BÀI TẬP KINH TẾ CHÍNH TRỊ 3PHẦN V.. Hỏi sau bao nhiêu năm trong điều kiện tái sản xuất giản đơn tư bản đó được biến thành giá trị thặng dư tư bản hóa... Nguyên, nhiên vật liệu gấp 3 lần
Trang 1BÀI TẬP KINH TẾ CHÍNH TRỊ 3
PHẦN
V Quá trình lưu thông của tư bản
Trang 2BÀI 1
Tư bản ứng trước là 900.000 USD với cấu tạo hữu cơ của tư bản là 5/1, tỷ suất giá trị thặng dư là 100%, n = 2.
Hỏi sau bao nhiêu năm trong điều kiện tái sản xuất giản đơn tư bản đó được biến thành giá trị thặng dư tư bản hóa.
Đáp án: 3 năm
Trang 3BÀI TẬP 2
Tư bản ứng trước là 800.000 USD với cấu tạo hữu cơ của TB là 3/1, tỷ suất GTTD là 50%, 50% GTTD được tư bản hóa, n = 1
Hãy xác định lượng GTTD tư bản hóa tăng lên bao nhiêu nếu trình độ bóc lột GTTD là 200% và n =1,5.
Đáp án: 250.000 USD
Trang 4BÀI 3
Tư bản ứng trước là 500.000 USD, trong
đó bỏ vào nhà xưởng là 200.000 USD, máy móc thiết bị là 100.000 USD Nguyên, nhiên vật liệu gấp 3 lần sức lao động.
Hãy xác định:
- TBCĐ và TBLĐ?
- TBBB và TBKB?
Đáp án
-TBCĐ: 300.000 USD -TBLĐ: 200.000 USD -TBBB: 450.000 USD -TBKB: 50.000 USD
Trang 5Tổng giá trị hàng hóa tạo ra là 900.000 USD, trong đó chi phí máy móc thiết bị C1 = 300.000 USD, chi phí nguyên, nhiên vật liệu C2 = 150.000 USD, tỷ suất giá trị thặng dư là 200% Tính tư bản lưu động?
BÀI 4
Đáp án: C2 + V = 300.000 USD
Trang 6Tổng giá trị hàng hóa tạo ra là 800.000 USD, trong đó chi phí máy móc thiết bị C1 = 100.000 USD, chi phí nguyên, nhiên vật liệu C2 = 300.000 USD, tỷ suất giá trị thặng dư m’ = 300% Tính khối lượng giá trị thặng dư?
BÀI 5 (tham khảo)
Đáp án: M = 300.000 USD
Trang 7Tư bản đầu tư 600 triệu USD cấu tạo hữu
cơ là 5/1, giá trị nguyên vật liệu & năng lượng gấp hai lần tiền lương Tính tư bản lưu động?
BÀI 6 (tham khảo)
Đáp án: C2 + V = 300.000 USD
Trang 8Xí nghiệp tư bản có cấu tạo hữu cơ là 7/1 Giá trị tư bản lưu động là 800 triệu USD, trong
đó giá trị nguyên liệu & năng lượng gấp 3 lần giá trị sức lao động Tính tư bản cố định?
BÀI 7 (tham khảo)
Đáp án: C1 = 800 triệu USD
Trang 9Bài 8 Trong một cty Nhật Bản, TB ứng trước là 3,5 triệu yên Trong đó TBCĐ là 2,5 triệu yên, TBKB là 200 ngàn yên TBCĐ hao mòn trung bình trong 12,5 năm; nguyên, nhiên, vật liệu 2 tháng mua 1 lần; TBKB quay vòng 1 năm 10 lần.
Hãy xác định tốc độ chu chuyển chung của tư bản?
[(2.500.000/12,5)+(800.000x6)+(200.000x10)]/3.500.000
Trang 10BÀI 9
Một cỗ máy có giá trị 600 USD dự tính hao mòn hữu hình trong 15 năm Nhưng qua 4 năm hoạt động, giá trị của các máy mới tương tự giảm đi 25% Hãy xác định sự tổn thất do hao mòn vô hình tạo ra?
Đáp án: 110 USD
Trang 11BÀI 10
Giá trị TBBB của KV II là 2.400 USD, c/v của KV I là 6/1, ở KV II là 4/1; trình
độ bóc lột GTTD ở hai KV là 200%
Hãy xác định đại lượng tổng sảm phẩm XH trong điều kiện TSX giản đơn?
Đáp án: 11.400 USD
Trang 12BÀI 11
Trong TSX giản đơn, ở KV I có c/v là 5/1; m’ = 200%, TBBB cần thiết ở KV II là 1.200USD Tổng sản phẩm trong một năm của KVI là bao nhiêu?
Đáp án: 3.200 USD
Trang 13Bài 12 TBĐT của KV I là 100 tỷ, của KV II là 42,5 tỷ; c/v của 2 KV là 4/1; m’ = 200% Trong KV I có 70% GTTD được tư bản hoá.
Hãy xác định đại lượng GTTD mà KV II phải
bỏ vào tích luỹ cuối kỳ SX biết rằng c/v trong
XH không đổi?
Đáp án: 4.5 tỷ USD
Trang 14BÀI 13 Tổng sản phẩm ở KV I là 140 triệu USD với c/v = 4/1, m’ = 200% Trong KV này có 70% GTTD được tư bản hoá Ở KV II với c/v = 3/1 với cùng trình độ bóc lột trên và thu được 20 triệu USD
Hãy xác định đại lượng GTTD mà KV II cần phải bỏ vào tích luỹ biết rằng TB tích luỹ trong 2 KV được sử dụng theo c/v = 6/1
Đáp án: 7 triệu USD
Trang 15BÀI 14 Tổng sản phẩm ở khu vực I là 200 triệu USD với c/v = 6/1, m’ = 300% Trong khu vực này có 50% giá trị thặng dư được tư bản hoá
Ở khu vực II với c/v = 4/1 với m’ = 100% và thu được 12 triệu USD
Hãy xác định lượng giá trị thặng dư mà khu vực II cần phải bỏ vào tích luỹ biết rằng tư bản tích luỹ ở khu vực I được sử dụng theo c/
v = 9/1; khu vực II là 5/1.
Đáp án: 6 triệu USD