1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài giảng dựng video và audio phi tuyến

95 615 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 6,72 MB

Nội dung

KHÁI QUÁT VỀ ÂM THANH VÀ DỰNG ÂM THANH 1.1 Khái niệm về âm thanh Âm thanh từ xa xưa có ý nghĩa đối với cuộc sống con người, âm thanh có thể là tín hiệu báo hiệu, có thể là âm nhạc, có t

Trang 1

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG KHOA THIẾT KẾ VÀ SÁNG TẠO ĐA PHƯƠNG TIỆN

LƯU HÀNH NỘI BỘ

Hà Nội, 11/2014

PTIT

Trang 2

DANH MỤC HÌNH VẼ v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT xi

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ ÂM THANH VÀ DỰNG ÂM THANH 1

1.1 Khái niệm về âm thanh 1

1.1.1 Âm thanh số 4

1.2 Dựng âm thanh số 6

1.3 Ý nghĩa của âm thanh số trong các sản phẩm đa phương tiện 8

1.4 Vai trò của dựng âm thanh số 8

1.4.1 Dựng âm thanh số trong điện ảnh truyền hình 8

1.4.2 Dựng âm thanh số trong truyền thông 11

1.4.3 Dựng âm thanh số trong giải trí 12

1.4.4 Dựng âm thanh số trong các lĩnh vực khác 14

1.5 Các phần mềm dựng âm thanh số phổ biến hiện nay 15

CHƯƠNG 2 DỰNG ÂM THANH TRÊN GIAO DIỆN WAVEFORM CỦA PHẦN MỀM AUDITION 19

2.1 Giới thiệu phần mềm Adobe Audition 19

2.1.1 Các phiên bản 19

2.1.2 Các tính năng mới trong CS6 19

2.1.3 Cài đặt và thiết lập phần cứng 20

2.2 Quy trình thao tác với phần mềm Adobe Audition 23

2.2.1 Trên giao diện Waveform 23

2.2.2 Trên giao diện Multitrack 24

2.3 Các cửa số chức năng trên giao diện Waveform 24

2.4 Làm việc với các công cụ biên tập của Adobe Audition 28

2.4.1 Lựa chọn vùng dữ liệu: 28

2.4.2 Các thao tác biên tập cơ bản 30

2.4.3 Nhập dữ liệu 32

2.4.4 Ghi âm một file âm thanh trên giao diện Waveform 34

2.4.5 Xem và phân tích các tham số tín hiệu âm thanh 35

PTIT

Trang 3

2.5 Sử dụng các hiệu ứng trong việc dựng âm thanh 36

2.5.1 Giới thiệu hiệu ứng âm thanh 36

2.5.2 Các phương thức đưa hiệu ứng vào file âm thanh 38

2.5.3 Nhóm các hiệu ứng liên quan đến chuyển đổi tín hiệu 40

2.5.3.1 Hiệu ứng Invert 41

2.5.3.2 Hiệu ứng revert 41

2.5.3.3 Tạo khoảng lặng 41

2.5.3.4 Hiệu ứng tạo Tone 42

2.5.4 Nhóm các hiệu ứng liên quan đến cường độ và nén tín hiệu 43

2.5.5 Nhóm hiệu ứng liên quan đến chỉnh tần số , điểm pitch, phase 48

2.5.5.1 Hiệu ứng FFT Filter 48

2.5.5.2 Hiệu ứng EQ: 49

2.5.5.3 Hiệu ứng delay 49

2.5.5.4 Hiệu ứng echo 50

2.5.5.5 Hiệu ứng Stretch and Pitch 50

2.5.6 Nhóm các hiệu ứng liên quan khác 51

2.5.6.1 Nhóm hiệu ứng Chorus: 51

2.5.6.2 Hiệu ứng Flanger 52

2.5.6.3 Hiệu ứng Phase: 52

2.5.6.4 Hiệu ứng reverd 53

2.5.6.5 Nhóm hiệu ứng Distortion 54

2.5.6.6 Nhóm hiệu ứng Vocal Enhancer 55

2.5.6.7 Nhóm hiệu ứng Guitar Suite 55

2.5.6.8 Nhóm hiệu ứng Center Channel Extractor 55

2.6 Master âm thanh 56

2.7 Một số chức năng khác 58

2.7.1 Giảm nhiễu nền (Noise Reduction) 58

2.7.2 Tự động loại bỏ âm Click 59

2.7.3 Giảm âm Hiss (Hiss Reduction) 61

PTIT

Trang 4

CHƯƠNG 3 DỰNG ÂM THANH TRÊN GIAO DIỆN MULTITRACK CỦA PHẦN

MỀM ADOBE AUDITION 64

3.1 Giới thiệu giao diện multitrack 64

3.1.1 Giao diện multitrack và Mixer 64

3.1.2 Thêm và bớt một track 68

3.1.3 Di chuyển các track: 71

3.1.4 Điều chỉnh độ rộng các track: 71

3.2 Các thao tác trên giao diện multi-track 72

3.2.1 Thao tác cơ bản trên multitrack 72

3.2.2 Ghi âm trên giao diện multi-track 72

3.2.3 Chuyển file giữa 2 giao diện Waveform và Multitrack 73

3.2.4 Biên tập cơ bản trên Mulitrack 74

3.2.5 Mở rộng clip 75

3.2.6 Cắt clip 75

3.2.7 Sử dụng các hiệu ứng cho các track 76

3.3 Lồng tiếng trên Adobe Audition 77

3.4 Xuất file trong Adobe Audition 78

3.5 Ghi và trích xuất file trên đĩa CD 81

PTIT

Trang 5

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1-1: Sóng âm thanh thanh lan truyền trong không khi đến tai người 1

Hình 1-2: Một số ví dụ về các vật tạo âm thanh 2

Hình 1-3: Ví dụ về tần số 2

Hình 1-4: Ví dụ về hài âm 3

Hình 1-5: Ví dụ về harmonic 4

Hình 1-6: Bảng các chất lượng các dữ liệu file âm thanh 6

Hình 1-7: Sơ đồ khối hệ thống dựng âm thanh phi tuyến 7

Hình 1-8: Bộ phim Iron Man với những nhiều kỹ xảo âm thanh 9

Hình 1-9: Bộ phim cổ điển Hề saclo không có lời 9

Hình 1-10: Lồng tiếng cho phim avatar 10

Hình 1-11: Bộ phim hoạt hình nữ hoàng băng với phần âm nhạc chủ yếu trong phim 10

