Xuất phát từ thực tiễn trên, đề tài “Khảo sát mức độ ô nhiễm mùi từ các khu tập trung rác tại chung cư CT6 – Vĩnh Điềm Trung và đề xuất giải pháp khắc phục” được thực hiện với mong muốn
Trang 1i
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Trang 2ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Đồ án tốt nghiệp và có được những kết quả như ngày hôm nay trước tiên em xin gửi đến quý Thầy, Cô giáo trong Viện Công nghệ Sinh học và Môi trường, trường Đại học Nha Trang lời cảm ơn chân thành Trong suốt bốn năm học vừa qua, các Thầy Cô đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ, chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn, các kỹ năng bên cạnh việc truyền tải kiến thức chuyên môn, giúp em có được những bước đi đầu tiên thêm vững vàng và tự tin
Em xin được gửi đến Cô Ngô Thị Hoài Dương lời cảm ơn chân thành và sâu sắc Ngay từ những bước đi đầu tiên, cô luôn động viên và ủng hộ nhiệt tình, giúp em có được những định hướng rõ ràng, kế hoạch cụ thể, tự tin thực hiện đề tài Tuy rất bận nhưng Cô đã tận tình trao đổi, lắng nghe và chia sẻ những kiến thức, kỹ năng cần thiết nhất, tạo mọi điều kiện để em thực hiện tốt đề tài Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy Nguyễn Thanh Sơn cùng Thầy Bùi Vĩnh Đại đã tận tình hướng dẫn cho
em các bước thực hiện thí nghiệm, bổ sung những kiến thức mà em chưa được học, theo sát em trong quá trình làm thí nghiệm, giúp em trong việc xin hóa chất để em có thể hoàn thành đề tài Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy Cô rất nhiều
Em cũng xin cảm ơn bạn bè đặc biệt là bạn Nguyễn Trọng Lĩnh luôn bên cạnh giúp
đỡ em trong thời gian đi lấy mẫu, cùng với gia đình đã luôn động viên và ủng hộ em những lúc khó khăn, nản chí và nhiều áp lực trong suốt quá trình vừa học tập và phải làm thêm cũng như trong thời gian thực hiện đề tài Do kiến thức có phần còn hạn chế
và thời gian có hạn nên bài đồ án còn nhiều thiếu sót, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp từ quý Thầy Cô giáo
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn và kính gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến quý Thầy Cô giáo, gia đình và bạn bè dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công trong
sự nghiệp và cuộc sống
Nha Trang, ngày 13/7/2018 Sinh viên thực hiện
Huỳnh Bích Vận
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC HÌNH v
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT viii
MỞ ĐẦU 1
TỔNG QUAN 3
1.1 Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) 3
Khái niệm 3
Nguồn gốc_[3] 3
Thành phần: 3
Tính chất_[6] 4
Ảnh hưởng của rác thải sinh hoạt_[8] 8
1.2 Ô nhiễm về mùi 10
Khái niệm về ô nhiễm mùi 10
Nguyên nhân gây ra ô nhiễm mùi 10
Thành phần khí phát sinh từ rác thải_[1] 10
Ảnh hưởng của ô nhiễm mùi 11
1.3 Các phương pháp xử lý mùi hôi 11
1.4 Chế phẩm vi sinh 12
Khái niệm 12
Các loại chế phẩm dùng để khử mùi hôi đang được sử dụng 12
Các chủng vi sinh trong chế phẩm khử mùi 13
Nguyên lý hoạt động của vi sinh vật_[7] 13
1.5 Các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến xử lý mùi từ rác thải 13
Các nghiên cứu trong nước 13
Các nghiên cứu ngoài nước 14
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 16
Đối tượng nghiên cứu 16
Phạm vi nghiên cứu 16
Trang 4iv
2.2 Nội dung nghiên cứu 16
2.3 Vật liệu nghiên cứu 16
Nguồn chế phẩm vi sinh 16
Dụng cụ và hóa chất thực hiện thí nghiệm 17
2.4 Phương pháp nghiên cứu 17
Phương pháp tiếp cận 17
Sơ đồ bố trí thí nghiệm 18
Phương pháp phân tích và thu thập số liệu 22
Phương pháp xác định hiệu quả xử lý của chế phẩm 24
Phương pháp xử lý số liệu 24
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25
3.1 Kết quả khảo sát qui trình thu gom rác 25
3.2 Kết quả khảo sát mức độ ô nhiễm mùi tại khu tập trung rác 26
Kết quả đánh giá mức độ ô nhiễm thông qua khảo sát ý kiến 26
Kết quả phân tích mức độ ô nhiễm mùi thông qua nồng độ NH3 tại khu tập trung rác 28
3.3 Kết quả khảo sát khả năng xử lý mùi bằng chế phẩm vi sinh 33
Nồng độ NH3 trước và sau xử lý khi dùng chế phẩm 1 34
Nồng độ NH3 trước và sau xử lý khi dùng chế phẩm 2 35
3.4 Đề xuất giải pháp 37
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 38
4.1 Kết luận 38
4.2 Đề xuất 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO 39
PHỤ LỤC 40
Phụ lục 1: Kết quả phân tích 40
Phụ lục 2: Kết quả so sánh thống kê 45
Phụ lục 3: QCVN 06:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất 48
Phụ lục 4: Mẫu phiếu điều tra khảo sát 51
Phụ lục 5: Hình ảnh hai loại chế phẩm 53
Phụ lục 6: Một số hình ảnh trong quá trình khảo sát ý kiến người dân 54
Phụ lục 7: Hình ảnh thu gom rác 55
Phụ lục 8: Hình ảnh tại phòng đổ rác 56
Trang 5DANH MỤC HÌNH
Hình 2 1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm tổng quát 18
Hình 2 2 Sơ đồ khảo sát quá trình thu gom và đánh giá mức độ ô nhiễm tại các khu tập trung 19
