Phân loại thuốc BVTV theo mục đích sử dụng Insecticides : Diệt côn trùng và các loài chân đốt Herbicides : Diệt cỏ dại và các loại thực vật phát triển không mong muốn Fungicides :
Trang 1ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN TP HCM
KHOA MÔI TRƯỜNG
Trang 2Là những nhóm lớn các chất hóa học tổng hợp được dùng để kiểm soát các loại côntrùng, sâu bệnh và động vật có hại, bảo vệ cây trồng trong nông lâm nghiệp và y tế.
II PHÂN LOẠI:
1 Phân loại thuốc BVTV theo mục đích sử dụng
Insecticides : Diệt côn trùng và các loài chân đốt
Herbicides : Diệt cỏ dại và các loại thực vật phát triển không mong muốn
Fungicides : Diệt nấm (bao gồm nấm làm rụi cây, nấm mốc sương, nấm gỉ, mốcmeo)
Acaricides (miticides) : Diệt loài bộ ve bọ, nhện
Rodenticides : Diệt chuột và các loài gặm nhấm
Nematicides : Diệt các loài tuyến trùng (vi sinh giống sâu giun, gây hại rễ cây)
Molluscicides : Diệt các loài sên, ốc
Algicide : Kiểm soát tảo trong hồ, kênh mương, bể chứa
Trang 3 Biocides (Antimicrobials) : Diệt vi sinh vật (vi khuẩn, virus)
Ocvicides :Diệt trứng sâu bọ, ve bét
Disinfectants and santitizers : Hóa chất diệt trùng, khử hoạt tính vi sinh gây bệnh
Attractants :Thuốc thu hút côn trùng, loài gặm nhấm vào bẫy (không bao gồm thựcphẩm)
Repellents : Thuốc xua đuổi sinh vật, nhất là muỗi và chim
Pheromones : Hóa chất sinh học phá vỡ hoạt động giao phối tự nhiên của côntrùng
Defoliants : Hóa chất làm rụng lá, thường để thuận tiện thu hoạch
Desiccants : Hóa chất làm khô mô tế bào thực vật, thường để diệt cỏ
Insect growth regulators : Hóa chất phá vỡ quá trình sinh trưởng, các quá trìnhsống khác của côn trùng
Plant growth regulators : Hóa chất thúc đẩy quá trình phát triển, ra hoa, nẩy mầm,
- Phosphat hữu cơ: Wofatox Bi-58… độ độc cấp tính của các loại thuốc thuộc nhómnày tương đối cao nhưng mau phân hủy trong cơ thể người và môi trường hơn sovới nhóm clo hữu cơ
Trang 4- Carbamate : Mipcin, Bassa, Sevin… đây là thuốc được dùng rộng rãi bởi vì thuốctương đối rẻ tiền, hiệu lực cao, độ độc cấp tính tương đối cao, khả năng phân hủytương tư nhóm lân hữu cơ.
- Pyrethroid: Decis, Sherpa, Sumicidine, nhóm này dễ bay hơi và tương đối mauphân hủy trong môi trường và cơ thể người
- Lưu huỳnh hữu cơ
Thuốc sinh hóa
3 Phân loại theo đường xâm nhập
- Thuốc xâm nhập qua da, qua đường tiêu hóa, qua đường hô hấp
4 Phân loại theo độc tính
Trang 5Nhũ dầu ND, EC Tilt 250 ND,
Basudin 40 EC,DC-Trons Plus 98.8 EC
Thuốc ở thể lỏng, trongsuốt
Dễ bắt lửa cháy nổ Dung dịch DD, SL, L,
