề ra đạt kết quả cao
Trang 8(1) From the general reasoning about banking credit, the thesis hassystematized some main issues such as: banking credit concept, credit role incommercial bank and economy; giving concepts on credit quality, norms forcredit quality evaluation and factors affect to credit quality of commercialbank, such as: dissolvent debts, re-structured debts, received profit from creditoperations, credit structure or some qualitative targets, from those we can getproper awareness in credit quality improvement.
(2) Based on the secondary data source of the local banks between
2010 and 2013 provided by the State Bank of Ba Ria-Vung Tau Province andusage of system of the norms that have been built for credit quality evaluation
on the qualitative aspect, the Thesis has reflected the fact of credit quality ofthe local commercial banks during the study duration The Thesis has shownresults those need to be maintained and promoted such as: Promoting the localand country economic development; income from credit operation is high andmajor; short-term outstanding debts density is increasing gradually and long-term, medium-term outstanding debts density is decreasing; outstanding debtsdensity of loans with security properties is high and increasing gradually;structure of credit and outstanding debts is fairly stable and reasonable;
Trang 9Meanwhile, the existing matters must be recognized objectively such as: highrate of bad loan and restructured outstanding loan, low rate of loan onmobilized capital, unbalance between loans and medium, long-term capitalsources, popular state of granting loan for rollovers, limited qualification andprofessional ethics of banking officers; and reasons of those existing matterscome from loan granting bank, borrowers and legal, economic environment.The thesis has pointed up reasons of such existences: due to the bank thatgranted loan has not yet followed completely the credit procedure; appraisalquality is low; credit information is collected incorrectly; manpower quality islow… Besides, the loan borrower: has no feasible business and productionplan; limited financial ability; illegal security properties; provided dishonestinformation or used the loan in wrong purpose; for the legal, economicenvironment: macroscopic economic environment is complicated; legaldocument system is not comprehensive and goods are imported illegally.
(3) From the analyzed actual state of credit activity, the Thesis hasgiven out norms and system of solutions to solve existing matters, in order toimprove credit quality for commercial banks in Ba Ria-Vung Tau Province tominimize any risks may occur Namely: expanding scale of credit activity;completing the system to ensure credit quality; innovating and strengtheningworks of credit information collection and processing; building theinvestment policy for banking human resource and technology to be suitablewith integration trend; improving financial potentiality and prestige ofcommercial banks in domestic and international and some other supportingsolutions Besides, the Thesis has also made some suggestions to theGovernment, State Bank and Ba Ria – Vung Tau Province in order to createconditions for commercial banks to perform the given targets and solutionseffectively
Trang 113 Mục tiêu nghiên cứu 3
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6 Phương pháp nghiên cứu 3
7 Những đóng góp của luận văn 4
8 Bố cục của luận văn 4
CHƯƠNG 15
LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5
Trang 121.1.1 Khái niệm tín dụng5
1.1.2 Tín dụng ngân hàng thương mại 5
1.1.3 Hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại 7
1.1.3.1 Hoạt động cho vay 7
1.1.3.2 Hoạt động cho thuê tài chính 10
1.1.3.3 Hoạt động bảo lãnh ngân hàng 11
1.1.3.4 Hoạt động chiết khấu 11
1.1.3.5 Hoạt động bao thanh toán 11
1.1.4 Các nguyên tắc cơ bản của tin dụng ngân hàng thương mại 11
1.1.5 Quy trình cấp tín dụng của NHTM 12
1.2 Chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại 14 1.2.1 Quan niệm về chất lượng 14
1.2.2 Chất lượng tín dụng NHTM 14
1.2.3 Một số chỉ tiêu chủ yếu đánh giá CLTD của NHTM 16 1.2.3.1 Nhóm chỉ tiêu đối với NHTM 16 1.2.3.2 Nhóm chỉ tiêu đối với khách hàng 22 1.2.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến CLTD của NHTM 24 1.2.4.1 Nhân tố khách quan 24 1.2.4.2 Nhân tố chủ quan 27
1.3 Sự cần thiết nâng cao chất lượng tín dụng đối với NHTM 30 1.3.1 Phương diện quản lý vĩ mô 30 1.3.2 Phương diện quản lý vi mô 31
Kết luận chương 1 32
Trang 13THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.1 Khái quát tình hình kinh tế - xã hội và hoạt động ngân hàng trên địa bàn
34
2.1.1 Tình hình kinh tế - xã hội 34
2.1.2 Hoạt động ngân hàng trên địa bàn 35
2.2 Hoạt động của hệ thống NHTM trên địa bàn tỉnh BR-VT từ năm 2010-2013 39 2.2.1 Hoạt động huy động vốn 39
2.2.1.1 Phân tích hoạt động huy động vốn 39