Hình 1-12: Hình ảnh lồng tiếng cho một bộ phim của hãng Chánh Phương 11

Hình 1-13: Quảng cáo truyền hình không thể thiếu phần âm thanh giới thiệu sản phẩm 11

Hình 1-14: Dùng âm nhạc trong khai trương trung tâm thương mại 12

Hình 1-15: Các công cụ dùng cho việc hòa âm phối khí 13

Hình 1-16: Các thiết bị phục vụ việc biên tập âm nhạc 13

Hình 1-17: Âm thanh đua xe trong game 14

Hình 1-18: Tiếng quái thú trong thể loại game quái vật 14

Hình 1-19: Âm thanh không thể thiếu trong các bài giảng điện tử 15

Hình 1-20: Phần mềm Adobe Audition 15

Hình 1-21: Phần mềm Sound Forge Pro của Sony 16

Hình 1-22: Phần mềm Nuendo 16

Hình 1-23: Phần mềm Catewalk sonar 17

PTIT

Trang 6

Hình 2-1: Giao diện cài đặt chương trình Audition 21

Hình 2-2: Các lỗ cắm vào ra trên cardsound của máy tính 21

Hình 2-3: Cấu hình phần cứng Input/Output trong Au CS6 22

Hình 2-4: Kiểm tra việc mapping các kênh audio trong Au CS6 22

Hình 2-5: Cấu hình loa và micro trên hệ điều hành Windows 23

Hình 2-6: Sơ đồ các bước thao tác biên tập âm thanh trên giao diện Waveform 23

Hình 2-7: Sơ đồ các bước thao tác biên tập âm thanh trên giao diện Multitrack 24

Hình 2-8: Giao diện làm việc của Waveform 24

Hình 2-9: Thiết lập giao diện làm việc 25

Hình 2-10: Chuyển qua lại giữa các cửa sổ làm việc Waveform và Multitrack 25

Hình 2-11: Khôi phục trạng thái làm việc mặc định 26

Hình 2-12: Các cửa số cơ bản trên giao diện Classic Waveform 26

Hình 2-13: Hình ảnh dạng sóng và phổ của tín hiệu trên cửa sổ Editor 27

Hình 2-14: Cửa sổ quản lý file dữ liệu trong Au CS6 28

Hình 2-15: Lựa chọn công cụ select tool 28

Hình 2-16: Lựa chọn dữ liệu 29

Hình 2-17: Lựa chọn vùng dữ liệu phổ 29

Hình 2-18: Lựa chọn chức năng ZeroCrossing 30

Hình 2-19: Lựa chọn clipboard 31

Hình 2-20: Chức năng Mix paste 31

Hình 2-21: Chức năng chuyển đổi tham số tín hiệu 32

Hình 2-22: Nhập dữ liệu vào Au CS6 33

Hình 2-23: Dùng tính năng Media Browser 33

Hình 2-24: Tạo một file âm thanh mới cho việc ghi âm 34

PTIT

Trang 7

Hình 2-25: Các chức năng điều khiển việc thu âm 35

Hình 2-26: Xem thuộc tính của file âm thanh 35

Hình 2-27: Xem thông tin Metadata trong file âm thanh 36

Hình 2-28: Giao diện cửa sổ Effect Rank 39

Hình 2-29: Menu các hiệu ứng trong cửa sổ Effect Rank 40

Hình 2-30: Thanh điều chỉnh mức vào và ra của cửa sổ Effect Rank 40

Hình 2-31: Thanh điều chỉnh mức độ áp hiệu ứng 40

Hình 2-32: Nhóm các hiệu ứng chuyển đổi tín hiệu 41

Hình 2-33: Ảnh trước và sau khi dùng hiệu ứng Silent 42

Hình 2-34: Hiệu ứng tạo tone 43

Hình 2-35: Bảng điều khiển hiệu ứng Amplify 43

Hình 2-36: Bảng hiệu ứng Channel Mixer 44

Hình 2-37: Hiệu ứng DeEsser 44

Hình 2-38: Hiệu ứng Dynamic Processing 45

Hình 2-39: Hiệu ứng Hard Limiter 45

Hình 2-40: Hiệu ứng Single-band Compressor 46

Hình 2-41: Hiệu ứng MultiBand Compressor 46

Hình 2-42: Hiệu ứng Normalize 47

Hình 2-43: Hiệu ứng Tube modeled Compressor 47

Hình 2-44: Hiệu ứng Speech Volume Leveler 48

Hình 2-45: Hiệu ứng Gain/Fade Envelope 48

Hình 2-46: Hiệu ứng FFT Filter 49

Hình 2-47: Hiệu ứng điều chỉnh EQ 10 band 49

Hình 2-48: Hiệu ứng tạo độ trễ Delay 50

PTIT

Trang 8

Hình 2-49: Hiệu ứng tạo tiếng vọng 50

Hình 2-50: Hiệu ứng điều chỉnh co dãn và điểm pitch 51

Hình 2-51: Hiệu ứng tạo âm thanh hợp xướng 51

Hình 2-52: Bảng điều khiển hiệu ứng Flanger 52

Hình 2-53: Bảng điều khiển hiệu ứng Phaser 53

Hình 2-54: Bảng điều khiển Convolution Reverb 53

Hình 2-55: Hiệu ứng Reverb 54

Hình 2-56: Cửa số điều chỉnh hiệu ứng Distortion 54

Hình 2-57: Hiệu ứng làm rõ giọng nói 55

Hình 2-58: Hiệu ứng chuyển đổi các tiếng ghi ta khác nhau 55

Hình 2-59: Hiệu ứng tách âm thanh 56

Hình 2-60: Bước chỉnh EQ trong phần Master 56

Hình 2-61: Phần chỉnh Dynamic các nhóm tần số 57

Hình 2-62: Thêm hiệu ứng không gian reverb 57

Hình 2-63: Hiệu chỉnh Stereo imaging 58

Hình 2-64: Chức năng tự động loại bỏ nhiễu nền 58

Hình 2-65: Cửa sổ điều chỉnh mức giảm nhiễu trong Au CS6 59

Hình 2-66: Chức năng loại bỏ âm click 60

Hình 2-67: Chức năng tìm kiếm các âm click 60

Hình 2-68: Bảng quét các âm click 61

Hình 2-69: Chức năng giảm âm Hiss trong Au CS6 62

Hình 3-1: Giao diện Editor Multitrack 64

Hình 3-2: Cửa số chức năng của giao diện Multitrack 65

Hình 3-3: Các chức năng điều khiển trên panel điều khiển Multitrack 65

PTIT

Trang 9

Hình 3-4: Các tab chức năng của Multitrack Editor 66