Hình 2 3 Sơ đồ vị trí lấy mẫu ban đầu 20
Hình 2 4 Sơ đồ thí nghiệm phân tích mẫu 21
Hình 2 5 Sơ đồ thử nghiệm chế phấm vi sinh xử lý mùi 21
Hình 2 6 Biểu đồ đường chuẩn 23
Hình 2 7 Phiếu điều tra khảo sát thăm dò ý kiến về ảnh hưởng của ô nhiễm mùi mặt trước (bên trái) và mặt sau (bên phải) 23
Hình 3 1 Sơ đồ hệ thống thu gom rác 25
Hình 3 2 Học thu rác tại phòng đổ rác 26
Hình 3 3 Đáy thu rác hình phễu 26
Hình 3 4 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ đánh giá mức độ ô nhiễm mùi hôi từ các khu tập trung rác bởi 150 người sinh sống và làm việc tại chung cư 27
Hình 3 5 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ đánh giá mức độ ảnh hưởng của mùi hôi bởi 150 người sinh sống và làm việc tại chung cư 27
Hình 3 6 Thiết bị thu mẫu khí NH3 tại vị trí nền 28
Hình 3 7 Thiết bị thu mẫu khí tại vị trí tầng hầm gần khu tập trung rác 29
Hình 3 8 Thiết bị thu mẫu khí trong khu tập trung rác 29
Hình 3 9 Biểu đồ thể hiện nồng độ NH3 tại các khu tập trung rác vào buổi sáng 30
Hình 3 10 Biểu đồ thể hiện nồng độ NH3 tại các khu tập trung rác vào buổi trưa 30
Hình 3 11 Biểu đồ thể hiện nồng độ NH3 tại các khu tập trung rác vào buổi chiều 31
Hình 3 12 Biểu đồ thể hiện nồng độ NH3 sau xử lý tại các khu vào buổi sáng 33
Hình 3 13 Biểu đồ thể hiện nồng độ NH3 sau xử lý tại các khu vào buổi chiều 33
Hình 3 14 Biểu đồ so sánh nồng độ NH3 trước và sau xử lý tại khu 3 34
Hình 3 15 Biểu đồ so sánh nồng độ NH3 trước và sau xử lý tại khu 6 34
Hình 3 16 Biểu đồ so sánh nồng độ NH3 trước và sau xử lý tại khu 4 35
Hình 3 17 Biểu đồ so sánh nồng độ NH3 trước và sau xử lý tại khu 5 36
Hình 1 Kết quả so sánh thống kê nồng độ NH3 trước xử lý tại vị trí 1 các khu vào buổi sáng 45
Trang 6vi
Hình 2 Kết quả so sánh thống kê nồng độ NH3 trước xử lý tại vị trí 2 các khu vào buổi sáng 45 Hình 3 Kết quả so sánh thống kê nồng độ NH3 trước xử lý tại vị trí 3 các khu vào buổi sáng 45 Hình 4 Kết quả so sánh thống kê nồng độ NH3 trước xử lý tại vị trí 1 các khu vào buổi trưa 45 Hình 5 Kết quả so sánh thống kê nồng độ NH3 trước xử lý tại vị trí 2 các khu vào buổi trưa 46 Hình 6 Kết quả so sánh thống kê nồng độ NH3 trước xử lý tại vị trí 3 các khu vào buổi trưa 46 Hình 7 Kết quả so sánh thống kê nồng độ NH3 trước xử lý tại vị trí 1 các khu vào buổi chiều 46 Hình 8 Kết quả so sánh thống kê nồng độ NH3 trước xử lý tại vị trí 2 các khu vào buổi chiều 46 Hình 9 Kết quả so sánh thống kê nồng độ NH3 trước xử lý tại vị trí 3 các khu vào buổi chiều 47 Hình 10 Kết quả so sánh thống kê nồng độ NH3 sau xử lý tại vị trí 1 các khu vào buổi sáng 47 Hình 11 Kết quả so sánh thống kê nồng độ NH3 sau xử lý tại vị trí 2 các khu vào buổi sáng 47 Hình 12 Kết quả so sánh thống kê nồng độ NH3 sau xử lý tại vị trí 1 các khu vào buổi chiều 47 Hình 13 Kết quả so sánh thống kê nồng độ NH3 sau xử lý tại vị trí 2 các khu vào buổi chiều 48
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Bảng 1 1 Thành phần CTRSH theo nguồn thải[6] 4
Bảng 1 2 Khối lượng riêng và độ ẩm của CTRSH 5
Bảng 1 3 Thành phần khí có trong bãi rác[1] 11
Bảng 2 1 Nồng độ NH3 ứng với mật độ đo quang của dãy chuẩn 22
Bảng 1: Mật độ đo quang của mẫu phân tích, Abs 40
Bảng 2: Tỷ lệ đánh giá mức độ ô nhiễm mùi của các khu tập trung rác qua 150 người được khảo sát tại chung cư 41
Bảng 3: Tỷ lệ đánh giá mức độ ảnh hưởng của mùi hôi tại khu tập trung rác qua 150 người được khảo sát tại chung cư 41
Bảng 4: Nồng độ NH3 tại vị trí nền 41
Bảng 5: Nồng độ NH3 tại khu tập trung rác thu được, (mg/m3) 42
Bảng 6: Nồng độ NH3 tại khu tập trung rác thu được so với vị trí nền, (mg/m3) 42
Bảng 7: Nồng độ NH3 sau xử lý 43
Bảng 8: Nồng độ NH3 sau xử lý so với mẫu nền 43
Bảng 9: Tỷ lệ % NH3 giảm sau xử lý tại khu 3 43
Bảng 10: Tỷ lệ % NH3 giảm sau xử lý tại khu 6 44
Bảng 11: Tỷ lệ % NH3 giảm sau xử lý tại khu 4 44
Bảng 12: Tỷ lệ % NH3 giảm sau xử lý tại khu 5 44
Bảng 13: Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh Đơn vị: Microgam trên mét khối (µg/m3) 48
Trang 8viii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CTR: Chất thải rắn
CTRSH: Chất thải rắn sinh hoạt
VS: Hàm lượng chất rắn bay hơi
KV: Khu vực
Trang 9MỞ ĐẦU
Đi cùng với sự phát triển mạnh mẽ của xã hội, tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt càng trở nên phổ biến hơn Tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ở các đô thị tăng trung bình 10-16% mỗi năm Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt chiếm 60-70% tổng lượng chất thải rắn đô thị (một số đô thị tỷ lệ này lên đến 90% do không phát triển các dịch vụ).[2]
Cuộc sống ngày càng phát triển, mức sống con người ngày càng được nâng cao, việc phát triển các khu đô thị là điều tất yếu cho sự phát triển bền vững Tuy nhiên khi các khu chung cư được xây dựng, số lượng người tập trung đông dẫn đến nhiều vấn đề phát sinh từ môi trường đặc biệt là rác thải Hiện nay để đảm bảo môi trường và cuộc sống trong lành cho người dân tại các khu chung cư, việc thu gom, phân loại, lưu trữ rác