2.2.1.2 Đánh giá chung về công tác huy động vốn 42
2.2.2 Hoạt động tín dụng 43
2.2.2.1 Phân tích hoạt động tín dụng 43 2.2.2.2 Đánh giá chung về hoạt động tín dụng 55
2.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh 55
2.3 Đánh giá CLTD của NHTM trên địa bàn tỉnh BR-VT từ năm 2010-2013 57 2.3.1 Một số chỉ tiêu đánh giá CLTD của NHTM trên địa bàn tỉnh BR-VT .57
2.3.1.1 Nợ xấu, nợ quá hạn và nợ được cơ cấu lại 57
2.3.1.2 Tỷ lệ tổng dư nợ cho vay so với tổng nguồn vốn huy động 60
2.3.1.3 Vòng quay vốn tín dụng 61
2.3.1.4 Tỷ lệ lợi nhuận thu từ hoạt động tín dụng trên tổng dư nợ cho vay .62
Trang 142.3.2.1 Kết quả đạt được 63
2.3.2.2 Một số tồn tại và nguyên nhân 67
Kết luận chương 2 80 CHƯƠNG 382 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU 82 3.1 Định hướng, yêu cầu và mục tiêu 82 3.1.1 Định hướng phát triển chung 82
3.1.2 Định hướng nâng cao chất lượng tín dụng của NHTM 82
3.1.3 Yêu cầu hoàn thiện và nâng cao chất lượng tín dụng của NHTM 83
3.1.4 Mục tiêu 83
3.1.4.1 Mục tiêu tổng quát 83
3.1.4.2 Mục tiêu cụ thể 84
3.2 Giải pháp nâng cao CLTD của NHTM trên địa bàn tỉnh BR-VT 85 3.2.1 Hoàn thiện quy trình tín dụng 85
3.2.2 Nâng cao chất lượng thẩm định và quản lý tín dụng 88
3.2.3 Tập trung xử lý và hạn chế phát sinh nợ xấu, nợ quá hạn 89
3.2.4 Đổi mới và tăng cường công tác thu thập và xử lý thông tin tín dụng .90
3.2.5 Hạn chế rủi ro đạo đức và nâng cao trình độ cán bộ 92
3.2.6 Xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật đầu tư cho từng ngành nghề, từng khu vực 94
Trang 153.2.8 Một số giải pháp hỗ trợ khác 95
3.2.8.1 Nâng cao công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ 95
3.2.8.2 Đa dạng hóa đối tượng khách hàng 96
3.2.8.3 Đa dạng hóa danh mục đầu tư tín dụng 97
3.2.8.4 Tăng cường công tác huy động nguồn vốn 98
3.2.8.5 Đầu tư, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng 98
3.3 Một số kiến nghị 100 3.3.1 Đối với Chính phủ 100
3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước 102
3.3.3 Đối với tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu 105 KẾT LUẬN 107
Trang 17NHTM : Ngân hàng thương mại
NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần
Trang 184 Bảng 2.4: Dư nợ cho vay phân theo loại hình NHTM 47
6 Bảng 2.6: Dư nợ cho vay phân theo loại tiền tệ 49
7 Bảng 2.7: Dư nợ cho vay phân theo ngành kinh tế 50
8 Bảng 2.8: Dư nợ cho vay phân theo thành phần kinh tế 52
11 Bảng 2.11: Dư nợ cho vay phân theo nhóm nợ, nợ xấu 58
Trang 1914 Bảng 2.14: Vòng quay vốn tín dụng 61
15 Bảng 2.15: Tỷ lệ lợi nhuận thu từ HĐTD trên tổng dư nợ 62
16 Bảng 2.16: Tổng hợp nợ xấu theo loại hình NHTM 68
17 Bảng 2.17: Tỷ lệ dư nợ/nguồn vốn HĐ của SCB, OceanBank 70
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
g
2 Sơ đồ 1.2: Những nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tín nhiệm
4 Sơ đồ 2.1: Hệ thống các TCTD trên địa bàn tỉnh BR-VT 36
5 Biểu đồ 2.1: Kết quả HĐKD hệ thống ngân hàng tỉnh BR-VT 38
6 Biểu đồ 2.2: Doanh số cho vay, Doanh số thu nợ, Dư nợ cho
vay của hệ thống NHTM tỉnh BR-VT
46
Trang 21PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, xu hướng toàn cầu hóa cùng với việc Việt Nam trở thànhthành viên của WTO đã mở ra nhiều cơ hội và thách thức cho mọi lĩnh vực,trong đó không thể không nói tới ngân hàng – một lĩnh vực hết sức nhạy cảm
Tự do hóa thương mại và tài chính đang ngày một phát triển theo hướng mởrộng trên toàn bộ khía cạnh của nền kinh tế đã góp phần chi phối khuynhhướng và cấu trúc vận hành của hệ thống ngân hàng (NH) Việt Nam Hệthống NH Việt Nam là một mắc xích quan trọng trong hệ thống tài chính quốcgia, đặc biệt là ngân hàng thương mại (NHTM) đang từng bước chuyển mìnhtheo dòng chảy hội nhập bằng sự ra đời của hàng loạt các NHTM cổ phần
Trong điều kiện kinh tế mở cửa, cạnh tranh và hội nhập thì hoạt độngtín dụng (HĐTD) của NHTM vẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong hoạtđộng kinh doanh của ngành ngân hàng (NH), đem lại thu nhập lớn nhất chocác NHTM, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước Đổi mớihoạt động kinh doanh là xu thế tất yếu mà các NHTM đang vận động theo sựphát triển kinh tế của từng quốc gia, trong khu vực và trên phạm vi toàn cầu.Hiện nay HĐTD của các NHTM luôn đối mặt với những nhân tố ảnh hưởngđến chất lượng của nó, đồng thời HĐTD của NHTM cũng đang đứng trướcnhững yêu cầu mới về nâng cao an toàn, chất lượng, hiệu quả và phát triểnbền vững
Trước xu thế và thực trạng hoạt động kinh doanh của NHTM hiện nay
và với tư cách là một cán bộ đang công tác tại một NHTM trên địa bàn tỉnh
Bà Rịa Vũng Tàu (BR-VT), tôi xin chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu” làm đề tài
nghiên cứu cho luận văn của mình Với hy vọng việc nghiên cứu đề tài này sẽ
Trang 22hoàn thiện, củng cố và nâng cao kiến thức cho bản thân, đồng thời mongmuốn có thêm những ý kiến mới mẻ hơn góp phần nâng cao chất lượng tíndụng (CLTD) của NHTM trên địa bàn tỉnh BR-VT trong thời gian tới.