Hình 3-5: Giao diện Mixer trong Au CS6 67

Hình 3-6: Các chức năng trên panel điều khiển giao diện Mixer 67

Hình 3-7: Thêm một track mới trong Multitrack 68

Hình 3-8: Hoạt động kết nối của các track, Bus, Send và Master 69

Hình 3-9: Giới thiệu track Bus 69

Hình 3-10: Giới thiệu track Send và Master 70

Hình 3-11: Track master trên giao diện Multitrack và Mixer 70

Hình 3-12: Các loại track trong Au CS6 71

Hình 3-13: Chuyển track EuroBeat từ trên xuống dưới track Voice Over 71

Hình 3-14: Thu nhỏ hoặc mở rộng từng track 72

Hình 3-15: Thao tác lựa chọn đoạn dữ liệu âm thanh 72

Hình 3-16: Tạo một phiên làm việc mới trên giao diện Multitrack 73

Hình 3-17: Thiết lập đầu vào ra cho từng track 73

Hình 3-18: Chuyển file âm thanh từ giao diện Waveform sang giao diện Multitrack 73

Hình 3-19 Chuyển file âm thanh từ giao diện Multitrack sang giao diện Waveform 74

Hình 3-20: Lựa chọn toàn bộ clip trên các track 74

Hình 3-21: Bật tính năng dính giúp các đoạn clip trong một track sẽ sát nhau 75

Hình 3-22: Thiết lập tính năng loop để dễ dàng mở rộng file 75

Hình 3-23: Công cụ razor tool 76

Hình 3-24: Mở tab hiệu ứng cho các track 76

Hình 3-25: Mở tab hiệu ứng trên cửa số Mixer 76

Hình 3-26: Thêm một track video trong Multitrack 77

Hình 3-27: Đưa dữ liệu video vào track video 77

PTIT

Trang 10

Hình 3-28: Điều chỉnh vùng hiển thị video cho lồng tiếng 78

Hình 3-29: Thực hiện việc đánh dấu các vị trí cần dựng âm thanh hoặc lồng tiếng 78

Hình 3-30: Xuất file trong Au CS6 79

Hình 3-31: Lựa chọn các tham số cho việc xuất file 79

Hình 3-32: Một số định dạng âm thanh Au CS6 hỗ trợ xuất file 80

Hình 3-33: Thực hiện xuất file trong cửa sổ Multitrack 80

Hình 3-34: Lựa chọn các tham số cho việc xuất file trong Multitrack 81

Hình 3-35: Thực hiện ghi dữ liệu âm thanh lên đĩa CD 81

Hình 3-36: Đưa dữ liệu trực tiếp đang biên tập vào thư mục ghi đĩa 81

Hình 3-37: Cửa số quản lý file ghi đĩa CD 82

Hình 3-38: Thực hiện việc ghi đĩa CD 82

PTIT

Trang 11

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ASR Automatic Speech Recognition Nhận dạng tiếng nói tự động

PTIT

Trang 12

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ ÂM THANH VÀ DỰNG ÂM THANH

1.1 Khái niệm về âm thanh

Âm thanh từ xa xưa có ý nghĩa đối với cuộc sống con người, âm thanh có thể là tín hiệu báo hiệu, có thể là âm nhạc, có thể là các tiếng động môi trường, các âm thanh tự nhiên, các âm thanh kỹ xảo trong các sản phẩm giải trí như game, điện ảnh Âm thanh ngoài truyền tải nội dung còn thường truyền tải những cảm xúc, tâm tư, tình cảm mà người nghe có thể cảm nhận Ví dụ vui tươi, buồn, hào hứng,…

Về cơ bản, âm thanh là các sóng âm lan truyền trong một môi trường (không khí) tác động vào màng nhĩ (tai người) làm cho chúng ta nghe thấy được âm thanh Mặc dù trong tự nhiên có rất nhiều âm thanh nhưng chỉ những âm thanh trong dải tần số mà tai người cảm nhận được thì chúng ta mới nghe thấy được Thông thường, tai người có thể nghe các tần số từ 20Hz đến 20kHz Còn ngoài tần số này ra thì chỉ những người đặc biệt hoặc những động vật đặc biệt thì mới nghe được Ví dụ như chó, dơi, cá heo,… Trong tài liệu này chỉ đề cập đến âm thanh nghe được

Hình 1-1: Sóng âm thanh thanh lan truyền trong không khi đến tai người

Vật tạo âm thanh rất đa dạng và bất kỳ ví dụ mặt trống khi gõ, màng loa khi có dòng điện chạy qua, dây đàn khi ta gẩy, chiếc cốc khi ta gõ thìa,… Như vậy, âm thanh được tạo ra do vật thể rung động phát ra tiếng và lan truyền trong môi trường không khí PTIT

Trang 13

Hình 1-2: Một số ví dụ về các vật tạo âm thanh

Các đặc trưng của âm thanh:

a Tần số (frequency): là số lần dao động của sóng âm thanh trong một giây Và đơn vị

đo là Héc (Hz)

Hình 1-3: Ví dụ về tần số

Ví dụ: Khi ta gẩy nốt mi của đàn ghi ta thì dây đàn sẽ rung khoảng 330 lần trong một giây Và tần số nốt mi của đàn là 330Hz

Trong thực tế, tần số âm thanh biểu thị cao độ của âm bao gồm: các âm tần số thấp –

âm trầm, tần số vừa – âm trung và tần số cao – âm bổng

Trang 14

Harmonic của một sóng âm là một tần số thành phần của tín hiệu Nó được tạo thành

từ tần số cơ bản của sóng âm được nhân với một số nguyên Ví dụ, sóng có tần số là f (Hình 1-5.a) thì các harmonic của sóng âm có các tần số 2f (Hình 1-5 b), 3f (Hình 1-5c), 4f (Hình 1-5d),

Âm thanh mà chúng ta có thể nghe từ các đối tượng rung là tổ hợp trong giác quan gồm nhiều tần số khác nhau

Hình 1-4: Ví dụ về hài âm

PTIT

Trang 15

Hình 1-5: Ví dụ về harmonic

c Băng thông (bandwidth):

Băng thông xác định sự khác biệt giữa tần số cao nhất và thấp nhất của một tín hiệu Một tín hiệu trải rộng từ 200 – 3200Hz có băng thông là

BW = 3200- 200 = 3000 Hz

1.1.1 Âm thanh số

Âm thanh trong tự nhiên muốn xử lý được bằng máy tính thì phải chuyển đổi sang

âm thanh số Vậy, âm thanh số là âm thanh đã được chuyển đổi để có thể sử dụng trong các thiết bị số Việc chuyển đổi này thông qua việc số hóa tín hiệu

Cơ bản số hóa tín hiệu sẽ gồm một số bước sau:

- Lấy mẫu: Lấy mẫu là rời rạc hoá tín hiệu tương tự về mặt thời gian theo một quy luật nhất định Nguyên tắc cơ bản là tần số lấy mẫu phải lớn hơn hoặc bằng 2 lần tần số cao nhất của tín hiệu

PTIT

Trang 16

- Lượng tử: Là quá trình làm tròn giá trị biên độ của các mẫu sau khi rời rạc

- Mã hóa: là việc chuyển đổi các mẫu tín hiệu đã lượng tử hoá thành các mã nhị phân 8 bit

Một số đặc trưng của âm thanh số

- Tần số lấy mẫu (Sample Rate): là số sample (mẫu) trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 1 giây) của âm thanh kỹ thuật số, quyết định trực tiếp tới chất lượng âm thanh Đơn vị để tính Sample Rate là Hz (Hertz) Sample Rate sẽ cho biết trong file âm thanh có bao nhiêu mẫu được ghi lại trong một giây Chẳng hạn, một file âm thanh được ghi ở Sample Rate 44100 Hz sẽ cần đến 44100 mẫu/giây

để lưu giữ âm thanh trong một chuỗi mẫu Sample Rate càng cao thì chất lượng của chuỗi mẫu càng tốt Các file nhạc thường có Sample Rate là 44100 Hz, nhưng các âm thanh trong phim hoặc cao cấp có thể có tần số cao hơn đến 192kHz

- Độ sâu âm thanh (bit depth): Âm thanh có thể được lấy mẫu với kích thước 8, 12 hay 32 bit Độ phân giải của âm thanh (chẳng hạn như 8 hoặc 16 bit) xác định độ chính xác mà một âm thanh có thể được số hóa Sử dụng nhiều bit cho kích thước mẫu mang lại một chất lượng âm chân thực và nguyên bản nhất nhưng cũng làm cho dung lượng file lớn hơn

- Bit-rate là tốc độ xử lý dữ liệu đa phương tiện (âm thanh, video) trong một giây Đơn vị để tính Bit- rate là bps (viết tắt của bit per second) Bit-rate càng cao sẽ ghi nhận càng đầy đủ các loại âm thanh, chất lượng file nhạc cũng cao hơn, song dung lượng file lại lớn hơn Trong khi đó, Bit-rate càng thấp thì âm thanh bị lược

bỏ càng nhiều nên sẽ cho chất lượng thấp hơn, bù lại dung lượng file nhỏ hơn File nhạc chất lượng cao thường có Bit-rate dao động từ 128 kbps đến 320 kbps

- Mono: chỉ tích hợp một kênh âm thanh, hay âm thanh đơn sắc

- Stereo: tích hợp hai kênh âm thanh độc lập với nhau, trong đó Bit-rate cung cấp giữa hai kênh âm thanh thay đổi phù hợp với lượng thông tin được chứa trong mỗi kênh Âm thanh Stereo luôn nghe hay hơn Mono

- File không nén (Uncompressed): là file không áp dụng bất kỳ phương pháp nén nào nên file sẽ có dung lượng rất lớn Định dạng phổ biến là WAV

- File nén không mất dữ liệu (Lossless): sử dụng phương pháp nén mà không loại

bỏ những dữ liệu trong file gốc, để thu được file có dung lượng nhỏ hơn nhưng vẫn giữ được chất lượng như ban đầu Âm thanh lossless sẽ có Bit-rate thấp hơn

so với âm thanh chưa nén (Uncompressed), được sử dụng rộng rãi và phát triển thành các định dạng như AAC, AC3, FLAC, APE,…

- File nén mất dữ liệu (Lossy): là file âm thanh nén có loại bỏ các dữ liệu không quan trọng trong file gốc để được file âm thanh có kích thước nhỏ hơn nhiều lần

PTIT

Trang 17

file gốc mà vẫn giữ được thông tin cơ bản gần giống file gốc File lossy hoạt động được nhờ những phần mềm giải mã âm thanh hay chuyển đổi định dạng âm thanh

Hình 1-6: Bảng các chất lượng các dữ liệu file âm thanh

1.2 Dựng âm thanh số

Dựng âm thanh là khái niệm rộng từ việc thu âm, chỉnh sửa, phối ghép các dữ liệu liên quan đến âm thanh Sản phẩm dựng âm thanh đa dạng bao gồm từ các tín hiệu đơn giản như còi tầu, tiếng chuông, đến các bản âm thanh phức tạp hơn hơn như thu âm và phối nhạc cho bài hát hoặc âm thanh lập thể cho các tác phẩm điện ảnh,…

Dựng âm thanh bao gồm các hoạt động cơ bản như thu âm, cắt, dán, chỉnh sửa, trộn các tín hiệu, ….đến các hoạt động phức tạp gồm tạo ra các hiệu ứng âm thanh không

có trong tự nhiên hoặc các hiệu ứng âm thanh đặc biệt phục vụ các mục đích khác nhau Trước đây khi công nghệ chưa phát triển, việc dựng âm thanh đơn giản là ghi âm và phát lại song song với nhau Ngày nay, việc dựng còn mở rộng đến việc xử lý trực tiếp dữ liệu

âm thanh như lọc nhiễu, điều chỉnh tần số, các điểm pitch,….và áp dụng các hiệu ứng sẵn

có nhằm mang lại hiệu quả âm thanh tốt nhất

Dựng âm thanh số là quá trình thu âm, xử lý, trộn các tín hiệu âm thanh số trên máy tính hoặc các thiết bị chuyên dụng

PTIT

Trang 18

Thông thường hiện nay khi khoa học công nghệ đã phát triển, các thiết bị máy tính có cấu hình tốt và các phần mềm xử lý âm thanh đa dạng nên việc dựng âm thanh số thường được thực thiện trên máy tính bằng các phần mềm chuyên dụng Một số nội dung cơ bản của dựng âm thanh gồm:

- Thu âm: Thực hiện ghi lại âm thanh bên ngoài thông qua các thiết bị micro và cardsound

- Xử lý: Thực hiện việc cắt, ghép dữ liệu âm thanh số Khâu này còn có thể có các chức năng khác như chuyển đổi các tham số tín hiệu, lọc nhiễu,….áp các hiệu ứng cho âm thanh

- Trộn: Thực hiện việc ghép, trộn các tín hiệu âm thanh với nhau để tạo thành file

âm thanh cuối cùng Các dữ liệu liệu được ghép có thể bao gồm cả dữ liệu hình ảnh (ví dụ lồng tiếng,…)

Sơ đồ hệ thống dựng âm thanh số hay dựng âm thanh phi tuyến:

Hình 1-7: Sơ đồ khối hệ thống dựng âm thanh phi tuyến

- Các thiết bị vào như là các máy phát âm thanh, micro,…

- Bộ kết nối : là dây dẫn, jack cắm, card sound, …

- CPU: Máy tính cài đặt các chương trình xử lý âm thanh

- Monitor: Màn hình

- Bàn điều khiển: Chuột, bàn phím

- Máy ghi âm: Là máy thu và ghi băng, đĩa hoặc thẻ nhớ

- Máy phát sóng: Máy truyền tín hiệu

Loa: nghe kiểm tra

Các thiết bị

vào

Bộ kết nối

CPU

Bàn điều khiển

Monitor

Máy ghi âm

Máy Phát sóng Loa

PTIT

Trang 19

1.3 Ý nghĩa của âm thanh số trong các sản phẩm đa phương tiện

Âm thanh đóng vai trò quan trọng trong các sản phẩm hoặc ứng dụng đa phương tiện Các hiệu ứng đặc biệt của những âm thanh và tiếng nói có thể được đưa vào các ứng dụng trong hệ thống đào tạo và bán hàng tự động hoặc hệ thống thông tin Một lời chú thích bằng tiếng nói có thể được dùng để diễn tả những gì đang diễn ra trên màn hình hoặc để làm nổi bật và nhấn mạnh những khái niệm then chốt Âm thanh có thể được sử dụng kết hợp với hình ảnh tĩnh hoặc động để giải thích cho người sử dụng một ý tưởng hay một quy trình hiệu quả hơn theo cách giải thích đơn giản bằng văn bản hay đồ họa Âm nhạc

có thể được sử dụng để thu hút sự chú ý của khách hàng hoặc để tạo ra được một phong cách riêng biệt

Trong một số lĩnh vực chuyên dụng về âm thanh có thể phát triển những hệ thống lõi của ứng dụng truyền thông đa phương tiện, chẳng hạn như các hệ thống giúp cho người tàn tật nhìn thấy được Các ứng đọc thông tin gần đây còn được ứng dụng để đọc báo và thông tin thay cho việc nhìn màn hình được biết như là ứng dụng Text to speech hay các

hệ thống cho phép điều khiển bằng âm thanh giọng nói được biết như hệ thống nhận dạng tiếng nói tự động (Automatic Speech Recognition-ASR)

Các hiệu ứng âm thanh ngày càng được sử dụng phổ biến cho có thể dùng hiệu ứng

âm thanh cho giao diện, âm thanh dùng cảnh báo cho người sử dụng hoặc cung cấp thông tin phản hồi,…

Âm nhạc luôn tạo ra nhiều cảm xúc và lôi cuốn do vậy có thể được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm đa phương tiện như làm âm thanh nền cho các tác phẩm khác hoặc được dùng để báo hiệu thu hút người dùng

1.4 Vai trò của dựng âm thanh số

1.4.1 Dựng âm thanh số trong điện ảnh truyền hình

Không thể không nhắc đến vai trò của dựng âm thanh trong điện ảnh truyền hình, một chương trình hay một bộ phim sẽ không thể có cảm xúc hoặc khó hiểu khi không có

Trang 20

Hình 1-8: Bộ phim Iron Man với những nhiều kỹ xảo âm thanh Điện ảnh truyền hình trước đây khi kỹ thuật dựng âm thanh chưa phát triển, người ta không thể thu được tín hiệu tiếng cùng với tín hiệu hình ảnh Do vậy, các bộ phim thời đầu thường là phim câm có kèm theo nhạc nền nhằm giảm tiếng ồn của máy quay

Hình 1-9: Bộ phim cổ điển Hề saclo không có lời Ngày nay, khi kỹ thuật phát triển, dựng âm thanh số trong điện ảnh truyền hình cho phép chúng ta quay trước các đoạn phim sau đó thực hiện việc lồng tiếng hoặc đọc lời bình sau Các bước dựng âm thanh này được thực hiện trong các studio (vì nếu thu ở ngoài sẽ bị nhiễu môi trường và âm thanh có chất lượng không cao) Ngoài ra, để tạo cảm xúc cho những cảnh quay tình cảm có thể lồng các bản nhạc trữ tình hoặc các cảnh quay hoành tráng cần đưa các âm thanh kỹ xảo, nhiều kênh vào trong phim

PTIT

Trang 21

Hình 1-10: Lồng tiếng cho phim avatar Đối với phim hoạt hình để tạo không khí vui nhộn, gây cười phần dựng âm thanh đưa vào những tiễng động nhanh, bất ngờ cho các bộ phim

Hình 1-11: Bộ phim hoạt hình nữ hoàng băng với phần âm nhạc chủ yếu trong phim

Ngoài ra, nhờ có kỹ thuật dựng âm thanh mà chúng ta có thể được xem các bộ phim nước ngoài với ngôn ngữ khác nhau thông qua kỹ thuật lồng tiếng PTIT

Trang 22

Hình 1-12: Hình ảnh lồng tiếng cho một bộ phim của hãng Chánh Phương

Kỹ thuật dựng hiện nay ta có thể tạo các âm thanh mà thực tế không có hoặc dựng âm thanh nhiều kênh (âm thanh lập thể ) giúp người xem có sự trải nghiệm chân thật hơn

1.4.2 Dựng âm thanh số trong truyền thông

Ứng dụng đa phương tiện trong truyền thông hiện nay ngày càng phổ biến nhằm tạo ra các sản phẩm truyền thông hiệu quả Do vậy, âm thanh cũng là thành phần không thể thiếu trong mỗi sản phẩm truyền thông

Hình 1-13: Quảng cáo truyền hình không thể thiếu phần âm thanh giới thiệu sản phẩm

Âm thanh trong sản phẩm truyền thông có thể giúp mọi người nắm thông tin một cách nhanh và hiệu quả mà không cần phải nhìn

Một sản phẩm truyền thông nếu không có phần âm thanh sẽ phần nào giảm hiệu quả truyền đạt thông tin hay thông tin truyền đạt sẽ không đầy đủ thiếu sự hấp dẫn lôi cuối Ví

dụ các hoạt động khai trương của các doanh nghiệp bao giờ cũng phải dùng nhiều đến âm

PTIT

Trang 23

thanh để thu hút hấp dẫn người dùng Âm thanh thường là múa hát hoặc dùng các MC để giới thiệu sản phẩm

Hình 1-14: Dùng âm nhạc trong khai trương trung tâm thương mại Việc dựng âm thanh số trong truyền thông cơ bản như việc đưa lời giới thiệu nội dung hay phát một bài hát quen thuộc để thu hút người xem trong một đoạn phim quảng cáo hoặc là dùng các kỹ xào để tạo ra các tiếng động kỳ lạ gây sự tò mò, kích thích người xem

1.4.3 Dựng âm thanh số trong giải trí

Âm thanh trong giải trí rất đa dạng từ các sản phẩm âm nhạc, phim ảnh,… đến âm thanh trong các trò chơi trên các phương tiện khác nhau

Với các sản phẩm âm nhạc, việc dựng chính là công việc của hòa âm phối khí giúp bản nhạc bài hát gồm các nhạc cụ và giọng hát hòa vào nhau tạo thành một tác phẩm hoàn chỉnh Sản phẩm âm nhạc khi được phát sẽ cho khán giả cảm nhận được không gian âm

Trang 24

Hình 1-15: Các công cụ dùng cho việc hòa âm phối khí Với sản phẩm âm nhạc việc dựng âm thanh đòi hỏi người dựng phải có kỹ thuật kinh nghiệm cao và phải biết “nghe” chứ không chỉ đơn thuần là trộn âm Người dựng phải biết xử lý các phần âm bị lỗi, biết tăng giảm từng tần số cho bản nhạc dễ nghe nhất, giầu cảm xúc nhất

Hình 1-16: Các thiết bị phục vụ việc biên tập âm nhạc

Với các sản phẩm game hay các ứng dụng giải trí khác thì phần âm thanh góp phần làm ứng dụng sôi động và hấp dẫn hơn như âm thanh khi bắn súng, khi đua ô tô, khi ném bóng,…hoặc những âm thanh của quái thú Tất cả đều được tạo kỹ xảo và ghép vào trong sản phẩm

PTIT

Trang 25

Hình 1-17: Âm thanh đua xe trong game

Hình 1-18: Tiếng quái thú trong thể loại game quái vật

1.4.4 Dựng âm thanh số trong các lĩnh vực khác

Dựng âm thanh cũng có vai trò trong nhiều lĩnh vực khác như đào tạo, kinh doanh,…

Ví dụ: Trong đào tạo, các bài giảng đặc biệt là các bài giảng điện tử phần tương tác và âm thanh rất quan trọng Âm thanh giúp người học hiểu bài hơn, giúp việc trao đổi với giảng viên một cách trực tiếp

PTIT

Trang 26

Hình 1-19: Âm thanh không thể thiếu trong các bài giảng điện tử

1.5 Các phần mềm dựng âm thanh số phổ biến hiện nay

Các phần mềm dựng âm thanh phổ biến hiện nay có thể kể ra như :Adobe Audition của Adobe, Sound Forge Pro của Sony, CubaseSX hay Nuendo của Steinberg, Goldwave của Goldwave, Cakewalk Sonar của Cakewalk,…

a Phần mềm Adobe Audition:

Adobe Audition là phần mềm thu âm chuyên nghiệp giúp người dùng có thể dễ dàng tùy chỉnh và biên tập lại chất giọng hay một bài hát nào đó Phần mềm này rất dễ sử dụng ngay cả với những người chỉ mới bước chân vào lĩnh vực này Adobe Audition được phát hành bởi Adobe Systems, một công ty phần mềm nổi tiếng với các sản phẩm như Adobe Photoshop, Adobe Acrobat, Adobe Reader, Adobe Flash

Hình 1-20: Phần mềm Adobe Audition

b Sound forge Pro:

PTIT

Trang 27

Sound Forge Pro là ứng dụng bao gồm nhiều tính như như chỉnh sửa, xử lý các file Audio được lưu trữ sẵn trong máy tính, ghi lại âm thanh được phát ra từ nhiều nguồn khác nhau, đồng bộ hóa âm thanh vào Video, trích xuất âm thanh từ đĩa CD

và nhiều tính năng khác nữa Sound Forge Pro cung cấp nhiều hơn 40 hiệu ứng,

32 kênh âm thanh khác nhau Chúng ta có thể thực hiện các thao tác đơn giản như cắt, ghép, sao chép, pha trộn, xóa, lọc bỏ tiếng ồn cho file Audio của mình Chương trình cho phép chúng ta thực hiện công việc cùng một lúc với nhiều file

âm thanh khác nhau

Ngoài ra, Sound Forge Pro có thể dùng để chỉnh sửa các âm thanh để áp dụng vào các Video tự làm, đồng bộ hóa khung âm thanh với khung video để tạo ra các Video hoàn chỉnh, lưu dưới nhiều định dạng Video khác nhau

Hình 1-21: Phần mềm Sound Forge Pro của Sony

Trang 28

d Sonar:

Là chương trình soạn nhạc chuyên nghiệp và tiện dụng Phần mềm cung cấp nhiều

tính năng tạo lập và chỉnh sửa âm thanh dành cho người sử dụng

Hình 1-23: Phần mềm Catewalk sonar

PTIT

Trang 29

CÂU HỎI ÔN TẬP

1 Trình bày khái niệm âm thanh và các đặc trưng của nó?

2 Bạn hiểu âm thanh số là gì?

3 Trình bày hệ thống dựng âm thanh số?

4 Trình bày ý nghĩa của âm thanh số trong các sản phẩm đa phương tiện?

5 Trình bày vai trò của dựng âm thanh số trong lĩnh vực điện ảnh, truyền hình?

6 Trình bày vai trò của dựng âm thanh số trong lĩnh vực truyền thông?

7 Trình bày vai trò của dựng âm thanh số trong một số lĩnh vực khác?

8 Trình bày đặc điểm một phần mềm dựng mà bạn biết?

PTIT

Trang 30

CHƯƠNG 2 DỰNG ÂM THANH TRÊN GIAO DIỆN WAVEFORM CỦA PHẦN

MỀM AUDITION 2.1 Giới thiệu phần mềm Adobe Audition

Như chúng ta biết, Adobe Audition (viết tắt là Au) là một phần mềm thu âm của hãng Adobe, hãng Adobe đã mua lại phần mềm CoolEdit từ Syntrillium Software vào năm

2003 Với những cải tiến khi mua lại, Au đã cho chất lượng âm thanh tốt hơn CoolEdit, nâng cao các các bộ giải mã, lọc tạp âm, các hiệu ứng Reverb, Echo,…

- Tháng 11 năm 2007: Au version 3.0 ra đời với thiết kế lại phần giao diện Multitrack View và hỗ trợ thêm VSTi (Virtual Instrument)

- Tháng 4 năm 2011: Au version 4 (CS5.5) ra đời trong bộ Adobe Creative Suite 5.5 Master Collection và Adobe Creative Suite 5.5 Product Premium cung cấp giao diện mới và một số hiệu ứng mới (DeHummer, DeEsser, Speech Volume Leveler, Surround Reverb)

- Tháng 4 năm 2012: Au version 5 (CS6) ra đời trong bộ Creative Suite 6 Master Collection và Creative Suite 6 Production Premium với tính năng nhanh hơn, xử

lý thời gian thực một số hiệu ứng,…

- Tháng 6 năm 2013: Au version 6 (CC) ra đời trong bộ Adobe Creative Cloud với một số cải tiến về giao diện và tính năng

Hiện tại, trong tài liệu này sẽ tập trung giới thiệu về phiên bản Au version 5 (CS6) vì nó không quá cũ (năm 2012) với đủ các tính năng cần thiết và không quá mới để đòi hỏi cấu hình máy tính mạnh

2.1.2 Các tính năng mới trong CS6

Bên cạnh các đặc trưng kế thừa từ các phiên bản trước như không giới hạn các track trộn

âm, hỗ trợ ASIO, thực hiện thời gian thực, thực hiện thu âm đến 80 kênh, thời gian trễ thấp, thì ở phiên bản này có thêm một số cải tiến của phần mềm Au CS6 như sau:

- Biên tập âm thanh nhanh và chính xác hơn: Nhóm các clip trong Multitrack dễ dàng và thực hiện di chuyển cũng như biên tập

- Kéo dãn clip trong multitrack nhanh chóng

PTIT

Trang 31

- Tự động sắp xếp đoạn tiếng nói trùng nhau với 2 bản thu cùng độ dài

- Tự động điều chỉnh tham số theo thiết bị bên ngoài

- Điều chỉnh pitch toàn diện: cho phép điều chỉnh các điểm pitch thời gian thực bằng tay và tự động

- Quản lý file hiệu quả với Media Browser

- Cửa sổ quản lý marker

- Mixdown các dữ liệu trong multitrack thành 1 file duy nhất

- Mở rộng các định dạng dữ liệu âm thanh và video Cụ thể với âm thanh hỗ trợ thêm (FLV, plus Monkey’s Audio), video hỗ trợ nhập và play HD video với khung hình 24 hình/s và 60 hình/s

- Hỗ trợ xuất file Plus FLAC, OGG, MPEG-1 lớp 2

- Hỗ trợ ghi đĩa CD

- Hỗ trợ các hiệu ứng và VST3

Cấu hình phần cứng yêu cầu:

- CPU yêu cầu Intel® Pentium® 4 (1.4GHz for DV, 3.4GHz for HDV); Intel Centrino®; Intel Xeon® (dual Xeon 2.8GHz processors for HD); hoặc Intel Core™ Duo hoặc compatible processor (SSE2-enabled processor required for AMD systems)

- Hệ điều hành: Microsoft® Windows® XP Professional hoặc Home Edition with Service Pack 2 hoặc Windows Vista® Home Premium, Business, Ultimate, hoặc Enterprise , Window 7, Window 8 (chỉ dùng 32-bit)

- Ram tối thiểu là 512MB trở lên (1GB for DV playback; 2GB for HDV and HD playback)

- Ổ cứng trống từ 10GB trở

- Ổ đĩa DVD drive để cài từ đĩa DVD

- Độ phân giải màn hình độ phân giải: 1,280x900 , 32-bit video card và tối thiểu 16MB VRAM

- Cardsound hỗ trợ Microsoft DirectX

Trang 32

Thực hiện chạy file Set-up.exe trong thư mục Adobe Audition CS6 và thực hiện cài đặt bình thường cho đến khi cài đặt xong

Hình 2-1: Giao diện cài đặt chương trình Audition

b Thiết lập phần cứng:

Đây là bước quan trọng để có thể thu âm hoặc chơi nhạc Nếu không thiết lập đúng sẽ không thể thu âm được hoặc loa không phát ra tiếng hay phần mềm không thể play được

– Thực hiện cắm micro vào lỗ cắm jack micro hoặc nguồn phát khác line in.(nếu máy tính xách tay có sẵn micro thì thôi)

– Thực hiện cắm jack loa, hoặc tai nghe vào lỗ cắm jack output (nếu dùng loa máy tính xách tay thì không cần làm gì)

Hình 2-2: Các lỗ cắm vào ra trên cardsound của máy tính

PTIT

Trang 33

• Khi bắt đầu chạy chương trình lần đầu, phần mềm sẽ yêu cầu lựa chọn

phần cứng vào ra trên máy tính

• Cấu hình phần cứng để ghi và phát âm thanh Để cấu hình phần cứng vào Edit>Preferences>Hardware

Hình 2-3: Cấu hình phần cứng Input/Output trong Au CS6 Thiết lập Default Output, Default Input đúng phần cứng trên máy tính

• Sau khi chọn xong, có thể xem lại phần mapping từ Audition> Preferrences>

Audio Channel Mapping

Hình 2-4: Kiểm tra việc mapping các kênh audio trong Au CS6

• Trong trường hợp vẫn không ra tiếng thì kiểm tra micro và loa trên Windows như hình vẽ

PTIT

Trang 34

Hình 2-5: Cấu hình loa và micro trên hệ điều hành Windows

2.2 Quy trình thao tác với phần mềm Adobe Audition

2.2.1 Trên giao diện Waveform

1-Mở file; 2- Biên tập ; 3-Áp các hiệu ứng; 4- Lưu file Hình 2-6: Sơ đồ các bước thao tác biên tập âm thanh trên giao diện Waveform

- Mở file: Bao gồm các hoạt đột tạo file âm thanh mới với các tham số yêu cầu hoặc mở một file âm thanh sẵn có

- Biên tập: Bao gồm các thao tác cắt dán, điều chỉnh mức,… của file âm thanh

- Áp các hiệu ứng: Bao gồm các thao tác điều chỉnh tự động hoặc bằng tay các tham số tần số, điểm pitch,…

- Lưu file: Bao gồm việc lưu dữ liệu, lưu các thao tác chỉnh sửa, lưu file lên

ổ cứng, ghi đĩa CD

PTIT

Trang 35

2.2.2 Trên giao diện Multitrack

1- Mở một phiên làm việc; 2- Chèn file hoặc thu âm;3-Sắp xếp và chỉnh sửa dữ liệu;

4- Áp các hiệu ứng; 5- Trộn các track; 6-Xuất file Hình 2-7: Sơ đồ các bước thao tác biên tập âm thanh trên giao diện Multitrack

- 1: Mở một phiên làm việc bao gồm cả việc nhập các dữ liệu vào Au

- 2: Chèn file hoặc thu âm bao gồm các việc ghi âm thanh mới, đưa dữ liệu vào các track

- 3: Sắp xếp và chỉnh sửa bao gồm việc di chuyển, cắt, dán, điều chỉnh thời lượng các dữ liệu

- 4: Áp các hiệu ứng bao gồm việc đưa hiệu ứng vào file âm thanh và điều chỉnh các tham số hiệu ứng

- 5: Trộn các track bao gồm thực hiện việc tinh chỉnh từng kênh, từng track và đầu

ra

- 6: Xuất file bao gồm việc lưu các thông số phiên làm việc, ghi thành một file hoặc ghi đĩa CD

2.3 Các cửa số chức năng trên giao diện Waveform

Khi khởi động, màn hình giao diện phần mềm Au CS6 như sau:

Hình 2-8: Giao diện làm việc của Waveform Thiết lập giao diện môi trường làm việc:

PTIT

Trang 36

Mục đích tạo giao diện môi trường làm việc phù hợp với mỗi cá nhân tức là các

chức năng người dùng hay dùng để tiện làm việc Nếu không quan trọng có thể

chọn một số mặc định của phần mềm đã thiết lập sẵn như Classic ,default,

Mastering and Analysis,…

Vào Window>Workspace>Classic

Hình 2-9: Thiết lập giao diện làm việc Ngoài việc tạo giao diện môi trường làm việc tùy biến, người dùng làm việc song song cùng lúc trên 2 giao diện là Waveform Editor và Multitrack Editor như trên hình vẽ

Hình 2-10: Chuyển qua lại giữa các cửa sổ làm việc Waveform và Multitrack

PTIT

Trang 37

Trong quá trình dùng do việc đóng hoặc thay đổi vị trí các cửa sổ mà người dùng muốn khôi phục giao diện môi trường làm việc như ban đầu có thể dùng tính năng Reset như hình vẽ

Hình 2-11: Khôi phục trạng thái làm việc mặc định Các cửa số trên giao diện Classic như sau:

Hình 2-12: Các cửa số cơ bản trên giao diện Classic Waveform

- Cửa điều khiển âm thanh gồm các nút điều khiển: Dừng , phát , tạm

dừng , tua về đầu file , tua trái một đoạn , tua phải một đoạn , tua

về cuối file , ghi âm , chế độ lặp , bỏ qua vùn lựa chọn

- Cửa số thời gian chỉ thị thời gian phát dữ liệu gồm giờ phút giây

- Cửa sổ Zoom cho phép phóng to theo các chiều ngang, dọc

- Cửa sổ mức (level) tín hiệu chỉ thị cường độ âm thanh khi phát hoặc khi ghi âm

1: Cửa số quản lý file 2: Cửa số biên tập 3: Điều khiển âm thanh 4: Cửa số thời gian 5: Cửa số Zoom 6: Cửa sổ hiển thị vùng chọn và quan sát dữ liệu 7: Chỉ thị mức tín hiệu

PTIT

Trang 38

- Cửa sổ hiển thị vùng cho phép người dùng biết khoảng lựa chọn hoặc toàn bộ

chiều dài file dữ liệu Người dùng có thể thiết lập bằng cách nhập vào giá trị để

có vùng lựa chọn hoặc xem chính xác vùng dữ liệu

- Cửa số biên tập cho phép người dùng thực hiện thao tác trực tiếp lên dữ liệu thông qua hình ảnh dạng sóng hoặc phổ tín hiệu

Hình 2-13: Hình ảnh dạng sóng và phổ của tín hiệu trên cửa sổ Editor

- Cửa sổ quản lý các dữ liệu

PTIT

Trang 39

Hình 2-14: Cửa sổ quản lý file dữ liệu trong Au CS6

2.4 Làm việc với các công cụ biên tập của Adobe Audition

4: Chèn dữ liệu vào giao diện Multitrack

5: Tìm kiếm dữ liệu 6: Phát dữ liệu 7: Phát lặp lại 8: Tự động phát

PTIT

Trang 40

Hình 2-16: Lựa chọn dữ liệu

b Lựa chọn vùng dữ liệu dạng phổ

Ngoài Time Selection Tool còn có các công cụ khác như Marquee Selection – Lựa

chọn khối chữ nhật, Lasso Selection – Lựa chọn theo hình dạng bất kỳ, Paintbrush

Selection – Lựa chọn dùng bút vẽ

Hình 2-17: Lựa chọn vùng dữ liệu phổ

PTIT

Ngày đăng: 22/12/2018, 20:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w