AS
Bonanza 100 DD, Baythroid 5 SL,Glyphadex 360 AS
Hòa tan đều trong nước,không chứa chất hóa sữa
Dạng bột mịn, phân tántrong nước thành dungdịch huyền phù
Huyền phù HP, FL, SC Appencarb super 50 FL,
Carban 50 SC
Lắc đều trước khi sử dụng
Regent 0.3 G
Chủ yếu rãi vào đất
BR, D Karphos 2 D Dạng bột mịn, không tan
trong nước, rắc trực tiếp
Chú thích:
ND: Nhủ Dầu, EC: Emulsifiable Concentrate
DD: Dung Dịch, SL: Solution, L: Liquid, AS: Aqueous Suspension
BTN: Bột Thấm Nước, BHN: Bột Hòa Nước, WP: Wettable Powder,
DF: Dry Flowable, WDG: Water Dispersible Granule, SP: Soluble Powder
HP: huyền phù FL: Flowable Liquid, SC: Suspensive Concentrate
H: hạt, G: granule, GR: granule
P: Pelleted (dạng viên)
Trang 6IV TỔNG QUAN TÍNH ĐỘC CỦA THUỐC BVTv
– Các loại thuốc thuộc nhóm độc tích lũy gồm nhiều hợp chất clo hữu cơ, các hợp chấtchứa As, chì, thủy ngân, có khả năng tích lũy lâu trong cơ the, gây biến đổi sinh lý cóhại cho cơ thể sống Khi chất độc xâm nhập vào cơ thể nhiều lần sẽ có hai hiện tượng tíchluỹ: tích lũy hóa học; tích lũy chức năng (tích lũy hiệu ứng) Trong một số trường hợptích lũy chức năng có thể được bài tiết hoàn toàn ra ngoài hiệu ứng của nó vẫn tác độngđến chức năng của cơ thể và được tăng cường thêm do hiệu quả của liều chất độc xâmnhập vào cơ thể lần sau
2 Tính độc của thuốc BVTV:
Độ độc cấp tính (Acute):
Được định nghĩa là độ độc diễn ra trong thời gian phơi nhiễm ngắn Tại hội nghị y tế thếgiới lần thứ 8 năm 1975, WHO đưa ra bảng phân loại TBVTV theo độ độc hại đối vớicác loại sinh vật căn cứ trên giá trị LD50 (Lethal Dose 50) và LC50 (LethalConcentration 50) Trong đó, LD50 là liều thuốc gây chết 50% cá thể thí nghiệm LD50gây nhiễm qua đường tiêu hóa (per oral ) hoặc LD 50 qua da (dermal hoặc cutant ) LC50
là nồng độ gây chết trung bình của thuốc xông hơi được tính bằng mg hoạt chất/m3không khí.LD và LC càng nhỏ, độc tính càng cao.Độ độc của TBVTV dạng rắn cao gấp 4lần độc tính của TBVTV dạng lỏng
Triệu chứng và dấu hiệu của ngộ độc nhẹ: đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi, rát da(mắt, mũi, họng), tiêu chảy, đổ mồ hôi, ăn không ngon (mất vị giác)
-Triệu chứng và dấu hiệu của ngộ độc trung bình: nôn mửa, mờ mắt, đau bụng dữ dội,mạch đập nhanh, khó thở, co đồng tử mắt, đổ mồ hôi nhiều, cơ (bắp thịt) run rẩy, cogiật…
Trang 7-Triệu chứng và dấu hiệu của ngộ độc nặng: cơ bắp co giập, không thở được, mất tỉnhtáo, mạch đập yếu (không bắt được mạch) Trong một vài trường hợp có thể gây tử vong.