và vận chuyển đến nơi xử lý đã được thực hiện đúng qui định và an toàn vệ sinh Tuy nhiên mùi hôi phát sinh từ khu lưu trữ, tập trung rác tại các khu chung cư là khó tránh khỏi Gây mùi hôi khó chịu cho người dân, tạo môi trường phát triển cho các loại côn trùng, vi khuẩn gây bệnh và làm mất cảnh quan môi trường
Xuất phát từ thực tiễn trên, đề tài “Khảo sát mức độ ô nhiễm mùi từ các khu tập trung rác tại chung cư CT6 – Vĩnh Điềm Trung và đề xuất giải pháp khắc phục” được thực hiện với mong muốn thử nghiệm áp dụng công nghệ vi sinh vật để xử lý mùi hôi trên các loại chế phẩm vi sinh để tìm ra chế phẩm xử lý hiệu quả trong các điều kiện xử
lý tối ưu nhất làm giảm thiểu mùi hôi phát sinh, tạo môi trường trong lành, bảo vệ sức khỏe cho người dân và công nhân thu gom rác tại khu chung cư
Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu quá trình thu gom rác tại chung cư nhằm đưa ra các đánh giá, nhận xét
và đề xuất giải pháp thu gom hiệu quả hơn Đồng thời đánh giá mức độ ô nhiễm và ảnh hưởng về mùi tại các khu tập trung rác của chung cư Từ đó ứng dụng công nghệ vi sinh
để xử lý mùi hôi và đánh giá hiệu quả xử lý
Nội dung nghiên cứu
Tổng quan về rác thải sinh hoạt và chế phẩm sinh học sử dụng trong xử lý mùi Khảo sát đặc điểm quá trình thu gom rác tại khu vực chung cư CT6 – Vĩnh Điềm Trung – Thành phố Nha Trang
Trang 10Đề xuất giải pháp kiểm soát và khắc phục ô nhiễm mùi
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học: là điều kiện giúp sinh viên có cơ hội tiếp xúc, vận dụng kiến thức đã học kết hợp với khả năng suy luận, học hỏi để làm quen với thực tế
Ý nghĩa thực tế: Đánh giá được các ưu điểm và hạn chế của quá trình thu gom rác tại chung cư, cũng như mức độ ô nhiễm và ảnh hưởng của mùi hôi đến môi trường và cuộc sống người dân tại chung cư Từ kết quả thử nghiệm một giải pháp sẽ đưa ra những
đề xuất hiệu quả xử lý mùi hôi tại các khu chung cư
Trang 11TỔNG QUAN 1.1 Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH)
Khái niệm
Rác thải sinh hoạt là chất thải rắn bị loại bỏ trong quá trình sống, sinh hoạt, sản xuất của con người và động vật
Nguồn gốc_[3]
Các nguồn chủ yếu phát sinh chất thải rắn sinh hoạt bao gồm:
Từ các khu dân cư;
Từ các trung tâm thương mại;
Từ các nghiên cứu, cơ quan, trường học, các công trình công cộng;
Từ các dịch vụ đô thị, sân bay;
Từ các trạm xử lý nước thải và từ các ống thoát nước của thành phố;
Từ các khu công nghiệp;
Trang 124
Bảng 1 1 Thành phần CTRSH theo nguồn thải_[6]
Khu dân cư và thương mại
Chất thải thực phẩm Giấy Carton
Nhựa Vải Cao su Rác vườn Gỗ Các loại khác: Tã lót, khăn vệ sinh,…
Nhôm Kim loại chứa sắt Chất thải đặc biệt
Chất thải thể tích lớn
Đồ điện gia dụng Hàng hoá (white goods) Rác vườn thu gom riêng Pin
Dầu Lốp xe Chất thải nguy hại
Chất thải từ viện nghiên
cứu, công sở
Giống như trình bày trong mục chất thải khu dân cư
và khu thương mại
Chất thải từ dịch vụ máy hỏng Cỏ, mẫu cây thừa, gốc gây, các ống kim loại và Rửa đường và hẻm phố: Bụi, rác, xác động vật, xe
nhựa cũ
Chất thải thực phẩm, giấy báo, carton, giấy loại hỗn hợp, chai nước giải khát, can sữa và nước uống, nhựa hỗn hợp, vải, giẻ rách,…
Trang 13lý, mùa trong năm và thời gian chứa trong container để cẩn thận lựa chọn khi thiết kế
Độ ẩm: thường được xác định theo một trong hai phương pháp là khối lượng khô và khối lượng ướt Trong quản lý chất thải rắn thì phương pháp khối lượng ướt được dùng thông dụng hơn
Bảng 1 2 Khối lượng riêng và độ ẩm của CTRSH
+ Nước đi vào mẫu CTRSH vượt quá khả năng giữ nước sẽ thoát ra tạo thành nước
rò rỉ
Trang 14 Độ thấm của CTRSH đã được nén là một tính chất vật lý quan trọng chi phối sự
di chuyển của các chất lỏng (nước rò rỉ, nước ngầm, nước thấm) và khí bên trong các bãi rác
Tính chất hóa học của CTRSH
Tính chất hóa học của CTRSH đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn phương
pháp xử lý và thu hồi nguyên liệu
Phân tích gần đúng – sơ bộ: bao gồm các thí nghiệm sau:
Độ ẩm: lượng nước mất đi sau khi sấy ở 1050C trong 1 giờ
Chất dễ bay hơi: khối lượng bị mất khi đem mẫu CTRSH đẫ sấy ở 1050C trong 1 giờ, nung ở nhiệt độ 5500C trong lò kín
Cacbon cố định: là lượng cacbon còn lại sau khi nung ở 9050C, hàm lượng này chiếm khoảng 5-12%, giá trị trung bình là 7%
Các chất vô cơ khác trong lò gồm thủy tinh, kim loại,… Đối với CTRSH đô thị các chất vô cơ chiếm khoảng 15-30%, giá trị trung bình là 20%
Tro: khối lượng còn lại sau khi đốt cháy trong lò hở
Điểm nóng chảy của tro: Là nhiệt độ tại đó tro tạo thành từ quá trình đốt cháy, chất thải bị nóng chảy và kết dính tạo thành dạng rắn (xỉ) Nhiệt độ nóng chảy đặc trưng đối với xỉ từ quá trình đốt CTRSH dao động trong khoảng từ 1100 – 12000C
