Thuyết minh trạm xử lý nước thải công nghệ Joukasou Hiện đang là hướng đi mới, đạt hiệu quả cao trong việc xử lý nước thải ở Việt Nam. Ưu điểm: Giảm vốn đầu tư Thời gian thi công nhanh Xử lý triệt để, chi phí thấp. Nước thải sau xử lý đạt cột B theo QCVN 40:2011BTNMT Đơn giản, dễ lắp đặt, vận hành. Tiết kiệm chi phí điện và hóa chất khi vận hành Tiết kiệm diện tích đất sử dụng.
Trang 1MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
I TỔNG THỂ Error! Bookmark not defined 1 Tên dự án 1
2 Địa điểm thực hiện dự án: ……… 1
3 Chủ đầu tư: ……… 1
II CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ CÁC VĂN BẢN KỸ THUẬT ĐỂ LẬP BÁO CÁO 1
1 Các văn bản pháp lý 1
2 Các văn bản kỹ thuật 1
III HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG 1
1 Thông tin 1
2 Tính chất nước thải: 1
IV SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ 2
V HÌNH THỨC VÀ QUY MÔ XÂY DỰNG 2
1 Hình thức đầu tư 2
2 Quy mô xây dựng 2
VI MỘT SỐ GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ XLNT VÀ PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ 2
1 Các giải pháp công nghệ XLNT 2
2 Phân tích, đánh giá và lựa chọn công nghệ 10
VII NỘI DUNG CÔNG VIỆC LẮP ĐẶT THIẾT BỊ Error! Bookmark not defined. VIII TIẾN ĐỘ THI CÔNG 11
IX BIỆN PHÁP THI CÔNG LẮP ĐẶT THIẾT BỊ 11
1 Các giải pháp chung về kỹ thuật thi công 11
2 Trình tự thi công 11
3 Biện pháp thi công 12
X SỰ CỐ, RỦI RO VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC Error! Bookmark not defined. A Đánh giá tác động môi trường trong các trường hợp sự cố xảy ra……… ………… ….12
1. Tác động đến chất lượng nước 12
2. Tác động đến hệ sinh thái dưới nước 12
3. Kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước 12
B.Những rủi ro, sự cố của thiết bị trong quá trình hoạt động……… ….12
Trang 2I TỔNG THỂ
1 Tên công trình: Trạm xử lý nước thải – Công ty TNHH Cảng Công ten nơ Quốc tế Cái
Lân
2 Địa điểm thực hiện dự án: Số 1 đường Cái Lân, Bãi Cháy, Hạ Long, Quảng Ninh
3 Chủ đầu tư: Công ty TNHH Cảng Công ten nơ Quốc tế Cái Lân
II CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ CÁC VĂN BẢN KỸ THUẬT ĐỂ LẬP BÁO CÁO
1 Các văn bản pháp lý
- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 của Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trường 2014;
- Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 của Chính phủ về việc quy định đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng,có hiệu lực từ ngày 5/8/2015
- Thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10/03/2016 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
- Quyết định số 957/2009/QĐ-BXD ngày 29/09/2009 của Bộ xây dựng về việc công bố định mức chi phí quản lý dự án và Tư vấn đầu tư XDCT;
2 Các văn bản kỹ thuật
- QCVN 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp;
- QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;
- TCXDVN 7957:2008: Thoát nước và mạng lưới bên ngoài công trình – Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCXDVN 33:2006 Cấp nước – Mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế;
- Các tiêu chuẩn và quy chuẩn quy định ban hành khác có liên quan;
III HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG
1 Thông tin điều tra và khảo sát
- Địa điểm xây dựng công trình: Số 1 đường Cái Lân, Bãi Cháy, Hạ Long, Quảng Ninh
2 Tính chất nước thải:
- Lưu lượng nước thải tính toán tối đa cho dự án là 50 m 3 /ngày.đêm
- Nguồn thải bao gồm nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên và nước thải từ
khu bảo dưỡng xe tại công trình có những tính chất , đặc điểm như bảng 1:
Trang 3Bảng 1: Đặc điểm, tính chất nước thải chưa xử lý của công trình “Trạm xử lý nước thải –
Công ty TNHH Cảng Công ten nơ Quốc tế Cái Lân”
(Theo kết quả phân tích nước thải tại hố gom nước thải sinh hoạt toilet và nước thải sau máy phân ly dầu)
- Nguồn tiếp nhận nước sau xử lý là nguồn không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt (nước sau xử lý được đổ ra Vịnh Cửa Lục)
IV SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ
- Trong quá trình hoạt động của dự án sẽ phát sinh nước thải Lượng nước thải này nếu không được xử lý triệt để sẽ gây mùi khó chịu và nồng độ nhiễm bẩn cao Làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống hàng ngày của cán bộ, công nhân viên và môi trường xung quanh Xuất phát từ thực tế yêu cầu cấp bách về sức khỏe, an toàn vệ sinh cho cán bộ, công nhân viên cũng như góp phần chung tay bảo vệ môi trường chung của
cả xã hội Đầu tư xây dựng hệ thống riêng về xử lý nước thải cho công trình là việc làm hết sức cần thiết mang lại lợi ích lâu dài Nhằm đảm bảo nước trước khi xả thải luôn đạt quy chuẩn Việt Nam QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc Gia về nước thải công nghiệp, cột B, k q = k f = 1 Góp phần giảm thiểu ô nhiễm nguồn tiếp nhận, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
1.Hình thức đầu tư
- Đầu tư xây dựng, lắp đặt mới thiết bị xử lý nước thải theo công nghệ JOKASOU
2 Quy mô xây dựng
- Đầu tư xây dựng và lắp đặt mới hệ thống XLNT có công suất xử lý: 50 m3/ngày.đêm
- Yêu cầu nước sau xử lý: Nước thải sau xử lý luôn đạt QCVN 40-2011/BTNMT Cột B, k q =
k f = 1 – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xử lý nước thải công nghiệp (theo tài liệu báo
cáo đánh giá tác động môi trường của dự án Cảng Công Ten Nơ Quốc tế Cái Lân)
VI MỘT SỐ GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ XLNT VÀ PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ
1 Các giải pháp công nghệ XLNT
- Hiện nay, công nghệ vi sinh được áp dụng rất phổ biến tại Việt Nam và trên thế giới đây cũng là giải pháp xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước thải khu chế biến, nước thải y tế…bằng vi sinh vật để xử lý các chất gây ô nhiễm trong nước thải Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu một số công nghệ xử lý với những đặc điểm và mức độ áp dụng tại Việt Nam và thế giới như sau:
Trang 4Bảng 2: Một số công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt
1
Công nghệ màng vi
sinh dính bám với công
nghệ lọc nhỏ giọt
Xử lý hóa
lý + vi sinh
- Áp dụng trong các công trình xử lý nước thải quy mô nhỏ Hiện nay ít sử dụng do hiệu quả
xử lý không ổn định và phát sinh mùi rất lớn
2 Công nghệ bùn hoạt tính lý + vi sinhXử lý hóa - Được áp dụng phổ biến trong các công trình xử lý nước thải đã được xây dựng tại Việt Nam
với nhiều quy mô công suất
3
Công nghệ giá thể vi
sinh bám trong các tháp
lọc sinh học cao tải
Xử lý hóa
lý + vi sinh
- Ít được áp dụng tại Việt Nam
- Hiệu quả xử lý thường không ổn định
4 Công nghệ xử lýJOKASOU
Xử lý bằng
vi sinh tự sinh
Hiện đang là hướng đi mới, đạt hiệu quả cao trong việc xử lý nước thải ở Việt Nam
Ưu điểm:
- Giảm vốn đầu tư
- Thời gian thi công nhanh
- Xử lý triệt để, chi phí thấp Nước thải sau xử lý đạt cột B theo QCVN 40:2011/ BTNMT
- Đơn giản, dễ lắp đặt, vận hành
- Tiết kiệm chi phí điện và hóa chất khi vận hành
- Tiết kiệm diện tích đất sử dụng
Phương án 1: Xử lý sinh học bằng màng vi sinh dính bám với công nghệ lọc nhỏ giọt
a) Sơ đồ công nghệ:
b) Thuyết minh công nghệ:
Nước thải đầu
vào
Song chắn rác
Bể điều hòa lưu lượng và
xử lý sơ bộ
Ngăn thu nước thải
Bể lọc sinh học nhỏ giọt
Cống thoát
nước đường QL
Bể khử trùng
Ngăn lắng thứ cấp
Không khí
Bể nén bùn
Hóa chất Khử trùng
Bùn thải
Trang 5Nước thải được thu gom từ hệ thống cống thoát, qua song chắn rác nhằm cản các vật lớn đi qua có thể gây tắc nghẽn đường ống, các hệ thống lọc khác nhau, làm giảm hiệu quả và làm phức tạp thêm quá trình xử lý tiếp theo Rác bị song chắn rác giữ lại sẽ được vớt thủ công và chuyển tới khu vực tập kết thích hợp
Nước từ ngăn thu được bơm tới bể điều hòa và xử lý sơ bộ nhằm điều hòa thành phần chất bẩn và lưu lượng nước thải, đồng thời tại đây thực hiện quá trình xử lý sơ bộ bằng quá trình sục khí lợi dụng các vi sinh vật có sẵn trong nước thải oxi hóa 1 phần hợp chất hữu cơ thành chất ổn định bông cặn dễ lắng
Tiếp đó nước thải được đưa sang bể lọc sinh học nhỏ giọt Trong bể lọc sinh học, nước thải được tưới đều xuống lớp vật liệu lọc thường là các loại đá cục, cuội, than cục
có kích thước không lớn hơn 30mm, với chiều cao vật liệu lọc từ 1,5 đến 2m Trên lớp vật liệu lọc sẽ hình thành một lớp màng vi sinh vật Tại đây nước thải được làm sạch dựa vào khả năng của các vi sinh vật sử dụng những chất hữu cơ chứa trong nước thải làm nguồn dinh dưỡng để sống và biến đổi chất, giải phóng các chất vô cơ vô hại Bể được cấp khí tự nhiên, qua cửa thu khí xung quanh thành bể
Nước ra khỏi bể lọc sinh học được đưa sang bể lắng thứ cấp Tại đây các bông cặn cuốn theo dòng nước xuống sẽ xuống đáy còn phần nước trong được chảy sang bể khử trùng để diệt trừ vi khuẩn, vi rút gây bệnh Chất khử trùng thường dùng là Clo được đưa
từ hệ thống cấp dung dịch khử trùng vào bể khử trùng nhờ bộ châm Clo định lượng Nước sau khi đã xử lý đạt tiêu chuẩn được thải ra môi trường Phần bùn tạo ra ở đáy bể
xử lý sơ bộ và bể lắng được xả định kỳ nhờ hệ thống bơm hút bùn về bể nén bùn Bùn lắng tại bể nén bùn định kỳ sẽ được hút và vận chuyển về nơi xử lý thích hợp
Phương án 2: Xử lý sinh học bằng bùn hoạt tính
a) Sơ đồ công nghệ:
b) Thuyết minh công nghệ:
Nước thải từ hệ thống cống thu gom đầu tiên sẽ chảy qua song chắn rác để loại bỏ rác
và các tạp chất có kích thước lớn rồi chảy vào bể điều hòa Bể điều hòa có chức năng điều hòa lưu lượng và nồng độ chất bẩn trong nước thải Tại đây, nước thải được khuấy trộn và làm thoáng sơ bộ nhờ hệ thống sục khí, sau đó được bơm vào bể lắng I (Bể lắng sơ cấp) để
chắn rác Bể điều hòa
Cống thoát nước
chung
Không khí Máy thổi khí
Bể lắng I
Bể nén bùn
Hóa chất
Khử trùng
Bùn thải
Trang 6tách các bông cặn bẩn, chất rắn có khả năng lắng trong nước thải Phần nước trong phía trên sẽ chảy sang bể Aeroten Tại bể này các vi sinh vật hiếu khí tồn tại trong lớp bùn hoạt tính lơ lửng được duy trì sẽ oxi hóa các chất bẩn, hợp chất hữu cơ trong nước thải thành khí
CO2, nước sinh khối vi sinh vật Môi trường hiếu khí trong bể đạt được nhờ sử dụng hệ thống phân phối khí nhằm duy trì hỗn hợp lỏng trong bể luôn ở chế độ khuấy trộn hoàn toàn Sau một thời gian hỗn hợp sinh khối được đưa sang bể lắng II (Bể lắng thứ cấp) Tại
bể lắng II, bùn được lắng xuống tách ra khỏi nước đã xử lý, một phần bùn lắng sẽ được bơm tuần hoàn trở lại bể aeroten để duy trì nồng độ bùn hoạt tính trong bể
Phần nước trong của bể lắng II sẽ chảy vào bể khử trùng để diệt trừ những vi khuẩn gây bệnh Chất khử trùng là Clo được đưa từ hệ thống cấp dung dịch khử trùng vào bể khử trùng nhờ bơm định lượng Nước sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn QCVN 40:2011, cột B
sẽ cho phép thải ra môi trường
Vi sinh vật có trong lớp bùn hoạt tính tham gia vào quá trình xử lý gồm những thành viên của nhóm: Pseudomonas, Zoogloea, Achronaobacter, Flavobacterium, Nocadia, Mycobacterium và 2 loại vi khuẩn nitrat hóa là Nitrosomonas và Nitrobacter
Phần bùn tạo ra ở bể lắng I và II được xả định kỳ nhờ áp lực thủy tĩnh, hoặc hệ thống bơm hút bùn để đưa về bể nén bùn Tại bể này, bùn được làm giảm thể tích và tự phân hủy, diệt trừ các mầm mống gây bệnh như trứng giun sán và các vi sinh vật ký sinh khác Phần nước tách ra từ bể chứa bùn được dẫn quay trở lại bể điều hòa Bùn đã được nén giảm thể tích định kỳ được xe hầm cầu của công ty vệ sinh đến hút mang đi Lượng bùn này đảm bảo không gây hại, có thể sử dụng trong quá trình xử lý rác thải làm phân bón hoặc phơi khô trong sân phơi tập trung sau đó dùng để cải tạo đất
Phương án 3: Xử lý sinh học bằng giá thể vi sinh trong các tháp lọc sinh học cao tải
a) Sơ đồ công nghệ:
Thuyết minh công nghệ:
Nước thải đầu vào từ hệ thống cống thu gom đầu tiên sẽ chảy qua rọ chắn rác để loại
bỏ rác và các tạp chất có kích thước lớn rồi chảy vào bể điều hòa Rọ chắn rác là công đoạn xử lý đầu tiên rất cần thiết, nó cho phép: loại bỏ rác, nilon, các vật có kích thước lớn; đảm bảo cho độ bền của máy móc, thiết bị
Từ ngăn thu nước thải được bơm sang ngăn điều hòa xử lý hiếu khí sơ bộ Tại đây nước thải được trộn với chế phẩm vi sinh DW97 với nồng độ 2-3mg/l, bằng phương pháp sục khí lợi dụng những vi sinh vật có sẵn trong nước thải duy trì ở trạng thái lơ lửng, oxi
Tháp lọc sinh học cao tải Bùn thải
Bể hợp khối
Rọ chắn rác
Ngăn thu nước thải
Bể lắng cuối
Máy thổi khí Không khí
Ngăn bùn Ngăn điều hòa, xử
lý sơ bộ
Ngăn khử trùng
Trang 7hóa hợp chất hữu cơ thành những chất ổn định thuận lợi cho các giai đoạn xử lý tiếp theo Môi trường hiếu khí trong bể đạt được do sử dung máy thổi khí loại chìm cung cấp Tiếp theo nước thải được bơm lên thiết bị xử lý hợp khối dạng tháp lọc sinh học cao tải có đệm vi sinh (đệm vi sinh được chế tạo từ vật liệu nhựa có độ rỗng và bề mặt riêng lớn) Tại đây nhờ các chủng vi sinh vật hiếu khí có trong các bông bùn hoạt tính cũng như bám dính trên lớp vật liệu lọc mà thành phần các chất hữu cơ (BOD), Nitơ trong nước thải sẽ được loại
bỏ Khí được cấp vào thiết bị bằng các máy thổi khí cạn đặt trong gian máy
Sau đó, nước thải cùng bùn hoạt hóa chuyển qua bể lắng cuối để tách bùn hoạt hóa và cặn lơ lửng hữu cơ khác Phần nước trong sẽ được chảy sang bể khử trùng Dung dịch khử trùng Hypochloride Natri hoặc Canxi (NaOCl hoặc Ca(OCl)2) (nồng độ 3-5gCl2/m³ nước thải) sẽ được châm vào bể khử trùng nhờ hệ thống bơm định lượng Cuối cùng nước được xử lý đạt cột B – QCVN 40/2011 được thải ra cống thoát nước chung của khu vực Phần bùn, cặn lắng ở ngăn lắng và tháp lọc sinh học được máy bơm bùn bơm về bể chứa bùn Tại đây dưới tác dụng của vi khuẩn yếm khí, bùn cặn sẽ được phân hủy thành khí Metan (CH4), H2S và bã bùn Bùn lắng định kỳ sẽ được hút đưa về nơi xử lý thích hợp
Phương án 4: Xử lý nước thải bằng công nghệ JOKASOU
a) Sơ đồ nguyên lý hoạt động của Modul XLNT
Hình 1: Mô hình cấu tạo điển hình bể xử lý JOKASOU
Trong đó:
Khoang 1: Khoang xử lý yếm (kỵ) khí số 1 Khoang 2: Khoang xử lý yếm (kỵ) khí số 2 Khoang 3: Khoang xử lý hiếu khí số 1 Khoang 4: Khoang xử lý hiếu khí số 2 Khoang 5: Khoang lắng tự nhiên Khoang 6: Khoang khử trùng bằng clo viên nén
Khoang1
Khoang 4
Khoang 5
Khoang 6
Trang 8Hình 2: Sơ đồ nguyên lý hoạt động của thiết bị JOKASOU
b) Thuyết minh công nghệ
Nguyên lý hoạt động:
Toàn bộ nước thải của của công trình được gom trực tiếp vào bể xử lý Cấu tạo bể xử
lý thông thường gồm 6 ngăn bao gồm ngăn yếm khí 1 và 2 (có các giá thể vi sinh yếm khí bám vào), ngăn hiếu khí 3 và 4 (có các giá thể vi vinh hiếu khí bám vào, trong quá trình hoạt động có sục khí), ngăn lắng tự nhiên 5 và khử trùng 6 Trong đó khoang 1 có dung tích lớn nhất có tác dụng chứa nước thải và điều hòa, ngăn thứ 6 được thiết kế nằm trong ngăn 5 để tiết kiệm diện tích Các khoang này được ngăn cách với nhau bởi các vách ngăn lần lượt là 1.2, 2.3, 3.4, và 4.5
Mô tả vắn tắt các hình vẽ:
Hình 3: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của thiết bị xử lý nước thải theo sáng chế
Hình 4: Đồ thị nguyên lý cắt đỉnh xả thải của thiết bị xử lý nước thải theo sáng chế
Máy thổi khí
Nước thải
sinh hoạt
Hố gom
Ngăn yếm khí 1 Ngăn 1
Hố ga thoát nước
Ngăn yếm khí 2 Ngăn 2
Ngăn hiếu khí 1 Ngăn 3
Ngăn hiếu khí 2 Ngăn 4
Ngăn lắng lọc
và khử trùng Ngăn 5&6
Hồi lưu nước
Bể lọc
dầu
Thiết bị XLNT
Trang 9Trong đó:
Đồ thị mô tả hai kỳ xả thải lớn nhất và nhỏ nhất liên tiếp trong ngày (24 giờ)
t : Thời gian được tính từ 0 đến 24 giờ trong một ngày ;
Q : Lưu lượng nước thải sau xử lý được thải ra môi trường trước khi cắt đỉnh xả thải; Q’: Lưu lượng nước thải sau xử lý được thải ra môi trường sau khi cắt đỉnh xả thải; MAX; MIN: Giá trị tại thời điểm xả thải lớn nhất và nhỏ nhất
Mô tả chi tiết thiết bị: Thiết bị xử lý nước thải sẽ được mô tả chi tiết dưới đây có tham
khảo hình 1 và hình 3.
Khoang số 1 và số 2: Chức năng là khoang xử lý yếm khí (kỵ khí) các giá thể 1c và
2c để các vi sinh vật kỵ khí bám vào
Nước thải đi vào khoang kỵ khí 1 qua đường ống dẫn 1.e Một đầu đón nhận nước thải từ phía ngoài vào, một đầu xả vào trong bể được đặt ngập sâu 5-10cm, đầu trên được đậy bằng nút bịt kín Khoang kỵ khí 1 có tác dụng lưu chứa toàn bộ nước thải chưa xử lý
và có tác dụng điều hòa, phân phối đều trên bề mặt vùng các vi sinh vật bám vào giá thể 1.c Nước thải đi qua vùng này sẽ bị vi sinh phân hủy Tại đây các phản ứng sinh hóa đã xảy ra với tốc độ rất cao Nước thải được đi xuống đáy khoang 1 rồi theo ống dẫn 1.f (có đầu dưới của ống được đặt sát ngay sàn của vùng đệm 1.d tức là cách đáy bể 200-300mm) chảy vào bề mặt vùng đệm khoang 2 Ở khoang 2, quá trình xử lý xảy ra giống như ở khoang 1
Khoang số 3 và số 4: Chức năng là khoang xử lý hiếu khí Bên trong có các giá thể 3c
và 4c để các vi sinh vật hiếu khí bám vào
Nước thải sau khi được xử lý kỵ khí lần hai ở khoang 2 lại chảy theo ống dẫn 2.f chảy tràn trên bề mặt vùng đệm vi sinh khoang xử lý hiếu khí 3 Khoang 3 có các giá thể chứa các vi sinh vật hiếu khí 3c Tại đây, không khí được đi từ ống dẫn khí (không được thể hiện trên hình vẽ) nằm sát sàn đỡ giá thể vi sinh hiếu khí 3.d thổi lên, trong khi nước thải
đi từ trên xuống đáy khoang Nguyên lý ngược chiều này đã giúp nâng cao quá trình oxy hóa và hiệu quả rất cao trong quá trình phản ứng sinh hóa Vùng đệm vi sinh được cung cấp nguồn oxy dồi dào và tại khoang này bắt đầu thực hiện quá trình nitrat hóa để loại amoni, nitrit ra khỏi thành phần của nước song song với nitrat hóa là các quá trình phốt phát hóa để loại bỏ phốt pho ở dạng hợp chất độc hại Ống thổi khi được bố trí phù hợp
Trang 10với việc tạo ra các dòng chuyển động để luôn luân chuyển khối đệm trong vùng theo định hướng
Tiếp theo, nước thải được dẫn sang khoang hiếu khí mềm 4 qua ống dẫn đứng 3f Khoang 4 này về cơ bản giống khoang hiếu khí 3 nhưng nó được tạo ra một làn khí đều
và không đủ mạnh như khoang 3 Các quá trình xử lý thiếu khí triệt để tiếp tục hoạt động
để loại toàn bộ các thành phần gốc nitrat (NO3 ) ra khỏi nước thải Nhà vận hành sẽ điều chỉnh sự làm việc nhịp nhàng các khoang để sinh ra phản ứng phản Nitrat Phản ứng phản Nitrat sẽ tạo thành Nitơ (N2) dạng phân tử và được thải ra môi trường
Các vi sinh vật kỵ khí và hiếu khí được sử dụng trong thiết bị là những loại thông thường được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực xử lý nước thải
Khoang 5 và khoang 6: Chức năng lắng tự nhiên và khử trùng.
Nước thải sau khi được xử lý hiếu khí trong khoang 4 sẽ được dẫn sang khoang lắng Nước đi xuống dưới tận đáy nhờ các ống dẫn đứng 4f và 5f Tại khoang 5 này, nước thải được làm lắng tự nhiên để loại bỏ các thành phần không tan trong nước Sau khi được làm lắng, nước thải từ khoang 5 tràn vào khoang 6, tại đây nước thải sẽ được khử trùng bằng ôzon (nếu là nước thải y tế) hoặc bằng Clo (nếu là nước thải sinh hoạt) Để khử trùng bằng Clo có thể dùng ống chứa Clo dạng viên nén Nồng độ Clo có thể điều chỉnh
dễ dàng nhờ vào bộ điều chỉnh của ống và dùng giá đỡ
Nước thải sau khi được xử lý ở khoang 6 sẽ rất trong và hoàn toàn đáp ứng tiêu chuẩn QCVN 40-2011/BTNMT Cột B, k q = k f = 1 – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xử lý nước thải công nghiệp trước khi thải ra môi trường
Điều chỉnh cắt đỉnh xả thải
Để nâng cao hiệu quả xử lý nước thải, có thể điều chỉnh các van trên các ống phụ 1k, 2k, 3k, và 4k để cắt đỉnh xả thải, nhờ đó điều chỉnh lưu lượng nước được xử lý trở nên đồng đều hơn ngay cả trong trường hợp lưu lượng nước thải thất thường hoặc trong điều kiện ngập úng
Khi nước thải được xả với lưu lượng cực đại hoặc khi có ngập úng, nước thải sẽ choán dần hết các giếng tích trữ được tạo ra trong các khoang 1, 2, 3, 4 và 5 đến các mức nước cực đaị tương ứng là 1b, 2b, 3b, 4b và 5b Lượng nước thải được tích trữ trong các giếng này là rất lớn Quá trình xử lý nước ngay tại thời điểm đỉnh xả này vẫn diễn ra bình thường mà không có sự gia tăng đột ngột, vì thế chất lượng nước được xử lý vẫn được đảm bảo
Khi qua đỉnh xả thải, lưu lượng nước thải giảm đột ngột đến giá trị cực tiểu Tuy nhiên, thiết bị vẫn hoạt động bình thường là nhờ các ống dẫn phụ có các van 1k, 2k, 3k, 4k Nhờ các ống phụ này mà nước thải chứa trong các giếng tích trữ được xử lý dần cho đến khi mực nước trong các khoang hạ thấp xuống đến các mức 1a, 2a, 3a, 4a và 5a Như vậy, thiết bị vẫn hoạt động liên tục ngay cả khi lưu lượng nước thải là cực tiểu, thậm chí không có xả thải Vì vậy, chất lượng nước thải được xử lý đồng đều ngay cả khi lưu lượng nước thải thất thường hoặc khi bị ngập úng
Hình 4: là đồ thị biểu thị hiệu quả của việc cắt xả đỉnh của thiết bị theo sáng chế, trong đó đường cong bằng nét đứt 1 biểu thị lưu lượng nước thải ở đầu vào với các giá trị Qmax là lưu lượng xả đỉnh, Qmin là lưu lượng xả cực tiểu Sự chênh lệch giữa hai giá trị này (Qmax – Qmin) là rất lớn Việc cắt xả đỉnh về bản chất là lấy phần đỉnh A bù vào phần cực tiểu A’ dẫn đến việc là lưu lượng nước thải ở đầu ra thay đổi theo đường nét liền (2) Như vậy, sự chênh lệch giữa các lưu lượng nước thải sau xử lý xả ra nguồn tiếp nhận Q’max và Q’min được giảm đi đáng kể