Khi tai nạn xảy ra, nạn nhân bị mê man liền, chắc chắn đã bị ngộ độc thuốc, cần cóbiện pháp cấp cứu kịp thời
Chú ý: Trường hợp ngộ độc nặng biểu hiện sau 12 giờ kể từ khi tiếp xúc với thuốc
- Tình trạng nhiễm độc khác nhau tuỳ theo loại hoá chất và liều lượng dùng Các chất lânhữu cơ thường gây nhiễm độc cấp tính qua đường hô hấp, qua đường tiêu hoá, qua da;ngoài ra còn các dấu hiệu khác như nhịp tim chậm, huyết áp giả
- Chất clo hữu cơ tồn lưu trong cơ thể rất lâu, gây nhiễm độc mạn tính: rối loạn thần kinh,mất ngủ, kém trí nhớ, mờ mắt, giảm thính lực, suy nhược cơ thể; sức khoẻ suy nhược;phụ nữ bị các tai biến sinh sản (sảy thai, đẻ non, chửa trứng…), các dị tật bẩm sinh ở trẻ
em (sứt môi, hở hàm ếch, cụt chi, ); quái thai, thai đôi dính, vô sọ… do tác động đến bộgen ở mẹ và bố, di truyền cho các thế hệ con cháu; gây ung thư
=>> Các triệu chứng nói trên thường xảy ra chậm, mức độ từ nhẹ đến nặng, không đặctrưng cho ngộ độc hóa chất bảo vệ thực vật nên rất khó xác định nguyên nhân và dễ lầmvới các bệnh khác (như suy nhược cơ thể, trầm cảm…)
3 Cơ chế hoạt động của thuốc bảo vệ thực vật
Trang 8Sau khi chất độc xâm nhập vào tế bào, tác động đến trung tâm sống, tùy từng đốitượng và tùy điều kiện khác nhau mà gây ra tác động trên cơ thể sinh vật:
- Tác động cục bộ: chất độc chỉ gây ra những biến đổi tại những mô mà chất độc
trực tiếp tiếp xúc với chất độc nên gọi là tác động cục bộ ( như những thuốc có tácđộng tiếp xúc) Nhưng có nhiều chất độc sau khi xâm nhập vào cơ thể sinh vật , lạiloang khắp cơ thể, tác động đến cả những cơ quan ở xa nơi thuốc tác động hay tácđộng đến toàn bộ cơ thể gọi là chất có tác dụng toàn bộ
- Tác động tích lũy: khi sinh vật tiếp xúc với chất độc nhiều lần, nếu quá trình hấp
thu nhanh hơn quá trình bài tiết, sẽ xảy ra hiện tượng tích lũy hóa học Nhưngcũng có trường hợp cơ thể chỉ tích lũy những hiệu ứng do các lần sử dụng thuốclặp lại mặc dù liều lượng thuốc ở các lần dùng trước đó bị bài tiết ra hết gọi là tíchlũy chức năng
- Tác động liên hợp: khi hỗn hợp 2 hay nhiều chất với nhau, hiệu lực của chúng có
thể tăng lên
- Tác động đối kháng: khi hỗn họp chất độc này làm giảm độ độc của chất độc kia
- Hiện tượng quá mẫn; khi tác động của các chất được lặp lại Dưới tác động của
chất độc, các vi sinh vật có độ nhạy cảm cao với chất độc
4 Cơ chế tác động của thuốc BVTV khi vào cơ thể
- Thuốc xâm nhập vào cơ thể dịch hại bằng con đường tiếp xúc: là thuốc gây độccho sinh vật khi thuốc xâm nhập qua biểu bì của chúng
-Thuốc xâm nhập vào cơ thể dịch hại bằng con đường vị độc: là loại thuốc gây đọccho động vật khi chúng xâm nhập qua đường tiêu hóa của chúng Độ pH dịch ruột vàthời gian tồn tại của thuốc trong dạ giày và ruột non ảnh hưởng rất mạnh đến hiệu lực củathuốc
-Thuốc có tác động xông hơi: là thuốc có khả năng bay hơi, đầu độc bầu không khíbao quanh dịch hại và gây độc cho sinh vật khi thuốc xâm nhập qua đường hô hấp
-Thuốc có tác động thấm sâu: là nhũng thuốc có khả năng xâm nhập qua biểu bìthực vật, thấm vào các tế bào phía trong, diệt dịch hại sống trong cây và các bộ phận của
Trang 9cây Các thuốc này chỉ có tác động theo chiều ngang, mà không có khả năng di chuyểntrong cây.