Phân tích thành phần nguyên tố tạo nên CTRSH: Xác định (%) của các nguyên tố
C, H, N, O, S và tro Trong suốt quá trình đốt CTRSH sẽ phát sinh các hợp chất Clo hóa, nên phân tích cuối cùng thường bao gồm cả phân tích các halogen Kết quả phân tích cuối cùng được sử dụng để mô tả các thành phần hóa học của các chất hữu cơ có trong CTRSH Kết quả phân tích còn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định tỉ số C/N nhằm đánh giá CTRSH có thích hợp cho quá trình chuyển hóa sinh học hay không Nhiệt trị của các thành phần CTRSH: Là lượng nhiệt sinh ra do đốt cháy hoàn toàn một đơn vị khối lượng CTRSH, có thể được xác định bằng một trong các phương pháp
Trang 15như sử dụng nồi hơi có thang đo nhiệt lượng, sử dụng bơm nhiệt lượng trong phòng thí nghiệm, tính toán theo thành phần các nguyên tố hóa học
Bán cellulose: các sản phẩm ngưng tụ của đường 5 và 6 carbon
Cellulose: sản phẩm ngưng tụ của đường glucose 6 carbon
Dầu, mỡ và sáp: là những este của alcohols và axit béo mạch dài
Lignin: một polyme chứa các vòng thơm với nhóm methoxyl
Lignocellulose: là kết hợp của lignin và cellulose
Protein: chất tạo thành từ sự kết hợp chuỗi các amino acid
Khả năng phân hủy sinh học: Hàm lượng chất rắn bay hơi (VS) – nung CTRSH ở nhiệt độ 5500C, thường được dùng để đánh giá khả năng phân hủy sinh học của phần hữu cơ trong CTRSH Tuy nhiên, sử dụng VS có thể không chính xác, vì một vài thành phần hữu cơ của CTRSH rất dễ bay hơi nhưng lại kém phân hủy sinh học, như giấy báo
và phần xén bỏ từ cây trồng Hàm lượng lignin của CTRSH có thể được sử dụng để ước lượng tỉ lệ phần dễ phân hủy sinh học của CTRSH
Sự tạo thành mùi hôi: Mùi hôi được tạo thành do sự phân hủy kị khí các thành phần hữu cơ có khả năng phân rã nhanh có trong rác Sự phân hủy sinh hóa các chất hữu
cơ chứa gốc lưu huỳnh có thể tạo thành các chất nặng mùi như metyl mercaptan và aminobutyric
Sự sinh sản của ruồi: Đời sống của ruồi từ khi còn trong trứng cho đến khi trưởng thành là trứng phát triển từ 8 – 12h, giai đoạn 1 của ấu trùng là trong 20h, giai đoạn 2 của ấu trùng trong 24h, giai đoạn 3 của ấu trùng trong 3 ngày và giai đoạn nhộng là từ
4 – 5 ngày
Vào mùa hè hay ở những khu vực khí hậu nóng ẩm, sinh trưởng và phát triển của ruồi là vấn đề rất đáng quan tâm tại nơi lưu trữ CTRSH Ruồi có thể phát triển trong thời gian 2 tuần sau khi trứng được sinh ra
Trang 168
Ảnh hưởng của rác thải sinh hoạt_[8]
Ảnh hưởng đến môi trường không khí:
CTRSH có thành phần hữu cơ chiếm chủ yếu Dưới tác động của nhiệt độ, độ ẩm
và các vi sinh vật, CTR hữu cơ bị phân hủy và sản sinh ra các chất khí (CH4 - 63.8%,
CO2 - 33.6%, và một số khí khác) Trong đó, CH4 và CO2 chủ yếu phát sinh từ các bãi rác tập trung (chiếm 3 - 19%), đặc biệt tại các bãi rác lộ thiên và các khu chôn lấp Khối lượng khí phát sinh từ các bãi rác chịu ảnh hưởng đáng kể của nhiệt độ không khí và thay đổi theo mùa Lượng khí phát thải tăng khi nhiệt độ tăng, lượng khí phát thải trong mùa hè cao hơn mùa đông Đối với các bãi chôn lấp, ước tính 30% các chất khí phát sinh trong quá trình phân hủy rác có thể thoát lên trên mặt đất mà không cần một
sự tác động nào
Khi vận chuyển và lưu giữ CTR sẽ phát sinh mùi do quá trình phân hủy các chất hữu cơ gây ô nhiễm môi trường không khí Các khí phát sinh từ quá trình phân hủy chất hữu cơ trong CTR: Amoni có mùi khai, phân có mùi hôi, Hydrosunfur mùi trứng thối, Sunfur hữu cơ mùi bắp cải thối rữa, Mecaptan hôi nồng, Amin mùi cá ươn, Diamin mùi thịt thối, Cl2 hôi nồng, Phenol mùi ốc đặc trưng
Bên cạnh hoạt động chôn lấp CTR, việc xử lý CTR bằng biện pháp tiêu hủy cũng góp phần đáng kể gây ô nhiễm môi trường không khí Việc đốt rác sẽ làm phát sinh khói, tro bụi và các mùi khó chịu CTR có thể bao gồm các hợp chất chứa Clo, Flo, lưu huỳnh
và nitơ, khi đốt lên làm phát thải một lượng không nhỏ các chất khí độc hại hoặc có tác dụng ăn mòn Mặt khác, nếu nhiệt độ tại lò đốt rác không đủ cao và hệ thống thu hồi quản lý khí thải phát sinh không đảm bảo, khiến cho CTR không được tiêu hủy hoàn toàn làm phát sinh các khí CO, oxit nitơ, dioxin và furan bay hơi là các chất rất độc hại đối với sức khỏe con người Một số kim loại nặng và hợp chất chứa kim loại (như thủy ngân, chì) cũng có thể bay hơi, theo tro bụi phát tán vào môi trường Mặc dù, ô nhiễm tro bụi thường là lý do khiếu nại của cộng đồng vì dễ nhận biết bằng mắt thường, nhưng tác nhân gây ô nhiễm nguy hiểm hơn nhiều chính là các hợp chất (như kim loại nặng, dioxin và furan) bám trên bề mặt hạt bụi phát tán vào không khí
Trang 17Ảnh hưởng đến môi trường nước:
Chất thải rắn hữu cơ phân hủy trong nước gây mùi hôi thối, gây phú dưỡng nguồn nước làm cho thủy sinh vật trong nguồn nước mặt bị suy thoái CTR phân huỷ và các chất ô nhiễm khác biến đổi màu của nước thành màu đen, có mùi khó chịu