2 Tình hình nghiên cứu
Xung quanh chủ đề về TD và CLTD đã có khá nhiều công trình đề cậpđến, trong đó đáng chú ý có một số công trình sau đây:
- Đề tài “Biện pháp nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng
trung – dài hạn tại Sở giao dịch II Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam”
của Nguyễn Thị Hồng Minh (2004), Trường đại học kinh tế TP.HCM Đề tàichỉ nghiên cứu về TD trung – dài hạn, đề ra giải pháp mở rộng và nâng caochất lượng của loại hình TD này
- Đề tài “Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân
hàng Công thương trong Khu chế xuất – Khu công nghiệp trên địa bàn TP.HCM” của Vũ Thị Thu Hương (2007), Trường đại học kinh tế TP.HCM.
Nội dung nghiên cứu chủ yếu là tín dụng doanh nghiệp trong khu chế xuất,khu công nghiệp và đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng doanh nghiệp
- Đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng
TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam – Chi nhánh Chợ Lớn” của Huỳnh Thị
Thiên Kim (2008), Trường đại học kinh tế TP.HCM Đề tài tập trung nghiêncứu về TD xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế là chủ yếu và giải pháp nângcao CLTD
- Đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng đối với hộ
nghèo tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội Hà Nội” của Đoàn Thị
Thu Hà (2009), Học viện Ngân hàng Đề tài nghiên cứu về TD chính sách vàgiải pháp nâng cao chất lượng của loại hình TD này
Trang 23Ở các công trình nghiên cứu nêu trên, vấn đề nâng cao CLTD đã được
đề cập nhiều, tuy nhiên mỗi đề tài có một cách tiếp cận và nội dung nghiêncứu khác nhau, tùy vào tình hình thực tế và đặc điểm của từng NH, từng địaphương
Với đề tài: “Nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu” là đề tài nghiên cứu với mục đích tìm ra
định hướng và giải pháp nhằm nâng cao CLTD của NHTM trên địa bàn tỉnhBR-VT và được lựa chọn trên cơ sở công tác thực tế cùng với sự mong muốnđóng góp của tác giả đối với ngành NH trên địa bàn mình đang công tác vàsinh sống
3 Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống các lý luận cơ bản về hoạt động TDNH, trong đó làm rõ vaitrò của TD trong sự nghiệp phát triển của ngành NH và các tiêu chí đánh giáCLTD của NHTM
- Phân tích rõ thực trạng HĐTD của NHTM trên địa bàn tỉnh BR-VT
- Nêu ra định hướng và những giải pháp nhằm nâng cao CLTD củaNHTM trên địa bàn tỉnh BR-VT trong thời gian tới
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu trong luận văn là: HĐTD và CLTD của hệ thốngNHTM trên địa bàn tỉnh BR-VT; chủ trương chính sách của Đảng, pháp luậtcủa Nhà nước và các văn bản, chế độ quy định của các ngành liên quan đếnhoạt động TDNH; tình hình kinh tế - xã hội (KT-XH) trong nước và quốc tếtrong xu thế hội nhập
Trang 24CLTD là một phạm trù rộng, bao hàm nhiều nội dung nhưng luận vănchỉ giới hạn phân tích các chỉ tiêu định lượng như: tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợxấu, chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn, chỉ tiêu lợi nhuận và một số chỉ tiêu địnhtính đối với khách hàng (KH) vay vốn.
Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn sẽ nghiên cứu HĐNH trên địa bàn tỉnh BR-VT trên cơ sở dữliệu, tài liệu tham khảo và tình hình hoạt động của các NHTM trên địa bàntrong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2013; định hướng và giải pháp nâng caoCLTD của NHTM trên địa bàn tỉnh BR-VT cho những năm tới
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Thông qua việc nghiên cứu có hệ thống lý thuyết về tín dụng ngân hàng(TDNH) và tìm hiểu thực trạng HĐTD của hệ thống NHTM trên địa bàn tỉnhBR-VT, luận văn phân tích, đánh giá và rút ra những kết luận quan trọng làmcăn cứ cho việc nêu lên định hướng và tìm giải pháp phù hợp nhằm nâng caohơn nữa CLTD của NHTM trên địa bàn
6 Phương pháp nghiên cứu
- Để hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu đặt ra, luận văn sử dụng các
phương pháp nghiên cứu định tính làm chủ đạo như các phương pháp: duy vậtbiện chứng, duy vật lịch sử, thống kê, phân tích, logic…
- Thu thập số liệu qua các báo cao thống kê về tình hình cho vay từnăm 2010 đến năm 2013; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của cácNHTM và chi nhánh Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trên địa bàn tỉnh BR-VT
từ năm 2010 đến năm 2013; tài liệu báo cáo thường niên và các văn bản hiệnhành liên quan đến công tác TD trong hệ thống NH Việt Nam
7 Những đóng góp của luận văn
Trang 25- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận chính về TD và CLTD củaNHTM.
