giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ Gọi dạ bảo vâng. Người đăng: Bảo Chi Ngày: 18082017 Câu 6: (Trang 71 SGK Ngữ văn 8) Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ Gọi dạ bảo vâng. Bài làm: Câu tục ngữ là lời khuyên bảo chúng ta về cách dùng các thán từ gọi đáp sao cho lễ phép. Khuyên bảo con người phải nghe những lời dạy bảo của cha mẹ và những người lớn tuổi hơn mình. Khi được gọi đến phải dạ khi nghe bảo ban điều gì đó phải vâng. Đó cũng là truyền thống văn hóa, đạo đức của người Việt Nam.
Trang 1Soạn văn bài Cô bé bán diêm
Người đăng: Bảo Chi - Ngày: 18/08/2017
Cô bé bán diêm là câu truyện của An-đéc-xen truyền cho chúng ta lòng thương cảm sâu sắc đối với một em bé bất hạnh Tech12h xin tóm tắt những kiến thức trọng tâm và hướng dẫn soạn văn chi tiết các câu hỏi Mời các bạn cùng tham khảo.
A KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1 Tác giả:
An-đéc-xen (1805-1875) là nhà văn Đan Mạch nổi tiếng chuyên viết truyện cho thiếu nhi Ông có thể dựa theo những câu chuyện cổ tích được lưu truyền trong dân gian để viết lại, nhưng cũng nhiều truyện ông tự sáng tác mới hoàn toàn Dù theo cách nào thì những câu chuyện của ông (Cô bé bán diêm, Bầy chim thiên nga, Nàng tiên cá, Bộ quần áo mới của hoàng đế, Nàng công chúa và hạt đậu, ) cũng luôn được các bạn nhỏ khắp nơi trên thế giới (trong đó có Việt Nam) hoan nghênh nhiệt liệt
Các nhân vật của ông đôi khi ở trong những hoàn cảnh rất thương tâm nhưng nhìn chung truyện của ông luôn lấp lánh thứ ánh sáng lãng mạn kì ảo, kết thúc có hậu, mang đến cho bạn đọc niềm tin và tình yêu đối với cuộc sống
2 Tác phẩm:
Bằng nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng, với các tình tiết diễn biến hợp lí, tác phẩm “Cô bé bán diêm” của An- đéc-xen truyền cho chúng ta lòng thương cảm sâu sắc đối với một em bé bất hạnh
Tóm tắt tác phẩm:
Trang 2Truyện kể về một cô bé bán diêm trong đêm giao thừa Cô bé bán diêm có hoàn cảnh rất nghèo khó Mẹ mất, bà đã qua đời, sống chui rúc ở một xó tối tăm, em luôn phải lắng nghe những tiếng chửi rủa của bố Vào đêm giao thừa, trời rét mướt, tuyết phủ trắng xóa, em một mình đi bán diêm giữa đường phố vắng
Em rét quá không thể tiếp tục đi được nữa nên đã ngồi vào một xó nhỏ giữa hai bức tường Em quẹt diêm để sưởi ấm Cô bé đã ngồi và quẹt các que diêm lên và trước mắt cô lần lượt hiện lên cái lò sưởi, bàn ăn với một con ngỗng quay, cây thông Nô-en Em cầu khẩn bà hãy cho em được đi cùng bà Cuối cùng, hai bà cháu bay vút lên cao về chầu thượng đế Mỗi lần que diêm tắt, thực tế lại hiện ra trước mắt, lần lượt em nghĩ đến cha sẽ mắng vì không bán được diêm, phố xá vắng teo lạnh buốt tuyết rơi, gió bấc
vi vu và những người khách qua đường vội vàng thờ ơ trước sự đáng thương của cô bé Sáng hôm sau,
cô bé đã chết trong đêm giao thừa
B BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1: (Trang 68 - SGK Ngữ văn 8) Hãy xác định ba phần của văn bản này nếu lấy việc em bé quẹt
những que diêm làm phần trọng tâm Căn cứ vào đâu để có thể chia phần thứ hai (phần trọng tâm) thành những đoạn nhỏ hơn?
=> Xem hướng dẫn giải
Câu 2: (Trang 68 - SGK Ngữ văn 8) Qua phần đầu, chúng ta được biết gì về gia cảnh của cô bé bán
diêm và thời gian, không gian xảy ra câu chuyện ? Liệt kê những hình ảnh tương phản (đối lập, đặt gần nhau, làm nổi bật lẫn nhau) được nhà văn sử dụng trong phần này nhằm khắc hoạ nỗi khổ cực của cô bé
=> Xem hướng dẫn giải
Câu 3: (Trang 68 - SGK Ngữ văn 8) Chứng minh rằng những mộng tưởng của cô bé qua các lần quẹt
diêm (lò sưởi, bàn ăn, cây thông Nô-en, người bà, hai bà cháu bay đi) diễn ra theo thứ tự hợp lí Trong
số các mộng tưởng ấy, điều nào gắn với thực tế, điều nào thuần tuý chỉ là mộng tưởng?
=> Xem hướng dẫn giải
Câu 4: (Trang 68 - SGK Ngữ văn 8) Phát biểu những cảm nghĩ của em về truyện Cô bé bán diêm nói
chung và về đoạn kết của truyện nói riêng
=> Xem hướng dẫn giải