-Thuốc có tác động nội hấp: là thuốc có khả năng xâm nhập qua lá, than, rễ và các
bộ phận khác của cây; thuốc dịch chuyển được trong cây, diệt được dịch hại ở những nơi
xa vùng tiếp xúc với thuốc Thuốc xâm nhập vào rễ rồi dịch chuyển lên các bộ phận phíatrên của cây cùng dòng nhựa nguyên, gọi là vận chuyển hướng ngọn Do mạch gỗ lànhững tế bào nên chất độc ít bị tác động Ngược lại, có những thuốc xâm nhập vào lá, vậnchuyển xuống các bộ phận phía dưới của cây, gọi là vận chuyển hướng gốc
5 Các yếu tố quyết định độc tính của HCBVTV đối với con người
Đường vào: lượng HCBVTV được tiêu hóa hoặc hấp thụ Đường tiêu hóa qua dạdày hoặc hấp thu qua phổi, da, mắt… Sinh hóa của việc hấp thu, phân phối, tíchlũy của HCBVTV trong mô và các tế bào trong cơ thể
Nhiễm: Qua da gặp ở HCBVTV dễ tan trong mỡ, dầu Qua dạ dày, phổi đối vớiHCBVTV tan trong nước
Tích lũy: HCBVTV tan trong mỡ xảy ra ở mô mỡ Ví dụ: DDT, 666
Chuyển hóa trong cơ thể (chủ yếu ở gan, thận) có thể chuyển thành: độc hơn hoặc ít độchơn HCBVTV ban đầu, bài tiết nhanh hơn hoặc chậm hơn HCBVTV ban đầu Ví dụ:Carbosulfan –> Hydrolysis –> Carbofuran
Parathion –> Oxy hóa liên kết P = S –> ức chế mạnh hơn với A.Ch.esterasa
Tích lũy bền vững trong cơ thể: DDT là một HCBVTV ít gây tác dụng độc cấp đối vớicon người và động vật, nhưng vì tính hoà tan trong mỡ cao nó tích lũy trong mô mỡ dựtrữ ở nồng độ cao Khi con người, có mang một lượng DDT lớn trong mỡ, bị đói lâu, mỡđược huy động rất nhanh và gây ra tăng nồng độ DDT rất cao trong máu –> tác động lênchuyển hóa và gây ung thư
6 Sự chuyển hóa của thuốc BVTV
Trong quá trình sản xuất, vận chuyển, bảo quản và sử dụng, thuốc bảo vệ thực vật(BVTV) đã tác động đến môi trường bằng nhiều cách khác nhau Thuốc BVTV, bằngnhiều con đường khác nhau, chúng sẽ bị chuyển hóa và mất dần Sự mất đi của thuốcBVTV có thể xảy ra do các yếu tố sinh học và phi sinh học sau đây:
Trang 10 Sự bay hơi
Dựa theo khả năng bay hơi, các thuốc BVTV được chia thành 2 nhóm: bay hơi vàkhông bay hơi Tốc độ bay hơi của một loại thuốc phụ thuộc vào áp suất hơi ; dạng hợpchất hóa học và điều kiện thời tiết (gió to, nhiệt độ cao dễ làm cho thuốc bay hơi mạnh)
Sự quang phân (bị ánh sáng phân huỷ)
Nhiều thuốc BVTV dễ bị phân huỷ khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, nhất là tia
tử ngoại Các thuốc trừ sâu permethrin thuộc nhóm Pyrethroid dễ bị ánh sáng phân huỷ.Thuốc trừ cỏ 2,4-D bị ánh sáng phân huỷ tạo sản phẩm cuối cùng là humic acid
Sự cuốn trôi và lắng trôi
Sự cuốn trôi là hiện tượng thuốc BVTV bị cuốn từ trên lá xuống đất do tác dụngcủa nước mưa hay nước tưới, hay thuốc ở trên mặt đất cuốn theo dòng chảy đi nơi khác
Sự lắng trôi là hiện tượng thuốc BVTV bị kéo xuống lớp đất sâu bởi nhiều yếu tố
Cả hai quá trình này phụ thuộc trước hết vào lượng nước mưa hay nước tưới, đặcđiểm của thuốc và đặc điểm của đất
Hoà loãng sinh học
Sau khi phun thuốc, hoặc sau khi thuốc vào cây, cây trồng vẫn tiếp tục sinh trưởng
và phát triển, diện tích lá tăng, chồi mới xuất hiện, khối lượng chất xanh trong cây vẫntăng Nếu lượng thuốc BVTV ở trên cây không bị phân huỷ thì tỷ lệ phần trăm lượngthuốc trong cây vẫn bị giảm Sự hòa loãng sinh học sẽ giảm khả năng bảo vệ của thuốc,nhưng cũng làm giảm lượng chất độc có trong sản phẩm, giảm nguy cơ gây độc chongười và gia súc.Trên những cây non có tốc độ sinh trưởng mạnh, độ hoà loãng của thuốccàng nhanh
Chuyển hóa thuốc trong cây
Dưới tác dụng của men, các thuốc BVTV ở trong cây bị chuyển hóa theo nhiều cơchế.Các phân tử thuốc có thể bị chuyển hóa thành những hợp chất mới có cấu trúc đơngiản hay phức tạp hơn, nhưng đều mất/giảm/tăng hoạt tính sinh học ban đầu
Các thuốc trừ sâu, trừ nấm nhóm Lân hữu cơ bị phân giải qua từng bước và sảnphẩm cuối cùng là phosphoric acid không độc với nấm bệnh và côn trùng
Trang 11Thuốc trừ cỏ 2,4-DB ở trong cây cỏ hai lá mầm chỉ có thể diệt cỏ khi chúng bị oxy hóathành 2,4-D Thuốc 2,4-DB sẽ không diệt được những loài thực vật không có khả năngnày.
Phân huỷ do vi sinh vật đất
Tập đoàn vi sinh vật đất rất phức tạp, trong đó có nhiều loài có khả năng phân huỷcác chất hóa học Một loại thuốc BVTV bị một hay một số loài vi sinh vật phân huỷ(Brown, 1978)
Thuốc trừ cỏ 2,4-D bị 7 loài vi khuẩn, 2 loài xạ khuẩn phân huỷ
Ngược lại, một số loài vi sinh vật cũng có thể phân huỷ được các thuốc trong cùngmột nhóm hoặc thuộc các nhóm rất xa nhau
Nấm Trichoderma viridi có khả năng phân huỷ nhiều loại thuốc trừ sâu Clo, Lân
hữu cơ, carbamate, thuốc trừ cỏ (Matsumura & Boush,1968) Nhiều thuốc trừ nấm bị visinh vật phân huỷ thành chất không độc, đơn giản hơn (Menzie, 1969)
Theo Fild và Hemphill (1968); Brown (1978), những thuốc dễ tan trong nước, ít bịđất hấp phụ thường bị vi khuẩn phân huỷ; còn những thuốc khó tan trong nước, dễ bị đấthấp phụ lại bị nấm phân huỷ là chủ yếu Chưa rõ nguyên nhân của hiện tượng này
Khi dùng liên tục nhiều năm, một loại thuốc trừ cỏ trên một loại đất thì thời giantồn tại của thuốc trong đất ngày càng ngắn Nguyên nhân của hiện tượng này đượcKaufman và Kearney (1976) đã giải thích như sau: khi thuốc mới tiếp xúc với đất, cácloài vi sinh vật đất có sự tự điều chỉnh Những vi sinh vật không có khả năng tận dụngthuốc trừ cỏ làm nguồn thức ăn sẽ bị thuốc tác động, nên bị hạn chế số lượng hay ngừnghẳn không phát triển nữa Ngược lại, những loài vi sinh vật có khả năng này sẽ phát triểnthuận lợi và tăng số lượng nhanh chóng
Trong những ngày đầu của lần phun thuốc thứ nhất, số lượng cá thể và loài vi sinh vật
có khả năng phân huỷ thuốc ở trong đất còn ít, nên thuốc bị phân huỷ chậm Thời kỳ này
được gọi là pha chậm trễ (lag period) Cuối pha chậm trễ, quần thể vi sinh vật đất đã
thích ứng với thuốc, dùng thuốc làm nguồn thức ăn, sẽ phát triển theo cấp số nhân, thuốc
trừ cỏ sẽ bị mất đi nhanh chóng Thời kỳ này được gọi là pha sinh trưởng (growth
Trang 12period) Khi nguồn thức ăn đã cạn, vi sinh vật đất ngừng sinh trưởng, chuyển qua pha
định vị (stationary period) hay pha nghỉ (resting phase) Ở đây xảy ra 2 khả năng:
Nếu vi sinh vật được tiếp thêm thức ăn (thêm thuốc), số lượng vi sinh vật đất tiếptục tăng, pha chậm trễ bị rút ngắn lại Số lần sử dụng thuốc trừ cỏ càng nhiều, thời
gian mất đi của thuốc càng nhanh Đất có đặc tính này được gọi là đất đã hoạt
hóa (activated soil).
Nếu quần thể vi sinh vật đất không được tiếp thêm thức ăn (không được bón thêm
thuốc), chúng sẽ chuyển sang pha chết (death phase) hay pha suy tàn(decline
phase) Tốc độ suy tàn tuỳ thuộc vào loài vi sinh vật: một số bị chết, một sốchuyển sang dạng bảo tồn (đến 3 tháng hoặc lâu hơn) chờ dịp hoạt động trở lại
Có trường hợp vi sinh vật đất đã phân huỷ thuốc, nhưng không sử dụng nguồn carbon
hay năng lượng có trong thuốc Quá trình chuyển hóa này được gọi là đồng chuyển
hóa (co-metabolism) hay là đồng oxy hóa (co-oxydation) (Burns, 1976) Sự phân huỷ
của DDT, 2,4,5-T ở trong đất là sự kết hợp giữa hai hiện tượng chuyển hóa và đồngchuyển hóa
Hoạt động của vi sinh vật đất thường dẫn đến sự phân huỷ thuốc Nhưng có trườnghợp vi sinh vật đất lại làm tăng tính bền lâu của thuốc ở trong đất Khi thuốc BVTV xâmnhập vào trong tế bào vi sinh vật, bị giữ lại trong đó, không bị chuyển hóa, cho đến khi visinh vật bị chết rữa; hoặc thuốc BVTV bị mùn giữ chặt, mà mùn là sản phẩm hoạt độngcủa vi sinh vật đất, tránh được sự tác động phân huỷ của vi sinh vật đất (Mathur vàMoley, 1975; Burns, 1976)
Ngoài vi sinh vật, trong đất còn có một số enzyme ngoại bào (exoenzyme) cũng cókhả năng phân huỷ thuốc BVTV như các men esterase, dehydrogenase Có rất ít côngtrình nghiên cứu về sự phân huỷ thuốc BVTV của các enzym ngoại bào
V ẢNH HƯỞNG CỦA HÓA CHẤT BVTV ĐẾN MÔI TRƯỜNG
Trang 131 Con đường phát tán TBVTV
Thuốc bảo vệ thực vật không chỉ có tác dụng tại nơi xử lý mà còn gây ô nhiễm các vùnglân ca n do thuốc bị bốc hơi đi vào khí quyển và được gió mang đi xa Thuốc có thể bịlắng tụ trong các vực nước do mưa rửa trôi, có thể hiện diện trong đất nước, nước ngầm,không khí, súc vật và con người và nhiều loại sản phẩm khác nhau và được tích lũyphóng đại theo chuo i thức ăn Sự tích lũy thường gắn liền với thuốc có tính tồn lưu trongđất và nước
2 Ảnh hưởng thuốc BVTV đến môi trường đất
Nếu tốc độ phân giải chậm thuốc tồn tại trong môi trường đất với lượng lớn, nhất là trongđất có hoạt tính sinh học kém Thời gian tồn tại của thuốc trong đất dài hay ngắn tùythuộc vào nhiều yếu tố môi trường Tuy nhiên, một chỉ tiêu thường dùng để đánh giá khảnăng tồn tại trong đất của thuốc là "thời gian bán phân hủy" (half life), tính từ khi thuốcđược đưa vào đất cho tới khi một nửa lượng thuốc bị phân hủy và được biểu thị bằngDT50 (disappearance time), người ta còn dùng các trị số DT75, DT90 là thời gian để75%, 90% lượng thuốc bị phân hủy trong đất
Trang 143 Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đến môi trường nước
Trong nước, TBVTV có thể tồn tại ở các dạng khác nhau và đều có thể ảnh hưởng đếnmôi trường Tác động của nó đối với sinh vật là: hoà tan, bị hấp thụ bởi các thành phần
vô sinh hoặc hữu sinh và lơ lửng trong nguồn nước hoặ c lắng tụ xuống đáy và tích tụtrong cơ thể sinh vật Các chất hoà tan trong nguồn nước dễ bị các sinh vật hấp thụ Cácchất kỵ nước có thể lắng xuống bùn, đáy, ở dạng keo, khó bị sinh vật hấp thụ Tuy nhiên,cũng có một số sinh vật đáy có thể sử dụng chúng qua đường tiêu hóa hay hô hấp Cóchất có thể trở thành trầm tích đáy, để rồi có thể tái hoạt động khi lớp trầm tích bị xáotrộn.Có chất có thể tích tụ trong cơ thể sinh vật tại các mô khác nhau, qua quá trình traođổi chất và thải trở lại môi trường nước qua con đường bài tiết
Trang 15Thuốc BVTV tan trong nước có thể tồn tại bền vững và duy trì đượcđặc tính lý hóa củachúng trong khi di chuyển và phân bố trong môi trường nước Các chất bền vững co thểtích tụ trong môi trường nước đến mức gây độc.