- Phân tích có hệ thống thực trạng CLTD của hệ thống NHTM trên địabàn tỉnh BR-VT thời gian từ năm 2010 đến năm 2013, qua đó đánh giá toàndiện về các kết quả đạt được, những tồn tại và tìm ra nguyên nhân của nhữngtồn tại đó
- Đề xuất hệ thống các giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần nâng caoCLTD của hệ thống NHTM trên địa bàn tỉnh BR-VT nói riêng và hệ thốngNHTM Việt Nam nói chung
8 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mục lục, danh mục các chữ viết tắt, các bảng biểu số liệu,biểu đồ, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, phần mở đầu và kết luận, Luậnvăn gồm ba chương:
- Chương 1: Lý luận về tín dụng ngân hàng và chất lượng tín dụng
ngân hàng thương mại
- Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại
trên địa bàn tỉnh BR-VT từ năm 2010 đến năm 2013
- Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của
Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN
DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Tín dụng ngân hàng thương mại
1.1.1 Khái niệm tín dụng
Trang 26Tín dụng là một phạm trù kinh tế, ra đời và tồn tại qua nhiều hình thái
kinh tế xã hội, từ “tín dụng” có nguồn gốc từ tiếng Latinh là “Credtium” có nghĩa là sự “tin tưởng, tín nhiệm”, dựa trên sự tin tưởng, tín nhiệm đó sẽ thực
hiện các quan hệ vay mượn một lượng giá trị biểu hiện dưới hình thái tiền tệhoặc vật chất trong một thời gian nhất định Trong quá trình phát triển của nềnkinh tế, tất yêu xuất hiện quan hệ vay mượn giữa các cá nhân, tổ chức trongnền kinh tế, sự luân chuyển dòng vốn giữa một bên cần vốn và một bên cóvốn nhàn rỗi đã xuất hiện quan hệ TD
Như vậy, TD là quan hệ vay mượn giữa các chủ thể trong nền kinh tế,trong đó chủ thể này chuyển nhượng cho chủ thể khác quyền sử dụng mộtlượng giá trị (có thể dưới hình thức hàng hóa hoặc tiền tệ) với những điềukiện và trong một thời gian nhất định mà hai bên đã thỏa thuận dựa trênnguyên tắc có hoàn trả
1.1.2 Tín dụng ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại là cầu nối giữa những người có vốn dư thừa vànhững người có nhu cầu về vốn, NHTM huy động và tập trung các nguồn tiềnnhỏ lẻ tạm thời nhàn rỗi của các chủ thể trong nền kinh tế để hình thànhnguồn vốn cho vay đối với nền kinh tế; mặt khác trên cơ cấu vốn huy độngđược, NH cho vay để đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất, kinh doanh, tiêu dùngcủa các chủ thể kinh tế, góp phần điều tiết vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu vậnđộng liên tục, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển KT-XH
Giá trị (hàng hóa – tiền tệ)
Giá trị (hàng hóa – tiền tệ) + lãi
Trang 27Khi NHTM thực hiện chức năng trung gian TD, đòi hỏi thực hiện đảmbảo yêu cầu sau:
Thứ nhất: phải thu hồi đủ số vốn đã cho vay để duy trì khả năng hoàn
trả số tiền đã đi vay của KH và đồng thời bảo đảm nguồn vốn tự có của KH;
Thứ hai: phải có khoản tiền dự trữ tối thiểu để đảm bảo khả năng thanh
toán của NHTM khi KH đến rút tiền bất ngờ
Đứng trên phương diện NHTM cấp TD (người cho vay), “tín dụngNHTM là quan hệ vay mượn giữa NHTM với các KH trong nền kinh tế, trong
đó NHTM chuyển cho KH (cá nhân, tổ chức, chủ thể khác) quyền sử dụngmột lượng giá trị từ nguồn vốn huy động và vốn chủ sở hữu (có thể dưới hìnhthức hàng hóa hoặc tiền tệ) với những điều kiện và trong một thời gian nhấtđịnh mà hai bên đã thỏa thuận dựa trên nguyên tắc có hoàn trả”[2]
Luật các Tổ chức tín dụng (TCTD) năm 2004 “Hoạt động tín dụng làviệc TCTD sử dụng nguồn vốn tự có, vốn huy động để cấp tín dụng”[13]
Luật các TCTD năm 2010 “Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức,
cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoảntiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuêtài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụngkhác”[14]
Trong luận văn này, tác giả nghiên cứu cấp TDNHTM trên phương diện
nghiệp vụ cho vay, vậy: Tín dụng ngân hàng thương mại là việc ngân hàng thương mại sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động được để thực hiện cho vay với các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân với những điều kiện và trong một thời gian nhất định mà hai bên đã thỏa thuận dựa trên nguyên tắc có hoàn trả
Trang 28+ Đặc trưng của hoạt động tín dụng NHTM
- Thứ nhất: Hoạt động TDNH dựa trên nguyên tắc có hoàn trả;
- Thứ hai: Giá trị hoàn trả phải lớn hơn giá trị lúc cho vay, tức phải trảthêm phần lãi ngoài vốn gốc;
- Thứ ba: Hoạt động TDNH dựa trên nguyên tắc có thời gian;
- Thứ tư: Hoạt động TDNH rất nhạy cảm với tình hình kinh tế, chínhtrị, xã hội và chịu sự giám sát chặt chẽ của luật pháp;
- Thứ năm: Hoạt động TDNH luôn chứa đựng rủi ro
1.1.3 Hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại
Hoạt động TDNH bao gồm các nghiệp vụ: cho vay, chiết khấu, bảolãnh, cho thuê tài chính, bao thanh toán
1.1.3.1 Hoạt động cho vay
“Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặccam kết giao cho KH một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trongmột thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc vàlãi”.[14]
Phân loại cho vay: ứng với mỗi tiêu thức khác nhau người ta phân
loại cho vay khác nhau, ta có thể dựa trên những tiêu thức sau:
+ Theo thời hạn cho vay: NHTM xem xét quyết định cho KH vay theo
các thể loại ngắn hạn, trung hạn và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn chosản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống và các dự án đầu tư phát triển:
Trang 29- Cho vay ngắn hạn: “là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12
tháng”[18], được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanhnghiệp (DN) và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân
- Cho vay trung hạn: “là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12
tháng đến 60 tháng”[18], loại cho vay này chủ yếu được sử dụng để đầu tưmua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị, công nghệ mở rộngsản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ và có thời gianthu hồi vốn nhanh
- Cho vay dài hạn: “là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60
tháng trở lên”[18], loại cho vay này chủ yếu để đáp ứng nhu cầu vốn dài hạnnhư: xây dựng nhà ở, mua các thiết bị phương tiện vân tải có quy mô lớn, xâydựng các xí nghiệp mới
+ Theo mục đích sử dụng vốn vay: gồm có cho vay tiêu dùng, cho vay
sản xuất và lưu thông hàng hoá
- Cho vay tiêu dùng: là loại cho vay đối với các cá nhân để đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng mua sắm nhà cửa, phương tiện đi lại và các loại hàng hoá,dụng cụ tiêu dùng khác Hoạt động cho vay tiêu dùng rất phát triển ở cácnước Âu Mỹ Hoạt động cho vay tiêu dùng đã xuất hiện ở nước ta nhưng ápdụng còn rất hạn chế bởi mức sống trung bình của người dân chưa cao, việcthanh toán bằng thẻ đang được chú trọng nhưng chưa thực sự phát triển, hiểubiết của người dân về loại hình TD này chưa nhiều
- Cho vay sản xuất và lưu thông hàng hóa: là hoạt động cho vay đối
với các chủ thể kinh tế để tiến hành sản xuất và lưu thông hàng hoá Hoạtđộng cho vay này đã xuất hiện từ rất sớm và rất phát triển trên thế giới, chiếm
tỷ trọng lớn trong HĐTD của các NHTM
Trang 30+ Theo hình thức bảo đảm tiền vay: trong cho vay, để giảm thiểu rủi
ro, tổn thất có thể xảy ra cho NH đối với những KH không thực hiện đúngcam kết thoả thuận trong hợp đồng TD giữa NH và KH, NH thường yêu cầucác khoản cho vay phải có bảo đảm Việc bảo đảm đối với khoản vay là rấtcần thiết bởi một mặt với KH sẽ phải có ý thức hơn trong kinh doanh và trảmón nợ, mặt khác đối vơi NH việc các khoản cho vay có đảm bảo tạo nên tâm
lý yên tâm hơn và giảm thiểu được rủi ro Có nhiều hình thức bảo đảm và do
đó cũng có nhiều loại cho vay theo hình thức bảo đảm khác nhau như cho vaycầm cố, cho vay thế chấp, theo hình thức này ta có thể phân loại cho vaythành cho vay có bảo đảm và không có bảo đảm
- Cho vay có bảo đảm: là một loại hình TD được cấp phát trên cơ sở có
đảm bảo bằng tài sản thế chấp, cầm cố hoặc có sự thế chấp của bên thứ ba
- Cho vay không có bảo đảm: là việc cấp TD không cần tài sản thế
chấp hoặc cầm cố mà dựa trên uy tín của chính KH, hay người ta còn gọi làcho vay tín chấp KH được NH cho vay theo hình thức này thường là những
KH truyền thống của NH có uy tín và độ tin cậy cao
+ Theo phương thức hoàn trả: theo phương thức này ta có thể phân
loại cho vay thành hai loại:
- Cho vay trả góp: là loại cho vay mà KH phải hoàn trả vốn gốc và lãi
theo định kỳ, trả dần trong suốt kỳ hạn thực hiện hợp đồng Kỳ hạn hoàn trả
có thể hàng tháng, hàng quý, nửa năm hoặc một năm
- Cho vay trả một lần: là loại cho vay mà KH phải trả vốn vay một lần
theo thời hạn mà các bên đã thoả thuận
+ Theo loại hình tiền tệ: căn cứ vào tiêu thức này, hiện nay tín dụng
NH được chia làm ba loại:
Trang 31- Cho vay bằng đồng bản tệ: là loại TD mà NH cấp tiền cho KH bằng
đồng tiền Việt Nam (VNĐ), nước ta hiện nay quy định cho vay để thanh toántrong nước thì chỉ được vay bằng VNĐ
- Cho vay bằng ngoại tệ: là loại TD mà NH cấp tiền cho KH bằng đồng
ngoại tệ Nước ta quy định, cho vay bằng ngoại tệ chỉ phục vụ cho nhập khẩu;đối với KH thu mua hàng xuất khẩu thì NH cho vay bằng ngoại tệ nhưng phảibán luôn số ngoại tệ đó cho NH và dùng VNĐ đi mua hàng xuất khẩu
- Cho vay bằng vàng: là loại TD mà NH cấp vốn cho KH bằng vàng.
Tuy nhiên, hình thức cho vay này đã ngưng từ ngày 01/05/2011.[24]
Phương thức cho vay: NH thỏa thuận với KH vay việc áp dụng các
phương thức cho vay sau:
- Cho vay từng lần: mỗi lần vay vốn KH và NH thực hiện thủ tục vay
vốn cần thiết và ký kết hợp đồng TD.[18]
- Cho vay theo hạn mức tín dụng: NH và KH xác định và thoả thuận
một hạn mức TD duy trì trong một khoảng thời gian nhất định.[18]
- Cho vay theo dự án đầu tư: NH cho KH vay vốn để thực hiện các dự
án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụđời sống.[18]
- Cho vay hợp vốn: Một nhóm NH cùng cho vay đối với một dự án vay
vốn hoặc phương án vay vốn của KH; trong đó, có một NH làm đầu mối dànxếp, phối hợp với các NH khác.[18]
- Cho vay trả góp: khi vay vốn, NH và KH xác định và thoả thuận số
lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳhạn trong thời hạn cho vay.[18]
Trang 32- Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: NH cam kết đảm bảo sẵn
sàng cho KH vay vốn trong phạm vi hạn mức TD nhất định, NH và KH thỏathuận thời hạn hiệu lực của hạn mức TD dự phòng và mức phí trả cho hạnmức TD dự phòng.[18]
- Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng:
NH chấp thuận cho KH được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức TD
để thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tựđộng (ATM) hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của NH Khi cho vay phát hành
và sử dụng thẻ TD, NH và KH phải tuân theo các quy định của Chính phủ vàNHNN Việt Nam về phát hành và sử dụng thẻ TD.[18]
- Cho vay theo hạn mức thấu chi: là việc cho vay mà NH thoả thuận
bằng văn bản chấp thuận cho KH chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toáncủa KH phù hợp với các quy định của Chính phủ và NHNN Việt Nam về hoạtđộng thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.[18]
- Các phương thức cho vay khác mà pháp luật không cấm, phù hợp vớicác quy định hiện hành và điều kiện hoạt động kinh doanh của NH và đặcđiểm của KH vay.[18]
1.1.3.2 Hoạt động cho thuê tài chính
Cho thuê tài chính là HĐTD trung và dài hạn trên cơ sở hợp đồng chothuê tài sản giữa bên cho thuê là TCTD với KH thuê Khi kết thúc thời hạnthuê, KH mua lại hoặc tiếp tục thuê tài sản đó theo các điều kiện đã thoảthuận trong hợp đồng thuê Trong thời hạn cho thuê, các bên không được đơnphương hủy bỏ hợp đồng Ở Việt Nam hoạt động này đã phát triển nhanhchóng trong những năm gần đây và nó đã trở thành nguồn quan trọng để các
DN có thể tiếp cận được công nghệ mới
Trang 331.1.3.3 Hoạt động bảo lãnh ngân hàng
“Bảo lãnh NH là hình thức cấp TD, theo đó NH cam kết với bên nhận
bảo lãnh về việc NH sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho KH khi KHkhông thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết; KH phảinhận nợ và hoàn trả cho NH theo thỏa thuận”[14]
1.1.3.4 Hoạt động chiết khấu
“Chiết khấu là việc NH mua lại thương phiếu, giấy tờ có giá ngắn hạnkhác của người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán”[14] Chiết khấu làmột nghiệp vụ đã xuất hiện từ rất sớm trên thế giới Tại Việt Nam do việc pháthành và lưu thông các thương phiếu cũng như các giấy tờ có giá khác cònyếu, nên hoạt động này mặc dù đã xuất hiện nhưng chưa phát triển mạnh.Hoạt động chiết khấu tại NHTM chủ yếu được tiến hành với trái phiếu Chínhphủ hoặc trái phiếu, kỳ phiếu, giấy tờ có giá do các NHTM phát hành
Ngoài ra trong hoạt động này có một hoạt động đáng chú ý đó là hoạtđộng tái chiết khấu, “hoạt động tái chiết khấu là việc mua lại thương phiếu,giấy tờ có giá ngắn hạn khác đã được chiết khấu trước khi đến hạn thanhtoán”[14]
1.1.3.5 Hoạt động bao thanh toán
“Bao thanh toán là hình thức cấp TD cho bên bán hàng hoặc bên muahàng thông qua việc mua lại có bảo lưu quyền truy đòi các khoản phải thuhoặc các khoản phải trả phát sinh từ việc mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch
vụ theo hợp đồng mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ”[14]
Dựa vào các cách phân loại HĐTD trên, các nhà phân tích sẽ biết được
cơ cấu của từng loại TD, từ cơ cấu TD đó, so sánh với kết cấu nguồn huyđộng, so với nhu cầu về vốn của nền kinh tế sẽ giúp cho các nhà phân tích
Trang 34đánh giá, xem xét cơ cấu HĐTD đã phù hợp chưa để đưa ra các giải phápthích hợp.
1.1.4 Các nguyên tắc cơ bản của tin dụng ngân hàng thương mại
Để đảm bảo cho NHTM có thể duy trì an toàn hiệu quả và phát triểnbền vững, đòi hỏi hoạt động cho vay của NHTM phải tuân thủ các nguyên tắcnhất định đã được cụ thể hóa trong các quy định của NHNN Việt Nam
Thứ nhất: “Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đống TD”[18] Mục đích đi vay được ghi rõ trong hợp đồng TD như: phục vụ
hoạt động SXKD hay đầu tư dự án hoặc cho tiêu dùng… đảm bảo cho NHkhông tài trợ cho các hoạt động trái luật pháp Quan trọng hơn mục đích đivay đó đã được NHTM thẩm định và cho rằng KH sử dụng vốn đi vay đúngmục đích thì khả năng hoàn trả cả gốc lẫn lãi đúng kỳ hạn cao, khi KH sửdụng vốn vay không đúng mục đích, dẫn đến không đạt được hiệu quả trongsản xuất kinh sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng tài chính của họ cũng như khảnăng trả nợ đúng hạn cho NH
Thứ hai: “Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thới hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng TD”[18] KH phải cam kết hoàn trả gốc và lãi vốn vay
đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng TD vì: các khoản cho vay củaNHTM có nguồn gốc chủ yếu từ các khoản tiền gửi huy động của KH và cáckhoản huy động khác, NHTM cũng phải có trách nhiệm hoàn trả cả gốc và lãinhư đã cam kết với người gửi Nguyên tắc này đảm bảo an toàn về thanhkhoản của NHTM và thực hiện kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ nhằm tối đahóa lợi nhuận với chi phí thấp nhất, đây là điều kiện để NHTM tồn tại và pháttriển bền vững
Trang 35Ngoài ra, bảo đảm TD là việc bảo vệ quyền lợi của người cho vay dựatrên cơ sở thế chấp, cầm cố tài sản thuộc sở hữu của người đi vay hoặc thếchấp của bên thứ ba, NHTM coi đảm bảo TD là nguồn thu nợ thứ hai khinguồn thu nợ thứ nhất không thể thanh toán được nợ Trong kinh doanh cómuôn ngàn lý do dẫn đến NH không thu được nguồn thu nợ thứ nhất, vì vậycần có điều kiện bảo đảm TD để hạn chế tổn thất cho NH trong tương lai.
1.1.5 Quy trình cấp tín dụng của NHTM
Quy trình cấp TD của NHTM được thực hiện qua năm bước như sau: Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ đề nghị vay vốn của KH
Bước 2: Phân tích tín dụng
Bước 3: Giải ngân và tổ chức giám sát khoản vay
Bước 4: Thu hồi lãi, gốc của khoản vay, xử lý phát sinh
HỒ SƠ XIN VAY
- Đơn xin vay
- Hồ sơ pháp lý
Bước 1
Lập hồ sơ
đề nghị xin vay
Thẩm định hồ sơ vay
vốn
Quyết định cho vay
Thực hiện quyết định cho vay
Ký hợp đồng tín dụng Giải ngân
Tổ chức giám sát khoản cho vayThu nợ
Bước 4: thu gốc và lãi,
xử lý phát sinh Thu không đủ
Bước 5: thanh lý
hợp đồng hợp đồngThanh lýThu đủ
Bước 2
Phân tích tín dụng
Bước 3:
Giải ngân, tổ chức giám sát
Xử lý rủi ro
Gia hạn nợ, đảo nợ
Xử lý tài sản, khởi kiện
Trang 361.2 Chất lượng tín dụng ngân hàng thương mại
1.2.1 Quan niệm về chất lượng
Chất luợng là mức độ đạt được các quy định, tiêu chuẩn đặt ra về sảnphẩm hay dịch vụ phù hợp với lợi ích của những đối tượng quan tâm trongđiều kiện nhất định, hay chất lượng là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả hoạtđộng SXKD của tổ chức kinh tế Chất lượng là mức độ các tổ chức kinh tếthực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ đạt được các quyđịnh, tiêu chuẩn đặt ra về quy mô KH, doanh số, mức độ an toàn và lợi nhuậnphù hợp với lợi ích của những đối tượng quan tâm trong những điều kiện nhấtđịnh
1.2.2 Chất lượng tín dụng NHTM
NHTM là một loại hình DN kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, cung cấpdịch vụ cho KH, nên “tất cả các hoạt động kinh doanh của một NHTM đềuđược coi là hoạt động dịch vụ”[29] Quan niệm này phù hợp với thông lệquốc tế, phù hợp với cách phân loại các phân ngành dịch vụ trong dự thảohiệp định WTO mà Việt Nam cam kết, đàm phán trong quá trình gia nhập,phù hợp với nội dung Hiệp định thương mại Việt -Mỹ Trong phân tổ cácngành kính tế của Tổng cục thống kê Việt Nam, NH là ngành được phân tổtrong lĩnh vực dịch vụ
Quan niệm về CLTD ngân hàng cũng được nhiều tác giả nghiên cứu ởnhiều góc độ khác nhau, nhưng theo quan niệm của người viết luận văn này,CLTD của NHTM được đánh giá trên ba phương diện sau:
+ Đối với Chính phủ: TDNH phải khai thác các nguồn tài chính và sử
dụng hợp lý các nguồn vốn này, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, phát triển
Trang 37kinh tế xã hội của mỗi địa phương và đất nước TDNH phải góp phần xâydựng thị trường tài chính phát triển an toàn, lành mạnh và ổn định.
+ Đối với KH: NHTM phải cung cấp được các dịch vụ thoả mãn nhu
cầu của KH và đáp ứng các quy định của luật pháp trong từng thời kỳ cụ thể.Hoạt động TD là việc NH cung cấp kịp thời và đầy đủ nhu cầu vay vốn của
KH, đáp ứng nhu cầu về lãi suất, kỳ hạn nợ, thủ tục gọn nhẹ, các dịch vụ NHcung cấp, thái độ phục vụ của NH đối với KH, bên cạnh đó NH cần ưu tiêntạo điều kiện cấp vốn cho KH hoạt động ở các lĩnh vực then chốt thuộc chiếnlược phát triển kinh tế xã hội của địa phương và cả nước
+ Đối với chủ sở hữu NH (NHTM): hoạt động TDTH cần phải quan
tâm tới hai mục tiêu cơ bản: (1) Khẳng định vai trò chủ đạo trong hệ thống
TD đối với nền kính tế; (2) Đảm bảo đạt mục tiêu tăng trưởng, an toàn và sinhlời về vốn kinh doanh phù hợp với mục tiêu kế hoạch và các quy định phápluật trong từng thời kỳ
- Vai trò chủ đạo: NHTM đảm bảo HĐTD có tính chất hướng dẫn,
đảm bảo thị phần, tìm kiếm dịch vụ mới và hệ thống nghiệp vụ TD tiên tiếnnhằm
góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của quốc gia
- Mức độ an toàn về vốn: trước khi quyết định cho vay, vấn đề luôn
được các NHTM xem xét thận trọng là KH có mức độ tín nhiệm cao hay thấp;
có hoàn trả được đầy đủ và đúng hạn hay không; mức độ an toàn của khoảnvay là bao nhiêu (mức độ rủi ro); một khoản vay có mức độ tín nhiệm thấphoặc có khả năng rủi ro cao thì người ta cho rằng khoản vay có chất lượngkém và ngược lại Việc NHTM mở rộng hoạt động cho vay dựa trên mức độtín nhiệm của KH là đồng hành với gia tăng lợi nhuận, từ đó hoạt động TD
Trang 38được đánh giá có chất lượng là tiền đề đảm bảo an toàn vốn, tăng thị phần KH
và khả năng sinh lời cho NHTM
- Khả năng sinh lời: HĐTD phải giúp NHTM tăng quy mô cho vay, mở
rộng mạng lưới, đa dạng hóa đối tượng cho vay nhưng phải dưa trên cơ sở ổnđịnh, an toàn và hiệu quả, hạn chế thấp nhất các khoản nợ xấu để đem lại lợinhuận cao, hạn chế rủi ro và tổn thất cho NHTM
Trong luận văn này, người viết tiếp cận trên phương diện NHTM thựchiện hoạt động TD phù hợp với chiến lược phát triển KT-XH của đất nước vàđạt được muc tiêu kinh doanh trong từng thời kỳ, tác giả đưa ra quan niệmCLTD như sau:
Chất lượng tín dụng là mức độ ngân hàng thực hiện hoạt động tín dụng đáp ứng vốn cho sự phát triển kinh tế của đất nước và đạt được những mục tiêu đề ra về quy mô, an toàn, sinh lời phù hợp với quy định pháp luật hiện hành trong nước và thông lệ quốc tế
Hay: Chất lượng tín dụng là chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh kết quả hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại Chất lượng tín dụng thể hiện năng lực quản lý hoạt động tín dụng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và hạn chế rủi ro, đảm bảo an toàn về vốn và khả năng sinh lời của ngân hàng.
1.2.3 Một số chỉ tiêu chủ yếu đánh giá CLTD của NHTM
1.2.3.1 Nhóm chỉ tiêu đối với NHTM
Nhóm chỉ tiêu định lượng
Về mặt định lượng, CLTD của NHTM được phân tích, đánh giá bởi cácchỉ tiêu về: nợ quá hạn, nợ xấu, hiệu suất sử dụng vốn, vòng quay vốn tín
Trang 39dụng, lợi nhuận, tăng trưởng tín dụng… Các chỉ tiêu này được xác định nhưsau:
+ Nợ quá hạn: “Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ
gốc và/hoặc lãi đã quá hạn”[22]
Theo quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 0/02/2005 (có hiệu lựcngày 17/03/2005) của Thống đốc NHNN Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sungmột số điều của Quy chế cho vay của TCTD đối với KH ban hành kèm theoQuyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 quy định cách phânloại nợ quá hạn như sau: “Toàn bộ số dư nợ gốc của KH có khoản nợ điềuchỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ vay được coi là nợ quá hạn”[20] Trong
đó, “điều chỉnh kỳ hạn trả nợ là việc NH chấp thuận thay đổi kỳ hạn trả nợgốc và/hoặc lãi vốn vay trong phạm vi thời hạn cho vay đã thỏa thuận trước
đó trong hợp đồng TD mà kỳ hạn trả nợ cuối cùng không thay đổi, gia hạn nợvay là việc NH chấp thuận kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ gốcvà/hoặc lãi vốn vay, vượt quá thời hạn cho vay đã thoả thuận trước đó tronghợp đồng TD”[20]
Việc phân loại nợ quá hạn theo Quyết định 1627/2005/QĐ-NHNN đã
có nhiều thay đổi nhưng vẫn còn dựa vào tiêu chí thời gian quá hạn của khoảnvay chứ chưa tính đến tiêu chí rủi ro của khoản vay nên chưa phản ánh chínhxác chất lượng của hoạt động TD
Tỷ lệ nợ quá hạn: là tỷ lệ phần trăm giữa tổng các khoản nợ quá hạn so với tổng dư
nợ tín dụng của NH ở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm Chỉ tiêu này được tính theo công thức (1.1) dưới đây:
Trang 40+ Nợ xấu: “Nợ xấu là những khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 (nợ
dưới chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (nợ có khả năng mấtvốn)”[22]
Hiện nay theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của
NHNN Việt Nam về việc “Phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử
lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng” và Quyết
định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 của NHNN Việt Nam về việc
“Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN” thì
TCTD thực hiện phân loại nợ theo năm (05) nhóm như sau: Nhóm 1 (Nợ đủtiêu chuẩn); Nhóm 2 (Nợ cần chú ý); Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn); Nhóm 4(Nợ nghi ngờ); Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn)
Trường hợp TCTD có đủ khả năng và điều kiện thực hiện phân loại nợtheo phương pháp định tính dựa trên việc đánh giá khả năng trả nợ của KH thì
nợ cũng được phân thành năm nhóm sau: [20], [21]
Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): bao gồm các khoản nợ được đánh giá là có
khả
năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn
Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): bao gồm các khoản nợ được đánh giá là có khả
năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu KH suy giảm khảnăng trả nợ
Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): bao gồm các khoản nợ đánh giá là không
có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi khi đến hạn, các khoản nợ này
giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi