Biểu hiện của chủ nghĩa nhân đạo qua Tự tình II, Thương vợ, Khóc Dương Khuê, Bài ca ngất ngưởng Tự tình II Hồ Xuân Hương: – Hồ Xuân Hương viết về người phụ nữ sống kiếp chồng chung với b
Trang 1Biểu hiện của chủ nghĩa nhân đạo qua Tự tình II, Thương vợ, Khóc Dương Khuê, Bài ca ngất ngưởng
Tự tình II (Hồ Xuân Hương):
– Hồ Xuân Hương viết về người phụ nữ sống kiếp chồng chung với bao sự cảm thông, chia sẻ và bênh vực
Thương vợ (Trần Tế Xương)
– Qua bài thơ Thương vợ, hình ảnh bà Tú hiện lên với những nỗi vất vả, gian truân khó nhọc, gánh nặng mưu sinh đè nặng trên vai nhưng vẫn không quản ngại, than thân trách phận; là một người phụ nữ tảo tần, đảm đang, tháo vát, giàu đức hi sinh
– Hình ảnh ông Tú hiện lên với sự cảm thông, yêu thương và chia sẻ với những nỗi vất vả gian truân, khó nhọc của vợ
– Bài thơ lên án, phê phán thói đời bạc bẽo khiến cho những người phụ nữ như bà
Tú phải vất vả, khổ nhọc
Khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến)
– Bài thơ là khúc ca cảm động về tình bạn keo sơn gắn bó son sắt thủy chung giữa tác giả và người bạn Dương Khuê
Trang 2– Đề cao quan hệ đạo đức, lối sống tốt đẹp giữa người với người.
Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ)
– Bài thơ thể hiện sâu sắc con người cá nhân của Nguyễn Công Trứ với lối sống ngất ngưởng: Ngất ngưởng trong quan niệm của ông là làm những điều khác với đời, khác với chuẩn mực sống của thời đại, vượt qua lễ giáo phong kiến, dám thể hiện bản sắc riêng, tự hào khẳng định về cái hơn đời, hơn người Tất cả được ông thể hiện qua những trang đời ngất ngưởng: khi ở chốn quan trường và cả khi ông
đã về hưu
– Ở Nguyễn Công Trứ, ý thức cá nhân được khẳng định với ba phạm trù: công danh, hưởng lạc và cái khác người, khác đời, thể hiện cá tính và lối sống theo ý thích của mình Chúng tạo cho con người một sự tự tin, phong lưu, tự do, phóng khoáng, không màng đến sự được mất, khen chê ở đời