4 Ảnh hưởng thuốc BVTV lên hệ sinh thái, quần xã sinh vật
Thuốc bảo vệ thực vật ảnh hưởng đến quần thể sinh vật Các côn trùng có ích giúp tiêudiệt các loài dịch hại (thiên địch) cũng bị tiêu diệt, hoặc yếu đi do thuốc ba o vệ thực vật,hoặc di cư sang nơi khác do môi trường bị ô nhiễm, do thiếu thức ăn khi ta xử lý thuốcbảo vệ thực vật để trừ dịch hại Hậu quả là mất cân bằng sinh thái Một số côn trùng cókhả năng kháng thuốc sẽ truyền tính này cho thế hệ sau và như vậy hiệu lực của thuốcbảo vệ thực vật giảm.Muốn diệt sâu, lại cần phải gia tăng nhiều lần lượng thuốc sử dụng.Điều này làm gia tăng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên nông sản và môi trường càng
bị ô nhiễm hơn Thuốc bảo vệ thực vật làm tăng loài này và giảm loài kia, song nhìnchung làm giảm đa dạng sinh học (loài gia tăng đa số là loài gây hại Một số côn trùngkhông quan trọng bỗng dưng gây thiệt hại đáng kể cho cây trồng do nó có tính khángthuốc ma nh hơn côn trùng đối tượng, các thiên địch của chúng bị tiêu diệt …
Trang 16VI. CÁCH SỬ DỤNG THƯỚC BẢO VỆ THỰC VẬT
Kỹ thuật 4 đúng trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
1 Đúng thuốc:
Trước khi chọn mua thuốc, nông dân cần biết loại sâu, bệnh, cỏ dại gây hại màmình cần phòng trừ Không nên sử dụng cùng một loại thuốc trong suốt vụ hoặc từ nămnày qua năm khác Nên ưu tiên mua loại thuốc ít độc nhất.ưu tiên chọn mua loại thuốc cóthời gian cách ly ngắn nhất
Nên ưu tiên mua những loại thuốc có tác động chọn lọc (có hiệu lực trừ sâu bệnhcao nhưng tương đối ít độc đối với sinh vật có ích
2 Đúng liều lượng:
Dùng thuốc với liều cao hơn khuyến cáo càng làm gia tăng nguy cơ bị ngộ độc củangười đi phun thuốc, người sống ở gần vùng phun thuốc và người sử dụng nông sản cóphun thuốc Ngoài ra còn có nguy cơ cây trồng bị hại do thuốc liều lượng cao gây ra(nhất là khi dùng thuốc trừ cỏ)
3 Đúng lúc:
Đối với dịch hại đúng lúc là phun thuốc vào thời điểm mà dịch hại trên đồngruộng dễ bị tiêu diệt nhất.Sâu hại thường mẫn cảm nhất đối với thuốc BVTV khi chúng ởgiai đoạn sâu non tuổi nhỏ Đối với thuốc trừ cỏ thì phải tuỳ theo đặc điểm của từng loạithuốc và sử dụng vào lúc thuốc có tác động mạnh nhất đến cỏ dại và ít có nguy cơ gây hạicho cây trồng
Phun đúng lúc cũng là tránh phun thuốc khi trời sắp mưa to có thể làm rửa trôi hếtthuốc trên mặt lá, thân cây Phun thuốc vào lúc trời mát, không có gió to để thuốc bay vàomặt hoặc bay vào nhà ở gần nơi phun thuốc
Phun đúng lúc là không phụ thuộc vào quá gần ngày thu hoạch nông sản Phải tuỳloại thuốc mà ngừng sử dụng trước khi thu hoạch một thời gian nhất định
4 Đúng cách:
Dùng thuốc đúng cách thể hiện trước hết ở khâu pha thuốc Pha thuốc đúng cách làlàm thế nào để làm cho chế phẩm sử dụng được hoà thật đồng đều vào nước, như vậy khi