Tại các bãi chôn lấp chất thải rắn, nước rỉ rác có chứa hàm lượng chất ô nhiễm cao (chất hữu cơ: do trong rác có phân súc vật, các thức ăn thừa ; chất thải độc hại: từ bao
bì đựng phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, mỹ phẩm) Nếu không được thu gom xử
lý sẽ thâm nhập vào nguồn nước dưới đất gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng
Ảnh hưởng đến môi trường đất:
Các chất thải rắn có thể được tích lũy dưới đất trong thời gian dài gây ra nguy cơ tiềm tàng đối với môi trường Chất thải xây dựng như gạch, ngói, thủy tinh, ống nhựa, dây cáp, bê-tông trong đất rất khó bị phân hủy Chất thải kim loại, đặc biệt là các kim loại nặng như chì, kẽm, đồng, Niken, Cadimi thường có nhiều ở các khu khai thác mỏ, các khu công nghiệp Các kim loại này tích lũy trong đất và thâm nhập vào cơ thể theo chuỗi thức ăn và nước uống, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe Các chất thải có thể gây ô nhiễm đất ở mức độ lớn là các chất tẩy rửa, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc nhuộm, màu vẽ, công nghiệp sản xuất pin, thuộc da, công nghiệp sản xuất hóa chất
Ảnh hưởng đến sức khỏe con người:
Chất thải rắn đã ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cộng đồng, nghiêm trọng nhất
là đối với dân cư khu vực làng nghề, gần khu công nghiệp, bãi chôn lấp chất thải và vùng nông thôn ô nhiễm chất thải rắn đã đến mức báo động Nhiều bệnh như đau mắt, bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da, tiêu chảy, dịch tả, thương hàn…do loại chất thải rắn gây ra Hậu quả của tình trạng rác thải sinh hoạt đổ bừa bãi ở các gốc cây, đầu đường, góc hẻm, các dòng sông, lòng hồ hoặc rác thải lộ thiên mà không được xử lý, đây sẽ là nơi nuôi dưỡng ruồi nhặng, chuột… là nguyên nhân lây truyền mầm bệnh, ngoài ra còn gây mất mỹ quan môi trường xung quanh Rác thải hữu cơ phân hủy tạo ra mùi và các khí độc hại như CH4, CO2, NH3… gây ô nhiễm môi trường không khí Nước thải ra từ các bãi rác ngấm xuống đất, nước mặt và đặc biệt là nguồn nước ngầm gây ô nhiễm nghiêm trọng Các bãi chôn lấp rác còn là nơi phát sinh các bệnh truyền nhiễm như tả,
lỵ, thương hàn… Còn đối với loại hình công việc tiếp xúc trực tiếp với các loại chất thải rắn, bùn cặn (kim loại nặng, hữu cơ tổng hợp, thuốc bảo vệ thực vật, chứa vi sinh vật
Trang 1810
gây hại…) sẽ gây nguy hại cho da hoặc qua đường hô hấp gây các bệnh về đường hô hấp Một số chất còn thấm qua mô mỡ đi vào cơ thể gây tổn thương, rối loạn chức năng, suy nhược cơ thể, gây ung thư
1.2 Ô nhiễm về mùi
Khái niệm về ô nhiễm mùi
Ô nhiễm mùi là một dạng ô nhiễm không khí vô cùng phức tạp bởi lẽ mùi được tạo ra từ sự kết hợp của hàng trăm hợp chất khác nhau với nồng độ rất thấp Ô nhiễm mùi được đặc biệt quan tâm do đặc tính mùi hôi của nó, sự tác động đến sức khỏe con người, và ngoài ra chúng còn có khả năng phát tán trên diện rất rộng
Nguyên nhân gây ra ô nhiễm mùi
Nguyên nhân do sự phân hủy rác thải hữu cơ chủ yếu là thực phẩm, thức ăn thừa, tạo ra các khí độc như NH3, H2S, CH4, CO2… gây mùi hôi khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe con người
Thành phần khí phát sinh từ rác thải_[1]
Khí sinh học được sinh ra từ quá trình lên men yếm khí Thành phần của khí thải
ra từ bãi rác rất đa dạng, trong đó CH4 chiếm tỷ lượng cao nhất, chiếm tỷ lượng nhỏ hơn
là CO2, N2, O2, NH3, các chất khí có mùi hôi thối
Quá trình hình thành mùi có thể xảy ra theo các phản ứng sau:
2 CH3CHOHCOOH + SO42- → 2 CH3COOH + S2- + H2O + CO2
Lactate Sulfate Acetate Sulfide4H2 + SO4 2- → S2- + 4H2O
S2- + 2H+ → H2S
Các hợp chất hữu cơ chứa lưu huỳnh khi bị khử cũng sẽ tạo thành những hợp chất
có mùi hôi như methyl mercaptan và aminobutyric acid
CH3SCH2CH2CH(NH2)COOH +2H → CH3SH + CH3CH2CH2(NH2)COOH
Methionine Methyl mercaptan Aminobutyric acid Methylmercaptan có thể bị phân hủy, chất thải tạo thành methyl alcohol và hydrogen sulfide:
CH3SH + H2O → CH4OH + H2S
Trang 190 – 1 0.1 – 1.0
0 – 0.2
0 – 0.2 0.01 – 0.6
Ảnh hưởng của ô nhiễm mùi
Suy giảm chất lượng môi trường
Gây khó chịu, nguy hại đến sức khỏe hoặc rủi ro an toàn đến con người, gây các
bệnh về hô hấp, tiêu hoá, mắt và da
Tạo điều kiện cho sinh vật gây bệnh phát triển
1.3 Các phương pháp xử lý mùi hôi
Hiện nay các phương pháp được dùng để xử lý mùi hôi được sử dụng chủ yếu như:
xử lý mùi bằng chất hấp thụ như Na2CO3 (natricacbonat), NaOH… các chất hấp phụ như than hoạt tính, phân rác hoặc đất xốp, thiêu huỷ các hợp chất có mùi bằng lò đốt hoặc các các lò phản ứng xúc tác hay hấp thụ những chất có mùi bằng các dung dịch hoá chất, ngoài ra phương pháp thiết kế hệ thống ống dẫn khí, tăng chiều cao cột ống khí cũng làm giảm và phân tán mùi hôi phát sinh
Tuy nhiên, các phương pháp hóa lý thường yêu cầu chi phí đầu tư và vận hành cao
do chi phí hóa chất và lưu trữ, an toàn và xử lý của chúng Phương pháp sinh học đang được áp dụng phổ biến trong xử lý mùi hôi phát sinh, đặc biệt là từ rác thải bằng cách
Trang 20Các loại chế phẩm dùng để khử mùi hôi đang được sử dụng
Hiện nay có rất nhiêu loại chế phẩm được dùng để khử mùi hôi như:
Chế phẩm sinh học Odor removal, được sản xuất bởi công ty TNHH Thái Dương tại Long An Đây được đánh giá là loại chế phẩm có khả năng khử mùi hôi thối rất nhanh dựa trên các kết quả thử nghiệm Chế phẩm sinh học Odor Removal có chứa các men uyama enzyme, khử mùi hôi hơn 60% trong lần đầu tiên sử dụng và giảm dần trong các ngày tiếp theo Loại chế phẩm sinh học này thường được sử dụng tại các trạm trung chuyển rác và nước rỉ rác
Chế phẩm sinh học WEVIRO được đưa vào chế phẩm sinh học thuộc thế hệ mới nhất được sản xuất theo công nghệ Hoa Kỳ Loại chế phẩm sinh học này thuộc dạng chất lỏng, có mùi thơm đặc trưng Chế phẩm sinh học WEVIRO có thành phần từ thiên nhiên như chất trích thảo mộc, chất béo tổng hợp,… an toàn cho người sử dụng
và không gây ô nhiễm môi trường Loại chế phẩm này giúp khử mùi hôi thối, tiêu diệt nấm gây bệnh, giúp vi sinh vật có lợi phát triển và hoạt động tốt
Chế phẩm EM PRO-1, dòng sản phẩm do Công ty Công Nghệ Sạch SACOTEC phân phối Là một chế phẩm chứa các chủng vi sinh vật đặc hiệu chuyên xử lý mùi hôi, cải thiện hệ thống xử lý nước thải, rác thải…; bổ sung hàm lượng vi sinh vật hữu ích vào nước thải, rác thải nhằm cạnh tranh dinh dưỡng và ức chế các vi khuẩn gây bệnh Ngoài ra chế phẩm EM PRO-1 còn sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như xử
lý phế thải sau thu hoạch, phân gia súc, gia cầm … tạo ra một loại phân tự nhiên có hàm lượng Nitrogen (đạm), Potassium (kali) và Photphore (lân)rất cao – loại phân này rất cần thiết để làm cho đất đai màu mỡ, kích thích sinh thưởng cho cây
ECOCLEANTM 4XF HC được sản xuất từ Mỹ, được tập hợp các dòng vi khuẩn bacillus, tất cả đều được phân lập với mục đích phân hủy nhanh chất béo, protein,
Trang 21đường, tinh bột và Celluse và được pha lẫn với tinh dầu thực vật để có thể pha trộn với nước rồi phun vào không khí Ngoài ra tính đa dạng của các chủng vi khuẩn và Enzyme có trong ECOCLEANTM 4XF HC sẽ giúp giảm mùi hiệu quả tại nguồn phát thải
Vi sinh khử mùi Clean Air Pro được phân lập để khử mùi do quá trình phân huỷ protein, hữu cơ và tinh bột, ứng dụng trong công nghệ xử lý mùi: Rác thải; Thuỷ sản; Caosu; Tinh bột; Thuộc da; Chăn nuôi
Các chủng vi sinh trong chế phẩm khử mùi
Các chủng vi sinh có trong các loại chế phẩm thường là: Bacillus spp, Lactobacullus spp, Nấm men, Rhodopseudomonas sp, Nitrosomonas sp, Nitrobacter sp,
Vi sinh quang dưỡng Rhodobacter spp,
Nguyên lý hoạt động của vi sinh vật_[7]
Quá trình nitrat hoá:
NH3 hoặc NH4+ được chuyển hoá thành nitrat dưới tác dụng của các vi khuẩn nitrat
tự dưỡng (Nitrobacteriaceae) hoặc một số VSV dị dưỡng Quá trình này diễn ra theo hai giai đoạn Giai đoạn nitrit hoá (nitrat hoá 1) và giai đoạn nitrat hoá (nitrat hoá 2)
NH4+ + 1/2 O2 NO2 – + 2H+ +H2O + 257kJ (1)
NO2 – + 1/2 O2 NO3 – + 75kJ (2) TQ: NH4+ + O2 NO3 – + 2H+ + H2O + 350kJ (3)
1.5 Các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến xử lý mùi từ rác thải
Các nghiên cứu trong nước
Qua nhiều năm nghiên cứu, ông Bùi Văn Cứ – Giám đốc công ty TNHH
SX-TM-DV Hoa Dược Thảo, số 46/1 khu phố Tây A, phường Đông Hòa, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương, đã sáng chế ra sản phẩm khử mùi hôi hoàn toàn tự nhiên, an toàn với con người Nguyên liệu để sản xuất ra Chế phẩm khử mùi HDT được chiết xuất từ quả bơ nên rất
an toàn Nhũ tương tinh dầu bơ với lý thuyết thủy phân tinh dầu bơ có trong phần kem của trái bơ nhưng không tách riêng các acid béo mà giữ lại dưới dạng nhũ tương (emulsion oil) cùng với các thành phần khác của bơ, với cách này thì ngoài dung dịch nhũ tương thu được thì tất cả các thành phần khác có trong trái bơ đều giữ lại hoàn toàn Nhũ tương tinh dầu bơ có tính chất “nhốt mùi”, “che mùi” và các thành phần khác có
Trang 2214
trong bơ được giữ lại sau khi thủy phân củng có tác dụng khử mùi Chế phẩm này có dạng là phun khử mùi hôi trong không khí như: Mùi thuốc lá, mùi xăng dầu, mùi phân, mùi nước tiểu, mùi rác…[9]
Nhóm nghiên cứu do KS Trần Phú chủ nhiệm đề tài tạiCông ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Đà Nẵng đã nghiên cứu hệ thống xử lý mùi và bụi tại Trạm trung chuyển rác thải Hòa Thọ Tây- thuộc quận Cẩm Lệ - thành phố Đà Nẵng Nhóm nghiên cứu đề tài này trước đây đã áp dụng phương pháp xử lý mùi chủ yếu bằng chất hấp phụ và bụi bằng lực ly tâm trong ống xoáy nằm ngang (venturi) tại 7 điểm (vị trí), ở thành phố Hồ Chí Minh 1 điểm và đã mang lại hiệu quả khá tốt Trên cơ sở cải tạo hệ thống cũ, nhóm nghiên cứu mới đã nghiên cứu đề tài này để đưa ra phương pháp ưu điểm hơn không dùng chất hấp phụ, mà hoàn toàn bằng phương pháp vật lý, đó là: Chỉ có một phần các mùi hấp thụ qua nước, nước được đưa vào tâm guồng quạt theo lưu lượng nhất định để tán thành sương hòa trộn với dòng không khí bẩn nhằm mục đích hấp thụ mùi vào hạt nước li ti theo Định luật Fick, gia trọng cho hạt bụi để dễ tách chúng ra khỏi dòng không khí bẩn, phần còn lại của mùi được pha loãng khuếch tán đạt đến tiêu chuẩn qui định Sau khi hạt bụi bị gia ẩm thì trọng lượng tăng lên và bị tách ra theo lực quán tính, khi
nó đi qua chỗ đột mở làm giảm tốc độ hợp lý của dòng, va đập vào thành ống tạo dòng thoát ra ngoài, phần còn lại tiếp tục được ngưng tụ lại khi tới bộ tách sương (mist eliminator) và thoát ra ngoài.[4]
Các nghiên cứu ngoài nước
Từ cuối những năm 1970, công trình xử lý mùi bằng phương pháp sinh học đã được thực hiện ở Đức và Hà Lan (Schippert, 1986; van Groenestijn và Hesselink, 1993) Trong tiến trình thâm canh năm 1980 đã bắt đầu ở Tây Âu, Nhật Bản và Hoa Kỳ và từ
đó nghiên cứu về lọc sinh học tập trung vào các ứng dụng công nghiệp, sử dụng các thiết
kế lọc khác nhau và các vi sinh vật khác nhau (Soccol et al., 2003; Easter et al., 2009) Nguyên lý hoạt động của bộ lọc sinh học, bước đầu tiên của quá trình lọc sinh học là chuyển các chất gây ô nhiễm từ khí sang vật liệu ướt, hoặc sang pha lỏng trong các máy lọc sinh học khép kín, và tiếp tục vào màng sinh học Bước thứ hai là phân hủy sinh học Màng sinh học, tức là khối lượng vi sinh vật dính bám trên bề mặt vật liệu và thực hiện các hoạt động trao đổi chất chuyển hóa chất gây ô nhiễm thành các hợp chất vô hại Màng sinh học chứa tập hợp nhiều vi khuẩn như nấm, nấm men, động vật nguyên sinh, tuyến trùng và tảo Vi khuẩn và nấm là hai nhóm vi sinh vật chủ yếu trong các bộ lọc
Trang 23sinh học, tuy nhiên khi các quần thể vi khuẩn (các chất phân hủy chính) phát triển chúng
có thể duy trì sự phát triển của nấm men và các loại nấm khác, tảo và các sinh vật cao hơn như động vật nguyên sinh, luân trùng, tuyến trùng Màng lọc sinh học đã được sử dụng để xử lý một loạt các chất ô nhiễm hữu cơ và vô cơ trong các luồng khí thải công nghiệp và thành phố Các ứng dụng điển hình là nhằm loại bỏ các khí gây mùi hôi (amoniac, hydrogen sulfide, mercaptan, disulfua, vv) phát ra từ các cơ sở xử lý nước thải, các hoạt động ủ phân và các ngành công nghiệp khác nhau [10]
Trang 2416
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Mùi hôi phát sinh từ chất thải rắn sinh hoạt tại khu tập trung rác khu chung cư CT6
- Vĩnh Điềm Trung
Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về mức độ ô nhiễm mùi tại khu tập trung rác ở chung
cư CT6 - Vĩnh Điềm Trung, sử dụng công nghệ vi sinh vật và quản lý nội vi để xử lý mùi hôi phát sinh
2.2 Nội dung nghiên cứu
Tìm hiểu quá trình thu gom và vận chuyển rác tại chung cư:
Tìm hiểu hệ thống thu gom rác tại chung cư Quan sát quá trình thu gom, đánh giá các mặt ưu điểm và hạn chế trong quá trình và đưa ra các đề xuất
Đánh giá mức độ ô nhiễm và ảnh hưởng của mùi hôi tại các khu tập trung rác Điều tra khảo sát mức độ ô nhiễm mùi và mức độ ảnh hưởng của mùi hôi đến người dân, công nhân vệ sinh tại chung cư và công nhân vệ sinh của công ty Môi Trường và
Đô Thị Nha Trang Đo nồng độ NH3 trong không khí (chọn NH3 làm chỉ thị) đánh giá
mức độ ô nhiễm mùi tại các khu tập trung rác của chung cư
Đánh giá hiệu quả xử lý của các loại chế phẩm:
Tiến hành phun thử nghiệm hai loại chế phẩm trên các khu tập trung rác ô nhiễm nghiêm trọng đã chọn
Tiến hành thu mẫu và phân tích nồng độ NH3 trong không khí sau khi xử lý và đánh giá hiệu quả xử lý của hai loại chế phẩm sử dụng và đưa ra kết luận
2.3 Vật liệu nghiên cứu
Trang 25Dụng cụ và hóa chất thực hiện thí nghiệm
Dụng cụ và thiết bị thí nghiệm:
Máy bơm hút không khí
Impinger chứa dung dịch chất hấp thụ thu mẫu không khí
Máy đo quang UV-VIS bước sóng 625nm
Ống nghiệm có nắp 20ml chứa mẫu
Bình định mức 50ml
Hóa chất:
Natri hydroxit (NaOH)
Kali indua (KI) dung dịch 10%
Amoni clorua (NH4Cl)
Natri nitropruxit Na2[Fe (CN)5] (NO)
Natri cacbonat Na2CO3
Axit sunfuric H2SO4 d = 1.18, dung dịch 10% (theo thể tích)
Natri clorua NaCl
Axit salixllic [OH (C6H4) COOH]
Natri thiosunfat (Na2SO3 5H2O)
Axit oxalic (H2C2O4)
Phenol (C6H5OH)
Clorua vôi (CaOC2)
Nước cất 2 lần, được cất với axit sunfuric (0.5ml axit sunfuric d = 1.8 trong 1 lít nước cất) hay nước đã khử ion hoàn toàn
2.4 Phương pháp nghiên cứu
Đối với phương pháp thu mẫu phân tích, tiến hành lấy mẫu không khí đo nồng độ
Trang 2618
NH3 ban đầu, dùng phương pháp Indophenol để phân tích nồng nồng độ NH3 ban đầu Tiến hành phun thử nghiệm chế phẩm vi sinh lên các khu tập trung rác có nồng độ ô nhiễm đã chọn để đánh giá khả năng xử lý Trên cơ sở kết quả thu được đề xuất giải pháp
Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Sơ đồ bố trí thí nghiệm tổng quát
Các bước kháo sát, tiến hành thí nghiệm trong quá trình nghiên cứu được thể hiện qua sơ đồ bố trí thí nghiệm tổng quát ở Hình 2.1
Hình 2 1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm tổng quát
Khu tập trung rác chung cư CT6
Khảo sát quá trình thu gom rác
Đánh giá mức độ ô nhiễm
Phân tích, so sánh kết quả đánh giá
Phân loại mức độ ô nhiễm
Thử nghiệm chế phẩm vi sinh
Phân tích số liệu
Đề xuất giải pháp
Trang 27Sơ đồ bố trí thí nghiệm chi tiết
2.4.2.2.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát qui trình thu gom rác tại chung cư
Quá trình khảo sát được thực hiện thông qua quan sát hệ thống thu gom rác tại chung cư, khảo sát tại các phòng đổ rác của các tầng; quan sát qui trình thu gom rác của công nhân của công ty Môi Trường và Đô Thị vào buổi chiều sau 16h
2.4.2.2.2 Thí nghiệm 2: Khảo sát đánh giá mức độ ô nhiễm và ảnh hưởng của mùi
hôi tại chung cư
a) Đánh giá mức độ ô nhiễm thông qua khảo sát ý kiến
Hình 2 2 Sơ đồ khảo sát quá trình thu gom và đánh giá mức độ ô nhiễm tại các khu tập trung
Phiếu khảo sát được thiết kế dựa trên hướng dẫn trên các trang web về qui trình thành lập phiếu khảo sát, tham khảo các mẫu các phiếu khảo sát, điều chỉnh và thay đổi phù hợp với đề tài
Tiến hành khảo sát 150 người bằng cách phỏng vấn và điền trực tiếp vào phiếu điều tra với các đối tượng:
Người dân sống tại chung cư: người thực hiện khảo sát là chủ hộ và người lớn trong gia đình tại các tầng, mỗi khu khảo sát 23 phiếu
Công nhân vệ sinh tại chung cư: 4 phiếu
Bảo vệ tại chung cư: 3 phiếu
Công nhân thu gom rác của công ty Môi Trường và Đô Thị: 5 phiếu
Kết quả khảo sát được đánh giá bằng cách tổng hợp tỷ lệ phần trăm ý kiến trên phiếu đánh giá
Thiết kế phiếu khảo sát
Tiến hành khảo sát
Tổng hợp kết quả phiếu khảo sát
Trang 2820
b) Đánh giá mức độ ô nhiễm thông qua phân tích nồng độ NH 3 trong không khí
Mẫu được lấy tại các vị trí như trong Hình 2.3 vào các buổi sáng từ 7h00 – 10h00, trưa từ 12h00 – 15h00 và chiều từ 16h30 – 19h30
Hình 2 3 Sơ đồ vị trí lấy mẫu
Trong đó:
o (1) VT1: Vị trí 1, tại miệng ống thu rác
o (2) VT2: Vị trí 2, trong phòng tập trung rác
o (3) VT3: Vị trí 3, trong khu vực tầng hầm gần phòng tập trung rác
o (4) VT4: Vị trí 4, mẫu nền tại phía ngoài sân trong khu vực chung cư
Mỗi khu tiến hành lấy mẫu trong vòng ba ngày liên tiếp để có kết quả trung bình Mỗi mẫu được lấy trong vòng 30 phút với dung dịch hấp thụ H2SO4 0.05N trong hai Impinger nối tiếp nhau, mỗi Impinger chứa 10ml dung dịch hấp thụ
Tầng hầm để xe
Phòng thu rác tập trung
Đáy thu rác
23
4
Trang 29Các bước tiến hành thí nghiệm phân tích mẫu được thực hiện trong Hình 2.4
Hình 2 4 Sơ đồ thí nghiệm phân tích mẫu
2.4.2.2.3 Thí nghiệm 3: Đánh giá hiệu quả xử lý của chế phẩm 1 và chế phẩm 2
trên hai khu tập trung rác có nồng độ ô nhiễm khác nhau
Hình 2 5 Sơ đồ thử nghiệm chế phấm vi sinh xử lý mùi
Phân tích, xử lý số liệu đánh giá hiệu quả xử lý của hai loại chế phẩm được thử nghệm và đề xuất các giải pháp
Thời gian phun: 10 phút
Đánh giá mức độ ô nhiễm tại các khu tập trung rác
Trang 3022
Phương pháp phân tích và thu thập số liệu
Phương pháp phân tích hàm lượng NH 3
Dùng phương pháp Indophenol xác định hàm lượng amoniac Phương pháp được
sử dụng để xác định hàm lượng amoniac trong không khí từng lần và trung bình ngày đêm trong khoảng từ 0,1 đến 1,0 mg/m3 Phương pháp dựa trên cơ sở tác dụng của amoniac với hypoclorit và phenol có sự tham gia của chất ổn định phản ứng là natri nitropruxit Cường độ nhuộm màu xanh của dung dịch indophenol phụ thuộc vào hàm lượng amoniac Các amin thơm và focmandehit gây cản trở trong việc xác định hàm lượng amoniac
Dùng phương pháp đo quang để xác định mật độ quang của mẫu
Hàm lượng amoniac (C) trong không khí cần nghiên cứu, được tính bằng mg/m3, theo công thức;
𝐶 = Ba.V0 𝑎.𝐵 (2.1) Trong đó:
a: lượng amoniac trong dung dịch mẫu lấy để phân tích, mg
B: tổng thể tích dung dịch mẫu thử, ml
Ba: thể tích dung dịch mẫu thử lấy để phân tích, ml
V0: thể tích mẫu không khí đã được đưa về điều kiện chuẩn, m3
Thiết lập đường chuẩn
Bảng 2 1 Nồng độ NH 3 ứng với mật độ đo quang của dãy chuẩn
Trang 31Hình 2 6 Biểu đồ đường chuẩn
Phương pháp khảo sát
Khảo sát được thực hiện thông qua phiếu khảo sát và phỏng vấn trực tiếp, phiếu khảo sát được thể hiện trong Hình 2.7
Hình 2 7 Phiếu điều tra khảo sát thăm dò ý kiến về ảnh hưởng của ô nhiễm mùi mặt trước
(bên trái) và mặt sau (bên phải)
Trang 3224
Phương pháp thu thập số liệu từ thực nghiệm
Tiến hành lấy mẫu tại sáu khu tập trung rác của chung cư Mỗi khu gồm chín mẫu tại ba vị trí khác nhau tại khu tập trung rác và ba mẫu tại vị trí nền như Hình 2.3 vào các buổi sáng, trưa, chiều
Tiến hành thí nghiệm, phân tích mẫu, mỗi mẫu phân tích một lần và tiến hành đo Kết quả biểu diễn của mỗi mẫu là giá trị trung bình trong ba lần đo kèm theo độ lệch chuẩn
Phương pháp xác định hiệu quả xử lý của chế phẩm
Hiệu quả xử lý của chế phẩm được xác định bằng tỷ lệ (%) của mức độ giảm nồng
độ NH3 sau xử lý so với trước khi xử lý và bằng công thức: